Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 89 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o

NGUYỄN MỸ HƢƠNG



THU HÚT DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT
TRIỂN SẠCH TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH




Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o


NGUYỄN MỸ HƢƠNG



THU HÚT DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT
TRIỂN SẠCH TẠI TRUNG QUỐC VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ KIM ANH



Hà Nội – 2014

i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Các Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế
- Đại Học Quốc Gia Hà nội đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo môi trường điều kiện
thuận lợi nhất trong quá trình học tập.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bảy tỏ lời cảm ơn tới PGS. TS Nguyễn
Thị Kim Anh đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi cập nhật thông

tin, số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn đến Cục
khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; Phòng CDM – Quỹ bảo vệ môi trường Việt
Nam – Bộ tài nguyên và môi trường.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Thu hút dự án theo cơ chế phát triển sạch tại
Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của cá
nhân tôi. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn
và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.

ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của Đề tài Luận văn 1
2. Tình hình nghiên cứu 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 6
6. Đóng góp mới của luận văn 7
7. Cấu trúc của luận văn 8
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CDM VÀ DỰ ÁN
CDM 9
1.1 Giới thiệu nghị định Kyoto và cơ chế phát triển sạch (CDM) 9
1.1.1. Nội dung chính trong nghị định thư Kyoto 9

1.1.2. Giới thiệu về cơ chế phát triển sạch (CDM). 11
1.2 Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc thu hút các dự án CDM. 13
1.2.1 Điều kiện áp dụng dự án CDM 13
1.2.2 Điều kiện bổ sung của dự án CDM 14
1.2.3 Điều kiện sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án CDM. 15
1.3 Tác động của CDM đối với nƣớc chủ nhà và nƣớc đi đầu tƣ 16
1.3.1 Đối với nước chủ nhà: 16
1.3.2 Đối với nước đi đầu tư: 17
1.3.3 Đối tác đầu tư: 17

iii
CHƢƠNG 2: THU HÚT DỰ ÁN CDM CỦA TRUNG QUỐC 18
2.1. Thực trạng thu hút dự án CDM ở Trung Quốc 18
2.1.1 Số lượng, quy mô dự án CDM ở Trung Quốc 18
2.1.2 Tác động của việc thực hiện dự án CDM đối với Trung Quốc 29
2.2. Yếu tố ảnh hƣởng tới thu hút dự án CDM của Trung Quốc 34
2.2.1 Biện pháp và chính sách liên quan đến dự án CDM 34
2.2.2 Quản lý hành chính dự án CDM 37
2.2.3 Thủ tục phê duyệt CDM 40
2.3 Đánh giá chung 43
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT DỰ ÁN CDM Ở VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 47
3.1 Tổng quan tình hình thu hút dự án CDM ở Việt Nam 47
3.1.1 Số lượng và các loại dự án CDM đã được EB phê duyệt tại Việt Nam 47
3.1.2 Các đối tác tham gia dự án CDM tại Việt Nam 51
3.2 Các chính sách Việt Nam đang áp dụng 56
3.2.1 Quản lý hành chính và thủ tục phê duyệt dự án CDM 56
3.2.2 Chính sách liên quan đến dự án CDM 57
3.3 Các rào cản Việt Nam đang gặp phải trong quá trình thực hiện dự án
CDM 62

3.3.1 Rào cản về hành chính và lập pháp: 62
3.3.2 Rào cản về kinh doanh: 63
3.3.3 Rào cản về nguồn nhân lực: 66
3.4 Tác động của việc thực hiện dự án CDM đối với Việt Nam 67
3.5 Hàm ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc 70
3.6. Kết luận 75
3.6.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 75
3.6.2 Một số hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết
tắt
Tên tiếng anh
Tên tiếng việt
BOCM
Bilateral Offset Credit Mechanism
Cơ chế tín chỉ bù trừ các-
bon song phương
CDM
Clean Development Mechanism
Cơ chế phát triển sạch
CERs
Certified Emission Reductions
Chứng chỉ giảm phát thải
DNA
Designated national Authority
Cơ quan quốc gia về CDM

DOE
Designated operations Entity
Cơ quan điều hành CDM
EB
Emission Board
Ban chấp hành quốc tế về
CDM
EUROSTAT
European statistic
cơ quan thống kê châu âu
GHG
Greenhouses Gases
Khí gây hiệu ứng nhà kính
IET
International Emission Trading
Buôn bán phát thải quốc tế
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
IPCC
Intergovernmental Panel on
Climate Change
Ủy ban Liên chính phủ về
Biến đổi Khí hậu
IRR
Internal Rate of Return
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
ISO
Internaitonal Organization for
Standardisation

Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa
JI
Joint Implementation
Đồng thực hiện
LCF
Low-Carbon foreign direct
investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
carbon thấp
OECD
Organization for Economic
Cooperation & Development
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế

v
Chữ cái viết
tắt
Tên tiếng anh
Tên tiếng việt
Ppm
Parts per million
Đơn vị đo mật độ thường
dành cho các mật độ tương
đối thấp = một phần triệu
(ppm = 1/1.000.000 =
10
4
%)

