Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn ThS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG MAI NINH

QUẢN LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG MAI NINH

QUẢN LÝ KINH DOANH XĂNG DẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
ch-a từng đ-ợc công bố trong bất cứ công trình nào.


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tơi trong quá trình học tập.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Khu Thị Tuyết Mai đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tịi, nghiên cứu để hồn thiện
luận văn, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cơ và các bạn
.



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Tác giả: Hoàng Mai Ninh
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Khu Thị Tuyết Mai
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang, làm rõ những thành tựu, những hạn chế và
nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hồn
thiện việc quản lý trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nói chung và trên địa bàn
tỉnh Hà Giang nói riêng;
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý
kinh doanh xăng dầu; nghiên cứu thực trạng quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa
bàn tỉnh Hà Giang; đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
Những đóng góp mới của luận văn:
Phân tích thực trạng cơng tác quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Hà Giang, nêu những đặc thù của một tỉnh vùng cao, biên giới, xa đầu mối và ảnh
hƣởng của chúng đến hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu; làm rõ thực trạng
công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các chủ thể kinh doanh, quản lý giá cả, quản lý
số lƣợng, chất lƣợng, công tác kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
trên địa bàn. Đánh giá những thành tựu, những hạn chế trong công tác quản lý kinh
doanh xăng dầu, làm rõ nguyên nhân của các hạn chế.
Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nƣớc về
kinh doanh xăng dầu nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ ............................................................................ ii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................12
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC .................................................12
KINH DOANH XĂNG DẦU ...................................................................................12
1.1 Các khái niệm cơ bản.......................................................................................12
1.1.1 Xăng dầu ....................................................................................................12
1.1.2 Kinh doanh xăng dầu ................................................................................16
1.1.3 Quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu ...............................................18
1.2 Mục tiêu, nội dung và biện pháp quản lý ........................................................20
1.2.1 Mục tiêu của quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu .........................20
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu .......21
1.2.3 Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu ..................27
1.3 Các nhân tố tác động đến quản lý kinh doanh xăng dầu .................................28
1.3.1 Nhóm nhân tố về tư duy nhận thức quản lý và năng lực điều hành quản lý
của Nhà nước......................................................................................................29
1.3.2 Nhóm nhân tố về thị trường.......................................................................29
1.3.3 Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu .............................................................................................................31
1.4 Các giai đoạn phát triển của thị trƣờng xăng dầu và quản lý nhà nƣớc về hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .................................................................31
1.5 Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ............33
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về xăng dầu tại Hàn Quốc......................33
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội và Lào
Cai ......................................................................................................................34
1.5.3 Bài học kinh nghiệm ..................................................................................35



CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................37
2.1.1. Phương pháp Lịch sử và logic..................................................................37
2.1.2. Phương pháp Phân tích và Tổng hợp .......................................................37
2.2 Địa bàn nghiên cứu ..........................................................................................38
2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu .............................................................38
2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu ..................................................................40
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH
XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG .................................................43
3.1. Khái quát về Thị trƣờng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang ......................43
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tác động của những đặc điểm này
đến tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang .......................43
3.1.2 Tình hình thị trường xăng dầu ..................................................................46
3.2 Mục tiêu, nội dung và các biện pháp quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Hà Giang .........................................................................................................48
3.2.1 Mục tiêu .....................................................................................................49
3.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Hà Giang ........................................................................................50
3.2.3 Các phương pháp quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Hà Giang .....................................................................................................67
3.3 Những yếu tố tác động đến công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang ..............................................................................67
3.3.1. Nhu cầu xăng dầu .....................................................................................67
3.2.2 Cung xăng dầu...........................................................................................68
3.2.3 Giá xăng dầu .............................................................................................70
3.4 Đánh giá chung ...............................................................................................73
3.4.1 Những thành tựu của quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa
bàn tỉnh Hà Giang ..............................................................................................73
3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................74



