Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nâng cao vai trò của các cấp hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






TRỊNH QUANG HƯNG



NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC CẤP HỘI NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI TỈNH HƯNG YÊN




CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN




HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế


i

LỜI CAM ðOAN

 Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị
nào.
 ðồng thời tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận
văn này ñã ñược cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong luận văn này
ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc ./.

TÁC GIẢ



Trịnh Quang Hưng













Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện ñề tài:
"Nâng cao vai trò của các cấp Hội
Nông dân trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hưng Yên”
tác giả Trịnh
Quang Hưng ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các
thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội; một số cơ quan, Ban, ngành chuyên môn của tỉnh Hưng Yên,
các ñồng nghiệp và bạn bè ñến nay luận văn của tôi ñã ñược hoàn thành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế
ñịnh lượng – Khoa Kinh tế và PTNT – Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội; ðặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS - TS Nguyễn Hữu Ngoan ñã
giúp ñỡ tôi rất tận tình và chu ñáo về chuyên môn trong quá trình thực hiện
ñể có ñược kết quả luận văn này. ðồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn các
cơ quan, Ban, ngành chuyên môn của tỉnh Hưng Yên, bạn bè, ñồng nghiệp
và gia ñình ñã giúp ñỡ tôi hoàn thành bản luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2013.

TÁC GIẢ


Trịnh Quang Hưng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
PHẦN I: MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Một số vấn ñề cơ bản về Hội nông dân Việt Nam 4
2.1.2. Xây dựng nông thôn mới 14
2.1.3. Vai trò của các cấp Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới 20
2.2. Cơ sở thực tiễn 25
2.2.1. Kinh nghiệm về phát huy vai trò của Hội Nông dân trong việc xây
dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 25
2.2.2. Kinh nghiệm của một số ñịa phương ở Việt Nam về nâng cao vai trò
của Hội nông dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới 32
2.2.3. Tổng quan xây dựng NTM ở Việt Nam 36
2.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ñến ñề tài ñã công bố 41
PHẦN III ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3. ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu 43
3.1. ðặc ñiểm cơ bản tỉnh Hưng Yên 43
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

iv

3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 43
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 46
3.1.3. Dân số - Lao ñộng 50
3.1.4. Cơ sở hạ tầng 52
3.1.5. Tình hình phát triển kinh tế 53
3.2. Phương

pháp nghiên cứu 55
3.2.1. Chọn ñiểm nghiên cứu 55
3.2.2 . Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 55
3.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu 57
3.2.4. Phương pháp phân tích 57
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 58
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
4.1. Thực trạng hoạt ñộng và vai trò của các cấp Hội Nông dân tỉnh
Hưng Yên
60
4.1.1. Tổ chức bộ máy và phát triển hội viên Hội Nông Dân các cấp 60
4.1.2. Thực trạng vai trò của các cấp hội nông dân trong xây dựng nông
thôn mới ở tỉnh Hưng Yên 66
4.1.3. ðánh giá chung về vai trò của các cấp Hội Nông dân trong xây
dựng nông thôn mới 81
4.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc phát huy vai trò xây dựng
nông thôn mới của các cấp Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên 83
4.2.1. Các thuận lợi 83
4.2.2. Các khó khăn 84
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến nâng cao vai trò của các cấp Hội Nông
dân trong xây dựng nông thôn mới 85

4.2.4. Tổng hợp trong phân tích ma trận SWOT 88
4.3. Một số quan ñiểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao vai trò các cấp
Hội trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên 89
4.3.1. Căn cứ ñể ñề xuất giải pháp 89
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v

4.3.2. Quan ñiểm, mục tiêu nâng cao vai trò các cấp hội nông ñân trong
xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên 90
4.3.3. Giải pháp nâng cao vai trò các cấp Hội trong xây dựng nông thôn
mới tỉnh Hưng Yên 94
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
5.1. Kết luận 101
5.2. Kiến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình ñất ñai của tỉnh Hưng Yên giai ñoạn 2010 – 2012 48

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao ñộng tỉnh Hưng Yên Gð 2010-2012 51

Bảng 3.3. GDP và cơ cấu GDP tỉnh Hưng Yên (giá hiện hành) 54

Bảng 3.4 Bảng thu thập thông tin, tài liệu ñã công bố 56

Bảng 3.5. Số phiếu ñiều tra ở các nhóm ñối tượng 57


Bảng 3.6. Ma trận SWOT 58

Bảng 4.1. Số lượng hội viên hội Nông dân giai ñoạn 2002-2012 65

Bảng 4.2. Kết quả vận ñộng hội viên Hội Nông dân áp dụng tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất nông nghiệp 68

Bảng 4.3. Kết quả vận ñộng nông dân áp dụng giống mới và ña dạng
hóa cây trồng 70

Bảng 4.4. Kết quả vận ñộng nông dân áp dụng chăn nuôi giống mới
ñạt hiệu quả kinh tế cao 72

Bảng 4.5. Tình hình vay vốn phát triển kinh tế của Hội Nông dân 74

Bảng 4.6: Người dân góp công lao ñộng xây dựng công trình 76

Bảng 4.7. Sự tham gia của các cấp Hội nông dân trong việc huy ñộng
kinh phí cho phát triển hạ tầng nông thôn năm 2012 77

