Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu quy trình xác định hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ trong mật ong góp phần đánh giá ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Vũ Thị Thu Thủy




NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM CLO HỮU CƠ TRONG MẬT ONG GÓP
PHẦN ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Hà Nội - Năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Vũ Thị Thu Thủy




NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG HÓA CHẤT
BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM CLO HỮU CƠ TRONG MẬT ONG GÓP
PHẦN ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đỗ Quang Huy



Hà Nội - Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS.
Đỗ Quang Huy, giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giao đề tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em cũng tỏ lòng biết ơn đến tập thể các thầy cô giáo trong Bộ môn Công
nghệ môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã truyền
đạt hướng dẫn cách tổng hợp các kiến thức quý báu trong suốt những năm học vừa
qua và nhiệt tình giúp đỡ em về mọi mặt, cũng như luôn tạo điều kiện thuận lợi để
em có thể hoàn thành tốt đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các cán bộ, viên chức Ban 10-
80, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình hoàn
thành luận văn này.

Tôi cũng xin cảm ơn các cử nhân Nguyễn Thị Lan Anh đã cộng tác với tôi
triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn môi trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình và bạn bè đã
luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Học viên


Vũ Thị Thu Thủy



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
U 1
4
5
7
8
9
10
11
14
15
16
18
18

18
20
Chương 1 3
TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật 3
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2. Phân loại 3
1.2. Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ
1.2.1. Hợp chất nhóm DDT
1.2.2. Hợp chất nhóm BHC
1.2.3. Hợp chất nhóm Chlordane
1.3. Giới thiệu chung về ong mật và sản phẩm mật ong
1.3.1. Tổ chức xã hội đàn ong
1.3.2. Mật ong
1.3.3. Vai trò của cây nguồn mật phấn đối với ong
1.3.4. Cách thức nuôi ong ở Việt Nam
1.4. Nguồn gốc xuất hiện các hóa chất BVTV trong mật ong
1.5. Một số nghiên cứu xác định dư lượng thuốc BVTV trong mật ong
1.5.1. Phương pháp chiết lỏng-lỏng kết hợp với sắc ký khí khối phổ
1.5.2. Phương pháp chiết pha rắn kết hợp với sắc ký khí khối phổ
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U 20
20
20
20
21
21
34
34

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và chuẩn bị mẫu
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN



34
34
35
39
39
41
42
43
44
44
44
44
46
52
52
53
54
57
3.1. Đường ngoại chuẩn của các thuốc BVTV cơ clo nghiên cứu
3.1.1. Nhận diện chất phân tích trên sắc ký đồ của chất chuẩn

3.1.2. Xây dựng đường ngoại chuẩn định lượng các chất nghiên cứu
3.2. Xây dựng quy trình phân tích
3.2.1. Kết quả khảo sát thể tích dung môi rửa giải
3.2.2. Khảo sát khả năng loại bỏ tạp chất trong dịch chiết của cột sắc ký
3.3. Độ thu hồi của các thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ
3.4. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
3.5. Quy trình chuẩn bị mẫu và phân tích thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ trong
mật ong
3.5.1. Chiết mẫu
3.5.2. Làm sạch dịch chiết
3.5.3. Làm giàu mẫu
3.6. Ứng dụng quy trình chuẩn bị mẫu và phân tích thuốc BVTV nhóm clo hữu
cơ trong mật ong để xác định chất trong các mẫu thực tế
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

















6
7
9
13
30
34
35
38
42
43
47
48
49
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tính chất của DDT và các chất chuyển hóa của nó
Bảng 1.2. Tính chất của BHC và các đồng phân của BHC
Bảng 1.3. Một số tính chất vật lý của các nhóm thuốc BVTV tiêu biểu thuộc họ clo
hữu cơ
Bảng 1.4. Thành phần hóa học của mật ong
Bảng 2.1. Nồng độ các dung dịch hỗn hợp chất chuẩn
Bảng 3.1. Thời gian lưu của một số thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ chuẩn
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa nồng độ chất chuẩn và số đếm diện tích píc
Bảng 3.3. Phương trình đường ngoại chuẩn và hệ số tương quan của 19 loại thuốc
BVTV nhóm clo hữu cơ
Bảng 3.4. Độ thu hồi của các chất khi thực hiện bước chuẩn bị và phân tích mẫu
Bảng 3.5. Giá trị LOD, LOQ của phương pháp phân tích thuốc BVTV nhóm cơ clo

trong mật ong
Bảng 3.6: Kết quả phân tích một số thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ trong các mẫu
mật ong tại xã Hồng Nam - tỉnh Hưng Yên (từ mẫu HY1 đễn mẫu HY11)
Bảng 3.7: Kết quả dư lượng một số thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ trong các mẫu
mật ong tại xã Hồng Nam - tỉnh Hưng Yên (từ mẫu HY12 đến mẫu HY22)
Bảng 3.8: Kết quả phân tích dư lượng một số thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ trong
các mẫu mật ong tại xã Giáp Sơn - tỉnh Bắc Giang; xã Bằng Khánh - tỉnh Lạng Sơn










5
25
34
39
40
40
41
41
45
57
57
58
58

59
59
60
60
61
61
62
62
63
63
64
64
65
65
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sự chuyển hóa của DDT thành DDE và DDD
Hình 2.1. Sơ đồ khối của máy sắc ký khí
Hình 3.1. Sắc đồ của các chất chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
Hình 3.2. Sắc đồ phân tích phân đoạn 1 ứng với dịch rửa giải là 5 mL etyl axetat
Hình 3.3.Sắc đồ phân tích phân đoạn 1 ứng với dịch rửa giải là 15 mL etyl axetat.
Hình 3.4.Sắc đồ phân tích phân đoạn 1 ứng với dịch rửa giải là 10 mL etyl axetat.
Hình 3.5. Sắc đồ phân tích phân đoạn 1 rửa giải bằng 10 mL etyl axetat
cho qua cột Al
2
O
3

