ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ NA
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS LÊ CAO ĐOÀN
HÀ NỘI, THÁNG 2 NĂM 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ NA
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS LÊ CAO ĐOÀN
HÀ NỘI, THÁNG 2 NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử
dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào. Các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn và có
xuất xứ cụ thể, trung thực, khách quan.
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Lê
Cao Đoàn đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình
nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan nhƣ: Cục thống kê tỉnh Điện
Biên, Sở Nông nghiệp tỉnh Điện Biên, Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội,
Tổng cục Thống kê và các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu,
tạo điều kiện cho tôi có cơ sở số liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
NGUYÊN NGHĨA
1
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2
HĐND
Hội đồng nhân dân
3
KHKT
Khoa học kỹ thuật
4
PTNN
Phát triển nông nghiệp
5
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
6
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
7
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Năng suất cây lƣơng thực có hạt
51
2
Bảng 3.2
Diện tích trồng chè
51
3
Bảng 3.3
Diện tích rừng hiện có phân theo loại rừng
58
4
Bảng 3.4
Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản
59
5
Bảng 3.4
Giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1ha mặt nƣớc nuôi
trồng thủy sản
59
6
Bảng 3.4
Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế
67
7
Bảng 3.4
GDP bình quân đầu ngƣời của các tỉnh Vùng TDMN
70
8
Bảng 3.4
Giá trị sản xuất các ngành nông lâm ngƣ nghiệp
80
9
Bảng 4.1
Định hƣớng phát triển các sản phẩm chủ lực của
Điện Biên
94
DANH MỤC BIỂU
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 3.1
Diễn biến lao động làm việc trong các nghành kinh
tế tỉnh Điện Biên
45
2
Biểu đồ 3.2
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành
49
3
Biểu đồ 3.3
Diện tích và sản lƣợng cà phê
54
4
Biểu đồ 3.4
Giá trị sản xuất lâm nghiệp ( theo giá hiện hành)
58
5
Biểu đồ 3.5
Các chỉ tiêu trong thành phần CPI của Điện Biên,
vùng Tây Bắc và trung bình vùng Trung du miền
núi
63
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững 4
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp
nói chung. 4
1.1.2. Nhóm những nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững 7
1.2. Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững 12
1.2.1. Tổng luận về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững. 12
1.2.1.1. Vấn đề phát triển bền vững 12
1.2.1.2. Vấn đề phát triển nông nghiệp. 16
1.2.1.3. Quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững 18
1.2.1.4. Nội dung của phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. 23
1.2.1.5. Những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững. 28
1.2.2. Bài học của một số tỉnh về phát triển nông nghiệp bền vững và kinh
nghiệm rút ra đối với phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh
Điện Biên. 32
1.2.2.1. Bài học từ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình 32
1.2.2.2. Bài học từ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang 34
1.2.2.3. Bài học từ phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ 35
1.2.2.4. Bài học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững
đối với tỉnh Điện Biên 37
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 38
2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn 39
2.1.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử. 39
2.1.2. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học gắn liền với phƣơng pháp lịch sử
- cụ thể 39
2 .1.3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp 40
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu điển hình của từng chƣơng 40
2.2.1. Phƣơng pháp sử dụng trong chƣơng 1 40
2.2.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong chƣơng 3 41
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2003 - 2013 43
3.1. Khái quát về những đặc điểm tự nhiên – xã hội ảnh hƣởng đến phát triển
nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên 43
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên 43
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên 44
3.1.3. Đánh giá về những cơ hội và khó khăn của tỉnh Điện Biên trong phát
triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững 46
3.1.3.1. Những cơ hội của Điện Biên 46
3.1.3.2. Những khó khăn 47
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên 48
3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp 48
3.2.1.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp 48
3.2.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng kinh tế thị trƣờng. 60
3.2.1. 3. Thị trƣờng nông sản 63
3.2.1.4. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp. 65
3.2.2. Các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp 67
3.2.3. Vấn đề môi trƣờng trong phát triển nông nghiệp 73
3.3. Đánh giá chung về tính bền vững của nông nghiệp ở Điện Biên những năm
gần đây. 75
3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc trong phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền
vững của tỉnh Điện Biên 75
