BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ HIỀN
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ HIỀN
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ TRẤN SA PA, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM
Hà Nội, năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các
cơ quan, tổ chức, nhân dân và các địa phương.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn
khoa học PGS.TS Đoàn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện Đào tạo sau đại học và nhà
trường Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các
phòng, ban, cán bộ và nhân dân của huyện Sa Pa … đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Lào Cai, ngày… tháng… năm 2012
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu nghiên cứu 2
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Hoạt động du lịch và môi trường 3
2.1.1. Chức năng của ngành du lịch 3
2.1.2. Hiện trạng ngành du lịch 7
2.1.3. Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường 16
2.2. Vấn đề rác thải sinh hoạt trong hoạt động du lịch 20
2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt 20
2.2.2. Chất thải rắn trong hoạt động du lịch 23
2.2.3. Quản lý rác thải rắn sinh hoạt 25
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đối tượng nghiên cứu 32
3.2. Phạm vi nghiên cứu 32
3.3. Nội dung nghiên cứu 32
3.4. Phương pháp nghiên cứu 32
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 33
3.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 36
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. Điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Sa Pa 37
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 39
4.2. Hiện trạng các hoạt động du lịch trên trên địa bàn thị trấn Sa Pa 41
4.2.1. Số lượng du khách hàng năm 41
4.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch của các cơ sở dịch vụ 47
4.2.3. Những tồn tại, thách thức 49
4.3. Hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý trên địa bàn thị
trấn Sapa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào cai 50
4.3.1. Nguồn phát sinh 50
4.3.2. Khối lượng RTSH 52
4.3.3. Thành phần RTSH 57
4.3.4. Công tác quản lý RTRSH đối với hoạt động du lịch 60
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý RTSH 68
4.4.1. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở khu du lịch Sa Pa 68
4.4.2. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch 70
4.4.3. Tăng cường công tác đào tạo trong ngành du lịch 71
4.4.4. Hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước 71
4.5.5. Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn 71
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1. Kết Luận 73
5.2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v
PHỤ LỤC 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1. Thành phần RTSH ở một số tỉnh, thành phố 22
2.2. Thành phần hóa học của các cấu tử hữu cơ RTSH 22
2.3. Thành phần điển hình của chất thải rắn từ kinh doanh khách sạn
và các dịch vụ ở khu du lịch Bãi Cháy, Tp. Hạ Long, Quảng Ninh 24
2.4. Lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên toàn thế giới năm 2004 25
2.5. Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia 26
4.1. Số lượng khách du lịch đến Sa Pa biến động qua các năm 42
4.2. Lượng khách du lịch đến thị trấn Sa Pa qua các tháng 12, 3 và 6 43
4.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Thị trấn Sa Pa 2009-2011 47
4.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch của các cơ sở dịch vụ 48
4.5. Khối lượng RTSH trên địa bàn Thị trấn Sa Pa 53
4.6. Khối lượng RTSH biến động qua các năm trên địa bàn thị trấn 53
4.7. Khối lượng RTRSH biến động qua các tháng tại các cơ sở 53
4.8. Biến động số lượng RTSH qua các tháng tại các hộ gia đình
nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Sa Pa. 54
4.9. Biến động lượng rác thải và khách du lịch qua các tháng tại các
Khách Sạn thị trấn Sa Pa 2013-2014 55
4.10. Biến động lượng rác thải và khách du lịch qua các tháng tại các
Nhà Hàng Thị trấn Sa Pa 2013-2014 55
4.11. Biến động lượng rác thải và khách du lịch qua các tháng tại các
Khu Du ngoạn thị trấn Sa Pa 2013-2014 55
4.12. Biến động lượng rác thải và khách du lịch qua các tháng tại các
Cơ Sở lưu trú tại gia Thị trấn Sa Pa 2013-2014 56
4.13. Thành phần rác thải trên địa bàn thị trấn Sa Pa năm 2014 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii
4.14. Thành phần RTRSH hữu cơ ở các địa điểm du lịch qua các tháng 58
4.15. Thành phần RTRSH vô cơ ở các địa điểm qua các tháng 58
4.16. Thành phần RTSH ở các hộ gia đình qua các tháng 60
4.17. Nguồn nhân lực thu gom, vận chuyển RTSH thị trấn Sa Pa 61
4.18. Xe ép và vận chuyển rác 61
4.19. Số ga rác và điểm tập kết rác 61
4.20. Các dụng cụ để thu gom, vận chuyển rác 62
