Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp giáo dục biến đổi khí hậu trong các trường trung cấp chuyên nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 113 trang )

i




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC



PHẠM THỊ KIM HOA


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG CÁC TRƢỜNG
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP




LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU






Hà Nội - 2014

ii





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC





PHẠM THỊ KIM HOA


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG CÁC TRƢỜNG
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Mai Trọng Nhuận


Hà Nội - 2014
iii



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng mình, các số liệu khảo
sát, thực nghiệm đƣợc công bố trong luận văn chƣa đƣợc một ngƣời nào nghiên cứu và
công bố cả trên thế giới và trong nƣớc.



Tác giả


Phạm Thị Kim Hoa



iv


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ đã đồng ý làm
Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Võ Thanh Sơn
và TS Nguyễn Bá Ngọc đã đọc phản biện luận văn của tôi, và PGS.TS Phạm Văn Cự, TS
Ngô Đức Thành đã tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ và đƣa ra những góp ý để
giúp hoàn thiện bản luận văn của tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Mai Trọng Nhuận, ngƣời đã nhiệt
tình hƣớng dẫn, định hƣớng nghiên cứu khoa học để tôi đạt có thể hoàn thành đƣợc bản
luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các cán bộ của Khoa Sau đại học, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Khang, Phó Vụ trƣởng Vụ Chuyên
nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ThS Tống Thị Lê Hòa,Chuyên viên Vụ Chuyên nghiệp,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các thầy giáo, cô giáo đại diện cho 189 trƣờng có hệ đào
tạo Trung cấp chuyên nghiệp tham dự Hội nghị tập huấn lần 2 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về Giáo dục ứng phó với BĐKH dành cho các trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp. Xin
chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy giáo,cô giáo và các em sinh viên của
trƣờng trung học Kinh tế-Kỹ thuật Hòa Bình đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm tại trƣờng.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2014
Tác giả

Phạm Thị Kim Hoa

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AEC
ASEAN Economic Community (Cộng đồng kinh tế ASEAN)
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á)
BĐKH
Biến đổi khí hậu
HĐNK
Hoạt động ngoại khóa

MOET
Ministry of Education and Training (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TCCN
Trung cấp Chuyên nghiệp
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)
WWF
World Wide Fund For Nature (QuỹQuốc tế Bảo vệ Thiên nhiên)


vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1.Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài 3
1.1.1.Các nghiên cứu ở các nƣớc đại diện cho các châu lục 3
1.1.2.Các giải pháp giáo dục BĐKH của một số tổ chức quốc tế đang tham gia
dự án ở Việt Nam 7
1.2.Các nghiên cứu ở trong nƣớc 9
1.2.1.Giáo dục mầm non 10

1.2.2.Giáo dục tiểu học 10
1.2.3.Giáo dục trung học 10
1.2.4.Giáo dục chuyên nghiệp 11
Chƣơng 2 13
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1.Cơ sở lí luận 13
2.1.1.Các khái niệm, định nghĩa 13
2.1.2.Sự cần thiết phải giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng TCCN 13
2.1.3.Các thành tố cấu trúc của giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng
trung cấp chuyên nghiệp 19
vii


2.1.4.Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng
TCCN 24
2.1.5.Hoạt động ngoại khóa và vấn đề giáo dục biến đổi khí hậu trong trƣờng
TCCN. 28
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu 38
2.2.1.Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu 38
2.2.2.Phƣơng pháp tiếp cận đề xuất giải pháp giáo dục BĐKH trong các trƣờng
TCCN 38
2.2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu 39
Chƣơng 3 42
GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG
CẤP CHUYÊN NGHIỆP 42
3.1.Cơ sở pháp lí 42
3.2.Cơ sở thực tiễn 44
3.2.1.Thực trạng vấn đề giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng TCCN 44
3.2.2.Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu của giáo viên
và sinh viên TCCN 44

3.3.Nghiên cứu đề xuất giải pháp giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng Trung
cấp chuyên nghiệp 61
3.3.1.Những kiến thức về biến đổi khí hậu cần giáo dục trong các trƣờng Trung
cấp chuyên nghiệp 61
3.3.2.Chƣơng trình giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng Trung cấp
chuyên nghiệp 61
3.3.3.Hình thức giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng Trung cấp chuyên
nghiệp 61
viii


3.3.4.Hình thức kiểm tra, đánh giá học phần biến đổi khí hậu trong các trƣờng
Trung cấp chuyên nghiệp 69
3.4.Thực nghiệm các giải pháp đã đề xuất 69
3.4.1.Mục đích thực nghiệm 69
3.4.2.Đối tƣợng thực nghiệm 69
3.4.3.Nội dung thực nghiệm 70
3.5.Kết quả thực nghiệm 71
3.5.1.Phân tích nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trƣớc khi thực nghiệm71
3.5.2.Phân tích nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi thực nghiệm . 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Tiếng Việt 81
Tiếng Anh 83

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ tiếp nhận thông tin và kênh tiếp nhận thông tin về
BĐKH của giáo viên và sinh viên TCCN 45
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên và sinh viên TCCN về BĐKH 49
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát về cách thức, hình thức và ý nghĩa của giáo dục BĐKH trong
trƣờng TCCN 58
Bảng 3.4 Kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào nội dung của hoạt động ngoại
khóa của trƣờng TH Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình năm học 2013-2014 64
Bảng 3.5 Mẫu thực nghiệm 70
Bảng 3.6 Kết quả đánh giá nhận thức của sinh viên về BĐKH trƣớc thực nghiệm 71
Bảng 3.7 Kết quả thẩm định tính cần thiết của những kiến thức về BĐKH 72
Bảng 3.8 Kết quả thẩm định tính phù hợp của những kiến thức về BĐKH 73
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá nhận thức của sinh viên về BĐKH sau thực nghiệm 74



x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Hình ảnh mô tả tác động của biến đổi khí hậu đến sinh viên và các ngành nghề
đào tạo của các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp 16
Hình 3.1 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu của giáo viên TCCN 46
Hình 3.2 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu của giáo viên TCCN
47
Hình 3.3 Biểu đồ mức độ tiếp nhận thông tin về biến đổi khí hậu của sinh viên TCCN 48
Hình 3.4 Biểu đồ tỉ lệ nguồn cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu của sinh viên 49
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên và sinh viên TCCN về BĐKH 49