3.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền
vững của tỉnh Điện Biên. 79
3.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong phát triển nông nghiệp tỉnh Điện
Biên theo hƣớng bền vững. 79
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp theo
hƣớng bền vững của tỉnh Điện Biên. 83
CHƢƠNG 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN 86
4.1. Bối cảnh mới và những tác động của nó đến phát triển nông nghiệp của tỉnh
Điện Biên 86
4.1.1. Bối cảnh quốc tế 86
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc 88
4.2. Những quan điểm và định hƣớng phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên 90
4.2.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên. 90
4.2.2. Định hƣớng phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên 92
4.3. Những giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên theo hƣớng bền
vững trong những năm tới. 95
4.3.1. Nhóm giải pháp về đổi mới tƣ duy trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh 95
4.3.2. Giải pháp hạch toán kinh tế tổng thể 97
4.3.3. Nhóm giải pháp về các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp. 98
4.3.4. Nhóm giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. 102
4.3.5. Nhóm giải pháp về phát triển thị trƣờng nông sản, nâng cao sức cạnh
tranh trong sản xuất nông nghiệp. 103
4.3.6. Nhóm giải pháp về việc giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển
nông nghiệp. 105
4.3.7. Nhóm các giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trƣờng song song với quá
trình phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 105
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay bối cảnh trong nƣớc và thế giới có những thay đổi lớn, nền kinh tế
thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu toàn cầu đặt ra
vấn đề bảo vệ môi trƣờng và khủng hoảng lƣơng thực. Trong bối cảnh đó ngƣời ta
đặc biệt đánh giá cao vai trò của nông nghiệp bởi sự phát triển của ngành nông
nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia, nó là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất vật chất của loài
ngƣời. Tuy nhiên, trƣớc nhu cầu về tăng năng suất, sản lƣợng và thu nhập từ nông
nghiệp, trong những năm qua chúng ta đã tấn công vào môi trƣờng – cơ sở tồn tại
của xã hội loài ngƣời làm cho môi trƣờng sống của con ngƣời bị đe dọa. Vì vậy
phát triển nông nghiệp nhƣ thế nào để đảm bảo trong khi tăng đƣợc giá trị kinh tế
đồng thời cũng phải nâng cao đƣợc giá trị của môi trƣờng. Đó là câu hỏi buộc
chúng ta phải nghiên cứu để tìm lời giải đáp.
Điện Biên là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, trên 80% dân số
sống tại khu vực nông thôn; sản xuất nông – lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong
việc ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh. Điện Biên có nhiều điều kiện khác biệt so với các địa phƣơng
khác về tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là những tiền đề để phát triển một nền
nông nghiệp hàng hóa theo hƣớng nâng cao giá trị các sản phẩm đặc thù của địa
phƣơng. Là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của tổ quốc với diện tích tự nhiên rộng
lớn, đất rừng và đất chƣa khai thác lớn, Điện Biên rất thuận lợi trong việc phát triển
ngành chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và một số cây lƣơng
thực có giá trị cao nhƣ đậu tƣơng, ngô. Ngoài ra địa hình núi cao cũng thuận lợi cho
Điện Biên trồng một số loại cây dƣợc liệu có giá trị kinh tế. Tuy nhiên thực tế tỉnh
chƣa khai thác đƣợc những thế mạnh của mình, phƣơng thức sản xuất nông nghiệp
còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào khai thác, bóc lột đất đai, tăng trƣởng và phát triển
kinh tế trong nông nghiệp còn chậm, chƣa vững chắc, giá trị sản xuất nông nghiệp
thấp, đời sống của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng
biên giới còn nhiều khó khăn, chênh lệch giàu nghèo ngày một tăng. Việc sản xuất
2
thiếu tính bền vững của bà con dân tộc vùng cao, hiện tƣợng di cƣ làm nƣơng rẫy
dẫn tới sự rửa trôi, xói mòn đất đai và ô nhiễm môi trƣờng. Thực tiễn đó đặt ra yêu
cầu khách quan đối với tỉnh Điện Biên phải làm cách nào để khai thác đƣợc những
lợi thế, thay thế phƣơng thức sản xuất lạc hậu bằng phƣơng thức sản xuất tiên tiến
để phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững, đạt giá trị lớn hơn về kinh tế. đảm
bảo an ninh lƣơng thực, an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng nhƣ tinh thần
của Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII: “…ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, hƣớng tới nông nghiệp sạch và bền vững …tập trung phát triển rừng theo
hƣớng bền vững, hiệu quả” [9, tr44].
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên” để trả lời cho câu hỏi: cần có những giải pháp
nào để phát triển một nền nông nghiệp theo hƣớng bền vững, khai thác đƣợc thế
mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao và bảo vệ môi trƣờng của tỉnh Điện Biên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Điện Biên theo các tiêu
chí của phát triển nông nghiệp bền vững. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững.
- Nghiên cứu bài học về phát triển nông nghiệp bền vững ở một số địa
phƣơng nhƣ: Thái Bình, Bắc Giang, Phú Thọ
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Điện Biên
trong những năm từ 2003 – 2013.
