Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 134 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







NGUYỄN VĂN NGHĨA








PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH







LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU









Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN VĂN NGHĨA






PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01 01






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐỨC THANH




Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ



Nguyễn Văn Nghĩa














LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm đề tài luận văn tốt nghiệp tại Trƣờng Đại học
Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, tác giả đã đƣợc các thầy cô giáo và cán bộ nhân
viên nhà trƣờng giúp đỡ rất nhiệt tình.
Với những kiến thức đã đƣợc học tại trƣờng và theo nguyện vọng nghiên cứu,
tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế: “Phát triển nông
nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà trƣờng, các thầy cô giáo và đặc
biệt là TS.Vũ Đức Thanh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã giúp đỡ tác giả hoàn thành
đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Do các giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, chắc chắn luận văn còn
có những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý, nhận xét
của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

TÁC GIẢ



Nguyễn Văn Nghĩa



MỤC LỤC

Danh mục ký hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng iii
Danh mục các hình vẽ v
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ
SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững 8
1.2.1. Khái quát chung về phát triển bền vững 8
1.2.2. Khái quát chung về nông nghiệp 9
1.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững 12
1.2.4. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở một số địa phương; một
số mô hình phát triển bền vững và kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy 21
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu 27
2.1.1. Nguồn số liệu thực hiện đề tài 27
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu 27
2.2. Các phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu 28
2.2.1. Phương pháp luận 28
2.2.2. Các phương pháp và công cụ cụ thể 30

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN
VỮNG Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2009-2013 34
3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế 37
3.1.3. Điều kiện xã hội 41

3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quản Bình giai đoạn 2009-2013 44
3.2.1. Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế 44
3.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội 65
3.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường 72
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 80
3.3.1. Kết quả đạt được 80
3.3.2. Hạn chế 83
3.3.3. Nguyên nhân 85
Chƣơng 4: MỘT SỐ THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH 88
4.1. Một số nội dung cơ bản làm cơ sở thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát
triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 88
4.1.1. Bối cảnh kinh tế chung ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững huyện Lệ Thủy 88
4.1.2. Những căn cứ cơ bản để thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững huyện Lệ Thủy 90
4.2. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
theo hƣớng bền vững 95
4.2.1. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế 95

4.2.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội 105
4.2.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường 109
4.2.4. Giải pháp về thể chế, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững 114
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119


i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
BVKT
Bền vững về kinh tế
2
BVMT
Bền vững về môi trƣờng
3
BVTV
Bảo vệ thực vật
4
BVXH
Bền vững về xã hội
5
DVNN
Dịch vụ nông nghiệp
6
FAO

Foot and Agriculture Organization
7
FDI
Foreign direct investment
8
GDP
Gross Domestic Produc
9
GTSX
Giá trị sản xuất
10
GTTT
Giá trị tăng thêm
11
HTX
Hợp tác xã
12
IPM
Integrated Pest Management
13
IUCN
The International Union for Conservation of Nature
14
KHKT
Khoa học kỹ thuật
15
KTQD
Kinh tế quốc doanh
16
KT-XH

Kinh tế xã hội
17
N-BV
Nhóm ngành có thể đảm bảo nông nghiệp phát triển theo
hƣớng bền vững
18
NGDOs
Non-Governmental Development Organization
19
NGOs
Non-govermental Organizatuions

ii
20
N-HT
Nhóm ngành hỗ trợ
21
N-KBV
Nhóm ngành có thể không đảm bảo nông nghiệp phát
triển theo hƣớng bền vững
22
NN
Nông nghiệp
23
NNBV
Nông nghiệp bền vững
24
NSLĐ
Năng suất lao động
25

NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
26
ODA
Official Development Assistance
27
PTBV
Phát triển bền vững
28
PTNT
Phát triển nông thôn
29
SRI
The System of Rice intensification
30
TAC/CGIAR
Technical Advisory Committee/The Consultative Group
on International Agriculture Research
31
UBND
Ủy ban nhân dân
32
WCED
The Western Cape Education Department
33
WTO
World Trade Organization
34
WWF
World Wildlife Fund



iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Diện tích đất tự nhiên huyện Lệ Thủy giai đoạn
2009-2013
36
2
Bảng 3.2
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Lệ Thủy giai đoạn
2009-2013
38
3
Bảng 3.3
Tốc độ tăng trƣởng GTSX các ngành kinh tế huyện
Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
38
4
Bảng 3.4
Tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Lệ Thủy giai đoạn
2009-2013
39
5