Hình 3.5 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và sinh viên TCCN về nguyên nhân
của BĐKH 53
Hình 3.6 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và sinh viên TCCN về biểu hiện của
BĐKH 54
Hình 3.7 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và sinh viên TCCN về hậu quả của
BĐKH 55
Hình 3.8 Biểu đồ thực trạng nhận thức của giáo viên và sinh viên TCCN về giải pháp
giảm nhẹ BĐKH 56
Hình 3.9 Biểu đồ tỉ lệ lựa chọn cách thức giáo dục BĐKH của giáo viên TCCN 59
Hình 3.10 Đồ thị so sánh nhận thức về BĐKH của hai nhóm trƣớc thực nghiệm 72
Hình 3.11 Đồ thị so sánh nhận thức về BĐKH của hai nhóm sau thực nghiệm 75
Hình 3.12 Đồ thị so sánh nhận thức về BĐKH của nhóm thực nghiệm trƣớc và sau thực
nghiệm 75
Hình 3.13 Đồ thị so sánh nhận thức về BĐKH của nhóm đối chứng trƣớc và sau thực
nghiệm 76




1


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu(BĐKH) là thách thức rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt Nam "đặc biệt dễ bị tổn thƣơng bởi
những ảnh hƣởng bất lợi của BĐKH" ([9],[16],[17],[36],[38],[39],[40]). BĐKH gây
hậu quả ngày càng nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói
giảm nghèo cũng nhƣ việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền
vững của Việt Nam.
Giáo dục nâng cao nhận thức về BĐKH là một trong những giải pháp tốt nhất

để ứng phó với BĐKH [29], thông qua giáo dục tạo cảm xúc, thay đổi nhận thức, hành
vi, thái độ đối với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nội dung 3 trong nhiệm vụ 7c của Chiến lƣợc Quốc gia về biến đổi khí hậu đã
chỉ rõ: “Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo: …Đƣa kiến thức cơ bản về biến đổi
khí hậu vào trong các chƣơng trình, bậc giáo dục, đào tạo ”[17].
Thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ký Quyết định Số: 4619/QĐ- BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2010 về việc
phê duyệt Dự án “Đƣa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chƣơng trình
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu về biên soạn chƣơng trình,
giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập về BĐKH và ứng phó BĐKH, bồi dƣỡng giáo
viên, giảng viên và trang bị kiến thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH cho sinh viên
[7].
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tƣ số
30/2013/TT-BGDĐT ban hành chƣơng trình học phần giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu trong chƣơng trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp khối ngành công
nghệ kỹ thuật và khối ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong đó yêu cầu các
trƣờng trung cấp chuyên nghiệp và trung học học chuyên nghiệp (sau đây xin gọi
chung là trung cấp chuyên nghiệp- TCCN) thực hiện học phần BĐKH là một học phần
tự chọn [1]. Tuy nhiên việc đƣa kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào các trƣờng
TCCN là một nhiệm vụ thực sự khó khăn vì theo định mức về thời gian và số lƣợng
các môn học trong Quy định về chƣơng trình khung ban hành theo Thông tƣ số 16
/2010/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
[8] thì không còn thời lƣợng để có thể đƣa vào thêm một môn học mới. Có hai vấn đề
lớn đặt ra: Thứ nhất là, để thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức của ngƣời học giúp


2


họ hiểu đƣợc nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH, những hậu quả do tác động của

BĐKH đến đời sống của con ngƣời hƣớng tới mục đích thay đổi những hành vi mà họ
đang góp phần làm gia tăng các khí nhà kính vào khí quyển cũng nhƣ tuyên truyền để
cộng đồng cùng thống nhất chung tay hành động giảm phát thải khí nhà kính thì cần
đƣa nội dung nào về biến đổi khí hậu vào giáo dục trong các trƣờng TCCN. Thứ hai là,
muốn nâng cao năng lực và kỹ năng về ứng phó với BĐKH trên nền trang bị kiến thức
cần thiết mà không ảnh hƣởng đến thời gian và số môn học bắt buộc tại các trƣờng
TCCN thì hình thức giáo dục BĐKH trong các trƣờng TCCN phải thực hiện nhƣ thế
nào để đảm bảo mục tiêu đã nêu trên. Vì vậy giải pháp giáo dục BĐKH trong các
trƣờng TCCN là một vấn đề cấp thiết cần đƣợc nghiên cứu, đề xuất để giúp các trƣờng
TCCN thực hiện đƣợc quyết định số 4619 và thông tƣ 30/2013 của Bộ GD&ĐT. Góp
phần giải quyết các vấn đề trên chính là lý do để Tác giả chọn và thực hiện luận văn:
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp giáo dục biến đổi khậu trong các trường trung cấp
chuyên nghiệp” với mục tiêu và nội dung nhƣ sau.
- Mục tiêu: Xây dựng đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục biến đổi khí
hậu trong trƣờng TCCN và đề xuất đƣợc giải pháp giáo dục BĐKH trong các
trƣờng TCCN;
- Nội dung: Nghiên cứu, rà soát, hệ thống các văn bản liên quan đến giáo dục
TCCN, các giải pháp giáo dục BĐKH ở nƣớc ngoài và trong nƣớc; Hệ thống
các khái niệm liên quan đến giáo dục BĐKH; Khảo sát thực trang nhận thức
của giáo viên và sinh viên TCCN về BĐKH; Xây dựng khung chƣơng trình, nội
dung chi tiết cho học phần giáo dục BĐKH; Thiết kế các hình thức giáo dục
BĐKH và thử nghiệm 03 hình thức giáo dục BĐKH tại trƣờng trung học Kinh
tế - Kỹ thuật Hòa Bình.
Ngoài các phần mở đầu, kết luận - kiến nghịvà tài liệu tham khảo, luận văn gồm
thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chƣơng 2: Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu;
- Chƣơng 3: Giải pháp giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng trung cấp
chuyên nghiệp.



