Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH pricewaterhousecoopers (pwc) việt nam thưc hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.53 KB, 129 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
MỤC LỤC
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Diễn giải
BTC Bộ tài chính
BCKT Bằng chứng kiểm toán
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VAS Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
BCTC Báo cáo tài chính
TSCĐ Tài sản cố định
XDCB Xây dựng cơ bản
HTK Hàng tồn kho
KTV Kiểm toán viên (dùng tương đương với trợ lý kiểm toán)
KSNB Kiểm soát nội bộ
DN Doanh nghiệp
USD Đô la Mỹ
VNĐ Đồng Việt Nam
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
PM Trọng yếu thực hiện
SUM Tổng sai sót có thể bỏ qua
CIF Cost, insurance, freight
TK Tài khoản
GTGT Giá trị gia tăng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Tên sơ đồ, bảng, biểu Trang
Sơ đồ 1.1. Khái quát các kỹ thuật thu thập BCKT được sử dụng tại Công ty
TNHH PwC Việt Nam
8
Bảng 2.1. Thông tin cơ bản của Công ty TNHH X và Công ty TNHH Y 11


Bảng 2.2. Ứng dụng kỹ thuật phân tích vào giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại
Công ty TNHH X
13
Bảng 2.3. Trích biên bản họp lần đầu tại Công ty TNHH X 14
Bảng 2.4. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về kỹ thuật xác minh tài liệu 15
Bảng 2.5. Ứng dụng kỹ thuật phân tích vào giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại
Công ty TNHH Y
17
Bảng 2.6. Trích biên bản họp lần đầu tại Công ty TNHH Y 18
Bảng 2.7. Trích giấy tờ làm việc của KTV về kỹ thuật xác minh tài liệu tại Y 19
Bảng 2.8. Biên bản kiểm kê TSCĐ 21
Bảng 2.9. Giấy tờ kiểm kê của KTV (Sổ - Thực tế) 22
Bảng 2.10. Giấy tờ kiểm kê của KTV (Thực tế - Sổ) 23
Bảng 2.11. Biên bản kiểm kê đột xuất tiền mặt tại X 24
Bảng 2.12. Bảng so sánh sơ bộ biến động của chỉ tiêu chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp tại X
26
Đồ thị 2.13. Phân tích xu hướng của Chi phí quản lý doanh nghiệp tại X 27
Bảng 2.14. Bảng phân tích tính hợp lý và xu hướng doanh thu tại X 28
Bảng 2.15. Phân tích tỷ suất vòng quay của khoản phải thu tại X 28
Bảng 2.16. Áp dụng kỹ thuật xác minh tài liệu đối với Chi phí bán hàng tại X 31
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Bảng 2.17. Áp dụng kỹ thuật xác minh tài liệu đối với Chi phí quản lý doanh
nghiệp tại X
32
Bảng 2.18. Mẫu thư xác nhận từ ngân hàng XXX tại X 34
Bảng 2.19. Tài liệu kiểm toán ghi chép bằng chứng thu thập qua kỹ thuật gửi thư
xác nhận đến ngân hàng tại X
35
Bảng 2.20. Mẫu thư xác nhận giao dịch với các bên liên quan tại X 36

Bảng 2.21. Sự biến động của khoản chi phí trả trước tại X 38
Bảng 2.22. Giấy tờ làm việc của KTV mô phỏng sự vận dụng kỹ thuật thuật tính
toán lại Chi phí trả trước dài hạn tại X
39
Bảng 2.23. Giấy tờ làm việc của KTV mô phỏng sự vận dụng kỹ thuật tính toán
đối với Chi phí khấu hao TSCĐ tại X
41
Bảng 2.24. Kết quả phỏng vấn của KTV đối với khoản mục Tiền và các khoản
tương đương tiền tại X
43
Bảng 2.25. Giấy tờ làm việc đánh giá mức độ hoàn thành XDCB 46
Bảng 2.26. Biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại Y 47
Bảng 2.27. Phân tích sơ bộ tình hình biến động của Chi phí bán hàng và Chi phí
quản lý doanh nghiệp tại Y
50
Bảng 2.28. Bảng phân tích tính hợp lý và xu hướng biến động của doanh thu tại
X
48
Bảng 2.29. Bảng phân tích vòng quay của khoản phải thu 51
Bảng 2.30. Kết quả xác minh tài liệu về hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
của việc phê duyệt các khoản thanh toán tại Y
53
Bảng 2.31. Kết quả xác minh tài liệu về tính đúng kỳ của khoản phải trả người
bán tại Y– đầu giảm tiền
54
Bảng 2.32. Kết quả xác minh tài liệu về tính đúng kỳ của khoản phải trả người
bán tại Y – đầu tăng công nợ phải trả
55
Bảng 2.33. Tài liệu kiểm toán ghi chép bằng chứng thu thập qua kỹ thuật gửi thư
xác nhận đến ngân hàng tại Y

57
Bảng 2.34. Mẫu thư xác nhận phải thu khách hàng tại Y 58
Bảng 2.35. Sự biến động của chi phí trả trước tại Y 60
Bảng 2.36. Giấy tờ làm việc mô phỏng sự vận dụng kỹ thuật tính toán lại Chi phí
trả trước ngắn hạn tại Y
61
Bảng 2.37. Giấy tờ làm việc của KTV mô phỏng sự vận dụng kỹ thuật tính toán
đối với Chi phí khấu hao TSCĐ tại Y
62
Bảng 2.38. Kết quả phỏng vấn của KTV đối với khoản mục Tiền và các khoản
tương đương tiền tại Y
63
Bảng 2.39. Ma trận kiểm soát tại Y 67
Bảng 2.40. Kết quả thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối tại Y 68
Bảng 2.41. Phân tích tổng quan sự biến động các khoản mục trên Bảng cân đối kế
toán tại X
70
Bảng 2.42. Giấy tờ làm việc thể hiện kỹ thuật xác minh tài liệu đối với Thư giải
trình
72
Bảng 2.43. Phân tích tổng quan sự biến động các khoản mục trên Bảng cân đối kế
toán tại Y
75
Bảng 2.44. Giấy tờ làm việc mô tả kỹ thuật xác minh tài liệu đối với sự kiện phát
sinh sau niên độ
77
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ kiểm toán độc lập đã xuất hiện tại Việt Nam được hơn 20 năm kể từ khi Bộ
Tài chính ra quyết định thành lập Công ty Kiểm toán VACO theo Quyết định số

