Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của các hộ trồng cao su tại xã vĩnh trung, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.9 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Tìm hiểu giải pháp khắc phục thiệt hại do bão
của các hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

HUẾ, 2/2015
1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cao su là đối tượng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được trồng tập trung
ở các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Trải qua hơn
100 năm phát triển ở Việt Nam, mủ cây cao su được mệnh danh là “vàng trắng”
để minh chứng cho giá trị mà cao su mang lại. Cuối năm 2012, diện tích cao su
cả nước là 910.500 ha, phá vỡ kế hoạch đề ra cho năm 2015. Giai đoạn 2015-
2020, diện tích cao su ước tính sẽ đạt mức 1 triệu ha.[6]
Cao su được trồng ở miền Trung và khu vực Bắc Trung Bộ từ những năm
1975. Thực tế đã chứng minh hiệu quả của nó đối với việc phát triển kinh tế hộ,
xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên,
những năm gần đây cây cao su ở miền Trung đã bị bão tàn phá nghiêm trọng.
Chỉ trong năm 2013, cơn bão số 10 và 11 đã làm 215.000 ha cao su bị tàn phá,
trong đó có 13.000 ha bị mất trắng ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Con số thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Vấn đề sinh kế của những hộ trồng
cao su đang bị đe dọa, nhiều hộ đang ổn định bỗng dưng trắng tay. Nếu trước
đây cao su là cứu cánh của người nông dân thì giờ đây, việc phát triển cao su ở
miền Trung đang bị mất phương hướng.
Quảng Trị, nơi được xem là “rốn bão” của cả nước. Năm 2013 có
7.076,12 ha cao su gãy đổ, chiếm 36,88% diện tích trồng cao su của tỉnh, trong
đó có 4.116,08 ha gãy đổ trên 70 % chiếm 21%.[10] Riêng huyện Vĩnh Linh có


5.000/7.500 ha cao su bị tàn phá do bão. Trong đó có gần 3.000 ha cao su bị gãy
đổ hoàn toàn.[5] Thiệt hại vườn cao su của huyện ước tính lên tới 1.500 tỷ đồng.
Cũng trong bối cảnh đó, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
là xã chịu thiệt hại nặng nề của bão, do vị trí địa lý của xã nằm ở phía Đông của
huyện, gần bờ biển nên mức độ ảnh hưởng của bão rất lớn. Trong những năm
gần đây, cường độ và tần suất ảnh hưởng của bão tại xã liên tục tăng. Những hộ
trồng cao su tại xã đều bị thiệt hại nặng nề và đang phải đối mặt với những cú
sốc lớn.
Việc xây dựng đề tài “Tìm hiểu giải pháp khắc phục thiệt hại do bão
của các hộ trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng
Trị” nhằm xem xét những giải pháp mà cộng đồng đã và đang lựa chọn và đóng
2
góp vào quá trình phát triển những giải pháp lâu dài cho hộ trồng cao su trong
vùng gió bão.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong giới hạn về nội dung, thời gian, không gian và khả năng của mình,
tôi đặt ra 3 mục tiêu chính cho nghiên cứu như sau:
1. Tìm hiểu tình hình phát triển cây cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị.
2. Tìm hiểu thiệt hại do bão gây ra đối với những hộ trồng cao su tại xã
Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
3. Tìm hiểu những giải pháp khắc phục thiệt hại do bão của những hộ
trồng cao su tại xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
3
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm liên quan
* Khái niệm thích ứng
Thích ứng là khái niệm mang nghĩa rất rộng và có rất nhiều khái niệm
khác nhau được áp dụng cho từng lĩnh vực cụ thể. Trong thuật ngữ tiếng Anh,

