Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU-2003(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.99 KB, 31 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Đề tài:
NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG
EU
Danh sách thành viên: Đàm Thị Thanh Huyền
Đỗ Thị Thùy
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Đỗ Nhật Trang
Đào Thị Thu
Lê Ánh Dương
Hà Nội - 2011
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG EU
Vài nét về thị trường EU
Đây là một thị trường lớn gồm 27 thành viên dân số trên 500 triệu người
(2010) sản phẩm quốc nội lớn hơn Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản. EU là khu vực
thương mại lớn nhất thế giới chiếm gần 50% khối lượng HHXNK thế giới. Đặc
điểm nổi bật của thị trường này là:
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
a. Một thị trường đa dạng khó tính, đòi hỏi nhiều cách tiếp cận.
b. Có sự cạnh tranh gay gắt nên hàng hoá phải có chất lượng sản phẩm
cao, mẫu mã bao bì phải đổi mới bắt mắt.
c. Phải quan tâm đến sức khoẻ, an toàn và môi trường.
d. Hàng hoá nếu đã vào được 1 thành viên thì sẽ được luân chuyển toàn
EU bằng đồng EURO.
e. Các mặt hàng rau quả chủ lực mà EU nhập vào là: Chuối, Táo, Nho,
quả có múi và rau tươi. Các mặt hàng này thường nhập khẩu trực tiếp vào Hà
Lan - Pháp - Bỉ sau đó được bảo quản và vận chuyển đi các nước EU khác qua
các công ty phân phối của EU.
Cách tính thuế nhập khẩu còn dựa trên biểu giá tham chiếu: Giá hàng


nhập có giá cao hơn và thấp hơn giá tham chiếu được xem xét để quyết định
mức thuế khác nhau.
f. Được áp dụng hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalifed Systems of
Preferences) nhằm hỗ trợ XK từ các nước đang phát triển hoặc nước phát triển
kém. Thuế nhập 0% cho hàng NLS. Nếu mặt hàng công nghiệp (đồ gỗ) có
chứng chỉ thân thiện môi trường được giảm 15-35% thuế quan.
g. Các qui định về hàng rào kĩ thuật của EU ban hành chủ yếu để bảo vệ
người tiêu dụng như:
- Ngoài ra EU còn áp dụng: Tiêu chuẩn thị trường chung CAP (Common
Authentication Policy) cho mọi loại sản phẩm tươi (chất lượng – bao bì – nhãn
mác). Nếu xét đủ 3 P/c này thì được cấp giấy chứng nhận CAP và được vào EU.
-Cũng cần lưu ý cả đến quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo GAP nữa
(Good Agriculture Practice). Qui định này nhằm cấm các sản phẩm sản xuất sản
xuất ra mà ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, môi trường của nước xuất khẩu.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 2
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
Hiện tại EU áp dụng tiêu chuẩn GAP với các sản phẩm rau quả nhập khẩu
và đưa vào bán tại các siêu thị ở EU. Ngoài ra EU còn áp dụng với nhiều mặt
hàng khác như: sản phẩm chăn nuôi, trái cây, thức ăn cho gia súc.
- Về HACCP hệ thống phân tích điểm kiểm soát tối hạn trọng yếu (thuốc
trừ sâu, thuốc thú y: MRLs = Maximum Residue limits) để được vào EU. Qui
định này thường được áp dụng cho các sản phẩm đồ uống, các loại gia vị, thực
phẩm.
- Về Hiệp định SPS (Sanaritary and Phytosanitary Measures Agreement)
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm định động thực vật: Nội dung cơ
bản của SPS là đưa ra các quy tắc cơ bản đối với các tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm và sức khỏe vật nuôi, cây trồng, được áp dụng riêng cho từng quốc gia và
thống nhất với SPS.
- Qui định về môi trường như:

Qui đinh về sản phẩm thân thiện với môi trường như: bao bì phải có khả
năng phân hủy hoặc có khả năng tái chế lại; hóa chất bảo quan không ảnh hưởng
dến sức khỏe người sử dụng và môi trường; trong quá trình sử dụng sản phẩm
không ảnh hưởng đến môi trường. Qui định này áp dụng đối với các sản phẩm
oto, đồ gỗ…
h. Một số qui định khác như tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội – qui định
này nhằm bảo vệ người lao động ở nước xuất khẩu. Qui định này hiệu tại EU áp
dụng đối với 22 ngành nghề và thường là những ngành sử dụng nhiều lao động
như: dệt may, hàng thủ công, gốm sứ… EU áp dụng đối với 30 nước xuất khẩu
trong đó có Việt Nam.
i. Hiện nay EU áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng như dệt may,
cà phê, một số mặt hàng thủy sản việc áp dụng hạn ngạch này được áp dụng
một phân nhằm bảo về nên sản xuất của các quốc gia trong nội khối EU.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 3
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
Nhưng hạn ngạch về hàng dẹt may đã được xóa bỏ vào năm 2005 khi
Hiệp định Đa sợi được áp dụng. Nhưng mặt hàng cà phê hiện này vẫn được áp
dụng.
Quan hệ thương mại Việt Nam - EU
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh
Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký
một loạt hiệp định song phương với EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế,
khoa học và kỹ thuật (năm 1990), Hiệp định dệt may (năm 1994, 1996, 1997,
2000, 2003); Hiệp định giày dép (năm 2000)… EU đã và đang trở thành một đối
tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều loại sản
phẩm của Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chủ yếu
là hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, khoáng sản (than đá) và hàng tiêu
dùng sử dụng nhiều lao động như: đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ… với chất
lượng, mẫu mã và tiêu chuẩn phù hợp với người tiêu dùng châu Âu.

