Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam và thực trạng FDI của EU tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.48 KB, 48 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
  
BÀI TẬP NHÓM CHÍNH SÁCH KINH TẾ
ĐỐI NGOẠI II
ĐỀ TÀI:
CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CỦA EU ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ THỰC
TRẠNG FDI CỦA EU TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : T.S ĐỖ THỊ HƯƠNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THÚY DIỆU
LƯU KHÁNH CHI
TRỊNH DUY CHIẾN
DƯƠNG THỊ LÂM
LÊ QUỲNH MAI
NGUYỄN HÙNG TÚ
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ 50B
Hà nội, 10/2011
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
ASEAN Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
ASEM Asia-Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á-
Âu
EC European Community Cộng đồng châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FIA Foreign Investment
Activities


Các hoạt động đầu tư nước
ngoài
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
PCA Partnership and Cooperation
Agreement
Hiệp định hợp tác toàn diện
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
WTO World trade organization Tổ chức thương mại Thế
Giới
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ EU VÀ VIỆT
NAM…………………………………………… 2
1.1 Vài nét về Liên minh châu Âu EU…………………………………………2
1.2 Vài nét về quan hệ kinh tế EU và Việt Nam………………………………2
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CỦA EU ĐỐI VỚI VIỆT
NAM………………………………………………… 5
2.1 Chính sách đầu tư chung của liên minh châu Âu (EU)………………….5
a. Các nguyên tắc mà liên minh châu Âu đưa ra nhằm tạo khung pháp lý đa
phương về FDI………………………………………………………………… 5
b. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp lý đa phương về FDI, liên minh châu Âu
còn có những biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài………….7
2.2 Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam…………………………… 8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG FDI CỦA EU TẠI VIỆT
NAM…………………………………………………11
3.1 Trước khi ra nhập WTO………………………………………………….11
3.2 Sau khi gia nhập WTO……………………………………………………16

3.3 Khái quát đầu tư từng nước:…………………………………………… 18
3.3.1 Đầu tư trực tiếp của Pháp:
……………………………………………….18
3.3.2 Đầu tư trực tiếp của vương quốc Anh:…………………………………21
3.3.3. Đầu tư trực tiếp của Hà Lan:………………………………………… 22
3.3.4
Đầu tư trực của tiếp Cộng hoà Liên bang Đức:
……………………….23
3.3.5 Đầu tư trực tiếp của Thụy Điển:……………………………………… 24
3.3.6 Đầu tư trực tiếp của Đan Mạch:……………………………………… 24
3.3.7 Đầu tư trực tiếp của Italia:
…………………………………………… 25
3.3.8 Đầu tư trực tiếp của Bỉ:
……………………………………………… 26
3.3.9 Đầu tư trực tiếp của Luxembourg:…………………………………….26
3.1.10 Đầu tư trực tiếp của Áo:…………………………………………… 27
3.4 Đánh giá………………………………………………………………… 27
3.4.1 Thuận lợi :……………………………………………………………….27
a, Về Chính trị- ngoại giao……………………………………………………27
b, Về Văn hóa- Xã hội………………………………………………………….28
c, Về kinh tế……………………………………………………………………29
d, Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường ……………………… 30
3.4.2 Khó khăn……………………………………………………………….30
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU
HÚT FDI CỦA EU VÀO VIỆT NAM…………………………………………………
33
4.1.Tăng cường các chính sách thu hút vốn đầu tư của EU……………… 33
4. 2. Cải thiện môi trường đầu tư ……………………………………………34
4.3. Đẩy mạnh công tác vận động đầu tư nước ngoài………………………37
4.4. Đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư và kết hợp chặt chẽ giữa các

hoạt động kinh tế đối ngoại Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư nước ngoài………………………………………………38
4.5. Đối với hoạt động của ngân hàng, phát triển ngân hàng liên doanh, mở chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động của các công ty nước
ngoài cổ phần……………………………………………………………39
4.6. Đào tạo cán bộ…………………………………………………………….39
4.7. Tích cực tìm hiểu kỹ văn hoá, tập quán của các thành viên EU………40

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế
giới của thế kỷ 21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của
mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó
không ngoại trừ đối với Việt Nam, để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây
dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục khẳng định
đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH
hướng mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và thu hút FDI từ liên minh
châu Âu (EU) nói riêng.
Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao
ngày 28-11-1990,đến ngày 17-7-1995 thì kí hiệp định khung về hợp tác.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU đã đạt được
những kết quả lớn, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo. Tiếp đó là
những kế hoạch và chương trình nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai
bên. Đến năm 2010, Việt Nam và EU hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp
định đối tác toàn diện PCA. Từ đây tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Việt Nam
để thu hút vốn đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam. Do đó nhóm chúng em
đã làm đề tài : “ Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam và thực
trạng FDI của EU tại Việt Nam”.
Mặc dù có sự nỗ lực của nhóm nhưng đây là một đề tài khó, do trình
độ, thời gian, kinh nghiệm còn hạn chế và nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên đề
tài không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến

đóng góp của cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của chúng em được hoàn
thiện hơn .