thích ứng là hành động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng, tận dụng lợi thế, hoặc đối
phó với những thay đổi đang xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra. Khả năng thay đổi
chiến lược để ứng phó với các biến đổi về hoàn cảnh trong hiện tại hoặc có thể
xảy ra trong tương lai.
* Khái niệm giải pháp thích ứng
Theo Lê Anh Tuấn (tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt
động thích ứng ở miền Nam Việt nam năm 2009), giải pháp thích ứng được hiểu
là “những hoạt động điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn
cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do
dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do
nó mang lại”. [11]
* Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong lập kế hoạch thích ứng với BĐKH viết:
giải pháp thích ứng là những hành động cụ thể thực hiện tại một địa điểm cụ thể
ở một thời điểm cụ thể để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đang xảy
ra hoặc có thể xảy ra.
Trong báo cáo khoa học về “ thích ứng với BĐKH và PTBV” của các tác
giả thuộc viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Bộ TNMT viết: giải
pháp hay biện pháp thích ứng với BĐKH là một quá trình qua đó con người làm
giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ và đời sống và sử dụng
những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. [9]
Giải pháp thích ứng được phân chia thành 8 nhóm:
Chấp nhận tổn thất: Phản ứng cơ bản là “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu
đựng hay chấp nhận những tổn thất. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra
khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào.
[9]
Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ
những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy
4
ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp.

Các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng
đồng, phục hồi và tái thiết bằng các quỹ công cộng. [9]
Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát
được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự
nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm
soát lũ lụt như đắp đập, đào mương. Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp
làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là
ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. [9]
Ngăn ngừa các tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng
để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí
hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng
tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại. [9]
Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể
tiếp tục các hoạt động kinh tế hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách
sử dụng. Ví dụ, người nông dân có thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt
hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm thấp hơn. [9]
Thay đổi/chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay
đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ
di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến
một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp hơn cho các cây trồng trong
tương lai. [9]
Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên
cứu trong lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng. [9]
Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động
thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công
cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. [9]
* Khái niệm hộ sản xuất
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất.
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành
kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sống

chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người
làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về
5
“Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm
chung và cùng có chung một ngân quỹ.
Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981,
1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm
người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là
một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác”. [13]
Để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thành phần kinh tế
(quốc doanh và ngoài quốc doanh) và khả năng phát triển kinh tế từng vùng
(thành thị và nông thôn), theo phụ lục của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ban
hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản
xuất được nêu như sau: " Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt
động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình". [18]
* Khái niệm cao su tiểu điền
Trong ngành cao su Việt Nam và trên thế giới có nhiều hình thức trồng
khác nhau. Xét trên quy mô diện tích thì có cao su “đại điền” và cao su “tiểu
điền”. Cao su đại điền là cao su có quy mô diện tích lớn từ vài trăm đến hàng
chục ngàn ha, tập trung chủ yếu ở các công ty, các doanh nghiệp, các nông lâm
trường. Cao su tiểu điền là cao su có quy mô diện tích nhỏ, phân tán từ một
đến vài chục ha, được trồng chủ yếu ở các hộ nông dân. Vườn cao su thuộc sở
hữu của nông dân, do nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư

hoặc do các tổ chức cho
nông dân vay vốn phát triển cao su nhân dân. [1]
* Khái niệm bão và mức độ nguy hại của bão
Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và
hoạt động của các khu áp thấp khơi sâu. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch

từ tiếng Anh "tropical cyclone" hoặc "tropical storm". Theo định nghĩa quốc tế,
bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ. Nếu gió yếu hơn 63
km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới. Nếu gió mạnh hơn 118 km/giờ, bão được gọi
là bão lớn hay cuồng phong. Ngoài ra còn có siêu bão với gió nhanh hơn 241
km/giờ.
Bảng 2.1 dưới đây cho chúng ta hiểu rõ hơn về quy định cấp gió cũng như
những tác động cơ bản mà gió gây ra ở mỗi cấp.
Bảng 2.1. Bảng quy định cấp gió ở Việt Nam
Cấp gió Tốc độ gió Mức độ nguy hại
6
Bô-pho m/s km/h
0 – 3 0-5,4 0-19 Gió nhẹ. Không gây nguy hại.
4 – 5 5,5 - 10,7 20 – 38 Cây bắt đầu lay động. Biển hơi động. Thuyền
đánh cá bị chao nghiêng.
6 – 7 10,8 - 17,1 39 – 61 Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió. Biển
động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
8 – 9 17,2 - 24,4 62 – 88 Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt
hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió. Biển
động rất mạnh.
10 - 11 24,5 - 32,6 89 – 117 Gió làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây
thiệt hại rất nặng. Biển động dữ dội.
12 - 17 32,7 - 61,2 118 - 220 Sức phá hoại cực kỳ lớn.
(Nguồn: TCVN 6259-10:2003. Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép -
ổn định) [22]
Bão nhiệt đới có cấp gió được xác định từ cấp 10 trở lên. Một cơn bão có
thể mạnh lên đến cấp 17 và giật cấp 17 như bão Hải Yến ( bão số 11 năm 2013).
Những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp về người, nhà cửa, công trình xây
dựng và có thể làm đảo lộn tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn
bộ cộng đồng nơi bão tác động đến.
2.1.2. Hiệu quả kinh tế và cách tính hiệu quả kinh tế

