Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường làng nghề tái chế giấy phú lâm, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 93 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN TIẾN BÌNH







TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PHÚ LÂM, BẮC NINH








LUẬN VĂN THẠC SĨ












HÀ NỘI, NĂM 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN TIẾN BÌNH




TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PHÚ LÂM, BẮC NINH





CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH LÂM






HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Tổng quan làng nghề Việt Nam 3
2.2. Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay 5
2.3. Phân bố làng nghề trong cả nước 5
2.4. Tổng quan về một số làng nghề ở Bắc Ninh 6
2.5. Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh 6
2.6. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh 8
2.7. Sự hình thành và các công nghệ trong sản xuất giấy chủ yếu 11
2.8. Sản xuất giấy trong công nghiệp 12
2.9. Tình hình quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh 14
2.9.1. Khái quát sơ bộ về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh
14
2.9.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường 15
2.10. Những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ khi
luật BVMT ra đời đến nay 16
2.11. Những cải cách trong công tác quản lý môi trường 17
2.12. Những thành tựu đạt được qua thay đổi công tác quản lý 18
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 20
NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.2. Phạm vi nghiên cứu 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc 20
3.4.2. Phương pháp điều tra thống kê 21
3.4.3. Xử lý số liệu 21
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích thí nghiệm 21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

3.4.5. Phương pháp chuyên gia 24
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội làng nghề tái chế giấy Phú Lâm 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Phú Lâm 29
4.2. Hiện trạng sản xuất giấy của làng nghề 30
4.2.1. Một số công nghệ sản xuất giấy tái chế tại làng nghề Phú Lâm 32
4.2.2. Nguyên, nhiên liệu cho các loại hình sản xuất 37
4.3. Hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phú Lâm 39
4.3.1 Môi trường nước thải 39
4.3.2. Môi trường nước mặt 45
4.3.3. Môi trường nước ngầm 48
4.3.4. Tình hình ô nhiễm không khí 51
4.3.5. Tình hình ô nhiễm đất 58
4.3.6. Tình hình ô nhiễm chất thải rắn 61
4.4. Đánh giá hiện trạng các công trình xử lý môi trường tại làng nghề và các vấn đề
cải thiện môi trường làng nghề 62
4.4.1. Thống kê các công trình xử lý nước thải ở Phú Lâm 63
4.4.2. Nguyên nhân tồn tại 63
4.5. Thực trạng công tác quản lý môi trường làng nghề giấy Phú Lâm 65
4.5.1. Những việc đã làm được 65
4.5.2. Những thách thức và tồn tại 66
4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn làng nghề tái chế giấy
Phú Lâm, Bắc Ninh 67
4.6.1. Một số giải pháp quản lý 67
4.6.2.Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT 67
4.6.3.Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức 68

4.6.4. Tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT 69
4.6.5. Giải pháp xử lý chất thải đối với làng nghề Phú Lâm 69
4.6.6. Giải pháp đối với nước thải 71
4.6.7. Đối với khí thải lò hơi 75
4.6.8. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ 77
4.6.9. Giải pháp hỗ trợ, ưu đãi vay vốn 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

4.7. Đánh giá sức khỏe cộng đồng dân cư khu vực làng nghề 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1. Kết luận 80
2. Kiến nghị 81
2.1. Về công tác Bảo vệ môi trường làng nghề 82
2.2. UBND hyện Tiên Du 82
2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường 82
2.4. Sở Khoa học và Công nghệ 83
2.5. Sở Công Thương 83
2.6. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh 83
2.7. UBND xã Phú Lâm 83
2.8. Các cơ sở sản xuất 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84






















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng miền của Việt Nam 6
Bảng 2.2: Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh 7
Bảng 2.3: Các dạng chất thải phát sinh tại một số làng nghề địa bàn tỉnh Bắc Ninh 8
Bảng 3.1: Các phương pháp thử mẫu nước 23
Bảng 3.2: Các phương pháp thử mẫu không khí 23
Bảng 3.3: Các phương pháp thử mẫu đất 23
Bảng 4.2.1: Danh sách các cơ sở sản xuất tại Làng nghề Phú Lâm 30
Bảng 4.2.2: Định mức nguyên, nhiên liệu cho các loại hình sản xuất 37
Bảng 4.2.3: Công suất sản xuất từng loại sản phẩm/năm 37
Bảng 4.2.4: Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu làng nghề 38
Bảng 4.3.1: Bảng vị trí lấy mẫu nước thải tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm 40
Bảng 4.3.2. Kết quả phân tích nước thải tại vị trí NT1, NT2, NT3 41
Bảng 4.3.3. Kết quả phân tích nước thải tại vị trí NT4, NT5, NT6 41