7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ KINH TẾ EU
VÀ VIỆT NAM
1.1.Vài nét về Liên minh Châu Âu EU
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European
Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia
thành viênthuộc Châu Âu. Liên minh Châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước
Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu
(EC).Với hơn 500 triệu dân, Liên minh Châu Âu chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ
năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP
sức mua tương đương của thế giới.
Liên minh Châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ
thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm
bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì
các chính sách chung về thương mại,nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển
địa phương. 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo
nên khu vực đồng Euro. Liên minh Châu Âu đã phát triển một vai trò nhất
định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế
giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc.
8
1.2.Vài nét về quan hệ kinh tế EU và Việt Nam
Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao
ngày 28-11-1990,đến ngày 17-7-1995 thì kí hiệp định khung về hợp tác. Quan
hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU đã đạt được những kết
quả lớn, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo. Tiếp đó là những kế
hoạch và chương trình nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đến
năm 2010, Việt Nam và EU hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác

toàn diện PCA.
Với sức mạnh tổng hợp của khoảng 500 triệu dân,đóng góp tới 28%
GDP thế giới,EU là khu vực kinh tế hùng mạnh và đầy tiềm năng.Ngày nay
EU được đánh giá là hình mẫu của hòa bình,thịnh vượng và có quan hệ kinh
tế rộng khắp với các quốc gia,khối nước trên thế giới.Về phía Việt Nam,quan
hệ kinh tế với EU sau thực hiện các cam kết với tư cácnh thành viên chính
thức với WTO từ năm 2007(trong đó có 27 nước EU),quan hệ kinh tế Việt
Nam-EU đã tiếp tục được mở rộng cả về phạm vi,số lượng,chất lượng trên
nhiều lĩnh vực:đầu tư,thương mại,du lịch…
Việt Nam là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, với kim ngạch xuất
khẩu chiếm 69% GDP năm 2008 (64% năm 2009 và 61% năm 2005); trong
đó 16% GDP được xuất khẩu sang EU với giá trị kim ngạch là 14,9 tỷ USD
(14% năm 2009 với 12,6 tỷ) và chiếm 17% tổng xuất khẩu Việt Nam (tỷ lệ
này giữ ổn định kể từ năm 2005).
Năm sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu vào EU (giầy dép: 4,5 tỷ, dệt may:
2,3 tỷ, cà phê: 1,4 tỷ, thủy hải sản: 1,1 tỷ và đồ nội thất: 1 tỷ) chiếm 70% tổng
giá trị xuất khẩu vào EU năm 2008 (65% năm 2009) với chỉ số tập trung (chỉ
số Herfindahl-Hirschman) tương đương 0,12 (mức vừa phải): vì thế xuất khẩu
9
sang EU dễ phải hứng chịu những cú sốc đối với một số ngành công nghiệp
như đã thấy khi xuất khẩu từ VN sang thị trường này giảm 15% năm 2009
(giầy dép: -20%, cà phê: -26%, đồ nội thất: -20% trong khi dệt may giảm
10%).
Mức thuế quan trung bình EU áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt
Năm trong năm 2009 khoảng 4,1% (giảm từ 4,5% năm 2005). Tuy nhiên, mức
thuế quan bình quân gia quyền (có tính đến mức độ hương mại) lên tới 7%, có
nghĩa là EU đang áp mức thuế tương đối cao hơn đối với các sản phẩm xuất
khẩu quan trọng của Việt Nam (ví dụ dệt may: 11,7%, thủy sản: 10,8% và
giầy dép: 12,4%) và mức thuế cao nhất (hơn 57%). Điều này cũng có nghĩa là
việc cắt giảm thuế đối với hầu hết các sản phẩm trong khuôn khổ FTA sẽ

mang lại những ích lợi quan trọng cho Việt Nam khi so sánh với các đối thủ
cạnh tranh tại thị trường EU. Liên quan đến thuế quan đối với hàng nhập
khẩu, Việt Nam cắt giảm thuế đang kể sau khi gia nhập WTO và hiện nay mức
thuế quan trung bình là 9,3% (giảm từ 13,7% năm 2005); mức thuế quan áp
dụng cho hầu hết các sản phầm xuất khẩu của EU vào Việt Nam rất thấp,
ngoại trừ ô tô 24,2% (điện tử: 8,9%, cơ khí: 3,4%, dược phẩm: 2%, sắt: 2%,
dụng cụ thí nghiệm quang học và thiết bị y tế: 1,3%, máy bay: 0%). Tuy
nhiên, trong tất cả các danh mục kể trên ngoại trừ máy bay, có rất nhiều dòng
thuế cao (từ 10% đối với dược phẩm đến 90% đối với ngành ô tô).
Đầu tư ra ngòai Liên minh là một trong các chủ trương thúc đẩy kinh tế
của EU,và Việt Nam với các đặc điểm riêng về lịch sử,địa lý quan hệ chính
trị.Liên minh Châu Âu có chính sách đầu tư riêng mà chúng tôi sẽ trình bày ở
phần sau.
10
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CỦA EU ĐỐI
VỚI VIỆT NAM
2.1 Chính sách đầu tư chung của liên minh châu Âu (EU)
a. Các nguyên tắc mà liên minh châu Âu đưa ra nhằm tạo khung pháp lý
đa phương về FDI
Các quốc gia đối xử với nhà đầu tư nước ngoài dựa trên nguyên tắc của
WTO như không phân biệt đối xử, đảm bảo tính minh bạch. Để giảm rủi ro
trong đầu tư ra nước ngoài, EU xây dựng luật đầu tư đa phương song phần lớn
là đầu tư vào những nước có nền kinh tế đang phát triển. Ví dụ như EU là một
trong những đối tác thương mại chủ chốt và là nguồn đầu tư chính vào khu
vực ASEAN. Tổng kim ngạch thương mại của ASEAN với EU đã tăng từ
186,7 tỷ USD năm 2007 lên 202,5 tỷ USD năm 2008. Tổng số vốn đầu tư trực
tiếp từ EU vào ASEAN cũng tăng từ 10,6 tỷ USD năm 2006 lên 12,4 tỷ USD
năm 2008. Số lượt khách du lịch đến từ các nước EU cũng tăng từ 7,7 triệu
người năm 2007 lên 8,2 triệu người năm 2008. Nhằm xúc tiến thương mại và
đầu tư giữa hai khu vực, ASEAN và EU đã thông qua Sáng kiến thương mại