R&D
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
TNCs
Transnational Corporations
Các Công ty đa quốc gia
UNCTAD
United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn thương mại và
phát triển của liên hiệp
quốc
UNEP
United Nati
ons Environment Programme
Chương trình môi trường
của liên hiệp quốc
UNFCCC
United Nations Framework
Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên
hiệp quốc về biến đổi khí
hậu
VAFIE
Vietnam‟s Association of foreign
invested enterprises
Hiệp hội doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài
WTO
World Trade Organisation

Tổ chức thương mại thế
giới
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới

 Dự án theo cơ chế phát triển sạch sau đây được gọi là Dự án CDM




vi
DANH SÁCH BẢNG
Số thứ
tự bảng
Nội dung bảng
Số Trang
2.1
Các loại dự án đăng ký CDM ở Trung Quốc.
22
2.2
Phân bổ người mua CERs của 751 dự án tính đến
3/2010 ở Trung Quốc.
26
2.3
Đặc điểm của các Dự án CDM thành công ở Trung
Quốc.

27-29
2.4

Các chỉ số đánh giá về lợi ích môi trường và phát
triển bền vững
33
2.5
20 dự án đầu tiên trong lĩnh vực tiết kiệm năng
lượng hiệu quả tính đến 12/2011 ở Trung Quốc.
34
2.6
Các hoạt động dự án đã được EB cho đăng ký dự án
CDM, phân loại theo lĩnh vực (tính đến 31/10/2012
ở Trung Quốc.
43-44
3.1
Danh sách các dự án CDM đã được EB cấp CERs
tại Việt Nam, tính đến 31/10/2012.
48-49
3.2
Các hoạt động dự án CDM của Việt Nam, phân loại
theo lĩnh vực, tính đến 31/10/2012.
49
3.3
Các đối tác đầu tư vảo 22 dự án CDM ở Việt Nam,
tính đến 31/10/2012.
51-55
3.4
Danh sách các quyết định, thông tư về các hoạt
động CDM ở Việt Nam đến 2012.
58-60
3.5
Thời gian cần thiết để triển khai các hoạt động

CDM ở Việt Nam
64-65
3.6
Một số rào cản đang được cải thiện ở Việt Nam
66-67





vii
DANH SÁCH HÌNH
Số thứ
tự hình
Nội dung hình
Số Trang
2.1
Tích lũy CERs năm 2012 của 751 dự án đăng ký ở
Trung Quốc và số dự án đăng ký theo loại 3/2010
18
2.2
Các dự án đăng ký CDM phân bố theo tỉnh
19
2.3
Đăng ký dự án CDM và CERs dự kiến phân bổ theo
tỉnh
20
2.4
Dự án CDM đăng ký theo ngành ở Trung Quốc
21

2.5
Các loại chủ sở hữu nội địa Trung Quốc được DNA
phê duyệt dự án
24
2.6
Số Dự án CDM có sự tham gia của các công ty tư vấn
trong nước.
24
2.7
Phân bố theo lĩnh vực các Dự án CDM có TT ở Trung
Quốc
30
2.8
Phân bổ đầu tư theo khu vực ở Trung Quốc
31
2.9
Phân bổ số lượng các Dự án đầu tư tính đến 12/2012 tại
Trung Quốc
32
2.10
Cấu trúc quản lý CDM ở Trung Quốc
37
2.11
Thông tin về 132 chuyên gia trong lĩnh vực Khí sinh
học ở Trung Quốc
39
2.12
Các bước thực hiện dự án CDM
42
2.13

Số dự án CDM được đăng ký theo các nước chủ nhà
đến 31/10/2012
44
2.14
Số CERs đã được phát hành cho các nước chủ nhà đến
31/10/2012
44
3.1
Cơ cấu phê duyệt các dự án CDM ở Việt Nam
56
3.2
Sơ đồ tổ chức quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
61
3.3
Thời gian trung bình kể từ khi đăng ký dự án đến ngày
phát hành CERs đầu tiên ở Trung Quốc và thế giới.
65
3.4
Giá CER từ Quý III/2008 đến Quý III/2012
68

1
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài Luận văn
Biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của các loài
sinh vật trên trái đất. Biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà
còn là thách thức về kinh tế, xã hội của nhân loại mà con người phải đối mặt để giải
quyết.
Các nhà khoa học lý giải, biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí
hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời

gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá
trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển, thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô
nhiễm.
Theo báo cáo của cơ quan phân tích rủi ro Maplecroft (Anh) nhận định. Việt
Nam đứng thứ 13 trong số 16 nước hàng đầu sẽ phải chịu tác động mạnh của hiện
tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới. Trong bản báo cáo phân tích tình
hình và nguy cơ của 170 quốc gia vừa công bố, Maplecroft kết luận trong số những
quốc gia sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nhất trong 3 thập kỷ tới đây, đứng
đầu bảng là các nước vùng Nam Á gồm Bangladesh, Ấn Độ, Madagascar, Nepal.
Tiếp theo là một số quốc gia Đông Phi và Đông Nam Á, theo thứ tự từ nặng đến
nhẹ: Mozambic, Philippines, Zimbabwe, Mianama, Ethiopia, Campuchia, Việt
Nam, Thái Lan, Malawi. (the Indian Express đưa tin 10/2011).
Việc bỏ tiền ra khôi phục thiệt hại sau những thiên tai đã làm thâm hụt vào
ngân sách các Quốc gia. Theo Nicolas Stem, nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu
của Ngân hàng thế giới (Báo cáo 2010 của WB), thì trong vòng 10 năm tới (2010-
2020), chi phí thiệt hại do Biến đổi khí hậu gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng
7.000 tỷ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm
khoảng 5-20% GDP, còn nếu chúng ta có những ứng phó tích cực để ổn định khí
nhà kính ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ còn khoảng 1% GDP.