3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ..............................................................76
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ .......................77
NHÀ NƢỚC VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU ......................................................77
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG .......................................................................77
4.1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng và những đặc thù của Hà Giang .............77
4.2. Một số giải pháp chủ yếu hồn thiện cơng tác Quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang ..................................................78
4.2.1 Giải pháp đối với cơ chế kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .....................78
4.2.2 Giải pháp đối với cơ chế kinh doanh xăng dầu ở Hà Giang ....................84
4.2.3 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ............86
KẾT LUẬN ...............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

2


Bảng 3.1

3

Bảng 3.2 Sản lƣợng tính theo từng vùng thị trƣờng năm
2013

48

4

Bảng 3.3 Hệ thống các cửa hàng và đại lý kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang

62

5

Bảng 3.4 Quy hoạch phát triển mạng lƣới cửa hàng
xăng dầu tỉnh Hà Giang đến năm 2015

65

6

Bảng 3.5 Nhu cầu xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
(2013-2014) dự kiến nhu cầu 2015-2017

68


7

Bảng 3.6 Các nhà cung cấp xăng dầu chính trên địa bàn
tỉnh Hà Giang

69

Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của các nƣớc
OPEC năm 2011
Sản lƣợng tiêu thụ xăng dầu của Hà Giang
(2010-2013)

i

Trang
14

47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

Trang


1

Hình 1.1

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đến năm 2020

18

2

Hình 3.1

Thị phần xăng dầu tỉnh Hà Giang ƣớc 2014

47

3

Hình 3.2

Hình ảnh cột bơm mini

58

ii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xăng dầu là mặt hàng chiến lƣợc, yếu tố đầu vào của sản xuất, là nguồn

năng lƣợng có hạn và đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mọi quốc gia. “Trong cán cân tiêu
dùng năng lƣợng thế giới, xăng dầu và khí tự nhiên chiếm tới 63%” (Nguồn:
Hồ Sĩ Thoảng, 2003, Dầu khí trong thế giới ngày nay, Tạp chí Thương mại,
No 16, tr.11-12). “Xăng dầu là chi phí để sản xuất ra rất nhiều loại hàng hóa.
Ở Việt Nam, chi phí về xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất
của nhiều ngành kinh tế: chiếm 40% trong giá thành của ngành vận tải ô tô,
25-52% trong ngành điện, 5-17% trong ngành công nghiệp, 3-15% trong
ngành nông nghiệp” (Nguồn: Lâm Duy Thƣớc, 2003, Bình ổn thị trƣờng mặt
hàng trọng yếu, Tạp chí Thương mại, No 39, tr.9). Có thể nói xăng dầu là
nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động của nền kinh tế và xã hội. Một sự
bất ổn trên thị trƣờng xăng dầu gây ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế
cũng nhƣ đời sống xã hội. Do vậy ở các quốc gia trên thế giới đều có những
chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở các mức độ khác
nhau phù hợp với điều kiện kinh tế của từng nƣớc.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam thời gian qua có sự tăng
trƣởng đáng kể năm sau cao hơn năm trƣớc, “tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng
xăng dầu nhập khẩu tiêu thụ trên thị trƣờng nội địa đạt tới 10% năm trong đó
tỷ lệ nhập khẩu xăng dầu chiếm khoảng 70% sản lƣợng tiêu thụ” (Nguồn: Bùi
Hồng Việt, 2011, Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu
ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trƣờng ĐHKTQD). Hiện nay, cả nƣớc có 19
doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và có rất nhiều doanh nghiệp kinh
doanh trên thị trƣờng nội địa với hệ thống phân phối, bán lẻ phủ kín 63 tỉnh

