ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứ của riêng tôi. Các số liệu,
tƣ liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo khách quan khoa học và có
nguồn gốc rõ ràng./
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Anh Thu đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ GIANG.
Tác giả: NGUYỄN THỊ THU TRANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Anh Thu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích:
- Làm rõ các vấn đề lý luận chung trong quá trình phát triển DNNVV
dƣới góc độ quản lý kinh tế.
- Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV nêu ra những hạn chế tồn tại
và nguyên nhân trong sự phát triển DNNVV dƣới góc độ quản lý kinh tế trên
địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Trên cơ sở quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội và định hƣớng
phát triển DNNVV của tỉnh. Đề xuất các giải pháp phát triển DNNVV dƣới
góc độ quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận chung về phát triển DNNVV dƣới góc độ quản lý
kinh tế.
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV dƣới
góc độ quản lý kinh tế.
- Đề xuất và đƣa ra các giải pháp phát triển DNNVV dƣới góc độ quản
lý kinh tế phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang
trong thời gian tới.
Những đóng góp mới của luận văn
- Đề tài nghiên cứu đƣợc áp dụng vào thực tiễn sẽ đóng góp vào sự phát
triển của DNNVV dƣới góc độ quản lý kinh tế trong thời gian tới đối với tỉnh
Hà Giang.
- Đổi mới về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, toàn thể, tổ chức
xã hội đến mọi ngƣời dân về vị trí, vai trò của phát triển DNNVV trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
- Hệ thống hóa những lý luận chung về phát triển DNNVV
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DNNVV dƣới góc độ quản
lý trên địa bàn tỉnh về những tồn tại, hạn chế và làm rõ những nguyên nhân
chủ yếu.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đóng góp, hoàn thiện vào mục đích phát
triển DNNVV dƣới góc độ quản lý đáp ứng và phù hợp với phƣơng hƣớng
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. i
Danh mục các bảng, biểu đồ ............................................................................. ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .. 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu tài liệu ................................................................. 5
1.2 Khái niệm DNNVV ................................................................................. 8
1.2.1 Tiêu chí phân loại DNNVV của nước ngoài ..................................... 9
1.2.2 Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt Nam .......................................... 11
1.3. Đặc điểm và vai trò của DNNVV ......................................................... 14
1.3.1. Đặc điểm về tính chất hoạt động của DNNVV ở Việt Nam ........... 14
1.3.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý các DNNVV ở Việt Nam. ................. 16
1.3.3. Vai trò về kinh tế của DNNVV ....................................................... 17
1.3.4. Vai trò về xã hội ............................................................................. 20
1.4. Nội dung xu hƣớng và các nhân tố tác động đến phát triển DNNVV.. 21
1.4.1. Nội dung phát triển DNNVV .......................................................... 21
1.4.2. Xu hướng vận động và phát triển DNNVV..................................... 26
1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV ........................ 29
1.5. Tiêu chí đo lƣờng mức độ phát triển DNNVV ..................................... 32
1.5.1 Tiêu chí phát triển DNNVV về số lượng cơ cấu .............................. 32
1.5.2. Tiêu chí phát triển DNNVV về chất lượng ..................................... 33
1.5.3 Tiêu chí về đóng góp của DNNVV trong nền kinh tế ...................... 34
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 35
2.1 Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 35
2.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp ................................... 35
2.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp ..................................... 36
2.3.1. Phương pháp quan sát thực tế ....................................................... 36
2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát ....................................................... 36
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại và phương pháp phỏng
vấn cá nhân trực tiếp ................................................................................ 38
2.4 Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ....................................................... 39
2.5 Về nguyên tắc trong nghiên cứu ............................................................ 39
2.6 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu .......................................... 39
2.6.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu ....................................................... 39