Hình 3.6. Quy trình chuẩn bị mẫu và phân tích một số thuốc BVTV nhóm clo hữu
cơ trong mật ong
Hình 1P. Đường ngoại chuẩn của α-BHC

Hình 2P. Đường ngoại chuẩn của Hexachlorbenzen
Hình 3P. Đường ngoại chuẩn của β-BHC
Hình 4P. Đường ngoại chuẩn của γ-BHC
Hình 5P. Đường ngoại chuẩn của δ-BHC
Hình 6P. Đường ngoại chuẩn của Heptachlor
Hình 7P. Đường ngoại chuẩn của α-Chlordene
Hình 8P. Đường ngoại chuẩn của β-Chlordene
Hình 9P. Đường ngoại chuẩn của Oxychlordane
Hình 10P. Đường ngoại chuẩn của trans-Chlordane
Hình 11P. Đường ngoại chuẩn của o,p’-DDE
Hình 12P. Đường ngoại chuẩn của cis-Chlordane
Hình 13P. Đường ngoại chuẩn của trans-Nonachlor
Hình 14P. Đường ngoại chuẩn của p,p’-DDE
Hình 15P. Đường ngoại chuẩn của o,p’-DDD
Hình 16P. Đường ngoại chuẩn của cis-Nonachlor
Hình 17P. Đường ngoại chuẩn của o,p’-DDT và p,p’-DDD
Hình 18P. Đường ngoại chuẩn của p,p’-DDT



66
66
67
67
68
68
Hình 19P. Sắc đồ phân tích mẫu HY6 bằng GC/ECD
Hình 20P. Sắc đồ phân tích mẫu HY8 bằng GC/ECD
Hình 21P. Sắc đồ phân tích mẫu LS1 bằng GC/ECD
Hình 22P. Sắc đồ phân tích mẫu LS3 bằng GC/ECD

Hình 23P. Sắc đồ phân tích mẫu BG1 bằng GC/ECD
Hình 24P. Sắc đồ phân tích mẫu BG2 bằng GC/ECD


























DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật

Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CTPT : Công thức phân tử
DDT : Dichlorodiphenytrichloroethane
EU : Liên minh Châu Âu
FAO : Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
GC/ECD : Sắc ký khí với detectơ cộng kết điện tử
GC/FPD : Sắc ký khí detectơ quang hóa ngọn lửa
GC/MS : Sắc ký khí khối phổ
LC/APCI/MS : Sắc ký lỏng khối phổ đề ion ở áp suất khí quyển
LOD : Giới hạn phát hiện
LOQ : Giới hạn định lượng
M : Khối lượng phân tử
SPE : Chiết pha rắn
α-BHC : Alpha – Benzenhexachloride
β-BHC : Beta – Benzenhexachloride
δ-BHC : Delta – Benzenhexachloride
γ-BHC : Gamma – Benzenhexachloride
T
s
: Nhiệt độ sôi
T
nc
: Nhiệt độ nóng chảy




1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng bảy mươi phần trăm dân số

sống bằng nghề nông, vì vậy việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng luôn
được quan tâm hàng đầu. Trên con đường tìm kiếm các biện pháp để tăng năng suất
cây trồng, đảm bảo đời sống của người sản xuất, việc đưa hoá chất bảo vệ thực vật
vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta được coi là một thành tựu khoa học to lớn, từ
đó mà năng suất nông sản thu hoạch tăng lên rõ rệt, cuộc sống vật chất của người
nông dân no đủ hơn. Tuy nhiên cũng chính từ những lợi ích đó mà người nông dân
đã lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực
vật một cách quá mức, không chỉ cho các loại cây lương thực mà còn được dùng
cho tất cả các loại cây trồng khác trong đó có cây ăn quả, và hoa màu. Theo số liệu
của Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ở Việt Nam, số
lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ngày càng tăng lên. Nếu như
trước năm 1985 khối lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng hàng năm khoảng 6.500 đến
9.000 tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt
chất/ha thì hiện nay theo Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), trung bình mỗi năm cả nước
nhập khẩu khoảng trên 70.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm các loại, trong
đó 90% được nhập khẩu từ Trung Quốc. Như trong năm 2012 số lượng và giá trị
nhập khẩu đã tăng lên 103.500 tấn với khoảng 700 triệu USD.
Sự phân hủy chậm của thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt là nhóm thuốc bảo vệ
thực vật gốc clo hữu cơ và việc sử dụng không đúng cách thuốc bảo vệ thực vật đã
làm xuất hiện chúng ở trong môi trường và trong các sản phẩm nông nghiệp, dẫn
đến những ảnh hướng xấu đối với sức khỏe con người [19]. Theo thống kê của
ngành y tế, trong năm 2012 cả nước đã xảy ra 168 vụ ngộ độc thực phẩm với 5541
nạn nhân và làm chết 34 người, trong khi đó trong năm 2013 cả nước xảy ra 163 vụ
ngộ độc thực phẩm với hơn 5000 nạn nhân, trong đó 28 người tử vong.
Việc phun trực tiếp hóa chất bảo vệ thực vật lên hoa và sự có mặt của hóa
chất bảo vệ thực vật trong không khí là nguyên nhân chính dẫn đến mật hoa có thể
chứa các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Vì vậy, trong quá trình lấy mật hoa, ong mật