4.21. Thòi gian thu gom rác của các tuyến 65
4.22. Đánh giá về khó khăn gặp phải trong công tác thu gom RTRSH 66
4.23. Đánh giá của người dân và du khách về quản lý RTRSH 67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam 29
4.1. Sơ đồ hành chính Thị Trấn Sa Pa. 37
4.2. Biến động dân số 39
4.3. Cơ cấu thu nhập 40
4.4. Quang cảnh đường phố Sa Pa 42
4.5. Hoạt động thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn thị trấn Sa Pa 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Ý nghĩa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
WTTC
GNP
UNWTO
VHTT
ASEAN
UNESCO
CTR
RTSH
CTRSH
SARS
TP.HCM
OECD
EU
WB
URENCO
UBND
ODA
TNHH
Hội đồng Du lịch Thế giới
Tổn sản lượng Quốc gia
Tổ chức Du lịch Thế giới
Văn hóa thể thao
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
Chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt
Hội chứng hô hấp cấp tính nặng
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Liên minh Châu Âu
Ngân hàng Thế giới
Công ty môi trường đô thị
Ủy ban nhân dân
Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thưc
Trách nhiệm hữu hạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế
phát triển nhanh và đã trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
nhiều quốc gia. Số lượng khách du lịch, các địa điểm du lịch, các khách sạn,
nhà hàng, công viên, sân golf, khu vui chơi, giải trí, cơ sở hạ tầng… ngày
càng tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển du lịch đã có những tác động lớn
đến đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Mặt
khác, du lịch được xem như cầu nối giữa các Quốc gia, đem đến tình hữu
nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xoá bỏ thành kiến giữa các dân tộc, các Quốc gia
và đem lại hoà bình cho Thế giới.
Ở Việt Nam, do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước nên ngành du
lịch đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây, ngày càng tác
động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Theo thống kê của
Tổng cục du lịch, trong năm 2012 ngành Du lịch đã đón và phục vụ 6.847 triệu
lượt khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ
khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011.
Sa Pa là một địa danh du lịch nổi tiếng không chỉ với những cảnh đẹp
đặc sắc của tự nhiên, một “bầu trời ôn đới trên vùng đất nhiệt đới” mà còn là
một nền văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, Sa Pa là một
trong những địa điểm thu hút được lượng khách du lịch lớn nhất cả nước, đặc
biệt là khách du lịch quốc tế trong những năm gần đây. Tuy đem lại những lợi
nhuận kinh tế không nhỏ cho địa phương nhưng du lịch cũng có những tác
động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, là bài toán nan giải khiến chính
quyền địa phương và người dân đã phải trăn trở. Trong “mê cung” đó, bài
toán về quản lý rác thải sinh hoạt phù hợp với hoạt động du lịch vẫn chưa có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2
lời giải trên địa bàn thị trấn Sa Pa. Xuất phát từ những lý do nói đó, việc
nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường ở khu du lịch Sa
Pa là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá
ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn Thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến công tác quản lý rác thải sinh
hoạt tại thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá được đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và những chi phối của
chúng tới hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu
- Phân loại được các loại hình du lịch diễn ra trên địa bàn và ảnh hưởng của
từng loại hình đó đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt của thị trấn Sa Pa,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá được hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn nghiên cứu (các hình thức quản lý, những ưu nhược điểm
của nó…).
- Các giải pháp đề xuất phải có tính khả thi, thiết thực nâng cao hiệu quả quản
lý rác thải sinh hoạt cho hoạt động du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Hoạt động du lịch và môi trường
2.1.1. Chức năng của ngành du lịch
Do hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thời gian và
không gian, và cũng do các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành
khoa học, mỗi người đều có cách hiểu khác nhau về du lịch. Đúng như một
chuyên gia về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì
có bấy nhiêu định nghĩa”.
Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chương I Điều 10:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời
gian nhất định”.
Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Chương I Điều 4: “Du lịch
là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong 1 khoảng thời gian nhất định”.
Tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch và lữ hành Quốc tế tổ chức tại
Rome vào 1963, các chuyên gia đã đưa ra: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên hay ngoài nước với mục đích
hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phài là nơi làm việc của họ”.
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các
dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch
chủ yếu.
Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
- Khách sạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4
- Làng du lịch
- Biệt thự du lịch
- Căn hộ du lịch
- Bãi cắm trại du lịch
- Nhà nghỉ du lịch
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Cơ sở lưu trú du lịch được phân thành hai loại:
(1) Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật
chất,trang thiết bị và một số dịch vụ chủ yếu có chất lượng tối thiểu, đáp ứng
được nhu cầu cơ bản của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt trong thời gian
lưu trú.
(2) Cơ sở đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao là cơ sở
lưu trú du lịch có cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ có chất lượng cao hơn
các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1.Điều này, đáp ứng được nhu cầu đa dạng
của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng
(Trương Mạnh Tiến, 2006).
Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng này
thành 4 nhóm: Xã hội,kinh tế, sinh thái và chính trị.
2.1.1.1. Chức năng xã hội
Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và
tăng cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác
dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con
người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ
nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh
đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa
giảm 20% (Crirosep, Dorin, 1981).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều
kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân
tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành
phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn…Điều đó quyết định sự
phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.
2.1.1.2. Chức năng kinh tế
Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng
tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công
nghiệp và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái.
Hiện nay ở các nước có thu nhập thấp, các nước Nam Á, Châu Phi nông
nghiệp vẫn còn chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó
các nước có thu nhập cao như Hoa Kỳ , Nhật Bản, Đức, Itali…trên 70% GNP
do nhóm ngành du lịch đem lại. Nông nghiệp chỉ đóng khoảng 3-5% tổng sản
phẩm quốc dân.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong
đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một
trong những ngành kinh tế quan trọng, của nhiều nước công nghiệp phát triển.
Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các
lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận thông qua việc
tiêu dung của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du
khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hóa thông thường còn có những nhu
cầu tiêu dùng đặc biệt : nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa
bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các
ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến
nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm
du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa dịch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6
vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế
du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên
ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh
tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất
lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp hấp dẫn, Do đó, nó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cái tiến, phát triển các loại hàng
hóa. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết
bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được
nhu cầu của du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán
cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa
điểm du lịch làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại,
phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều ngưới đi du lịch
ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn
hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế
phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng
kinh tế ở các vùng sau, vùng xa….
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn
đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng
lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết
các vấn đề xã hội
2.1.1.3. Chức năng sinh thái
Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là
nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi
trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe và hoạt động của con người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7
Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào
những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với
mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên
với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức
bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí.
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt
chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác
lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng
khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như
vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan mật thiết với nhau.
2.1.1.4. Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như
một nhân tố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết
giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác
nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm ,hoạt động du lịch có những chủ đề
khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hòa bình “ (1967), “Du lịch
không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)…kêu gọi
hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia,
giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo
nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc (Hội đồng Du lịch Thế giới
WTTC, Tổ chức Du lịch Thế giới WTO và Hội đồng Trái đất, 2011).
2.1.2. Hiện trạng ngành du lịch
2.1.2.1. Tình hình hoạt động du lịch trên Thế Giới
Năm 2008- 2009 là một khoảng thời gian đen tối nhất đối với ngành du
lịch thế giới vì ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. Lượng
du khách và thu nhập lần lượt giảm 4,2% và 5,7%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8
Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng
trưởng liên tục nhưng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lượng khách du lịch
quốc tế đạt 940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm
mốc 1 tỷ lượt (năm 2012). Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị
trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là
châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng thu du lịch quốc tế ước đạt
928 tỷ USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011).
Tăng trưởng du lịch diễn ra đặc biệt tại các thị trường mới nổi như
Trung Đông tăng 20%, Châu Á-Thái Bình Dương tăng 14%. Một số nước có
mức tăng mạnh là Sri Lanka tăng tới 49%, Nhật Bản tăng 36% và Việt Nam
tăng 35%. Châu Mỹ và châu Phi đều có mức tăng trưởng là 7%; trong khi
Châu Âu chỉ tăng khoảng 2% (Hội đồng Du lịch Thế giới WTTC, Tổ chức Du
lịch Thế giới WTO và Hội đồng Trái đất, 2011).