- Đề xuất những giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở
Điện Biên đến năm 2020.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nội dung của phát triển bền vững gồm 4 trụ cột: kinh tế,
xã hội, thể chế và môi trƣờng nhƣng luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu ở quan hệ giữa
3
kinh tế với môi trƣờng và xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp. Đối tƣợng
này đƣợc đánh giá dựa trên các nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững tỉnh Điện Biên dƣới
góc độ tiếp cận của kinh tế chính trị.
+ Phạm vi thời gian: Sản xuất nông nghiệp tỉnh Điện Biên từ năm 2003 – 2013
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử.
- Phƣơng pháp so sánh.
- Phƣơng pháp phân tích.
- Phƣơng pháp thống kê.
- Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình.
- Các phƣơng pháp khác.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở
tỉnh Điện Biên, đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân những hạn
chế trong phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững của tỉnh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững
ở Điện Biên trong những năm tới.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành 4 chƣơng, gồm có:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về
phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh
Điện Biên từ 2003 – 2013
Chƣơng 4: Những quan điểm, giải pháp phát triển nông nghiệp theo hƣớng
bền vững ở tỉnh Điện Biên trong những năm tới.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN
ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp
theo hƣớng bền vững
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển nông
nghiệp bền vững, có thể chia thành hai nhóm: nhóm những công trình liên quan
đến phát triển nông nghiệp nói chung và nhóm các công trình nghiên cứu về phát
triển nông nghiệp bền vững.
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp nói
chung.
PGS.TS Nguyễn Danh Sơn: “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt
Nam trong quá trình phát triển đất nƣớc theo hƣớng hiện đại” –– NXB Khoa
học xã hội – năm 2010
Công trình có đề cập đến một số vấn đề cụ thể trong phát triển bền vững
nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đặc biệt phân tích thực trạng “hai vấn đề nóng
và chƣa có lời giải thỏa đáng trong hoạt động và quản lý phát triển nông nghiệp,
nông thôn và nông dân ở nƣớc ta”(trang 188) đó là đất đai và lao động.
Công trình không bàn trực tiếp đến vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững
mà chủ yếu phân tích tổng quan về lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn
và nông dân Việt Nam thời kỳ trƣớc và sau đổi mới; những định hƣớng giải pháp
chiến lƣợc và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân tầm nhìn đến
năm 2030.
Dựa trên những nghiên cứu này, tác giả luận văn đã tham khảo một số những
giải pháp, định hƣớng phát triển nông nghiệp Việt Nam để phục vụ cho nội dung
nghiên cứu trong đề tài của mình
Hà Vinh: “Nông nghiệp Việt Nam trong bƣớc chuyển sang kinh tế thị
trƣờng” –– NXB Khoa học – Hà Nội – 1997
5
Công trình cung cấp những tài liệu giá trị về cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn
đề phát triển nông nghiệp trong một số lý thuyết kinh tế; một số mô hình phát triển
nông nghiệp điển hình trên thế giới.
Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị cao về mặt lý luận, tuy nhiên xét
về hoàn cảnh lịch sử thì công trình không còn mang tính thời sự cao, đặc biệt chƣa
bàn đến vấn đề phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Mặc dù không trực
tiếp nghiên cứu về nông nghiệp bền vững nhƣng công trình cung cấp khung lý
thuyết hàn lâm về vấn đề phát triển nông nghiệp, làm cơ sở lý luận để tác giả tiếp
tục nghiên cứu khía cạnh bền vững trong phát triển nông nghiệp Việt Nam; đó cũng
là cơ sở thực tiễn để tác giả tham khảo về một số mô hình phát triển nông nghiệp
điển hình, chọn lọc những nhân tố phù hợp để vận dụng vào việc tìm ra giải pháp
phát triển nông nghiệp ở phạm vi tỉnh Điện Biên.
PGS. TS Hà Huy Thành – PGS. TS Lê Cao Đoàn: “Vấn đề môi trƣờng
trong phát triển xã hội theo hƣớng bền vững ở Việt Nam” – NXB Khoa học xã
hội – năm 2011
Công trình đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ tƣơng tác
giữa môi trƣờng tự nhiên và sự phát triển xã hội. Đặc biệt, công trình đã phân tích
những yếu tố trong mô thức phát triển bền vững – đƣợc coi là phƣơng thức cần thiết
cho việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong sự phát triển của xã hội hiện đại.