2

(Apis mellifera) đã mang theo cả mật hoa và các hóa chất bảo vệ thực vật về tổ. Đó
là nguyên nhân có thể làm xuất hiện hóa chất bảo vệ thực vật trong mật ong [23].
Ở Việt Nam, mật ong được sản xuất với số lượng lớn và phủ rộng khắp các
vùng miền. Mật ong được sử dụng làm thức ăn, sản xuất hóa mỹ phẩm, dược phẩm
và được xuất khẩu tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc giám sát dư lượng hóa
chất bảo vệ thực vật trong mật ong giúp đánh giá rủi ro tiềm tàng của sản phẩm này
đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin về loại thuốc bảo vệ
thực vật đã được sử dụng cho các loại cây trồng xung quanh khu vực nuôi ong. Vì
vậy, đề tài: “Nghiên cứu quy trình xác định hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật
nhóm clo hữu cơ trong mật ong góp phần đánh giá ô nhiễm môi trường”, được lựa
chọn với mục tiêu:
- Xây dựng được quy trình xác định hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật
nhóm clo hữu cơ trong mật ong;
- Xác định mức dư lượng các loại hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ
trong mật ong và bước đầu đánh giá có hay không sự ô nhiễm môi trường do thuốc
bảo vệ thực vật tại khu vực lấy mẫu nghiên cứu.
















3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật
1.1.1 Định nghĩa
Hóa chất bảo vệ thực vật hay còn gọi là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): là
những chế phẩm có nguồn gốc hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế
phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Bao gồm: các
chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; các chế phẩm
điều hoà sinh trưởng thực vật, chất làm rụng hay khô lá; các chế phẩm có tác dụng
xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt
[3].
1.1.2. Phân loại
Có rất nhiều cách để phân loại thuốc BVTV, theo đó thuốc BVTV gồm nhiều
loại, chủ yếu gồm 4 nhóm chính [4]:
- Nhóm clo hữu cơ (organnochlorine) là các dẫn xuất clo của một số hợp chất
hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp
chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân huỷ dài
(ví dụ như DDT có thời gian bán phân huỷ là 20 năm, chúng ít bị đào thải và tích
luỹ vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn). Đại diện của nhóm này là Aldrin,
Dieldrin, DDT, Heptachlor, Lindan, Methoxychlor
- Nhóm lân hữu cơ (organophosphorus) đều là các este, là các dẫn xuất hữu
cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân huỷ ngắn hơn so với nhóm
Clo hữu cơ và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của
côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh
hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số
hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos…
- Nhóm carbamat là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hoá
chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với

người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza


4
của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho
nhóm này như: carbofuran, carbaryl, carbosulfan, isoprocarb, methomyl…
- Nhóm pyrethroid là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp
của các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của những giống
cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm cypermethrin, permethrin, fenvalarate,
deltamethrin,…
Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ (nhóm asen),
nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus (thuốc trừ nấm,
trừ vi khuẩn…), nhóm các hợp chất vô cơ (hợp chất của đồng, thủy ngân…).
1.2. Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ
Thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ chủ yếu là dẫn xuất clo của hydrocacbon đa
nhân, xicloparafin, tecpen… Đặc tính của thuốc BVTV nhóm clo hữu cơ rất bền
trong môi trường được sử dụng phổ biến trong canh tác nông nghiệp để chống kiến,
mối tha hạt. Đặc điểm bền trong môi trường của chúng lúc đầu được coi là ưu điểm
vì độc tính có thể giữ được lâu, phun một lần có thể đảm bảo phòng trừ sâu bệnh
trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, cho đến nay thuốc BVTV có chu kỳ bán
phân huỷ dài hơn 1 tuần được coi là phải kiểm soát sử dụng một cách nghiêm ngặt.
Thị trường thuốc BVTV của Việt Nam rất phức tạp do nạn buôn lậu qua biên
giới, chủ yếu là từ Trung Quốc, không kiểm soát được. Theo những công bố mới
nhất, Trung Quốc vẫn tiếp tục sản xuất BHC, DDT để dùng nội địa và thậm chí suất
khẩu sang một số nước lân cận như Bangladesh [22]. Họ cho rằng giá sản phẩm rẻ
mới đáp ứng được yêu cầu của nông dân nghèo ít tiền mà vẫn cần phải có năng suất.
Ngoài mục đích sử dụng trong nông nghiệp, các loại nông hoá còn được sử dụng
nhiều trong y tế. Trong đó, thuốc BVTV được dùng để chống muỗi, chống gián, tẩy
uế những nơi công cộng như bệnh viện, nhà ga.v.v
Tuy nhiên, do độ bền hóa học của thuốc BVTV nhóm cơ clo cao nên thuốc

tồn lưu lâu dài trong đất, cây trồng, nông sản, thực phẩm và làm cho môi trường bị
ô nhiễm trong một thời gian lâu dài. Khi thuốc BVTV thâm nhập vào cơ thể qua
tiếp xúc hoặc qua chuỗi thức ăn có thể gây ngộ độc hoặc gây ra các bệnh hiểm