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng VN sang EU qua các năm
Đơn vị: triệu Euro)
Năm 2007 2008 2009 2010
Kim ngạch
XK
7.866,33 8.586,99 7.773,188 9.871,94
Nguồn: Eurostats
Xét trong 6 tháng đầu năm 2011, EU được xem là thị trường xuất khẩu
thành công nhất của Việt Nam với với tốc độ tăng là 49,4% và kim ngạch lên
tới 7,41 tỷ USD, chỉ thấp hơn Hoa Kỳ 270 triệu USD, chiếm tỷ trọng 17,1% so
với lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang các châu lục, khối nước khác. Xuất
khẩu sang khối EU tăng trưởng cao đặc biệt ở một số nhóm hàng sau: dệt may
tăng 51%, cà phê tăng 110%, thuỷ sản tăng 23,8%,… Nhóm hàng giày dép dẫn
đầu về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng đạt 1,22 tỷ USD và tăng
18,1% so với cùng kỳ 2010. Các thị trường Đức, Anh, Hà Lan, Pháp và Tây Ban
Nha là 5 thị trường lớn nhất thuộc EU nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với
tổng trị giá đạt hơn 5 tỷ USD, chiếm 67,6% trị giá xuất khẩu sang khu vực này.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 4
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
1.1. Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU
a. Kim ngạch xuất khẩu
EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn của Việt Nam trên thế giới. Giầy
dép và sản phẩm da Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát
(phải xin phép trước khi nhập khẩu), nhưng sau khi ký Hiệp định hợp tác Việt
Nam - EU (17/7/1995) nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Kim
ngạch xuất khẩu kể từ đó tăng nhanh đáng kể, năm 1996 đạt 664,6 triệu
USD, năm 2000 con số này tăng lên 1.456,8 triệu USD và kết thúc năm 2001
kim ngạch xuất khẩu của ngành sang thị trường Châu Âu là 1.843,3 triệu USD.
Trong giai đoạn này, hàng giầy dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu

vào EU lớn nhất của Việt nam vì mặt hàng này được hưởng thuế ưu đãi GSP và
Việt Nam và EU đã ký tắt biên bản ghi nhớ về chống gian lận trong buôn bán
các sản phẩm giày dép tháng 8/1999, áp dụng từ 1/1/2000.
Từ năm 2001 đến 2005, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang
EU tiếp tục tăng lên không ngừng qua từng năm. Năm 2006, dưới tác động của
vụ kiện bán phá giá giày mũ da, thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào
thị trường EU đã bị giảm mạnh. Sau hơn 4 năm phải chịu mức thuế chống bán
phá giá ở mức 10%, ngành da giày nước ta đã bị thiệt thòi khá lớn về tài chính.
Theo thống kê của Bộ Công thương, trước năm 2005, khi Ủy ban châu Âu (EC)
chưa áp thuế chống bán phá giá , tỷ trọng giày dép xuất khẩu vào EU của hầu
hết các DN đều ở mức 60-80%, còn tại thời điểm này chỉ còn là 45-55%.
Năm 2009, khi quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập cho mặt hàng giày da
xuất khẩu vào EU bị bãi bỏ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào EU có phần
sút giảm khi sản phẩm giày da VN sẽ phải gánh chịu mức thuế cao hơn khi tiêu
thụ tại thị trường này. Tỷ trọng xuất khẩu sang EU đã giảm xuống còn 50%,
thay vì 60-70% như những năm trước đây, các đơn hàng dần chuyển sang phục
vụ thị trường Mỹ. Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường nhập khẩu giày dép chính của
Việt Nam với 2 tỉ USD trong năm 2010, vượt Hoa Kỳ (1,3 tỉ USD), vượt xa
Nhật Bản (115 triệu USD).
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 5
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
Đến tháng 4 năm 2011, thuế chống bán phá gia không còn hiệu lực, giày
mũ da không còn phải chịu thuế 10% khi xuất khẩu vào EU. Đây được coi là
một dấu hiệu tốt nhưng đồng thời cũng là một áp lực không nhỏ cho ngành giày
dép Việt Nam khi cạnh tranh với đối thủ lớn Trung Quốc (trước đó, Trung Quốc
phải chịu mức thuế lớn hơn là 16,5 % và cũng được bãi bỏ cùng thời điểm).
Theo số liệu của Tổng cục hải quan, trong tám tháng đầu năm 2011, kim ngạch
xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt trên 4,2 tỉ đô la Mỹ, trong đó sang các
nước EU là 1,89 tỉ đô la Mỹ, chiếm 45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng

hóa này, tiếp đến là Mỹ với 1,23 tỉ đô la Mỹ (tăng 39% so với cùng kỳ năm
ngoái), chiếm 29,3%, đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản (4,1%).
b. Hình thức xuất khẩu
Cũng như hàng dệt may xuất khẩu, giày dép xuất khẩu của nước ta chủ
yếu vẫn thực hiện gia công cho đối tác nước ngoài nên hiệu quả kinh tế thu được
rất thấp (chỉ 20 - 25%). Hơn nữa, do gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất theo
quy trình kỷ thuật nhập khẩu nên các doanh nghiệp hoàn toàn bị động về mẫu
mã, phụ thuộc vào quy trình sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ. Nếu cứ kéo
dài tình trạng này thì giày dép Việt Nam sẽ ở vào vị trí hoàn toàn bất lợi trong
cạnh tranh trên thị trường EU nhất là trong giai đoạn hiện nay khi EU đã xoá bỏ
chế độ ưu đãi thuế quan cho các mặt hàng giày dép xuất khẩu vào EU. Điều này
đồng nghĩa với việc các sản phẩm giày dép Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh
tranh rất lớn với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ Trung Quốc và các
nước ASEAN khác.
c. Cơ cấu mặt hàng giày dép xuất khẩu
Các sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất sang EU rất đa dạng, chủ yếu
là giầy thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
sang thị trường này, giầy vải gần 20%, giầy nữ khoảng 15%, dép khoảng 17%
và giầy da hơn 1,5% (theo thống kê của Bộ Thương mại - 2008).
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 6
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
d. Bạn hàng xuất khẩu giày dép
Quan hệ thương mại Việt Nam - EU ngày càng phát triển. Việt Nam đã
mở rộng thị trường xuất khẩu giày dép sang hầu hết các nước trong khối EU.
Đức là thị trường nhập khẩu giày dép Việt Nam lớn nhất trong khu vực, tiếp
đến là Pháp (21,0%), Anh (14,3%), Bỉ (12,3%), Italia (8,1%), Hà Lan (7,9%),
Tây Ban Nha (4,6%), Thụy Điển (2,2%), Đan Mạch (1,3%), Hy Lạp (0,8%), Áo
(0,8%), Phần Lan (0,8%), Ai Len (0,6%), Bồ Đào Nha và Lúc Xăm Bua (0,3%).
Thị trường EU hiện tại và tương lai có thể nói làmột thị trường đầy tiềm năng