liên khu vực ASEAN-EU (TREATI) – một cơ chế/quá trình thảo luận chiến
lược về các vấn đề kinh tế và thương mại. TREATI cũng bao gồm cả hỗ trợ kỹ
thuật và đặt nền móng cho sự phát triển của một Hiệp định thương mại tự do
giữa ASEAN và EU. Mặt khác do khủng hoảng tài chính nên làm giảm FDI
vào khu vực Châu Phi: Cuộc khủng hoảng nợ và tài chính tại Mỹ và châu Âu
có thể tác động đến nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Phi, do đó Mỹ và
Liên minh châu Âu (EU) sẽ cắt giảm nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
11
và quan hệ thương mại với lục địa này trong thời gian tới. Tại hội thảo về triển
vọng phát triển kinh tế khu vực miền Nam châu Phi khai mạc ngày 9/8 tại
thành phố Johannesburg, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB)
Donald Kaberuka nêu rõ tuy cuộc khủng hoảng nợ công tại Mỹ cơ bản đã
được giải quyết, nhưng hậu quả của nó vẫn ảnh hưởng đến nền kinh tế, tài
chính Mỹ, đặc biệt sau khi Standard & Poor's hạ bậc xếp hạng tín dụng của
Mỹ từ AAA xuống AA+, khiến nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại về nền
kinh tế lớn nhất thế giới này.
EU xây dựng khung pháp lý chung về FDI nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa
các nước tiếp cận và nhà đầu tư.
Tôn trọng trọng mối quan tâm của nước chủ đầu tư và nước nhận đầu
tư. Đồng thời EU cũng tôn trọng mối quan tâm của nước chủ đầu tư bằng cách
không áp đặt việc tự do hóa đầu tư, giải quyết tranh chấp theo cơ chế của
WTO.
Điểm cần chú ý là EU thực hiện đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng,
khuyến khích các dòng đầu tư mới nhằm đa dạng hoá lĩnh vực chứ không chỉ
vào xuất khẩu.
Liên minh châu Âu ( EU ) khuyến khích sáng tạo và tuân thủ các chỉ
tiêu về môi trường để cạnh tranh thành công trong thập kỷ sau.Chiến lược
Europe 2020 được loan báo để thay thế Chiến lược Lisbon của Liên minh
châu Âu (EU). Chiến lược Lisbon đã thất bại trong việc đưa Âu châu trở thành
nền kinh tế tri thức hàng đầu thế giới trong năm 2010. Ủy hội Âu châu, cơ

quan điều hành khối EU cho rằng các nước Liên minh châu Âu ( EU ) cần đầu
tư 3% GDP vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và nhắm đến tăng trưởng dựa
trên kinh tế thông minh. Các đối thủ cạnh tranh từ châu Á đã lấy bớt thị phần
12
của châu Âu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu trong 12 tháng qua đã xóa bỏ "gần như là hết" mức tăng trưởng và số
nhân dụng nền kinh tế châu Âu tạo ra trong thập kỷ vừa qua. Do đó các nước
EU tránh dàn trải đầu tư một cách quá mỏng: "EU cần đầu tư một cách thông
minh, một cách bền vững và để ý đến nhiều lĩnh vực khác nhau và tập trung
vào những đòn bẩy quan trọng nhất”.
b. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp lý đa phương về FDI, liên minh
châu Âu còn có những biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài
EU có các hoạt động cung cấp thông tin về môi trường đầu tư: xây
dựng và thực hiện các chương trình thu thập, công bố và phổ biến thông tin cơ
bản về môi môi trường luật pháp, kinh tế vĩ mô, chính trị , xã hội, các điều
kiện về ngành và lĩnh vực đầu tư. Ví dụ như một phần của đầu tư châu Á là
xác định, đánh giá và xúc tiến các cơ hội đầu tư có trọng điểm ở châu Á.
Thành lập các hiệp hội giữa EU và các nước tiếp nhận đầu tư, khuyến
khích đầu tư, trao đổi thông tin và bí quyết thông qua cải thiện các điều kiện
pháp lý, hành chính, kỹ thuật, thuế và tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
nhằm mục đích hỗ trợ kĩ thuật cho đầu tư ra nước ngoài.
Đặc biệt để khuyến khích FDI vào các nước đang phát triển thì các tổ
chức EU còn hỗ trợ cho các công ty EU về tài chính và thuế trực tiếp thông
qua hình thức là các khoản trợ cấp, cho vay, đóng góp cổ phần trong các dự án
đầu tư nước ngoài. Ví dụ như chương trình đối tác đầu tư của Eu có mục tiêu
khuyến khích FDI của các công ty qui mô nhỏ và vừa của EU đầu tư vào châu
Á, Mỹ La- Tinh, Nam Phi
13
2.2 Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam
Trong 15 năm qua, hợp tác thương mại, đầu tư giữa EU và Việt Nam có