Bảng 4.8. Kết quả phong trào xây dựng ñời sống văn hóa khu dân cư
tỉnh Hưng Yên giai ñoạn 2003-2012 79

Bảng 4.10. Tổng hợp các ý kiến ñánh giá về vai trò của các cấp hội Nông
dân trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên năm 2012 82

Bảng 4.11: Phân tích ma trận SWOT 88

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Bản ñồ hành chính tỉnh Hưng Yên 46

Hình 4.2: Mô hình tổ chức Ban quản lý xây dựng NTM tại các huyện, xã
tỉnh Hưng Yên 66

Hình 4.1: Người dân tham gia làm ñường giao thông 76


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1

PHẦN I: MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Ngay từ khi ra ñời (03/2/1930), ðảng ta ñã có chủ trương tiến hành xây dựng
các tổ chức cách mạng của quần chúng. Ngày 14-10-1930, Hội nghị lần thứ nhất
Ban Chấp hành Trung ương ðảng Cộng sản ðông Dương (ðảng Cộng sản Việt
Nam ngày nay) ñã quyết ñịnh thành lập Tổng Nông hội ðông Dương (nay là Hội
Nông dân Việt Nam) nhằm tập hợp giai cấp nông dân trong cuộc ñấu tranh kiên
cường vì ñộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trải qua các thời kỳ cách mạng, tổ
chức Hội với những tên gọi khác nhau, ñã luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;
tuyên truyền, vận ñộng, tập hợp rộng rãi giai cấp nông dân - một lực lượng ñông
ñảo và hùng hậu trong khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức ñi theo con
ñường của cách mạng Việt Nam mà ðảng và Bác Hồ ñã lựa chọn; xứng ñáng là
người ñại diện cho lợi ích chính ñáng của giai cấp nông dân, cầu nối vững chắc
giữa giai cấp nông dân với ðảng, chỗ dựa tin cậy của chính quyền nhân dân ở
nông thôn; góp phần to lớn vào lịch sử vẻ vang của dân tộc, ñưa ñất nước bước vào

kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên ñộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thời ñại
mới - Thời ñại Hồ Chí Minh. Trong sự nghiệp ñổi mới ñất nước, dưới sự lãnh ñạo
của ðảng, Hội Nông dân Việt Nam ñã có bước phát triển mới về mọi mặt trong
việc tập hợp, tuyên truyền, vận ñộng hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương,
ñường lối của ðảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các phong trào
nông dân, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã
hội, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, Hội Nông dân có vai trò
quan trọng trong việc tổ chức vận ñộng hội viên, nông dân tích cực tham gia góp
phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương ðảng (khóa IX) ñã xác
ñịnh: “Hội Nông dân là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công
cuộc xây dựng nông thôn mới”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2

Tuy nhiên, hiện nay các cấp Hội Nông dân còn có nhiều bất cập cả về tổ chức
bộ máy, cán bộ cũng như nội dung và phương thức hoạt ñộng. Hệ thống tổ chức còn
thiếu ñồng bộ. ðội ngũ cán bộ còn hạn chế về chất lượng và nhất là chưa có qui ñịnh
thống nhất và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về tổ chức, bộ máy, biên chế cho
cấp tỉnh, huyện và cơ sở.
Do ñó, tác giả chọn ñề tài: "Nâng cao vai trò của các cấp Hội Nông dân trong
xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng vai trò, hoạt ñộng của các cấp Hội Nông dân tỉnh Hưng
Yên. Từ ñó ñề xuất các giải pháp nâng cao vai trò các cấp Hội Nông dân trong
xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các cấp Hội Nông

dân trong xây dựng nông thôn mới và phát triển ñất nước.
- ðánh giá thực trạng vai trò các cấp Hội Nông dân trong xây dựng nông
thôn mới ở Hưng Yên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến nâng cao vai trò của các cấp Hội Nông
dân trong xây dựng nông thôn mới ở ñịa bàn nghiên cứu.
- ðề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò các cấp Hội Nông dân tỉnh Hưng
Yên trong xây dựng nông thôn mới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Vị trí, vai trò các cấp Hội Nông dân trong hệ thống chính trị - xã hội ?
- Hoạt ñộng của hệ thống Hội Nông dân?
- Các cấp Hội Nông dân ñã góp phần xây dựng nông thôn mới như thế nào ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng ñến vai trò và hoạt ñộng của các cấp Hội Nông
dân ở tỉnh Hưng Yên ?.
- Giải pháp nào giúp nâng cao vai trò các cấp Hội Nông dân trong xây dựng
nông thôn mới tại tỉnh Hưng Yên?

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3

1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu
- Những vấn ñề lý luận về xây dựng nông thôn mới.
- Thực trạng hoạt ñộng của hệ thống Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên.
- Những vấn ñề cần quan tâm nhằm nâng cao vai trò các cấp Hội Nông dân
trong xây dựng nông thôn mới trên ñịa bàn tỉnh Hưng Yên.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung nghiên cứu:
- ðề tài tập trung nghiên cứu những vấn ñề về vai trò các cấp Hội Nông dân
trong xây dựng nông thôn mới ñịa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò các cấp HND trong xây dựng

nông thôn mới.
 Phạm vi thời gian:
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08/2011 ñến tháng 04/2012.
 Phạm vi không gian:
- ðề tài ñược tiến hành trên phạm vi tỉnh Hưng Yên.









Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn ñề cơ bản về Hội nông dân Việt Nam
2.1.1.1. Sự ra ñời và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, ñầu thế kỷ XX, ñất nước ta nằm dưới ách ñô hộ của thực
dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước ñã nổ ra
nhưng ñều thất bại vì chưa có một ñường lối cứu nước ñúng ñắn. Trước cảnh
"nước mất, nhà tan", với lòng yêu nước sâu sắc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ñã ra ñi
tìm ñường cứu nước, giải phóng dân tộc. ðến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người
ñã nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và truyền bá vào Việt Nam, truyền bá ñường
lối cứu nước mới theo con ñường cách mạng vô sản.
Dưới sự lãnh ñạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên, cuối năm 1926 ñầu năm 1927 một số ñịa phương hình thành “Nông
hội ñỏ" chỉ ñạo cuộc nổi dậy của nông dân ñấu tranh chống thực dân, ñịa chủ
phong kiến và tư sản, ñòi quyền dân sinh, dân chủ; tiêu biểu là cuộc ñấu tranh
của nông dân Cao Lãnh, Sa ðéc, Gia ðịnh, ðức Phổ, Duyên Hà, Tiền Hải ñi
tới ñỉnh cao là Xôviết Nghệ - Tĩnh. Ngay từ khi thành lập, ðảng ta rất coi trong
việc giáo dục, tổ chức ñộng viên quần chúng ñấu tranh chính trị và xây dựng ñội
quân chính trị quần chúng cách mạng.
Hội nghị Trung ương ðảng, tháng 10-1930 thông qua Nghị quyết về việc
thành lập Tổng Nông hội ðông Dương (tên gọi ñầu tiên của Hội Nông dân Việt
Nam ngày nay). ðiều lệ Tổng Nông hội ðông Dương (gồm 8 ñiều) ñã nêu rõ
mục ñích nhằm "Thống nhất hết thảy Tổng Nông hội ðông Dương ñể tranh ñấu
bênh vực quyền lợi hằng ngày của nông dân và ñể thực hiện cách mạng thổ ñịa"
1
.
Nghị quyết ñã ñánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân
Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của phong trào nông dân
dưới sự lãnh ñạo của ðảng. Mặc dù về danh nghĩa Hội Nông dân Việt Nam vẫn
chưa ñược thành lập, nhưng các tổ chức Nông hội ở các cấp vẫn tiếp tục hoạt
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5

ñộng dưới hình thức tổ chức Nông hội ñỏ, tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam
ngày nay.
2.1.1.2. Quá trình hoạt ñộng của hệ thống Hội Nông dân Việt Nam
a) Hội Nông dân trong cuộc vận ñộng giải phóng dân tộc 1930-1986
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ðảng lần thứ hai tháng 3-1931 nhấn
mạnh cần phải ñẩy mạnh việc tổ chức Nông hội làng, tuyên truyền sâu rộng chủ
trương của ðảng, trong ñiều kiện ñịch khủng bố trắng, nông dân cùng các tầng
lớp nhân dân ñoàn kết ñấu tranh, giương cao khẩu hiệu: "chống sưu thuế, ñịa tô,
chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống ñế quốc chiến

tranh"
2
. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2, các tổ chức Nông hội ñược củng cố
và trực tiếp lãnh ñạo phong trào ñấu tranh của nông dân. Dưới sự lãnh ñạo của
Nông hội, phong trào nông dân diễn ra mạnh mẽ trong những năm 1932-1935,
1936. Tháng 3-1937, Trung ương ðảng họp, ñề ra ñường lối chính trị và phương
pháp tổ chức mới và ñổi tên các tổ chức Nông hội thay cho Nông hội ñỏ: "Nông
hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc hội, thu nạp hết thảy nông dân
ñến cả hạng phú nông, ñịa chủ muốn tranh ñấu ñuổi Pháp – Nhật”. ðiều lệ Việt
Nam Nông dân cứu quốc ñược thông qua tại Hội nghị gồm 11 ñiều.
b). Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ñấu tranh giải phóng miền Nam, chông ñế quốc Mỹ
xâm lược, thống nhất ñất nước (1945- 1975)
Trong ñiều kiện chiến tranh ngày càng lan rộng với mức ñộ gay go ác liệt
hơn, nhiệm vụ kháng chiến càng ñòi hỏi phải ñộng viên toàn thể nông dân tham
gia trên tất cả các mặt trận. ðảng và Nhà nước ta chủ trương, thành lập Ban
Nông vận Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương.
Ngày 6-8-1949, Ban Chấp hành Trung ương ðảng ñã ra Nghị quyết số 02-
NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 ñồng chí: Hồ Viết
Thắng, Nguyễn Hữu Thái, Phạm Xuân Di, Nguyễn Mạnh Hồng, Trương Việt
Hùng, Trần ðào, do ñồng chí Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương ðảng làm
Trưởng ban.
Nhiệm vụ của Ban Nông vận Trung ương là vận ñộng nông dân: tăng gia
sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ ñội, xây dựng hợp tác xã hoàn thành giảm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6

tô, thực hiện giảm tức, ñào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ. Thực hiện chủ
trương trên, Hội nghị cán bộ công dân toàn quốc lần thứ nhất ñược triệu tập từ
ngày 20-11 ñến ngày 7-12-1949 tại thôn Phong Vân, xã Tân Tiến, huyện Yên

Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Dự hội nghị có ñông ñảo cán bộ ñại diện cho tổ chức Hội
Nông dân tỉnh ba miền Bắc, Trung, Nam.
Trong thư gửi Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh ñánh giá cao vị trí, vai trò
và tiềm lực lớn lao của giai cấp nông dân cả nước trong ñấu tranh giành chính
quyền và sự nghiệp kháng chiến. Hội nghị ñã nhất trí thành lập Hội Nông dân
cứu quốc Trung ương (sau ñổi tên là Ban Liên lạc nông dân toàn quốc). ðây là
lần ñầu tiên trong lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam, giai
cấp nông dân có một tổ chức hội ở cấp Trung ương, ñáp ứng nguyện vọng của
nông dân cả nước.
Ngày 16-4-1951, Ban Chấp hành Trung ương ðảng ban hành Nghị quyết số
09-NQ/TW về việc thành lập các ban và tiểu ban giúp việc, trong ñó có Tiểu ban
Nông vận gồm 8 ñồng chí: Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), Trương Việt Hùng,
Nguyễn Hữu Thái, Trần ðức Thịnh, Phạm Xuân Di, Nguyễn Mạnh Hồng,
Nguyễn Ca, Trần ðào.
Phong trào nông dân từ sau Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất có bước phát
triển mới, toàn diện và rất mạnh mẽ. ðể tiếp tục ñánh giá phong trào nông dân và
tổ chức Hội Nông dân, Ban Liên lạc nông dân toàn quốc quyết ñịnh triệu tập Hội
nghị cán bộ công dân toàn quốc lần thứ hai (tháng 3-1951) tại thôn
Quắc, xã Bình Nhân, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Dự Hội nghị có hơn
100 ñại biểu ñại diện cho giai cấp nông dân. Hội nghị ñánh giá phong trào nông
dân, hoạt ñộng của tổ chức hội và quán triệt nhiệm vụ của Hội Nông dân trước
yêu cầu nhiệm vụ ñưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới toàn thắng.
ðồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ðảng tới dự và
phát biểu trước Hội nghị.
Ở miền Nam, ngày 21-4-1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt
Nam chính thức ñược thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam. Sự ra ñời của Hội là một mốc lịch sử ñánh dấu sự phát
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7


triển của tổ chức nông dân, mà trên thực tế hàng ngàn cơ sở Nông hội cứu quốc ở
các khu, tỉnh, huyện, xã ñã ñược phục hồi trong ñồng khởi.
Tháng l-1969, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam ñã tiến hành
ðại hội nhằm tổng kết phong trào ñấu tranh của nông dân trong 8 năm, ñồng thời
quán triệt yêu cầu và nhiệm vụ mới của nông dân trong ñấu tranh chống kế hoạch
“bình ñịnh cấp tốc” của ñịch. Thực hiện chủ trương của ðảng, lấy ñịa bàn nông
thôn làm hướng tiến công chính, giữ ñất, giành dân, ñánh mạnh vào kế hoạch
bình ñịnh cấp tốc của ñịch, Hội Nông dân giải phóng ñã chủ ñộng giáo dục hội
viên khắc phục tư tưởng nôn nóng, thoát ly thực tế muốn thắng nhanh ñồng thời
vạch rõ nhiệm vụ quan trọng nhất ở nông thôn là phải "giành dân, giành ñất,
phát triển thế và lực của ta”.
Nông dân liên tục nổi dậy phá rã, phá banh nhiều khu dồn dân, phá thế kìm
kẹp, giành quyền làm chủ trên nhiều ñịa bàn quan trọng. Vùng giải phóng ñã mở
rộng tới sát Sài Gòn.
Thắng lợi của phong trào nông dân nổi dậy và cuộc tiến công chiến lược
Xuân - Hè 1972 ñã làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh và tiến tới
Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 giành trọn vẹn thắng lợi, ñất nước thống
nhất, Nam Bắc sum họp một nhà.
c). Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1975 - 1986
Chiến thắng mùa Xuân năm 1975, mà ñỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử ñã giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc
80 năm chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất ñất nước. Bước vào thời
kỳ mới nông dân hai miền Nam Bắc sát cánh cùng toàn dân ñi tiếp con ñường
cách mạng mà ðảng Bác Hồ và nhân dân ta ñã chọn; nhiệt tình tham gia xây
dựng tổ chức của giai cấp nông dân.
Ngày 25-6-1979, Ban Bí thư Trung ương ðảng ra Thông báo số 16-TB/TW
về việc thành lập Ban trù bị ðại hội ñại biểu nông dân tập thể Trung ương. Ngày
25-6-1979, Ban Bí thư quyết ñịnh tách Ban trù bị ðại hội ñại biểu nông dân tập
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