165/QĐ-BTC vào ngày 13/05/1991. Sự kiện này đã chứng tỏ sự nhìn nhận mới về vai
trò của kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng đối với nền kinh tế. Kiểm
toán là công việc nhằm xác minh và bày tỏ ý kiến đối với hoạt động được kiểm toán
(đối tượng kiểm toán). Đứng trên góc độ tổng quan, kiểm toán có vai trò thiết yếu đối
với sự phát triển của nền kinh tế. Kiểm toán góp phần xác minh tính trung thực của
thông tin tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiết kiệm
chi phí xã hội. Ngoài ra, kiểm toán nói chung là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý (trong cả khu vực tư và công). Xét trên góc độ hẹp, kiểm toán BCTC là
một thành tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào nền kinh tế. BCTC là sự phản
ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán, với mục tiêu xác minh xem
BCTC có được phản ánh một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu,
tạo niềm tin và hỗ trợ quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư và chủ sở hữu. Chính
vì những lý do vậy, chất lượng của hoạt động kiểm toán ngày càng thu hút sự chú ý.
Xét một cách tổng thể, phần lớn các cuộc kiểm toán BCTC đều được thực hiện bởi
các công ty kiểm toán độc lập. Chất lượng của dịch vụ, mà cụ thể và chủ yếu là dịch
vụ kiểm toán, đóng vai trò tiên quyết trong sự thành công của các doanh nghiệp này.
Lý thuyết và thực tế đều đã chứng minh rằng yếu tố căn bản nhất làm nên chất lượng
của cuộc kiểm toán BCTC nằm ở việc thu thập các BCKT. Các vụ bê bối kiểm toán,
ví dụ như Eron, đều bắt nguồn từ sự không đầy đủ và thiếu thuyết phục của các
BCKT. BCKT không chỉ giúp cho kiểm toán viên hình thành nên kết luận của mình
mà còn minh chứng rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện đúng theo Chuẩn mực
kiểm toán. Với tầm quan trọng của BCKT và được sự đồng ý của TS. Nguyễn Thị
Mỹ, em đã chọn đề tài “Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers
(PwC) Việt Nam thưc hiện”. Mục đích của để tài này là chỉ ra mức độ và phương
pháp vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng tại một công ty kiểm toán độc lập
hàng đầu Việt Nam, để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất về việc vận dụng các kỹ
thuật này nhằm nâng cao chất lượng của một cuộc kiểm toán tài chính.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp của em được chia ra làm ba (03)
phần:


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Chương I. Đặc điểm vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers thực hiện
Chương II. Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers thực hiện tại
các khách hàng
Chương III. Giải pháp hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers thực hiện
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mỹ, Giảng viên Bộ môn Kiểm toán,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG
KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
PWC THỰC HIỆN
 Khái quái về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC của
Công ty TNHH PwC Việt Nam
Kiểm toán thực chất là quá trình thu thập đầy đủ và thích hợp BCKT để đưa ra ý kiến kiểm
toán thích hợp. Là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam và trên thế giới,
PwC Việt Nam sử dụng đầy đủ các kỹ thuật kiểm toán đã được hệ thống hóa trên lý thuyết.
Chúng gồm có: kiểm kê, lấy xác nhận, xác minh tài liệu, quan sát, phỏng vấn, tính toán và
phân tích. Việc mô tả các kỹ thuật kể trên là nội dung chủ yếu của phần này.
 Kiểm kê
Là kỹ thuật mà kiểm toán viên tham gia trực tiếp hoặc quan sát kiểm kê các loại tài sản có
dạng vật chất cụ thể của doanh nghiệp như hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt,
các giấy tờ có giá.
Kiểm kê sẽ cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện
hữu của tài sản, mang tính khách quan. Bên cạnh đó, cách thực hiện kỹ thuật này đơn giản,

phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán. Tuy nhiên, kỹ thuật kiểm kê cũng có những
hạn chế nhất định. Thứ nhất, kỹ thuật kiểm kê chỉ chứng minh cho cơ sở dẫn liệu biểu hiện
sự hiện hữu của tài sản, chứ không nói lên được quyền sở hữu của đơn vị đối với tài sản đó
(đã mang đi thế chấp, hay thuê ngoài, hay mượn tạm của đơn vị khác); Thứ hai, kiểm kê chỉ
cho biết về mặt lượng (số lượng) chứ không nói lên được mặt chất (tình trạng kỹ thuật, chất
lượng…); Thứ ba, việc kiểm kê đôi khi rất phức tạp và tốn kém về thời gian và công sức như
kiểm kê các kho, bãi ở xa doanh nghiệp được kiểm toán.
 Lấy xác nhận
Đây là kỹ thuật thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác định tính chính xác
của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn. Thư xác nhận được kiểm toán viên soạn sau khi
đã có chữ ký của đơn vị được kiểm toán sẽ được gửi trực tiếp cho đối tượng xác nhận và sau
đó được gửi trở lại theo địa chỉ của kiểm toán viên. Để được xem là bằng chứng đáng tin cậy
thì kiểm toán viên phải kiểm soát thư xác nhận từ quá trình lập đến khi chúng được gửi lại.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Bảng 1.1. Các loại thông tìn cần phải xác nhận và nơi xác nhận thường được sử dụng tại
PwC Việt Nam
THÔNG TIN NƠI XÁC NHẬN
Tài sản
Tiền gửi ngân hàng
Khoản phải thu
Các khoản đặt cọc
Ngân hàng
Khách hàng
Nhà cung cấp
Nguồn vốn
Khoản phải trả
Các khoản vay, ký quỹ…
Nhận trước từ khách hàng
Khoản nhận đặt cọc

Trái phiếu phải trả
Vốn chủ sở hữu
Nhà cung cấp
Ngân hàng
Khách hàng
Khách hàng
Trái chủ
Công ty mẹ (chủ yếu)
Kỹ thuật lấy xác nhận có thể được thực hiện theo hai hình thức, hình thức gửi thư xác nhận
mở và thư xác nhận đóng. Đối với thư xác nhận mở, kiểm toán viên yêu cầu bên xác nhận
cung cấp số liệu được ghi chép trên sổ của bên xác nhận vào một mẫu “trắng” do kiểm toán
viên cung cấp. Hình thức này được áp dụng cho các thư xác nhận gửi đến Ngân hàng. Trái
lại, đối với các trường hợp khác PwC Việt Nam sử dụng thư xác nhận đóng tức là đã chỉ rõ
số liệu được ghi chép bởi khách hàng kiểm toán, bên xác nhận sẽ ký tên, đóng dấu và gửi lại
nếu không có sai khác giữa 2 số liệu, hoặc sẽ sửa trực tiếp lên mẫu thư xác nhận kiểm toán
viên gửi, ký tên và đóng dấu rồi gửi lại.
Ưu điểm của kỹ thuật này là bằng chứng thu thập được do bên thứ ba độc lập chuẩn bị nên
có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hạn chế có thể thấy rõ nhất là thời gian thực hiện và chi phí khá
lớn nhất là khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, hoạt động đa quốc gia. Cùng với đó là
nếu có sự dàn xếp của đơn vị được kiểm toán và bên thứ ba thì bằng chứng thu thập được sẽ
không đáng tin cậy.
 Quan sát
Là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện để
đánh giá một thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên có thể
theo dõi thủ tục chi tiền mặt để qua đó có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, hay
quan sát quá trình kiểm kê của đơn vị để từ đó xác nhận kết quả kiểm kê do đơn vị thực hiện.
Cũng giống như kỹ thuật kiểm kê, BCKT thu được bằng kỹ thuật này có độ tin cậy cao. Tuy
nhiên, bản thân BCKT thu được ở phương pháp này chưa thể hiện được tính đầy đủ nên cần
đi kèm với kỹ thuật khác. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng chỉ cung cấp bằng chứng về phương
pháp thực thi công việc ở thời điểm quan sát, không chắc chắn nó có được thực hiện ở thời