1


thành. Các khoản thu từ kinh doanh xăng dầu hàng năm mang về cho ngân
sách nhà nƣớc hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong những năm gần đây, quản lý
của nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu đã thƣờng xuyên đƣợc đổi mới và

hoàn thiện. Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành nhiều quy định (Gần đây nhất là
Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009; Nghị định số
83/2014/NĐ-CP ngày 3 tháng 9 năm 2014) nhằm quản lý và điều hành hoạt
động kinh doanh xăng dầu từ khâu sản xuất, chế biến, nhập khẩu, phân phối
xăng dầu nhằm duy trì sự ổn định của mặt hàng góp phần thực hiện các mục
tiêu kinh tế vĩ mô. Mặc dù vậy, quản lý kinh doanh xăng dầu thời gian qua
vẫn còn nhiều bất cập. Việc quản lý các điều kiện kinh doanh xăng dầu cịn bị
bng lỏng; chính sách quy hoạch phát triển hệ thống các cơng trình xăng dầu
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, có sự mất cân đối lớn trong đầu tƣ kết cấu hạ
tầng phục vụ kinh doanh xăng dầu, có nơi quá dày nhƣ ở các vùng đơ thị, có
nơi lại quá mỏng nhƣ ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, sự can thiệp
của nhà nƣớc vào thị trƣờng xăng dầu đôi khi làm méo mó giá cả, đơi khi giá
xăng dầu thấp hơn giá trị thực làm cho việc tính toán chi phí sản xuất của
nhiều loại hàng hóa khơng chính xác, gây lãng phí trong việc sử dụng…
Hà Giang là một tỉnh biên giới, địa đầu tổ quốc, hoạt động kinh doanh
xăng dầu chỉ diễn ra ở khâu phân phối, cung đƣờng vận chuyển xa tính từ trung
tâm đầu mối và chịu sự điều chỉnh chung bởi các quy định của Nhà nƣớc;
Xăng dầu là mặt hàng có ý nghĩa chiến lƣợc đối với đời sống, kinh tế, an
ninh quốc phòng. Mọi sự biến động về giá xăng dầu đối với giá cả của các mặt
hàng khác. Bên cạnh đó khác với những hàng hóa thơng thƣờng khác việc tổ
chức kinh doanh xăng dầu địi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất chất định,
đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật phù hợp với tính chất lý hóa của xăng dầu.
Thực tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang có một số đầu mối cung cấp chính
nhƣ Tập đồn xăng dầu Việt Nam, Tập đồn dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty

2


thƣơng mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ, chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ sự quản lý
của nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh. Tình trạng giá xăng dầu khơng

ổn định, xăng dầu đƣa vào lƣu thông không đủ số lƣợng, chất lƣợng, các đại
lý không đạt tiêu chuẩn theo quy định, việc chấp hành các quy định về an tồn
phịng chống cháy nổ và bảo vệ mơi trƣờng khơng đảm bảo, … cho thấy sự
cần thiết của việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh xăng
dầu tại địa phƣơng. Và đây là lý do học viên, một ngƣời trực tiếp làm việc
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, đã chọn đề tài: “Quản lý kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp.
Câu hỏi nghiên cứu tổng quát của đề tài là: Quản lý nhà nƣớc về kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang có những thành tựu và hạn chế gì?
Cần có những giải pháp nào để hồn thiện công tác quản lý kinh doanh tại địa
phƣơng trong những năm tới?
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu phân tích về quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở những góc tiếp cận khác nhau. Các cơng trình
này bàn đến sự can thiệp của nhà nƣớc vào ngành công nghiệp và thị trƣờng
xăng dầu nói chung và những hệ quả của nó; nghiên cứu về chính sách nhập
khẩu; tình hình điều tiết chính sách giá xăng dầu; về sự cần thiết phải đổi mới
công tác quản lý của Nhà nƣớc đến hoạt động kinh doanh xăng dầu trong điều
kiện hội nhập quốc tế, kiến nghị với chính phủ về các chính sách thuế, chính
sách giá, điều kiện đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, về công tác kiểm
tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, về tổ chức kinh doanh của các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu… cụ thể:
1. Nguyễn Sơn Thắng (2006) Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh
xăng dầu ở nước ta đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ.