Công trình không nghiên cứu sâu về phát triển bền vững mà chủ yếu tập
trung phân tích thực trạng biến đổi môi trƣờng và những tác động của nó đến phát
triển xã hội và quản lý xã hội; dự báo những xu thế biến đổi môi trƣờng đến năm
2020.
Công trình là một tài liệu quý giá đối với tác giả luận văn, nó chứng tỏ yêu
cầu tất yếu để giải quyết các mâu thuẫn trong sự phát triển đố là con đƣờng phát
triển bền vững. Công trình này nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp
và môi trƣờng ở phạm vi rộng, không đề cập đến những vấn đề nảy sinh trong quá
trình phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa phƣơng, chƣa chỉ ra con đƣờng,
cách thức để hƣớng tới sự phát triển nông nghiệp bền vững ở phạm vi địa phƣơng.
6
Tuy nhiên, tác giả luận văn lấy đó làm cơ sở lý luận để luận giải tính tất yếu của
việc phát triển một ngành nông nghiệp bền vững trên phạm vi quốc gia nói chung
cũng nhƣ địa phƣơng tỉnh Điện Biên nói riêng.
PGS. TS Đỗ Tiến Sâm: “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc thực trạng và
giải pháp” – NXB từ điển Bách Khoa – 2008
Công trình phân tích những mâu thuẫn cơ bản ảnh hƣởng đến nông nghiệp
Trung Quốc hiện nay nhƣ: Dân số tăng trong khi tài nguyên đất giảm, sản xuất và
cung cấp không ổn định, nền sản xuất nhỏ phải đối mặt với thị trƣờng lớn xã hội
hóa, sức cạnh tranh của nông sản chƣa mạnh… từ đó công trình đề xuất những giải
pháp để giải quyết thực trạng đó. Thực tế đây cũng là những thách thức đối với nền
nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. Bởi vậy mặc dù công
trình thuộc phạm vi và không gian nghiên cứu rất khác so với nghiên cứu của luận
văn, song nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối với tác giả luận văn trong việc học
tập để rút ra bài học kinh nghiệm ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Điện Biên nói riêng
trong quá trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
PGS. TS Phạm Văn Hiền (Chủ biên) - TS. Trần Danh Thìn: “Hệ thống
nông nghiệp Việt Nam: Lý luận và Thực tiễn” – NXB Nông nghiệp – 2009
Trong công trình này, tác giả đã có những công bố về nhiều vấn đề liên quan
đến đề tài mà tác giả nghiên cứu nhƣ đƣa ra các định nghĩa nông nghiệp bền vững,
triết lý của nông nghiệp bền vững là hợp tác với thiên nhiên, tuân theo những quy
luật của thiên nhiên, không chống lại nó; nghiên cứu mục tiêu của nông nghiệp bền
vững là xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, có hiệu
quả về kinh tế, có khả năng thỏa mãn nhu cầu con ngƣời của thế hệ hiện tại mà
không ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất và ô nhiễm môi trƣờng sống…Đặc biệt, công
trình còn nghiên cứu tính bền vững nhiều chiều của hệ thông nông nghiệp nhƣ bền
vững về môi trƣờng, bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, các nguyên tắc chung
trong xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững… Cũng nhƣ các công trình trên,
nghiên cứu này không bàn trực tiếp về vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững ở
một nhƣng những vấn đề đƣợc nghiên cứu trong công trình này là những vấn đề
7
trực tiếp liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài luận văn, do đó công trình là một tài
liệu quý báu đối với tác giả luận văn.
Phùng Văn Dũng: “Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập
WTO” – Luận án tiến sĩ – Trƣờng ĐH Kinh tế, Đại Học Quốc gia Hà Nội
Luận án phân tích những đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam và những cam
kết, ảnh hƣởng của gia nhâp WTO đến nông nghiệp, đánh giá thực trạng của phát
triển nông nghiệp Việt Nam trƣớc và sau khi gia nhập WTO, rút ra những thành
tựu, yếu kém và nguyên nhân những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam, đề xuất
những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững.
Công trình nghiên cứu này xuất phát từ góc độ tiếp cận của khoa kinh tế chính trị và
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với tác giả luận văn. Dựa trên những
nghiên cứu đó để tác giả luận văn học tập, vận dụng vào phần đánh giá thực trạng,
đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững ở tỉnh Điện Biên.
1.1.2. Nhóm những nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững
GS. TS. Đƣờng Hồng Dật: “Phát triển nông nghiệp bền vững” – NXB
Nông nghiệp – 2012
Công trình này là một tập hợp những kinh nghiệm và các công trình nghiên
cứu của nhiều tác giả trên cơ sở vận dụng và kế thừa các thành tựu khoa học của
nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc. Sách mở ra hƣớng mới trong nhận thức và hoạt
động sản xuất nông nghiệp, nhằm đƣa nông nghiệp bƣớc vào nền kinh tế tri thức,
làm cho nông nghiệp thực sự trở thành hoạt động sản xuất cơ bản của loài ngƣời,
đảm bảo cho con ngƣời phát triển ổn định, bền vững, sống hòa hợp và hài hòa với
thiên nhiên.