3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Giáo dục BĐKH trên thế giới hiện nay đƣợc thực hiện bởi nhiều tổ chức khác
nhau và cũng có nhiều giải pháp đƣợc áp dụng để thực hiện giáo dục BĐKH ở các cấp
học, bậc học khác nhau. Tuy nhiên, liên qua đến nội dung của luận văn, Tác giả chỉ
khảo sát giải pháp giáo dục BĐKH ở các trƣờng thuộc hệ thống giáo dục phổ thông
(Từ mầm non đến trung học phổ thông) là những chƣơng trình giáo dục liên quan trực
tiếp đến kiến thức của học sinh là đối tƣợng tuyển sinh đầu vào của TCCN và giải
pháp giáo dục BĐKH trong các trƣờng TCCN tại một số nƣớc và các tổ chức trên thế
giới (đại diện cho các châu lục) đã đƣa giáo dục BĐKH vào trƣờng học dƣới sự quản lí
của Bộ Giáo dục hoặc đã có các quy định về giáo dục BĐKH, bảo vệ môi trƣờng, phát
triển bền vững trong tiêu chuẩn giáo dục hoặc đã có những báo cáo về giáo dục
BĐKH. Từ đó tìm ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế, những vấn đề còn bỏ ngỏ của
giáo dục BĐKH để lựa chọn giải pháp sẽ đƣa ra trong luận văn.
1.1.1. Các nghiên cứu ở các nƣớc đại diện cho các châu lục
* Nam Phi (đại diện cho châu Phi)
Tại Nam Phi giáo dục BĐKH đƣợc đƣa vào trƣờng trung học cơ sở bằng cách
tích hợp vào môn vật lý từ năm 2006. Giải pháp đƣợc Nam Phi thực hiện đầu tiên để
đƣa nội dung giáo dục BĐKH vào trƣờng học là đào tạo giáo viên về phƣơng pháp
giảng dạy BĐKH. Các hình thức mà họ áp dụng để đào tạo giáo viên đƣợc thực hiện
nhƣ sau: Một là, sử dụng hoạt động sắm vai nhƣ một thành viên tham gia ký kết Nghị
định thƣ Kyoto (thành viên chính phủ, đại diện công ty công nghiệp, đại diện các tổ
chức dân sự…). Nội dung đào tạo trong hoạt động này là Nghị định thƣ Kyoto và Báo
cáo của IPCC về khoa học cơ bản của BĐKH. Hai là, sử dụng các tranh vẽ của Tác
giả, thông qua việc yêu cầu ngƣời học vẽ những điều họ suy nghĩ hoặc biết về nguyên

nhân/tác động của BĐKH (hoạt động này có thể áp dụng với nhóm hoặc cá nhân). Ba
là, phát triển nội dung cốt lõi trong giáo dục BĐKH (1. Khí hậu thời tiết trung bình
cho một khu vực cụ thể; 2. Biến đổi khí hậu có thể đƣợc gây ra bởi Quá trình tự nhiên
hoặc các hoạt động của con ngƣời; 3. Tăng cƣờng hiệu ứng nhà kính gây nóng lên toàn
cầu), từ những nội dung cốt lõi đó, các kiến thức đƣợc lựa chọn để đƣa vào giáo dục
BĐKH cho học sinh trung học cơ sở là: Sự khác biệt giữa khí hậu và thời tiết; các


4


thành phần của hệ thống khí hậu và mối liên hệ giữa chúng; khái niệm biến đổi khí
hậu; nguyên nhân của BĐKH (Nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do con ngƣời);
tác động của BĐKH. Hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm đƣợc khuyến
khích áp dụng trong giáo dục BĐKH thông qua việc yêu cầu học sinh viết các bài luận
về tác động của khí hậu và thời tiết trong cuộc sống của họ hay hình thành các nhóm
nhỏ để điều tra, thống kê về một yếu tố gây biến đổi khí hậu và viết báo cáo. Hình thức
thực hành đọc thông tin đo thời tiết tại các trạm khí hậu cũng đƣợc khuyến khích áp
dụng [30]
* Nhật Bản (đại diện cho châu Á)
Là một quốc gia hải đảo hình vòng cung nằm bên sƣờn phía đông lục địa châu
Á với 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ và có rất nhiều núi lửa. Vị trí địa lý của Nhật
Bản khiến cho quốc gia này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế
giới. Nhật Bản xác địnhmục tiêu đặt ra cho giáo dục khoa học trong trƣờng học là: “Để
học sinh nhận ra mối quan hệ giữa thiên nhiên và cuộc sống con ngƣời, để phát triển
sự quan tâm của học sinh trong việc bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên” và
mục tiêu giáo dục đạo đức trong trƣờng học là: “Để duy trì an toàn và đảm bảo sức
khỏe tốt, phát triển tự lực; để có cách cƣ xử tốt, để giữ cho mình gọn gàng, cải thiện
môi trƣờng; sử dụng đồ dùng và tiền bạc hiệu quả, để nhận ra giá trị của thời gian.”
Nhật Bản là nƣớc đƣa giáo dục về rủi ro thiên tai và thảm họa môi trƣờng từ sớm nhất

và phạm vi giáo dục cũng rộng nhất (kể cả học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ
huynh) [34]. Các nội dung về BĐKH đƣợc thực hiện thông qua nội dung giáo dục môi
trƣờng và đƣợc tích hợp trong các môn học đạo đức, khoa học, giáo dục nghề nghiệp
(đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông), các nội dung tiết kiệm nguyên liệu,
nhiên liệu, cải tiến máy móc công nghệ đƣợc đƣa vào nội dung giáo dục nghề nghiệp
từ năm 1991 [41].Vấn đề giáo dục về BĐKH đƣợc phát triển mạnh mẽ trong các
trƣờng học từ khi Nhật Bản thông qua kế hoạch thực hiện thập kỷ phát triển bền vững
của Liên Hợp Quốc (2005-2014). Học sinh Nhật Bản từ lớp 3 đến lớp 9 đƣợc yêu cầu
phải tham dự các lớp tích hợp nghiên cứu trong đó học sinh và giáo viên cùng nhau lập
kế hoạch dự án, các chuyến đi thực địa, và "thực hành" các hoạt động khác. Học sinh
tích hợp nội dung học tập với tìm hiểu về môi trƣờng tại địa phƣơng của họ. Các hình
thức giáo dục phi lớp học cũng đƣợc thực hiện từ rất sớm, học sinh không chỉ học tập
trên lớp mà còn đƣợc tham gia các khóa học dã ngoại, tìm hiểu thiên nhiên, thực hành