3


Tác giả đánh giá công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu ở
góc độ tiếp cận về quản lý doanh nghiệp đầu mối, quản lý hệ thống đại lý, các

cửa hàng bán lẻ, đảm bảo cân đối cung cầu từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm hồn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về quản lý kinh doanh xăng dầu
thích hợp với tình hình mới, nâng cao tính linh hoạt trong cơ chế thị trƣờng và
hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Nguyễn Quang Tuấn (2008), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, ĐHKT,
ĐHQG HN. Luận văn hệ thống hóa một số lý luận chung về quản lý Nhà
nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, phân tích đánh giá năng lực quản lý
Nhà nƣớc trong lĩnh vực này và đƣa ra những giải pháp cơ bản nhằm tạo lập
môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế, chuyển dần sang kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của
Nhà nƣớc. Luận văn cho thấy sự lúng túng trong điều hành giá xăng dầu của
các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các kiến nghị tƣơng đối phù hợp đối với cơ
chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên luận văn chỉ kiến nghị chung
mà chƣa đƣa ra giải pháp cụ thể đối với từng vùng thị trƣờng.
Tác giả cho thấy sự cần thiết của quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng
dầu, cụ thể:
Xăng dầu là mặt hàng chiến lƣợc có tầm quan trọng và có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế và ổn định của xã hội Việt Nam; Việt Nam
đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy việc mở cửa thị trƣờng
xăng dầu theo cam kết quốc tế là điều tất yếu.
Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở
Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập, nhà nƣớc vẫn còn lúng túng trong
việc điều hành giá xăng dầu và đối phó với sự biến động giá cả xăng dầu trên

4


thị trƣờng thế giới. Tình trạng bn lậu, gian lận thƣơng mại và tạm nhập tái
xuất còn lộn xộn chƣa đƣợc giải quyết;

Việt Nam cam kết mở của thị trƣờng để các hãng xăng dầu nƣớc ngoài
tham gia trực tiếp vào khâu xuất nhập khẩu xăng dầu, không cam kết trong
khâu phân phối song không cấm các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi mua cổ phần tại
các doanh nghiệp có kinh doanh phân phối xăng dầu… bên cạnh đó cùng với
tiến trình hội nhập hàng rào thuế quan và phi thuế quan, sự can thiệp hành
chính của Nhà nƣớc vào thị trƣờng xăng dầu sẽ giảm dần…
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam
còn chƣa cao…
Sự diễn biến phức tạp, khó dự báo của xăng dầu trên thị trƣờng thế giới…
Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác quản lý Nhà nƣớc về kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam, áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các nền kinh
tế có những điểm tƣơng đồng và sự thành công trong công tác quản lý kinh
doanh xăng dầu tác giả đƣa ra những quan điểm và kiến nghị đối với các cơ
quan quản lý Nhà nƣớc trong việc đổi mới quản lý Nhà nƣớc đối với kinh
doanh xăng dầu trong điều kiện hội nhập.
3. Nguyễn Duyên Cƣờng (2010), Đổi mới quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế, luận án tiến sĩ, trƣờng ĐHKTQD. Tác giả đánh giá công tác quản
lý Nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh xăng dầu qua các thời kỳ khác nhau,
những bất cập trong công tác điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
trong hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu, về vấn đề điều hành giá xăng
dầu...; công tác quản lý các khoản thu từ xăng dầu nhƣ thế nào…những thành
tựu, hạn chế và đƣa ra các quan điểm về việc phải đổi mới quản lý Nhà nƣớc
trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay. Luận án giúp các
cơ quan quản lý nhà nƣớc và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có cái