nhiều bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng. Nếu như khi hai bên thiết
lập quan hệ ngoại giao - năm 1990 - kim ngạch thương mại đạt khoảng vài
triệu USD, thì năm nay dự báo đạt khoảng 7 tỷ USD, đưa EU trở thành đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam với việc tiếp nhận khoảng 22%-24% tổng
giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Lúc mới thiết lập quan hệ ngoại giao, các dự án đầu tư của EU vào chỉ
đếm trên đầu ngón tay với số vốn ít ỏi; nhưng đến nay các doanh nghiệp EU
đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 500 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt
khoảng 7 tỷ USD. Điều đó cho thấy cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư giữa
Việt Nam và EU là rất to lớn. Với đà này thì đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ
còn tăng mạnh trong những năm tới. Tuy vậy sự hợp tác thương mại và đầu tư
giữa EU và Việt Nam là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Một số vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và
EU là : vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá và cải thiện môi trường
đầu tư. Trong đó vấn đề cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam cũng đã nỗ lực
lớn để có môi trường đầu tư tốt trước sự gia tăng mạnh mẽ khả năng cạnh
tranh của các nước trong khu vực. Đặc biệt từ khi EU mở rộng, đầu tư vào
Việt Nam tăng nhanh, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang 1 nước EU
thì có thể xuất khẩu sang 24 thành viên còn lại. Người Việt Nam đang ở các
nước thành viên mới có thể đi lại tự do đến các thành viên cũ để tạo nên cầu
nối thương mại, đầu tư quan trọng giữa Việt Nam và EU.
Về lĩnh vực đầu tư chủ yếu từ EU vào Việt Nam là : EU sẽ đầu tư vào 2
lĩnh vực chính ở Việt Nam là xóa đói giảm nghèo và tăng cường năng lực hội
nhập. Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, EU sẽ giúp Việt Nam phát triển trên
14
hai lĩnh vực y tế và giáo dục. Trong đó, ưu tiên cho những vùng phát triển
chậm tại Việt Nam để người dân nghèo được chia sẻ bình đẳng sự phát triển
của quốc gia. Cụ thể, EU đã đầu tư khoảng 31 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam.
Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của
Việt Nam nhưng tập trung nhất vào công nghiệp và xây dựng (chiếm 50,1%

và 50,6% tổng vốn đầu tư).Trong đó công nghiệp nặng có 180 dự án với tổng
vốn đầu tư gần 4,2 tỷ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí 19 dự án với 2,5 tỷ
USD. EU đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ khoảng 40% số dự án và 42% tổng vốn
đầu tư. Đặc biệt khi đầu tư vào Việt Nam thì EU không chỉ góp vốn thông
thường mà còn đem theo những công nghệ cao, điều này càng quan trọng hơn
trong bối cảnh khoảng cách giữa tỉ lệ vốn cam kết và thực hiện FDI tại Việt
Nam vẫn còn khá lớn (khoảng 60%).
Cũng như đối với luật đầu tư chung của EU thì EU cũng không áp đặt
việc tự do hóa đầu tư vào Việt Nam và giải quyết tranh chấp theo cơ chế của
WTO. Các tổ chức hỗ trợ và phát triển của EU hỗ trợ cho các công tư EU về
tài chính khi đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển nói chung và vào
Việt Nam nói riêng.
Do đó xét về tổng vốn FDI dải ngân, theo ước tính của Cục Đầu tư
Nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EU tiếp tục là nhà đầu tư lớn thứ hai chỉ
sau Nhật Bản(5 tỷ USD. Việc tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư của EU vào Việt Nam
cao hơn gấp 4 lần mức trung bình đã cho thấy EU triển khai thành công và
hữu hiệu các dự án đầu tư vào Việt Nam.Đề cập đến tỉ lệ giải ngân thấp của
các dự án đầu tư vào Việt Nam, theo ông Sean Doyce, để thu hẹp khoảng cách
chênh lệch quá lớn giữa con số vốn FDI cam kết và giải ngân, Việt Nam cần
tăng cường tính minh bạch, công khai hóa về nền kinh tế, tiếp tục chống lại
nạn tham nhũng và quan liêu. EU đã có một nhận định khá lạc quan về triển
vọng nền kinh tế Việt Nam như sau: “Con rồng đã bay chậm lại và chắc chắn
15
sẽ bị tổn thương dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Tuy
nhiên, nền kinh tế vẫn trong tình trạng sức khỏe hợp lý và EU hoàn toàn tin
tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục
là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư." Trong khoảng 4 năm trở lại đây, trừ
thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, mức tăng trưởng trung
bình hàng năm đạt khoảng 25%. Riêng hai tháng đầu năm 2011, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và EU đạt 3,08 tỷ USD, tăng 28% so với