nghèo như ung thư, quái thai…. Do những nhược điểm trên, ngày nay nhiều thuốc
BVTV thuộc nhóm cơ clo đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng ở nhiều nước.
Một số thuốc BVTV nhóm cơ clo được nghiên cứu trong luận văn bao gồm:
hợp chất nhóm DDT, hợp chất nhóm BHC, hợp chất nhóm Chlordane.
1.2.1. Hợp chất nhóm DDT
DDT được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa chlorobenzene với
trichloroacetaldehyde và sản phẩm DDT công nghiệp thường có 30% đồng phân
o,p- cũng có tính diệt côn trùng nhưng sản phẩm chính là p,p’-DDT. Do vậy, khi đề
cập đến DDT người ta thường quan tâm đến p,p’-DDT. Các thành phần khác trong
DDT kỹ thuật gồm o,p’-DDT; p,p’-DDD; o,p’-DDD; p,p’-DDE và o,p’-DDE [8].
DDT bị khử clo trong điều kiện yếm khí tạo thành DDD (hình 1.1), đây cũng
là một chất diệt côn trùng. DDT bị khử clo và hydro trong điều kiện hiếu khí lại
chuyển thành DDE (hình 1.1) (tính độc DDT > DDE > DDD). Độ bền DDE > DDD
> DDT, vì vậy DDE thường có nồng độ cao hơn DDD và DDT trong môi trường.
Cả ba loại hợp chất này có nhiều đồng phân nhưng quan trọng hơn cả là các đồng
phân p,p’- [1].

Hình 1.1. Sự chuyển hóa của DDT thành DDE và DDD
Tính chất hóa lý của nhóm thuốc DDT, DDD và DDE được nêu trong bảng
1.1: [8], [21].

5

Bảng 1.1. Tính chất của DDT và các chất chuyển hóa của nó
TT Công thức cấu tạo Tên gọi Thông số cơ bản
1

1,1,1-trichloro-2,2-bis
(p-
chlorophenyl)ethane
Hoặc 4,4’-DDT
CTPT: C
14
H
9
Cl
5
M= 354.49 đvC
T
nc
= 109
0
C
T
s
= 260
0
C (phân
hủy)
Tỷ trọng: 0.98 –
0.99 g/cm
3

2

1,1,1-trichloro-2-(o-
chlorophenyl)-2-(p-

chlorophenyl)ethane
Hoặc 2,4’-DDT
CTPT: C
14
H
9
Cl
5

M= 354.49 đvC
T
nc
= 74.2
0
C
Tỷ trọng: 0.98 –
0.99 g/cm
3

3
1,1-dichloro-2,2-bis
(p-
chlorophenyl)ethylene
Hoặc 4,4’-DDE
CTPT: C
14
H
8
Cl
4


M= 318.03 đvC
T
nc
= 89
0
C
T
s
= 336
0
C
4

1,1-dichloro-2-(o-
chlorophenyl)-2-(p-
chlorophenyl)ethylene
Hoặc 2,4’-DDE
CTPT: C
14
H
8
Cl
4

M= 318.03 đvC

5
1,1-dichloro-2,2-bis
(p-

chlorophenyl)ethane
Hoặc 4,4’-DDD
CTPT: C
14
H
10
Cl
4

M= 320.05 đvC
T
nc
= 109-110
0
C
T
s
= 350
0
C
Tỷ trọng: 1.385
g/cm
3


6

6
1,1-dicloro-2,2-bis(p-
chlorophenyl)ethane

Hoặc 2,4’-DDD
CTPT: C
14
H
9
Cl
5

M= 354.49 đvC
T
nc
= 76-78
0
C

1.2.2. Hợp chất nhóm BHC
BHC gồm tám đồng phân nhưng chỉ có α-BHC, β-BHC, γ-BHC, δ-BHC là
quan trọng về mặt thương mại và được quan tâm nhiều. Đây là những đồng phân có
sự sắp xếp không gian của các nguyên tử chlor trong phân tử BHC đối xứng qua
vòng cyclohexane. Thuốc BVTV Lindan được sản xuất có chứa trên 98% γ-BHC,
còn lại là α-BHC [15]. BHC kỹ thuật được sử dụng trong nông nghiệp là hỗn hợp
của nhiều đồng phân gồm 60 – 70% α-BHC, 5 – 12% β-BHC, 10 – 15% γ-BHC và
3 – 4% δ-BHC [15]. Trong tự nhiên, β-BHC là đồng phân bền nhất: β-BHC > δ-
BHC > α-BHC > γ-BHC. Trong số các đồng phân của BHC chỉ có đồng phân γ-
BHC là có tính diệt côn trùng và nó được biết đến ở Việt Nam từ những năm 60 của
thế kỷ trước như một thần dược với tên gọi 666 dùng để chống muỗi, kiểm soát
bệnh sốt rét cùng với DDT.
Tính chất hóa lý của các đồng phân phổ biến nhóm BHC được nêu trong
bảng 1.2: [15], [21]
Bảng 1.2. Tính chất của BHC và các đồng phân của BHC

STT Công thức cấu tạo Tên gọi Thông số cơ bản
1

α-BHC
hoặc α-
benzenhexachloride
CTPT: C
6
H
6
Cl
6

M= 209.83 đvC
T
nc
= 159 – 160
0
C
T
s
= 288
0
C (ở 760mmHg)
Tỷ trọng: 1.87 ở 20
0
C
g/cm
3




7

2

β-BHC
hoặc β-
benzenhexachloride

CTPT: C
6
H
6
Cl
6

M= 209.83 đvC
T
nc
= 314 – 315
0
C
T
s
= 60
0
C (ở 0.5mmHg)
Tỷ trọng: 1.89 ở 19
0