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế thu ngoại tệ quan trọng của các
nước và sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới.
Ngày 17/9/2013, khi tham dự Hội chợ du lịch Thiên Tân Trung Quốc,
Tổng thư ký UNWTO Taleb Farid nói: “ Mười năm đầu của Thế kỷ 21 là 10
năm phát triển của ngành du lịch, 10 năm tới ngành du lịch sẽ trở thành động
lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng và chỉ đứng sau các
ngành dầu khí, sản phẩm hóa chất, công nghiệp ô tô. Trong tình hình kinh tế
phục hồi còn nhiều yếu tố chưa xác định, nhiều nước đã lấy ngành du lịch làm
khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế”.
Đáng lưu ý là các nước đang trỗi dậy và đang phát triển vừa là điểm
đến mới, vừa là nguồn cung to lớn của ngành du lịch thế giới. Tiếp đó khoa
học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ cũng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới thu
hút du khách. Ngoài ra, các sự kiện thể thao lớn của khu vực và thế giới cũng
như các hoạt động văn hóa đều là điểm đến hấp dẫn du khách thế giới. Những
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9
hoạt động này đang ngày càng phát triển, vì vậy ngành du lịch 10 năm tới có
tương lai phát triển rất sáng sủa.
Ông Taleb Farid cho biết điều đáng mừng trong ngành du lịch là không
có “rào cản” như thương mại. Trái lại, nhiều nước đang đẩy mạnh hợp tác du
lịch, tạo ra những “tour du lịch trọn gói xuyên quốc gia”, mở ra cơ hội cho
ngành du lịch toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Hiện nay các nước có rất nhiều
sáng kiến quảng bá, tuyên truyền và cho ra đời nhiều sản phẩm du lịch thích
hợp với tất cả loại du khách, bất kể giàu nghèo.
Theo công bố của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) ngày 20-1 báo
cáo lượng khách du lịch đã tăng gần 1,1 tỉ người trong năm 2013, đặc biệt tại
châu Á - Thái Bình Dương, bất chấp những khó khăn kinh tế cũng như nhiều
khu vực trở nên bất ổn trên toàn thế giới.Tổng thư ký UNWTO, ông Taleb
Rifai nhấn mạnh "2013 là một năm kinh doanh tuyệt vời của ngành du lịch
thế giới".
UNWTO cho biết trong năm 2013, có 1,087 tỉ lượt du khách xuất ngoại
du lịch, tương đương với mức tăng 52 triệu lượt du khách so với năm 2012,
và mức tăng này "cao hơn so với dự kiến" trong thời buổi kinh tế thế giới
chưa thực sự vượt qua khủng hoảng.
Cũng theo báo cáo của UNWTO, dù vẫn đang chìm trong khủng hoảng
nhưng ngành du lịch châu Âu đã gây nhiều ngạc nhiên cho các chuyên gia du
lịch khi thu hút 563 triệu lượt khách, tăng hơn 5% so với năm 2012 (tương
đương 29 triệu lượt khách). Tại khu vực này, Tây Ban Nha đã đạt kỷ lục lịch
sử khi đón đến 60,4 triệu lượt du khách nước ngoài trong năm 2013. Bên cạnh
đó, ba nước châu Âu gồm Đức, Anh và Nga nằm trong top năm nước đón
nhiều khách nước ngoài nhất thế giới. Điều này cho thấy sức hút đáng kể của
khu vực này vẫn không hề suy suyển trong thời kỳ khủng hoảng cũng như
chứng tỏ châu Âu tiếp tục là thị trường trọng điểm của ngành du lịch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10
Trong khi đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có mức tăng
trưởng mạnh mẽ khi đón tổng cộng 248 triệu lượt khách quốc tế, đạt mức tăng
6% (tăng 14 triệu lượt khách). Với những bãi biển nổi tiếng tuyệt mỹ cùng
nhiều kho tàng văn hóa nổi trội, ngành du lịch các nước vùng Đông Nam Á đã
có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất vùng (10%).