8

thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) thành một cơ quan thuộc
hệ thống các ñoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ ñạo thực tập của Ban Bí thư.
Ngày 27-9-1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 28-CT/TW về việc tổ chức Hội
Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. ðể phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp và ñoàn kết nông dân lao ñộng, ñưa nông thôn nước ta ñến lên chủ nghĩa
xã hội, Bộ Chính trị ñã quyết ñịnh thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao
ñộng trong cả nước có hệ thống từ Trung ương ñến cơ sở, lấy tên là Hội Liên
hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.
d). Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ ñổi mới
Ngày 1-3-1988, Ban Bí thư Trung ương ðảng ñã ra Quyết ñịnh sẽ 42-
Qð/TW về việc ñổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội
Nông dân Việt Nam.
Tại phiên họp ngày l7-l-1991, Bộ Chính trị ñã ñồng ý lấy ngày 14 tháng 10
năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (theo Tờ trình
của ðảng ñoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).
Ngày 20-5-1991, Ban Bí thư ñã ra Chỉ thị số 69-TC/TW về việc kỷ niệm 61 năm
ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14-l0-1930 - 14-l0-1991). Lần ñầu tiên
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức mít tinh kỷ niệm trọng thể 61 năm ngày thành
lập tại thủ ñô Hà Nội, Tổng Bí thư ðỗ Mười tới dự và có bài phát biểu quan
trọng. ðến nay, Hội Nông dân Việt Nam ñã trải qua 5 kỳ ñại hội:
- ðại hội ñại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam là thứ I ñược tổ chức
từ ngày 27-3 ñến ngày 31-3- 1988 tại Hội trường Ba ðình, Hà Nội.
- ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Nông dân Việt Nam họp từ ngày
l5-11 ñến ngày 19-11-1993 tại Hội trường Ba ðình, Hà Nội.
- ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Nông dân Việt Nam họp từ
ngày 17-11 ñến ngày 20-11-1998 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, Hà Nội.
- ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Nông dân Việt Nam ñược tiến
hành từ ngày 22-1l ñến ngày 25-11-2003 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, Hà Nội.

- ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Nông dân Việt Nam ñược tiến
hành từ ngày 22-12 ñến ngày 25-12-2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ
ðình, Hà Nội.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9

Trong công cuộc ñổi mới ñất nước, tinh thần cách mạng tiến công càng
ñược nhân lên qua tác phong trào thi ñua phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là
phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ñoàn kết giúp nhau xoá ñói giảm
nghèo, làm giàu chính ñáng; nông dân thì ñua xây dựng nông thôn mới thi ñua
bảo ñảm quốc phòng an ninh. Mọi phong trào thi ñua ñều lấy lợi ích của người
nông dân làm trọng tâm, trong ñó lợi ích về kinh tế làm ñộng lực; văn hoá là nền
tảng. Trọng ñiểm của các phong trào thi ñua là vùng kinh tế nông sản xuất khẩu,
vùng miền núi, nơi ñặc biệt khó khăn. Thi ñua là hướng tới xây dựng "người
nông dân mới": yêu nước, yêu chế ñộ, không cam chịu ñói nghèo, phấn ñấu làm
giàu cho gia ñình, quê hương và ñất nước.
Dưới sự lãnh ñạo của ðảng, Hội Nông dân Việt Nam ñã có bước phát triển
mới về mọi mặt trong việc tập hợp, tuyên truyền, vận ñộng hội viên, nông dân
thực hiện các chủ trương ñường lối của ðảng chính sách pháp luật của Nhà nước
tổ chức các phong trào nông dân góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các
mục tiêu kinh tế - xã hội phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Trong thời kỳ ñổi mới, Hội Nông dân Việt Nam vẫn luôn thể hiện rõ là tổ
chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, ñại diện chân chính cho ý chí,
nguyện vọng của giai cấp mình thống nhất với lợi ích chung của dân tộc, của cả
nước. Hội Nông dân Việt Nam ñã liên tục phấn ñấu vượt qua khó khăn, ñôi mới
nội dung, phương thức hoạt ñộng; tuyên truyền vận ñộng tập hợp ngày càng ñông
ñảo nông dân vào tổ chức Hội.
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực; tư
vấn hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất, hăng hái tham

gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Nhiều phong trào do Hội Nông dân phát ñộng, tổ chức ñạt hiệu quả thiết thực
tiêu biểu như phong trào nông dân thi ñua sản xuất kinh doanh giỏi, ñoàn kết
giúp nhau xoá ñói, giảm nghèo, làm giàu chính ñáng; phong trào nông dân thi
ñua xây dựng gia ñình văn hoá, tham gia xây dựng làng xã văn hoá; phong trào
nông dân thi ñua tham gia bảo ñảm quốc phòng, an ninh. Từ các phong trào thi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10