5


tự ứng phó với thiên tai, thảm họa Các kênh truyền hình cũng đƣợc sử dụng để giáo
dục về môi trƣờng, thiên tai, thảm họa nhƣ: NHK (Nippon Hoso Kyokai), NET
(Nippon Educations Television- Truyền hình giáo dục Nippon)[34]. Bên cạnh đó Hiệp
hội Môi trƣờng Nhật Bản cũng thực hiện rất nhiều chƣơng trình giáo dục Bảo vệ Môi
trƣờng, ứng phó với BĐKH cho trẻ em thông qua hình thức mở các câu lạc bộ hoạt
động môi trƣờng (Junio Eco-club). Hình thức cộng tác giữa các trƣờng ở cấp địa
phƣơng với các tổ chức phi chính phủ cũng đang đƣợc đẩy mạnh để thực hiện giáo dục
môi trƣờng tại Nhật Bản. Từ năm 1993 việc đào tạo giáo viên giáo dục môi trƣờng đã
đƣợc Nhật Bản thực hiện tại các trang web (GLOBE và EILNet) và thông qua các hội
thảo [41].Đặc biệt tại Nhật Bản giáo dục “thái độ chủ động” để ứng phó kịp thời trong
một môi trƣờng thay đổi đƣợc coi là quan trọng, giáo dụcmột cảm giác từ bi, một
khuynh hƣớng hỗ trợ lẫn nhau và tôn trọng cuộc sống là điều đƣợc Nhật Bản chú

trọng. Chiến lƣợc tích hợp giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai đƣợc Chính phủ tài trợ và
thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục bằng cách xem xét những bài học từ kinh nghiệm
quá khứ thảm họa trong khu vực của mình. Nó làm nổi bật tầm quan trọng của việc
tăng cƣờng năng lực của học sinh để đóng góp tích cực cho các sáng kiến giảm thiểu
rủi ro thiên tai tại địa phƣơng,cộng đồng. Về tài liệu giảng dạy và tài liệu học tập đƣợc
khuyến khíchsử dụng phƣơng tiện truyền thông khác nhau nhƣ hình ảnh và sách
truyện, phim hoạt hình, trò chơi và Internet [43].
* Một số nƣớc đại diện cho châu Âu
- Ukraina: Nội dung ứng phó với BĐKH đƣợc đƣa vào giáo dục cho học sinh từ
lớp 1 đến lớp 12 trong môn học phát triển bền vững, các nội dung chính là các giải
pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ: Phân loại rác,
tái chế rác, tiết kiệm điện, tiết kiệm nƣớc, tiết kiệm mua sắm…Hình thức đƣợc lựa
chọn để thực hiện là thành lập các câu lạc bộ kiểm toán năng lƣợng tại trƣờng học, các
cá nhân thực hiện kiểm toán năng lƣợng tại gia đình theo các bài tập kiểm toán liên
quan đến từng chủ đề giáo dục nhƣ: Dấu chân sinh thái; phong cách sống; rác; nƣớc;
mua sắm vànăng lƣợng… [15]
- Thụy Điển: Việc giáo dục liên quan đến phát triển bền vững trong các trƣờng
học Thụy Điển ở hệ thống giáo dục cơ sở liên tục đƣợc mở rộng. Vấn đề biến đổi khí
hậu là một yếu tố trong nội dung này. Chính phủ Thụy Điển thành lập giải thƣởng
“Trƣờng học xanh” (Green School) vào năm 1999. Mục đích là để khuyến khích giảng


6


dạy về sinh thái bền vững trong trƣờng mầm non, tiểu học và trung học cơ sở và giáo
dục cộng đồng và cho học sinh tham gia vào toàn bộ quá trình. Từ tháng Hai năm
2005, giải thƣởng “Trƣờng học xanh” đã đƣợc thay thế bằng các giải thƣởng mới của
"trƣờng cho phát triển bền vững". Trọng tâm ở đây là việc giáo dục liên quan đến phát
triển bền vững, bao gồm cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Phần lớn các trƣờng trung học

phổ thông có giảng dạy chuyên sâu về vấn đề biến đổi khí hậu, trong khi khoảng một
nửa số lớp học trung học cơ sở đƣợc học về ứng phó với vấn đề khí hậu một cách tổng
quát hơn [31]
* Canada (đại diện cho Bắc Mĩ)
Nội dung giáo dục đƣợc đƣa vào trƣờng học từ mẫu giáo đến lớp 12. Các nội
dung giáo dục BĐKH đƣợc tích hợp trong tất cả các môn học từ mẫu giáo đến lớp 6. Ở
lớp 7 nội dung giáo dục BĐKH đƣợc tích hợp trong các môn học nhƣ: Khoa học, khoa
học xã hội, ngôn ngữ nghệ thuật, tiếng Pháp cơ sở, toán, mĩ thuật, giáo dục thể chất,
sức khỏe và giáo dục nghề nghiệp. Đối với chƣơng trình từ lớp 8 đến lớp 12, nội dung
giáo dục BĐKH đƣợc tích hợp trong các môn học: Khoa học, khoa học xã hội, tiếng
Anh, ngôn ngữ quốc tế, toán, mĩ thuật và giáo dục thể chất ([23],[45]).
* Brazil (đại diện cho Nam Mĩ)
Chƣơng trình giáo dục môi trƣờng quốc gia (A National Environmental
Education Program - PRONEA) đƣợc thực hiện với các hoạt động của chƣơng trình
đƣợc tổ chức theo quan điểm: “Giáo dục môi trƣờng cho các thế hệ hiện tại và tƣơng
lai thông qua hệ thống trƣờng học”. Các hoạt động đƣợc nỗ lực thực hiện để mở rộng
giáo dục, nâng cao nhận thức và đào tạo về các vấn đề biến đổi khí hậu. Chƣơng trình
giáo dục môi trƣờng quốc gia nhằm thúc đẩy giáo dục rộng rãi về các vấn đề môi
trƣờng ở Brazil, và "Chƣơng trình Quốc gia tiết kiệm năng lƣợng trong các trƣờng
học". Chƣơng trình nhằm mục đích mở rộng nhận thức của giáo viên và học sinh về
tầm quan trọng của việc sử dụng điện, các sản phẩm dầu tự nhiên gas hiệu quả. Các
trang web chính phủ hoạt động về biến đổi khí hậu cũng góp phần nâng cao nhận thức
công chúng [27]. Bên cạnh đó nội dung ABC về BĐKH còn đƣợc đƣa vào giáo dục
nhƣ một nội dung tự chọn trong trƣờng tiểu học với những kiến thức cơ bản nhất về
BĐKH đƣợc trình bày dƣới dạng câu chuyện về một chuyến khám phá thiên nhiên của
nhân vật “hành tinh nhỏ”, các nội dung giáo dục nhƣ: bảo vệ rừng, ngăn chặn chặt phá
rừng, vai trò của rừng đối với bầu khí quyển, tác hại của khí thải từ các phƣơng tiện