điểm khác hay không.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
 Phỏng vấn (điều tra)
VSA số 500 đoạn 23 có định nghĩa: “điều tra là việc tìm kiếm thông tin từ những người có
hiểu biết ở bên trong hoặc bên ngoài đơn vị. Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức
gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho kiểm toán viên
những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố các bằng chứng đã có”.
Kỹ thuật điều tra thường được sử dụng nhiều trong quá trình kiểm toán là phỏng vấn (là quá
trình mà kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc phỏng vấn
những người hiểu biết về vấn đề mà kiểm toán viên quan tâm). Thủ tục này được thực hiện
qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, lập kế hoạch phỏng vấn. Trong giai đoạn này kiểm toán viên mục đích,
đối tượng, nội dung và thời gian cần phỏng vấn. Kiểm toán viên cũng phải chuẩn bị những
câu hỏi phù hợp với mục đích phỏng vấn để tránh sao nhãng và lãng phí thời gian;
Giai đoạn thứ hai, thực hiện phỏng vấn. Sau khi giới thiệu lý do phỏng vấn, kiểm toán viên
sẽ thu thập thông tin bằng cách sử dụng một trong hai dạng câu hỏi: Đóng (dùng để xác nhận
Có hay Không, Đúng hay Sai) và Mở (thu câu trả lời chi tiết với cụm từ Tại sao, Thế nào…).
Nếu thấy có điều gì chưa hiểu, kiểm toán viên có thể hỏi thêm các câu hỏi liên quan nhưng
phải hướng đến mục đích phỏng vấn;
Giai đoạn thứ ba, kết thúc phỏng vấn. Kiểm toán viên kết thúc quá trình phỏng vấn bằng một
bản tóm tắt ghi chép vào giấy tờ làm việc.
BCKT thu được từ kỹ thuật này cho phép kiểm toán viên có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề
chưa biết hoặc củng cố luận cứ của kiểm toán viên. Bên cạnh đó, đây là kỹ thuật khá linh
hoạt vì kiểm toán viên có thể thay đổi nội dung phỏng vấn nếu thấy nó không hợp lý. Tuy
nhiên, một trong những nhược điểm lớn của phương pháp này là độ tin cậy của bằng chứng
không cao do thu được dưới dạng lời nói cũng như từ người bên trong đơn vị. Tiếp đó là chất
lượng của bằng chứng cũng phụ thuộc vào trình độ của người được hỏi.
 Xác minh tài liệu
Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn

vị được kiểm toán. Phương pháp này được áp dụng đối với các chứng từ, tài liệu như hóa
đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ sách kế toán. Kiểm
toán viên có thể dựa vào một kết luận có trước rồi thu thập tài liệu để khẳng định nó hoặc có
thể kiểm tra tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi ghi vào sổ để đưa ra kết luận.
Hình thức thứ hai có thể làm theo hai hướng. Hướng thứ nhất là kiểm tra tài liệu từ chứng từ
gốc lên sổ sách kế toán nhằm khẳng định tính đầy đủ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ngược lại, khi thực hiện hướng thứ hai tức là kiểm tra từ sổ sách xuống chứng từ gốc, kiểm
toán viên sẽ thu thập được bằng chứng liên quan đến tính có thật của các nghiệp vụ.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Do việc dựa trên các tài liệu sẵn có nên kỹ thuật kiểm tra tài liệu tương đối thuận tiện, nhanh
chóng với chi phí thấp. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có những hạn chế của nó. Độ tin cậy
của tài liệu minh chứng phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng và các tài liệu cung cấp có
thể đã bị sửa chữa, giả mạo làm mất tính khách quan.
 Tính toán
Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt số học trong việc tính toán, ghi sổ những số liệu trên
chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC, và các tài liệu liên quan khác. Ví dụ của kỹ thuật này là
kiểm toán viên kiểm tra lại việc tính chi phí khấu hao, giá thành trên các tài liệu liên quan.
Do được lập trực tiếp bởi kiểm toán viên nên bằng chứng thu được có độ tin cậy cao về mặt
số học. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại không đánh giá được tính đúng đắn của thông tin theo
nguyên tắc kế toán, chẳng hạn như việc phản ánh vào tài khoản kế toán. Một nhược điểm
nữa là các phép tính đôi khi rất phức tạp đặc biệt là khi khách hàng kiểm toán có quy mô lớn,
đa dạng nghiệp vụ.
 Phân tích
Là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số
dư trên tài khoản. Có thể nói đây là kỹ thuật bao trùm nhất để thu thập BCKT trong chu trình
kiểm toán tài chính. Kỹ thuật này gồm ba nội dung: dự đoán (ước đoán số dư tài khoản, giá
trị chỉ tiêu, tỷ suất hay xu hướng), so sánh (đối chiếu số dự đoán trên với số liệu trên báo
cáo) và đánh giá (dùng kết hợp các phương pháp để phân tích và kết luận về các chênh lệch).
Kỹ thuật phân tích được chia ra làm ba (03) loại: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và

phân tích tỷ suất.
Thứ nhất, kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm những so sánh cơ bản như so sánh giữa
thực tế và kế hoạch hay dự toán, giữa chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu chung cho toàn ngành,
giữa số liệu của khách hàng và số liệu ước tính của kiểm toán viên…. Từ kết quả đó kiểm
toán viên sẽ tiến hành điều tra các chênh lệch lớn, qua đó sẽ phát hiện các sai sót trong
BCTC.
Thứ hai, phân tích xu hướng (phân tích ngang) là xem xét sự thay đổi theo thời gian của
số dư tài khoản, nghiệp vụ. Kiểm toán viên có thể so sánh số dư hay số phát sinh để từ đó
phát hiện những khoản biến động bất thường, để từ đó sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra chi
tiết.
Thứ ba, phân tích tỷ suất (phân tích dọc) là cách thức so sánh số dư các tài khoản hoặc các
loại nghiệp vụ. Qua phân tích này kiểm toán viên có thể biết được tình hình tài chính của
công ty được kiểm toán với các công ty khác trong cùng một ngành. Thông thường khi phân
tích tỷ suất cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suất đó.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Một trong những ưu điểm của kỹ thuật phân tích là tương đối đơn giản, có hiệu quả cao vì
tốn ít thời gian, chi phí thấp mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác và
có giá trị về mặt kế toán, giúp kiểm toán viên đánh giá được tổng thể mà không bị sa vào các
nghiệp vụ cụ thể. Tuy vậy, nếu các chỉ tiêu không có mối liên hệ với nhau thì việc phân tích
trở lên vô nghĩa. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu này phải đồng nhất về nội dung và phương pháp
tính. Ngoài ra, việc đánh giá chênh lệch khi phân tích sẽ sai lầm nếu như kiểm toán viên
chưa có sự hiểu biết về mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị kiểm toán cũng như thiếu
kinh nghiệm. Cuối cùng, đối với các khoản mục trọng yếu thì kiểm toán viên cần phải kết
hợp kỹ thuật phân tích với các kỹ thuật khác để có thể thu được bằng chứng thích hợp.
 Vận dụng các kỹ thuật thu thập BCKT trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH
PwC Việt Nam thực hiện
Các kỹ thuật kiểm toán được PwC Việt Nam vận dụng một cách linh hoạt, trong suốt ba giai
đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Mức độ sử dụng
các loại kỹ thuật đối với từng công đoạn của cuộc kiểm toán là khác nhau, và nó cũng phụ