ñua yêu nước ñó ñã xuất hiện nhiều gương nông dân ñiển hình tiên tiến làm kinh
tế giỏi, giúp nhau xoá ñói, giảm nghèo khắc phục hậu quả thiên tai; nhiều nông
dân tự nguyện nhường ñất ñể xây dựng trường học, nhà trẻ, làm ñường giao
thông tự nguyện góp công góp của làm việc thiện; có người vượt khó say mê tìm
tòi những thành công trong chế tạo máy nông cụ sản xuất, Những tấm gương
sáng sinh ñộng ở cơ sở ñang ñược nhân lên. Cuộc vận ñộng lớn "Học tập và làm
theo tấm gương ñạo ñức Hồ Chí Minh trong nông dân ñã mang lại hiệu quả bước
ñầu thiết thực. Hiện nay, Hội Nông dân Việt Nam ñang triển khai thực hiện Chỉ
thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục ñẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương ñạo ñức Hồ Chí Minh.
Trong lịch sử, giai cấp nông dân ñã có những ñóng góp to lớn sức người,
sức của cho cách mạng giải phóng dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, giai cấp nông dân tiếp tục có những ñóng góp lớn lao từ thực tiễn làm
cơ sở cho sự hình thành ñường lối ñổi mới của ðảng. Phát huy tinh thần yêu
nước, ñức tính lao ñộng cần cù, sáng tạo; giai cấp nông dân ñã ñoàn kết một
lòng, tin tưởng vào sự lãnh ñạo của ðảng và con ñường ñi lên của cách mạng
Việt Nam, phấn ñấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức; khai thác tiềm năng về
vốn ñất ñai lao ñộng việc làm; tiếp thu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công
nghệ; nâng cao hiệu quả ñầu tư; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển
ngành nghề; phá thế ñộc canh, tự cấp, tự túc; tiếp cận thị trường ñã làm thay
ñổi ñáng kể kinh tế nông nghiệp, bộ mặt nông thôn và ñời sống nông dân nước

ta. ðời sống vật chất, tinh thần của nông dân ñược cải thiện rõ rệt. Nông dân ñã
tích lũy ñược nhiều kinh nghiệm sản xuất, vươn lên làm giàu chính ñáng. Nhiều
hộ nông dân ñã hiến ñất, ñầu tư kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi như
trường học, trạm xá, trạm ñiện, cầu cống ñường giao thông nông thôn. Vị thế
chính trị của giai cấp nông dân nước ta ngày càng ñược nâng cao, khẳng ñịnh là
chủ thể xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, nông thôn mới văn
minh, hiện ñại.
Hội Nông dân Việt Nam ñóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và
củng cố khối ñại ñoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và ñội ngũ trí thức. ðại hội XI của ðảng khẳng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11

ñịnh: "Khối ñại ñoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và ñội ngũ trí thức dưới sự lãnh ñạo của ðảng tiếp tục
ñược mở rộng và tăng cường nên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
2.1.1.3. ðặc ñiểm, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Hội Nông dân Việt Nam
a). ðặc ñiểm Hội Nông dân Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp nông dân do
ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh ñạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội
Nông dân Việt Nam mà tiền thân là Nông hội ñỏ ñược thành lập ngày 14-10-
1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với ðảng và dân tộc.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực
hiện ñường lối ñổi mới của ðảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam
luôn là tổ chức trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng
nông thôn mới.
b). Chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam
 Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam:

- Tập hợp, vận ñộng, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực học tập nâng cao trình ñộ, năng lực về mọi mặt.
- ðại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng ðảng, Nhà nước và khối
ñại ñoàn kết toàn dân tộc.
- Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính ñáng, hợp pháp của nông dân; tổ
chức các hoạt ñộng dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân trong sản xuất và ñời sống.
 Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam:
- Tuyền truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết ñường lối
của ðảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi
dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh tuần tự lực, tự
cường, lao ñộng sáng tạo của nông dân.
- Vận ñộng, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo ñời sống vật chất và
tinh thần của hội viên, nông dân.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12

- Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các
chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở
nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
Tổ chức các hoạt ñộng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát
triển sản xuất, nâng cao ñời sống, bảo vệ môi trường.
- ðoàn kết, tập hợp ñông ñảo nông dân vào tổ chức hội phát triển và nâng
cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt; ñào tạo,
bồi dưỡng cán bộ hội ñáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
ñại hoá ñất nước.
- Tham gia xây dựng ðảng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia
giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện
vọng của nông dân với ðảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính
ñáng hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở

xã phường, thị trấn, giữ gìn ñoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng
khối ñại ñoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
chống quan liêu, tham nhũng lãng phí và các tệ nạn xã hội.
- Mở rộng hoạt ñộng ñối ngoại theo quan ñiểm, ñường lối của ðảng, tăng cường
hợp tác, trao ñổi, học tập ánh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quảng bá
hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân tổ chức quốc tế, các tổ
chức chính phủ. phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
c). Hệ thống tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của Hội Nông dân Việt Nam tổ chức theo ñơn vị hành chính
nhà nước với bốn cấp từ trung ương ñến cơ sở: Trung ương, tỉnh, huyện, xã và
các ñơn vị tương ñương cùng cấp.
Cơ quan lãnh ñạo cao nhất của Hội Nông dân Việt Nam là ðại hội ñại biểu
toàn quốc. Cơ quan lãnh ñạo cao nhất của mỗi cấp là ñại hội cấp ñó.
Nhiệm kỳ ñại hội cấp cơ sở, huyện, tỉnh và Trung ương là năm năm.
Trường hợp ñặc biệt ñại hội nhiệm kỳ có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn thời
gian quy ñịnh nhưng không quá một năm và phải ñược hội cấp trên trực tiếp
ñồng ý, thông báo cho hội cấp dưới biết.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13