2.6.2 Lịch trình nghiên cứu ...................................................................... 40
2.7 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin ....................................... 40
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN QUA ................................... 41
3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang ảnh
hƣởng đến phát triển DNNVV..................................................................... 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 41
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 42
3.1.3 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển DNNVV trên
địa bàn tỉnh Hà Giang .............................................................................. 44
3.2 Thực trạng về nội dung phát triển DNNVV dƣới góc độ quản lý kinh tế
của tỉnh Hà Giang thời gian qua .................................................................. 48
3.2.1. Thực trạng về Số lượng, cơ cấu của DNNVV ................................ 48
3.2.2. Thực trạng phát triển chất lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà
Giang ........................................................................................................ 56
3.2.3. Thực trạng quản lý của Nhà nước về kinh tế đối với DNNVV trên
địa bàn tỉnh Hà Giang .............................................................................. 59
3.2.4. Hỗ trợ của các hội cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........ 67
3.2.5. Phát triển Đóng góp của DNNVV đánh giá từ góc độ quản lý nhà
nước về kinh tế vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang .................. 68
3.3. Đánh giá tồn tại, hạn chế trong phát triển DNNVV dƣới góc độ quản lý
kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua......................................... 74
3.3.1 Hạn chế của DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang.......................... 74
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển DNNVV trên địa
bàn tỉnh Hà Giang .................................................................................... 79
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNNVV
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ............................................................. 85
4.1 Phƣơng hƣớng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời
gian tới. ........................................................................................................ 85
4.2 Giải pháp chủ yếu phát triển DNNVV trên đại bàn tỉnh Hà Giang. ..... 87
4.2.1. Nhóm giải pháp về phía DN ........................................................... 87
4.2.2. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ ............. 94
4.3 Kiến nghị về phát triển DNNVV ......................................................... 106
4.3.1 Kiến nghị với Trung ương ............................................................. 106
4.3.2. Kiến nghị với tỉnh Hà Giang ........................................................ 107
KẾT LUẬN ................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 112
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
DN
Doanh nghiệp
2
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nƣớc
3
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
4
DNTN
Doanh nghiệp tƣ nhân
5
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
6
NSNN
Ngân sách Nhà nƣớc
7
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
8
UBND
Ủy ban nhân dân
i
DANH MỤC CẤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT
Bảng
1.
Bảng 1.1
2.
Bảng 1.2
3.
Bảng 3.1
4.
Bảng 3.2
Nội dung
Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia
và khu vực
Tiêu chí phân loại DNNVV theo Nghị định
56/2009/NĐ-CP
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân
theo khu vực giai đoạn 2009 - 2013 37
Số lƣợng DNNVV đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh Hà Giang thời điểm 31/12
Trang
10
14
43
48
Số DNNVV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà
5.
Bảng 3.3
Giang tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình
49
doanh nghiệp
Số lƣợng DNNVV đang hoạt động trên địa bàn
6.
Bảng 3.4
tỉnh Hà Giang phân theo ngành kinh tế thời điểm
51
31/12
7.
Bảng 3.5
8.
Bảng 3.6
9.
Bảng 3.7
10.
Bảng 3.8
Số DNNVV hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà
Giang
Số DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo quy
mô lao động thời điểm 31/12
Số DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang phân theo
quy mô nguồn vốn thời điểm 31/12
Trình độ chuyên môn của lao động trong
DNNVV tỉnh Hà Giang năm 2012
ii
52
53
55
56
11.
Bảng 3.9
12.
Bảng 3.10
Hiệu quả kinh doanh của DNNVV trên địa bàn
tỉnh Hà Giang thời điểm 31/12
Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hà Giang giai
đoạn 2009 - 2013 (giá hiện hành)
59
68
Thuế và các khoản nộp ngân sách của các
13.
Bảng 3.11
DNNVV sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh
71
Hà Giang
14.
Bảng 3.12
15.
Bảng 3.13
16.
Bảng 3.14.