* Chỉ tiêu kết quả, chi phí
Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là tổng thu nhập của một loại mô
hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích; công thức tính là:
GO=ΣQi*Pi, trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i.
Thu nhập thuần: Được tính bằng cách lấy sản lượng (kg) nhân với đơn giá
(đồng/kg): GO = Ql*Pl.
Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho
một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm:
Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.
Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản
xuất hoặc một thời gian cụ thể.
Khấu hao tài sản cố định (KH): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất
như nhà kho, máy bơm và một số máy móc khác.
7
Chi phí khác (K): Là những khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình
sản xuất.
Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K.
Đối với cây lâu năm, toàn bộ chi phí của thời kỳ kiến thiết cơ bản phải
được phân bổ đều cho các năm của thời kỳ sản xuất kinh doanh. Khoản chi phí
này được gọi là chi phí phân bổ.
Nghiên cứu này xác định thời gian KTCB của cao su là 6 năm, thời gian
kinh doanh là 20 năm.
* Chỉ tiêu hiệu quả
Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra.
Công thức: VA= GO-IC.
Hiệu suất đồng vốn (HS): Hay hiệu quả sử dụng vốn được tính theo công
thức: HS=VA/IC.
Lợi nhuận (Pr): Pr = GO-TC.
2.1.3. Giới thiệu cây cao su
* Tên khoa học, phân loại, nguồn gốc xuất xứ của cây cao su

Cao su là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích (Euphorbiacea).[15]
Tên khoa học:
Hevea brasiliensis
Phân loại khoa học:
Họ (familia): Euphorbiaceae
Chi (genus): Hevea
Loài (species): H. rasiliensis
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thuộc lưu vực sông Amazon. Nó
được nhận ra bởi thổ dân vùng Amazôn từ lâu. Đến cuối thế kỷ XV Christophe
Colombo phát hiện ra chúng vào giai đoạn 1493-1496. Mãi đến thế kỷ XVII mới
có những công trình nghiên cứu thêm về cây cao su do La.Condamine và
Fresneau thực hiện. Sau đó nhờ có phát hiện thêm của Goodyear vào năm 1999
về việc lưu hóa mủ cao su, từ đó, cao su nhanh chóng trở thành hàng hóa.
Ban đầu, mủ cao su chỉ được khai thác ở Brazil. Năm 1875 Collins, (người
Anh) lần đầu tiên lấy trộm được 2.000 hạt, đem gieo nhưng đã bị chết hết. Sau
đó một năm Henry Wickham (người Anh) cũng lấy trộm được hơn 70.000 hạt
8
đem gieo tại vườn bách thảo Kew (London), mọc được 24 cây. Số cây này được
đem trồng tại Colombo - Srilanka. Từ nguồn này cao su phát triển lan rộng khắp
vùng Đông Nam Á và Châu Phi. Mủ cao su trồng được thu hoạch lần đầu tiên từ
24 cây của Wickham vào năm 1884 tại Colombo - Srilanka. [3]
* Đặc điểm hình thái, sinh lý của cây cao su
Đặc điểm hình thái
Cao su thuộc loại thân gỗ, to, cao, cây lâu năm có thể cao tới 20 -30 m,
đường kính thân cây tới 1m. Khi cây cao su còn non, điểm sinh trưởng ở đỉnh
ngọn phát triển mạnh trên thân thành những tầng lá rõ rệt.
Phần quan trọng trong cấu tạo của thân cao su là vỏ thân, đây là bộ phận
sản sinh ra nhựa mủ quyết định đến năng suất sản lượng cao su. Cấu tạo của vỏ
thân bao gồm: Biểu bì, nhu mô, tượng tầng, gỗ. Trong đó phần nhu mô có chứa
rất nhiều ống mủ bao gồm ống mủ sơ cấp và ống mủ thứ cấp. Ống mủ sơ cấp