Bảng 3.5
Tình hình dân số và lao động huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2009-2013
42
6
Bảng 3.6
Quy mô tăng trƣởng GTSX và GTTT ngành nông-
lâm nghiệp-thủy sản huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-
2013
44
7
Bảng 3.7
Năng suất lao động nông nghiệp huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2009-2013
48
8
Bảng 3.8
Vốn đầu tƣ phát triển nông-lâm-thủy sản huyện Lệ
Thủy giai đoạn 2009-2013
49
9
Bảng 3.9
Cơ cấu các nhóm ngành và ngành nông-lâm nghiệp-
thủy sản huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
50
10
Bảng 3.10
Diện tích, năng suất, sản lƣợng cả năm của một số
cây trồng chính huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
(quy đổi theo các nhóm cây trồng)

52
11
Bảng 3.11
Một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững ngành trồng
56

iv
trọt huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
12
Bảng 3.12
Một số chỉ tiêu ngành chăn nuôi huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2009-2013
58
13
Bảng 3.13
Một số chỉ tiêu đánh giá ngành nuôi trồng thủy sản
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
59
14
Bảng 3.14
Một số chỉ tiêu giảm nghèo huyện Lệ Thủy giai đoạn
2009-2013
68
15
Bảng 3.15
Một số chỉ tiêu ngành y tế huyện Lệ Thủy giai đoạn
2009-2013
70
16
Bảng 3.16

Một số chỉ tiêu ngành giáo dục huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2009-2013
71
17
Bảng 3.17
Tỷ lệ xã đƣợc công nhận theo tiêu chí nông thôn mới
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2011-2013
72
18
Bảng 3.18
Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuống
BVTV trong sản xuất nông nghiệp huyện Lệ Thủy
giai đoạn 2009-2013
73
19
Bảng 3.19
Một số chỉ tiêu liên quan sửi dụng tài nguyên rừng
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
77
20
Bảng 3.20
Một số chỉ tiêu liên quan tài nguyên biển huyện Lệ
Thủy giai đoạn 2009-2013
79











v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 3.1
Xu hƣớng tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tính theo
GTTT) và tăng trƣởng GTSX các ngành kinh tế
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
39
2
Hình 3.2
Xu hƣớng tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Lệ Thủy
giai đoạn 2009-2013
40
3
Hình 3.3
Tƣơng quan tốc độ tăng trƣởng GTSX và GTTT
ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2009-2013
45
4
Hình 3.4

Xu hƣớng một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất ngành
nông-lâm nghiệp-thủy sản giai đoạn 2009-2013
46
5
Hình 3.5
Xu hƣớng năng suất lao động nông nghiệp huyện Lệ
Thủy giai đoạn 2009-2013
48
6
Hình 3.6
Xu hƣớng quy mô GTSX nông nghiệp trên vốn đầu
tƣ huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
49
7
Hình 3.7
Xu hƣớng cơ cấu các ngành nông-lâm nghiệp-thủy
sản huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
50
8
Hình 3.8
Xu hƣớng diện tích đất trồng lúa bình quân huyện Lệ
Thủy giai đoạn 2009-2013
53
9
Hình 3.9
Xu hƣớng năng suất một số loại cây trồng chính
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
54
10
Hình 3.10

Xu hƣớng diện tích, năng suất, sản lƣợng cây trồng
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
55
11
Hình 3.11
Diện tích, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản huyện Lệ
59

vi
Thủy giai đoạn 2009-2013
12
Hình 3.12
Xu hƣớng hiệu quả ngành nuôi trồng thủy sản huyện
Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
60
13
Hình 3.13
Một số chỉ tiêu dân số và lao động nông nghiệp
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
66
14
Hình 3.14
GDP (tính theo GTTT) bình quân đầu ngƣời khu vực
nông thôn huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
66
15
Hình 3.15
Số kg lƣơng thực (có hạt) bình quân đầu ngƣời
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
67