STT
Biểu đồ
1
Biểu đồ 3.1
Vốn đầu tƣ của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà
Giang
Lao động trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà
Giang phân theo khu vực kinh tế thời điểm 31/12
Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Nội dung
Doanh thu thuần của DNNVV tỉnh Hà Giang giai
đoạn 2009 - 2013
iii
72
73
74
Trang
70
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ cấu nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, các DN lớn và các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bổ sung thế mạnh cho nhau, giúp nhau hạn chế
mặt yếu của từng loại để vừa có thể tận dụng hiệu quả theo quy mô, tận dụng
năng lực cạnh tranh của DN lớn, vừa khai thác đƣợc lợi thế chi phí thấp và
năng động của DNNVV. Tuy nhiên, trong cạnh tranh, DNNVV thƣờng yếu
sức hơn DN lớn, nên Chính phủ thƣờng phải hỗ trợ DNNVV để DNNVV có
điều kiện tồn tại và phát triển.
Phát triển kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta, DNNVV chiếm đa số trong các DN
và đã góp phần không nhỏ vào tăng trƣởng, phát triển, tạo việc làm và tăng
thu nhập cho dân cƣ. Đây là loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về vốn,
lao động hoặc doanh thu. Ở nƣớc ta, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các
doanh nghiệp có tổng số vốn đăng ký dƣới 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình
quân hàng năm không quá 300 ngƣời đƣợc coi là DNNVV. Các nƣớc nói
chung, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, trong quá trình phát triển kinh tế
đều chú trọng đến phát triển loại hình DNNVV. Bởi vì đây là loại hình doanh
nghiệp rất thích hợp với giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế trong
một đất nƣớc cụ thể. Chỉ trên cơ sở phát triển DNNVV đến một mức độ nào
đó, nến kinh tế mới có đƣợc các doanh nghiệp lớn. Điều đó không có nghĩa
rằng, tất cả các DNNVV rồi sẽ trở thành doanh nghiệp lớn. Ngƣợc lại, trong
một mức độ nhất định, trong những giới hạn nhất định đƣợc điều chỉnh bằng
ý chí của con ngƣời và yêu cầu khách quan của nền kinh tế, loại hình doanh
nghiệp này vẫn tồn tại và phát triển
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các DNNVV trong phát huy các
nguồn lực của các thành phần kinh tế nhằm đẩy nhanh tăng trƣởng và hiện đại
1
hoá nền kinh tế, Đảng và nhà nƣớc ta đã và đang có những chủ trƣơng, chính
sách, biện pháp nhằm hỗ trợ loại hình DN này. Đảng ta cũng đã xác định phát
triển DNNVV là một hƣớng quan trọng để phát triển nền kinh tế. Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ "...Phát triển các loại hình doanh
nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít,
tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú trọng đầu tư chiều sâu,
đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị hiện
có..."(trang 23, dòng 19 - Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia năm 1996). Đến
Đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: "...chú trọng phát triển các
DNNVV...”Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia năm 2001) "Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ X đã khẳng định "Nhà nước định hướng, tạo môi trường để các
DN phát triển và hoạt động có hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ sự
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa" trang 203 dòng 20 – Nhà xuất bản
Chính trị Quốc Gia năm 2006)
Nhờ có sự hỗ trợ của Đảng và Chính phủ, đặc biệt, nhờ nỗ lực đầu tƣ của
dân cƣ, các DNNVV ở nƣớc ta đã đạt đƣợc sự phát triển mạnh mẽ. Theo Hiệp hội
DNNVV Việt Nam “đến hết năm 2010 cả nƣớc hiện có hơn 500 nghìn DNNVV,
chiếm khoảng 98% tổng số DN. Hàng năm, số DN này đóng góp hơn 40% GDP,
giải quyết việc làm cho gần 50% lao động thuộc khối DN, có vai trò lớn trong giải
quyết các vấn đề xã hội nhƣ xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập cho
nền kinh tế, đồng thời có vai trò to lớn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nƣớc, đóng góp tích cực vào quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế
của Việt Nam.”(nguồn Báo cáo Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 2 ( 2011 –
2015) của Hiệp hội DNNVV Việt Nam tháng 01/2011)