2
Đối phó với sự biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, lương thực là mục
tiêu cấp bách của thiên niên kỷ này và đòi hỏi nhiều nỗ lực của cộng đồng và cam
kết của toàn thế giới. Rất nhiều các hội nghị quốc tế đã được tổ chức để đưa ra
những kêu gọi khẩn cấp cho một bản hiệp ước chung về vấn đề này. Nghị định thư
Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí
hậu của Liên hiệp quốc (United Nation Framework Convention on Climate Change)
với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí
kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba (3rd

Conference of the Parties) tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2
năm 2005.
Mục tiêu cuối cùng của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí
hậu là để đạt được sự ổn định về khí nhà kính, nồng độ trong khí quyển ở một mức
độ sẽ phải ngăn chặn can thiệp nguy hiểm của con người với hệ thống khí hậu.
Theo nghị định thư Kyoto (1997) các nước trên thế giới được phân chia các
nước thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1 (Annex I): gồm các nước phát triển với lượng phát thải khí nhà
kính rất lớn, cam kết giảm phát thải GHGs.
+ Nhóm 2 (Non Annex I): các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam,
chưa phải cam kết giảm phát thải khí nhà kính.
Để tạo điều kiện cho các nước thuộc phụ lục I có thể thực hiện được cam kết
giảm phát thải của mình, Nghị định thư Kyoto thiết lập ba “cơ chế mềm dẻo”: (i)
Cơ chế đồng thực hiện (JI), (ii) Cơ chế mua bán phát thải (ET) và Cơ chế phát triển
sạch (CDM).
CDM là cơ chế có liên quan tới các nước đang phát triển, cho phép nhóm
nước thuộc phụ lục I đầu tư vào các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát
triển để tận dụng mức chi phí rẻ hơn so với thực hiện tại chính quốc gia đó. Các
nước phát triển thì thông qua dự án CDM có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, công nghệ sạch thân thiện với môi trường và đáp ứng được mục tiêu
phát triển bền vững.

3
Như vậy các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở các nước
Annex I thực hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và đổi lại,
các doanh nghiệp này nhận được tín dụng dưới dạng “giảm phát thải được chứng
nhận” (CER) và được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải đã cam kết của các nước này.
Theo đó, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các biện
pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ… với chi phí tốn kém hơn; các nước
công nghiệp hoá được phép thực hiện một phần cam kết thông qua thực hiện một số

dự án CDM vào các nước đang phát triển. Bằng cách này, các dự án CDM đem lại
lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai phía - phía các nước thuộc phụ lục I (các
nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang phát triển (các nước tiếp nhận dự án
CDM).
Việt Nam không thuộc các nhóm nước phụ lục I, không phải cam kết cắt
giảm lượng phát thải khí nhà kính, song Việt Nam lại là một trong những nước chịu
ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, Việt Nam đã
chính thức gia nhập Nghị định thư Kyoto từ 25 tháng 9 năm 2002.
Tính đến ngày 4/3/2013, Việt Nam có 233 dự án được Ban chấp hành quốc
tế về CDM của Liên hiệp quốc (CDM-EB) cho đăng ký là dự án CDM, trong đó có
22 dự án CDM được CDM-EB phê duyệt. Tuy nhiên cho đến nay mới có 9 loại
ngành nghề tham gia đăng ký dự án CDM như Công nghiệp, năng lượng (tái tạo và
không tái tạo), Nhu cầu năng lượng, Công nghiệp sản xuất, vận tải, khai thác
khoáng sản, xử lý chất thải, trồng rừng/tái trồng rừng và nông nghiệp. Các dự án
CDM của Việt Nam được phê duyệt mới chủ yếu là các dự án thủy điện nhỏ và vừa,
các hoạt động dự án CDM ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh nhưng số lượng
dự án được thẩm định thành công và được phê duyệt là rất ít so với tiềm năng. Thực
trạng này đặt ra nhiều câu hỏi, tình hình thu hút dự án CDM đang gặp phải vướng
mắc gì? Đây là bài toán cần được giải quyết triệt để nhằm giúp thị trường CDM ở
Việt Nam có được sự phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Vì vậy việc
nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm thực hiện CDM tại các quốc gia đi tiên phong
và đã thành công trên thế giới là cần thiết.