5


nhìn tồn diện về ảnh hƣởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có

phƣơng hƣớng và giải pháp phù hợp, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho
hoạt động kinh doanh xăng dầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Bùi Thị Hồng Việt (2011), Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, trƣờng ĐHKTQD. Luận án chỉ rõ
bên cạnh các chính sách phổ biến trong quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng
dầu, bao gồm các chính sách về điều kiện gia nhập thị trƣờng, chính sách về tổ
chức thị trƣờng, chính sách về quản lý đo lƣờng và chất lƣợng xăng dầu, chính
sách về phịng cháy chữa cháy và bảo vệ mơi trƣờng, cần đƣa vào áp dụng bổ
sung một số chính sách khác tùy theo điều kiện phát triển và tính chất của từng
nền kinh tế, đó là chính sách hạn mức, chính sách thuế, chính sách giá, chính
sách dự trữ. Đối với mỗi chính sách này, luận án đã lý giải vai trò cũng nhƣ các
giải pháp thƣờng đƣợc sử dụng. Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng chính
sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam đã khẳng định
chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu đã sử dụng hàng loạt
các công cụ can thiệp rất sâu vào thị trƣờng, làm méo mó thị trƣờng. Các chính
sách liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thƣờng xuyên đƣợc thay đổi và
đƣợc điều hành bằng các văn bản dƣới luật, phân tán theo bộ chuyên ngành và
giữa các bộ đó chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, việc đánh giá hiệu quả của các
chính sách này dƣờng nhƣ chƣa đƣợc thực hiện một cách khoa học và đúng
nghĩa. Luận án đã đƣa ra một số giải pháp để hồn thiện chính sách quản lý nhà
nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu nhƣ: (i) Chuẩn hóa các điều kiện kinh doanh
xăng dầu; (ii) Trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết định giá; (iii) Quy hoạch
phát triển hệ thống các cơng trình xăng dầu và tổ chức lại thị trƣờng xăng dầu;
(iv) Tăng khối lƣợng dự trữ quốc gia về xăng dầu.
5. Đỗ Hồng Tồn và Mai Văn Bƣu, 2008. Giáo trình Quản lý Nhà nước
về kinh tế. Trƣờng đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

6



Giáo trình đã đề cập đến một số vấn đề lý luận chung nhƣ các khái niệm,
phạm trù, các yếu tố, bộ phận cấu thành, các chức năng, nguyên tắc, phƣơng
pháp… của Quản lý Nhà nƣớc về kinh tế.
Quản lý nhà nƣớc trong kinh doanh xăng dầu đƣợc bàn luận nhiều qua
các bài nghiên cứu tại các tạp chí chuyên ngành, các báo và đăng tải trên các
trang web, đặc biệt là các bài viết liên quan đến nghị định mới của chính phủ
về kinh doanh xăng dầu.
1. Tơ Đức Hạnh (2013). Xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng
dầu tại Việt Nam: Đảm bảo hài hòa 3 lợi ích, < [Ngày truy cập 6/5/2014]
Tại đây tác giả đƣa ra quan điểm về việc xây dựng thị trƣờng xăng dầu
theo cơ chế thị trƣờng-có sự quản lý của Nhà nƣớc. Suy cho cùng là phải đảm
bảo hài hòa 3 lợi ích Nhà nƣớc-Doanh nghiệp-Ngƣời tiêu dùng, cụ thể:
Lợi ích Nhà nƣớc là lợi ích chung của cả dân tộc: Nhà nƣớc thu thuế từ
dân, doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu quốc gia, tạo một môi trƣờng ổn
định, phát triển của đất nƣớc; Lợi ích của doanh nghiệp là phải đủ bù đắp chi
phí (theo bình qn xã hội) và lợi nhuận định mức (để bảo toàn vốn); Lợi ích
của ngƣời tiêu dùng là có xăng dầu để mua, mua đƣợc đúng giá, đúng chủng
loại, chất lƣợng và số lƣợng;
2. Võ Văn Quyền (2013). Xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng
dầu, < xang - dau - 20130814031039733p0c77.htm>. [Ngày truy cập 6/5/2014]
Tại bài viết này tác giả đề cập đến vấn đề xây dựng nghị định mới phải
hƣớng tới phù hợp với thực tiễn. Nhà nƣớc ban hành nghị định để quản lý
ngồi ra cũng cần có các công cụ quản lý khác để dễ thực hiện, dễ xác định
trách nhiệm …