Công trình đề cập đến những khái niệm, nội dung cơ bản của phát triển nông
nghiệp bền vững nhƣ: sự phát triển trong nhận thức về nông nghiệp bền vững, mục
tiêu của nông nghiệp bền vững, nội dung của nông nghiệp bền vững, tính chất và
yêu cầu của nông nghiệp bền vững, những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp bền
vững… Công trình chƣa phân tích những nội dung, yêu cầu, giải pháp phát triển
nông nghiệp bền vững ở phạm vi một địa phƣơng nhƣng những lý thuyết này trực
8
tiếp liên quan đến cơ sở lý luận của luận văn mà tác giả nghiên cứu. Đó là khung lý
thuyết cơ bản để tác giả nghiên cứu và vận dụng vào luận văn của mình trong quá
trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững ở phạm vi một địa phƣơng.
Vũ Văn Nâm: “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” – Luận
văn thạc sĩ – Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội - 2009
Đề tài nghiên cứu tổng quan về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, phân
tích những chuyển biến trong phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng bền vững đó là
đảm bảo giữ vững nhịp độ tăng trƣởng ổn định có hiệu quả, giải quyết các vấn đề xã
hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, từng bƣớc xây dựng một nền
nông nghiệp sạch, chỉ ra những mặt đƣợc những mặt hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó. Đề tài đƣa ra những định hƣớng và giải pháp để phát triển kinh
tế nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Đề tài là tƣ liệu
trực tiếp liên quan đến những khía cạnh, nội dung và góc độ tiếp cận của đề tài mà
tác giả đang nghiên cứu. Công trình này nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền
vững ở phạm vi quốc gia, chƣa đề cập tới vấn đề này ở địa phƣơng. Tuy nhiên, đối
tƣợng nghiên cứu của công trình này giống đối tƣợng nghiên cứu của tác giả, chỉ
khác phạm vi nghiên cứu, do vậy tác giả có thể học tập từ luận văn này phƣơng
pháp nghiên cứu và vận dụng những kết quả của công trình vào địa bàn nghiên cứu
của mình ở phạm vi một địa phƣơng.
Lại Thị Hiếu: “Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ” –
Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị - Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội,
năm 2013
Luận văn phân tích những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ thời gian
qua theo các tiêu chí phát triển bền vững nhƣ: Bền vững về kinh tế trong phát triển
nông nghiệp, thực trạng các vấn đề xã hội trong phát triển nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Phú Thọ, vấn đề môi trƣờng trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Luận
văn đã đánh giá một cách khá toàn diện thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Phú Thọ về thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế, từ
9
đó đề xuất những giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ. Tuy
nhiên, luận văn còn hạn chế là trong phần cơ sở lý luận, tác giả chƣa đề cập đến
khái niệm phát triển bền vững nói chung mà đề cập ngay đến những vấn đề chung
về phát triển nông nghiệp bền vững. Thực chất, song song với sự phát triển của
kinh tế - xã hội của loài ngƣời là quá trình tác động và làm biến đổi tự nhiên, từ đó
đẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng. Và ngƣợc lại, chính những hệ
quả từ môi trƣờng đã buộc con ngƣời phải thay đổi phƣơng cách sản xuất, đó chính
là con đƣờng phát triển bền vững, trong đó phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền
vững là một trong những nội dung của phát triển bền vững nói chung.
Công trình là một tài liệu có giá trị đối với tác giả bởi cùng chung đối tƣợng
là sản xuất nông nghiệp bền vững đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế chính trị.
Hơn nữa, Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc cũng có những đặc điểm
về tự nhiên, xã hội gần giống nhƣ Điện Biên, vì vậy những nội dung và giải pháp
phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ mà tác giả luận văn nghiên cứu là
một trong những tài liệu quý báu để tác giả luận văn tham khảo và vận dụng trong
quá trình nghiên cứu về đề tài phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Điện Biên.
Nguyễn Thị Thanh Hoa: “Phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững
ở tỉnh Thái Bình” – Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị - Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội – năm 2013
Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
bền vững, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp
nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình và đƣa ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh
Thái Bình theo hƣớng bền vững trong thời gian tới.