16
Hình 3.16
Xu hƣớng giảm nghèo huyện Lệ Thủy giai đoạn
2009-2013
68
17
Hình 3.17
Một số chỉ tiêu văn hóa, thể thao huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2009-2013
69
18
Hình 3.18
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh
tác huyện Lệ Thủy giai đoạn 2009-2013
74
19
Hình 3.19
Tỷ lệ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2009-2013
76
20
Hình 3.20
Mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn
huyện Lệ Thủy từ 2009-2013
80

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, có vai trò cung cấp
lƣơng thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế
biến nông sản; cung cấp vốn, lao động cho các ngành kinh tế khác; là nguồn ngoại
hối quan trọng cho nền kinh tế và thị trƣờng chủ yếu của sản phẩm trong nƣớc.
Riêng các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò thực hiện
giảm nghèo, đồng thời là nền tảng vững chắc tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn
cho sự phát triển cũng nhƣ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Lệ Thủy là huyện thuần nông, nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, có 26 xã
và 02 thị trấn với diện tích 1.416,114 km
2
và dân số là 141.787 ngƣời [11]. Trong
giai đoạn 5 năm (2009 - 2013), huyện Lệ Thủy đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan
trọng về kinh tế - xã hội, trong đó nông nghiệp nổi lên nhƣ một điểm sáng [43]: Tốc
độ tăng trƣởng bình quân đạt khá cao; năng suất sản lƣợng cây trồng, vật nuôi đạt
cao và ổn định; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tích cực; cơ sở
hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hoàn thiện; đời sống của ngƣời dân nông
thôn đƣợc cải thiện đáng kể. Có thể nói nông nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò
hết sức quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lệ Thủy
và sự phân công sản xuất của tỉnh Quảng Bình nói chung.
Những kết quả đạt đƣợc thời gian qua là không thể phủ nhận tuy nhiên nông
nghiệp huyện Lệ Thủy đang tồn tại một số vấn đề. Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng và
chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng lợi thế; ngành nông nghiệp đang phát triển theo số lƣợng mà thiếu chú trọng
giá trị, chất lƣợng và hiệu quả; năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng, vật nuôi có
dấu hiệu giảm; năng suất lao động thấp; thu nhập của lao động nông nghiệp còn
khó khăn; quá trình tập trung hóa trong sản xuất nông nghiệp còn chậm. Thứ hai,
Cơ cấu dân số nông thôn còn lớn; tỷ lệ hộ nghèo cao; lao động thiếu việc làm còn
nhiều; tiến độ triển khai thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới còn chậm; có
nhiều vấn đề xã hội khác cần phải giải quyết. Thứ ba, tài nguyên - môi trƣờng nông
thôn một số nơi có dấu hiệu suy giảm; việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc

BVTV ngày càng nhiều đang ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng sinh thái và
2

đa dạng sinh học; nhiều diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá hàng năm ảnh hƣởng
đến tỷ lệ che phủ rừng; số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.
Trƣớc những vấn đề tồn tại đòi hỏi nông nghiệp Lệ Thủy phải phát triển theo
hƣớng nâng cao chất lƣợng, giá trị, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, sử
dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giải quyết tốt các vấn đề xã hội
nông thôn; hay nói cách khác nông nghiệp huyện Lệ Thủy phải phát triển theo
hƣớng bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp bền
vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Câu hỏi nghiên cứu là: Nội dung và các tiêu chí phát triển nông nghiệp bền
vững? Thực trạng và mức độ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình thời gian qua? Giải pháp nào để thúc đẩy nông nghiệp huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình phát triển theo hƣớng bền vững trong thời gian tới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông
nghiệp bền vững thời gian qua ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để nghiên cứu và
khuyến nghị một số giải pháp có hiệu quả, phù hợp nhằm đƣa nông nghiệp huyện
Lệ Thủy phát triển theo hƣớng bền vững thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan phù hợp với phạm vi nghiên cứu vấn đề
phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững của một huyện trực thuộc tỉnh.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2013. Thảo luận và khuyến nghị
giải pháp phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng, nội dung và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững dƣới góc độ kinh tế chính trị.
Phát triển nông nghiệp bền vững không chỉ phát triển thuần túy trong sản xuất nông
nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) mà bao gồm cả phát triển xã hội nông
3