7


3. Nguyễn Minh Phong (2014). Cần đột phá hơn cơ chế quản lý giá
xăng dầu, < [Ngày truy cập 25/5/2014]

Bài viết nêu một số ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi nghị định về
kinh doanh xăng dầu trong đó cần đổi mới cơ chế hoạt động của quỹ bình ổn
giá, xác định đúng bản chất của giá cơ sở để hình thành nên giá bán ra thị
trƣờng, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp…
4. Thanh Hƣơng (2013). Kỳ I: Để quỹ bình ổn đƣợc ổn, kỳ II: Chính
sách chƣa minh bạch thị trƣờng còn bất ổn; kỳ III: Nhà nƣớc quản đến đâu
< [Ngày truy
cập 10/6/2014]
Tác giả đề cập đến vấn đề dự thảo sửa đổi Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về
kinh doanh xăng dầu trong đó đƣa ra một số giải pháp để minh bạch trong quản lý
và sử dụng quỹ bình ổn; làm rõ các quy định giá bản lẻ xăng dầu cũng nhƣ bình
luận về quy trình, cách thức xác định giá bán lẻ hiện nay và những hậu quả của
nó; nêu rõ để thị trƣờng xăng dầu tiệm cận dần với thế giới Nhà nƣớc cần phải
quy hoạch phát triển hạ tầng kinh doanh xăng dầu, quản lý hạn mức nhập khẩu
xăng dầu tối thiểu để đảm bảo nguồn, Nhà nƣớc chỉ điều tiết giá bán lẻ xăng dầu
khi giá cơ sở vƣợt khung quy định, tránh can thiệp quá sâu vào kinh doanh của
doanh nghiệp; Nhà nƣớc phải hậu kiểm, giám sát việc doanh nghiệp chấp hành
quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu.
Ngoài ra, phải kể đến một số cơng trình nghiên cứu các cấp (bộ, viện,
trƣờng, …) đã đƣợc thực hiện liên quan đến đề tài. Ví dụ nhƣ đề tài nghiên
cứu năm 2001 “Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu
trong tình hình mới” của Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công Thƣơng).

8


Việc điểm qua tình hình nghiên cứu cho thấy, có khá nhiều cơng trình
trong và ngồi nƣớc nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của quản lý nhà
nƣớc về kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, về quản lý nhà nƣớc trong kinh
doanh xăng dầu tại tỉnh Hà Giang là đề tài chƣa đƣợc đề cập đến trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang, làm rõ những thành tựu, những hạn chế
và nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần
hồn thiện việc quản lý trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nói chung và trên
địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý kinh doanh xăng dầu
Nghiên cứu thực trạng quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Hà Giang
Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý kinh doanh xăng dầu (đôi khi đƣợc hiểu là quản trị kinh doanh
xăng dầu) có thể nghiên cứu ở góc độ vi mơ - quản lý ở cấp độ doanh nghiệp và
vĩ mô - quản lý nhà nƣớc. Với đề tài nghiên cứu tại một địa phƣơng - Tỉnh Hà
Giang, luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô-quản lý nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nƣớc về
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang bao gồm mơ hình quản lý, cơ
chế quản lý, chính sách quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Hà Giang;

9


4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung:
- Theo Nghị định về kinh doanh xăng dầu số 83/2014/NĐ-CP “Kinh

doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu
sản xuất trong nƣớc và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên
liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trƣờng trong
nƣớc; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng
dầu”. Trong phạm vi của luận văn chỉ quan tâm đến các hoạt động kinh doanh
phân phối, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu. Kết hợp với việc
nghiên cứu các cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng
dầu và những tác động của cơ chế chính sách này đến hoạt động kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về kinh doanh
xăng dầu tại địa bàn tỉnh Hà Giang. Với vai trò là ngƣời quản lý, Nhà nƣớc thực
hiện quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên các phƣơng diện cụ thể:
quản lý chủ thể kinh doanh, quản lý giá cả, quản lý số lƣợng, chất lƣợng, kiểm
tra, giám sát việc thực thi các cơ chế, chính sách, các quy định của nhà nƣớc.
Về thời gian: Luận văn tập trung khảo sát và phân tích cơng tác quản lý
nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ khi Nghị định
84/2009/NĐ-CP của Chính phủ đƣợc ban hành và có hiệu lực từ ngày
15/12/2009 đến nay.
Về địa bàn nghiên cứu: Các cơ sở kinh doanh xăng dầu tại 11 huyện,
thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang
5. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