nhưng cũng đầy thách thức đối với ngành da giày của Việt Nam.
1.2. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thứ hai của Việt Nam sang EU. Đây
là ngành hàng tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, giải quyết được nhiều lao động
trong nước và thực sự ngành dệt may Việt Nam đã có những tiến triển vượt bậc
trong những năm qua. Sau 18 năm thực hiện Hiệp định Dệt may Việt Nam - EU,
EU đã trở thành thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ hai của Việt Nam,
chỉ xếp sau Hoa Kỳ.
a. Kim ngạch xuất khẩu
EU là thị trường xuất khẩu theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng
trưởng ấn tượng và liên tục trong những năm qua.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 7
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU qua các năm
(Đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 là nguyên nhân làm sụt giảm
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU. Sang đến năm 2010, con số này đã
tăng 12% (đạt 1981,2 triệu USD). EU vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn
thứ hai khi chiếm 17% thị phần xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Hiện
Việt Nam đang là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ 8 vào thị trường EU sau
Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ấn Độ, Tunisia, Morocco và Pakistan
(trong 5 tháng/2011 thị phần chiếm 2,2%). Đơn giá xuất khẩu nhiều chủng loại
hàng như áo ghile, áo jacket, áo thun vào khu vực thị trường này cũng đạt được
mức tăng trưởng đáng kể.
Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết
các thị trường vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao.
+ Trong tháng 7/2011, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ

đạt 652,42 triệu USD, tăng nhẹ 1,01% so với tháng 6/2011 và tăng 11,45% so
với tháng 7/2010. Tính chung trong 7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ đạt 3,83 tỷ USD, tăng 16,14% so với 7
tháng cùng kỳ năm 2010.
+ Tiếp đến, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang khu vực EU trong
tháng đạt 294,96 triệu USD, so với tháng trước tăng không đáng kể 0,57%; còn
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 8
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
so với cùng kỳ năm 2010 tăng 38,51%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
sang khu vực này trong 7 tháng vừa qua đạt 1,43 tỷ USD, so với 7 tháng đầu
năm 2010 đạt mức tăng trưởng khá cao, 47,57%. Theo đó, xuất khẩu hàng dệt
may sang các thị trường riêng lẻ trong khu vực này đạt tốc độ tăng trưởng trong
khoảng từ 30 – 70%; Phần Lan tăng cao nhất 92,33%, đạt 7,14 triệu USD; tiếp
đến Đan Mạch tăng 77,69%, đạt 53,66 triệu USD… ngoài ra, thị trường Đức vẫn
duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam trong khu
vực EU, đạt 349,76 triệu USD, tăng 45,25%; còn thị trường Tây Ban Nha và
Anh có kim ngạch đều đạt trên 200 triệu USD, với mức tăng lần lượt là 42,71%
và 55,72%.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các nước thành viên trong
khối EU tăng trưởng khá. Mức độ sụt giảm ở từng nước là khá thấp. Đây là điểm
khá thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Điều này chứng tỏ
lòng tin người tiêu dùng EU đang ngày một tăng lên đối với hàng dệt may của
Việt Nam.
b. Phương thức xuất khẩu
Về phương thức xuất khẩu, hàng dệt may Việt Nam đi vào thị trường EU
chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu theo hiệp định (chiếm hơn 70%).
Theo đó, các nhà sản xuất và công nhân Việt Nam phải sản xuất theo đơn hàng
với nguyên vật liệu được cung cấp sẵn với mức giá gia công rất thấp, trung bình
chỉ nhận được khoảng 20% tính trên giá thành xuất khẩu, còn 80%

thuộc về người đặt hàng và các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu và
mẫu mã cộng thêm việc chúng ta bị phụ thuộc về nguyên vật liệu, mất quyền
chủ động trong kinh doanh. Tuy nhiên, đây vẫn là phương thức quan trọng để
hàng dệt may Việt Nam tham gia vào thị trường EU với độ rủi ro ít, không đòi
hỏi vốn đầu tư lớn và giải quyết một phần đáng kể công ăn việc làm cho người
lao động Việt Nam.
Hình thức xuất khẩu trực tiếp đem lại giá trị gia tăng cao hơn, bao gồm
chi phí nhân công và chi phí nguyên phụ liệu. Tăng lượng xuất khẩu theo giá
FOB là mục tiêu của ngành bởi bán hàng theo hình thức này đem lại lợi nhuận
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 9
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
cao. Bên cạnh đó xuất khẩu theo hình thức này giúp cho các nhà sản xuất có thể
tiếp cận trực tiếp với thị trường, nắm được nhu cầu thị hiếu và các xu hướng,
tránh được tính mùa vụ và những bị động mà hình thức gia công gặp phải. Đây
cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và người tiêu dùng bắt đầu biết được hàng
dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, số hàng dệt may Việt Nam được xuất khẩu theo
phương thức này còn ít, chỉ chiếm khoảng 20 - 30% tổng lượng hàng dệt may
xuất khẩu sang EU.
c. Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu
Mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là
những sản phẩm đơn giản, dễ làm như áo jacket, áo váy, sơ mi, áo thun… Đến
năm 2011, áo thun vẫn là chủng loại sản phẩm xuất khẩu lớn nhất, chiếm 20%
tổng kim ngạch xuất khẩu, giá áo thun xuất khẩu tăng bình quân trên 15% so với
cùng kỳ năm ngoái, đạt trung bình 3,58 USD/cái theo giá FOB. Những mặt hàng
xuất khẩu đòi hỏi kĩ thuật, đem lại giá trị gia tăng cao như quần âu, áo veston…
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ vì không nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới
công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến nay, chỉ có một số
ít doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm cao cấp còn hạn
ngạch, đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại. Trong thời gian tới, nếu