cùng kỳ năm trước. Nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là cao su nguyên
nhiên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ sản, cà phê, chè,
hạt tiêu, v.v Đây là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh đã tạo được
uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng EU. Các doanh nhân châu Âu
quan tâm nhiều ở sự ổn định chính sách vĩ mô trong dài hạn và có thể dự
đoán. Đồng thời, Sách xanh 2011 của EU nhận định nền kinh tế Việt Nam
năm 2010 phát triển khá tốt bất chấp tình trạng bất ổn toàn cầu gia tăng. Đây
là điều kiện thuận lợi của Việt Nam để thu hút FDI từ nước ngoài nói chung
và EU nói riêng.Năm 2010, mức FDI các nhà đầu tư EU cam kết là 2,25 tỷ
USD chiếm hơn 12% tổng vốn FDI Việt Nam nhận được. Tuy nhiên, “Sách
xanh” cho rằng Việt Nam cần hạn chế những tiêu cực để thu hẹp khoảng cách
chênh lệch quá lớn giữa con số vốn FDI cam kết và giải ngân. Theo Đại sứ
Sean Doyce, những cản trở của tệ quan liêu sẽ gây ra tình trạng chì trệ trong
tiến hành thủ tục, khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy mất thời gian hơn. Ông
thừa nhận trong một số lĩnh vực các nhà đầu tư cũng đã thấy tính hiệu quả của
các bộ ngành giải quyết công việc nhưng nếu tính minh bạch được nâng cao
hơn nữa sẽ góp phần thu hút thêm nhiều FDI
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG FDI CỦA EU TẠI
VIỆT NAM
16
3.1 Trước khi ra nhập WTO
Các nước thuộc Liên minh châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam ngay từ
những ngày đầu khi nước ta ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài vào Việt Nam
Nam (12/1987). Đến năm 1996 phái đoàn Các nước thuộc Liên minh châu Âu
đã đầu tư vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi nước ta ban hành Luật
Đầu tư Nước ngoài vào Việt Ủy ban châu Âu tại Việt Nam được thành lập và
chính thức hoạt động. Từ đó tới nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển
mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư.
Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài( FIA)- Bộ kế hoạch và đầu tư
kể từ khi Luật ĐT nước ngoài được ban hành tại Việt Nam cho đến hết tháng

8/2005, các nước EU có 466 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn ĐT đăng ký gần
6,8 tỷ USD và vốn ĐT thực hiện gần 3,8 tỷ USD. Đã có 16 trong tổng số 25
quốc gia thành viên EU ĐT vào Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Pháp với 150
dự án và tổng vốn ĐT là 2,12 tỷ USD; tiếp theo là Hà Lan với 57 dự án và
tổng vốn ĐT 1,8 tỷ USD; Anh có 66 dự án tổng vốn ĐT 1,2 tỷ USD…
Các nhà đầu tư EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam,
trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 260
dự án và tổng vốn đầu tư là 4 tỷ USD, đặc biệt đáng chú ý là riêng dầu khí có
7 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn lên tới 1,35 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch
vụ, EU có 158 dự án với tổng vốn ĐT là 2,3 tỷ USD và trong lĩnh vực nông,
lâm nghiệp, 48 dự án, tổng vốn ĐT là 452,5 triệu USD có nguồn gốc từ EU.
Ngoài ra, EU cũng có một vài dự án (của Bỉ) đầu tư vào ngành khai thác đá
quí, chế tác kim cương đó cũng là một nét rất riêng. Các dự án FDI của EU đã
góp phần tạo ra những ngành nghề mới cho nước ta, đặc biệt là những ngành
về năng lượng (các dự án của Hà Lan), ngành dầu khí (các dự án của Anh),
ngành bưu chính viễn thông (các dự án của Thụy Điển) , đây là những ngành
17
đòi hỏi có vốn lớn, công nghệ - kỹ thuật hiện đại cùng một đội ngũ giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, nó đã góp phần cho ta có được những ngành nghề mới
và có những người lao động thuộc một lĩnh vực mới và hiện đại, đồng thời
đây là những ngành mà ta cần phải có và thật vững mạnh thì mới có thể tiến
lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được

Lĩnh vực Số dự án Số vốn đầu tư
( tỷ USD)
Công nghiệp xây
dựng
260 4
Dịch vụ 158 2.3
Nông, lâm nghiệp48 452.5

