Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1
0BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ðỒNG VĂN THIỆP
ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN NÁI
MƯỜNG LAY VÀ BẢN PHỐI VỚI ðỰC RỪNG
NUÔI TẠI TỈNH ðIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ðỒNG VĂN THIỆP
ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI GIỮA LỢN
NÁI MƯỜNG LAY VÀ BẢN PHỐI VỚI ðỰC RỪNG
NUÔI TẠI TỈNH ðIỆN BIÊN
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phan Xuân Hảo
2. TS.Vũ Thị Thơm
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñẻ bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
ðồng Văn Thiệp
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ của nhiều cá nhân
và tập thể. Nhân dịp này, cho phép tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Phan Xuân Hảo, TS. Vũ Thị Thơm là người hướng dẫn khoa học và
Th.S Ngọc Văn Thanh ñã quan tâm và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực
hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của tôi.
Xin cảm ơn các cơ quan sau ñây ñã giúp ñỡ tôi ñể hoàn thành luận văn này:
- Khoa Chăn nuôi – Thú y và Nuôi trồng Thủy sản Trường ñại học Nông
nghiệp Hà Nội
- Bộ môn di truyền giống Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội
- Ban Quản Lý ðào Tạo Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội
ðể hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn:
- Trường cao ñẳng Kinh tế - Kỹ thuật ðiện Biên
- Với sự nỗ lực của bản thân trong quá trình thực hiện ñề tài của tôi cũng
luôn nhận ñược sự giúp ñỡ của các chủ nông hộ chăn nuôi của Thành phố ðiện
Biên tỉnh ðiện Biên. Cùng với sự ñóng góp nhiệt tình của bạn bè ñồng nghiệp,
gia ñình và người thân ñã giúp ñỡ tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành
bản luận văn này.
Ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
ðồng văn Thiệp
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC BIỂU ðỒ vi
DANH MỤC BIỂU ðỒ vi
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích của ñề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của vấn ñề nghiên cứu 3
1.1.1. Cơ sở khoa học về lai giống và ưu thế lai 3
1.1.2. Cơ sở sinh lý sinh sản ở lợn nái 8
1.1.3. Các chỉ tiêu ñánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng 13
1.1.4. Cơ sở của sự sinh trưởng 19
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 24
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở một số nước 24
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 26
CHƯƠNG II ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ðối tượng nghiên cứu 29
2.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 29
2.3. Nội dung nghiên cứu 29
2.3.1. Khảo sát năng suất sinh sản của lợn nái 29
2.3.2. ðánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1. ðiều kiện nuôi dưỡng 31
2.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản 31
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv
2.4.3. Xác ñịnh khả năng sinh trưởng của con lai 32
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: 34
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh ðiện Biên 35
3.1.1 ðiều kiện ñịa lý 35
3.1.2 ðặc ñiểm thời tiết, khí hậu 36
3.1.3 ðiều kiện kinh tế xã hội 38
3.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Mường Lay và Bản phối với ñực
Rừng 38
3.2.1. Năng suất sinh sản chung 38
3.1.2. Năng suất sinh sản của 2 tổ hợp lai ♂Rừng × ♀Mường Lay và
♂Rừng × ♀Bản qua các lứa ñẻ 46
3.2. Sinh trưởng con lai F1 của 2 tổ hợp lai giữa lợn ♂Rừng × ♀Bản và
♂Rừng × ♀Mường Lay 56
3.3. Năng suất và chất lượng thịt lợn lai F1 (♂Rừng × ♀Mường Lay) và F1
(♂Rừng × ♀Bản) 58
3.3.1. Năng suất thịt 58
3.3.2. Chất lượng thịt con lai F1 của hai tổ hợp lai ♂Rừng × ♀Bản và
♂Rừng × ♀Mường Lay 60
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 64
4.1. Kết luận 64
4.2. ðề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 72
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v
DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Mường Lay và Bản phối với ñực Rừng 40
Bảng 3.2. Năng suất sinh sản của lứa ñẻ 1 47
Bảng 3.3. Năng suất sinh sản của lứa ñẻ 2 48
Bảng 3.4. Năng suất sinh sản của lứa ñẻ 3 49
Bảng 3.5. Sinh trưởng của con lai F1 (♂Rừng × ♀Mường và Lay)
và F1 (♂Rừng × ♀Bản) 56
Bảng 3.6. Năng suất thịt của lợn lai F1 (♂Rừng × ♀Mường Lay)
và F1 (♂Rừng × ♀Bản) 58
Bảng 3.7. Chất lượng thịt lợn lai F1 (♂Rừng × ♀Mường Lay)
và F1 (♂Rừng × ♀Bản) 61
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi
DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT TÊN BIỂU ðỒ TRANG
Biểu ñồ 4.1. Tổng số con sơ sinh, sơ sinh sống và số con cai sữa của 2 tổ
hợp lai ♂Rừng × ♀Bản và ♂Rừng × ♀Mường Lay 46
Biểu ñồ 4.2. Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của 2 tổ hợp lai
♂Rừng × ♀Bản và ♂Rừng × ♀Mường Lay 46
Biểu ñồ 4.3. Số con sơ sinh/ổ của 2 tổ hợp lai lợn ♂Rừng × ♀Bản và
♂ Rừng × ♀Mường Lay qua các lứa ñẻ…………………………….50
Biểu ñồ 4.4. Sơ sinh sống/ổ của 2 tổ hợp lai lợn ♂Rừng × ♀Bản và ♂Rừng