các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổng về tay nghề và kĩ thuật tức là tự mình
làm mất đi một thị phần xuất khẩu lớn của ngành dệt may nước nhà.
d. Cơ cấu bạn hàng xuất khẩu
Các bạn hàng chính của Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang EU
gồm có Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia. Trong đó, Đức là quốc gia có tỷ
trọng nhập khẩu hàng dệt may VN lớn nhất khu vực. Theo số liệu thống kê,
trong 9 tháng năm 2010, hàng dệt may đạt kim ngạch lớn nhất với 8 tỷ USD,
tăng 20,6 % . Còn trong tháng 8 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang
Đức đạt 43,5 triệu USD, nâng tổng kim ngạch sang nước này 8 tháng là 284,06
triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam cũng mở rộng quan hệ thương mại sang các
nước EU khác như: Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch…Tỷ trọng xuất khẩu hàng
dệt may sang các nước này đang ngày một tăng lên.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 10
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
1.3. Thực trạng xuất khẩu nông thủy sản sang EU
Thực trạng xuất khẩu nông sản: EU là một thị trường khó tính nhưng cũng rất
nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước có thể
khai thác.
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
những năm gần đây thường xuyên chiếm 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành nông nghiệp nước ta. Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu vào thị
trường EU ổn định và liên tục tăng là cafe, chè, cao su sơ chế, rau quả, gia vị,
gạo, điều nhân. Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của ta trong khối EU là
Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Anh, Bỉ.
Mặ hàng cafe đã có dấu hiệu phục hồi sau vài năm đi xuống và hiện nay
đang là một trong những mặt hàng nông sản khai thác tốt và có thị phần tương
đối lớn ở khu vực này. Cùng với các mặt hàng cao su, chè, cafe của Việt Nam
hiện nay đang dần được tập trung thành các khu sản xuất và chế biến lớn, mang
tính công nghiệp. Do vậy, mặt hàng này xuất khẩu sang EU khá ổn định và có

tốc độ tăng trưởng cao. Cafe Việt Nam là mặt hàng được ưa thích đối với người
tiêu dùng thế giới, trong đó người dân EU. Trên thực tế, Đức, Bỉ, Pháp, Italia,
Anh là các quốc gia EU nhập khẩu nhiều cafe từ Việt Nam. Xu hướng tiêu dùng
cafe của người dân EU hiện nay là những sản phẩm như cà phê hoà tan được
chia thành những gói nhỏ tiện dụng, các sản phẩm cà phê nguyên chất. Tiêu
chuẩn về nhãn mác, môi trường, hóa chất được đặc biệt coi trọng. Thị trường
EU đang hướng về những sản phẩm được chứng nhận về mức độ lành mạnh, do
đó, các loại cà phê có lợi cho sức khoẻ đang được tiêu thụ ngày càng nhiều. Một
trong những chứng nhận quan trọng về cà phê tại EU là chứng nhận Impatto
Zero của Italia. Trên toàn EU có sự đồng nhất và nhiều nét chung trong sự tiêu
thụ và sử dụng cà phê, nhìn chung không có sự phân biệt giữa các vùng về sử
dụng các loại cà phê.
Tương tự cà phê, chè cũng là một loại thức uống mà người dân châu Âu
ưa thích các sản phầm nhập khẩu từ Việt Nam. Trong nhóm các sản phẩm chè
thì trà đen được người châu Âu ưa chuộng và dùng phổ biến hơn và đây cũng là
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 11
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
chủng loại chè xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU. Hiện nay, người tiêu
dùng EU có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm chè có lợi cho sức
khoẻ và thân thiện với môi trường với kích thước nhỏ, gọn, sử dụng ngay và
dùng một lần. Không khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu cafe và chè của Việt
Nam để nắm bắt được xu hướng tiêu dùng này, tuy nhiên trên thực tế các sản
phảm cafe, chè của Việt Nam xuất sang EU chỉ ở dạng sơ chế sau đó được các
doanh nghiệp bên EU tinh chế và đóng gói, dán nhãn mác. Số lượng thương hiệu
cafe và chè Việt Nam xuất khẩu được người tiêu dùng EU biết đến còn rất
khiêm tốn.
Rau quả Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường EU vài năm gần đây,
nhưng kim ngạch xuất khẩu đã tăng tương đối nhanh. Tuy nhiên, thị trường rau
quả tươi của EU lại đang có dấu hiệu bão hòa, hàng năm nhập khẩu khoảng 26 -

30 tỷ USD. Cơ hội cho xuất khẩu của các nước đang phát triển như Việt Nam là
rau quả tươi, hàng trái mùa (cung ứng vào mùa đông của châu Âu), hàng rau quả
không thể trồng tại châu Âu như sản phẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt. Xuất khẩu
hoa quả vào thị trường này còn đang phải đối mặt với khó khăn do các các nước
Đông Âu trở thành thành viên EU và cung ứng mạnh rau quả. Riêng về hàng rào
kỹ thuật, Luật Thực phẩm tổng hợp và các quy định của EU yêu cầu tất cả rau
quả nhập khẩu vào EU phải tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng EU và phải có chứng
chỉ đạt yêu cầu, cùng các quy định cao về dư lượng bảo vệ thực vật, vệ sinh thực
vật và bảo vệ thực vật nhằm ngăn chặn rau quả châu Âu tiếp xúc với vi sinh vật
có hại trong lô hàng nhập khẩu
Ngoài ra, một số nông sản và thực phẩm Việt Nam cho đến nay vẫn chưa
áp dụng các yêu cầu mang tính kỹ thuật cao nên gặp rất nhiều khó khăn khi xuất
khẩu vào EU. Động vật và thực phẩm từ động vật là một thí dụ khá điển hình.
Theo qui định của EU, nước xuất khẩu phải có kế hoạch và thiết bị đầy đủ để
giám sát dư lượng độc tố trong nhóm hàng này, nhưng Cơ quan chức năng của
ta chưa đáp ứng được yêu cầu trên. Điều này xảy ra đối với thịt động vật và mật
ong.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 12
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
1.4. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU: Còn nhiều tiềm năng
Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU
được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần
chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ).
Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng
nhất của mặt hàng thủy sản Việt Nam. Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thủy
sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng
xuất khẩu). Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam,
khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Các thị trường

nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài
Loan.
Đặc điểm nổi bật trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU đó là sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng cá tra, basa cả về khối lượng cũng
như giá trị. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm
cho đồng euro giảm giá, đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu vào EU trở nên đắt
đỏ hơn dù giá bán bằng đôla không đổi, vì vậy xuất khẩu vào EU giảm sút cộng
thêm chiến dịch bôi xấu chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam ở một số nước
như Italia, Tây Ban Nha, Ai Cập… khiến cho lượng cá có xuất xứ Việt Nam
nhập khẩu vào thị trường EU đang có xu hướng giảm sút cả về số lượng lẫn giá
thành. Mức giá giảm từ 2,28USD/kg (2009) xuống còn 2,13 USD/kg (2010). EU
là thị trường nhập khẩu lớn nhất cá tra giá xuất khẩu cũng giảm.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm 4,3% kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam, trong đó xuất khẩu vào EU giảm 4,6% so với trước đó
(đạt giá trị gần 1,11 tỉ USD). Tuy nhiên, mức giảm của thị trường EU vẫn không
mạnh nếu như so sánh với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản với mức
giảm lên tới 7,2% (sang Mỹ) và 12% (sang Nhật Bản). Sở dĩ, năm 2009 xuất
khẩu thủy sản sang EU không sụt giảm nhiều như xuất khẩu sang Mỹ và Nhật
Bản là do những nguyên nhân: , kinh tế EU tuy đã rơi vào tình trạng suy thoái
nhưng nhìn chung vẫn còn sang sủa hơn so với Nhật Bản và Mỹ; các doanh
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 13
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
nghiệp Việt Nam đã chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại và mở
rộng thị trường tại châu Âu, tham gia nhiều hoạt động quảng bá, hội chợ triển
lãm thủy sản. Nhờ vậy số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU đã tăng lên
tới 330 doanh nghiệp.
Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU, gồm các
mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc…
Đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU và cũng là mặt hàng có tốc độ phát triển
cao nhất trên thị trường EU. Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt hàng chính
là Cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại. Trong số sản phẩm từ cá,
cá fillet của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất và chỉ đứng sau Trung Quốc. Cá
fillet xuất khẩu từ các nước chiếm một tỷ lệ khá cao khoảng 11,1% sản lượng
nhập khẩu cá của thị trường EU.
Việt Nam là nước có năng suất và chất lượng cá cao, chi phí, giá thành
thấp, cá xuất khẩu nước ta vì vậy có khả năng cạnh tranh hơn so với nhiều nước
và dễ vượt qua các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU.
là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau cá fillet trong cơ cấu xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam vào EU. Tuy vậy, nhóm này chủ yếu là tôm đông lạnh và mới
chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 4,31% sản lượng nhập khẩu của thị
trường này (trong khi đó Ecurado chiếm 12,39%, Ấn Độ chiếm 9,13% và Thái
Lan chiếm 4,46%). Sở dĩ như vậy vì năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt
Nam còn thấp, làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu cao hơn so với các
nước khác. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của Việt Nam yếu, khó chiếm
lĩnh thị trường EU. Hơn nữa, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và
tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam kém, nguồn
lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường hạn chế.
Nhu cầu về mực vẫn chủ yếu là mực ống Lôligô, loại mực này được đánh
giá là tốt trên thị trường EU nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên,
đến nay nhóm sản phẩm này cũng mới chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 5,24% lượng
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 14
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
nhập khẩu của thị trường EU, trong khi đó Thái Lan chiếm 7,53% và Ấn Độ
chiếm 10,3% .
Hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ
thể hóa bằng Luật IUU (illegal unreported and unregulated fishing-Luật phải

chứng minh được nguồn gốc thủy sản), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam vẫn không ngừng tăng, đưa thủy sản lên vị trí dẫn đầu trong số các sản
phẩm thực phẩm xuất khẩu vào EU, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ
lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, hoạt động
đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được
đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy
chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an
toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã tạo
được uy tín trên thị trường EU. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được
vẫn còn tồn tại không ít khó khăn làm cản trở cho việc thúc đẩy xuất khẩu vào
thị trường EU, đó là:
thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế,
những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít, cho nên chưa vận
dụng tốt những ưu đãi về thuế mà Hiệp định khung đem lại. Cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba
sa, mực, cá ngừ. Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng.
Chất lượng hàng thủy sản chưa cao nên trước những đòi hỏi ngày càng khắt khe
về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có các doanh nghiệp áp dụng có
hiệu quả tiêu chuẩn HACCP mới được phép xuất khẩu vào thị trường EU, số
còn lại không đủ tiêu chuẩn bị tái xuất.
EU là thị trường rộng lớn có số lượng đơn đặt hàng nhiều, trong khi các
doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé hạn chế về tài chính, năng suất lao
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 15
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
động thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất không ổn định. Chính điều
đó làm lỡ nhiều đơn đặt hàng từ phía EU.
Hoạt động thâm nhập thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động