4
Trung Quốc, một nước láng giềng có nhiều điều kiện về địa lý và quá trình
phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và được đánh giá là một trong những
quốc gia thu hút, thực hiện dự án CDM thành công nhất trên thế giới.
Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực này có ý nghĩa to
lớn về lý luận và thực tiễn với Việt Nam, để tăng cường thu hút dự án CDM cho
mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu
Sau khi nghị định thư Kyoto được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại
Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba (3rd Conference of the Parties) khi các bên
tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm
2005, việc thực hiện Dự án CDM tại các quốc gia đang phát triển là một chủ đề
được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tùy thuộc vào mục đích
nghiên cứu mỗi công trình tập trung vào những nội dung và có cách tiếp cận khác
nhau.
Zhang Zhongxiang, (2/2013) nghiên cứu “Hướng tới việc thực hiện hiệu quả
các dự án cơ chế phát triển sạch ở Trung Quốc” đã tìm ra phương thức để thực hiện
một cách hiệu quả các dự án CDM tại Trung Quốc, bao gồm các phương thức xây
dựng dự án CDM tiềm năng với các nhà tài trợ song phương và đa phương. Tuy
nhiên các đề xuất mang tính ứng dụng trong việc phê duyệt và triển khai thực hiện
dự án CDM ở Trung Quốc mà chưa đề cập tới các điều kiện tham gia dự án CDM,
phân phối khoản thu từ quỹ CDM, phổ biến kiến thức cho chính quyền địa phương
và các nhà phát triển dự án theo từng ngành, từng khu vực địa lý.
Changhua Wu, Greater (9/2012) đã tiến hành đánh giá độc lập các bài học
kinh nghiệm thực hiện dự án CDM từ 2007 cho đến nay ở Trung Quốc và để chỉ ra
làm thế nào CDM có thể tiếp tục đóng một vai trò quan trọng sau năm 2012 .
Nghiên cứu này được trình bày trong ba báo cáo chính về tác động của CDM, quản
trị của CDM, và bối cảnh tương lai cho CDM. Tuy nhiên Changhua Wu chỉ tập
trung vào phát triển CDM bền vững và việc thiết lập cơ chế hợp tác tiềm năng với

5
Quỹ khí hậu xanh và giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái thoái rừng trong CDM
và chưa đề cập đến các ngành nghề khác có tiềm năng làm dự án CDM.
Phạm Văn Hảo (2012) phân tích tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới,
những vấn đề lý luận và thực tiễn thực thi cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu tại
Việt Nam, Tác giả đã nêu và phân tích những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện
các quy định pháp luật về tài nguyên, môi trường và cơ chế phát triển sạch ở Việt

Nam. Nghiên cứu đã tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Trung Quốc, Ấn độ và
Barazil trong lĩnh vực CDM để đi sâu phân tích về việc thực hiện các cam kết quốc
tế về biến đổi khí hậu ở Việt Nam như: Mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Pháp luật Việt Nam về hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật môi trường; Pháp luật về bảo vệ không khí – bảo vệ tài nguyên nước – tài
nguyên rừng – tài nguyên khoáng sản ; Các chế tài hành chính, hình sự trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường; Pháp luật về cơ chế CDM.
Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước về CDM trên
đây, bên cạnh các quy phạm, nghiên cứu mang tính định lượng về CDM, các học
giả đã áp dụng quan điểm về quan hệ quốc tế để phân tích tác động của CDM,
phương thức quản trị của CDM của quốc gia và sự ảnh hưởng của các yếu tố về thể
chế, hay hành động của chính phủ nói chung và chính phủ Trung Quốc nói riêng.
Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu là những nghiên cứu đi sâu vào việc ứng dụng
CDM trong các ngành tiềm năng như nông nghiệp, chế biến nông sản, lâm
nghiệp và hệ thống hóa các văn bản pháp lý quốc tế về chống biến đổi khí hậu,
hoàn thiện các quy định pháp luật về môi trường và CDM tại Việt Nam.
Vì vậy bổ sung và làm rõ những vấn đề còn chưa nghiên cứu hoặc nghiên
cứu mới ở mức độ bước đầu và đề xuất chính sách thu hút các dự án CDM ở Việt
Nam, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ sạch
và thân thiện với môi trường, đồng thời thu hút nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia
trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu là mục tiêu của luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:

6
Luận văn nghiên cứu tình hình thu hút các dự án CDM ở Trung Quốc để rút
ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.
- Câu hỏi nghiên cứu: thu hút dự án CDM của Trung Quốc trong giai đoạn từ 2007
đến 2012 có những thành tựu và hạn chế gì để rút ra bài học kinh nghiệm và hàm ý
cho Việt Nam.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
+ Hệ thống cơ sở lý luận về thu hút dự án CDM.
+ Phân tích, đánh giá tình hình thu hút các dự án CDM của Trung Quốc để
làm rõ những thành công và hạn chế còn tồn tại
+ Tổng quan thực trạng của việc thực hiện dự án CDM tại Việt Nam.
+ Đưa ra hàm ý nhằm cải thiện việc thu hút dự án CDM tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thu hút và thực hiện dự án CDM ở Trung Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về Nội dung:
 Một số chính sách tác động đến hoạt động thu hút dự án CDM của Trung
Quốc, quản lý hành chính và thủ tục phê duyệt CDM ở Trung Quốc
 Thực trạng và kết quả thực hiện dự án CDM ở Trung Quốc và nghiên cứu
một số dự án CDM điển hình.
 Thực trạng thu hút và thực hiện dự án CDM ở Việt Nam giai đoạn 2007-
2012
+ Về không gian: tập trung tình hình thu hút dự án CDM của Trung Quốc và Việt
Nam
+ Về thời gian: từ năm 2007 đến 2012 và 2012 là thời điểm số liệu được cập nhật
mới nhất khi tác giả thực hiện luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, phân tích
định tính và tổng hợp để chứng minh, đánh giá phê phán, thừa kế các thành tựu