Bảng 4.3.4: Bảng vị trí lấy mẫu nước mặt tại làng nghề tái chế giấy 45
Bảng 4.3.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại vị trí NM1, NM2, NM3,
NM4, NM5 45
Bảng 4.3.6: Bảng vị trí lấy mẫu nước ngầm tại làng nghề tái chế giấy 48
Bảng 4.3.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm 49
Bảng 4.3.8: Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề 52
Bảng 4.3.9: Bảng vị trí lấy mẫu không khí tại làng nghề tái chế giấy 52
Bảng 4.3.10: Kết quả chất lượng môi trường không khí ngoài khu vực sản xuất tại vị trí KK1,
KK2, KK3, KK4, KK5 53
Bảng 4.3.11. Kết quả chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất tại vị trí KK6,
KK7, KK8, KK9, KK10 56
Bảng 4.3.11: Bảng vị trí lấy mẫu đất tại làng nghề tái chế giấy 59
Bảng 4.3.12: Kết quả phân tích đất tại các vị trí MĐ1, MĐ2, MĐ3, MĐ4, MĐ5 59
Bảng 4.3.13: Kết quả phân tích trầm tích tại các vị trí TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 60
Bảng 4.3.14: Định lượng rác thải sản xuất (tấn/năm) 62
Bảng 4.6.1: Lượng chất thải rắn theo tính toán tại làng nghề 70
Bảng 4.6.2: Thải lượng nước thải theo tính toán tại làng nghề 71


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh 14
Hình 4.1.1. Vị trí địa lý làng nghề Phú Lâm 25
Hình 4.2.1: Dây truyền sản xuất bìa carton 33
Hình 4.2.2: Dây truyền sản xuất giấy ăn 34
Hình 4.2.3: Dây truyền sản xuất giấy tái chế 35
Hình 4.3.1: Hàm lượng TSS có trong nước thải 42
Hình 4.3.2: Hàm lượng COD có trong nước thải 43

Hình 4.3.3: Hàm lượng BOD5 có trong nước thải 43
Hình 4.3.4: Hàm lượng Nitơ tổng có trong nước thải 44
Hình 4.3.5: Hàm lượng Phốtpho tổng số có trong nước thải 44
Hình 4.3.7: Hàm lượng COD (mg/l) có trong nước mặt 47
Hình 4.3.8: Hàm lượng BOD
5
(mg/l) có trong nước thải 47
Hình 4.3.9: Hàm lượng sắt (mg/l) trong nước ngầm 50
Hình 4.3.10: Hàm lượng Amoni (mg/l) trong nước ngầm 50
Hình 4.3.11: Hàm lượng Mn (mg/l) trong nước ngầm 51
Hình 4.3.12: Hàm lượng bụi trong môi trường không khí xung quanh 54
Hình 4.3.13: Nồng độ SO
2
trong môi trường không khí xung quanh 55
Hình 4.3.14: Mức ồn trong môi trường không khí xung quanh 55
Hình 4.3.15: Hàm lượng bụi có trong không khí sản xuất 56
Hình 4.3.16: Hàm lượng SO2 có trong mẫu không khí sản xuất 57
Hình 4.3.17: Hàm lượng NO
2
có trong không khí khu vực sản xuất 57
Hình 4.3.18: Tiếng ồn khu vực sản xuất làng nghề 58
Hình 4.3.19: Bãi rác làng nghề giấy Phú Lâm dọc bờ sông Ngũ Huyện Khê 62
Hình 4.6.1:Quy trình thu gom và phân loại chất thải rắn 71
Hình 4.6.1: Hệ thống xử lý sơ bộ nước thải cơ sở sản xuất giấy 72
Hình 4.6.2: Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải tập trung 72
Hình 4.6.3: Dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung 73
Hình 4.6.4: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 77
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1


I. MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống là những thôn, làng làm nghề thủ công có truyền
thống lâu năm. Nhiều làng nghề thậm chí đã nổi tiếng từ hàng chục thế kỷ trước,
tạo ra những sản phẩm có tính độc đáo, có độ tinh xảo cao và được tiêu thụ tại
nhiều nơi trên thế giới. Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã và đang
đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao
dân trí, cũng như đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách quốc gia.
Không chỉ có tác dụng xoá đói giảm nghèo, làng nghề tái chế giấy Phú
Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh còn góp phần vào xử lý một phần giấy thải
của thành phố Hà Nội, Bắc Ninh và một số tỉnh lân cận. Nguyên liệu ở các
xưởng sản xuất bán công nghiệp và các hộ sản xuất thủ công 100% là giấy thải.
Tuy nhiên việc sản xuất giấy tái chế ở Phú Lâm đã và đang có những tác
động tiêu cực không nhỏ đến chất lượng môi trường sống và mỹ quan làng nghề.
Nước thải làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tới hệ thống kênh
mương của làng nghề và đặc biệt là sông Ngũ Huyện Khê. Môi trường ô nhiễm
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2012 của Trung tâm
QTTN&MT tỉnh Bắc Ninh thì nước thải của làng nghề chứa rất nhiều chất rắn lơ
lửng, hàm lượng BOD
5
và COD vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần. Cụ thể
như sau: Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn từ 30 đến 40 lần, hàm
lượng BOD
5
và COD vượt qua chuẩn cho phép từ 25 đến 35 lần.
Chính vì vậy làng nghề sản xuất giấy Phú Lâm đã nằm trong danh sách các
làng nghề phải xử lý triệt để theo Quyết định số 84/2009/ QĐ-UBND ngày
8/6/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Ngoài ra, điều kiện lao