10


Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Chương 4. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nƣớc về
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hà Giang

11


CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC
KINH DOANH XĂNG DẦU
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Xăng dầu
1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm
Xăng dầu là sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, là hỗn hợp (các yếu tố
và hợp chất) chất lỏng dễ cháy của hydrocarbon, chủ yếu là hexan, heptan, và
chỉ số octan, thu đƣợc từ dầu mỏ và sử dụng nhƣ một dung môi và nhiên liệu
cho động cơ đốt trong. Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, “Xăng dầu là tên
chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao
gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu bay; nhiên
liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, khơng bao
gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên”.
Xăng dầu có những đặc điểm cơ bản sau:
- Xăng dầu là chất lỏng, nguy cơ cháy nổ cao, dễ bắt lửa, chỉ va chạm
mạnh cũng có khả năng gây cháy nổ. Khi cháy chúng phát sáng, thể tích tăng
đột ngột và sinh nhiệt. Đặc điểm này địi hỏi cơng tác phịng cháy chữa cháy
trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là hết sức nghiêm ngặt;
- Xăng dầu là loại sản phẩm dễ bị hao hụt trong quá trình vận chuyển,
lƣu kho và kinh doanh do khả năng bốc hơi rất mạnh. Do đó, trong hoạt động
sản xuất kinh doanh cần phải tính toán để hạn chế tối đa mức hao hụt;

- Xăng dầu là loại sản phẩm độc hại. Quá trình khai thác, chế biến cũng
nhƣ vận chuyển, phân phối, bảo quản có thể gây rò rỉ hoặc tai nạn, ảnh hƣởng
xấu đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng;

12


- Xăng dầu là nguồn nhiên liệu của nhiều ngành kinh tế, là đầu vào
không thể thiếu của nhiều ngành kinh tế. Do đó, khi lƣợng xăng dầu khơng
đáp ứng nhu cầu sẽ làm cho quy mô các hoạt động kinh tế bị giảm sút. Khi
giá xăng dầu tăng cao, chi phí sản xuất các mặt hàng sử dụng xăng dầu nhƣ
yếu tố đầu vào sẽ tăng lên (Nguyễn Quang Tuấn, 2008, trang 15).
Tùy theo công dụng, xăng dầu đƣợc chia thành các sản phẩm chủ yếu sau:
-Xăng ô tô: tên thƣơng mại của các loại xăng ô tô đƣợc đặt theo chỉ số
octan. Các loại xăng đang đƣợc lƣu hành ở Việt Nam bao gồm: Xăng Ron 83,
Xăng Ron 90, Xăng Ron 92, Xăng Ron 95 và Ron 97. Xăng ô tô chủ yếu
đƣợc dùng làm nhiên liệu cho các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ nhƣ ô tô,
xe máy (loại dùng động cơ xăng).
- Xăng máy bay: ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là xăng ZA1. Loại xăng
này sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ máy bay, là sản phẩm đặc chủng sử
dụng cho ngành hàng không.
- Dầu Điêzel (Do): dầu Điêzel đƣợc phân loại theo hàm lƣợng lƣu
huỳnh. Dầu Điêzel hiện đang lƣu hành ở Việt Nam là loại Do 0,5%S (hàm
lƣợng lƣu huỳnh tối đa 0,5%) và Do 0,25%S. Dầu Điêzel đƣợc dùng vào các
mục đích:
+ Làm nhiên liệu cho các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, đƣờng
thủy, đƣờng sắt (loại dùng động cơ Điêzel).
+ Làm nhiên liệu đốt cho một số cơ sở sản xuất.
+ Làm nhiên liệu cho chạy máy phát điện.
- Dầu hỏa (Ko): đƣợc sử dụng làm nhiên liệu thắp sáng hoặc nhiên liệu

đốt cho một số cơ sở sản xuất.
- Dầu Mazut (Fo): chủ yếu đƣợc dùng làm nhiên liệu đốt lị cho các cơ
sở sản xuất (Kiều Đình Kiểm (1999), Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, NXB
KHKT Hà Nội).