Về các hình thức đầu tư thì cũng như hầu hết các nước khác đầu tư vào
Việt Nam, các dự án FDI của EU với Việt Nam đa phần là liên doanh (122 dự
án đang hoạt động chiếm 56,5% số dự án đang hoạt động và 40,2% tổng số
vốn đầu tư đăng ký của EU). Điều đáng chú ý ở đây là các công ty đầu tư của
EU đã có một vài hình thức đầu tư hợp doanh với Việt Nam với số vốn rất lớn,
chỉ có 24 dự án hợp doanh thì có tới 1.865,5 triệu USD vốn đầu tư - chiếm tới
43,9% (bình quân một dự án là 77,73 triệu USD) đây là điều khác biệt so với
18
khu vực hay các nước đầu tư khác, trong khi đó vốn 100% lại chiếm không
đáng kể nếu so bình quân một dự án
Về cơ cấu đầu tư phân theo vùng lãnh thổ, EU vẫn tập trung chủ yếu
tại các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
phụ cận (Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng) nơi có cơ sở hạ
tầng tương đối tố, còn các vùng sâu, vùng xa hay miền núi hầu như không
có một dự án nào. Đây cũng là một tình trạng chung của đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
Xét về tính hiệu quả, các dự án của EU có qui mô vốn đầu tư trung
bình cao hơn so với các dự án FDI nói chung, các dự án này được coi là
tương đối hiệu quả nhưng mang tính thất thường, có một số nước như Anh,
Pháp, Hà Lan, đồng vốn bỏ ra thường đem lại hiệu quả cao trong khi đó
Đức, Italia, và Bỉ lại thường không có được sự hiệu quả này, có một điều
đáng mừng là các dự án mang lại hiệu quả thường là các dự án FDI lớn nhất
của EU vào Việt Nam, hoặc các dự án lớn này thường mang lại hiệu quả
một cách nhanh chóng, như dự án dầu khí của Anh. Đầu tư trực tiếp của EU
cũng đã góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao động,
với 12% số vốn trong tổng số nước đầu tư thì nó đã tạo ra cho khoảng
20.000 lao động trực tiếp chiếm 7% trong tổng số lao động trực tiếp được
tạo ra nhờ có FDI và khoảng độ vài vạn lao động gián tiếp, tuy chỉ có 7%
lao động trực tiếp nhưng hầu hết đây là những lao động có chuyên môn
tương đối cao, có sự đào tạo tốt, rất cần thiết cho nước ta trong công cuộc

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhận xét chung về đầu tư trước khi gia nhập WTO
Mặc dù các nước EU đã có số vốn đăng ký ĐT vào Việt Nam là 6,8 tỷ
USD, nhưng con số này, theo các cơ quan chuyên trách về đầu tư của Việt
19
Nam, là còn “rất thấp so với tiềm năng của các nước EU cũng như nhu cầu
vốn đầu tư của Việt Nam”. Nhìn chung, các nhà đầu tư EU chưa coi Việt Nam
là một địa điểm đầu tư trọng điểm, nhất là khi so sánh với Trung Quốc. Một ví
dụ điển hình là đầu tư của Đức. Tính từ năm 1987 đến nay, Đức đầu tư vào
Việt Nam khoảng hơn 300 triệu USD, đứng thứ 19 trong danh sách các nhà
đầu tư nước ngoài, trong khi đầu tư của nước này vào Trung Quốc đứng hạng
nhất, với hàng chục tỷ USD.
“Đầu tư của châu Âu tại Việt Nam mang tính chất thăm dò và giữ chỗ,
các nhà đầu tư châu Âu chưa thực sự có những kế hoạch dài hạn tại Việt
Nam”, một chuyên gia về đầu tư nhận xét.
Có thể nhận thấy, một đặc điểm nổi bật của các nhà đầu tư châu Âu là rất
quan tâm khai thác thị trường nội địa của Việt Nam. Hàng loạt dự án thành
công của khu vực này đều nói lên điều đó. Ngoài những “đại gia” có tiếng tăm
trong ngành dầu khí như BP (Anh), Total (Pháp), Shell (Anh - Hà Lan) hay
ngành bưu chính - viễn thông như Siemens (Đức), France Telecom (Pháp)…
thì xu hướng này còn được thể hiện rõ nét nhất là các tập đoàn sản xuất hàng
tiêu dùng và thực phẩm như Unilever (Hà Lan), Nestlé (Thuỵ Sỹ), Electrolux
(Thuỵ Điển)…; các tập đoàn kinh doanh siêu thị như Metro (Đức), Bourbon
(Pháp)…
Các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam cũng chưa quan tâm tới việc xây
dựng những ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ ổn định cho việc sản xuất
hàng hoá lâu dài tại Việt Nam và một khi yếu tố thị trường nội địa vẫn có tính
quyết định trong phân bổ đầu tư thì rõ ràng Việt Nam sẽ bị yếu thế do sức mua
của Việt Nam không cao và vì thế mất tính hấp dẫn so với các điểm thu hút
đầu tư khác.