động không được an toàn, vệ sinh môi trường không được quan tâm nên đã ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở Quy hoạch môi trường làng nghề tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

duyệt. Các giải pháp được đề xuất nhằm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc
phục tình trạng suy thoái môi trường do hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp
của các làng nghề gây ra.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội, xây dựng tỉnh Bắc Ninh
trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 theo hướng công nghiệp hoá gắn với
bảo vệ môi trường, trong đó có công tác bảo vệ và phát triển làng nghề, nhằm
ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng
môi trường, trong những năm qua các cơ quan trung ương và địa phương đã có
một số mô hình xử lý điểm ô nhiễm môi trường nhưng thiếu cơ chế quản lý nên
không phát huy được hiệu quả, tình hình ô nhiễm môi trường ở khu vực làng
nghề Phú Lâm ngày một gia tăng. Từng bước khắc phục, cải thiện thiện tình
trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, ngăn chặn việc phát sinh các làng
nghề gây ô nhiễm môi trường mới. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề
tài với tiêu đề: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các biện
pháp bảo vệ môi trường làng nghề giấy tái chế Phú Lâm, Bắc Ninh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề giấy tái chế Phú Lâm,
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề tái chế
Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý môi trường làng nghề giấy tái chế
Phú Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. Yêu cầu của đề tài

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết những yêu cầu sau:
- Đánh giá tổng hợp các nguồn phát thải, hiện trạng môi trường làng nghề.
- Đánh giá được biến động chất lượng môi trường không khí và nước trên
cơ sở so sánh với tiêu chuẩn cho phép (QCVN).
- Đánh giá được ưu điểm và hạn chế của làng nghề giấy tái chế .
- Các giải pháp quản lý môi trường tại làng nghề giấy tái chế Phú Lâm
phải mang tính khả thi áp dụng cho địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan làng nghề Việt Nam
Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, đây chủ yếu là
những làng nghề thủ công. Ở nước ta làng nghề rất đa dạng. Theo thống kê của
JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì hiện cả nước có
1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh thành phố trong cả nước, riêng địa bàn sông
Hồng có khoảng 800 làng nghề. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm:
Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Hải Dương có
65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hóa có 127 làng,
Sự phát triển của các làng nghề Việt Nam đã trải qua những giai đoạn
khác nhau, gắn với những cung bậc thăng trầm của lịch sử. Đặc biệt, từ giai đoạn
đổi mới nền kinh tế đến nay, dưới tác động to lớn của sự biến đổi nền kinh tế
trong nước cũng như trên toàn thế giới, sự phát triển của các làng nghề cũng có
những thay đổi lớn, có những thành công mới nhưng cũng có không ít những vấn
đề nan giải.
Xuất hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), Hà
Nam, Hưng Yên, Hà Bắc). Các làng nghề nông thôn đã có những bước đánh dấu
khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam. Vượt lên các nhu cầu về nông
nghiệp, các sản phẩm như: đồ sành sứ, đồ gốm, vải vóc, đồ ăn, đồ thờ cúng, hàng
mỹ nghệ, giấy vàng mã, giấy gió… đã được chế biến phục vụ cho nhu cầu đời

sống hàng ngày, phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc học tập, cho đời sống
văn hóa và cho cả xuất khẩu. (Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) làng nghề Việt Nam
và môi trường).
Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ công tham gia vào các Hợp tác xã.
Tại một số làng nghề đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu sản
xuất các mặt hàng xuất khẩu sang các nước XHCN, với các hàng hóa chính là
hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, chủng loại, số lượng và giá trị hàng hóa được
quyết định bởi đường lối, chính sách của Nhà nước. Cũng chính trong giai đoạn
này, nhiều làng nghề đã bị mai một.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động,
cùng với sức ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâm vào
giai đoạn khủng hoảng, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sự suy
sụp của hệ thống bao cấp đã khiến các hộ nông dân và tiểu thủ công nghiệp buộc
phải tìm đường cải thiện cuộc sống theo con đường tự phát. Nhiều làng nghề đã
được khôi phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân.
Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển
của làng nghề, nó được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp
sang cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới
quản lý trong nông nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và với làng
nghề nói riêng. Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi
phục và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vốn, kỹ thuật, hình thành
nhiều cơ sở kinh doanh mới, thu hút ngày càng nhiều lao động, tăng dần sản
lượng và kim ngạch xuất khẩu… Điển hình như làng gốm Bát Tràng, gốm Đồng
Nai, chạm khắc Hà Tây, thêu ren Thái Bình, giấy Phú Lâm… (Đỗ Quang Dũng,
2006)