7



giao thông và giáo dục sử dụng nhiên liệu xanh, cải tiến công nghệ để giảm phát thải
từ phƣơng tiện giao thông. Vấn đề rác thải làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, chất thải
công nghiệp và tác hại của chúng, vấn đề thu gom rác thải, tái chế, tái sử dụng, vấn đề
liên kết giữa các quốc gia… và các bài tập điền từ rất phù hợp với nhận thức và tâm
lý lứa tuổi của học sinh tiểu học (7-14 tuổi) ( [35],[47]).
* New Zealand (đại diện cho châu Đại Dƣơng)
Một bản hƣớng dẫn về giáo dục môi trƣờng trong trƣờng học đƣợc đƣa ra năm
1999, nội dung giáo dục môi trƣờng đƣợc lồng ghép trong các môn học nhƣ: Khoa học
xã hội (xã hội học, lịch sử, địa lý và kinh tế), khoa học (sinh học, hóa học và vật lý),
toán, công nghệ, nghệ thuật, sức khỏe và giáo dục thể chất, tiếng Anh [32]. Nội dung
giáo dục về BĐKH đƣợc thực hiện trong chƣơng trình giáo dục vì sự phát triển bền
vững ở các lớp từ tiểu học đến trung học bám sát các khung chƣơng trình giảng dạy ở
từng cấp học và từng địa phƣơng theo sự chỉ đạo chung của Chính phủ.Các nội dung
đƣợc đƣa vào giáo dục là: Chiến lƣợc tiết kiệm nƣớc, trồng rừng, quản lý vật liệu độc
hại, bảo tồn năng lƣợng và giao thông vận tải, kiểm toán chất thải, mua sắm tiết kiệm,
tái chế, ủ phân vi sinh từ chất thải hữu cơ. Các sự kiện đặc biệt nhƣ: “Ngày hội trồng
cây”, “Ngày Môi trƣờng thế giới”, “Tuần bảo tồn” và các hoạt động cộng đồng nhƣ
làm sạch bãi biển hoặc bảo quản di tích lịch sử đƣợc tổ chức để học sinh trực tiếp tham
gia [33].Hình thức đƣợc lựa chọn để giáo dục vì sự phát triển bền vững là hoạt động
nhóm, học qua trải nghiệm thông qua tham quan, thực địa, viết báo cáo đánh giá. Một
hình thức khác là thông qua các hoạt động ngoại khóa của trƣờng học bằng các dự án
từ đó tạo cơ hội cho học sinh tham gia học tập và thực hành về phát triển bền vững dựa
trên những kiến thức đã đƣợc học ở các môn học cơ sở trong trƣờng học cùng với
những kiến thức bản địa mà học sinh học đƣợc trong quá trình tham gia thực địa tại
cộng đồng [37].
1.1.2. Các giải pháp giáo dục BĐKH của một số tổ chức quốc tế đang tham
gia dự án ở Việt Nam
Giải pháp giáo dục BĐKH của một số tổ chức quốc tế đang tham gia các dự án

giáo dục, truyền thông về BĐKH tại Việt Nam cũng đƣợc khảo sát để thấy đƣợc
những lợi thế có thể áp dụng cho giáo dục BĐKH ở Việt Nam và những khác biệt cần
điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đó là:


8


* UNESCO
UNESCO thực hiện chƣơng trình phát triển bền vững để giáo dục biến đổi khí
hậu nhằm giúp mọi ngƣời hiểu đƣợc tác động của sự nóng lên toàn cầu hiện nay và
nâng cao nhận thức về BĐKH trong giới trẻ. Điều này đƣợc thực hiện bằng cách tăng
cƣờng năng lực của các nƣớc thành viên về BĐKH, khuyến khích phƣơng pháp tiếp
cận tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trƣờng và nâng cao nhận thức về biến
đổi khí hậu cũng nhƣ tăng cƣờng các chƣơng trình giáo dục không chính quy thông
qua các phƣơng tiện truyền thông, mạng, giảng dạy sáng tạo và quan hệ đối tác.
UNESCO ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua giáo dục trong khuôn khổ Thập kỷ
Liên Hợp Quốc Giáo dục phát triển bền vững (DESD) [44].
* Hội đồng Anh
Hội đồng Anh (British Council) giáo dục BĐKH thông qua các module dựng
sẵn để GV có thể tham khảo và giảng dạy tùy theo chƣơng trình giảng dạy theo luật
định ở các quốc gia khác nhau (Anh, Bắc Ai-len, Scotland và xứ Wales):
- Ở Anh: Giáo dục BĐKH đều đƣợc tích hợp trong các môn học chính khóa
nhƣ: giáo dục công dân, địa lý và khoa học. Ba môn học này đƣợc nƣớc Anh đƣa vào
giáo dục trong trƣờng ở giai đoạn 3 ( Lứa tuổi học sinh từ 11-14 tuổi – tƣơng đƣơng
với trung học cơ sở ở Việt Nam) [49]
- Bắc Ai-len: Các nội dung BĐKH đƣợc tích hợp gồm: Tác động của con ngƣời
đối với môi trƣờng tự nhiên theo thời gian; tác động tích cực và tiêu cực của ngƣời dân
trên địa bàn sinh sống; sự thay đổi theo thời gian: Cách thức mà sự thay đổi xảy ra
trong thế giới tự nhiên và sự thay đổi tích cực cũng nhƣ cách làm thế nào chúng ta có

một trách nhiệm để thực hiện một đóng góp tích cực. Một chƣơng về giáo dục biến đổi
khí hậu và năng lƣợng tái tạo đƣợc đƣa vào trong các môn học địa lý, công nghệ và
khoa học [49]
- Scotland: Giáo dục BĐKH ở đƣợc đƣa vào các môn khoa học và khoa học xã
hội [49].
- Xứ Wales đƣa nội dung giáo dục BĐKH tích hợp vào các môn học nhƣ: địa
lý, khoa học và phát triển bền vững với mục tiêu: Tất cả học sinh đáng vai trò học tập
nhƣ một “Công dân toàn cầu” thông qua các hoạt động học sinh tìm hiểu lí do tại sao
môi trƣờng sống của họ thay đổi và tầm quan trọng của phát triển bền vững. Học sinh
cũng đƣợc tìm hiểu lí do tại sao các quốc gia lại phụ thuộc lẫn nhau và ý thức trách