Các châu lục khác như Châu Phi đạt mức tăng 6% lượt khách quốc tế để
chạm đến kỷ lục mới 56 triệu lượt khách. Khu vực Châu Mỹ và Châu Đại
Dương dù kém hơn nhưng cũng đạt mức tăng 4% lượt khách cho mỗi vùng
(Tổng cục du lịch Việt Nam, 2013).
Những số liệu khả quan trên cho thấy điều tồi tệ của ngành du lịch thế
giới đã thực sự chấm dứt, đồng thời mở ra một tương lai ngày càng rực rỡ hơn.
2.1.2.2. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam
• Tiềm năng phát triển du lịch
Nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên
giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của
một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới
Bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó, mang lại đặc
trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Nhờ đó mà Việt Nam có hệ thống
động thực vật phong phú, đa dạng. Việt Nam còn có những danh thắng đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, phố
cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ
Bảng ngoài ra còn có di sản văn hoá thế giới phi vật thể là Nhã Nhạc Huế.
Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm du lịch
sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc: Bản Gốc, Mẫu Sơn, Sa Pa, Thác Mơ,
hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Mai Châu, Tam Cốc- Bích Động, Cát Tiên,
khu ngập nước Văn Long, Bà Nà, Đồng Tháp Mười, địa đạo Củ Chi, U
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11
Minh… Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm nên
đây là điều kiện tốt để du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có.
Mặt khác lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển cũng
tạo cho chúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ
Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu…
Ngoài những thắng cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng
nghề, lễ hội truyên thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống
của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích
và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Du
khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng
như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Hiện nay, cả nước đã có hơn
2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây
tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian. Đi dọc Việt Nam
du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dày
đặc rải từ bắc vào nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nôi, Hà Tây, Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế… Thực tế, hiện nay du khách
muốn đến tận làng nghề nhìn cảnh cây đa, bến nước, sân đình, thăm các di
tích của một làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu các vị tổ làng nghề
hoặc các danh nhân văn hoá. Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựng
tiềm năng dồi dào về du lịch còn bởi vì du khách muốn đến tận nơi xem các
công đoạn nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm sản
phẩm theo trí tưởng tượng của riêng mình. Tìm hiểu về văn hoá và truyền
thống làng nghề là điều mà du khách trong và ngoài nước quan tâm. Việt
Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hoá
thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu.
Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng
được một nền văn hoá phong phú và độc đáo. Không những vậy 54 dân tộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12
anh em cùng chung sống trên một mảnh đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ
hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt
con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo sự thoải mái cho du khách.
Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để du lịch Việt Nam phát
triển, hội nhập với các nước trên thế giới. Nhưng vấn đề là chúng ta tận dụng
những tiềm năng đó như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm của chúng ta (Bùi
Thị Hải Yến, 2005)
• Thành tựu ngành du lịch nước ta trong thời gian qua
Nhận thức được vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân và việc đánh giá đúng các tiềm năng để phát triển du lịch, Đảng
và nhà nước ta trong thời gian qua đã đưa ra những chính sách hỗ trợ cho sự phát
triển của ngành du lịch. Trong thời gian qua du lịch Việt Nam đã có những thành
tựu và những tiến bộ vững chắc. Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng
đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới.
Năm 2012, mặc dù phải đối diện với những tác động tiêu cực của kinh
tế thế giới cũng như trong nước nhưng dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính
phủ, Bộ VHTT Du lịch Việt Nam đã tiếp tục phát huy đà tăng trưởng của năm
2011, huy động hiệu quả các nguồn lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hoàn
thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng. Kết quả hoạt động của ngành Du lịch
trong năm 2012 đã được Đảng và Chính phủ đánh giá là điểm sáng về kinh tế
trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, có tác động
trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu của ngành.