Cơ quan lãnh ñạo giữa hai kỳ ñại hội của mỗi cấp hội là Ban Chấp hành do
ñại hội nhiệm kỳ cùng cấp bầu ra theo quy ñịnh của ðiều lệ.
Ban Chấp hành là cơ quan lãnh ñạo giữa hai kỳ ñại hội, Ban Chấp hành cấp
dưới phải ñược Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp công nhận. Ban Chấp hành bầu
Ban Thường vụ, bầu chủ tịch, các phó chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ.
Ban Thường vụ Trung ương hội thay mặt Ban Chấp hành Trung ương hội
chỉ ñạo các cấp hội tổ chức thực hiện nghị quyết ñại hội và các nghị quyết của
Ban Chấp hành. Ban Thường vụ Trung ương hội. Ban Thường vụ Trung ương
hội thành lập văn phòng, các ban chuyên môn, ñơn vị sự nghiệp làm tham mưu,
giúp việc.

Ban Thường vụ tỉnh thành hội thành lập văn phòng và các ban chuyên môn,
ñơn vị sự nghiệp theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương hội.
Cấp huyện và cơ sở phân công cán bộ phụ trách các mặt công tác của hội.
Nhiệm vụ của Ban Chấp hành từ cấp huyện trở lên:
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn hội cấp dưới thực hiện ðiều lệ và nghị
quyết của hội; nghiên cứu thi hành các nghị quyết, chỉ thị của ðảng và chính
sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt.
- Phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các ñoàn thể tổ chức hướng dẫn hội
viên nông dân thi ñua thực hiện các phong trào phát triển kinh tế - văn hoá - xã
hội - quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới.
- Chuẩn bị nội dung và tổ chức ñại hội cấp mình khi hết nhiệm kỳ.
Ban Chấp hành từ cấp huyện trở lên họp thường kỳ một năm hai lần; Ban
Thường vụ Trung ương hội họp thường kỳ ba tháng một lần; Ban Thường vụ
tỉnh, thành hội; huyện, thị hội mỗi tháng họp một lần. Khi cần thiết Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp họp bất thường.
Tổ chức cơ sở Hội Nông dân là nền tảng của hội, là nơi trực tiếp với hội
viên, nông dân. Tổ chức cơ sở Hội Nông dân theo ñơn vị xã, phường, thị trấn.
Những ñơn vị kinh tế nông, lâm trường, hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập tổ
chức Hội Nông dân và ñược hội cấp trên thực tiếp xem xét quyết ñịnh thì thành
lập tổ chức Hội Nông dân phù hợp.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14

Những cơ sở hội khi có nhu cầu sáp nhập, chia tách, giải thể thì Ban Chấp
hành cơ sở ñề nghị Ban Chấp hành cấp trên trực tiếp xem xét quyết ñịnh. Ban
Chấp hành, Ban Thường vụ cơ sở hội sinh hoạt mỗi tháng một kỳ, khi cần thiết
thì họp bất thường. Chi hội tổ chức theo thôn, ấp, bản, làng, khu phố, hợp tác xã
và theo nghề nghiệp. Chi hội có thể chia thành nhiều tổ hội. ðại hội toàn thể hội
viên hoặc ñại biểu hội viên (nơi có ñông hội viên) bầu ra Ban Chấp hành chi hội.
Ban Chấp hành chi hội bầu ra chi hội trưởng, chi hội phó. Bầu cử Ban Chấp hành

chi hội, chi hội trưởng, chi hội phó bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết.
Chi hội là ñơn vị hành ñộng, cầu nối của Ban Chấp hành cơ sở với hội viên, nông
dân. Nhiệm kỳ Ban Chấp hành chi hội là hai năm rưỡi. Chi hội mỗi tháng họp
một kỳ.
2.1.2. Xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Các khái niệm cơ bản
 Nông thôn:
Nông thôn ñược coi như là khu vực ñịa lý, nơi ñó sinh kế cộng ñồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp ñến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên
nhiên cho hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Hiện nay trên thế giới chưa thống nhất ñịnh nghĩa về nông thôn. Song có
nhiều quan ñiểm khác nhau:
Có quan ñiểm cho rằng nông thôn là khái niệm dùng ñể chỉ một ñịa bàn mà ở ñó
sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Cũng có quan ñiểm cho rằng chỉ cần dựa vào
trình ñộ phát triển cơ sở hạ tầng. Quan ñiểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình
ñộ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa ñể xác ñịnh vùng nông thôn.
Khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương ñối và luôn biến ñộng theo thời
gian ñể phản ánh biến ñổi về kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong
ñiều kiện Việt Nam theo chúng tôi: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp
dân cư, trong ñó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt
ñộng kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất
ñịnh và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”[6].
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
15

 Phát triển nông thôn:
Khác với phát triển và phát triển kinh tế, phát triển nông thôn là chỉ sự phát
triển ở khu vực nông thôn; có thể hiểu rằng phát triển nông thôn chỉ sự phát triển
kinh tế - xã hội trên phạm vi hẹp hơn phát triển và phát triển kinh tế. Sau ñây là
một số quan ñiểm về phát triển nông thôn.