trong tầng vỏ không liên quan gì với ống mủ thứ cấp và hầu như không cho sản
lượng mủ. Ống mủ thứ cấp chính là nơi sản sinh và dự trữ mủ. [3]
Lúc cây non lá có màu tím đỏ, sau dần chuyển sang màu xanh nhạt rồi
xanh lục và hình thành từng lá rõ rệt.[3]
Hoa cao su thuộc loại đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng. Trong một
chum hoa có số lượng hoa đực nhiều gấp 50 lần hoa cái. Sau khi trồng được 5-6
năm cây mới có hoa quả. [3]
Quả cao su thuộc loại quả nang có lớp vỏ dày cứng trong có chứa các hạt,
khi chín vỏ tự nứt và hạt có thể tách ra ngoài. Hạt cao su hình trứng hơi tròn, khi
chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng cứng.[3]
Bộ rễ cao su bao gồm rễ trụ, là rễ chính có thể ăn sâu 1,5 m và rễ bên phát
triển mạnh ở xung quanh gốc và phân bố theo tầng. Hệ số tán cây/tán rễ = 1,5
lần. [3]
* Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh đối với cây cao su
Nhiệt độ: Cây cao su yêu cầu nhiệt độ cao, thích hợp từ 20-28
0
C, có biên
độ nhiệt độ chênh lệch ít và rất sợ rét. Nếu nhiệt độ bình quân ngày thấp hơn
15
0
C, đỉnh ngọn sẽ bị ức chế. Nếu dưới 10
0
C thì hạt không nảy mầm, ảnh hưởng
xấu đến trao đổi chất trong cây. Nếu dưới 5
0
C thì vỏ thân bị nứt, mủ không
đông, cây có thể bị khô ngọn và dưới 0
0
C, cây sẽ chết. [3]
9

Mưa và ẩm độ: Cây cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước
mưa hàng năm cao và đều từ 1.500 – 2.000 mm. Về tính chất mưa cây cao su
yêu cầu mưa nhiều trận, mưa vào buổi chiều. Nếu mưa to hoặc mưa dầm đều
không tốt vì làm cho sâu bệnh nhiều và ít mủ. Độ ẩm không khí tối thiểu cho
cây cao su là 75%. [3]
Gió: Cây cao su ưa lặng gió, gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi của lá và
trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gãy, sản lượng mủ thấp. Tốc độ gió ảnh
hưởng rõ đến đời sống cây cao su: Nếu tốc độ gió từ 2-3 m/s đã gây nhiều khó
khăn trong sinh trưởng, nếu trên 3 m/s thì cây phát triển không bình thường, lá
nhăn nheo, rách hoặc rụng. Gió ở cấp 9 trở lên sẽ làm cây cao su gãy đổ gây
thiệt hại lớn.[3]
Ánh sáng: Cây cao su cần đầy đủ ánh sáng, song vẫn có khả năng chịu
được bóng râm, nên theo Xemicop (Liên Xô) cho rằng cây cao su thuộc loại cây
trung tính. Theo kết quả nghiên cứu ở Hoa Nam (Trung Quốc): Cường độ chiếu
sáng thích hợp cho cây cao su là 28.000 lux. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau
thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau. [3]
Đất đai và địa hình: Cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu có lý hóa
tính của đất cao. Về hóa tính phải là đất tốt, nhiều mùn giàu N, P, K; có độ
PH=5. Về lý tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây cao su còn yêu
cầu mực nước ngầm thấp, nơi có độ cao của mặt đất so với mặt biển là 200 m thì
tốt. [3]
* Các giai đoạn phát triển của cây cao su
Trong suốt chu kỳ trồng trọt kinh doanh cây cao su, nhiều tác giả đã phân
chia quá trình này thành 5 giai đoạn gồm: giai đoạn vườn ươm, giai đoạn kiến
thiết cơ bản, giai đoạn khai thác cao su non, giai đoạn khai thác cao su trung
niên và giai đoạn khai thác cao su già. [3]
Giai đoạn cây con trong vườn ươm: Giai đoạn này kéo dài từ 6 đến 24
tháng, bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn. Giai đoạn này cây con
tăng trưởng theo chiều cao, trong vòng 20-30 ngày cây có thể tăng cao 10-15
cm. Cây con trong giai đoạn này cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước

để nhanh chóng đạt được đường kính đủ kích thước ghép. [3]
Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Giai đoạn này kéo dài từ 6 đến 8 năm từ khi
cây con được trồng ngoài cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ. Nhiều giống có tốc
độ tăng trưởng nhanh như PB235, RRIV2, RRIV4 có thể thu mủ sau 6 năm
10
trồng. Giai đoạn này cần chú ý tỉa cành cách mặt đất từ 2 đến 3m tạo điều kiện
thuận lợi cho khai thác mủ về sau. [3]
Phần dưới mặt đất có sự phát triển chậm trong 1 đến 2 năm đầu nhưng sau
đó sinh trưởng rất mạnh. Khi cây cao su giao tán, các rễ tơ có thể được nhìn thấy
ở giữa hai hàng cao su. Cây cao su ở giai đoạn này có thể tự cân đối nhu cầu
nước của mình trong điều kiện mùa khô kéo dài 4 đến 5 tháng. [3]
Giai đoạn khai thác mủ: Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có
thể khai thác mủ đến lúc cây bị thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất
hằng năm, người ta chia giai đoạn này thành 3 thời kỳ gồm: thời kỳ khai thác
cao su non, thời kỳ khai thác cao su trung niên và thời kỳ khai thác cao su già.
[3]
Thời kỳ khai thác cao su non: Cây vẫn tiếp tục sinh trưởng mạnh về số
lượng cành nhánh, chu vi thân, độ dày vỏ, sản lượng mủ tăng nhanh theo năm.
Thời kỳ này kéo dài chừng 10 đến 12 năm. Do vỏ của thân trong thời kỳ này còn
mỏng và đang tăng trưởng mạnh nên việc khai thác mủ cần có tay nghề cao để
tránh phạm vào thân. [3]
Thời kỳ khai thác cao su trung niên: Khi năng suất không còn tăng thêm
nữa thì cây cao su đã bước vào thời kỳ trung niên. Nếu vườn cây không được
chăm bón tốt trong giai đoạn KTCB và sau KTCB năng suất sẽ giảm nhanh
chóng. Khai thác quá mức trong giai đoạn trước cũng có thể làm tỷ lệ cây khô
mủ nhiều hơn xảy ra trong thời kỳ này. [3]
Thời kỳ khai thác cao su già: Khi vườn cây giảm năng suất trong nhiều
năm liền thì vườn cây đã bước vào thời kỳ này. Tốc độ giảm năng suất nhanh
hay chậm còn tuỳ vào giống và chế độ chăm sóc, khai thác trước đó.[3]
* Vai trò của cây cao su