7
khoa học công nghệ, kinh nghiệm về việc triển khai có hiệu quả các dự án CDM ở
Trung Quốc:
- Phương pháp định tính, được áp dụng dựa trên lý thuyết về chính sách
thu hút dự án CDM, tiếp cận từ giác độ của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài,

sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích, so sánh, tổng hợp đánh giá để rút ra những
bình luận, kết luận giải đáp câu hỏi nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thu thập số liệu, tài liệu từ các nguồn
và làm việc tại văn phòng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng để tổng hợp, phân tích
vấn đề thu hút dự án CDM ở Trung Quốc; tổng hợp vấn đề về thực hiện chính sách
tại Trung Quốc và Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và gỡ bỏ
các rào cản trong việc thực hiện dự án CDM; tổng hợp các phát hiện của luận văn.
- Phương pháp so sánh: được áp dụng để đối chiếu giữa trường hợp của
Trung Quốc và Việt Nam, qua đó phát hiện điểm tương đồng và khác biệt về nội
dung chính sách, điều kiện thực hiện, yếu tố ảnh hưởng và tác động của các dự án
CDM đã và đang thực hiện ở hai nước.
Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng các tư liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn
chính thống trong nước và quốc tế như cơ sở dữ liệu của Vụ hợp tác quốc tế, Cục
khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, phòng CDM - Quỹ bảo vệ tài nguyên và
môi trường thuộc Bộ tài nguyên môi trường Việt Nam; những nguyên tắc, quy định
quốc tế mới và những thông tin cập nhật về CDM trên thế giới của UNFCCC trên
trang www.unfccc.int/cdm; Cơ sở quản lý dữ liệu về dự án CDM của Trung Quốc
và Ủy ban nghiên cứu và phát triển quốc gia Trung Quốc về biến đổi khí hậu được
công bố trên trang web cdm-en.ccchina.gov.cn.
6. Đóng góp mới của luận văn
 Làm rõ thực trạng thu hút Dự án CDM, kinh nghiệm phát triển, khai thác
các ngành nghề có tiềm năng CDM ở tất cả các địa phương của Trung Quốc đến
năm 2012.

8
 Đưa ra hàm ý nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, các vướng mắc thực tế
khi thực hiện dự án CDM để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khai thác và triển
khai các dự án CDM tiềm năng của Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn

Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục
tài liệu tham khảo, phụ lục; Luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về CDM và dự án CDM.
Chương này cung cấp cho người đọc về nội dung chính của Nghị định
Kyoto, các nguyên tắc và các cơ chế của nghị định, trong đó đi sâu vào nội dung
của cơ chế CDM: lĩnh vực và hình thức đầu tư dự án CDM, những yếu tố ảnh
hưởng tới việc thu hút dự án CDM cũng như tác động của các dự án CDM đối với
nước chủ nhà, nước đi đầu tư và các đối tác đầu tư.
Chương 2: Thu hút dự án CDM ở Trung Quốc.
Nội dung chương phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút dự án
CDM vào Trung Quốc từ năm 2007 đến 2012. Qua đó giúp người đọc hiểu rõ
những thành công, hạn chế ở Trung Quốc cũng như nguyên nhân của những thành
công và hạn chế này.
Chương 3: Thực trạng thu hút dự án CDM ở Việt Nam và một số hàm ý.
Trong chương 3 luận văn giới thiệu tổng quát về tình hình thu hút dự án
CDM ở Việt Nam, cách chính sách và các rào cản mà Việt Nam gặp phải trong quá
trình thực hiện dự án CDM.
Trên cơ sở đối chiếu với lý thuyết ở chương 1, kinh nghiệm thực tiễn của
Trung Quốc ở chương 2, những hạn chế về chính sách thu hút dự án CDM ở Việt
Nam, những khó khăn thách thức trong giai đoạn tới nêu ở phần đầu chương 3,
Luận văn đề xuất hàm ý nhằm cải thiện chính sách thu hút dự án CDM vào Việt
Nam.


9
CHƢƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CDM VÀ DỰ ÁN CDM
1.1 Giới thiệu nghị định Kyoto và cơ chế phát triển sạch (CDM)
1.1.1. Nội dung chính trong nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc

của chương trình khung của Liên hiệp quốc về vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó
những quốc gia tham gia ký kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại
khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như buôn
bán phát thải nếu như không muốn đáp ứng yêu cầu đó.
Nghị định Kyoto được ký kết bởi các quốc gia tham gia Liên hiệp quốc và
được điều hành dưới các nguyên tắc do tổ chức này qui ước. Các quốc gia được
chia làm hai nhóm:
 Nhóm các nước phát triển, còn gọi là nhóm nước thuộc Phụ lục I (sẽ phải
tuân theo các cam kết nhằm cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính) và buộc phải có
bản đệ trình thường niên về các hành động cắt giảm khí thải.
 Nhóm các nước không thuộc Phụ lục I (không chịu ràng buộc các nguyên tắc
ứng xử như Annex I nhưng có thể tham gia vào Chương trình cơ chế phát triển
sạch).
Kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước Annex I phải cắt giảm
lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999 (với nhiều
nước thảnh viên Châu Âu, mức này tương đương khoảng 15% lượng khí họ thải ra
vào năm 2008). Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide,
methane, nitơ ôxít, lưu huỳnh hexafluorua, clorofluorocarbon và perflourocarbon
trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã được quy định cho các nước tham
gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu âu và 7% cho Hòa kỳ, 6% với
Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8% và
10% cho Iceland.