Các sản phẩm truyền thống của làng nghề Việt Nam đã được tiêu thụ khá ổn
định ở các thị trường Đông Âu và Liên Xô, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ đạt trên 246 triệu rúp (Đặng Kim Chi, 2005). Tuy vậy, do biến động của nền
kinh tế thế giới, mà xuất phát từ sự sụp đổ của mô hình CNXH của Liên Xô và Đông
Âu, sản xuất của các làng nghề bị đình trệ do thị trường tiêu thụ không còn như trước
nữa, số lao động trong các làng nghề giảm nhanh chóng.
Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Do tìm được hướng đi mới cho các sản
phẩm của làng nghề và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung mà nền kinh tế Việt
Nam bước sang một giai đoạn mới. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với
thời kỳ dỡ bỏ sự cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế và thị trường của Việt Nam
không ngừng được mở rộng. Nhiều làng nghề đã khôi phục nhanh chóng, trong
đó nhiều làng vẫn duy trì được cả nghề nghiệp và mặt hàng truyền thống (như
làng Chạm bạc Đồng Xâm, làng nghề thêu Quất Động, làng gốm Bát Tràng, giấy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Phú Lâm…). Hơn nữa nhiều làng nghề mới đã được hình thành (Làng gỗ Đồng
Kỵ, gạch ngói Hương Canh…).
Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề
phát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập (2005), đã
có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làng
nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thoái do
nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếu
vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…). Để giải quyết những khó
khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực trạng kinh tế xã
hội trong nước và thế giới nói chung.
Sự phát triển của làng nghề góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá
nông nghiệp nông thôn. Sản xuất công nghiệp tại làng nghề trực tiếp từ các hộ
gia đình. Tính trung bình, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các tỉnh tăng từ 60
đến 80%, và tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng trong tương lai (Vietnam agricultural

science institute, 2003). (Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) làng nghề Việt Nam và
môi trường).
2.2. Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay
Theo thống kê, hiện trong cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sản
xuất nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lực
lượng lao động ở nông thôn. Các làng nghề hoạt động với các hình thức khá đa
dạng: Trong tổng số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá
thể, 5,8% theo hình thức Hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác (Đặng
Kim Chi, 2005). Làng nghề Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản là:
2.3. Phân bố làng nghề trong cả nước
Với các chỉ tiêu đã đề ra, cho nay, Việt Nam có khoảng 2017 làng nghề,
thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất
(cả hộ kiêm), thu hút hơn 11 triệu lao động. Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề
lớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề, Bắc Ninh (62), Hải Dương (65), Hưng
Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng.
Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều trong cả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

nước. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm
gần 77% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề), trong đó tập
trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng. Miền Trung có
khoảng 297 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 177 làng nghề (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2008).
Bảng 2.1. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng miền của Việt Nam

Ươm tơ,
dệt nhuộm,
đồ da
Chế biến

nông sản,
thực phẩm
Tái chế
phế
liệu
Thủ
công mỹ
nghệ
Vật liệu
xây dựng,
gốm sứ
Nghề
khác
Miền Bắc 238 234 279 404 117 322
Miền Trung 24 42 24 121 9 77
Miền Nam 11 21 5 93 5 42
Tổng 173 197 91 618 31 341
(Vietnam agricultural science institute, 2003)
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân
bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, Thường
tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông
nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng nghề phân bố
tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là ở
Miền Trung (chiếm khoảng 30%) và Miền Nam (khoảng 10%).
2.4. Tổng quan về một số làng nghề ở Bắc Ninh
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì Bắc Ninh có tổng số 62
làng nghề với 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới. Thực tế, tổng số
làng nghề của Bắc Ninh lớn hơn nhiều so với thực tế do báo cáo sử dụng các làng
nghề lớn trong một vài xã để đại diện cho tất các làng nghề của xã (Nguồn: Sở

TN&MT Bắc Ninh, 2012).
2.5. Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố
rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

nay, tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ
xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng. Các làng nghề tập trung
chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề,
chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ
Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ có từ lâu đời và nổi
tiếng cả trong và ngoài nước.
Bảng 2.2: Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh
STT

Danh mục làng nghề Số làng Tên sản phẩm chính
1 Sản xuất các sản phẩm từ tinh bột 08
Mỳ gạo, bún khô, bánh đa
nem
2 Sản xuất rượu 02 Rượu
3 Dịch vụ vật tư 01 Vật tư tổng hợp
4
Sản xuất đồ gỗ công cụ sản xuất,
mộc đơn giản
03 Cày bừa, hàng dân dụng
5 Đúc nhôm 01 Nồi, xoong, chảo
6 Tơ tằm 02 Tơ tằm
7 Mộc cao cấp: giường, tủ 01 Giường, tủ, bàn ghế
8 Làm tranh dân gian giấy màu 01 Tranh dân gian giấy màu

9 Nuôi, ươm giống thuỷ sản 01 Cá con
10 Chế biến thực phẩm từ rau quả 01 Đậu phụ
11
Sản xuất các sản phẩm từ tre, nứa,

07 Thúng, rổ, rá
12 Đúc và gia công đồng, nhôm 02
Đồng, gò, đúc, nhôm gò,
đúc
13 Mộc dân dụng, cày, bừa 02
Giường, tủ, bàn ghế, cày,
bừa
14 Thêu ren xuất khẩu 01 Thêu ren xuất khẩu
15 Đan lưới vó 01 Lưới màn
16 Nấu rượu 03 Rượu gạo
17 Vận tải thuỷ 01 Vận tải
18 Chế biến lương phẩm từ gạo 01 Mỳ gạo, bánh đa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

