Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.9 KB, 3 trang )

/>I. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) 20
năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay,
ĐTNN thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các
nước đang phát triển.
Nhìn lại 20 năm trước, trong bối cảnh quốc tế: chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
và Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều
mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc
tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động giá cả trên thị trường
quốc tế Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á thực hiện
cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát triển năng động của thế giới. Tình hình
trong nước: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi
chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính
chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986,
sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm
trọng.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã
hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới”
toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự đúng đắn của
chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào
thành công của sự nghiệp ĐỔI MỚI trong chặng đường vừa qua.
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường
pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi
tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh
mới[1][1].
Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật
Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở
đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa


dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ
trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần
/>với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn
bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng,
hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản
pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ
cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không
ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện
cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến
hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể
so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống
nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không
phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động
đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006
và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự
thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần
kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng
là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách
quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời
kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập,
nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh
việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển
biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý

cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt
thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự
trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20
năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà
nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban
quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau
đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý
/>hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ
tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng
chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy
hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều
ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự
quyết định và cấp GCNĐT.
Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương
thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong
nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực
hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn.
Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ,
ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự
báo, kiểm tra, giám sát.
Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa
phương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã
được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới,
góp phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá
trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT
đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các
địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh

mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,….
đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa,
liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác
động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử
dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam.
Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là
các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động
ĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có
vốn ĐTNN trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước
ta.

×