10
Các quốc gia thuộc Phụ lục I không đáp ứng được yêu cầu đặt ra như trong
bản ký kết sẽ phải cắt giảm thêm 1.3 lượng khí vượt mức cho phép trong thời hạn
hiệu lực tiếp theo của nghị định thư.
Mục tiêu chính của Nghị định Kyoto là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính
(GHG) trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được trước những tác động của con
người, cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn

những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh
hưởng sâu sắc của môi trường. Công ước đã được cụ thể hoá bằng nghị định
thư Kyoto (ra đời tháng 12/1997 và có hiệu lực từ 16/02/2005) với những quy định
về tỉ lệ giảm phát thải đối với các quốc gia phát triển và các hình thức xử phạt nếu
không tuân thủ. Nghị định thư bắt buộc những quốc gia thành viên bằng mọi giá cần
phải cắt giảm phát thải khí nhà kính của họ xuống 5% so với mức phát thải tại thời
điểm năm 1990. Đây thực sự là trách nhiệm nặng nề đối với những quốc gia công
nghiệp hóa.
Ba cơ chế mềm dẻo đã đạt được thỏa thuận trong Nghị định thư Kyoto nhằm
giúp những nước thuộc Phụ lục I có thể đạt được mục tiêu, đồng thời mang lại sự
phát triển bền vững cho những quốc gia đang phát triển, đó là:
- Cơ chế đồng thực hiện (Joint Implementation - JI): cho phép các nước thuộc
Phụ lục I thực hiện đầu tư các dự án giảm phát thải hoặc thu hồi khí nhà kính từ khí
quyển ở các nước thuộc Phụ lục I khác với chi phí thấp hơn so với thực hiện ở nước
sở tại và đổi lại nước sở tại sẽ nhận được các đơn vị giảm phát thải (EURs) có được
từ dự án và sử dụng chúng để thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải đã cam kết của
mình trong Nghị định thư.
- Cơ chế buôn bán quyền phát thải quốc tế (International Emission Trade -
IET): cho phép các nước thuộc Phụ lục I có thể trao đổi với nhau quyền phát thải dư
thừa của mình thông qua hoạt động thương mại.
- Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM): cho phép
các nước thuộc Phụ lục I có được chứng nhận giảm phát thải (CERs) bằng cách đầu

11
tư vào các nước không thuộc Phụ lục I thông qua các dự án đầu tư giảm phát thải
với chi phí thấp hơn tại nước sở tại.
Trong đó cơ chế JI và IET chỉ là sự giao dịch giữa các quốc gia thuộc Phụ
lục I với nhau, còn cơ chế CDM thực sự là một cơ hội cho các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
1.1.2. Giới thiệu về cơ chế phát triển sạch (CDM).

1.1.2.1 Định nghĩa CDM, dự án CDM
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là cơ chế hợp tác quy định tại Điều 12 của
Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
CDM là cơ chế duy nhất có liên quan tới các nước đang phát triển và là một phương
thức mềm dẻo tạo thuận lợi cho việc thực thi Nghị định thư Kyoto, cho phép nhóm
nước phát triển buộc phải giảm mức thải khí nhà kính (nhóm nước thuộc Phụ lục I)
đầu tư các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển với mức chi phí rẻ hơn
so với thực hiện tại chính nước đó. Theo điều 17 của Nghị định thư Kyoto thì hạn
ngạch thực hiện dự án CDM của các nước thuộc phụ lục I là từ 10 – 30% lượng khí
thải phải cắt giảm của các quốc gia này.
Trong 3 cơ chế của Nghị định thư Kyoto, CDM có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với các nước đang phát triển. Cơ chế này giúp các nước đang phát triển nhận
được nguồn đầu tư mới từ nước ngoài và tiếp nhận các công nghệ cao, thân thiện
với môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường,
bảo vệ hệ thống khí hậu. Các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các
nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư vào các dự án nhằm giảm
phát thải khí nhà kính tại các nước đang phát triển, để nhận được tín dụng dưới
dạng các "Chứng chỉ giảm phát thải". Khoản tín dụng này được dùng để tính vào
chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nước công nghiệp phát triển, giúp họ
tuân thủ những cam kết về giảm phát thải định lượng nêu trong Nghị định thư
Kyoto.
Để đảm bảo rằng việc giảm phát thải từ các dự án CDM là “ Có thật, đo
lường được và triển khai trong dài hạn” và bổ xung cho bất kỳ việc gì có thể xảy ra

12
trong trường hợp không có các hoạt động của dự án được chứng nhận, các dự án
CDM sẽ được kiểm tra bởi (DOE) cơ quan tác nghiệp được chỉ định theo quy tắc
của (EB) ban điều hành CDM.
Các dự án đủ điều kiện để thực hiện theo nguyên tắc của cơ chế CDM được
gọi là dự án CDM.