C
g/cm
3

3

γ-BHC
hoặc γ-
benzenhexachloride
CTPT: C
6
H
6
Cl
6

M= 209.83 đvC
T
nc
= 112.5
0
C
T
s
= 323.4
0
C (ở
760mmHg)
Tỷ trọng: 1.89 ở 19
0

C
g/cm
3

4

δ-BHC
hoặc δ-
benzenhexachloride
CTPT: C
6
H
6
Cl
6

M= 209.83 đvC
Tnc= 141 – 142
0
C
Ts= 60
0
C (ở 0.36mmHg)

1.2.3. Hợp chất nhóm Chlordane
Chlordane kỹ thuật được tạo thành 60% octachloro-4,7-
methanotetrahydroindane (cis và đồng phân trans) và 40% hợp chất khác.
Chlordane là hỗn hợp của những đồng phân của chlordane, những
hydrocarbon được clo hóa và nhiều thành phần khác. Ví dụ, hỗn hợp gồm 94,8%
chlordane (cis [hoặc alpha]-Chlordane, 71,7%; trans [hoặc gamma]-Chlordane,

23,1%) với heptachlor, 0,3%; trans-Nonachlor, 1,1%; cis-Nonachlor, 0,6%; các
đồng phân của chlordane, 0,25%; 3% hợp chất khác, và hexachlorocyclopentadiene,
0,25%.
Dearth và Hites (1991) [13] đã nhận dạng được với 147 hợp chất khác trong
chlordane kỹ thuật và phần trăm tổng cộng của 12 hợp chất phổ biến nhất là: cis-
Chlordane, 15%; trans-Chlordane, 15%; trans-Nonachlor, 9,7%; octachlordane,

8


9
3,9%; heptachlor, 3,8%; cis-Nonachlor, 2,7%; hợp chất K, 2,6%; dihydrochlordene,
2,2%; nonachlor III, 2%; và 3 stereoisomeric dihydroheptachlors với thành phần
10,2%. 12 hợp chất gồm 67% của hỗn hợp này, và 33% còn lại gồm hỗn hợp của
135 hợp chất khác.
Infante và cộng sự (1978) đã báo cáo một mẫu khác của chlordane kỹ thuật
có thành phần gồm 38 - 48% cis- và trans-Chlordane, 3 - 7 hoăc 7 - 13% heptachlor,
5 - 11% nonachlor, 17 - 25% đồng phân chlordane khác và một lượng nhỏ những
hợp chất khác.
Tóm lại, nhóm Chlordane có 5 đồng phân chính đó là cis-Chlordane, trans-
Chlordane, cis-Nonachlor, trans-Nonachlor và heptachlor.
Một số tính chất vật lý và mục đích sử dụng của các chất tiêu biểu trong
nhóm thuốc BVTV cơ clo được thể hiện trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số tính chất vật lý của các nhóm thuốc BVTV
tiêu biểu thuộc họ clo hữu cơ
STT Tên hợp
chất
Mục đích sử dụng Trạng thái
vật lý ở
điều kiện

thường
Độ hoà tan
trong nước
ở điều kiện
thường,
mg/l
Áp suất
hơi bão
hoà,
mPa
1 Chlordane Diệt côn trùng,
chống dán, mối
Dạng lỏng,
sánh
0,100 61 (25

o
C)
2 DDT Diệt côn trùng,
chống muỗi
Tinh thể Hầu như
không tan
0,025
(20
o
C)
3 HCB Có trong thành
phần BHC
Tinh thể Hầu như
không tan

1,45
(20
o
C)
4
γ-BHC
Diệt côn trùng Tinh thể 7,00 5,6
(20
o
C)
1.3. Giới thiệu chung về ong mật và sản phẩm mật ong
Ong mật là một loại động vật được yêu chuộng nhất trên thế giới. Trên thế
giới có hơn 80.000 loại côn trùng, chỉ riêng có ong mật mới là loại có thể cung cấp


10
thức ăn cho con người, nên con người luôn luôn đi tìm tòi và nghiên cứu về loại
động vật nhỏ bé này. Chân của ong mật có một bộ bàn chải rất thích hợp cho việc
lấy phấn hoa, chân nó như một bàn chải, như một cái lược, cái bừa, cái làn để đựng
phấn. Số hạt phấn hoa có thể mang trên mình ong tới 5 triệu hạt, vượt xa các loại
côn trùng khác. Ong mật có thị giác và khứu giác đặc biệt, đôi mắt có nhìn rất xa,
có thể phân biệt các màu sắc: trắng, vàng, lam, tím nhạt và nhìn thấy cả tia tử ngoại
mà mắt người không thể nhìn thấy được. Cơ quan khứu giác của ong là một cặp góc
tương xứng di động, không ngừng xoay bốn phía, có thể ngửi thấy mùi hoa với độ
thơm cực ít, nên nó có thể tìm ngay tới mục tiêu, tiết kiệm thời gian đi tìm. Mặt
khác với đôi cánh khỏe, tốc độ bay mỗi giây đạt 400 lần đập cánh, đạt 60km/giờ,
một con ong mỗi lần bay đi có thể thu hút hoa phấn tới mấy trăm bông nên hiệu quả
rất cao. Ngoài ra trong cơ thể ong còn có các túi mật hoa, có thể chứa một trọng
lượng bằng 1/2 trọng lượng cơ thể ong, tại tổ ong có kho chứa phấn hoa và mật hoa.
1.3.1. Tổ chức xã hội đàn ong [2]