× ♀Mường Lay qua các lứa ñẻ và ♂Rừng × ♀Bản qua các lứa ñẻ. 54
Biểu ñồ 4.5. Khối lượng sơ sinh/ổ của 2 tổ hợp lai lợn♂Rừng × ♀Mường
Lay và ♂Rừng × ♀Bản qua các lứa ñẻ. 53
Biểu ñồ 4.6. Số con cai sữa/ổ của 2 tổ hợp lai lợn ♂Rừng × ♀Mường Lay
và ♂Rừng × ♀Bản qua các lứa ñẻ. 54
Biểu ñồ 4.7. Khối lượng cai sữa/ổ của lợn 2 tổ hợp lai lợn ♂Rừng × ♀Bản
và ♂Rừng × ♀Mường Lay qua các lứa ñẻ. 55
Biểu ñồ 4.8. Khả năng tăng trọng của lợn F1 (♂Rừng × ♀Mường Lay) và
F1 (♂Rừng × ♀Bản) 57
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii
PHỤ LỤC
Ảnh 1. Lợn ñực Rừng
Ảnh 2: Lợn cái Bản
Ảnh 3: Lợn cái Mường Lay
Ảnh 4: Con lai F1 giữa lợn ñực Rừng với cái Bản
Ảnh 5: Con lai F1 giữa lợn ñực Rừng với cái Mường Lay
Ảnh 6: Thức ăn cho lợn
Ảnh 7: Thân thịt xẻ lợn F1 giữa lợn ñực Rừng với cái Bản
Ảnh 8: Thân thịt xẻ lợn F1 giữa lợn ñực Rừng với cái Mường Lay
Ảnh 9: Chuồng nuôi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1
MỞ ðẦU
1.Tính cấp thiết của ñề tài
Ở nước ta, ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí ñặc biệt quan trọng, nó
là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho xã hội, ñáp ứng nhu cầu ñời sống của
con người. Ngành chăn nuôi lợn của nước ta trong thời gian qua, có nhiều
chuyển biến tích cực về năng suất, chất lượng, quy mô cũng như hình thức chăn
nuôi. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 27,6 triệu con lợn ñứng thứ 4
thế giới (số một là Trung Quốc với 451,1 triệu con, thứ hai là Hoa Kỳ với 67,1
triệu con, thứ ba là Brazin với 2137,0 triệu con).
Theo Pháp lệnh về giống vật nuôi, Nhà nước sẽ ñầu tư và hỗ trợ cho việc
thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; xây dựng cơ sở lưu giữ bảo tồn
nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại ñịa phương. ðiện Biên sở hữu hai nguồn gen
lợn bản ñịa quí là lợn Bản ñịa phương và lợn Mường Lay. ðây là hai nhóm lợn
bản ñịa do người dân tộc H’mông nuôi tại các nông hộ theo phương thức thả
rông tự kiếm ăn và không có chuồng trại. Trong ñiều kiện chăn nuôi hiện tại, lợn
Bản và lợn Mường Lay ñang có bị giảm dần số lượng và do ñó ñang mất ñi một
nguồn gen quí của ñịa phương và quốc gia. Tuy nhiên ñến nay vẫn chưa có nhiều
công trình nghiên cứu khoa học nào ñể phục vụ cho việc bảo tồn và khai thác hợp
lý và có hiệu quả hai giống lợn này. Việc nghiên cứu ñánh giá về khả năng sinh
sản, khả năng cho thịt của hai nhóm lợn Bản và lợn Mường Lay do ñó là rất cần
thiết, trực tiếp phục vụ cho mục tiêu trước mắt là bảo tồn, phát triển và khai thác
có hiệu quả nguồn gen quí của hai nhóm lợn, nâng cao thu nhập cho các nông hộ
chăn nuôi tại khu vực miền núi trong tỉnh. ðề tài nghiên cứu này nhằm ñánh giá
năng suất sinh sản của hai tổ hợp lai giữa lợn nái Bản, lợn Mường Lay phối với
ñực Rừng và tốc ñộ sinh trưởng của con lai, làm cơ sở cho việc ñề xuất hướng
khai thác có hiệu quả hai nhóm lợn này.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên,việc triển khai nghiên cứu ñề tài “ðánh
giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa lợn nái Mường Lay và Bản phối với
ñực Rừng nuôi tại tỉnh Biện Biên” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn
phục vụ sản xuất và xóa ñói giảm nghèo cho người dân vùng núi Tây Bắc nói chung
và của tỉnh ðiện Biên nói riêng.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2
2. Mục ñích của ñề tài
- ðánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Bản và Mường Lay ñược
phối với ñực Rừng nuôi tại tỉnh ðiện Biên.
- ðánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của 2 lợn lai F1
(Mường Lay x Rừng) và F1 (Bản x Rừng).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Ý nghĩa khoa học
Bổ sung một số tư liệu khảo sát về khả năng sinh sản, sinh trưởng và
năng suất, chất lượng thịt của lợn Bản và lợn Mường Lay nuôi ở nông hộ tỉnh
ðiện Biên.
Những số liệu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy
và nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi lợn ñịa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp một số thông tin kinh tế, kỹ thuật giúp người chăn nuôi lựa
chọn giống lợn phù hợp với ñiều kiện ñể phát triển chăn nuôi.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn ñề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở khoa học về lai giống và ưu thế lai
1.1.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở ñó sự sai khác giữa các
cá thể là sự sai khác về mức ñộ hơn sự sai khác về chủng loại, ñó là bản chất
của tính trạng ña gen (polygene), tính trạng số lượng bị tác ñộng rất lớn bởi
các nhân tố môi trường. Sự khác nhau này là nguồn vật liệu cho quá trình
chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.
Tính trạng số lượng có các ñặc trưng ñó là những tính trạng ñược quy
ñịnh bởi nhiều cặp gen, mỗi gen chỉ có một tác ñộng nhỏ và có hiệu ứng nhỏ nhất
ñịnh (minorgen); Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi ñiều kiện môi
trường; Có thể xác ñịnh số lượng bằng phép ño; Các giá trị quan sát ñược của các
tính trạng số lượng là các biến thiên liên tục.
Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của của vật nuôi là các tính trạng
số lượng do nhiều gen ñiều khiển, mỗi gen ñóng góp một mức ñộ khác nhau vào
cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có
sự phân bố liên tục và chịu tác ñộng nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh.
Hiện tượng di truyền liên quan ñến tính trạng số lượng ñó là sự giống
nhau giữa các con vật có quan hệ họ hàng là cơ sở của sự chọn lọc, hiện tượng
suy hoá cận huyết và ngược lại là ưu thế lai ñây là cơ sở của sự chọn phối ñể
nhân giống thuần hoặc lai tạo. Cho ñến nay di truyền học số lượng ñã ñược nhiều
nhà di truyền học thống kê bổ sung, nâng cao và ñược ứng dụng rộng rãi vào việc
cải tiến di truyền các giống vật nuôi (Nguyễn văn Thiện, 1995).
1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến tính trạng số lượng
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết biểu hiện bề ngoài hoặc các
ñặc tính khác của một cá thể ñược gọi là kiểu hình của cá thể ñó ñối với tính
trạng số lượng cũng như tính trạng chất lượng, kiểu hình này do kiểu gen và
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4
môi trường gây ra.
Giá trị kiểu hình ñược biểu thị như sau:
P = G + E
Trong ñó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen; E là Sai lệch môi trường.
Kiểu hình do các gen chi phối thuộc ít nhất 2 locus trở lên ñược biểu thị:
P= A +D +I + Eg + Es
Trong ñó: A là giá trị cộng gộp; D là giá trị sai lệch trội; I là sai lệch tương tác
(át gen); Eg: sai lệch môi trường chung; Es: sai lệch môi trường riêng.
Như vậy, muốn cải tiến năng suất của vật nuôi có thể tác ñộng: về mặt di
truyền (G), vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc, tác ñộng vào hiệu
ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách lai giống và tác ñộng vào môi trường (E)
bằng cách cải tiến ñiều kiện chăn nuôi như chế ñộ dinh dưỡng, chuồng trại, vệ
sinh, chăm sóc, quản lý, thú y
1.1.1.3. Hệ số di truyền
Giá trị của hệ số di truyền cho ta một khái niệm về mức tiến triển có thể ñạt
ñược khi tiến hành chọn lọc ñối với một tính trạng nhất ñịnh. Các tính trạng có hệ
số di truyền thấp hiệu quả chọn lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao; ngược lại
những tính trạng có hệ số di truyền cao thì có hiệu quả chọn lọc cao song hiệu
quả lai giống thấp (Phan Cự Nhân và cộng sự, 1985).
1.1.1.4. Cơ sở của sự lai tạo giống và ưu thế lai
a) Lai giống
Lai giống là cho giao phối những ñộng vật thuộc hai hay nhiều giống khác
nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những ñộng vật thuộc các dòng khác
nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn
lai khác dòng, nhưng hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tương tự như nhau
(Lasley, 1974).
Lai giống làm cho tần số kiểu gen ñồng hợp tử ở thế hệ sau giảm ñi, còn
tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên.
Lai giống là phương pháp chủ yếu nhằm khai thác biến ñổi di truyền của
quần thể gia súc. Lai giống có những ưu việt vì con lai thường có ưu thế lai ñối
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5
với một số tính trạng nhất ñịnh.
b) Ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có các ñặc ñiểm vượt trội hơn cha mẹ về
sức sống, tốc ñộ sinh trưởng, khả năng cho sữa, khả năng sinh sản, về tính chống
chịu với ñiều kiện bất lợi của môi trường và khả năng sử dụng chất dinh dưỡng
Ưu thế lai hay sức sống con lai hoàn toàn ngược với suy hoá cận huyết và
sự suy giảm sức sống do cận huyết ñược khắc phục trở lại khi lai giống
(Falconer, 1993).
Thuật ngữ ưu thế lai ñược nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914) ñưa ra
và ñược Snell (1961) thảo luận trong giáo trình nhân giống (Nguyễn Hải Quân và
cộng sự, 1995) như sau: ưu thế lai là sự hơn hẳn của ñời con so với trung bình
của ñời bố mẹ. Có thể ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng ñối với bệnh tật và
tính trạng sản xuất của con lai ñược nâng cao, khả năng lợi dụng thức ăn tốt.
Bản chất hiện tượng ưu thế lai ñược Nguyễn Văn Thiện (1995) giải thích
bởi ba thuyết ñó là thuyết trội, thuyết siêu trội và tương tác gen.
- Thuyết trội: các gen có lợi phần lớn là gen trội, giả thiết này cho rằng
mỗi bên cha mẹ có những cặp gen trội ñồng hợp tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ
F
1
sẽ có các gen trội ở tất cả các locus. Nếu bố có kiểu gen AABBCCddeeff và mẹ
có kiểu gen aabbccddEEFF thì thế hệ F
1
có kiểu gen là: AaBbCcDdEeFf. Do tính
trạng số lượng ñược quyết ñịnh bởi nhiều gen, nên xác suất có một kiểu gen ñồng
hợp hoàn toàn là thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các gen trội và gen lặn trên
cùng một nhiễm sắc thể, nên xác suất tổ hợp ñược kiểu gen tốt nhất cũng thấp.
- Thuyết siêu trội: hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với
hiệu quả từng alen ở trạng thái ñồng hợp tử và các alen di hợp tử có tác ñộng lớn
hơn các cặp alen ñồng hợp tử Aa>AA>aa. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có khả
năng thích nghi tốt hơn với những thay ñổi của môi trường.