• Đối với nền kinh tế quốc dân
Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế rất cao. Sản phẩm
chính của cây cao su là nhựa mủ. Mủ cao su có đặc tính ưu việt hơn hẳn cao su
nhân tạo về độ giãn, độ đàn hồi, chống nứt, chống lạnh, dễ sơ chế, không phát
nhiệt nhiều khi cọ xát và được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
như: công nghiệp ô tô, máy bay, sản xuất dụng cụ y tế… Một ha cao su khai
thác bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8 đến 2,0 tấn/ha/năm; sản
phẩm mủ xuất khẩu có thể đạt tới 36 triệu đồng/tấn.[21]
11
Trồng cao su mang lại lợi nhuận “kép” cho người sản xuất bởi không chỉ
có nhựa mủ, cao su còn cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Kết
thúc chu kỳ khai thác nhựa mủ, cây cao su trở thành cây cho gỗ. Trung bình một
ha có thể thu được 160m
3
gỗ nguyên liệu với giá trị trung bình đạt 80 triệu
đồng/ha.[21]
Ngoài ra, hạt cao su cũng được sử dụng làm giống, ép dầu, làm thức ăn
cho gia cầm và bón cho cây trồng. Bình quân mỗi năm thu được 250-300kg
hạt/ha tương đương với 2 triệu đồng/ha/năm.
Cao su là cây thay lá vào mùa đông, trung bình có 4 đến 5 tấn lá/ha/năm.
Đây là nguồn cung cấp chất hữu cơ quan trọng cho đất.
• Đối với xã hội
Với sự phát triển mạnh mẽ của cây cao su, mỗi năm các nông trường, lâm
trường và các công ty trồng cao su thu hút hàng chục nghìn lao động từ khắp nơi
tham gia sản xuất với mức lương khá cao đạt từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh đó, việc phát triển cao su tiểu điền ở những vùng khó khăn đã
tạo điều kiện cho cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân có
những bước phát triển vượt bậc. Cây cao su đã thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội
của nhiều địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và
xây dựng thành công chương trình nông thôn mới.[21]

Đối với môi trường
Cao su là cây trồng thích nghi với nhiều loại địa hình và vùng sinh thái
khác nhau. Với khả năng chịu hạn tốt, cây có thể phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo
sự cân bằng sinh thái, nâng cao độ phì cho đất nhờ quá trình rụng lá hàng năm.
Ngoài ra, rừng cao su còn có tác dụng giữ nước, chống xói mòn tốt. Vì vậy, cao
su có thể xem là loại cây đa mục đích, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có những
ảnh hưởng tích cực đến môi trường sống.
2.1.4. Mô hình cao su tiểu điền
* Đặc điểm của cao su tiểu điền
Cao su tiểu điền được trồng với quy mô nhỏ, vì vậy chỉ phù hợp với các
nông hộ. Tuy nhiên, mục đích sản xuất của cao su tiểu điền là sản xuất hàng
hóa với quy mô tương đối lớn so với nông hộ.
12
Mức độ tập trung và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất
cao hơn so với nông hộ thông thường do đặc thù cao su không thể sản xuất
được với quy mô quá nhỏ và phân tán.
Cao su là cây kinh tế - kỹ thuật, vì vậy đòi hỏi chủ hộ phải luôn học hỏi
để nâng cao trình độ về kỹ thuật. Đồng thời chủ hộ phải biết kết hợp sử dụng
lao động có kỹ thuật của gia đình và lao động kỹ thuật thuê ngoài để sản xuất
có hiệu quả.
Tài sản của các hộ cao su tiểu điền chính là vườn cao su được phân bố
trên một vùng rộng lớn, bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, khí hậu.
Thời kì kiến thiết cơ bản của cây cao su kéo dài từ 6- 7 năm, vốn đầu tư lớn từ
40-50 triệu đồng/ha, vì vậy tính rủi ro trong sản xuất cao su khá cao.
Ưu điểm trong sản xuất cao su là: Sau thời kỳ kiến thiết cơ bản, chu kỳ
kinh doanh cây cao su có thể kéo dài trên 20 năm. Mặt khác, trong quá trình kiến
thiết kéo dài 6-7 năm, hộ trồng cao su hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn đầu tư
nhờ vào hoạt đồng xen canh các loại cây ngắn ngày khác. Đây được xem là
hình thức “lấy ngắn nuôi dài” rất hiệu quả. Ngoài ra, vườn cao su thời kỳ khai
thác cũng có khả năng hỗ trợ cho một số mô hình sản xuất kết hợp đạt hiệu quả