Cũng giống nhƣ luận văn của tác giả Lại Thị Hiếu, công trình chƣa đề cập đến cơ sở
lý luận chung của phát triển nông nghiệp bền vững, đó là luận thuyết về phát triển
bền vững. Luận văn đánh giá đƣợc những tiềm năng cho phát triển nông nghiệp bền
vững ở tỉnh Thái Bình, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững của
tỉnh Thái Bình trên ba phƣơng diện: Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, Tình
hình giải quyết các vấn đề xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn và vấn đề môi
10
trƣờng trong phát triển nông nghiệp. Luận văn có đóng góp trong việc đánh thực
trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh, tuy nhiên chƣa đƣa đƣợc ra những yêu cầu
của phát triển nông nghiệp bền vững ở phạm vi một địa phƣơng, đồng thời trong
phần giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững, tác giả mới chỉ nêu chung
chung về nhóm các giải pháp, chƣa chỉ rõ đƣợc tỉnh Thái Bình đã thực hiện những
giải pháp này đến mức độ nào.
Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu độc lập, có giá trị để tác giả vận
dụng, tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn trong luận văn của mình trong nghiên cứu về
phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững của tỉnh Điện Biên.
Lê Văn Thứa: “Phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” – thạc sĩ kinh tế - Học viện chính trị hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh – năm 2011
Trên cơ sở khái quát những quan niệm về phát triển bền vững, phát triển
nông nghiệp bền vững, tác giả đã phân tích đƣợc vai trò, vị trí của nông nghiệp
trong sự phát triển bền vững. Công trình có nhiều đóng góp trong việc phân tích mô
hình phát triển nông nghiệp bền vững ở Ấn Độ và rút ra những bài học kinh nghiệm
cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Nhƣng phạm vi của luận văn giới hạn trong
địa phƣơng nhỏ là huyện Củ Chi – TP Hồ Chí Minh, do vậy tác giả chƣa rút ra đƣợc
bài học áp dụng cho một địa phƣơng nhỏ - có những đặc thù riêng về điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội. Đề tài cũng đã đánh giá đƣợc thực trạng các yếu tố cấu
thành phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Củ Chi trên ba phƣơng diện: kinh
tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Rút kinh nghiệm từ nghiên cứu này, tác giả luận
văn sẽ khắc phục những hạn chế để tìm ra những bài học phù hợp với địa phƣơng
tỉnh Điện Biên cũng nhƣ những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện riêng
của tỉnh Điện Biên.
Ngoài các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống nhƣ trên còn có rất
nhiều bài báo liên quan đến đề tài trên các báo và tạp chí khác nhau nhƣ:
Bùi Chí Bửu, “Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam: thành tựu và thách thức”,
Tạp chí cộng sản số 801, tháng, năm 2009
11
Nguyễn Anh, “Giải pháp phát triển nông nghiệp KomTum theo hƣớng bền
vững”, Tạp chí quản lý nông nghiệp, tháng 4, năm 2009
Hoàng Việt Hà, “Bƣớc đầu xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp
tỉnh Đồng Tháp theo hƣớng bền vững”, Tạp chí khoa học ĐH sƣ phạm TP HCM, số
35, năm 2012.
Phí Văn Kỷ, Nguyễn Từ, “Những biện pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp
Việt Nam trong những năm tới”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn – kỳ
2, tháng 1, năm 2006
Qua nghiên cứu các công trình trên, tác giả luận văn nhận thấy:
Thứ nhất: Các công trình đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về vấn đề phát
triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững ở cả phạm vi quốc gia và địa
phƣơng. Đây là những tài liệu quý báu, trang bị những kiến thức lý luận quý báu đối
với tác giả luận văn trong nghiên cứu của mình.
Thứ hai: Một số công trình đã cung cấp những luận chứng từ thực tiễn phát
triển nông nghiệp bền vững, làm bài học thực tiễn để tác giả luận văn học tập và vận
dụng trong nghiên cứu của mình.
Thứ ba: Các công trình nêu trên có những giá trị lớn lao về lý luận cũng nhƣ
thực tiễn trong nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên,
chƣa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề phát triển nông nghiệp theo
hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên, một số công trình nghiên cứu về phát triển nông
nghiệp bền vững ở phạm vi địa phƣơng thì chƣa hệ thống hóa chặt chẽ về cơ sở lý
luận, nội dung nghiên cứu còn hạn hẹp. Vì vậy luận văn khi thành công sẽ góp
phần luận giải thêm về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nông
nghiệp của tỉnh Điện Biên theo hƣớng bền vững. Mặc dù công trình đánh giá quả
kết quả nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp của một địa phƣơng nhƣng đây là một
vấn đề lớn, không chỉ đối với Việt Nam nói riêng mà có ý nghĩa đối với các quốc
gia nói chung trong công cuộc hƣớng tới một nền kinh tế phát triển bền vững. Do
vậy đây là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình nghiên
cứu đã công bố thuộc lĩnh vực nghiên cứu.