Dự án CDM thuộc loại dự án đầu tư, chủ yếu là đầu tư từ nước ngoài, vì vậy
các dự án CDM tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp
luật của Việt Nam, trong đó có Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số
108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
1.1.2.2 Lĩnh vực áp dụng và hình thức đầu tư dự án CDM.
Theo quy định chung của quốc tế, dự án CDM được xây dựng trong 15 lĩnh
vực sau đây:
a) Sản xuất năng lượng;
b) Chuyển tải năng lượng;
c) Tiêu thụ năng lượng;
d) Nông nghiệp;
đ) Xử lý, loại bỏ rác thải;
e) Trồng rừng và tái trồng rừng;
g) Công nghiệp hóa chất;
h) Công nghiệp chế tạo;
i) Xây dựng;
k) Giao thông;
l) Khai mỏ hoặc khai khoáng;
m) Sản xuất kim loại;
n) Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí);
o) Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride;
p) Sử dụng dung môi.

13
Các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết là dự án ứng dụng công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,
giảm ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội bền vững. Địa bàn khuyến khích đầu tư tập trung vào các khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các khu vực có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn.
Hình thức đầu tư từ nước ngoài vào dự án CDM gồm:
a) Nhà đầu tư cung cấp vốn vay với lãi suất cố định, đổi lại họ được nhận
phần lợi ích có được từ dự án để trừ vào một phần tiền cho vay;
b) Nhà đầu tư góp cổ phần vào dự án để được chi phần lợi ích có được từ dự
án;
c) Nhà đầu tư cung cấp công nghệ hoặc cấp bản quyền công nghệ cho dự án
để được nhận phần lợi ích có được từ dự án.
Vốn đóng góp từ các nhà đầu tư nước ngoài (thuộc các quốc gia phát triển)
cho một dự án CDM có thể là một phần, toàn phần, cho vay hoặc thuê tài chính
hoặc hợp đồng mua CERs.
Các bên xây dựng dự án chủ động hoặc thông qua tổ chức tư vấn có liên
quan để tìm và thỏa thuận với nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư, công nghệ và
phương thức phân chia lợi ích có được từ dự án CDM một cách thích hợp nhất.
Khi xây dựng Văn kiện dự án, các bên xây dựng dự án phải kết hợp với nhà
đầu tư và nếu có thể cả với một Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định, dự kiến được
chọn để đánh giá dự án trước khi gửi Ban chấp hành quốc tế về Cơ chế phát triển
sạch để đăng ký thực hiện. Các Tổ chức nghiệp vụ được chỉ định do Ban chấp hành
quốc tế về Cơ chế phát triển sạch tuyển chọn và ủy quyền cho hoạt động theo từng
chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực được xây dựng dự án CDM.
1.2 Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc thu hút các dự án CDM.
1.2.1 Điều kiện áp dụng dự án CDM

14
Dự án CDM giúp thu hút nguồn đầu tư đáng kể vào các công nghệ mới và
giảm hấp thụ carbon, có thể bao gồm cả việc chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển;
Để tham gia dự án CDM các nước đang phát triển (các nước chủ nhà) và các
nước phát triển (nước đầu tư) phải đáp ứng được 3 điều kiện sau:

 Phê chuẩn nghị định Kyoto;
 Tự nguyện tham gia;
 Thành lập cơ quan thẩm quyền quốc gia về CDM; Trên bình diện quốc tế, để
triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia, cần thiết có một Ban chấp
hành (được thành lập theo nghị định thư Kyoto) thực hiện chức năng duy trì
việc đăng ký và giám sát CDM. Đối với mỗi quốc gia thành viên trước khi
tham gia CDM phải thành lập một cơ quan quốc gia về CDM để đánh giá, phê
duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để phối hợp với Quốc tế.
Ngoài ra, các nước phát triển phải thuộc danh sách các nước trong Phụ lục I và
đáp ứng đủ một số điều kiện cụ thể theo Điều 3 của Nghị định thư Kyoto, như phải
đặt ra chỉ tiêu giảm phát thải, có hệ thống tính toán GHG, tiến hành kiểm kê hàng
năm, có hệ thống kế toán mua và bán khí giảm phát thải.
Đối tượng tham gia có thể là chính phủ, cơ quan trực thuộc chính phủ, chính
quyền địa phương, tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ nếu thỏa mãn các điều
kiện trên. Mặc dù việc tham gia CDM có thể bao gồm cả các khu vực tư nhân
và/hoặc nhà nước, song khu vực tư nhân được hy vọng sẽ có vai trò đặc biệt quan
trọng trong CDM. Cụ thể là các công ty tư nhân của các nước phát triển sẽ tạo ra
nguồn đầu tư ở các nước chủ nhà đang phát triển và đẩy mạnh việc chuyển giao các
công nghệ an toàn và hợp lý về mặt môi trường.
1.2.2 Điều kiện bổ sung của dự án CDM
Không phải bất kỳ các hoạt động làm hấp thụ khí nhà kính hay làm giảm phát
thải nào ở các nước đang phát triển cũng có thể tham gia vào và các dự án CDM.
Cơ chế CDM quy định, việc giảm phát thải phải mang tính bổ sung nằm ngoài bất
kỳ việc giảm phát thải nào có thể xảy ra khi không có hoạt động CDM (Điều gì sẽ