cao như nuôi bò hoặc nuôi gà thả vườn.
Quá trình khai thác mủ cao su trải dài 6-9 tháng; từ tháng 4 đến hết tháng
1 năm sau ở miền Nam và từ tháng 5 đến tháng 12 ở miền Trung và miền Bắc.
Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy, việc đầu tư trồng cao su
của các nông hộ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như
:
đất đai, khí
hậu thời tiết, thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư và dàn trải đều qua các năm. Do
đó, mức độ rủi ro cao hơn so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, việc trồng
cao su ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ là giải pháp thiết thực và
hiệu quả cho nông hộ.[21]
• Vai trò của cao su tiểu điền
- Phát triển cao su tiểu điền tạo việc làm và tăng thu nhập: Trong điều
kiện hiện nay phát triển cao su tiểu điền là giải pháp hữu hiệu để giải quyết
việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người

lao động ở nông thôn,
góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
13
- Phát triển cao su tiểu điền góp phần làm tăng lượng cao su cho tiêu
dùng và xuất khẩu: Phát triển cao su tiểu điền là giải pháp quan trọng nhằm
huy động tối đa các nguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu và
vùng xa như: đất đai, lao động; tạo ra khối lượng

sản phẩm cao su nguyên liệu
ngày càng nhiều cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển cao su tiểu điền làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát triển cao su tiểu điền có vai
trò quan trọng đối với quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cao su tiểu điền

cũng đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc
canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, thực hiện sự phân công
lao động tại chỗ sản xuất ra nguyên liệu tập trung và ổn định, giúp cho ngành
công nghiệp chế biến ở nông thôn phát triển.[21]
2.1.5. Một số giải pháp phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam
Theo Trần Đức Viên -Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, để phát triển
ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế cần thực hiện các giải
pháp quan trọng sau:
Đẩy mạnh hiệu quả công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ
thuật rất cần thiết cho các nông hộ trồng cao su, nhất là công tác giống.
Để giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra đối nông dân trồng cao su, đa
dạng hóa cây trồng và đa dạng hóa thu nhập của hộ là một trong những hướng
cần thiết và hiệu quả.
Phải có sự khuyến cáo của các cơ quan quản lý và nghiên cứu về các khả
năng rủi ro có thể xảy ra nhằm giảm thiểu những thiệt hại cho nông hộ trồng
cao su.
Công tác dự báo cần phải được đặc biệt chú ý. Giá cao su tại thời điểm
hiện tại có thể ảnh hưởng đến lượng cung của 10 đến 20 năm sau. Vì vậy trong
tương lai các phương pháp và mô hình dự báo mới trên thế giới nên được áp
dụng cho các mặt hàng nông sản tại Việt Nam nói chung và cao su nói riêng.
Hiện nay, xuất khẩu cao su của Việt Nam mới chỉ là sản phẩm thô. Trong
tương lai gần cần chú ý hoàn thiện hệ thống chế biến mủ cao su, phát triển các
xưởng sản xuất nhỏ với các loại sản phẩm phù hợp, nâng cao chất lượng chế
biến. Trong dài hạn, cần suy nghĩ và phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm
cao su, nhất là đổi mới công nghệ. [12]
2.2. Cơ sở thực tiễn
14
2.2.1. Tình hình phát triển cây cao su trên thế giới
* Tình hình phát triển cao su trên thế giới
Cuối thế kỷ XIX, khi rời vùng nguyên quán Amazone (Nam Mỹ), cây cao