thuộc vào bản chất kinh tế của khách hàng kiểm toán. Chi tiết về sự vận dụng các kỹ thuật
được mô tả ở Sơ đồ 1.1 trang 8.
 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, có vai trò quyết định
sự thành công của cả đoàn kiểm toán. Tại PwC Việt Nam, việc thu thập các bằng chứng
kiểm toán diễn ra khẩn trương ngay từ lúc đầu sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán. Các kỹ
thuật được sử dụng vì thế cũng khá đa dạng, gồm có phân tích, phỏng vấn, xác minh tài liệu
và quan sát.
Kỹ thuật phân tích được đánh giá là kỹ thuật hiệu quả trong suốt tiến trình của cuộc kiểm
toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, PwC Việt Nam sẽ yêu cầu công ty khách hàng
cung cấp cho bộ BCTC được lập tới thời điểm gần nhất. Kiểm toán viên sẽ tiến hành phân
tích xu hướng biến động của các khoản mục trong BCTC, xem xét tính phù hợp so với tình
hình kinh tế chung. Ví dụ như, thị trường viễn thông ngày càng chứng kiến sự cạnh tranh
khốc liệt, việc doanh thu của Công ty Viễn Thông X cứ tăng đều qua các năm là dấu hiệu
đáng được xem xét. Việc phân tích xu hướng giúp kiểm toán viên tập trung vào những biến
động bất thường, chưa được giải thích rõ để từ đó tập trung các công việc kiểm toán.


 
!"# 
"$ 
%&'%()*+, -./01  %&'%()*+
%&'%()*+, -./01 2 3456 
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Sơ đồ 1.1. Khái quát các kỹ thuật thu thập BCKT được sử dụng tại Công ty TNHH
PwC Việt Nam
Kỹ thuật phỏng vấn được sử dụng khá triệt để vì đây là kỹ thuật có thể mang lại khối lượng
thông tin lớn và chất lượng, giúp kiểm toán viên đạt được sự hiểu biết đáng kể về khách hàng
mình sẽ kiểm toán. Cụ thể, phỏng vẫn có thể giúp kiểm toán viên xác định được mức độ rủi

ro của những khoản mục trên báo cáo tài chính, để từ đó định hướng cho những thủ tục kiểm
toán sau này. Bên cạnh đó, sau khi phân tích xu hướng kiểm toán viên có thể phỏng vấn
khách hàng về những biến động bất thường trước khi đi sâu vào tìm hiểu. Một ví dụ khác của
sự vận dụng kỹ thuật phỏng vấn là việc tìm hiểu được phong cách quản lý và quan điểm của
người lãnh đạo về kiểm soát nội bộ, để từ đó đánh giá về môi trường kiểm soát của khách
hàng.
Xác minh tài liệu cũng là kỹ thuật được vận dụng ở mức độ trung bình khi mà việc phỏng
vấn thường kèm theo sự gia tăng đáng kể trong giá phí kiểm toán. Các tài liệu có thể được
lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước cung như từ khách hàng năm kiểm toán. Thông thường, tại

Xác
minh
tài
liệu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên thường thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua các
quy trình kiểm soát, sơ đồ tổ chức để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
Đối với một số khách hàng có tỷ trọng TSCĐ cao, kỹ thuật quan sát sẽ được sử dụng với
mục đích đưa ra những đánh giá bước đầu về phần hành TSCĐ (gồm cả XDCB). Kiểm toán
viên sẽ tiến hành tham quan nhà xưởng để có hiểu biết sơ bộ về tình trạng, các thức quản lý
TSCĐ cũng như tình hình XDCB.
 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Bắt đầu với kỹ thuật kiểm kê, PwC Việt Nam sử dụng kỹ thuật này để thu thập bằng chứng
về tính hiện hữu của không chỉ TSCĐ và HTK, mà còn của Tiền mặt (Tiền tại quỹ), các Giấy
tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu). Đối với doanh nghiệp sản xuất, khoản mục HTK và TSCĐ
luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể, do đó, việc tiến hành kiểm kiểm chúng là yêu cầu bắt buộc.
Thông thường, kiểm kê thường diễn ra vào cuối năm, tuy nhiên có một số doanh nghiệp tiến
hành kiểm kê vào thời điểm cách điểm kết thúc năm đến 1 tháng. Kiểm toán viên khi đó sẽ
phải lập bảng luân chuyển HTK để ra được sổ lượng kiểm kê vào 31/12. Đối với Tiền mặt,
do giá trị thường chiếm tỷ trọng nhỏ (trừ Ngân hàng), nên PwC Việt Nam thường tiến hành

kiểm kê đột xuất. Kiểm toán viên chỉ đóng vai trò quan sát quá trình kiểm kê của đơn vị, chứ
không trực tiếp tham gia, và không ký xác nhận vào Biên bản kiểm kê.
Nhắc đến kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng không thể không kể đến phân tích. Kỹ thuật
này đem lại hiệu quả cao với chi phí thấp. Phân tích xu hướng, phân tích tính hợp lý và phân
tích ngang được sử dụng triệt để. Thứ nhất, phân tích xu hướng được thực hiện bằng việc so
sánh sự biến động theo thời gian của từng khoản mục. Ví dụ là khi so sánh sự biến động của
doanh thu tại công ty X, kiểm toán viên thấy có sự tăng mạnh trong khi nền kinh tế vẫn chưa
thoát khỏi sự khủng hoảng. Khi đó, KTV sẽ tập trung tìm hiểu sự biến động lạ này. Thứ hai,
KTV có thể tiến hành so sánh số liệu dự toán và thực tế của đơn vị để phân tích sự hợp lý
trong các dữ liệu kế toán. Thứ ba, phân tích tỷ xuất đòi hỏi nhiều sự phán đoán và kinh
nghiệm của kiểm toán viên. Việc so sánh tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền với doanh
thu là rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp Y thỏa mãn: i) không có biến động lớn đối với
khoản tiền và tương đương tiền (cho vay, mua sắm TSCĐ); và ii) thời gian bình quân thu hồi
các khoản phải thu không thay đổi. Khi đó, doanh thu tăng là một yếu tố góp phần giải thích
cho sự gia tăng của khoản mục tiền và tương đương tiền.
Xác minh tài liệu được sử dụng tại tất cả các phần hành của cuộc kiểm toán. Kỹ thuật này tập
trung vào việc đo lường tính hiệu lực của hệ thống KSNB. Kiểm toán viên sẽ tiến hành xác
minh trực tiếp trên chứng từ để xem giao dịch được ghi nhận có tuân thủ quy trình kiểm soát
nội bộ của công ty. Ví dụ như, việc kiểm tra các phiếu yêu cầu mua hàng, đơn chào hàng gửi
đến nhà cung cấp có đầy đủ chữ ký hợp lệ chứng minh cho việc có thật của các khoản phải
trả. Ngoài ra, xác minh tài liệu cũng là kỹ thuật thu thập bằng chứng cơ bản trong kiểm tra