- Tương tác gen: hai giống ñã hình thành nên các tổ hợp gen mới trong ñó có
tác ñộng tương hỗ giữa các alen không cùng locus là nguyên nhân tạo ra ưu thế lai.
Cơ sở thống kê của ưu thế lai
Cơ sở thống kê của ưu thế lai do Falconer ñưa ra từ năm 1964. Ưu thế lai
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6
ở F
1
: H
F1
= dy
2
, trong ñó d là giá trị của kiểu gen dị hợp, y là sai khác về tần số
gen giữa hai quần thể bố, mẹ. Ưu thế lai sinh ra bởi ảnh hưởng ñồng thời của tất
cả các giá trị riêng rẽ của từng locus: H
F1
= ∑dy
2
. Như vậy, ưu thế lai ở F
1
phụ
thuộc vào giá trị của các kiểu gen dị hợp và sự khác biệt giữa hai quần thể.
Ảnh hưởng của mẹ bao gồm tất cả những ñóng góp, những ảnh hưởng tốt
xấu do kiểu hình mẹ gây ra ñối với kiểu hình của ñời con. Ảnh hưởng của mẹ ñối
với kiểu hình của ñời con có thể do sự khác nhau về di truyền, về ngoại cảnh
hoặc sự phối hợp giữa di truyền và ngoại cảnh của những cá thể mẹ khác nhau
gây ra. Ảnh hưởng của mẹ có thể ñược thực hiện trong quá trình thụ tinh, có
chửa, tiết sữa và nuôi con. Các ảnh hưởng này chỉ có thể xuất hiện tức thời, song
cũng có thể kéo dài suốt ñời của vật nuôi và ñược thể hiện ở nhiều cơ chế sinh
học khác nhau, có 5 loại ảnh hưởng của mẹ (ðặng Vũ Bình, 2002):
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất nhưng phải là AND ngoài nhân
- Ảnh hưởng của nguyên sinh chất do AND ngoài nhân.
- Ảnh hưởng của mẹ trong giai ñoạn trước ñẻ.
- Ảnh hưởng của mẹ qua sự truyền kháng thể từ mẹ sang con.
- Ảnh hưởng của mẹ sau khi sinh.
Theo Dickerson (1974) cho biết khi lai giữa hai giống con lai chỉ có ưu thế
lai cá thể. Khi lai 3 giống, nếu dùng ñực của giống thuần giao phối với nái lai,
con lai có cả ưu thế lai cá thể và ưu thế lai của mẹ, do mẹ là con lai F
1
. Nếu dùng
ñực lai giao phối với nái của giống thứ 3, con lai có ưu thế lai cá thể và ưu thế lai
của bố, do bố là con lai F
1
. Trong lai 4 giống, con lai có cả ưu thế lai cá thể, cả
ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố.
Sử dụng các phương pháp của Dickerson (1972) ñưa ra phương trình dự
tính năng suất ở con lai với các công thức lai như sau:
- Lai 2 giống: ♂
A
♀
( )
1
2
I M M P P
AB B A A B
B H g g g g
= + + + +
Trong ñó, I: cá thể, H: ưu thế lai, M: mẹ, P: bố, g: năng suất của các giống
sử dụng ñể lai.
ðể tính toán ưu thế lai ñối với một số tính trạng nhất ñịnh từ các giá trị
trung bình của ñời con và giá trị trung bình của bố mẹ. Minkema (1974) ñã ñưa
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7
ra công thức sau:
1 1
( ) ( )
2 2
(%)
1
( )
2
BA AB AA BB
H
BA AB
+ − +
=
+
Trong ñó, H: ưu thế lai, BA: F
1
(bố B, mẹ A), AB: F
1
(bố A, mẹ B), AA:
bố A, mẹ A, BB: bố B, mẹ B.
Các yếu tố ảnh hưởng ñến ưu thế lai:
Công thức lai
Ưu thế lai ñặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần ðình Miên và cộng
sự (1994) mức ñộ ưu thế lai ñạt ñược có tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ
thể. Theo Trần Kim Anh (2000) thì ưu thế lai của mẹ có lợi cho ñời con, ưu thế
lai của lợn nái ảnh hưởng ñến số con/ổ và tốc ñộ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế
lai cá thể ảnh hưởng ñến sinh trưởng và sức sống của lợn con, ñặc biệt ở giai
ñoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố thể hiện tính hăng của con ñực, kết quả phối
giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm tăng 5-10 %,
khi lai 3 giống hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng tới 10-15%, số
con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0-1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng ñược 1kg, ở
28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin,1998).
Tính trạng
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, các tính trạng khác nhau thì có mức
ñộ di truyền khác nhau. Những tính trạng liên quan ñến khả năng nuôi sống và
khả năng sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng này có hệ số di truyền
thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy ñể cải tiến các tính trạng này, so với chọn
lọc, lai giống là một biện pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau, số con ñẻ ra/ổ có ưu thế
lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%, số con cai sữa có ưu thế lai của mẹ là
11%, khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%, ưu thế lai của mẹ
18% (Richard, 2000).
Sự khác biệt giữa bố và mẹ
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống ñem lai, hai giống
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8
càng khác xa nhau về di truyền thì ưu thế lai thu ñược càng lớn. Nếu các giống
hay các dòng ñồng hợp tử ñối với một tính trạng nào ñó thì mức ñộ dị hợp tử sẽ
giảm dần.
Các giống càng xa nhau về ñiều kiện ñịa lý, ưu thế lai càng cao. Như vậy,
ưu thế lai của một tính trạng nhất ñịnh phụ thuộc ñáng kể vào ngoại cảnh.
1.1.2. Cơ sở sinh lý sinh sản ở lợn nái
1.1.2.1. Sự thành thục về tính
Gia súc phát triển ñến một giai ñoạn nhất ñịnh thì có biểu hiện về tính dục.