- Phát triển nông thôn là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững
về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của
dân cư nông thôn.
- Phát triển nông thôn là những thay ñổi cần thiết ở vùng nông thôn. Tuy
nhiên, những gì coi là cần thì lại khác nhau ở từng nước, từng vùng, từng ñịa
phương; theo quan ñiểm thông thường, bản chất của phát triển là tăng trưởng và
hiện ñại hoá mang lại cho người nghèo chút lợi nho nhỏ.
- Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm phát triển ñời sống kinh tế và xã
hội của một nhóm người riêng biệt, người nghèo ở nông thôn. Nó ñòi hỏi phải mở
rộng các lợi ích của sự phát triển ñến với những người nghèo nhất trong những người
nghèo nhất, trong những người ñang tìm kế sinh nhai ở các vùng nông thôn. Nhóm
này gồm những tiểu nông, tá ñiền và những người không có ñất.
- Phát triển nông thôn bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn với
tốc ñộ cao, là quá trình làm tăng mức sống của người dân nông thôn. Phát triển nông
thôn phù hợp với nhu cầu của con người, ñảm bảo sự tồn tại bền vững và sự tiến bộ
lâu dài trong nông thôn. Sự phát triển ñó dựa trên việc sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên mà vẫn bảo ñảm giữ gìn môi trường sinh thái nông thôn. Phát triển nông
thôn ñáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, không
ñể lại hậu quả cho thế hệ tương lai [6].
Từ các quan ñiểm trên theo chúng tôi: Phát triển nông thôn là một quá trình
nhằm cải thiện và nâng cao ñời sống của người dân nông thôn một cách bền
vững về kinh tế - xã hội, văn hoá, môi trường và ổn ñịnh chính trị. Quá trình này,
trước hết là do nỗ lực từ chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của
Nhà nước và các tổ chức khác.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
16

 Nông thôn mới:
Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát
triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát

nhiều lĩnh vực, vừa ñi sâu giải quyết nhiều vấn ñề cụ thể, ñồng thời giải quyết các
mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân ñối
mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí.
Theo các nhà nghiên cứu thì mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu
cộng ñồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện ñại mà vẫn
giữ ñược nét ñặc trưng, tinh hoa văn hóa của người dân. Nhìn chung mô hình
nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện ñại hóa, hợp tác hóa, dân chủ
hóa và văn minh hóa.
Mô hình nông thôn mới là tập hợp các hoạt ñộng qua lại ñể cụ thể hoá các
chương trình phát triển nông thôn; mô hình nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan
hiếm về tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị ñể tạo ra các sản phẩm hay
dịch vụ trong một thời gian xác ñịnh và thảo mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và
môi trường cho sự phát triển bền vững ở nông thôn.
Mô hình nông thôn mới ñược quy ñịnh bởi các tính chất: ñáp ứng yêu cầu
phát triển, ñổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường, ñạt hiệu quả
cao nhất trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tiến bộ hơn so
với mô hình cũ, chứa ñựng các ñặc ñiểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên
cả nước.
Từ các quan ñiểm trên theo chúng tôi: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể
những ñặc ñiểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới,
ñáp ứng yêu cầu mới ñặt ra cho nông thôn trong ñiều kiện hiện nay, là kiểu nông
thôn ñược xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, ñã có) ở tính tiên
tiến về mọi mặt”.
2.1.2.2. ðặc trưng của nông thôn mới
ðặc trưng của nông thôn mới bao gồm:
- Kinh tế phát triển, ñời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn ñược
nâng cao;
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
17


- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện
ñại, môi trường sinh thái ñược bảo vệ;
- Dân trí ñược nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc ñược giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ;
- Chất lượng hệ thống chính trị ñược nâng cao.
2.1.2.3. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng ñồng
dân cư ñịa phương là chính, Nhà nước ñóng vai trò ñịnh hướng, ban hành các
tiêu chí, quy chuẩn xã ñặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các
hoạt ñộng cụ thể do chính cộng ñồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ ñể
quyết ñịnh và tổ chức thực hiện.
- ðược thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác ñang triển khai ở
nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ ñối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,
chính sách khuyến khích mạnh mẽ ñầu tư của các thành phần kinh tế; huy ñộng
ñóng góp của các tầng lớp dân cư.
- ðược thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, ñảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi ñịa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy
hoạch và cơ chế ñảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ ðảng, chính
quyền ñóng vai trò chỉ ñạo, ñiều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; Hình thành cuộc vận ñộng “toàn dân xây dựng nông thôn mới“
do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận ñộng mọi tầng
lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
2.1.2.4. Mục ñích xây dựng mô hình nông thôn mới
Một là, ñơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã: Làng - xã
thực sự là một cộng ñồng, trong ñó công tác quản lý của Nhà nước không can thiệp
sâu vào ñời sống nông thôn, mà trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân
thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý
của Nhà nước và tự quản của người dân ñược kết hợp hài hòa; các giá trị truyền

×