12
1.2. Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về phát triển nông
nghiệp theo hƣớng bền vững
1.2.1. Tổng luận về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững.
1.2.1.1. Vấn đề phát triển bền vững
Vấn đề phát triển bền vững đƣợc đặt ra khi tiến trình phát triển thị trƣờng đã đƣa
xã hội phát triển vƣợt qua thời đại nông nghiệp và thời đại công nghiệp chuyển sang
xã hội hiện đại với cơ sở kinh tế là cuộc cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri
thức và kinh tế toàn cầu. Khi đó cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, xã hội
thì dân số cũng tăng lên đáng kể, đồng thời tăng trƣởng đáng kể các đô thị dẫn tới
tình trạng suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng. Điều này uy hiếp, phá vỡ
những nền tảng vốn có của cuộc sống, dẫn tới sự xung đột giữa tự nhiên và xã hội
và có nguy cơ dẫn đến sự sụp đổ của sự sống trên trái đất. Chính những mâu thuẫn
này đã đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực đặ biệt là tài nguyên
thiên nhiên (TNTN) và bảo vệ môi trƣờng, duy trì và tăng cƣờng các nền tảng của
sự phát triển và hình thành yêu cầu về sự phát triển bền vững.
* Nguồn gốc của tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trƣờng tự
nhiên của sự sống.
Thứ nhất: Tình hình kinh tế thị trƣờng – công nghiệp đã đặt nền kinh tế vào
quá trình gia tăng sản xuất, tăng mục tiêu tăng trƣởng các giá trị kinh tế. Bộ máy
công nghiệp là một bộ máy chế biến các nguyên liệu lấy từ TNTN, điều này đồng
nghĩa với nền kinh tế công nghiệp là nền kinh tế tài nguyên. Rút cuộc sự phát triển
đồng nghĩa với việc gia tăng khai thác TNTN mà tài nguyên là hữu hạn. Do đó sự
phát triển của bộ máy công nghiệp tất yếu dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên.
Thứ hai: Nền kinh tế công nghiệp cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình
tăng phát thải dẫn tới ô nhiễm môi trƣờng, trong đó phát thải CO2 là nhân tố quyết
định dẫn đến hiệu ứng nhà kính dẫn tới khủng hoảng khí hậu và nguy cơ sụp đổ,
phá vỡ cuộc sống của loài ngƣời.
Thứ ba: Dân cƣ tăng nhanh và sự tập trung dân cƣ đông đúc ở các đô thị lớn
đã làm tăng phát thải sinh hoạt, suy kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng.
13
Thứ tƣ: Tài nguyên thiên nhiên là một nhân tố hình thành nên môi trƣờng.
Việc khai thác tài nguyên đất, nƣớc, rừng… cũng làm ảnh hƣởng tới sinh quyển,
sinh thái và môi trƣờng sống dẫn tới tình trạng khủng hoảng môi trƣờng.
* Con đƣờng dẫn đến sự phát triển bền vững
Phát triển không thể làm giảm các quá trình tăng trƣởng các giá trị kinh tế,
xã hội. Nhƣng để cùng lúc đạt đƣợc việc gia tăng các giá trị kinh tế, xã hội đồng
thời gia tăng giá trị môi trƣờng thì con đƣờng tất yếu là phải thay đổi phƣơng thức
phát triển để xác lập sự hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Phát triển bền
vững là phát triển dựa trên sự hài hòa giữa các giá trị kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Loài ngƣời trên tiến trình chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế
tri thức dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ cao là lực lƣợng sản xuất chủ yếu. Từ
đó đòi hỏi sản xuất phải giảm mức độ khai thác tự nhiên, tái tạo và bảo vệ môi
trƣờng sống.
Bản thân môi trƣờng không phải là hàng hóa, song trong sự mâu thuẫn giữa
phát triển kinh tế và môi trƣờng thì môi trƣờng trở nên có giá và để có đƣợc môi
trƣờng ngƣời ta phải trả tiền. Điều đó đồng nghĩa với việc môi trƣờng cũng là một
lĩnh vực kinh doanh và tham gia vào thị trƣờng. Khi đó yêu cầu với phát triển kinh
tế phải có sự hạch toán toàn bộ trong đó bao hàm cả sự hạch toán về môi trƣờng.