Con ñực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra tế bào trứng.
Khi ñấy gọi là gia súc ñã thành thục về tính.
Theo Cù Xuân Dần và cộng sự (1996), một cá thể ñược coi là thành thục
về tính nếu như bộ máy sinh dục ñã căn bản hoàn thiện. Dưới sự ñiều khiển của
thần kinh thể dịch con vật ñã có phản xạ sinh dục. Những dấu hiệu ñầu tiên của
tuổi thành thục về tính ñối với con cái là buồng trứng ñã có noãn bào chính, có
trứng rụng và trứng có khả năng thụ tinh, tử cung con cái cũng có biến ñổi phù
hợp cho việc mang thai và sinh ñẻ.
Sự thành thục về tính của vật nuôi chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như:
Yếu tố giống: Tuổi thành thục về tính của các giống lợn khác nhau cũng
khác nhau. Tuổi thành thục về tính có tương quan âm với khối lượng của các
giống lợn, giống có khối lượng lớn thì thành thục về tính muộn hơn so với các
giống có khối lượng nhỏ. Các giống lợn ñịa phương thì có tuổi thành thục về tính
sớm hơn các giống lợn nhập ngoại, giống lợn thuần chủng thì thành thục về tính
sớm hơn các giống lợn lai.
Chế ñộ dinh dưỡng: Chế ñộ dinh dưỡng cũng như chăm sóc nuôi dưỡng
cũng có ảnh hưởng khá lớn tới tuổi thành thục về tính của lợn. Lợn ñược nuôi
dưỡng hợp lý sẽ thành thục về tính sớm hơn. Các thú nuôi thì thành thục sớm
hơn thú hoang dã. Như vậy, lợn rừng nuôi trong ñiều kiện bán hoang dã sẽ thành
thục tính sớm hơn lợn rừng hoang dã và muộn hơn các giống lợn nhà khác.
Yếu tố ngoại cảnh: Tuổi thành thục về tính của lợn cũng phụ thuộc vào
các yếu tố môi trường ngoại cảnh như khí hậu, mùa vụ, Gia súc nhiệt ñới thành
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9
thục sớm hơn gia súc ôn ñới. Mùa xuân là mùa sinh sản, ñặc biệt ñối với thú
hoang. Các yếu tố khác như sự giao tiếp ñực cái, ñều có ảnh hưởng ñến tuổi
thành thục về tính
Theo Phạm Hữu Doanh và cộng sự (1994) sự thành thục về tính của gia súc
thường ñến sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Vì vậy, trong chăn nuôi cần quan tâm
ñến vấn ñề này, nhất là nuôi gia súc sinh sản, nên phối giống cho vật nuôi khi ñã
thành thục cả về tính và thể vóc, tức là bỏ qua 1 – 2 chu kỳ ñộng dục ñầu tiên.
Sự thành thục về tính có ý nghĩa rất lớn với quá trình sinh sản, gia súc chỉ
có thể bước vào giai ñoạn sinh sản khi ñã thành thục về tính, tùy theo các loài gia
súc khác nhau mà có sự thành thục về tính khác nhau. Theo Bidanel and
C.Legault (1996) tuổi thành thục về tính của lợn dao ñộng trong khoảng 5 ñến 8
tháng. Sự thành thục về tính của gia súc ñược ñặc trưng bởi hàng loạt những thay
ñổi bên trong và bên ngoài cơ thể, ñặc biệt là sự thay ñổi bên trong cơ quan sinh
dục. Cùng với sự biến ñổi bên trong cơ quan sinh dục là sự biến ñổi bên ngoài
mang tính chất quy luật, nó ñặc trưng cho từng loài gia súc.
1.1.2.2. Chu kỳ tính
Khi gia súc cái thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất ñịnh,
cơ quan sinh dục của nó có những biến ñổi ñặc biệt kèm theo ñó là sự rụng trứng
và ñộng dục. Hiện tượng này lặp ñi lặp lại một cách có chu kỳ gọi là chu kỳ ñộng
dục hay chu kỳ tính. Chu kỳ này xuất hiện khi cơ thể cái thành thục về tính và kết
thúc khi già yếu. Thời gian của một chu kỳ ñược tính từ lần rụng trứng trước tới
lần sau.
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai ñoạn ñầu mới thành
thục về tính thì chu kỳ chưa ổn ñịnh mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn ñịnh.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) thì chu kỳ tính của lợn có thể dao
ñộng từ 18 ñến 22 ngày. Chu kỳ tính của lợn thông thường là 21 ngày.
Các giai ñoạn của chu kỳ tính
Chu kỳ tính ñược chia thành 4 giai ñoạn: Giai ñoạn trước ñộng dục, giai
ñoạn ñộng dục, giai ñoạn sau ñộng dục và giai ñoạn yên tĩnh.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10
Giai ñoạn trước ñộng dục
ðây là giai ñoạn ñầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 – 2 ngày, là thời gian
chuẩn bị ñầy ñủ cho ñường sinh dục của lợn cái ñón nhận tinh trùng, cũng như
ñảm bảo các ñiều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau ñể thụ thai.
Trong giai ñoạn này có sự thay ñổi cả về trạng thái cơ thể cũng như trạng
thái thần kinh. Ở giai ñoạn này các noãn bao phát triển mạnh, thành thục và nổi
rõ trên bề mặt buồng trứng, kích thước noãn bao thay ñổi rất nhanh, ñầu giai
ñoạn này noãn bao có ñường kính là 4 mm, cuối giai ñoạn noãn bao có ñưỡng
kính 10 – 12mm. Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số
lượng lông nhung tăng, ñường sinh dục bắt ñầu sung huyết, hệ thống tuyến, âm
ñạo tăng tiết dịch nhầy, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm cổ tử cung hé mở. Các
noãn bao chín, tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Tử cung co bóp mạnh, cổ tử
cung mở ra, niêm dịch chảy nhiều. Con vật bắt ñầu xuất hiện tính dục, âm hộ
sưng lên, hơi mở có màu hồng tươi, cuối giai ñoạn có dịch nhờn chảy ra. Do hàm
progesteron giảm xuống ñột ngột nên con vật giảm ăn, hay kêu rống, thích nhảy
lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng mình.