9


nhiệm của một công dân toàn cầu trong bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Các tác động của
toàn cầu hóa, gia tăng dân số và BĐKH đến môi trƣờng và phát triển bền vững ( xem
[49]).
* Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)
Giáo dục BĐKH thông qua các hoạt động ngoại khóa nhƣ tham quan các khu
bảo tồn thiên nhiên, giáo dục về bảo vệ các động vật hoang dã, giáo dục tiết kiệm năng
lƣợng… song các nội dung này cũng chủ yếu đƣợc tích hợp trong hoạt động ngoại
khóa của các trƣờng trung học cơ sở [51]. Hình thức giáo dục BĐKH dƣới dạng phim
hoạt hình không chỉ dành cho trẻ em mà bản thân các giáo viên khi tham gia giảng dạy
BĐKH cũng đƣợc khuyến khích tham khảo để tự nâng cao nhận thức về BĐKH và
làm phong phú thêm các hình thức lên lớp khi giảng dạy về BĐKH [47].
* Live&Learn
Bắt đầu những công việc giáo dục môi trƣờng đầu tiên từ năm 1992 bằng hình
thức giáo dục cho học sinh địa phƣơng ở Queensland Australia về bảo tồn rạn san hô
và rừng nhiệt đới. Tuy nhiên sau khi đánh giá lại họ thấy rằng chỉ sử dụng môn sinh

học để giáo dục học sinh về môi trƣờng không dẫn đến kết quả bảo tồn thiên nhiên tốt
hơn trong cộng đồng. Từ đó Live& Learn đã thay đổi chƣơng trình, thiết kế lại hoạt
động và tăng cƣờng quảng bá, giáo dục hành động tập trung vào môi trƣờng ở khu vực
Nam Thái Bình Dƣơng. Trong những năm gần đây, giáo dục BĐKH đã đƣợc đƣa vào
chƣơng trình hành động của Live&Learn, các nội dung về BĐKH đƣợc biên soạn và
đƣa vào giáo dục trong các trƣờng trung học cơ sở ở các quốc gia nhƣ: Úc,
Campuchia, Fiji, Eritrea, Kiribati, Maldives… và cả ở Việt Nam [50].
1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Ở Việt Nam, hiện nay chƣa có giáo trình chính thức giảng dạy về BĐKH. Tuy
nhiên, theo dự kiến thì "Sau năm 2015, giáo dục về BĐKH sẽ đƣợc đƣa vào thành
môn học đại cƣơng lồng ghép trong chƣơng trình giảng dạy, của tất cả các cấp học từ
mầm non đến đại học, lấy tên là môn học giáo dục môi trƣờng" với phƣơng pháp
giảng dạy linh hoạt phù hợp đối với từng cấp học. Cụ thể với cấp mầm non sẽ có tuyển
tập các bài thơ, bài hát, trò chơi với nội dung liên quan BĐKH. Ở cấp tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên sẽ biên soạn tài
liệu tích hợp với các môn học, các module về ứng phó với BĐKH Các trƣờng đại
học, cao đẳng khối sƣ phạm, nội dung này sẽ đƣa thành một chƣơng riêng trong học


10


phần "Con ngƣời và Môi trƣờng" hoặc "Khoa học môi trƣờng", "Môi trƣờng và phát
triển bền vững”[12].
1.2.1. Giáo dục mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang biên soạn tài liệu gồm các cuốn Biến đổi khí hậu
và giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu trong trƣờng mầm non; Cùng bé tìm hiểu và ứng
phó với biến đổi khí hậu; giáo dục trẻ mầm non ứng phó với BĐKH qua trò chơi, thơ
ca, truyện kể, câu đố; cần làm gì khi có hỏa hoạn. Hình thức thực hiện là tích hợp nội
dung giáo dục về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các hoạt động

giáo dục trẻ mẫu giáo trong trƣờng mầm non, giúp trẻ nhận thức đƣợc những nguyên
nhân, hậu quả nghiêm trọng của BĐKH từ đó tạo cho trẻ kiến thức cũng nhƣ kỹ năng
để thích ứng với biến đổi khí hậu làm giảm thiểu ảnh hƣởng của BĐKH cho trẻ, đồng
thời góp phần thực hiện hành động, lối sống văn minh tại nhà trƣờng [12].
1.2.2. Giáo dục tiểu học
Nội dung BĐKH tích hợp trong các môn học nhƣ: Tự nhiên và xã hội lớp 1,2,3;
khoa học lớp 4, 5; lịch sử&địa lí lớp 4, 5; mĩ thuậtvà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp. Một số nội dung cơ bản về BĐKH có thể lựa chọn để tích hợp vào các môn học
là: Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu; biến đổi khí hậu là gì? nguyên nhân gây ra
BĐKH; nhiệt độ trung bình trái đất đang tăng lên; thực hiện lối sống thân thiện với
môi trƣờng; sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình ở trƣờng học, nơi
công cộng; thay đổi khẩu phần ăn; hạn chế rác thải; sử dụng các phƣơng tiện giao
thông hợp lí vàdạy bơi cho học sinh [12]. Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Trung tâm Live & Learn, Hội đồng Anh đã triển
khai thí điểm dự án đƣa giáo dục biến đổi khí hậu vào tất cả các trƣờng tiểu học trên
địa bàn tỉnh Hoà Bình qua các hoạt động ngoại khóa nhƣ: hội thi vẽ tranh, chiếu phim
về chủ đề môi trƣờng; hội thi tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng cho các em học sinh,
hoạt động trồng cây, phân loại rác, làm đồ lƣu niệm từ các vật phẩm tái chế, thành lập
thƣ viện lƣu động từ sách báo cũ, biểu diễn thời trang, và hoạt động văn nghệ về chủ
đề môi trƣờng. Nội dung giáo dục về BĐKH thông qua tài liêu trực quan, thân thiện,
và các ví dụ thực tế từ Anh Quốc [50].
1.2.3. Giáo dục trung học
Hiện nay với sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế và trong nƣớc, nội dung
giáo dục BĐKH đã đƣợc lồng ghép thông qua hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng


11


sống, giáo dục môi trƣờng với các tài liệu nhƣ: Em học sống xanh (C&E); sách năng

lƣợng tái tạo cho trẻ em (Go Green); sổ tay về giáo dục môi trƣờng trong 3 môn học
(sinh học, địa lý và giáo dục công dân) cho học sinh cấp 2 và cấp 3 (GIZ Bạc
Liêu)[50]; câu hỏi toán học cho học sinh cấp 2 và các hoạt động liên quan với chủ đề
khí hậu (Trung học cơ sở Kiến Hƣng- Hà Nội); chƣơng trình giáo dục sử dụng năng
lƣợng tiết kiệm và hiệu quả (Bộ GD&ĐT); sổ tay ABC về biến đổi khí hậu (MOET,
Live&Learn and Plan); tài liệu dạy và học ứng phó với biến đổi khí hậu (MOET,
Live&Learn and Plan)[28] . Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ
quán Anh tại Việt Nam và Trung tâm Live & Learn, Hội đồng Anh đã triển khai thí
điểm dự án đƣa giáo dục biến đổi khí hậu vào 5 trƣờng trung học cơ sở tại Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh thông qua hoạt động
ngoại khóa. Nội dung giáo dục về BĐKH thông qua tài liêu trực quan, thân thiện, và
các ví dụ thực tế từ Anh Quốc [50]. Trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về
giáo dục BĐKH trong các trƣờng trung học phổ thông tại 6 trƣờng: Nguyễn Huệ,
Nguyễn Tri Phƣơng (Huế), Thái Phiên (Hải Phòng), Thiên Hộ Dƣơng (Đồng Tháp),
Lê Quý Đôn và Nguyễn Tất Thành (Hà Nội).
1.2.4. Giáo dục chuyên nghiệp
Từ năm 2011 đến 2013, Bộ GD&ĐT đã tổ chức 3 khóa tập huấn ngắn hạn cho
giáo viên giảng dạy biến đổi khí hậu và đã ban hành chƣơng trình học phần giáo dục
ứng phó với biến đổi khí hậu trong chƣơng trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp khối ngành công nghệ kỹ thuật và khối ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Trong đó yêu cầu các trƣờng TCCN thực hiện môn học BĐKH là môn học tự chọn và
áp dụng từ tháng 9 năm 2013 [1]. Tuy nhiên đến thời điểm này (tháng 03-2014) giáo
trình giảng dạy vẫn đang trong quá trình biên soạn.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng giải pháp giáo dục BĐKH chủ yếu hiện nay đang
đƣợc các quốc gia, tổ chức trên thế giới và khu vực thực hiện là giải pháp lồng ghép
giáo dục BĐKH trong các môn học nhƣ: địa lý, hóa học, sinh học, công nghệ, giáo dục
công dân…hay đƣa ra một môn học có tên “phát triển bền vững” nhƣ ở Ukraina, Thụy
Điển hoặc lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là nội
dung giáo dục BĐKH ở các bậc học phổ thông đang đƣợc thực hiện chủ yếu tập trung
vào việc ứng phó mà chƣa tập trung vàogiáo dục nguyên nhân, biểu hiện, tác động của

BĐKH.Riêng đối với hệ đào tạo nghề thì giáo dục BĐKH tập trung vào nội dung ứng


12


phó và chủ yếu là thông qua các sáng kiến chú trọng vào vai trò của con ngƣời trong
việc giảm phát thải khí nhà kính [46]. Đối với Việt Nam, giải pháp giáo dục BĐKH
trong trƣờng học nói chung là tích hợp, lồng ghép trong các môn học và trong các hoạt
động ngoại khóa ngoài ra còn đƣa thêm vào chƣơng trình học tự chọn với các nội dung
trọng tâm là các hoạt động ứng phó với tác động của BĐKH mà chƣa có một tài liệu
đầy đủ các nội dung: Biểu hiện, nguyên nhân, tác động của BĐKH và giải pháp ứng
phó cũng nhƣ chƣa có một giải pháp đồng bộ nào đƣợc nghiên cứu, đề xuất để thực
hiện giáo dục BĐKH trong các trƣờng TCCN.



13


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Các khái niệm, định nghĩa
*Biến đổi khí hậu:Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về trạng thái của hệ
thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của
các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập
kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu,
hoặc do những tác động từ động từ bên ngoài, hoặc do tác động thƣờng xuyên của con
ngƣời làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất [36].

*Giáo dục Biến đổi khí hậu là để giúp ngƣời học hiểu và giải quyết các tác
động của sự nóng lên toàn cầu hiện nay, đồng thời khuyến khích sự thay đổi trong thái
độ và hành vi cần thiết để đƣa thế giới của chúng ta trên con đƣờng bền vững hơn
trong tƣơng lai [42]
Theo cách định nghĩa về giáo dục BĐKH của Ông Koichiro Matsuura, Tổng
Giám đốc UNESCO nhƣ trên thì chúng ta có thể hiểu rằng: Mục tiêu của giáo dục
BĐKH là giáo dục vì sự phát triển bền vững. Trong các trƣờng TCCN muốn đạt đƣợc
mục tiêu của giáo dục BĐKH cần nâng cao nhận thức của ngƣời học giúp họ hiểu
đƣợc nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH, những hậu quả do tác động của BĐKH đến
đời sống của con ngƣời và các giải pháp ứng phó với BĐKH để hƣớng tới mục đích
thay đổi những hành vi của ngƣời học theo hƣớng phát triển bền vững.
*Tích hợp trong giáo dục học là “hành động liên kết các đối tƣợng nghiên
cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng
một kế hoạch giảng dạy” [10].
2.1.2. Sự cần thiết phải giáo dục biến đổi khí hậu trong các trƣờng TCCN
* Xét theo yêu cầu xã hội
- Theo ông Trần Anh Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực
và thị trƣờng TP.Hồ Chí Minh, trên thị trƣờng lao động Việt Nam hiện nay nhu cầu
tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp cao hơn nguồn cung lao động ở trình độ
này. Sinh viên TCCN là những ngƣời có độ tuổi từ 16 (đối với sinh viên hệ tốt nghiệp
trung học cơ sở) đến 19 (đối với sinh viên hệ tốt nghiệp trung học phổ thông) với
622.196sinh viên đang học tập trong các cơ sở đào tạo TCCN[5] chính là một trong