thôn và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng sinh thái. Đối tƣợng nghiên cứu cụ thể của đề
tài là phát triển nông nghiệp của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-
2013 đặt trong xu hƣớng chung của phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
tập trung theo các nội dung: (1) Nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa rộng, trong đó
nông nghiệp bao gồm các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản; (2) Nghiên cứu phát
triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở 3 trụ cột chính là bền vững về kinh tế, xã hội
và môi trƣờng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thời kỳ
nghiên cứu hiện trạng là 05 năm (2009-2013). Đây là khoảng thời gian có nhiều
biến động, đặc biệt những năm 2011-2013 tình hình KT-XH huyện nói chung và
nông nghiệp nói riêng gặp khó khăn hơn những năm trƣớc và xu hƣớng tái cơ cấu,
chuyển hƣớng sản xuất nông nghiệp dần đƣợc xác lập, trong đó xu hƣớng chuyển
nông nghiệp từ năng suất, sản lƣợng sang chất lƣợng, giá trị và bảo vệ tài nguyên
môi trƣờng.
4. Một số kết quả nghiên cứu của đề tài
Đề tài tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển NNBV, đồng
thời đƣa ra một số vấn đề lý luận mới nhƣ phân nhóm ngành trong nghiên cứu
NNBV và hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá NNBV. Đánh giá một số mô hình và
địa phƣơng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Đề tài phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở huyện

Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thời gian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đạt đƣợc,
những tồn tại, hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
Xuất phát từ yêu cầu tất yếu phải phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững
kết hợp với thực trạng phát triển thời gian qua, đề tài có một số thảo luận và khuyến
nghị giải pháp để phát triển nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình theo
hƣớng bền vững trong thời gian tới.
4

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài đƣợc trình bày thành 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát
triển nông nghiệp bền vững
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2009-2013.
Chương 4: Một số thảo luận và khuyến nghị giải pháp phát triển nông nghiệp ở
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới.













5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, phát triển nông nghiệp Việt Nam (bao gồm phát triển
nông nghiệp, nông dân và nông thôn) luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà
nƣớc, đồng thời cũng là sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận, nhà
làm chính sách. Mặc dù sự quan tâm ở mức độ khác nhau song đều cùng hƣớng tới một
mục tiêu phát triển nông nghiệp đạt mức cao, ổn định, hiệu quả xét về mặt kinh tế, xã
hội và môi trƣờng. Chính vì thế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học ở trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững.
Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hà (2002), “Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp
nông thôn”, Nxb Thống kê, Hà Nội. Các tác giả đã đƣa ra các quan điểm, cách tiếp cận
về phát triển nông nghiệp bền vững dƣới góc độ an ninh lƣơng thực và phát triển công
nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xem nhƣ một trong các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá, giải
pháp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng ổn định, bền vững.
Nguyễn Văn Tuấn - Trịnh Văn Thịnh (2002), “Nông nghiệp bền vững - cơ sở và ứng
dụng”, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. Các tác giả đã nghiên cứu, đề cao đạo đức - nguyên
lí trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông nghiệp bền vững trên nền
tảng sinh thái học. Theo các tác giả: Triết lí của nông nghiệp bền vững là phải hợp tác
với thiên nhiên, tuân thủ những quy luật của thiên nhiên, không chống lại thiên nhiên.
Phải xem xét toàn bộ hệ thống trong sự vận động của nó, không tách rời từng bộ phận;
phải suy nghĩ đến lợi ích toàn cục, không vì lợi ích của bộ phận mà làm hại đến toàn cục.
PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2003), “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ
đổi mới”, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tác giả đã nêu bật lên đƣợc những thành tựu và
những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam,

trong đó đã nghiên cứu, phân tích làm rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách
nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta trong những năm đổi mới.
6

GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2006), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tác giả đề cập sâu đến khía cạnh phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững gắn
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta thời gian qua; đồng thời đề
xuất phƣơng hƣớng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam thời gian tới.
GS.TSKH Nguyễn Quang Thái và PGS.TS Ngô Thắng Lợi (2007), “Phát triển
bền vững ở Việt Nam - thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng”, Nxb Lao động
- Xã hội, Hà Nội. Tác giả đề cập về phát triển bền vững của Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới, trong đó đã nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, tồn tại hạn chế,
cơ hội thách thức; mặt khác tác phẩm cũng đã đƣa ra các tiêu chí và nội dung của
phát triển bền vững, trong đó có tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sally P.Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng (2007), “Phát triển
nông nghiệp và chính sách đất đai Việt Nam”, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp
quốc tế của Ôxtrâylia; Martin Ravallion, Dominique van de Walle (2008) “Đất đai
trong thời kỳ chuyển đổi: Cải cách và nghèo đói ở Nông thôn Việt Nam”, Nxb Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội. Các tác giả cho rằng việc chia nhỏ đất đai đã và đang phát
huy đƣợc tính tự chủ của nông dân, đáp ứng đƣợc việc gia tăng sản lƣợng; tuy nhiên
chia nhỏ ruộng đất đã làm cản trở các ứng dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa vào đồng
ruộng và đang làm chậm quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hƣớng
hiện đại; phải có hƣớng đi trong tích tụ, tập trung ruộng đất để chuyển nông nghiệp
sang phát triển lên một nấc thang cao hơn.
Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay
và mai sau” và “Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong
quá trình công nghiệp hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả nêu quan điểm
Việt Nam cần phải tổ chức lại hình thức tổ chức sản xuất theo hƣớng liên kết, hình

thành các vùng chuyên canh, rút nhanh lao động ra khỏi nông nghiệp và liên kết
giữa sản xuất nông nghiệp và các đối tác khác trên chuỗi ngành hàng nông sản
nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
thƣơng mại hóa; xem trọng vai trò của khoa học, công nghệ và rất cần thiết cho việc
7

đƣa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Thu Minh (2013), “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững
ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về phƣơng pháp luận về quy trình và phƣơng
pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam. Kết quả của đề
tài mở ra hƣớng nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, tính toán
chỉ số tổng hợp phát triển bền vững giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Nguyễn Thị Việt Hà (2012), “Bước đầu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự
phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững”, Tạp chí Khoa học
Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Tác giả đƣa ra hệ thống
các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững của một địa phƣơng cụ thể,
trong đó về kinh tế có 5 tiêu chí liên quan đến quy mô, tốc độ tăng trƣởng, chuyển
dịch cơ cấu ngành, hiệu quả sản xuất; về xã hội có 3 tiêu chí liên quan đến thu nhập,
lao động nông nghiệp, lƣơng thực bình quân; về môi trƣờng có 1 tiêu chí đánh giá
liên quan đến sử dụng phân bón, thuốc BVTV.
Ngoài các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở phạm vi
quốc gia, có nhiều đề tài nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở phạm vi
một tỉnh hoặc một huyện. Đứng trên góc độ kinh tế chính trị có một số đề tài nghiên
cứu nhƣ: Bùi Thị Thu Hằng (2012), “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc
gia Hà Nội; Phạm Thị Thanh Thủy (2012), “ Phát triển nông nghiệp bền vững ở
Hải Dương”, Trung tâm Đào tạo Bồi dƣỡng giảng viên Lý luận Chính trị, Hà Nội;
Đứng trên góc độ Kinh tế phát triển có một số đề tài nghiên cứu nhƣ: Đặng Thị Á