19 Sản xuất đồ gốm 02 Chum, vại, chậu, âu, vò
20
Sản xuất công cụ cầm tay bằng kim
loại
01 Dao, kéo, liềm, cuốc, xẻng
21 Sản xuất giấy tái chế 02 Giấy các loại
22 Xây dựng 04 Xây dựng
23 Sản xuất sắt thép 02 Sắt thép các loại
24 Mộc dân dụng, mỹ nghệ 08
Đồ gỗ mỹ nghệ, giường, tủ,

tranh khắc
25 Dệt 02 Màn, khăn mặt, khăn tay
26 Thương nghiệp 02 Thương nghiệp
TỔNG SỐ 62
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh)

2.6. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh
Các chất thải phát sinh tại các làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, suy thoái
chất lượng môi trường nghiêm trọng; gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe người
lao động và người dân xung quanh. Ô nhiễm tại các làng nghề khảo sát có các
đặc điểm sau:
Ô nhiễm tại các làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi của làng
nghề. Do quy mô sản xuất nhỏ, xen lẫn trong khu dân cư nên đây là dạng ô
nhiễm khó kiểm soát. Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù
hoạt động sản xuất; những tác động của các chất thải cũng khác nhau. Đối với
loại hình sản xuất giấy tái chế, sản xuất lương thực thực phẩm thì ô nhiễm hữu cơ
mang nét đặc trưng điển hình, trong khi làng nghề tái chế kim loại thi ô nhiễm
chất vô cơ. Qua quá trình tìm hiểu về quy trình công nghệ sản xuất, tình trạng
thiết bị, quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề cho thấy các
dạng ô nhiễm như sau (xem bảng 1.3):
Bảng 2.3: Các dạng chất thải phát sinh tại một số làng nghề địa bàn tỉnh Bắc
Ninh
TT

Công đoạn
sản xuất
Loại chất thải phát
sinh
Thành phần chất thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9

I Làng nghề Châu Khê
1 Phân loại Khí thải
Chất thải rắn
Bụi
Chất thải vô cơ, phế liệu
2 Đúc Khí thải Hơi kim loại, khí ô nhiễm do cháy
các vật liệu bám theo phế liệu,
nhiệt độ, tiếng ồn
3 Cán, cắt, kéo thép Khí thải

Nước thải
Bụi, hơi kim loại, CO, SO
2
, NO
2
,
tiếng ồn
Kim loại: Zn, Mn
4 Dập Khí thải Bụi, tiếng ồn
II Làng nghề Văn Môn
1 Phân loại Khí thải
Chất thải rắn
Bụi
Chất thải vô cơ, phế liệu
2 Đúc, nấu Khí thải
Chất thải rắn
Bụi, CO, SO
2

, NO
2
, hơi kim loại,
Xỉ than, vụn kim loại
III Làng nghề giấy Phú Lâm
1 Phân loại Khí thải
Chất thải rắn
Bụi
Đinh ghim, nylon…
2 Ngâm kiềm Khí thải
Nước thải
Hơi kiềm
pH cao
3 Tẩy trắng Nước thải Clo dư
4 Nghiền bột Khí thải Tiếng ồn
5 Xeo giấy Khí thải

Nước thải


Chất thải rắn
Bụi, khói lò hơi (SO
2
, NO
2
, CO),
nhiệt độ, tiếng ồn
Các chất ô nhiễm chính: nhiệt độ
cao, COD, BOD
5

, TSS. Ngoài ra:
sunfua, NH
3
, N tổng
Xỉ than
6 Cuộn, cắt Khí thải Bụi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Chất thải rắn Lõi thừa
IV Làng nghề Đồng Kỵ
1 Ngâm gỗ Nước thải độ màu cao, COD,
2 Pha gỗ Khí thải
Chất thải rắn
Bụi gỗ, tiếng ồn
Mùn cưa, vụn gỗ
3 Bào, đục Khí thải
Chất thải rắn
Bụi gỗ, tiếng ồn
Dăm bào, vụn gỗ
4 Dựng thô, vào khung Khí thải Hơi keo cồn, tiếng ồn
5 Làm phẳng, tạo hình Khí thải
Chất thải rắn
Bụi gỗ, tiếng ồn
Vụn gỗ
6 Khảm Khí thải
Chất thải rắn
Tiếng ồn
Vỏ trai, vụn gỗ
7 Đánh thuốc Khí thải

Chất thải rắn
Hơi dung môi hữu cơ
Vỏ hộp sơn, véc-ni
V Làng nghề Xuân Lai
1 Ngâm tre nứa dưới ao

Gây ô nhiễm nước mặt COD, BOD
5
¸sunfua, NH
3

2 Nghiến đốt, cạo tinh Bụi
Chất thải rắn
Bụi
vỏ tinh tre nứa
3 Hun, sấy bằng rơm
trộn đất sét
Bụi
Khí thải

4 Gia công sản phẩm Chất thải rắn Đầu tre nứa, sản phẩm hỏng
VI Làng nghề Đại Lâm
1 Nấu rượu Khí thải
Nước thải
Chất thải rắn
Bụi than, SO
2
, NO
2
, CO

COD, BOD, NH
3
, S
2-

Bã rượu
2 Sản xuất mì Nước thải ngâm mì pH, COD, BOD, TSS
3 Chăn nuôi lợn Nước thải sau bể
biogas
COD, BOD, NH
3
, S
2
-
, N tổng
(Nguồn: Số liệu điều tra của Trung tâm QTTN & MT tỉnh Bắc Ninh)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