14


những nguồn nhân lực đã qua đào tạo góp phần đáp ứng cung cấp nhu cầu nguồn nhân
lực cho xã hội. Tuy nhiên, trong tƣơng lai gần, khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn cộng
đồng ASEAN. Việc thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản: vốn, hàng hóa,

dịch vụ, đầu tƣ và lao động lành nghề giữa 10 nƣớc ASEAN cũng nhƣ thuế nhập khẩu
sản phẩm và dịch vụ từ các nƣớc thành viên sẽ giảm về 0%, tất cả các lĩnh vực kinh tế
sẽ đƣợc mở cửa tiếp nhận đầu tƣ và doanh nghiệp một nƣớc thành viên làm ăn ở các
nƣớc thuộc thị trƣờng kinh tế ASEAN(ASEAN Economic Community - AEC)khác sẽ
đƣợc đối xử bình đẳng với doanh nghiệp sở tại. Tất cả những quy định đó của AEC sẽ
là một cơ hội lớn nhƣng cũng là thách thức vô cùng lớn đối với giáo dục TCCN để có
thể đào tạo ra những sinh viên đủ năng lực cạnh tranh với nguồn nhân lực chất lƣợng
cao luân chuyển từ các nƣớc ASEAN khác đến thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ đảm bảo
chất lƣợng để sinh viên TCCN có thể tự tin tìm việc trên thị trƣờng lao động rộng lớn
của 10 nƣớc trong AEC;
- Theo điều tra của Tác giả khi thực hiện đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên trƣờng trung học Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình”, những kỹ năng sống cơ bản
mà các nhà tuyển dụng yêu cầu ở ngƣời lao động là: Kỹ năng quản lí nghề nghiệp; kỹ
năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tƣ duy
phản biện. Đây là 5 kỹ năng cơ bản mà sinh viên TCCN hiện đang thiếu và yếu. Giáo
dục ứng phó với BĐKH thông qua các chƣơng trình, hoạt động cụ thể sẽ giúp sinh
viên TCCN rèn các kỹ năng sống cơ bản, tạo cơ hội cho sinh viên TCCN đảm bảo
đƣợc yêu cầu của các nhà tuyển dụng, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng lao động
trong nƣớc và khu vực AEC;
- Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn Đảng [11], toàn dân, của tất cả các
bộ, ngành. Tất cả các địa phƣơng, các bộ, ngành đều phải lập kế hoạch lồng ghép ứng
phó với BĐKH trong kế hoạch phát triển của đơn vị mình [17]. Mỗi sinh viên TCCN
khi tốt nghiệp sẽ là một công dân tham gia sản xuất, phát triển kinh tế xã hội ở địa
phƣơng nơi họ đang sinh sống vì vậy họ cần phải đƣợc nâng cao nhận thức và kỹ năng
ứng phó với BĐKH trong chính công việc mà họ đang trực tiếp tham gia.
* Xét từ góc độ giáo dục
- Biến đổi khí hậu không chỉ tác động đến con ngƣời nói chung, những sinh
viên của các trƣờng TCCN nói riêng, mà còn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tác
động từ từ hoặc tức thời đến tất cả các ngành nghề mà giáo dục TCCN đang đào tạo



15


(Hình 2.1). Vì vậy giáo dục BĐKH cho sinh viên TCCN là giáo dục các giải pháp ứng
phó với BĐKH thông qua những hoạt động cụ thể, thiết thực gắn liền với các ngành
học mà sinh viên TCCN đang theo học. Ví dụ nhƣ đối với ngành chăn nuôi thú y,
thông qua giáo dục ứng phó với BĐKH để nâng cao kỹ năng lựa chọn vật nuôi, kỹ
năng chăm sóc, nuôi dƣỡng động vật thích hợp với điều kiện của thực tế địa phƣơng
trƣớc những tác động bất lợi của BĐKH; Đối với ngành bảo vệ thực vật, giáo dục
BĐKH giúp nâng cao những kỹ năng cơ bản trong điều tra, phát hiện, phòng trừ sâu,
bệnh hại trên các loại cây nông nghiệp. Các phƣơng án dập dịch hại, ngăn chặn sự lây
lan của sâu, bệnh hại. Các biện pháp kiểm soát các loại sâu bệnh hại từ các nguồn
giống khác đƣa vào địa phƣơng. Áp dụng các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
một số các loại cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp, ăn quả thông thƣờng, cây
đặc sản của địa phƣơng trong điều kiện bất lợi của BĐKH ngày càng gia tăng hoặc
giúp ngƣời học chỉ ra và tìm đƣợc giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thông qua lựa
chọn những quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc khoa học nhất, tiết kiệm nhất và đảm
bảo năng suất cao nhất; Đối với ngành lâm sinh, thông qua giáo dục BĐKH để nâng
cao kỹ năng đánh giá, lựa chọn giống cây trồng phù hợp với đặc điểm thổ nhƣỡng tại
địa phƣơng, phát triển rừng theo hƣớng bền vững góp phần giảm phát thải khí nhà
kính thông qua trồng và bảo vệ rừng ở địa phƣơng; Đối với ngành thủy sản thông qua
giáo dục BĐKH nâng cao kỹ năng thực hiện các quy tắc bảo vệ môi trƣờng trong quy
trình sản xuất tôm cá giống và các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế khác. Nâng cao
kỹ năng xác định các yếu tố hóa học, lý học, sinh học chủ yếu của nƣớc (nhiệt độ, độ
trong, nồng độ O
2
, CO
2
, H

2
S, pH, ) qua đó giúp sinh viên áp dụng đƣợc những biện
pháp kỹ thuật để vật nuôi thích ứng với điều kiện môi trƣờng ao nuôi thay đổi khi chịu
tác động của BĐKH trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó việc tiết kiệm chi
phí thông qua tính toán nhu cầu thức ăn, phân bón và hóa chất, từ đó thiết kế đƣợc mô
hình ao nuôi kết hợp tôm, cá giống, ao nuôi tôm, cá thƣơng phẩm và các loài thủy hải
sản khác…

×