(2011), “Phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ
kinh tế phát triển, Đại học Đà nẵng; Nguyễn Thị Mai (2011), “Phát triển nông
nghiệp bền vững ở huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế
phát triển, Đại học Đà nẵng. Các tác giả đều tập trung nghiên cứu phát triển nông
nghiệp bền vững trong phạm vi của một địa phƣơng; góc độ nghiên cứu khác nhau
song nội dung nghiên cứu đều chủ yếu xoay quanh 3 trụ cột chính là: kinh tế, xã hội
và môi trƣờng.
8

Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên, còn có rất nhiều
công trình nghiên cứu ở dạng những bài báo, tạp chí, báo cáo trong các hội thảo, bài
phỏng vấn của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về phát triển bền vững và
phát triển nông nghiệp bền vững.
Mặc dù đứng trên góc độ khác nhau tuy nhiên các nghiên cứu đều có đề cập đến
phát triển nông nghiệp bền vững, chủ yếu ở phạm vi quốc gia, mang tính khái quát
cao, ít có nghiên cứu về một vùng miền cụ thể, đặc biệt dƣới góc độ kinh tế chính
trị, chƣa có công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, đây là một đề tài độc lập, đề cập một cách tƣơng
đối đầy đủ và hệ thống về phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình. Đề tài đã có tiếp thu một cách chọn lọc phƣơng pháp luận của nhiều
tác giả đi trƣớc, đồng thời có một số cách tiếp cận mới trong nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững
1.2.1. Khái quát chung về phát triển bền vững
1.2.1.1. Khái niệm phát triển
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về phát triển. Trong từ điển Oxford, phát
triển là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo hƣớng tiến bộ hơn, mạnh hơn ”.
Dựa vào thế giới quan và phƣơng pháp luận biện chứng duy vật, chủ nghĩa Marx -
Lenin khẳng định: “Phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện; là sự tiêu vong của cái cũ
và sự ra đời của các mới”. Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam, phát triển đƣợc

định nghĩa là: “Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra
trong thế giới”, những biến đổi đó diễn ra theo thời gian, bao hàm cả khía cạnh thay
đổi theo hƣớng đi lên, hƣớng tốt hơn tƣơng đối.
1.2.1.2. Phát triển bền vững
Mặc dù đã manh nha hình thành từ lâu nhƣng thuật ngữ Phát triển bền vững
(PTBV) đƣợc Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) ), Chƣơng trình môi
trƣờng LHQ (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) sử dụng lần đầu
trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” năm 1980. Mục tiêu tổng thể của Chiến
lƣợc là “đạt đƣợc sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ
9

PTBV ở đây chỉ nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm
kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật.
Năm 1987, Ủy ban môi trƣờng và phát triển (WCED) lần đầu tiên sử dụng chính
thức thuật ngữ PTBV trong báo cáo có tự đề “Tương lai của chúng ta”. Theo WCED,
PTBV là “Sự phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại mà không làm tổn thƣơng khả
năng của các thế hệ tƣơng lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”.
Tại Hội nghị Johannesburg-2002 [20], nội hàm về PTBV đƣợc bổ sung, hoàn
chỉnh nhƣ sau: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005, PTBV đƣợc định
nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật
những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của PTBV, phù hợp với điều kiện và
tình hình ở Việt Nam.
Nhƣ vậy, dù theo cách tiếp cận nào, rõ ràng để đạt đƣợc mục tiêu PTBV cần phải
giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

1.2.2. Khái quát chung về nông nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
ngƣời phải dựa vào quy luật sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm
nhƣ lƣơng thực, thực phẩm để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo
nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngƣ nghiệp [52].
1.2.2.2 Các ngành nông nghiệp
Theo cách tiếp cận truyền thống, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản bao gồm
03 ngành: (1) Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp), (2) Lâm
nghiệp (nuôi rừng và trồng rừng, khai thác gỗ và lâm sản, thu nhặt rừng và dịch vụ
lâm nghiệp) và (3) Thủy sản (nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ thủy sản).
10