Ong mật có đặc tính sống thành xã hội, đàn ong là một đơn vị sinh học hoàn
chỉnh gồm 3 loại: Ong chúa, ong đực, ong thợ. Mỗi loại có một chức năng sinh học
nhất định trong đàn, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Ong chúa: Trong mỗi đàn ong thường chỉ có một ong chúa, kích thước và
khối lượng của nó lớn nhất đàn. Ong chúa lớn nhất đàn, dáng cân đối, bụng thon dài
lộ sau đỉnh cánh, chúa mới đẻ có lớp lông tơ nhiều, mịn, bò nhanh nhẹn. Ong chúa
là ong cái duy nhất có cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh để giao phối với ong
đực. Nhiệm vụ chủ yếu của ong chúa là đẻ trứng và tiết chất chúa (Feromon) để
điều tiết hoạt động của đàn ong. Tuổi thọ trung bình của ong chúa là 3 năm nhưng
sức đẻ trứng của ong chúa chỉ cao nhất trong năm đầu tiên. Khi già, khả năng đẻ
trứng của ong chúa giảm dần, lượng Feromon sản sinh ít và đẻ nhiều trứng không
thụ tinh. Khi đó, đàn ong có thể sẽ tạo chúa để thay thế chúa già hoặc thay thế đàn.
- Ong đực: Đến mùa sắp sinh ong chúa mới, trong đàn ong xuất hiện vài trăm
con ong đực, chúng có màu đen, to hơn ong thợ, ngắn hơn ong chúa, đôi cánh dài
hơn mình nó. Ong đực chậm chạm, ăn cũng nhờ ong thợ bón. Ong đực được sinh ra


11
từ trứng không thụ tinh có nhiệm vụ giao phối với ong chúa, chỉ có một con ong
đực khỏe mạnh nhất đàn mới thụ tinh cho ong chúa. Ong đực sau khi thụ tinh cho
ong chúa thì chết hoặc khi thiếu ăn chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và bị chết đói.
Tuy nhiên, ong đực là một bộ phận không thể thiếu được của đàn ong, chỉ sau khi
giao phối với ong đực, ong chúa mới có khả năng đẻ ra các trứng đã thụ tinh. Từ
những trứng này sẽ nở ra ong thợ và ong chúa thế hệ sau. Tuổi thọ trung bình của
ong đực là 50 – 60 ngày. Tuy ong đực không đóng góp gì vào các hoạt động xã hội
của đàn ong như nuôi ấu trùng, sản xuất mật mà chúng còn tiêu thụ một số thức ăn
và sự có mặt của chúng làm nâng cao nhiệt độ trong tổ. Song bằng Feromon của
chúng hoặc bằng cách nào đó, sự có mặt của chúng cũng có tác dụng làm cho đàn
ong ổn định.
- Ong thợ: cũng là ong cái nhưng không phát dục hoàn chỉnh mà phát triển

các cơ quan phù hợp với chức năng của ong thợ. Các nhiệm vụ chính của ong thợ là
vệ sinh tổ, vít lắp lỗ tổ; nuôi ấu trùng, chăm sóc, nuôi dưỡng ong chúa; tiết sáp, xây
cầu và kiếm mật. Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của ong thợ là hút mật hoa và chế
biến mật hoa thành mật ong. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau khi ong thợ hút mật
hoa về, tuyến hạ hầu của chúng tiết ra enzym Invectaza và Gluco-oxydaza để
chuyển hóa đường saccaroza thành đường glucoza, chế biến thành mật ong, dự trữ
lại trong các tổ và dự trữ tới mức dư thừa nhu cầu trong tương lai của đàn ong.
1.3.2. Mật ong [2]
1.3.2.1. Quy trình tạo thành mật ong
Mật ong là sản phẩm do ong mật làm ra từ mật hoa, mật của dịch lá. Bước
đầu tiên trong quá trình làm mật được bắt đầu khi những con ong bay từ cây hoa
này sang cây hoa khác để “thu thập” mật hoa. Chúng sử dụng những chiếc vòi của
mình để hút mật từ hoa và cất giữ trong một cái túi dạ dày đặc biệt của mình. Loài
ong có hai cái dạ dày – một chiếc dạ dày dùng để đựng mật hoa gọi là dạ dày mật
ong và một chiếc dạ dày thông thường dùng để tiêu hoá thức ăn. Dạ dày mật ong có
thể chứa tới gần 70mg mật hoa và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của
một chú ong.


12
Những con ong phải cần đến khoảng từ 100 đến 1500 bông hoa mới làm đầy
được chiếc dạ dày của mình. Sau đó, chúng sẽ trở về tổ và sẽ chuyển lượng mật hoa
dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở nhà. Những con ong thợ này sẽ hút mật hoa
từ những con ong nói trên vào miệng của mình, sau đó sẽ “nhai” mật hoa trong
vòng khoảng nửa tiếng, trong thời gian đó, enzim trong miệng sẽ chuyển hóa các
loại đường phức tạp trong mật hoa thành những loại đường đơn giản vì thế nó sẽ
vừa dễ tiêu hoá hơn vừa giảm khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn trong quá
trình cất giữ. Những con ong sau đó sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên
trong tổ mà tại đó nước trong mật hoa sẽ bị cô cạn và mật hoa sẽ biến thành một
chất xi-rô đậm đặc hơn. Những con ong dùng những chiếc cánh của mình để làm