Khi kinh tế và sự phát triển kinh tế có nội dung môi trƣờng với tƣ cách là sản
phẩm và yếu tố kinh tế thì kinh tế đó gọi là kinh tế xanh. Đến lƣợt mình, kinh tế
xanh cũng có bản chất của mình là kinh tế bền vững: Kinh tế trong đó mối quan hệ
giữa kinh tế và môi trƣờng đƣợc giải quyết ngay trong quá trình hoạt động và phát
triển kinh tế, đồng thời môi trƣờng cũng đƣợc sản xuất và tái sản xuất ra nhƣ một
loại hàng hóa, dịch vụ khác.
* Khái niệm phát triển bền vững.
Khái niệm phát triển bền vững đƣợc trình bày trong một loạt các công trình nhƣ
“Tƣơng lai của chúng ta” (1987), “Chăm lo cho trái đất” (1991). Khái niệm phát
triển bền vững đƣợc đƣa ra lần đầu trong báo cáo “Chiến lƣợc giữ gìn thế giới” do
Hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế IUNC công bố: Phát triển
14
bền vững “là sự phát triển đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng của thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ” [19,
tr92].
Tháng 6/1992 hội nghị Thƣợng đỉnh của Liên Hợp quốc họp tại Rio de Janero
với sự tham gia của 179 nƣớc đã thông qua chiến lƣợc phát triển bền vững và khẳng
định “ Phát triển bền vững là phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời
hiện nay và không ảnh hƣởng bất lợi đối với các thế hệ tƣơng lai trong việc thỏa
mãn những nhu cầu của họ” [19, tr93].
Năm 2002, Hội nghị Thƣợng đỉnh của liên Hợp Quốc “về môi trƣờng và phát
triển bền vững” họp ở Johannesburg, Nam Phi đã đề cập lại những nội dung của
Hội nghị thƣợng đỉnh Rio de Janero 92. Hội nghị đã đƣa ra hai văn kiện quan trọng
có tính toàn cầu là “Tuyên bố chính trị” và “Kế hoạch hành động” đã xác định ba
trụ cột của phát triển bền vững: Bền vững về kinh tế đòi hỏi phát triển kinh tế nhanh
với việc sử dụng các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ, đặc
biệt chú trọng công nghệ sạch; Bền vững về mặt xã hội tức là đảm bảo công bằng xã
hội và phát triển con ngƣời trong đó chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là tiêu chí
cao nhất về phát triển xã hội: Bền vững về môi trƣờng tức là khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống theo
hƣớng tích cực. Có thể xem đây là ba trụ cột của phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và các nhà
hoạch định chính sách đề cập đến và đƣợc tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, phát
triển bền vững là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trƣờng
sống, coi giá trị môi trƣờng sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá
trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển; Hai là, phát triển bền vững là sự phát triển
dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau, phát triển hôm nay không làm ảnh hƣởng cho
mai sau.
Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững đƣợc định
nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại
15
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trƣờng. Đây là định nghĩa có nội hàm rộng, bao quát đƣợc ba trụ cột
về phát triển bền vững.
Ngày 17/8/2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 154/2004/
QĐ- TTg “Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là
Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam). Định hƣớng đã nêu bật những vấn đề đang
đặt ra trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đặt “mục tiêu tổng quát của
phát triển bền vững là sự đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và
văn hóa, sự bình đảng của công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa của con
ngƣời và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa đƣợc ba mặt là
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng”.
Như vậy, tác giả luận văn quan niệm bản chất của vấn đề phát triển bền vững là
thành lập một hệ thống kinh tế - xã hội trong khi đạt tới đỉnh cao của các giá trị
kinh tế, xã hội thì đồng thời phải duy trì và gia tăng các giá trị về môi trường sống,
sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên. Sự phát triển bền vững do vậy cần:
Một là: Giải quyết mối quan hệ giữa các giá trị kinh tế, xã hội và gia tăng các
giá
trị thiên nhiên vốn là nền móng của sự sống và sự phát triển, cụ thể: Một là, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Hai là, bảo vệ và gia tăng các giá trị môi
trường tự nhiên, của môi trường sống của con người. Nói khác đi phát triển bền
vững chính là giải quyết tốt mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
Hai là: Giải quyết mối quan hệ giữa các thế hệ hiện tại và tương lai: Sự phát
triển trong khi theo đuổi các giá trị kinh tế, xã hội hiện tại, trước mắt không làm
mất đi cơ sở, điều kiện phát triển tương lai của các thế hệ mai sau. Do vậy sự phát
triển bền vững là sự phát triển trong quan hệ với việc tái tạo, tái sinh và gia tăng
các giá trị được coi là nền tảng của sự sống, tránh được những mâu thuẫn, xung
đột giữa xã hội và tự nhiên.