Với mục đích phân tích, đánh giá nông nghiệp phát triển bền vững, trên cơ sở
phân chia ngành truyền thống, đề tài có một cách tiếp cận mới trong việc phân chia
ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản theo 3 nhóm nhƣ sau:
(1) Nhóm ngành có thể đảm bảo nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững
(ký hiệu N-BV): Nhóm ngành này bao gồm các ngành về nuôi trồng là: Trồng trọt
(bao gồm trồng rừng và nuôi rừng), Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản.
(2) Nhóm ngành có thể không đảm bảo nông nghiệp phát triển theo hướng
bền vững (ký hiệu N-KBV): Nhóm ngành này bao gồm các ngành khai thác, đánh
bắt nhƣ: Đánh bắt thủy hải sản và Khai thác gỗ và lâm sản. Đây là nhóm ngành mà
hoạt động sản của nó khả năng ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên, thiên nhiên và ảnh
hƣởng đến môi trƣờng sống.
(3) Nhóm ngành hỗ trợ (ký hiệu N-HT): Nhóm ngành này bao gồm các ngành
dịch vụ mang tính chất hỗ trợ, phục vụ nhƣ: Dịch vụ nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi), Dịch vụ lâm nghiệp (trồng rừng và khai thác rừng) và Dịch vụ thủy sản (nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản).
1.2.2.3. Vai trò của sản xuất nông nghiệp
Là ngành sản xuất đóng vai trò không thể thay thế trong nền kinh tế của một

quốc gia nói chung, sản xuất nông nghiệp trƣớc hết đóng vai trò cung cấp lƣơng
thực, thực phẩm cho tiêu dùng. Nhu cầu của con ngƣời ở bất kỳ quốc gia nào trƣớc
hết phải đƣợc đảm bảo đầy đủ về lƣơng thực, thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày,
từ đó sẽ mang đến sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc
dân và đời sống xã hội.
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời lực
lƣợng lao động cho các ngành kinh tế nhƣ công nghiệp, dịch vụ. Nông nghiệp và
địa bàn nông thôn giúp phát triển thị trƣờng nội địa cho hàng công nghiệp; mặt khác
sản xuất nông nghiệp đƣợc coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho
nền kinh tế do các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn
so với các hàng hoá công nghiệp.
Tƣ liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp là đất đai, mặt khác với khả
năng tạo việc làm cho lao động nông thôn, do đó sản xuất nông nghiệp góp phần
giảm nghèo nhanh và bền vững.
11

1.2.2.4. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội và có
những đặc điểm riêng mà các ngành khác không có, cụ thể:
(1) Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm trên cho thấy ở
đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế nhƣng ở mỗi
vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết - khí hậu rất khác nhau. Do điều
kiện đất đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang
tính khu vực rất rõ nét.
(2) Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế được. Tuy nhiên ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, do đó con ngƣời cần
phải khai thác chiều sâu của ruộng đất, biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm,
hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp, cải tạo và bồi dƣỡng đất làm cho ruộng đất
ngày càng màu mỡ hơn.

(3) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi.
Cây trồng và vật nuôi với tƣ cách là tƣ liệu sản xuất đặc biệt đƣợc sản xuất trong
bản thân nông nghiệp. Để chất lƣợng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi
phải thƣờng xuyên chọn lọc, phục tráng các giống hiện có, nhập nội những giống
tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt
thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phƣơng.
(5) Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đây là đặc điểm có tính điển
hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt quá trình sản xuất nông nghiệp
là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn liền với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian
hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng
hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp.
(6) Sản xuất nông nghiệp phát triển có xu hướng ngày càng chậm lại và có
giới hạn của sự tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp bị hạn chế trong một giới hạn
nhất định, đó là độ màu mở của đất. Tuy nhiên, ngày nay khoa học kỹ thuật có thể
làm tăng năng suất, sản lƣợng, nhƣng phƣơng pháp sản xuất này đôi khi làm mất
tính tự nhiên của cây trồng, vật nuôi.
12