khô mật hoa. Ngay khi mật đủ đặc, ong sẽ đóng nắp những cái ngăn đó lại bằng một
cái nút sáp ong.
Mật ong là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng làm thức ăn bổ
sung cho con người trong nhiều loại thực phẩm và là vị thuốc tự nhiên chữa được
nhiều bệnh như viêm họng, bệnh đường ruột, viêm gan.
1.3.2.2. Phân loại mật ong
Mật ong được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu được phân
làm 3 loại là: mật ong hoa, mật ong dịch lá, mật ong hỗn hợp.
- Mật ong hoa: Tùy theo lượng mật hoa do ong khai thác chủ yếu từ một hay
nhiều hoa mà mật ong được chia làm 2 loại là mật ong đơn hoa và mật ong đa hoa.
Mật ong đơn hoa như: mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa bạch
đàn,…Mật ong đa hoa gồm một số loại như mật ong vải nhãn, mật ong hoa rừng,…
- Mật ong dịch lá: là mật ong do ong khai thác từ mật của dịch lá, búp non
của cây, ví dụ mật ong đay, mật ong cao su,…
- Mật ong hỗn hợp: mật ong do ong khai thác từ mật hoa và mật của dịch lá,
ví dụ mật ong cao su - vải, mật ong cà phê – bạch đàn - táo – đay
Sự đa dạng và phong phú của các cây nguồn mật tạo nên các loại mật ong
khác nhau như mật ong hoa vải, mật ong hoa nhãn, mật ong hoa bạch đàn, mật ong
rừng… Các loại mật ong khác nhau có màu sắc, hương vị đặc trưng riêng như mật


13
ong hoa nhãn có màu hổ phách, mật ong hoa bạc hà có màu hơi xanh xanh, mật ong
vùng Mộc Châu có màu vàng trong,…
1.3.2.3. Tính chất và thành phần hóa học của mật ong
a. Tính chất của mật ong
Mật ong là chất lỏng, có dạng từ đặc sánh hoặc kết tinh. Mật ong kết tinh
nhiều hay ít hoặc không kết tinh là tùy thuộc vào cây nguồn mật. Thời gian kết tinh
có thể sau vài tháng thu hoạch mật. Mật kết tinh do tỷ lệ nước trong mật thấp. Tỷ lệ
nước trong mật càng thấp thì mật kết tinh càng nhanh, mật kết tinh là dấu hiệu chắc

chắn mật nguyên chất, tinh khiết, không bị pha chế.
Mật ong có màu sắc và mùi vị đặc trưng cho từng loại hoa mà ong lấy mật.
Dựa vào tính chất này, người ta có thể nhận biết được nguồn gốc địa lý của mật ong
thông qua phương pháp phân tích phấn hoa.
Mật ong rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng trực tiếp, do vậy nên đựng
mật ong trong những lọ, chai thủy tinh mờ và bảo quản ở những nơi thoáng mát
(nhiệt độ không quá 36
o
C).
Mật ong có tính chất lên men, khi tỷ lệ nước trong mật ong cao, vượt quá
21%, mật dễ bị lên men sinh ra khí CO
2
làm cho mật bị chua, chất lượng mật giảm.
Đặc biệt, nếu sử dụng các đồ đựng mật bằng kim loại, mật có thể bị biến chất, gây
ngộ độc cho người sử dụng vì trong mật ong có chứa axit hữu cơ và đường, dưới tác
dụng của men, sẽ sinh ra axit etylenic ăn mòn lớp kim loại và làm tăng thêm hàm
lượng kim loại trong mật ong.
b. Thành phần hóa học của mật ong
Thành phần hóa học của mật ong khá phức tạp vì chứa đến 80 các loại chất
khác nhau có liên quan đến dinh dưỡng. Thành phần chính và tỷ lệ các chất hóa học
quan trọng của mật ong thể hiện ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Thành phần hóa học của mật ong [11]
STT Thành phần hóa học Tỷ lệ trung bình (%) Biên độ giao động (%)
I Thành phần chủ yếu (chiếm 99% khối lương mật ong)


14
1 Nước 17,0 13,4 – 26,6
2 Fructoza 39,3 21,7 – 53,9
3 Glucoza 32,9 20,4 – 44,4

4 Sacaroza 2,3 7,60
5 Disaccarit 7,3 2,70 – 16,0
6 Đường bậc cao 1,5 0,10 – 8,5
II Thành phần phụ (chiếm 1% khối lượng mật ong)
1 Axit tổng số 0,57 0,17 – 1,77
2 Muối khoáng 0,17 0,02 – 1,03
3
Đạm (axit amin và
protein)
0,04 0,13
Ngoài ra, trong mật ong còn có chứa Vitamin A, các Vitamin nhóm B,
Vitamin C, D, E, K. Chất khoáng có Magie, Photpho, Sắt, Canxi, Iot, Kẽm,
Mangan; Protein; Carbonhydrat; axit hữu cơ;… Đặc biệt, trong mật ong còn có một
số emzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và điều hòa các hoạt
động của cơ thể.
1.3.3. Vai trò của cây nguồn mật phấn đối với ong [2]
Cây nguồn mật có vai trò quan trọng đối với ong bởi thức ăn chủ yếu của
ong là mật hoa, phấn hoa. Mật hoa và phấn hoa có thể cung cấp tất cả các năng
lượng cần thiết cho ong. Trong mật hoa có nhiều loại đường, chủ yếu là saccaroza,
glucoza, fructoza,… là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sinh tồn và sản xuất của
đàn ong, trong đó, một phần mật hoa mà ong lấy được để sinh trưởng và phát triển
đàn, phần mật hoa dư thừa ong luyện thành mật ong dự trữ trong các lỗ tổ. Lợi dụng
đặc điểm này, con người đã trồng các loại cây nguồn mật cho ong và khai thác mật
ong, đem lại hiệu quả kinh tế cho nghề nuôi ong.
Cơ sở để phân loại cây nguồn mật là dựa vào lượng mật có trong hoa, các
vùng địa lý, phân loại thực vật, cơ quan tiết mật của cây,… Cây nguồn mật được
chia làm 2 loại, đó là cây nguồn mật chính (cây nguồn mật chủ yếu) và cây nguồn