Noãn bao phát triển cả về khối lượng và chất lượng, nổi rõ trên bề mặt
buồng trứng và tăng tiết oestrogen.
Hàm lượng oestrogen tăng cao trong máu sẽ kích thích cơ quan sinh dục
biến ñổi: Tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều lông nhung ñể ñón trứng
rụng, vách ñường sinh dục sung huyết nhẹ, màng nhầy tử cung, âm ñạo tăng sinh,
mạch quản tăng cường cung cấp máu nhiều hơn. Các tuyến sinh dục phụ (tuyến
nhờn âm ñạo, các tuyến cổ tử cung) tăng tiết chất nhầy ñể bôi trơn ñường sinh dục
và tiết niêm dịch kích thích cổ tử cung hé mở. Sau ñó noãn bao dần chín, tế bào
trứng bắt ñầu thoát ra khỏi noãn bao, con vật bắt ñầu xuất hiện tính dục. Giai ñoạn
này nồng ñộ LH ñạt thấp nhất trong máu, PgF2α dần tăng cao và ñạt ñỉnh trước 5
ngày ñộng dục, kéo dài 3 – 4 ngày rồi giảm.
Giai ñoạn ñộng dục
ðây là giai ñoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2 – 3 ngày, tính từ khi tế
bào trứng tách khỏi noãn bao. Giai ñoạn này các biến ñổi của cơ quan sinh dục rõ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
nét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu mận
chín, niêm dịch từ âm ñạo chảy ra nhiều, keo ñặc hơn, nhiệt ñộ âm ñạo tăng từ
0,3 –0,7
0
C, pH hạ hơn trước. Con vật biểu hiện hưng phấn cao ñộ, ñứng ngồi
không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ ăn, kêu rống, ngẩn ngơ, thích
nhảy lên lưng con khác hoặc ñể con khác nhảy lên lưng mình. Ở giai ñoạn này,
lợn nái thích gần lợn ñực, khi gần lợn ñực thì luôn ñứng ở tư thế sẵn sàng chịu
ñực (ñuôi cong lên và lệch sang một bên, 2 chân sau dạng ra và hơi khụy
xuống,…).
Ở giai ñoạn này, nếu tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục dừng lại, gia súc cái ở vào giai ñoạn có
thai, ñến khi ñẻ xong một thời gian nhất ñịnh, tùy loài gia súc thì chu kỳ sinh dục
mới bắt ñầu lại. Quá trình trên nếu không xảy ra thì lợn sẽ chuyển sang giai ñoạn
tiếp theo của chu kỳ tính.
Giai ñoạn ñộng dục gồm có 3 thời kỳ liên tiếp nhau là: hưng phấn, chịu ñực
và hết chịu ñực. ðộng dục là thời kỳ quan trọng nhất nhưng thời gian lại ngắn.
Theo Cù Xuân Dần và cộng sự (1995) thì giai ñoạn ñộng dục ở lợn kéo
dài 2 – 3 ngày.
Lượng oestrogen tiết ra ñạt ñỉnh cao nhất gây hưng phấn mạnh mẽ toàn
thân. Bình thường hàm lượng oestrogen trong máu ñạt 64 mg%, khi ñộng dục ñạt
tới 112mg%.
Các biểu hiện của cơ quan sinh dục: Âm hộ sung huyết, tấy sưng và
chuyển từ màu hồng nhạt sang màu ñỏ, càng tới thời ñiểm rụng trứng thì âm hộ
càng sẫm màu. Cổ tử cung lúc này mở rộng, niêm dịch tiết ra nhiều chuyển từ
loãng sang ñặc dần và keo dính có tác dụng làm trơn ñường sinh dục và ngăn
chặn vi khuẩn xâm nhập. Niêm dịch có thể kéo dài thành sợi sau mép âm môn.
Các biểu hiện về thần kinh: Con vật hưng phấn, ít ăn, ít uống, thích cà
khịa con khác, hay nhảy lên lưng con khác, kỳ ñầu còn chưa cho con ñực nhảy
nhưng kỳ sau thì mê ì chịu ñực, mắt ñờ ñẫn nhìn xa xăm.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12
Thời ñiểm rụng trứng xảy ra sau ñộng dục 24 – 30 giờ, thời gian trứng
rụng kéo dài 10 – 15 giờ nên khi phối giống ta nên phối 2 lần thì hiệu quả phối sẽ
cao hơn. Khi trứng rụng thì thân nhiệt sẽ tăng 0,8 – 1,2
0
C, nhịp tim cũng tăng.
Sau 48 giờ buồng trứng của con cái nhỏ lại, nhăn nheo, ñường kính buồng
trứng lúc này chỉ còn 5 – 6 mm và chuyển từ màu ñỏ tươi sang màu ñỏ tím.
Nếu trứng rụng mà ñược thụ tinh thì con vật bước vào thời kỳ chửa. Nếu
không ñược thụ tinh thì sẽ bước sang giai ñoạn sau ñộng dục.