Tỉnh Hà Giang có số lƣợng DNNVV tƣơng đối lớn. Trong những năm
qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Giang đã có nhiều chủ trƣơng, cơ chế,
chính sách tạo môi trƣờng thuận lợi để DNNVV phát triển. Cho đến nay, khối
2
DNNVV đã tạo đƣợc vị trí nhất định trên thị trƣờng, đóng góp một phần không
nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các
DNNVV ở Hà Giang còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh cho phát triển nhƣ: Là một tỉnh miền núi, trình độ khoa học công
nghệ thấp, thiếu vốn, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng trong nƣớc
cũng nhƣ quốc tế chƣa cao. Kết quả phát triển DNNVV chƣa tƣơng xứng với vị
trí và vai trò của chúng. Nguyên nhân của những hạn chế này là do sự phát triển
của phần lớn các DN cho đến nay vẫn mang tính tự nhiên, chƣa theo một chiến
lƣợc với những bƣớc đi phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của tỉnh và đất
nƣớc, chƣa phát huy hết tiềm năng của mình, bên cạnh đó, cơ chế chính sách và
quản lý hoạt DNNVV của Nhà nƣớc vẫn còn nhiều bất cập.
Chính vì những lý do đó tác giả chọn
Để góp phần tìm giải pháp tháo gỡ cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà
Giang, đề tài "Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang"
tôi chọn để làm đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình là cần thiết
và chứa đựng ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn chuyên ngành Quản lý
kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Làm rõ
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong sự phát triển DNNVV của tỉnh.
Đƣa ra các giải pháp phát triển DNNVV dƣới góc độ quản lý phù hợp
với mục tiêu phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang trong
thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận chung về phát triển DNNVV dƣới góc độ quản lý
kinh tế.
3
- Nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng phát triển DNNVV dƣới
góc độ quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất và đƣa ra các giải pháp phát triển DNNVV dƣới góc độ quản
lý kinh tế trên địa bàn phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là nội dung, xu hƣớng phƣơng thức và
điều kiện phát triển DNNVV dƣới góc độ quản lý kinh tế trên địa bàn Hà
Giang đƣợc tiếp cận từ bản thân DN, từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các
tổ chức hỗ trợ.
* Phạm vi nghiên cứu:
Không gian là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Thời gian số liệu nghiên cứu DNNVV từ năm 2009 đến nay.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu tài liệu và những vấn đề lý luận
chung về phát triển DNNVV
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn
tỉnh Hà Giang thời gian qua
Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển DNNVV trên địa
bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Tổng quan nghiên cứu tài liệu
Thời gian qua, liên quan đến vấn đề phát triển DNNVV đã công bố
nhiều công trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu dƣới nhiều góc độ khác nhau. Có
thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Sách tham khảo:
+ Nguyễn Hữu Hải (1995), Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn
sách trình bày vai trò của DNNVV, về quá trình hình thành, phát triển và
quản lý các DN ở Việt Nam, những kinh nghiệm quốc tế áp dụng ở Việt Nam.
+ Nguyễn Cúc, Hồ Văn Vĩnh, Đặng Ngọc Lợi, Nguyễn Hữu Thắng
(1998), Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò, thực trạng
chính sách, cơ chế, mô hình phát triển DNNVV ở Việt Nam.
+ Đỗ Đức Định (1999), Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển xí nghiệp
vừa và nhỏ ở một số nước trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội. Cuốn sách
trình bày một số kinh nghiệm phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ ở một số nƣớc
trên thế giới.
+ Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển
DNNVV ở Việt Nam đến năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách
nêu lên những vƣớng mắc về mặt cơ chế, chính sách trong phát triển DNNVV;
đề ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển DN loại này ở Việt Nam.