2.7. Sự hình thành và các công nghệ trong sản xuất giấy chủ yếu
Giấy có thể được sản xuất thủ công hay bằng máy không phụ thuộc vào
sợi dùng làm nguyên liệu. Thành phần chính của giấy là các sợi cellulose. Trước
tiên, tinh bột, nhựa cây và các thành phần khác của cây được tách ra khỏi
cellulose. Sau khi tách ra, cellulose được pha loãng trong nước và giã thành sợi.
Khi chế bột này (khoảng 95%) lên một cái rây, phần lớn nước chảy thoát đi. Rây
phải được lắc đều, các sợi sẽ nằm chồng lên nhau và tạo thành một tấm giấy. Nếu
trên lưới rây có làm sẵn hình mẫu, sợi sẽ nằm chồng ở các chỗ đó ít hơn và khi
soi tấm giấy trước ánh sáng có thể nhận thấy được chìm trên giấy.
Ban đầu giấy chỉ được sản xuất bằng các phương pháp thủ công đơn giản.

Cho đến nửa sau thế kỉ XIX các sợi cellulose cần dùng được người làm giấy thu
lượm từ các quần áo cũ làm từ sợi lanh. Những người thu mua và buôn bán quần
áo cũ là những người cung cấp nguyên liệu cho các xưởng xay giấy. Có thời gian
quần áo cũ hiếm đến mức độ đã bị cấm xuất khẩu và người ta đã dùng đến vũ lực
để ngăn chặn việc này. Trong các xưởng xay giấy, giẻ được cắt thành mảnh vụn,
đôi khi được rửa sạch và làm cho mục nát và sau đó được đưa vào máy giã thành
sợi. Máy giã hoạt động bằng sức nước.
Người thợ làm giấy múc tờ giấy từ bột giấy loãng này bằng một cái rây
thấp, làm bằng đồng hình chữ nhật có lưới rất tinh, thành rây có thể tháo ra được.
Sau đó một người thợ khác ép tờ giấy từ rây lên trên một tấm nỉ trong khi thợ
làm giấy múc tờ kế tiếp. Sau khi ép xong các tờ giấy được treo lên để phơi khô.
Giấy được ép thêm lần nữa, vuốt phẳng rồi đóng gói. Nếu là giấy viết thì được
nhúng keo, ép rồi mới phơi khô.
Sản xuất giấy bằng máy là một phát minh của các thợ làm giấy ở Hà Lan
vào năm 1670, là bước đột phá kỹ thuật hiện đại. Đấy là một máy sản xuất ra bột
giấy không còn dùng giẻ cũ làm nguyên liệu ban đầu để sản xuất giấy nữa mà
phần lớn là từ các dây thừng, dây cáp và lưới đánh cá. Các vật liệu cứng này
trước tiên được cắt nhỏ trong một máy giã có một ít búa đập và nhiều dao nhọn
rồi được đưa vào một máy xay để tiếp tục cắt nhỏ đi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Đến khoảng năm 1850 trở đi máy mài gỗ được đưa và sử dụng, mở ra khả
năng sản xuất giấy tầm cỡ công nghiệp từ nguyên liệu gỗ rẻ tiền.
Vào khoảng năm 1879 chỉ ở Đức thôi đã có khoảng 340 xưởng mài gỗ
như vậy. Loại bột gỗ mài dùng làm giấy này còn chứa chất lignin sẽ làm giấy bị ố
vàng sau một thời gian. Friedrich Gottlob Keller (1816 - 1895) là người phát
minh ra loại bột này.
2.8. Sản xuất giấy trong công nghiệp
Ngày nay, giấy được sản xuất trên các dây chuyền sản xuất hiện đại. Dựa

vào đó mà người ta chia làm ba phương pháp: sản xuất trên máy xeo dài, sản xuất
trên máy xeo tròn và sản xuất trên máy nhiều lưới.
Các công nghệ này chỉ khác nhau về cách chế tạo bột. Vì vậy ta có ba
phương pháp sản xuất giấy đi từ bột cơ, bột hóa và bột cơ hóa.
Sản xuất giấy đi từ phương pháp bột cơ học: Trong sản xuất bột cơ có các
phương pháp là bột mài cơ, bột hóa cơ, bột nhiệt cơ và bột nghiền.
Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ.
Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các
nồi nấu trước khi mài.
Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của
các xưởng cưa. Theo phương thức TMP (thermo-mechanical pulp) hay bột nhiệt
cơ, chúng được làm thấm ướt ở 130
0
C. Các liên kết lignin nhờ vậy mà yếu đi.
Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các nhà máy
nghiền. Nếu hóa chất được sử dụng thêm vào trong lúc thấm ướt thì phương pháp
này được gọi là phương pháp CTMP (chemo-thermo-mechanical pulp) hay bột
hóa nhiệt cơ.
Nói chung, bột được sản xuất từ gỗ mềm. Quá trình sản xuất bột có thể
làm khô được hơn 95% nhưng đòi hỏi lượng lớn năng lượng. Bột cơ tạo nên giấy
có độ đục cao, không bền, dễ đổi màu nếu để dưới nhiều ánh sáng. Mặc dù không
bền nhưng có một số loại gỗ cứng cá biệt có màu sáng được trộn với gỗ mềm để
cải thiện một số đặc tính như mong muốn. Mới đây sự ứng dụng và phát triển kết
hợp của các quá trình cơ, nhiệt hóa để sản xuất bột giấy đã cho phép công nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

khai thác chắc chắn nguồn gỗ cứng như cây lá rụng, cây bạch đàn cho các sản
phẩm tương đối chắc chắn, bột từ các sợi ngắn có thể sử dụng thích hợp trong
nhiều loại đồ dùng bằng giấy.