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
chi tiết, khi mà kiểm toán viên kiểm tra bộ chứng từ mua hàng để khẳng định tính đúng kỳ
trong việc ghi nhận tài sản và công nợ.
Tiếp đến là kỹ thuật phỏng vấn, được áp dụng nhiều khi kiểm toán viên muốn cập nhật
những hiểu biết về khách hàng, gồm có bản chất và các hoạt động kiểm soát chi phối, hoặc
muốn tìm hiều những điều bất thường trong dữ liệu kế toán của đơn vị (bút toán bất thường,
biến động lớn ). Các phần hành mà KTV thường áp dụng phỏng vấn là tiền và các khoản
tương đương tiền, TSCĐ, công nợ phải thu, phải trả.

Kỹ thuật thứ 5 là tính toán lại, được vận dụng rất triệt để cũng giống như kỹ thuật phân tích.
Việc tính toán lại sẽ được dựa tren dữ liệu nguồn từ doanh nghiệp cung cấp. Trước khi có thể
tính toán dựa trên nguồn này, KTV phải tiến hành một bước gọi là từ chối – chấp nhận
(Accept – Reject) nhằm đánh giá sự tin cậy của nguồn do khách hàng cung cấp. Sau đó,
KTV sẽ tính toán và so sánh kết quả của mình với số liệu của khách hàng. Nếu sự khác biệt
là nhỏ thì sẽ chấp nhận số liệu của đơn vị, nếu trọng yếu thì sẽ yêu cầu điều chỉnh. Các phần
hành hay áp dụng kỹ thuật tính toán là: Tính toán quy đổi ngoại tệ, khấu hao, chi phí lãi vay,
trả trước, doanh thu, giá vốn
Mặc dù được đánh giá là kỹ thuật tốn kém, nhưng gửi thư xác nhận là kỹ thuật thu thập bằng
chứng phổ biến được PwC Việt Nam sử dụng. Việc gửi thư xác nhận chỉ được thực hiện với
các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, gồm có Tiền và các khoản tương đương tiền, công nợ
phải thu, phải trả, các khoản đặt cọc, giao dịch và số dư với các bên liên quan Sau khi gửi
thư xác nhận, KTV sẽ thông qua công ty khách hàng để theo dõi tình trạng của từng thư để
có biện pháp kịp thời nhằm thu thập được đầy đủ mẫu xác nhận đã gửi đi.
Cuối cùng, quan sát là kỹ thuật ít được sử dụng hơn các kỹ thuật còn lại. Quan sát chủ yếu
được dùng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (như HTK có được đánh số, để ở những vị
trí dễ phân biệt, hay như có sự bất kiêm nhiệm trong chi tiêu tiền mặt hay không? ).
 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là sự tổng hợp và xem xét lại việc thu thập bằng chứng kiểm toán trên 2
phương diện: đầy đủ và hiệu lực. Do đó, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán chỉ
được thực hiện ở mức độ thấp, gồm có phân tích ,phỏng vấn và xác minh tài liệu
Kỹ thuật phân tích được áp dụng để phân tích xu hướng biến động của các khoản mục trên
BCTC đã được kiểm toán, qua đó đối chiếu với những phân tích ban đầu ở bước lập kế
hoạch kiểm toán. Phỏng vấn được tiến hành thông qua các cuộc họp (clearance meetings)
giữa các Ban lãnh đạo của công ty khách hàng và PwC. KTV sẽ tiến hành phỏng vấn Ban
lãnh đạo của công ty khách hàng về sự ghi chép kế toán ví dụ như sự phân loại quyền sử
dụng đất vào chi phí trả trước dài hạn hay vì TSCĐ vô hình. Xác minh tài liệu chủ yếu liên
quan đến xác minh thư giải trình của nhà quản lý và các sự kiện phát sinh sau niên độ. KTV

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh

yêu cầu Ban lãnh đạo cam kết rằng BCTC đã được lập theo chế độ hiện hành, và xem xét các
sự kiện sảy ra sau ngày lập BCTC để có những đánh giá chính xác hơn.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH PWC
THỰC HIỆN TẠI CÁC KHÁCH HÀNG
Tiếp nối Mục 1.2 Chương I khái quát về sự vận dụng các kỹ thuật kiểm toán tại Công ty
TNHH PwC Việt Nam, Chương II em xin đi vào chi tiết việc vận dụng các kỹ thuật này tại 2
khách hàng, đó là Công ty TNHH X và Công ty TNHH Y. Bảng sau tập hợp những thông tin
cơ bản chung, sẽ được sử dụng để phân tích sự vận dụng các kỹ thuật kiểm toán.
Bảng 2.1. Thông tin cơ bản của Công ty TNHH X và Công ty TNHH Y
Tiêu chí Công ty TNHH X Công ty TNHH Y
Lĩnh vực
Sản xuất và gia công cánh máy bay
(sản xuất)
Hoạt động trong lĩnh vực viễn thông
(dịch vụ)
Quy mô
Trung bình, tổng tài sản trên 100 tỷ
đồng
Rất lớn, tổng tài sản trên 9000 tỷ
đồng
Loại hình
DN
TNHH, công ty con bị sở hữu 100%
bởi 1 công ty nước ngoài
TNHH, công ty con bị sở hữu 100%
của 1 công ty nước ngoài
Doanh thu

Duy nhất từ các hợp đồng của công
ty mẹ. 100% thành phẩm xuất khẩu
Cung cấp dịch vụ cho người tiêu
dùng Việt Nam
Đồng tiền
báo cáo
VNĐ VNĐ
Mặc dù đồng tiền báo cáo là VNĐ, song do PwC Việt Nam tiến hành kiểm toán trên BCTC
bằng đồng USD trước và sẽ quy đổi ra VNĐ sau. Do đó, trong các giấy tờ làm việc của X,
đơn vị tiền tệ sử dụng sẽ là USD.
 Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm
toán tại Công ty TNHH PwC Việt Nam
Với mục đích làm cho bài chuyên đề trở lên khoa học hơn và tiện theo dõi, cấu trúc phần này
và các phần tương tự về sau sẽ được trình bày theo từng khách hàng, chứ không đi vào từng
kỹ thuật.
 Công ty TNHH X
Bốn kỹ thuật thu thập BCKT được KTV tại PwC Việt Nam sử dụng trong trường hợp này
gồm có: phân tích, xác minh tài liệu, phỏng vấn và quan sát. Sau đây em xin đi vào từng kỹ
thuật.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
 Phân tích
Kỹ thuật phân tích được sử dụng để đưa ra những đánh giá ban đầu về hình hình tài chính
của doanh nghiệp so với năm trước liền kề. Việc phân tích được tiến hành trên Bảng cân đối
kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Rõ ràng, việc phân tích sự biến động của các chỉ tiêu
thời kỳ đem lại kết quả có ý nghĩa hơn so với các chỉ tiêu thời điểm. Do đó, em xin trình bày
sự vận dụng kỹ thuật này trong việc phân tích ban đầu xu hướng biến động của các chỉ tiêu
trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
PwC Việt Nam có tiến hành kiểm toán giữa niên độ cho Công ty TNHH X, do đó dữ liệu kế
toán sẽ được lấy đến thời điểm kiểm toán giữa niên độ (31/8/2013). Để có thể phân tích sự