Giai ñoạn sau ñộng dục
Giai ñoạn này kéo dài khoảng 2 ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan
sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường. Trên buồng trứng thể
hồng chuyển thành thể vàng, ñường kính lên tới 7 – 8 mm và bắt ñầu tiết
progesteron tác ñộng lên vùng dưới ñồi theo cơ chế ñiều hoà ngược làm giảm tiết
oestrogen, từ ñó làm giảm sự hưng phấn thần kinh, con vật dần chuyển sang
trạng thái yên tĩnh, chịu khó ăn uống hơn, niêm mạc toàn bộ ñường sinh dục tăng
sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết dịch, cổ tử cung ñóng lại. Con vật
trở về trạng thái bình thường không muốn gần con ñực, không cho con ñực nhảy.
Giai ñoạn yên tĩnh
Giai ñoạn này kéo dài từ 10 – 12 ngày, bắt ñầu từ ngày thứ tư sau khi rụng
trứng mà không ñược thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. ðây là giai ñoạn
con vật hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục hoạt ñộng trở lại trạng thái sinh lý
bình thường, trong buồng trứng thể vàng bắt ñầu teo ñi, noãn bao bắt ñầu phát
dục nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Toàn bộ cơ quan sinh dục dần
xuất hiện những biến ñổi chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm ñược chu kỳ tính và các giai ñoạn của quá
trình ñộng dục sẽ giúp cho người chăn nuôi có chế ñộ nuôi dưỡng, chăm sóc sao
cho phù hợp và phối giống kịp thời, ñúng thời ñiểm, từ ñó góp phần nâng cao
năng suất sinh sản của lợn nái.
1.1.2.3. Cơ chế ñộng dục
Chu kỳ ñộng dục của lợn nái ñược ñiều khiển bởi hai yếu tố: thần kinh và
thể dịch. Khi các nhân tố ngoại cảnh như: Ánh sáng, nhiệt ñộ, mùi con ñực, tác
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13
ñộng và kích thích vùng dưới ñồi (hypothalamus) giải phóng ra các yếu tố tác
ñộng lên tuyến yên, kích thích thùy trước tuyến yên tiết Folliculo Stimulin
Hormone (FSH) và Lutein Stimulin Hormone (LH). FSH kích thích noãn bao
phát triển và thành thục, tế bào hạt trong thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen
chứa ñầy trong xoang bao noãn. Khi hàm lượng hormone này trong máu ñạt
64mg% – 112mg% sẽ kích thích con vật có những biểu hiện ñộng dục. ðồng thời
dưới tác ñộng của oestrogen cơ quan sinh dục biến ñổi: Cổ tử cung hé mở, âm
hộ, âm ñạo sung huyết, tiết niêm dịch, sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh
tạo ñiều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Cuối chu kỳ ñộng dục thì
oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết ra LH và giảm tiết FSH. Khi lượng
LH/FSH ñạt tỷ lệ 3/1 thì sẽ kích thích cho trứng chín và rụng trứng. Sau khi
trứng rụng, thể vàng ñược hình thành ở nơi bao noãn vỡ ra. Thể vàng tiết
progesterone giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung ñồng
thời ức chế tiết Gonado Stimulin Hormone (GSH) của tuyến yên làm cho bao
noãn trong buồng trứng của lợn cái không phát triển ñược và kết thúc một chu kỳ
ñộng dục.
1.1.3. Các chỉ tiêu ñánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.3.1. Các chỉ tiêu ñánh giá năng suất sinh sản
Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là phải tăng năng suất sinh sản
nhằm ñáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lợn cho khâu sản xuất lợn thịt.
Người ta thường quan tâm tới một số tính trạng năng suất sinh sản nhất
ñịnh, ñây cũng là các chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.
Gordon (2004) cho rằng: Trong các trại chăn nuôi hiện ñại, số lợn con cai
sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu ñánh giá ñúng ñắn nhất năng
suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng của các thành phần
cấu thành ảnh hưởng ñến chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một
năm lần lượt là: Số con ñẻ ra trong ổ, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh ñến cai sữa,
thời gian bú sữa, tuổi ñẻ lứa ñầu và thời gian từ cai sữa ñến khi thụ thai lứa sau.
Các thành phần ñóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống khi cai sữa gồm: Số trứng
rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới lúc cai sữa.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14
Mabry và cộng sự (1997) cho rằng: Các tính trạng năng suất sinh sản chủ
yếu của lợn nái bao gồm: Số con ñẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21
ngày tuổi và số lứa ñẻ/nái/năm. Các tính trạng này ảnh hưởng lớn ñến lợi nhuận
của người chăn nuôi lợn nái.
- Số con ñẻ ra còn sống là số con còn sống sau khi lợn mẹ ñẻ xong con
cuối cùng, không tính những con có khối lượng dưới 0,2 kg ñối với lợn nội; 0,5
kg ñối với lợn lai và lợn ngoại.
- Tỷ lệ sơ sinh còn sống: Tỷ lệ này không ñảm bảo ñạt 100% do nhiều
nguyên nhân như lợn con chết khi ñẻ ra, thai gỗ, thai non
- Số con cai sữa/lứa: ðây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện trình ñộ chăn nuôi
lợn nái sinh sản. Nó quyết ñịnh năng suất và ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh
tế của quá trình chăn nuôi.
- Khối lượng cai sữa của lợn con chịu ảnh hưởng và có liên quan chặt chẽ
với khối lượng sơ sinh. Khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng khối lượng cai
sữa càng lớn. Trong chăn nuôi lợn nái chửa, việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt ñể có
khối lượng sơ sinh lớn là cần thiết, làm tiền ñề cho khối lượng cai sữa cao.
- Thời gian cai sữa tuỳ thuộc vào trình ñộ chăn nuôi bao gồm kỹ thuật
chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh.
1.1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của gia súc cái
Yếu tố di truyền
Theo ðặng Vũ Bình (1999) giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến các
chỉ tiêu sinh sản của lợn nái.