Sản xuất giấy theo phương pháp bột hóa:
Trong sản xuất bột hóa, các dăm gỗ được nấu với những hóa chất thích
hợp trong dung dịch ở nhiệt độ cao và áp suất cao. Mục đích để làm giảm và
phân hủy lignin, là chất làm cho giấy đen và không bền, và lấy hầu hết cellulose
và hemicellulose là những hợp chất chủ yếu tạo nên giấy mà không làm ảnh
hưởng đến xơ sợi. Thực tế, phương pháp này rất thành công trong việc tách
lignin ra khỏi bột giấy. Tuy nhiên nó cũng làm giảm và phân hủy phần nào
cellulose và hemicellulose. Cho nên sản lượng bột giấy tương đối thấp hơn so với
phương pháp cơ học. Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi
nấu khoảng 12 đến 15 tiếng các sợi được tách ra khỏi các thành phần cứng đi
cùng với cellulose. (Nguồn: Báo cáo hiện trạng sản xuất và môi trường một số
làng nghề tỉnh Bắc Ninh (2008)).
Tùy theo hóa chất được nấu mà người ta phân biệt ra các phương pháp:
kiềm, sunfit và sunfat. Phần lignin còn sót lại sau khi nấu sẽ làm cho bột giấy có
màu vàng hay nâu. Vì thế phải rửa sạch và tẩy bột giấy. Bột giấy sunfat so với
bột giấy sunfit thì dài hơn và bền hơn và mềm mại hơn. Vì thế mà nó chủ yếu
được sử dụng để làm giấy in và giấy viết có độ trắng cao. Bột giấy sunfit đa số
được dùng để sản xuất các loại giấy vệ sinh mềm. (Nguồn: Báo cáo hiện trạng
sản xuất và môi trường một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh (2008)).
Sản xuất giấy đi từ bột cơ hóa:
Phương pháp cơ hóa là phương pháp kết hợp giữa phương pháp cơ học và
hóa học. Về căn bản, dăm gỗ một phần được làm mềm hoặc nấu với hóa chất,
phần còn lại sau đó được thực hiện bằng cơ học, thông thường là nghiền. Nói
đúng ra, bất kỳ quá trình sản xuất cơ học nào cũng được bổ trợ bởi xử lý hóa học
của dăm gỗ trước hay trong quá trình nghiền. Hiệu suất bột thường nằm trong
khoảng từ 55 - 85% tùy thuộc vào mức độ xử lý hóa chất. Trên thực tế nếu mức
độ xử lý hóa chất nhẹ nhàng thì hàm lượng lignin trong bột còn cao, bột thiên về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14


cơ học nhiều hơn. Loại bột có hiệu suất trên 85% có thể được coi là bột cơ bán
hóa. Loại có mức thu hồi bột nhỏ hơn gọi là bột hiệu suất cao (high yield). Khâu
nấu chỉ khử được một phần nhỏ lignin, gỗ mảnh vẫn nguyên dạng nên buộc phải
dùng máy nghiền mới có thể đánh tơi thành bột. Năng lượng dùng cho đánh tơi
nhiều hay ít phụ thuôc vào mức độ khử lignin cao hay thấp. (Nguồn: Báo cáo
hiện trạng sản xuất và môi trường một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh (2008)).
2.9. Tình hình quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của tỉnh
2.9.1. Khái quát sơ bộ về bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh
Bắc Ninh



Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT tỉnh Bắc Ninh
(Nguồn: bacninh.gov.vn)
* Sự phân công nhiệm vụ

Ban quản lý các khu
công nghiệp

UBND tỉnh

Sở Tài nguyên và
Môi trường

Chi cục Bảo vệ
môi trường

Doanh nghiệp trong
KCN tập trung


UBND cấp huyện

Phòng Tài nguyên
môi trường huyện

UBND cấp xã

Doanh nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực môi trường, đất đai,
tài nguyên khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp: Là cơ quan quản lý Nhà nước, có chức
năng tham mưu, giúp cơ quan quản lý môi trường cấp trên thực hiện nhiệm vụ
quản lý môi trường tại các khu công nghiệp tập trung.
- Chi cục Bảo vệ môi trường: Là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
- Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện: Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực môi
trường trên địa bàn
- UBND cấp xã: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý
của mình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các hộ gia
đình, cá nhân; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường hoặc báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; xác nhận Bản
đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo sự uỷ quyền của cơ quan cấp trên.