20
Việc dừng hoạt động tại Việt Nam của Hãng bảo hiểm Allianz (Đức) năm
2006 là một ví dụ. Mặc dù Allianz là hãng bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
thành công nhất tại Việt Nam lúc bấy giờ nhưng hãng này vẫn quyết định rút
khỏi Việt Nam. Vì theo ông Bruce Bowers (Tổng giám đốc điều hành Allianz
châu Á) "Mặc dù thị trường tại Việt Nam đang phát triển, nhưng theo chiến
lược của Allianz, tập đoàn sẽ chỉ tập trung vào những thị trường đã xác định là
ưu tiên phát triển tại châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ”
Đối với Việt Nam, châu Âu là một đối tác đầu tư chiến lược đứng trên
quan điểm thế mạnh về vốn và công nghệ của khu vực này. Các nhà đầu tư
EU đã góp phần tạo ra một số ngành nghề, sản phẩm mới có hàm lượng khoa
học và công nghệ cao. Tuy nhiên, để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ châu Âu
cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong điều kiện EU đang
mở rộng, nhu cầu đầu tư của các nước thành viên mới là rất lớn và vốn đầu tư
của EU sẽ ưu tiên cho các thành viên mới.
Việc EU là đối tác lớn đầu tiên kết thúc đàm phán với Việt Nam về việc
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy những tác động của
quá trình này lên thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam. “Khi Việt Nam gia
nhập WTO, tính hấp dẫn của Việt Nam cao hơn và các nhà đầu tư có thể đưa
ra những quyết định đầu tư lớn hơn. Các nhà ĐT châu Âu có thể sẽ tìm cách
mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam tìm cách tiếp cận thị trường”,
một chuyên gia ĐT nhận xét. Trong khi chờ đợi các vòng đàm phán WTO kết
thúc, thực hiện việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo đúng cam kết và đối với
một số dự án cụ thể, có thể xem xét cho phép ĐT sâu hơn được coi là những
giải pháp có tính thuyết phục.
3.2 Sau khi gia nhập WTO
21
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với EU vào năm 1990, Việt Nam
cùng EU đã ký hơn 10 Hiệp định quan trọng liên quan đến hợp tác trên các
lĩnh vực kinh tế, thương mại, các hoạt động hỗ trợ, viện trợ cho Việt Nam

trong công cuộc đổi mới. Từ đó tạo điều kiện cho quan hệ đầu tư của EU vào
Việt Nam phát triển ngày càng mạnh. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) chiếm gần 1/5 tổng số vốn đầu tư thực hiện.
EU có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI
của toàn cầu. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 2009, EU là
đối tác đầu tư vào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỉ USD
trong tổng số vốn FDI có tại Việt Nam. Riêng năm 2008, EU đã đầu tư thêm 3
tỉ USD vào Việt Nam, tăng 76,9% so với năm 2007.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ KH&ĐT, EU là khu vực có tỷ lệ giải
ngân vốn FDI tại Việt Nam rất cao 60% (với 7/11,8 tỷ USD vốn cam kết). Con
số này cao hơn nhiều với tỷ lệ chung của Việt Nam là khoảng 17% (với
11,5/64 tỷ USD vốn FDI
Theo số liệu năm 2008, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào Việt Nam của các doanh nghiệp thuộc EU lên tới 60 phần trăm tổng
vốn cam kết. Đây được xem là con số ấn tượng vì tỉ lệ giải ngân vốn FDI
trung bình của cả nước năm 2008 chỉ đạt 17 phần trăm.Ông Antonio
Berenguer, Tham tán Thương mại EC tại Việt Nam, cho rằng sở dĩ tỉ lệ giải
ngân FDI của các doanh nghiệp EU cao vì họ đến Việt Nam từ rất sớm so với
các đối thủ khác.Mặt khác, cũng theo ông Antonio, các doanh nghiệp EU vốn
quen với các thủ tục và sự khác biệt về hành chính giữa những thành viên
trong EU nên không gặp nhiều vướng mắc khi đầu tư ở Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp từ các nước EU vào Việt Nam năm 2009
Nguồn : Tổng cục Thống kê
22
Nước Số dự án
(dự án)
Vốn đăng ký
(nghìn USD)
Vốn điều lệ
(nghìn USD)

CH Ailen 4 4.377 1.717
CHLB Đức 139 777.611 367.773
CH Séc 16 50.461 26.411
Đan Mạch 81 583.830 220.513
Hà Lan 124 2933.914 1577.891
Italia 34 162.002 42.472
Na Uy 19 66.536 28.894
Phần Lan 5 33.435 10.950
CH Pháp 274 3040.302 1543.273
Từ bảng số liệu trên , ta thấy Pháp là quốc gia đầu tư nhiều vào Việt Nam
với số dự án lên tới 274 và có vốn đăng ký là 3040.302 nghìn USD.Tiếp đó
đến CHLB Đức với 139 dự án và vốn đăng ký : 77.661 nghín USD. Hà Lan
với 124 dự án và 2933.914 nghìn USD. Có thể nói, Việt Nam là một thị
trường tiềm năng trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài.
Đến năm 2010 FDI của EU vào Việt Nam cũng đã tăng gấp 6 lần so với
năm 2009. Sang năm này, Hà Lan nằm ở vị trí đầu bảng với vai trò là nhà
đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng
vốn đầu tư vào Việt Nam.
Đến đầu tháng 3/2011, EU có khoảng 1.079 dự án đầu tư trực tiếp đang
hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 16.158 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực
chế tạo có 433 dự án với số vốn khoảng 3,5 tỷ USD, các dự án còn lại phần
lớn thuộc lĩnh vực dịch vụ. Rõ ràng đầu tư của EU vào Việt Nam không tương
xứng với năng lực công nghệ, tài chính và sức mạnh của các doanh nghiệp
EU. Điều này có lý do là EU chủ yếu đầu tư trong nội khối, nhất là sau khi EU
mở rộng với nhiều nước thành viên có trình độ phát triển thấp hơn.
3.3. Khái quát đầu tư từng nước:
23
3.3.1 Đầu tư trực tiếp của Pháp:
Ngay khi có chủ trương “mở cửa” của Nhà nước đi kèm với Luật Đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Pháp đã có mặt ngay tại Việt