1.2.2.5. Mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, gắn
liền với các hoạt động sản xuất chủ yếu là nuôi trồng, đánh bắt. Sản xuất nông
nghiệp đƣợc thực hiện chủ yếu ở địa bàn nông thôn, là nơi có điều kiện đất đai
thuận lợi. Nông dân là lực lƣợng lao động chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Do đó,
nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba nội dung có mối quan hệ mật thiết, không
thể tách rời với nhau, trong đó nông dân đƣợc coi là “chủ thể” của quá trình phát
triển, phát triển kinh tế là phát triển nông nghiệp, còn phát triển xã hội là phát triển
nông thôn. Phát triển kinh tế nhằm mục tiêu tăng trƣởng, còn phát triển xã hội gắn
liền với nâng cao phúc lợi của nông dân.
Khi đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển nông nghiệp thì đồng thời
phải gắn liền với vấn đề nông dân và nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân thì

đồng thời đã giải quyết tốt hai vấn đề nông nghiệp và nông thôn. Vấn đề nông dân
tập trung cơ bản nhất vẫn là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Vấn đề nông
nghiệp tập trung cơ bản nhất vẫn là phát triển nhanh, hiệu quả gắn với bảo vệ tài
nguyên môi trƣờng. Vấn đề nông thôn tập trung cơ bản nhất là cơ sở hạ tầng, giữ
gìn bản sắc văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
1.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững
1.2.3.1. Khái niệm nông nghiệp bền vững
Phát triển bền vững đã và đang đƣợc vận dụng vào từng lĩnh vực cụ thể, trong
đó có phát triển nông nghiệp bền vững (NNBV). Đã có nhiều quan điểm, khái niệm
về phát triển nông nghiệp bền vững nhƣ sau:
Theo Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) (1992): Phát
triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ
thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con ngƣời về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau.
Ủy ban hợp tác của các Tổ chức phát triển phi chính phủ (NGDOs) của Cộng
đồng Châu Âu đƣa ra định nghĩa về phát triển NNBV nhƣ sau: “Nông nghiệp bền vững
đƣợc thiết lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu của ngƣời dân cũng nhƣ các mặt hạn chế của
tự nhiên và điều kiện sinh thái ở một vùng xác định. Mục đích là đƣa năng suất cây
13

trồng lên mức cao trên cơ sở bền vững và lâu dài mà không hủy hoại môi trƣờng ”.
Ban cố vấn kỹ thuật thuộc Nhóm tƣ vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế
(TAC/CGIAR) cho rằng: “Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành
công tài nguyên nông nghiệp, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời đồng thời cải
thiện chất lƣợng môi trƣờng và gìn giữ đƣợc tài nguyên thiên nhiên”.
Ở Việt Nam, theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), phát triển NNBV là quá
trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng, thỏa mãn
nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
tƣơng lai. Phạm Doãn (2005) cho rằng phát triển NNBV là quá trình đa chiều, bao
gồm: (1) tính bền vững của chuỗi lƣơng thực (từ ngƣời sản xuất đến tiêu thụ, liên

quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trƣờng); (2) tính bền vững
trong sử dụng tài nguyên đất và nƣớc về không gian và thời gian; (3) khả năng
tƣơng tác thƣơng mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn đảm bảo
cuộc sống đủ, an ninh lƣơng thực trong vùng và giữa các vùng. Theo GS.TS Lê Viết
Ly, Hội khoa học chăn nuôi Việt Nam: “Nông nghiệp bền vững là một nền nông
nghiệp về mặt kinh tế bảo đảm đƣợc hiệu quả lâu dài cho cả tƣơng lai; về mặt xã hội
không làm gay gắt sự phân hóa giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ phận lớn nông dân,
không gây ra tệ nạn xã hội nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môi trƣờng, không làm
cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái và hủy hoại môi trƣờng”.
Từ những quan điểm khác nhau về phát triển NNBV, có thể hiểu rằng: Nền
nông nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo được mục đích kiến tạo một hệ
thống bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế phải duy trì tốc độ
phát triển tương đối cao, ổn định và hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp; về xã
hội phải không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người
dân nông thôn; về môi trường không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, không
gây ô nhiễm, đảm bảo môi trường sống trong lành.
1.2.3.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững
a. Phát triển nông nghiệp bển vững về kinh tế
Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế (BVKT)là sự tăng trƣởng quy mô,
giá trị, hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp ở một mức tƣơng đối cao, ổn định
trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về số

×