2.9.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường
a, Thuận lợi
- Nhận thức của người dân, chủ các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường đã
có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả ban đầu.
- Công tác quản lý môi trường đang từng bước đi vào hoạt động có nề nếp
và ngày càng hiệu quả.
- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan ngày càng chặt
chẽ và đạt hiệu quả.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng được tăng cường và có chiều sâu.
b, Khó khăn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

- Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường chưa
đồng bộ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện;
công tác triển khai các văn bản quy phạm còn chậm.
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường chưa tương xứng với
tốc độ phát triển kinh tế xã hội.
- Vai trò chỉ đạo điều hành của hệ thống chính quyền các cấp chưa có sự
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn.
- Hệ thống bộ máy quản lý môi trường cấp huyện mới được hình thành
nên chưa phát huy tác dụng. Cấp xã không có cán bộ chuyên trách về môi trường
mà đang kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng cả về mức
độ và phạm vi. Đặt biệt là các làng nghề truyền thống, ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
- Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường đối với các doanh
nghiệp thuộc các cụm công nghiệp và làng nghề chưa phát huy được hiệu lực.
- Số lượng cán bộ làm công tác quản lý môi trường các cấp còn thiếu,

chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường đặt ra.
2.10. Những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
từ khi luật BVMT ra đời đến nay
Các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 liên quan đến khắc
phục hậu quả sự cố môi trường là căn cứ pháp lý cơ bản, quy định nguyên tắc,
khái quát các biện pháp, cách thức để áp dụng đối với các trường hợp khắc phục
hậu quả sự cố môi trường cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng
pháp luật.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định nhiều nội dung liên quan đến
trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: có trách nhiệm phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường đối với các hoạt động của mình,
chịu trách nhiệm khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra
(Điều 35), có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường trong quá trình điều tra Ngoài ra, Luật còn quy định các nội dung liên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải
thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Việc khắc phục hậu quả sự cố môi
trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên,
thực chất là khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường. Các quy định trên
của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng và tạo điều kiện
thuận lợi trong khắc phục hậu quả sự cố môi trường do các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên gây ra.
Do vậy, Ngày 29 tháng 01 năm 2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
số 142/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường.
Thành lập Phòng quản lý môi trường thuộc Ban Quản lý các khu công
nghiệp và được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý môi trường tại các khu công
nghiệp tập trung.

Thành lập Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh, có chức năng
phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
Những thuận lợi và khó khăn của làng nghề tái chế giấy Phú Lâm khi có
sự thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường:
Góp phần nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về bảo vệ môi
trường. Luật bảo vệ môi trường được cụ thể hóa bằng văn bản giúp các doanh
nghiệp nói chung và các nhà máy tái chế giấy trong làng nghề tái chế giấy Phú
Lâm nói riêng có cái nhìn tổng thể về các thủ tục môi trường cũng như thực hiện
nghiêm chỉnh các thủ tục môi trường. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Ninh, 2012).
Tuy nhiên sự hình thành nhiều phòng ban quản lý môi trường có thể dẫn
đến sự quản lý chồng chéo của cơ quan nhà nước lên các doanh nghiệp.
2.11. Những cải cách trong công tác quản lý môi trường
Xuất phát từ những thực tiễn trong công tác quản lý môi trường những
năm qua, các chế tài xử lý vi phạm hành chính không đủ răn đe đối với các hành
vi vi phạm pháp luật, điều kiện hỗ trợ hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 18

trường. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường. Theo Nghị định này, mức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường tăng nhiều lần so với Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày
31 tháng 12 năm 2009, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được
quy định cụ thể, chi tiết hơn, phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra.
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống đang có chiều hướng
ngày càng gia tăng. Nhằm ngăn chặn, từng bước hạn chế và tiến tới cải thiện chất
lượng môi trường khu vực nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham

mưu với UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề,
khu công nghiệp vừa và nhỏ (Tại Quyết định số 249/2014/QĐ-UBND ngày 13
tháng 06 năm 2014). Theo Quy chế này trách nhiệm bảo vệ môi trường của
ngành điện, ngân hàng sẽ được đưa vào và phát huy hiệu quả.
2.12. Những thành tựu đạt được qua thay đổi công tác quản lý
Sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền các cấp trong việc bảo vệ môi
trường ngày càng được nâng lên, cụ thể: quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh,
các địa phương đã có sự lồng ghép với hoạt động bảo vệ môi trường; nguồn kinh
phí sự nghiệp môi trường ngày càng tăng; hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng
các thành phần môi trường từng bước được triển khai; hoạt động bảo vệ môi
trường đã trở thành một trong các tiêu chí trong bình xét thi đua khen thưởng;
các điểm ô nhiễm môi trường trọng điểm đã được ưu tiên đầu tư xử lý; cơ chế
tiếp nhận các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức quốc tế được cởi mở.
Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường. Nghiên
cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên, khoáng sản, địa chất, thuỷ văn, sử dụng tổng
hợp tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và cải thiện môi trường,
nước hợp vệ sinh. Quản lý và sử dụng ngày càng tốt hơn tài nguyên nước, triển
khai xây dựng mạng quan trắc động thái nước dưới đất. Chương trình nước sạch
nông thôn được quan tâm đầu tư, năm 2011, tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp
nước hợp vệ sinh chiếm 93,4%, tỷ lệ dân cư thành thị được cấp nước sạch 92%.

×