Nam sau đó vào đầu năm 1988. Các dự án của Pháp cũng đã tạo việc làm cho
gần 1 vạn lao động trực tiếp (chưa kể lao động gián tiếp), đây là con số lớn
nhất về lao động được tạo ra trong số các nước EU.
Về hình thức đầu tư: Pháp đầu tư chủ yếu theo hình thức liên doanh,
chiếm 55% số dự án và 48% vốn đầu tư. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
chiếm 36,5% số dự án nhưng đa phần là các dự án nhỏ, chiếm 5,9% về vốn.
Pháp có dự án BOT cấp nước tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh với tổng
vốn đầu tư 120 triệu USD, vốn pháp định 36 triệu USD, thời hạn 25 năm, do
Công ty Sues Leonaise Des Eaux và Pilecon Engine Berhard. Dự án đã đi vào
hoạt động, công suất thiết kế là 300.000 m
3
/ngày.
Các nhà đầu tư Pháp có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế
quốc dân tới 11 lĩnh vực (nhiều nhất trong EU cùng với Hà Lan), nhưng vốn
đầu tư tập trung lớn nhất vào ngành Giao thông vận tải - Bưu điện với 658,6
triệu USD, chiếm 37% vốn đầu tư; công nghiệp nặng thu hút 22 dự án với 279
triệu USD, chiếm 15% vốn đầu tư. Có một điều đặc biệt là các nhà đầu tư của
Pháp có các dự án trong lĩnh vực như nông nghiệp với 17 dự án (nhiều nhất
EU) với số vốn tương đối lớn tới 223.954.710 USD và có tới 6 dự án trong
lĩnh vực về văn hoá - y tế - giáo dục (nhiều nhất EU) với số vốn 52.449.487
USD
Theo phân bố địa phương: các dự án của Pháp có mặt tại 25 tỉnh, thành
trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu vào một số vùng trọng điểm kinh tế,
24
nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Đồng Nai, Bình Dương.
Các dự án lớn của Pháp đáng chú ý: Hợp doanh viễn thông giữa Tổng
Công ty Bưu chính Viễn thông và France Telecom, tổng vốn đầu tư 615 triệu
USD, hai bên đã góp 28 triệu USD, dự án đang triển khai tốt. Công ty TNHH
mía đường Bourbon Tây Ninh vốn đầu tư 111 triệu USD, dự án đang triển

khai tốt, đang trong quá trình xin chuyển thành 100% vốn nước ngoài. Tập
đoàn Bourbon có nhiều dự án lớn tại Việt Nam như hệ thống siêu thị Cora
Vũng Tàu đã triển khai tốt, đại siêu thị An Lạc, siêu thị Thăng Long (mới cấp
giấy phép), dự án làm thức ăn gia súc hiệu CONCO triển khai tốt, … Dự án
cấp nước Thủ Đức, vốn đầu tư 120 triệu USD đang triển khai. Hai dự án làm
khách sạn Hilton. Có hai dự án vốn đầu tư lớn mới cấp giấy phép cuối năm
1999 là Công ty liên doanh nhựa đường Total vốn đầu tư 198 triệu USD và
Câu lạc bộ đua ngựa thể thao vốn đầu tư 57 triệu USD.
Hầu hết các dự án của Pháp đều đem lại hiệu quả cao, đa phần doanh thu
đều đã vượt phần vốn thực hiện mặc dù tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu
tư vẫn còn thấp (27%, trong khi tỷ lệ trung bình của EU là 42%, và của tất cả
là 43%). Doanh thu các dự án của Pháp là 885.883.278 triệu USD, bằng 1,78
so với vốn thực hiện.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp từng năm của Pháp vào Việt Nam ngày càng
tăng lên theo thời gian, tất nhiên có 1 hay hai năm thì luồng vốn giảm đi,
nhưng các năm đó thì số dự án lại tăng lên. Năm 1990 đầu tư của Pháp vào
Việt Nam mới là 5 triệu USD (số liệu của Uỷ ban châu Âu), nhưng các năm
tiếp theo 1991, 1992, 1993 là 41,4triệu, 131 triệu, 181,8 triệu USD, đến cuối
tháng 12/97 là 544,126 triệu USD, sau đó đến năm 1998 thì do có khủng
25

×