5
+ Hồ Xuân Phƣơng, Đỗ Minh Tuấn, Chu Minh Phƣơng (2002), Tài
chính hỗ trợ DNNVV, Nxb Tài chính, Hà Nội. Cuốn sách trình bày thực trạng
DNNVV và chính sách tài chính trong việc phát triển DNNVV hiện nay, qua
đó đƣa ra một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV.
+ Nguyễn Đình Hƣơng (2002), Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ
bản về phát triển DNNVV trong nền kinh tế thị trƣờng. Thực trạng, định
hƣớng và giải pháp phát triển các DNNVV ở Việt Nam.
+ TS. Phạm Thuý Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách
hệ thống hoá vấn đề lý luận phát triển chiến lƣợc cạnh tranh của DNNVV
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực trạng và một số giải
pháp, kiến nghị nhằm phát triển các DNNVV ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
+ TS. Lê Xuân Bá - TS. Trần Kim Hào - TS. Nguyễn Hữu Thắng
(2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách này trình bày những tác động
của hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội, thách thức đối với các DNNVV ở Việt
Nam, thực trạng môi trƣờng kinh doanh đối với các DN, từ đó đƣa ra một số
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV ở Việt Nam.
+ Phạm Quang Trung, Vũ Đình Hiển, Lê Thị Lan Hƣơng (2009), Tăng
cường năng lực cạnh tranh của các DNNVV, Sách chuyên khảo, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Cuốn sách trình bày lý thuyết về năng lực cạnh
tranh của DN trong điều kiện hội nhập quốc tế; thực trạng và giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trên địa bàn Hà Nội sau khi Việt Nam
gia nhập WTO.
- Luận án, luận văn:
6
+ Lê Anh Dũng (2003), Đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh, luận án Tiến sỹ Kinh tế,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận án
đánh giá thực trạng phát triển hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 1993 - 2001; từ đó đề xuất định hƣớng và những giải
pháp đổi mới cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
+ Lê Minh Tâm (2003), Quá trình phát triển DNNVV khu vực ngoài
quốc doanh ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000: Thực trạng và giải pháp,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã đề cập đến
thực trạng phát triển các DNNVV ở khu vực ngoài quốc doanh trong giai
đoạn từ năm 1986 đến năm 2000 và từ đó đƣa ra những phƣơng hƣớng giải
pháp phù hợp với thực tế hiện nay.
+ Phạm Minh Tuấn (2006), Hoàn thiện những chính sách chủ yếu để
phát triển DNNVV ở Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đánh giá thực trạng tác
động của những chính sách đến DNNVV; đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ
thống chính sách nhằm phát triển DNNVV của Hà Nội đến năm 2010.
- Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng DNNVV, môi trƣờng kinh
doanh phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất
phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển DNNVV có hiệu
quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nguyễn Văn Tiến (2009), Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát
triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Th.s kinh tế, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đƣa ra
7
những kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV ở một số địa phƣơng trong
nƣớc và quốc tế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, trang thông
tin điện tử, các luận án tiến sỹ, thạc sỹ, các bài tham luận tại hội thảo, hội
nghị và các ý kiến chuyên gia của các thầy cô giáo hƣớng dẫn, giảng dạy của
Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đề cập đến sự phát triển
của các DNNVV với nhiều nội dung khác nhau.
Các công trình trên đã đƣa ra cách nhìn tổng quát về DNNVV, kinh
nghiệm phát triển DNNVV của một số nƣớc trên thế giới, cũng nhƣ của một
số địa phƣơng trong nƣớc; trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển DNNVV. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết về thực
trạng và giải pháp phát triển đối với DNNVV tại tỉnh Hà Giang.