phụ thuộc nhiều vào phía đối tác EU, chưa thiết lập được hệ thống phân phối
thủy sản trên thị trường EU.
Công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam dù đã được chú ý đầu tư, nâng
cấp, song vẫn lạc hậu đã ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh cũng như mở
rộng thị phần trên thị trường EU.
Tuy nhiên, sự biến động của thị trường EU do cuộc khủng hoảng tài chính
– tiền tệ thế giới năm 2008 và khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đang lan rộng
sang các nước EU buộc ngành thủy sản Việt Nam phải có sự điều chiến lược và
những giải pháp ứng phó kịp thời, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường
phi truyển thống, các thị trường đang nổi lên.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 16
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
II. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường EU
2.1. Cơ hội
Thứ nhất, Hiệp đinh thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU đang
trong quá trình đàm phán. Nếu được ký, FTA sẽ có tác động nhiều mặt đến nền
kinh tế Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. EU là thị trường
xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, hơn nữa Việt Nam luôn xuất siêu vào EU. Tỉ
trọng xuất siêu so với kim ngạch nhập khẩu thường ở trên mức 8%. Những năm
gần đây, Việt Nam xuất siêu sang EU từ 3 đến 5 tỉ USD mỗi năm, như vậy, xét
một cách trực diện, quan hệ kinh tế Việt Nam – EU sẽ được hưởng lợi khi giảm
thuế nhập khẩu. Thực tế hiện nay các mặt hàng của Việt Nam đang bị EU áp
thuế nhập khẩu tương đối cao, như mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu
sang EU đang bị áp thuế 11,7%, đối với mặt hàng thuỷ sản là 10,8%, và đây đều
là những mặt hàng Việt Nam có kim ngạch lớn. Việc EU giảm thuế nhập khẩu
cho Việt Nam theo FTA sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị
trường EU, đặc biệt là những mặt hàng đang bị sức ép từ Trung Quốc (nước này
chưa có hiệp định tự do) và cả những nước có Hiệp định mậu dịch tự do với EU

hoặc những nước được EU cho hưởng mức thuế thấp.
Thứ hai, trong thời kì EU đang rơi vào suy thoái kinh tế trầm trọng như
hiện nay, người dân châu Âu có xu hướng thắt chặt chi tiêu, chuyển sang ưa
chuộng những hàng hóa có giá rẻ hơn mà vẫn có chất lượng tương đối tốt. Do
đó, hàng hóa Việt Nam có cơ hội cạnh tranh hơn. Tuy nhiên đây cũng là lợi thế
cạnh tranh của nhiều nước xuất khẩu hàng hóa sang EU, do đó Việt Nam vẫn
phải tích cực hoàn thiện hơn về chất lượng của sản phẩm xuất khẩu cũng như
đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường EU đặt ra.
2.2. Khó khăn và thách thức
Thứ nhất, doanh nghiệp (DN) sản xuất của Việt Nam đang gặp khó khăn
về tín dụng do chính sách thắt chặt tín dụng. Đây là thách thức chung cho các
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 17
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
doanh nghiệp xuất khẩu, khiến cho tình trạng thiếu vốn và quay vòng vốn gặp
rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là với một thị trường khó tính như EU, các sản
phẩm xuất khẩu đòi hỏi phải được đầu tư nhiều hơn về chất lượng, mẫu mã, …
Thứ hai, khó khăn đối với DN xuất khẩu vào EU nói chung, trước tiên là
do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước,
mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trường EU lại được lưu
thông trên toàn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm
vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức
không nhỏ đối với các DN Việt Nam.
Thứ ba, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm vào EU phải
đối mặt với các rào cản thuế quan và các rào cản phi thuế quan. Các yêu cầu
TBT của EU quy định đối với từng ngành nhập khẩu cụ thể bao gồm ngành dệt
may, da giầy, nhựa, gỗ, điện tử và tin học, thực phẩm và nông nghiệp.
Cụ thể hơn, đối với nhà xuất khẩu lương thực và nông sản Việt Nam, thông
tin đầy đủ về các quy định của Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch
động thực vật (SPS) của nước nhập khẩu là một trong những yếu tố quyết định

sự thành công của xuất khẩu. Các hàng xuất khẩu phải tuân thủ các quy định
SPS của EU bao gồm: thủy sản đánh bắt và nuôi trồng; sản phẩm từ thực vật
như gạo, hồ tiêu, cà phê, chè, hạt nhân, tiêu rau quả tươi; thực phẩm chế biến;
sản phẩm từ động vật gồm cả mật ong và thịt; gỗ… Thách thức đối với nhà xuất
khẩu sang EU, trước tiên là cần phải hiểu rõ các quy định về SPS của EU là gì.
Tiếp theo là tìm giải pháp hữu hiệu, chi phí thấp, có khả năng cạnh tranh để tuân
thủ với các yêu cầu này. EU liên tục điều chỉnh các quy định SPS của mình trên
cơ sở định hướng hiện nay về bảo vệ chống lại các rủi ro về kiểm dịch động thực
vật. Các nhà xuất khẩu cần cập nhật các quy định hiện hành cũng như khả năng
có quy định mới.
Nếu không hiểu rõ các qui định về SPS thì doanh nghiệp Việt Nam phải
gặp nhiều thách thức lớn. Nhưng, hiện tại có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 18
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
EU đang phải đối mặt với sự thiếu hiểu biết này. Trong khi đó, các chuyên gia
hiểu biết về các tiêu chuẩn SPS để tư vấn cho doanh nghiệp còn thiếu. Vì vậy,
việc thực hiện, triển khai SPS của EU tại nhiều doanh nghiệp còn khó khăn.
Ngoài ra, văn bản SPS của EU bằng tiếng Anh, khi triển khai nhiều khi dịch
không đúng dẫn đến thực hiện SPS sai.
Đối với mặt hàng giày mũ da, ngày 01/04/2011, sau bốn năm “hứng chịu”
thuế chống bán phá giá (CBPG), mặt hàng giầy mũ da xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường EU đã được hưởng mức thuế 0%. Điều này sẽ đem lại cho ngành
da giày vị thế cạnh tranh công bằng khi xuất khẩu vào thị trường EU với các
nước Ấn Độ, Banglades, Thái Lan, Campuchia, vốn là những nước không bị áp
thuế chống bán phá giá trước đây. Tuy nhiên, song song với việc dỡ bỏ thuế
CNPG thì EU lại đưa ra chương trình giám sát hoạt động xuất khẩu giày da của
Việt Nam vào EU trong một năm. Như vậy có nghĩa là, trong trường hợp EU
nhận thấy lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam gia tăng một cách đáng kể và giá
xuất khẩu lại giảm trong một khoảng thời gian nhất định, cơ quan có thẩm quyền