biến động của các chỉ tiêu này so với năm trước, KTV cần đảm bảo tính so sánh được giữa 2
dữ liệu. Để đạt được điều này, KTV sẽ tiến hành ngoại suy (extrapolate) dữ liệu 31/8/2013
để ra được số liệu ước tính cho 31/12/2013. Bảng 2.2 trang 13 cho thấy sự biến động của các
chỉ tiêu trên BCKQKD của Công ty TNHH X.
Việc ngoại suy số liệu từ 1.1.2013 đến 31.8.2013 được thực hiện một cách đơn giản với giả
định những chỉ tiêu này biến động đều theo thời gian. Số liệu tính cho 3 tháng cuôi năm sẽ
bằng 1/3 lần số liệu 9 tháng đầu năm, từ đó sẽ tính ra được số liệu ước tính cho cả năm tài
chính 2013.
Việc phân tích sẽ chỉ ra những biến đồng bất thường, và chúng sẽ cần được giải thích nếu
chúng có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Ví dụ như trong Bảng 2.2, doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ chỉ tăng 15% về mặt tương đối, nhưng về trị số tuyệt đối lại lên tới hơn
700.000 USD về mặt tuyệt đối. Kết quả phỏng vấn sơ bộ cho thấy sự tăng này là do số lượng
đơn đặt hàng từ công ty mẹ tăng từ 189 lên đến 300 (khoảng 58%). Cũng vì lý do tương tự,
những ghi chép của đơn vị chỉ ra rằng giá vốn hàng bán tăng gần 50%.
Tuy nhiên, ngay cả khi có sự tăng đột biến so với năm trước nhưng giá trị tuyệt đối lại không
có ảnh hưởng lớn, ví dụ như thu thập tài chính tăng gần 3 lần. Tương tự, việc tăng lên của
chi phí tài chính cũng không đáng kể trong quan hệ với các chỉ tiêu khác, KTV bỏ qua việc
tìm hiểu nguyên nhân của những sự gia tăng này.
Cột cuối cùng trong bảng phân tích này là việc giới hạn phạm vi kiểm toán (Scope in/out).
KTV sẽ căn cứ vào giá trị của những khoản mục này so với mức trọng yếu thực hiện (PM –
Performance Materiality). Nếu tổng phát sinh trong kỳ của các chỉ tiêu trên BCKQKD nhỏ
hơn PM, khi đó chúng sẽ được loại ra khỏi phạm vi kiểm toán (KTV chấp nhận số liệu do
khách hàng cung cấp.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
 Bảng 2.2. Ứng dụng kỹ thuật phân tích vào giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
tại Công ty TNHH XPhỏng vấn
Mẫu Biên bản họp lần đầu được bắt đầu với việc cập nhập những thay đổi quan trọng trong
năm kiểm toán, cụ thể là việc tìm hiểu kết quả hoạt động thực tế và những tiến bộ trong kinh
doanh chủ chốt.

Bảng 2.3. Trích biên bản họp lần đầu tại Công ty TNHH X
Engagement name: X Company Limited
Fiscal year: 1/1/2013 – 31/12/2013
EGA: 1000 – 2000 – Initial meetings with client
Objective: to update understading on nature of client’s business
Productitity and YTD results
Year to date result of X is very positive and X believes that the Company will achive the
target for FY13. The capacity of the current factory is 500SS/year with condition of
installing a further assembly line. Sine 777-plan is a separate production, X needs more
space and a 2nd factory is needed.
Warranty claims YTD
No customer claims happened so far. In case of any claims, customers will claim the
parent company, then it will claim back to X. Since the status is the same as FY2012
where provision on warranty is made, the qualified audit opinion on the warranty claim
migh be remained in this year.

Code Description
1 Sales
2 Less deductions
10 Net sales
11 Cost of sales
20 Gross profit
21 Financial income
22 Financial expenses
24 Selling expenses
25 General and administration expenses
30 Operating profit
31 Other income
32 Other expenses
40 Net other income

50 Net accounting profit before tax
51 Business income tax - current
52 Business income tax - deferred
60 Net profit/(loss) after tax
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Việc phỏng vấn về năng suất hoạt động quả Công ty X trong năm đóng góp phần quan trọng
trong việc xác định rủi ro xảy ra gian lận. Trường hợp năm 2013 của X cho thấy kết quả kinh
doanh tạm thời là khá tích cực, Công ty hoàn toàn có thể đạt được chỉ tiêu đặt ra. Do đó, rủi
ro của việc xảy ra gian lận trong số liệu của đơn vị là thấp.
Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra rằng Công ty có tiến hành xây dựng nhà máy mới để sản xuất
cho những đơn đặt hàng của máy bay Boeing 777. KTV qua đó nhận thấy rằng sẽ có rủi ro
cao ở phần ghi nhận XDCB (Contruction in progress). Từ đó sẽ tập trung nhiều thủ tục kiểm
toán hơn ở phần này.
 Xác minh tài liệu
KTV tiến hành xác minh hợp đồng lao động để đánh giá về đạo đức và tính liêm chính của
Ban lãnh đạo. KTV cũng tiến hành đánh giá sự tham gia vào quản lý của những người trong
Ban lãnh đạo. Dưới đây là đoạn trích giấy tờ làm việc của KTV liên quan đến kỹ thuật xác
minh tài liệu.
Bảng 2.4. Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về kỹ thuật xác minh tài liệu
Engagement name: X Company Limited
Fiscal year: 1/1/2013 – 31/12/2013
EGA: 1000 – 2200 – understanding of internal control system
Objective: to update understading on client’s design effectiveness
Understanding and evaluation of design effectiveness
1. Ethics and integrity
There exists Labour Principle (Noi quy lao dong) approved by GD of X on 2008.
The principle regulated the requirements towards employees and some labour policy in the
Company such as working hours, recruitment process, principle, safety, confidentiality,
discipline and communication.
The Principle is communicated to each employee.