Theo Legault trích từ Rothschild và cộng sự (1998) căn cứ vào khả năng sinh
sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn ñược chia làm bốn nhóm chính như sau:
- Các giống ña dụng như Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên
chủng ñược xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.
- Các giống như Pietran, Landrace của Bỉ, Hampshire, Poland China có khả
năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.
- Các giống như một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (ñiển
hình là Meishan) có khả năng sinh sản ñặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15
- Các giống ñịa phương có ñặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản
xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với môi trường.
- Các giống khả năng sản xuất thịt cao thường có khả năng sinh sản thấp
hơn so với các giống ña dụng, ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả
năng nuôi con, tỷ lệ lợn con chết trước khi cai sữa của các giống này cao hơn so
với Landrace và Large white (Blasco và cộng sự,1995).
Theo Vũ Kính Trực (1998) giống Meishan (Trung Quốc) có khả năng sinh
sản ñặc biệt cao, ñạt 14-18 lợn sơ sinh, trên 12 lợn con cai sữa /ổ ở lứa ñể thức 3
ñến lứa ñẻ thứ 10. Người ta ñã không phát hiện thấy trong quần thể lợn Meishan có
kiểu gen halothan. Trong khi ñó, các giống chuyên dụng khả năng sản xuất thịt cao
như Pietrant, Landrace của Bỉ có khả năng sinh sản bình thường song rất nhạy cảm
với stress do tần số gen halothan cao.
Lengerken và cs (1987) cho biết: Lợn nhạy cảm với stress có khả năng
cho nạc cao, song khả năng sinh sản bị hạn chế, giảm thời gian sử dụng ñối với
gia súc giống, kết quả thụ thai thấp và tỷ lệ hao hụt cao trong quá trình chăn nuôi
và vận chuyển. Nhưng Biederman và cộng sự (1998), không thấy ảnh hưởng của
gen halothan ñối với khả năng sinh sản ở lợn nái . Theo Katja Grandinson và
cộng sự (2003), tỷ lệ lợn con bị chết sau khi ñẻ trung bình là 11% ( 6 - 13%),
trong ñó 7% là do bị mẹ ñè. Lợn con có khối lượng sơ sinh thấp sẽ có tỷ lệ chết
cao hơn so với lợn con có khối lượng sơ sinh cao. Gordon, (2004), tỷ lệ lợn con
chết trước khi cai sữa chiếm 60,10 % ở ngày ñẻ ñầu tiên; 23,60% từ 2 ñến 7 ngày
sau khi ñẻ; 16,20% ở sau 7 ngày.
Các yếu tố ngoại cảnh
Martinez Gamba (2000), các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh sản của
lợn nái như: Chế ñộ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa ñẻ,
mùa vụ, nhiệt ñộ môi trường, bệnh tật,
Chế ñộ nuôi dưỡng
ðể ñảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái thì một trong những yếu tố
quan trọng ñó là dinh dưỡng. Lợn nái và lợn cái hậu bị có chửa cần ñược cung
cấp ñủ về số và chất lượng các chất dinh dưỡng ñể có kết quả sinh sản tốt.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16
Các mức ăn khác nhau trong giai ñoạn từ cai sữa ñến phối giống có ảnh
hưởng ñến tỷ lệ thụ thai. Nuôi dưỡng hạn chế lợn cái trong giai ñoạn hậu bị sẽ
làm tăng tuổi ñộng dục lần ñầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng ñầy ñủ.
Nuôi dưỡng tốt lợn nái trước khi ñộng dục có thể làm tăng số lượng trứng rụng,
tăng số phôi sống.
Tăng lượng thức ăn thu nhận trong thời kỳ ñộng dục có ảnh hưởng ñến số
trứng rụng (Brooks và Cole ,1972, dẫn từ Gordon, 1997). Lợn nái ăn gấp ñôi
lượng thức ăn ở giai ñoạn trước khi phối giống và ở ngày phối giống so với bình
thường có tác dụng làm tăng số lượng trứng rụng và số con ñẻ ra trên ổ.
Nuôi dưỡng lợn nái với mức cao ở thời kỳ chửa ñầu có thể làm tăng tỷ lệ
chết phôi ở lợn nái mới ñẻ [Kirkwood và Thacker (1988) dẫn từ Gordon (1997)].
Việc cung cấp năng lượng theo nhu cầu của lợn nái cho từng giai ñoạn có
ý nghĩa rất quan trọng, vừa ñảm bảo cho sinh lý bình thường và nâng cao ñược
năng suất sinh sản. Pettigrew và Tokach (1991) (dẫn từ Gordon, 1997) cho biết:
Nuôi dưỡng lợn nái với mức năng lượng cao trong thời kỳ có chửa sẽ làm giảm
mức thu nhận thức ăn trong thời kỳ tiết sữa, nuôi con và ngăn cản sự phát triển
của tuyến vú.
Gordon (1997) , nên cho lợn nái nuôi con ăn tự do ñể ñáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng. Giảm lượng thức ăn thu nhận khi nuôi con sẽ làm giảm khối lượng cơ thể,
hậu quả là thời gian ñộng dục trở lại dài, giảm tỉ lệ thụ tinh và giảm số phôi sống.
Theo Chung và cộng sự (1998), tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ
làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng trọng của lợn con. Gordon (2004), cho
biết: Tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai ñoạn ñầu và giữa chu
kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng giảm thời gian ñộng dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn
thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai ñoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn
nái tiết sữa ở giai ñoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng tăng khối lượng
cai sữa hơn là tăng ở giai ñoạn ñầu.
Gordon (1997), nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức
protein thấp trong khẩu phần sẽ làm tăng thời gian ñộng dục trở lại. Clowes và
cộng sự, (2003), cho biết: Mức dinh dưỡng protein thấp trong thời kỳ chửa cuối