của EU có thể sẽ xem xét việc tái áp loại thuế này mà không cần điều tra khi có
đủ bằng chứng cho thấy có hiện tượng “tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá
giá” từ nhà xuất khẩu Việt Nam.
Hơn nữa, sau khi thuế CBPG được dỡ bỏ, chênh lệch thuế CBPG Trung
Quốc - Việt Nam là khá cao (16,5%). Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng
chuyển tải bất hợp pháp sản phẩm từ Trung Quốc vào Việt Nam, đóng mác Việt
Nam, rồi lại xuất vào EU nhằm trốn thuế. Nếu DN không cảnh giác thì sẽ rất
nguy hiểm cho ngành da giày Việt Nam nếu EU phát hiện ra.
Vì vậy, DN phải giám sát lẫn nhau, khi phát hiện vi phạm, phải báo cho
Cục Quản lý cạnh tranh, Hiệp hội Da Giầy Việt Nam để báo cáo và xử lý lên
EU. Tránh tình trạng để EU phát hiện ra có hiện tượng này, nhưng vì không nắm
được chính xác và cụ thể doanh nghiệp vi phạm, sẽ áp dụng trừng phạt đối với
toàn bộ ngành và thường mức phạt sẽ cao hơn mức thuế CBPG rất nhiều.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 19
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
Thêm vào đó, trong chương trình giám sát một năm của EU, đối tượng
chịu giám sát là sản phẩm giày mũ da Việt Nam dựa trên 3 tiêu chí: giá và lượng
xuất khẩu; nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (hàm ý chống chuyển tải bất hợp pháp).
Tuy nhiên EU không hề có con số cụ thể về giá và lượng làm mốc. Điều này sẽ
khiến Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng chống tái áp thuế
CBPG.
Đối với thị trường dệt may, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn do các quy định của thị trường EU với mục đích bảo vệ sức
khoẻ con người, bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như quy định sử dụng hoá chất
(Reach) đã có hiệu lực từ năm 2009. Dệt may thuộc số các ngành công nghiệp
sử dụng nhiều hoá chất. Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may đều
có chứa nhiều loại hoá chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy Vì vậy, các
nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may có hàng bán tại
EU đều phải xem xét và tuân thủ quy định Reach. Ngoài ra còn phải kể đến sự

cạnh tranh gay gắt từ các nước cũng có thế mạnh về mặt hàng dệt may xuất khẩu
sang EU như Trung Quốc, Thái Lan,… với rất nhiều lợi thế hơn so với Việt
Nam.
Thứ tư, EU vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chính sách bảo hộ sản xuất
nội khối. Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh đối với mặt hàng nào vào EU
cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các
biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Đây cũng là một trong những khó khăn của
DN Việt Nam, bởi DN vừa phải tìm cách tăng cường thâm nhập thị trường, vừa
phải tính toán ở mức độ thế nào cho hợp lý để không phải là đối tượng của các
biện pháp bảo hộ.
Nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU cần nắm vững
thông tin, chủ động tận dụng cơ hội và tích cực tìm hiểu thị trường EU để có thể
biến thách thức thành cơ hội. EU đang có xu hướng đòi hỏi sản phẩm thân thiện
với môi trường; hàng chất lượng cao. Người tiêu dùng EU mong muốn các sản
phẩm bán trên thị trường phải đảm bảo an toàn và nhà sản xuất phải thực hiện
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 20
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
trách nhiệm xã hội, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa
vào thị trường EU, nhất thiết phải đầu tư cho nghiên cứu thị trường, tuy tốn kém
nhưng chỉ như vậy thì mới đảm bảo phát triển bền chặt.
III. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường EU
1. Giải pháp từ phía Nhà nước
1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý, chính sách tạo thuận lợi tối đa cho xuất
khẩu.
Rà soát lại hệ thống luật lệ, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp
hoặc chưa rõ ràng, trước hết là Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước và Luật đầu tư nước ngoài.
Cần xây dựng pháp lệnh chống bán pháp giá của Việt Nam thành một bộ

luật minh bạch, đồng bộ vầ đây là chỗ dựa pháp lý cho các doanh nghiệp Việt
Nam tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá.
Xây dựng hệ thống kiểm kê, hạch toán chi phí cho đầy đủ và theo qui định
của EU để tránh việc hạch toán thiếu chi phí khiến người sản xuất nông nghiệp
lại bị thiệt vị bán giá rẻ mặt khác còn dẫn đến bị kiện chống phá giá mà.
Khắc phục triệt để những bất hợp lý trong chính sách bảo hộ, cân đối lại
đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộ nông sản để tránh việc vi phạm
qui định trong chính sách chống trợ cấp của EU.
EU là thị trường rất khó tính, yêu cầu về mẫu mã, đảm bảo sở hữu trí tuệ
rất cao đòi hỏi DN phải tìm hiểu rõ luật trước khi tiến hành đàm phán, đảm bảo
đúng luật của EU để tránh bị kiện tụng. Tuy nhiên, các DN VN nên sử dụng
tham vấn về pháp luật ngay từ khâu chuẩn bị đàm phán, trong đàm phán, thực
hiện hợp đồng và nhất là khi có tranh chấp thương mại xảy ra để tránh bị thiệt
thòi.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 21
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
Chính phủ Việt Nam cần ban hành qui định quản lý hải quan chặt chẽ hơn
hay hoàn thiện luật về hải quan nhằm tránh hiện tượng hàng Trung Quốc chuyển
vào Việt Nam rồi đóng mác VN và xuất sang thi trường EU hiện tương này khá
phổ biến với hàng dày mũ da của Việt Nam.
1.2. Năng cao nhận thức của doanh nghiệp về tiêu chuẩn kĩ thuật của EU
Chính phủ VN và EU cần nhanh chóng ký kết Hiệp định thương mại tự do
(FTA) với sự công nhận nền kinh tế thị trường như là một điều kiện tiên quyết.
Cần phải tăng cường năng lực cho văn phòng TBT VN để hỗ trợ các ngành
xuất khẩu, đồng thời vai trò của các hiệp hội ngành cần được nâng cao hơn nữa
để hỗ trợ các hội viên, tư vấn cho các thành viên và là đại diện trước EU về các
quy định được đề xuất. Cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin
đại chúng để các doanh nghiệp có thể nắm bắt được thông tin về thị trường và
qui định về thủ tực, các qui định về sản xuất của EU.

Trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, hồ sơ, số liệu thống kê cần được lưu
lại chi tiết và rõ ràng, minh bạch để khi đối tác kiểm tra có đầy đủ giấy tờ chứng
minh nguồn gốc hàng hóa, tạo sự tin tưởng và yên tâm cho đối tác khi giao dịch.
1.3. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU
Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu
chủ lực sang thị trường EU. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo
điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nhưng việc
hỗ trợ phải phủ hợp với chính sách của chống trợ cấp của EU đưa ra.
Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích thu hút FDI vào ngành
công nghiệp phụ trợ để tự chủ từ việc cung cập nguyên liệu đầu vào cho các
ngành chủ lực.
- Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giày dép và dệt may,
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 22
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
Do có đặc thù riêng trong sản xuất và xuất khẩu; Việt Nam chủ yếu làm gia
công cho nước ngoài nên hiệu quả thực tế thu được từ xuất khẩu là rất thấp (25-
30% doanh thu). Bởi vậy, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích thu
hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ để tự chủ từ việc cung cập nguyên liệu
đầu vào. Từ đó làm gia tăng giá trị thặng dự, san xuất có hiệu quả các doanh
nghiệp ngành công nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong
quá trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
EU, nâng cao chất lượng, giảm dần phương thức gia công xuất khẩu đồng thời
đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao.
- Đối với các mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường EU như hàng
thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ phục vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện
tử và hàng thủy hải sản…
Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm

mục đích tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu những mặt hàng này
sang EU.
Nhà nước cần có chính sách để duy trì, bảo vệ, mở rộng qui mô và phát
triển các làng nghề theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường xung quanh làng
nghề. Những điều này nhằm đáp ứng qui định về bảo vệ sức khỏe và an toàn mã
EU để hàng thu công mỹ nghệ của Việt Nam gia tăng lượng hàng xuất khẩu vào
thị trường này.
Nhà nước cần ban hành các tiêu chuẩn kiểm dịch, qui trình kiểm tra các tồn
dư chất hóa học cho phù hợp với hệ thống HACCP , ISO 14000 của thị trường
EU.
- Đối với một số mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trường
EU như cà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao su, rau quả…
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 23
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
Nhà nước cần xây dựng quy hoạch tạo ra vùng sản xuất chuyên canh đảm
bảo sản lượng cung ứng ổn định và đạt tiêu chuẩn về sản xuất của EU: như
HACCP, SA8000, EUREGAP… và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau
thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng
đều, giá thành hạ và khối lượng lớn. Đầu tư để cải tiến công nghệ chế biến, nâng
cao tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Khuyến khích người dân mở rộng diện tích canh tác, tạo điều kiện và hỗ
trợ người nông dân sử dụng máy móc, các kĩ thuật sản xuất mới thông qua các
lớp tập huẫn về sản xuất sạch, các trương trình khuyến nông, (kĩ sư nông nghiệp
về tận làng xã, dạy cách sử lý rơm rạ, cây khô bằng chế phẩm sinh học sau khi
thu hoạch để trở thành phân bón), để tăng cường sử dụng công nghệ sinh học
giảm lượng thuốc trừ sâu trong sản xuất.
1.4. Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu
Hiện nay trong buôn bán với EU Việt Nam xuất siêu khá lớn 6 tháng đầu
năm 2011 kim ngạch xuất khẩu là 7,41 tỷ USD trong khi đó nhập khẩu là 3.498

tỷ USD, nếu Việt Nam tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm
cân bằng cán cân thanh toán, phía EU sẽ không tìm cách cản trở xuất khẩu Việt
Nam, đồng thời nhập khẩu được công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu giúp thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu nói chung và sang thị trường EU
nói riêng. Đây là phuơng pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU.
Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU có thể thực hiện bằng hai biện pháp
sau: (1) đầu tư của chính phủ và (2) thu hút các nhà đầu tư EU tham gia và quá
trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Để thực hiện, Nhà nước Việt Nam
cần có những chính sách ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư EU ngoài những ưu đãi
và quyền lợi họ sẽ được hưởng theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 24
Chính sách Kinh tế đối ngoại – II
1.5. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu vùng núi khó khăn,
hoặc các ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay
vốn với lãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư
đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp thâm nhập được thị trường EU.
- Cần duy trì lãi xuất ổn định và giảm lãi xuất, lạm phát để doanh nghiệp
có thể dễ dàng tiếp cận với vốn vay ngân hàng nhằm phục vụ cho sản xuất.
Kiềm chế lạm phát giúp cho doanh nghiệp có thể ổn định giá cả đầu vào từ đó
đảm bảo sản xuất ổn định.
- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ
sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín
dụng từ các ngân hàng cũng như các định chế tài chính. Đơn giản hóa thủ tục
vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
- Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp
vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp
lớn với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất vùng núi
vùng khó khăn hoặc các ngành sử dụng nhiều lao động trong thời kì khửng
hoảng kinh tế và tình trạng thất nghiệp ở mức cao, kinh doanh xuất khẩu sang
EU có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ mới.
1.6. Hỗ trợ của Nhà nước trong công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam thâm nhập dễ dàng
và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, Nhà nước nên thực hiện một số
hoạt động trợ giúp sau đây.
Những giải pháp thúc đẩy XK hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU
Page 25

×