15

mật hỗ trợ. Cây nguồn mật chính là cây tiết nhiều mật, số cây nhiều và tập trung.
Cây nguồn mật hỗ trợ là những cây có mật, phấn cho ong ăn nhưng không đủ khai
thác.
Ở nước ta, cây nguồn mật khá phong phú và phân bố rộng khắp. Thời gian
nở hoa của cây nguồn mật đã tạo nên các vụ mật chính trong năm.
Các loại cây nguồn mật chủ yếu ở nước ta bao gồm:
- Cây vải: Phân bố chủ yếu ở tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên, vùng
đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Thời gian nở hoa từ 20/2 – 3/4 hàng năm. Một ha
cây vải có thể khai thác được 120 – 140 kg mật ong.
- Cây nhãn: Phân bố ở hầu khắp các vùng ven sông ở đồng bằng và trung du
Bắc Bộ, có nhiều ở Hải Dương và Hưng Yên, đồng bằng sông Cửu Long (Tiền
Giang, Bến Tre). Thời gian nở hoa từ 10/3 – 15/4. Trung bình một ha có thể khai
thác được 100 – 125kg mật ong.
- Cây cao su: Phân bố chủ yếu ở miền đông Nam Bộ (Đắc Lắc, Gia Lai, Kom
Tum), Khu IV cũ (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh). Ong khai thác dịch ngọt tiết ra từ lá cây.
Thời gian tiết mật từ 15/2 – 30/4. Một ha cao su có thể khai thác được 70 – 75 kg
mật ong. Đây là nguồn mật xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam do diện tích cây cao su
khá lớn.
- Cây đay: Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trước đây được trồng
nhiều ở vùng Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, nhưng nay diện tích bị thu hẹp nhiều.
Ong khai thác mật từ lá cây, thời gian tiết mật từ 15/4 – 3/6. Một ha có thể khai thác
được 50kg mật.
- Cây bạch đàn: được trồng nhiều ở các tỉnh Trung du Bắc Bộ như Vĩnh
Phúc, Bắc Giang. Một ha bạch đàn có thể khai thác được 100 – 150 kg mật ong.
- Ngoài ra, một số cây nguồn mật như táo, keo lá chàm, bạc hà dại,… cũng
cho năng suất và chất lượng mật khá tốt. Đặc biệt là mật ong khai thác từ hoa táo và
hoa bạc hà dại có hương vị rất đặc trưng
1.3.4. Cách thức nuôi ong ở Việt Nam



16
Ở Việt Nam, nhân dân ta đã biết nuôi ong từ lâu, việc nuôi ong Apis cerana
ở các tỉnh phía bắc sớm phát triển, phương pháp nuôi không ngừng được cải tiến từ
đõ nằm sang đõ đứng có cầu di động. Trong khai thác sản phẩm đã biết chỉ cắt một
phần mật, còn phần trứng và ấu trùng thì buộc lại xà cầu cho ong tiếp tục sinh sản
và làm mật. Ở các tỉnh trung du miền núi, nhân dân có kinh nghiệm bắt ong rừng về
nuôi nhưng việc nuôi ong của nước ta trước năm 1960, chủ yếu là nuôi theo kiểu dã
sinh, đàn ong tự sinh, tự diệt, lấy mật theo kiểu cắt bánh tổ vắt lấy mật nên năng
suất thấp, chỉ khoảng 2-3 kg/đàn/năm. Sau vụ mật, đàn ong bốc bay có nơi tới 90%.
Từ sau những năm 60 đến nay, kỹ thuật nuôi ong ở nước ta có nhiều tiến bộ.
Đàn ong được nuôi trong kiểu thùng cải tiến của Trung Quốc, sử dụng thùng quay li
tâm để quay mật, sản xuất ra chân tầng nhân tạo nên năng suất mật cao, bình quân
gấp 5 - 7 lần so với trước [2].
Vào mùa hoa nở (tháng 2 đến tháng 4 của năm) là lúc nguồn mật cho ong rất
phong phú, chủ nuôi ong sẽ mang các thùng ong đến đặt ở những nơi có đủ nguồn
mật cho ong như tại các vườn hoa nhãn, hoa vải, hoa mận, hoa rừng… và thực hiện
quay mật ngay tại nơi đặt thùng ong. Mật ong thu được có mùi thơm đặc trưng của
từng loại cây nguồn mật. Vào những thời điểm nguồn mật tự nhiên giành cho ong
khan hiếm (mùa đông), để duy trì sự sống cho đàn ong, người ta thường cho ong ăn
mật, ăn đường… Lúc này, lượng mật ong thu được ít và có chất lượng thấp.
1.4. Nguồn gốc xuất hiện các hóa chất BVTV trong mật ong
Từ lâu nước Việt Nam ta đã hình thành những loài cây ăn quả nổi tiếng, ở
miền Bắc có nhãn lồng Hưng Yên, vải Thanh Hà. Ngày nay, trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, những loài cây ăn quả đó đã vượt qua vùng sản xuất truyền
thống đến những vùng trồng mới như vải thiều Lục Ngạn, nhãn Sông Mã, Văn
Chấn,… Sự phát triển về cây nguồn mật tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, cuộc
sống người dân được cải thiện. Song bên cạnh đó đã hình thành một hệ sâu bệnh
gây hại. Để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, con người đã sử dụng một lượng
thuốc hóa học khổng lồ 210.000 tấn/năm (FAO 1981).

×