15
xảy ra nếu không có dự án CDM). Các mức phát thải xảy ra khi không có hoạt động
dự án CDM được gọi là “đường phát thải cơ sở” (baselines). Nói tóm lại, một dự án
CDM có hợp lệ hay không, trước hết phải xem xét ở “tính bổ sung” của nó. Các qui
tắc về CDM đã được quy định trong Thỏa thuận Marrakét, do COP-7 quyết định

năm 2001. Tuy nhiên, các phương pháp luận chi tiết vẫn đang trong quá trình thảo
luận tiếp theo ở cấp quốc tế.
Phương pháp luận chủ yếu để tính toán hiệu quả của dự án CDM là so sánh
giữa lượng phát thải ước tính của dự án với các phát thải tham chiếu (gọi là phát
thải đường cơ sở).
Đường cơ sở là một kịch bản xảy ra khi không có cơ chế CDM. Các mức phát
thải đường cơ sở cần được dùng làm các mức tham chiếu cho phép so sánh được
với các mức phát thải thực tế của dự án và sử dụng để định lượng các mức giảm
phát thải mang tính bổ sung do dự án mang lại:
Khi lựa chọn phương pháp luận đường cơ sở cho một hoạt động dự án, các
bên tham gia dự án sẽ chọn một trong một số phương pháp tiếp cận dưới đây:
- Các mức phát thải thực tế hiện nay và trước đây nếu áp dụng (phương pháp
nội suy)
- Các mức phát thải của một công nghệ tiêu biểu cho quá trình hành động nặng
về lợi ích kinh tế có lưu ý đến các rào cản đối với đầu tư
- Các mức phát thải trung bình của các hoạt động dự án tương tự đã thực hiện
trong phạm vi 5 năm trước trong các điều kiện xã hội, kinh tế, môi trường và công
nghệ giống nhau và hiệu quả thực hiện nằm trong nhóm 20% các dự án hàng đầu.
Mặc dù hiện nay có 3 phương pháp luận đường cơ sở phổ biến, nhưng ở Việt
Nam thực tế chỉ áp dụng được một phương pháp, đó là dựa trên số liệu các phát thải
hiện tại hoặc trong quá khứ thích hợp (phương pháp nội suy).
1.2.3 Điều kiện sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án CDM.
Tài chính của các dự án CDM không được làm giảm các Quỹ hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA). Tại các nước đang phát triển, có rất nhiều các dự án viện
trợ ODA không có sự hỗ trợ O&M (Operation and Management), vì vậy một số dự

16
án bị hỏng là do thiếu sự hỗ trợ bền vững; CDM có thể hỗ trợ giúp phát triển bền
vững; Để tạo cho các nước ngoài phụ lục I thực thi CDM, đã xây dựng quan điểm
CDM một bên, các bên tham gia sẽ tìm ra đối tác CDM một bên trước khi cấp CER;

Nguyên tắc CDM không cho chuyển hướng sử dụng ODA. Tuy nhiên vốn ODA có
thể sử dụng cho dự án nhưng không được nhận CER.
Ngoài ra, CERs từ dự án CDM phải chịu mức phí 2% – còn gọi là phần thu
nhập – khoản thu nhập này sẽ được đưa vào Quỹ thích ứng mới để hỗ trợ các
nước đang phát triển dễ nhạy cảm đối với các tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu. Các khoản thu khác về CERs sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM.
Để thúc đẩy phân bổ công bằng dự án giữa các nước đang phát triển, dự án CDM tại
các nước kém phát triển không phải chịu khoản thu thích ứng và chi phí quản lý.
1.3 Tác động của CDM đối với nƣớc chủ nhà và nƣớc đi đầu tƣ
1.3.1 Đối với nước chủ nhà:
Dự án CDM là nguồn vốn đầu tư có nhiều tiềm năng, CDM có thể giúp các
nước chủ nhà đang phát triển:
 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án hỗ trợ chuyển đổi sang nền
kinh tế thịnh vượng hơn nhưng phát thải carbon ít hơn.
 Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ hiện đại, tập trung cho các dự án thay thế
công nghệ nghiên liệu hóa thạch cũ kém hiệu quả hoặc tạo ra ngành mới trong công
nghệ bền vững với môi trường và phát triển nguồn nhân lực.
 Khuyến khích và cho phép khu vực tư nhân và cộng đồng tích cực tham gia.
 Hỗ trợ xác định các hướng ưu tiên đầu tư trong các dự án đáp ứng mục tiêu
phát triển bền vững.
Đặc biệt, CDM còn đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của các nước
đang phát triển thông qua:
 Chuyển giao công nghệ và các nguồn tài chính
 Sản xuất năng lượng theo hướng bền vững
 Nâng cao và bảo tồn hiệu quả năng lượng

×