13


Nhƣ vậy, qua phân tích cơng dụng của mỗi loại sản phẩm xăng dầu có
thể thấy xăng ơ tơ và máy bay đƣợc dùng vào mục đích tiêu dùng cuối cùng,
dầu Điêzel và dầu hỏa đƣợc dùng với hai mục đích là tiêu dùng cuối cùng và
phục vụ sản xuất, dầu Mazut chỉ dùng vào mục đích phục vụ sản xuất.
1.1.1.2 Vai trò của xăng dầu
- Vai trò đối với kinh tế
Xăng dầu là nhiên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất,
tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Do nhiên liệu là
một yếu tố quan trọng trong giá thành sản xuất, giá xăng dầu thay đổi sẽ làm
cho các sản phẩm có liên quan thay đổi theo và chúng lại có tác động đến các
sản phẩm khác. Cùng với quá trình tồn cầu hóa, giao lƣu hàng hóa giữa các
quốc gia diễn ra ngày càng mạnh mẽ dẫn đến khối lƣợng hàng hóa vận
chuyển trên thế giới ngày càng gia tăng và xăng dầu hiện nay vẫn là nguồn
cung cấp nhiên liệu chủ yếu cho các phƣơng tiện vận tải đƣờng sắt, đƣờng
thủy, đƣờng bộ và đƣờng hàng không.
Bảng 1.1 Doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của các nƣớc OPEC năm 2011
(đơn vị tính: triệu USD)
Nƣớc

Nƣớc

Doanh thu


Doanh thu

Algeria

51.405 Libya

11.823

Angola

64. 434 Nigeria

86.204

Ecuador

14.023 Qatar

44.751

Iran

114.751 Saudi Arabia

Iraq

83.006 UAE

Kuwait


96.724 Venezuela

318.480
104.543
88.131

OPEC : 1.078.275
Nguồn: OPEC Annual Statistical Bulletin 2012

14


Xăng dầu là nguồn hàng hóa có giá trị, đóng góp quan trọng vào GDP
của nhiều nƣớc. Rất nhiều quốc gia đã có đƣợc nguồn thu ngoại tệ đáng kể
nhờ dầu mỏ đặc biệt là các nƣớc trong Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC) (Bảng 1.1)
Riêng đối với Nigeria, trong thời kỳ 1970-2008, đất nƣớc này đã có
một khoản thu ngoại tệ khổng lồ từ xuất khẩu dầu mỏ là 550 tỷ USD (C.Hill
(2012), International Business: Competing in the Global Marketplace , 8th
ed, McGraw-Hill, p.54).
Với Việt Nam, dầu mỏ trong một thời kỳ dài luôn là mặt hàng xuất
khẩu chiến lƣợc đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nƣớc. Nguồn thu từ
hoạt động bán dầu hiện đóng góp 20-25% tổng thu ngân sách; mỗi năm mang
về khoản lãi khoảng 4-5 tỷ USD (nguồn: Tác giả điều tra tổng hợp).
Vấn đề đối với các quốc gia này là quản lý và sử dụng nguồn thu này
sao cho hiệu quả.
- Vai trò đối với đời sống xã hội
Cho đến nay, mặc dù có các phƣơng tiện mới ra đời sử dụng các nguồn
năng lƣợng sạch nhƣng xăng dầu vẫn là loại nhiên liệu chủ yếu sử dụng cho

phƣơng tiện đi lại hàng ngày. Do đó, việc thay đổi giá xăng dầu ảnh hƣởng rất
lớn đến đời sống của đa số dân chúng.
- Vai trị đối với chính trị
Xăng dầu là nguyên nhân sâu xa của các cuộc nội chiến, chiến tranh và
tranh chấp giữa các quốc gia. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi dầu mỏ
đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với đời sống kinh tế-xã hội của các
nƣớc thì nguy cơ tranh chấp giữa các nƣớc ngày càng lớn. Có thể thấy căng
thẳng trên khu vực biển Đơng nhƣ ví dụ điển hình.
- Vai trị đối với an ninh quốc phòng

15


×