The Principle is applied to day-to-day operation of the Company
2. Participation by those charged with governance
There exists a board of member in X. The board of member is independent of activities of
the Company.
All of members are working for the parent company as Head or Deputy/Head of some
departments.
We assess that they are experienced and competent.
On yearly basis, GD submitted the audited FS to the Board of Member approval in the
BOM meeting.
Significant decision such as investing activities must be approved by BOM.
Internal audit from parent company also visit the Company
 Quan sát

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Kỹ thuật quan sát ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chỉ được thực hiện ở mức độ thấp, chủ
yếu được dùng để đánh giá sơ bộ về TSCĐ và XDCB dở dang. KTV không tiến hành ghi
chép thành tài liệu kết quả của quá trình quan sát mà chỉ cần thông báo đến thành viên đoàn
kiểm toán đảm nhiệm phần hành tương ứng. Ví dụ như, Công ty TNHH X năm nay có tiến
hành xây dựng thêm nhà máy để đáp ứng đơn đặt hàng. Khi đó, việc kiểm toán phần hành
XDCB cần được thực hiện với mức độ thận trọng thích đáng.
 Công ty TNHH Y
Tương tự như X, 4 kỹ thuật cũng được trình bày ở trên cũng được áp dụng trong kiểm toán
BCTC của Y cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013.
 Phân tích
Tương tự như Công ty TNHH X, PwC Việt Nam cũng tiến hành kiểm toán giữa niên độ đối
với khách hàng Y. Việc kiểm toán này nhằm mục đích chủ yếu là giảm gánh nặng và áp lực
đối với đợt kiếm toán cuối năm. Bảng 2.5 trang 17 phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu
trên BCKQKD của Công ty TNHH Y.
Bảng phân tích cũng chỉ ra rằng doanh thu hoạt động tài chính của Công ty Y đã chứng kiến
sự giảm mạnh hơn một nửa, tương đương với số tuyệt đối là 19 tỷ đồng. Rõ ràng, đây là một

biến động lớn, cần được điều ra kịp thời. Trái lại, chi phí tài chính cho thấy sự giảm nhẹ, chỉ
hơn 50 triệu đồng, quá nhỏ so với SUM (trên 2 tỷ). Do đó, KTV quyết định chấp nhận hoàn
toàn số liệu của đơn vị mà không cần phải thực hiện bất cứ thủ tục kiểm toán nào nhằm xác
minh số liệu này.
So sánh 2 bảng phân tích trên ta thấy có sự khác biệt là ở Công ty TNHH Y không xuất hiện
mã 51 Thuế TNDN hiện hành. Lý do là bởi vì Công ty TNHH Y được miễn thuế 2 năm tính
từ năm có lợi nhuận (2012). Vì vậy, bảng phân tích của Công ty TNHH Y chỉ dừng ở chỉ tiêu
mã 50.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Bảng 2.5. Ứng dụng kỹ thuật phân tích vào giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Y
Engagement name: Y Company Limited
Fiscal year: 1/1/2013 – 31/12/2013
EGA: 1000 – 2100 – Initial Statistics
Objective: draw the movement trend of items on Income statement
Cod
e
Description
31/08/2013
VND
31/12/2013
VND
31/12/2012
VND
Variance Unusual
Scope
out?
Trial balance Extrapolated Audited +/- % Yes/No
Yes/N
o

1 Gross revenue 2,027,378,322,374 3,041,067,483,561 2,884,855,456,845 156,212,026,716 5.41 Yes No
2 Less deductions - - - - - No No
10 Net sales 2,027,378,322,374 3,041,067,483,561 2,884,855,456,845 156,212,026,716 5.41
11 Cost of services -1,307,002,955,884 -1,960,504,433,826 -2,057,420,276,023 96,915,842,197 (4.71) No No
20 Gross profit 720,375,366,490 1,080,563,049,735 827,435,180,822 253,127,868,913 30.59
21 Financial income 11,869,362,075 17,804,043,113 37,303,759,031 -19,499,715,918
(52.27
)
Yes No
22 Financial expenses -317,758,267 -476,637,401 -420,693,349 -55,944,052 13.30 No Yes
24 Selling expenses -130,803,340,747 -196,205,011,121 -292,435,910,185 96,230,899,064
(32.91
)
Yes No
25
General and
administration expenses
-224,440,403,120 -336,660,604,680 -252,045,591,973 -84,615,012,707 33.57 Yes No
30 Operating profit 352,944,502,281 529,416,753,422 319,836,744,346 209,580,009,076 65.53
40 Net other income 82,433,146 123,649,719 22,223,068,311 -22,099,418,592
(99.44
)
No No
50
Net accounting profit
before tax
353,026,935,427 529,540,403,141 342,059,812,657 187,480,590,484 54.81
Có thể thấy rằng việc tăng lên chỉ 5% của doanh thu là nhỏ song giá trị tuyệt đối lại cực kỳ lớn. Trong khi đó, thị trường viễn thông chứng kiến
sự cạnh tranh khốc liệt của 2 “ông lớn” và Viettel và VNPT. Phỏng vấn khách hàng cho thấy sự tăng này chủ yếu đến từ sự gia tăng mạnh của


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
dịch vụ tin nhắn SMS tiện ích. Đánh giá rằng lý do này chưa có căn cứ thuyết phục, KTV khi đó sẽ định hướng nhiều thủ tục để đánh giá tính
có thực của khoản doanh thu này.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
 Phỏng vấn
Tương tự như Công ty TNHH X, những vấn đề quan trọng của cuộc phỏng vấn đều được ghi
vào Biên bản họp lần đầu. Dưới đây là một đoạn trích liên quan đến phần rủi ro xảy ra gian
lận tại Y.
Bảng 2.6. Trích biên bản họp lần đầu tại Công ty TNHH Y
Engagement name: Y Company Limited
Fiscal year: 1/1/2013 – 31/12/2013
EGA: 1000 – 2000 – Initial meetings with client
Objective: to evaluate risk of fraud
Misstatements related to fraud (either in financial reporting or misappropriation of
assets)
Incentive/Pressure – Low: There is no bonus scheme, thus no incentive and staff
remuneration is relatively nor related to business performance.
Opportunity: The clien has done as much as possible to limit opportunity especially with
the existence and operation of internal audit department and proper segregation of duty in
business operation.
Rationale: There is no doubt on the management as well as other personel’s integrity and
ethics.
Suspicion of fraud in the business operations
No suspicion of fraudulent case or any personel committed fraud in the business operation
so far.
KTV phỏng vấn đơn vị về những chính sách thưởng liên quan đến kết quả hoạt động. Kết
quả cho thấy những khoản lương thưởng này không tồn tại trong năm kiểm toán. Do đó,
động lực của việc gian lận được đánh giá là thấp. Bên cạnh đó, quá trình phỏng vấn cũng chỉ
ra rằng doanh nghiệp có hệ thống KSNB hiệu quả, và không sai phạm nào được phát hiện

trong những năm gần đây. Từ đó, rủi ro của việc xảy ra gian lận được đánh giá là thấp.
 Xác minh tài liệu
Tương tự như Công ty TNHH X, KTV tiến hành xác minh tài liệu để đánh giá về môi trường
kiểm soát của công ty khách hàng. Xác mịnh tài liệu được thực hiện như Bảng 2.7 dưới đây
nhằm mục đích xác định quan điểm của nhà quản lý.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
Bảng 2.7. Trích giấy tờ làm việc của KTV về kỹ thuật xác minh tài liệu tại Y
Engagement name: Y Company Limited
Fiscal year: 1/1/2013 – 31/12/2013
EGA: 1000 – 2200 – understanding of internal control system
Objective: to update understading on client’s design effectiveness
Understanding and evaluation of
design effectiveness
Evidence of control
A. Management's philosophy and
operating style
Management of Y is monitored and
evaluated by the parent company. Reports
on business performance are regularly
submitted to the group for review.
Controls are in place over key business
cycles such as sales, purchasing,
inventory and treasury.
CEO manages the operational activities of
Y. Weekly board meetings are held to
review working results and business plan.
Quarterly, Co-ordination Committee
holds meeting to agree strategic point by
issuing resolution.