Kết thúc năm 2012, ngành Du lịch đã đón và phục vụ 6,847 triệu lượt
khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8%; tổng thu từ
khách du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011. Đến
cuối năm 2012, Việt Nam đã có 1120 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 11.840
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13
hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ, trong đó có 4.809 thẻ hướng dẫn viên
du lịch nội địa và 7.031 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; tổng số cơ sở lưu
trú du lịch trên địa bàn cả nước ước tính là 13.500 với 285.000 buồng, trong
đó: 57 khách sạn 5 sao; 147 khách sạn 4 sao; 335 khách sạn 3 sao. Năm 2012
các địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa được đánh giá là điểm
sáng của du lịch Việt Nam, bứt phá trở thành các điểm du lịch quan trọng của
khu vực Trung bộ và cả nước. Nhiều khu du lịch, resort, khách sạn mới được
khởi công hoặc hoàn thành đưa vào phục vụ du lịch đã góp phần đáng kể vào
vào việc tăng cường năng lực, điều kiện cho ngành, tạo ra được sự bứt phá
hiệu quả về mô hình tổ chức kinh doanh, trở thành điểm sáng của ngành
(Tổng cục du lịch Việt Nam, 2013).
Thị trường nguồn của du lịch Việt Nam (năm 2012) theo khu vực là:
Đông Bắc Á (46%), ASEAN (20%), Châu Âu (13%), Bắc Mỹ (8%), Thái
Bình Dương (5%) và thị trường khác (8%). Mục đích chuyến đi của khách
quốc tế đến Việt Nam (năm 2012) là: du lịch, nghỉ ngơi (61%), công việc
(17%), thăm thân nhân (17%) và các mục đích khác (5%).
Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình thế giới và khu vực phát sinh nhiều
nhân tố mới, nguy hiểm, những xung đột chính trị mới, vũ trang cục bộ bùng
phát tại nhiều nơi. Tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi không đều, chậm và
chưa vững chắc. Từ đầu tháng 5/2014, căng thẳng trên biển Đông do Trung
Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực đời sống kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu
kế hoạch của Ngành.
Về văn hóa, gia đình: Các di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được vinh
danh trên thế giới, với việc Châu bản Triều Nguyễn được UNESCO vinh
danh là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên
nhiên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14
Về du lịch: Du lịch Việt Nam đã chủ động kế hoạch ứng phó, duy trì
tốc độ tăng trưởng. Công tác quản lý hoạt động du lịch được tăng cường, công
tác quảng bá xúc tiến được chú trọng. So với cùng kỳ năm 2013, 6 tháng đầu
năm 2014, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 4,3
triệu lượt, tăng 21,11%; khách du lịch nội địa ước đạt 23,4 triệu lượt, tăng
6,9%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 125.000 tỷ đồng, tăng 22,5%. (hội
nghị sơ kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm và triển
khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014. Ngày 8/7/2014)
Báo cáo kết quả hoạt động của Du lịch Việt Nam trong 6 tháng đầu
năm 2014 nêu rõ: Cùng với sự nỗ lực của toàn Ngành, các nhiệm vụ trọng
tâm đã được triển khai theo đúng kế hoạch; thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên
môn thường xuyên: quản lý hoạt động lữ hành, quản lý cơ sở lưu trú, xúc tiến,
quảng bá và thông tin du lịch, hợp tác quốc tế song phương và đa phương,
công tác quy hoạch và nghiên cứu khoa học, các hoạt động nghiệp vụ tổng
hợp, hoạt động liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành trong cả nước được quan
tâm chú trọng… Nhiều sự kiện quan trọng được tổ chức ở các địa phương, tạo
dấu ấn tốt cho du khách trong và ngoài nước (Đại lễ Phật đản VESAK 2014
tại Ninh Bình, Festival Huế 2014 tại TP. Huế, Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ tại TP. Điện Biên Phủ, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2014 tại
Hà Nội, Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất năm 2014 tại Bạc Liêu ); nhiều
địa danh được bình chọn, xếp hạng bởi các trang web và tạp chí danh tiếng
trên thế giới (Hà Nội, vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, phố cổ
Hội An, Nha Trang, cáp treo Bà Nà…; các hoạt động đầu tư, phát triển du
lịch tiếp tục được chú trọng; nhiều dự án đầu tư, phát triển du lịch đã được các
địa phương quan tâm triển khai, thực hiện, tạo nên tiềm năng lớn về du lịch
trên địa bàn trong thời gian sắp tới; hoạt động liên kết, hợp tác giữa các tỉnh
được quan tâm, chú trọng thực hiện thông qua các hội nghị hợp tác phát triển.