1.2 Khái niệm DNNVV
DNNVV là sự phản ánh quy mô trình độ hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN đƣợc xác định dựa trên các tiêu chí để xem xét. DNNVV tồn
tại và phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới nó là một thành phần tất
yếu của nền kinh tế. DNNVV ban đầu đƣợc hiểu đơn giản là các cơ sở sản
xuất - kinh doanh có quy mô tƣơng đối nhỏ, hoặc không lớn nhƣng sau khi
Nhà nƣớc có dự kiến ban hành các chính sách hỗ trợ DNNVV thì mới xuất
hiện nhu cầu cần biết chính xác loại hình DNNVV là những DN nào, có quy
mô nhỏ đến đâu hoặc lớn đến chừng nào, trên cơ sở tiêu chí quy chúng về đối
tƣợng đƣợc hỗ trợ. Tuy nhiên khi bàn về vấn đề tiêu chí xác định DNNVV
còn nhiều ý kiến khác nhau. Trên thực tế hầu nhƣ mỗi nƣớc đều có tiêu chí
khác nhau về DNNVV. Việc xác định tiêu chí DNNVV của một nƣớc thƣờng
đƣợc lựa chọn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, tình hình
việc làm nói chung trong cả nƣớc và tính chất nền kinh tế hiện hành của nƣớc
đó. Từ đó rút ra, tiêu chí xác định DNNVV không có tính chất cố định, mà có
8
xu hƣớng thay đổi theo tính chất những hoạt động của nó, cũng nhƣ theo mục
đích của việc xác định và mức độ phát triển của hệ thống DN.
Tuy vậy cho đến nay chƣa có một khái niệm, định nghĩa chung, thống
nhất về DNNVV, song kinh nghiệm ở các nƣớc trên thế giới cho thấy, việc
xác định DNNVV có điểm giống nhau là nó dùng để chỉ một loại hình DN có
quy mô nhỏ tƣơng đối trong hệ thống DN của một nƣớc và chủ yếu căn cứ
vào hai nhóm tiêu chí định tính và định lƣợng để xác định DNNVV.
* Nhóm tiêu chí định tính: Nhóm tiêu chí này đƣợc xác định dựa trên
những đặc trƣng cơ bản của các DNNVV nhƣ: Trình độ công nghệ thấp, số
đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp… Thực hiện tiêu chí
này có ƣu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhƣng trên thực tế
thƣờng khó xác định. Vì thế, nó chỉ đƣợc dùng làm cơ sở để tham khảo, kiểm
chứng mà ít đƣợc sử dụng để phân loại.
* Nhóm tiêu chí định lƣợng: Nhóm tiêu chí này đƣợc xây dựng trên
một số chỉ tiêu nhƣ: Số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu hay lợi
nhuận... Việc sử dụng nhóm tiêu chí này ở mỗi nƣớc không hoàn toàn giống
nhau. Nƣớc này căn cứ vào cả số lao động, vốn doanh thu nhƣng nƣớc khác
chỉ căn cứ vào số lao động hoặc vốn kinh doanh ...
Các tiêu chí định lƣợng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác
định quy mô phát triển doanh nghiệp. Vào mỗi thời điểm khác nhau, ở trong
từng nƣớc thì tiêu chí này cũng khác nhau hoặc giữa các ngành nghề chúng
cũng khác nhau mặc dù vẫn có những yếu tố chung nhất định.
1.2.1 Tiêu chí phân loại DNNVV của nước ngoài
- Mỹ và một số nƣớc phát triển nhƣ Hàn Quốc, Úc chủ yếu sử dụng tiêu
chí về số lao động để phân định loại hình DNNVV.
- Liên minh Châu Âu xác định DNNVV chủ yếu căn cứ vào 2 tiêu chí:
Số lao động đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và doanh số bán hàng năm.
9
- Tại các nƣớc ASEAN, tiêu chí về DNNVV tuy có sự khác nhau,
nhƣng nhìn chung đều dựa vào 2 tiêu chí cơ bản để phân định, đó là quy mô
về lao động và vốn đầu tƣ.
Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực
Quốc gia/
Khu vực
Mỹ
Nhật
EU
Australia
Canada
Phân loại
Số lao động
Vốn đầu tƣ
Nhỏ và vừa
≤ 500
Không quy định Không quy định
- Chế tác
≤ 300
< 300 triệu yên
- Bán buôn
≤ 100
≤ 100 triệu yên
- Bán lẻ
≤ 50
≤ 50 triệu yên
- Dịch vụ
≤ 100
≤ 100 triệu yên
- Siêu nhỏ
< 10
- Nhỏ
< 50
- Vừa
< 250
Nhỏ và vừa
< 200
- Nhỏ
< 100
- Vừa
< 500
Doanh thu
Không quy định
Không quy định
Không quy định < 7 triệu euro
< 40 triệu euro
Không quy định Không quy định
Không quy định
< 5 triệu CDN
5 - 20 triệu CDN
New Zealand Nhỏ và vừa
< 50
Không quy định Không quy định
Hàn Quốc
Nhỏ và vừa
< 300
Không quy định Không quy định
Thái Lan
Nhỏ và vừa
Malaysia
Nhỏ và vừa
< 200
Philippine
Nhỏ và vừa
< 200
Indonesia
Nhỏ và vừa
Singapore
Nhỏ và vừa
Không quy định < 200 triệu baht Không quy định
< 2,5 triệu RM Không quy định
1,5 - 60 triệu
peso
Không quy định
Không quy định < 100.000 USD < 500.000 USD
< 100
< 1,2 triệu đô la Không quy định
Nguồn: DN vừa và nhỏ, APEC, 1998; Tổng quan về DN vừa và nhỏ, OECD, 2000
10
1.2.2 Tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt Nam
Sự hình thành quan niệm và các cách phân loại DNNVV ở Việt Nam
cũng khác nhau qua từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Năm 1993, đã tiến
hành phân loại DN nhà nƣớc (DNNN) theo 5 hạng: Hạng đặc biệt, hạng I,
hạng II, hạng III, hạng IV. Việc xác định các hạng DN này dựa trên hai tiêu
chí: Độ phức tạp quản lý và hiệu quả sản xuất - kinh doanh, bao gồm 8 chỉ
tiêu: Vốn sản xuất - kinh doanh, trình độ công nghệ, phạm vi hoạt động, số
lƣợng lao động, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc, lợi nhuận thực hiện, doanh
thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Việc xếp hạng các DN nhƣ vậy là để phục
vụ cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy của DN và trả lƣơng, chƣa mang tính chất
phục vụ cho định hƣớng chiến lƣợc phát triển DNNVV.
Ở Việt Nam mặc dù đã có sự quan tâm đến DNNVV, nhƣng cho đến
trƣớc năm 1998, vẫn chƣa có một khái niệm chính thức hay quy định tiêu chí
cụ thể nào về DNNVV. Vì vậy trong thời gian này mỗi một tổ chức, địa
phƣơng tự đƣa ra các tiêu chí khác nhau về DNNVV nhằm định hƣớng đối
tƣợng hỗ trợ hoạt động của tổ chức, địa phƣơng mình.
Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam coi DNNVV là những DN có giá trị
tài sản cố định dƣới 10 tỉ đồng, vốn lƣu động dƣới 8 tỷ đồng, doanh thu hàng
năm dƣới 20 tỷ đồng và số lao động thƣờng xuyên dƣới 500 ngƣời. Thành
phố Hồ Chí Minh coi những DN có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, lao động
trên 100 ngƣời và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng là DN vừa, còn dƣới 3
tiêu chuẩn trên là DN nhỏ. Ở Đồng Nai, loại DN có doanh thu dƣới 100 tỷ
đồng/năm đƣợc coi là DNNVV.
Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt
Nam dựa vào qui mô vốn, số lao động, doanh thu và cả hình thức sở hữu để
xác định đối tƣợng DNNVV. Theo UNIDO, DN nhỏ là DN có ít hơn 50 lao
động, tổng số vốn và doanh thu dƣới 1 tỷ đồng; DN vừa là các DN có số lao
11
động từ 51 - 200 ngƣời, tổng số vốn và doanh thu từ 1 tỷ - 5 tỷ đồng. Ngoài 2
tiêu thức này, các DNNVV còn phải là DN tƣ nhân đã đăng ký theo luật.
Theo quan niệm này, các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ… không phải là
DNNVV. Sở dĩ UNIDO xác định DNNVV là DN tƣ nhân vì mục tiêu hỗ trợ
của UNIDO và các tổ chức quốc tế khác chỉ là các DN tƣ nhân - đối tƣợng
chƣa đƣợc Chính phủ quan tâm, hỗ trợ thoả đáng.
Đến ngày 20/6/1998, Chính phủ mới ban hành Công văn số 681/CPKTN để xác định tiêu chí cho DNNVV ở Việt Nam. Từ đó, các DNNVV
trong ngành công nghiệp là các DN phải có vốn điều lệ dƣới 5 tỷ đồng và số
lao động trung bình hàng năm dƣới 300 ngƣời; trong ngành thƣơng mại dịch
vụ là những DN có vốn dƣới 3 tỷ đồng và số lao động dƣới 200 ngƣời. Trong
đó, DN có vốn dƣới 1 tỷ đồng, số lao động dƣới 50 ngƣời trong ngành công
nghiệp và dƣới 30 ngƣời trong ngành thƣơng mại dịch vụ là DN nhỏ. Tiêu chí
này dựa trên 2 căn cứ là tổng số vốn (theo tiêu chí phân loại của Cục quản lý
vốn về tài sản) và số lao động (theo qui định của Luật khuyến khích đầu tƣ
trong nƣớc) Nhƣ vậy, các tiêu chí trong Công văn này là căn cứ pháp lý quan
trọng đầu tiên chính thức xác định các đối tƣợng là DNNVV. Việc xác định
theo tiêu chí trên chƣa tính đến hình thức sở hữu của các DN. Các tiêu chí xác
định trong công văn 681/CP-KTN chỉ là quy ƣớc hành chính để xây dựng các
cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV, là cơ sở để các cơ quan nhà nƣớc, các tổ
chức chính thức của nhà nƣớc thực thi các chính sách đối với khu vực
DNNVV.
Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐCP về trợ giúp phát triển DNNVV. Trong Nghị định này Chính phủ đã đƣa ra
một định nghĩa chung về DNNVV để các ban ngành, địa phƣơng có căn cứ
xác định đối tƣợng đƣợc Chính phủ trợ giúp phát triển. DNNVV là các cơ sở
sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành,
12
có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 ngƣời.
Vì thế, tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh
doanh và thoả mãn 2 tiêu chí là vốn và lao động nhƣ trên đều đƣợc coi là
DNNVV ở Việt Nam. Đối tƣợng xác định là DNNVV bao gồm các DN thành
lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc,
các Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Các hộ kinh
doanh các thể đăng ký theo Nghị định 109/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về
Đăng ký kinh doanh. Ƣu điểm của cách phân loại trên là đơn giản, dễ phân
loại và sử dụng, nhƣng có hạn chế là chƣa rõ ràng do quy mô của DN đƣợc
xác định qua chỉ tiêu vốn đầu tƣ thực hiện thƣờng thay đổi; tiêu chí vốn
không phân biệt đối với đặc tính của từng ngành nghề; tiêu chí lao động biên
độ quá lớn, không theo ngành nghề, vốn… dùng tiêu chí này để hoạch định
chính sách trợ giúp cho DNNVV chƣa thật sự hiệu quả.
Sau quá trình tổ chức thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ-CP đã có những
vƣớng mắc hạn chế. Vì vậy để khắc phục hạn chế này ngày 30/6/2009, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số
90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định
này đã định nghĩa: DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo
quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô
tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định
trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân
năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên).
13