A.Evaluate
We review 2013 Budget and note the
following:
Each department will submit their budget for
FY13 based on their actual result in 2012 and
target in 2013 to BoM. CFO and CEO will
review together with Head of each Department.
Once completed, 2012 Budget will be sent to
parent company for reviewing. Any
amendments/updates will be notified to Y. The
final budget will be released after two parities
reach agreement.
We review Resolutions and note that there are
two Coordination Committee resolutions
during the year FY13 to date.
We noted that the budget is properly prepared
and up to now the client perform well as
budget.
 Quan sát
Kỹ thuật quan sát ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chỉ được thực hiện ở mức độ thấp, chủ
yếu được dùng để đánh giá sơ bộ về TSCĐ. Tương tự như X, KTV không tiến hành ghi chép
thành tài liệu kết quả của quá trình quan sát mà chỉ cần thông báo đến thành viên đoàn kiểm
toán đảm nhiệm phần hành tương ứng.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh
 Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm
toán tại Công ty TNHH PwC Việt Nam
Về bản chất, kiểm toán chính là việc thu thập bằng chứng để làm cơ sở cho kết luận đưa ra.
Với tính chất là giai đoạn chủ chốt trong một cuộc kiểm toán, đa số các BCKT đều được thu
thập ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. Do đó, tất cả các kỹ thuật kiểm toán đều được vận

dụng triệt để tại giai đoạn này. Cấu trúc phần này được thực hiện tương tự như phần 2.1.
 Công ty TNHH X
Giai đoạn thực hiện kiểm toán tại X có sự xuất hiện của tất cả các kỹ thuật phương pháp
kiểm toán, bắt đầu bằng Kiểm kê (ngày 27/12/2013), được mô tả như dưới đây.
2.2.1.1 . Kiểm kê
Kiểm kê là kỹ thuật thu thập bằng chứng bắt buộc đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất. KTV không chỉ tiến hành kiểm kê HTK, TSCĐ mà còn cả Tiền mặt tại quỹ,
các giấy tờ có giá Mọi thứ có hình thái vật chất cụ thể đều có thể là đối tượng của kiểm kê.
Tại khách hàng X, KTV tiến hành kiểm kê 3 đối tượng: TSCĐ, HTK và Tiền mặt. Giấy tờ
làm việc của KTV trong quá trình kiểm kê là một danh sách các yếu tố cần kiểm tra
(Physical Counting Checklist). Danh sách này hướng dẫn chi tiết các công đoạn KTV cần
phải làm. Ví dụ như, đánh giá về các thủ tục kiểm kê của đơn vị gồm có: liệu đội giám sát
kiểm kê có hoạt động hiệu quả, người đếm tiến hành theo một trình tự có hệ thống hay
không Do khối lượng thông tin của Danh sách này khá lớn nên em xin không trích dẫn
chúng.
08 Tài sản cố định
Tại X, KTV cùng các thành viên đại diện của khách hàng (01 Kế toán viên, 01 Thủ kho) tiến
hành kiểm kê. Trong quá trình đếm, nếu thấy nghi ngờ có sai sót, KTV khi đó sẽ đề nghị DN
đếm lại. Biên bản kiểm kê được khách hàng lập phải có đủ chữ ký của Thủ kho và Kế toán
viên, và có mẫu như sau.
Theo hướng dẫn vê kiểm kê trong PwC Guide, tùy vào từng trường hợp KTV phải tiến hành
chọn mẫu để kiểm kê. Việc kiểm kê được tiến hành theo trình tự từ sổ xuống thực tế (tag to
floor) và từ thực tế lên sổ (floor to tag). Số lượng mẫu phổ biến là 15:15 (15 cho mỗi hình
thức kiểm kê), 30:30, 45:45, 60:60. Một số trường hợp đặc biệt, KTV có thể sử dụng những
tỷ lệ không bằng nhau, ví dụ như 20:40. Bảng 2.9 trang 21 và bảng 2.10 trang 22 mô tả kết
quả kiểm kê của KTV (15:15).
Kiểm toán viên lựa chọn 15 mẫu trên sổ để đối chiếu với thực tế, gồm có: TSCĐ có tồn tại,
TSCĐ có đang sử dụng, vị trí của TSCĐ, hiện trạng tài sản (tốt hay có hỏng hóc). Ngược lại,

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Tuấn Anh

15 mẫu KTV chọn từ thực tế sẽ được đối chiếu lên sổ thông qua Tham chiếu để đảm bảo tính
Đầy đủ của TSCĐ.
Bảng 2.8. Biên bản kiểm kê TSCĐ
Engagement name: X Company Limited
Fiscal year: 1/1/2013 – 31/12/2013
EGA: 4100 – 1000 – Fixed asset
Objective: to ensure Existence/Occurence and Completeness assertions of FA
Conclusion: No exception noted
Đơn vị: Công ty TNHH X
Bộ phận: Xưởng sản xuất
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Hôm nay, vào hồi 9h, ngày 27 tháng 12 năm 2013. Ban kiểm kê gồm:
 Ông Nguyễn Văn A – Thủ kho;
 Bà Trần Thị B – Kế toán TSCĐ.
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
STT Tên Mã Số
Nơi sử
dụng
Số
lượng
trên sổ
Số
lượng
kiểm kê
Chênh
lệch
Ghi chú
1
Fuji Xerox Docucentre–II C2200
(Copy - Print - Scan - Fax)

FA 001 Office 3 3 0 Không
2
Polycom System
Hệ thống truyền trực tiếp Polycom
FA 002 Office 2 2 0 Không

Thủ kho Kế toán
Nguyễn Văn A Trần Thị B
98 Hàng tồn kho
Kiểm kê hàng tồn kho có nhiều điểm tương đồng với kiểm kê TSCĐ. Kiểm toán viên cũng
tiến hành chọn mẫu để kiểm kê theo tỷ lệ như đã trình bày trên phân TSCĐ. Một điểm khác
là bên cạnh việc kiểm kê HTK, KTV còn phải thực hiện một thủ tục khác để kiểm toán các
cơ sở dẫn liệu, gồm có tính đúng kỳ, định giá. Đối với tính đúng kỳ, kiểm toán viên sẽ tiến
hành phỏng vấn qua thu kho về có hàng hóa nào đã bán nhưng vẫn để trong kho, hay những
hàng nào nhận giữ hộ Định giá cũng được thực hiện thông qua việc phỏng vấn qua thủ
kho về hàng hóa bị hỏng hóc, hết hạn sử dụng, chậm luân chuyển


×