su đã được phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Các quốc gia ở Châu
Á trở thành quốc gia hàng đầu sản xuất ngành hàng này.
Tổng diện tích trồng cao su thiên nhiên trên thế giới tính đến đầu năm
2012 đạt 9,56 triệu ha. Sản lượng năm 2012 đạt 11,41 triệu tấn, tăng 3,97% so
với năm 2011. Trong đó, Châu Á có ưu thế vượt trội chiếm tỷ trọng khoảng 93%
tổng sản lượng sản xuất của thế giới, tiếp theo là Châu Phi chiếm từ 4 đến 5%,
Châu Mỹ Latin chiếm khoảng 2,5-3%. [6]
Sản lượng cao su trên thế giới qua các năm và dự báo cho tới năm 2018
được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Sản lượng cao su tự nhiên một số khu vực trên thế giới
(ĐVT: Nghìn tấn)
Năm
Sản lượng
1998 2003 2008 2013 2018
Canada và Mexico 14 16 18 20 25
Trung Quốc 450 565 548 600 650
Châu Á- Thái Bình Dương 5.721 6.994 8.840 10.980 13.230
Mỹ La Tinh 125 166 251 295 340
Châu Phi- Trung Đông 290 359 443 555 655
Tổng 6.600 8.100 10.100 12.450 14.900
(Nguồn: Rubber-foundation.org, The Freedonia Group, Inc2012-2013)[19]
Sản lượng cao su tự nhiên thế giới tăng nhanh qua các năm và tăng gần 2
lần trong vòng 15 năm. Trong đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi
đóng góp hơn 90% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu.
Nhóm các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới đến cuối
năm 2012 là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Bảng 2.3 là tổng hợp
mới nhất về tình hình sản xuất cao su của nhóm các nước sản xuất cao su hàng
đầu thế giới tính đến cuối năm 2012.
15
Bảng 2.3. Sản xuất cao su thiên nhiên của một số quốc gia trên thế giới 2012

Các chỉ số
Quốc gia
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng (triệu
tấn)
Thái Lan 2,75 1,72 3,55
Indonesia 3,45 1,16 3,00
Malaysia 1,05 1,47 0,95
Ấn Độ 0,74 1,82 0,90
Việt Nam 0,91 1,71 0,86
( Nguồn: Báo cáo ngành cao su thiên nhiên năm 2013)
Trong năm 2012, khi nhắc đến diện tích cao su phải nói đến Indonesia với
3,45 triệu ha; nhắc đến năng suất phải nói đến Ấn Độ với 1,82 tấn /ha; và nói về
sản lượng phải chú ý đến Thái Lan với 3,55 triệu tấn.
Indonesia là nước có diện tích cao su lớn nhất, trước Thái Lan, Malaysia,
Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, nhờ sự quản lý chắt chẽ của nhà nước trong sản
xuất cao su kết hợp với các yếu tố về kỹ thuật canh tác tiên tiến, Thái Lan trở
thành nước có sản lượng đứng đầu thế giới và năng suất ổn định ở mức cao thứ
hai sau Ấn Độ. Cũng với lý do đó, Ấn Độ mặc dù có diện tích trồng cao su khá
khiêm tốn, chỉ đứng thứ năm, nhưng năng suất cao su của Ấn Độ đang đứng đầu
thế giới.
* Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới
Người dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng CSTN
ở thế kỷ XVI. Đến nay cao su được dùng để chế tạo nhiều loại sản phẩm sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác khác nhau như: vỏ ruột xe, keo dán, mặt vợt
bóng bàn, nệm, bong bóng, găng tay, thiết bị y tế Bảng 2.4 dưới đây cho thấy
mức tiêu thụ CSTN của một số quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới.

Bảng 2.4. Tiêu thụ cao su thiên nhiên của một số nước, năm 2012
Quốc gia Số lượng (nghìn tấn) Tỷ lệ %
Trung Quốc 3.603 32,98
Ấn Độ 958 8,77
Mỹ 1.029 9,42
Nhật Bản 765 7,00
Thái Lan 480 4,39
16
Hàn Quốc 402 3,68
Indonesia 442 4,04
Malaysia 402 3,68
Khác 2843 26,03
(Nguồn: NMCE-Natianal Multi Commodity Exchange, Natural rubber 2013)
[17]
Các nước thành viên ANRPC chiếm trên 90% sản lượng và cũng là nơi
tiêu thụ trên 50% tổng mức tiêu thụ trên toàn thế giới. Theo thống kê của
Rubber Statistical Bulletin - IRSG, tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm
2012 đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011. Châu Á là khu vực tiêu thụ
cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm 69,7% tổng nhu cầu trên thế giới, kế
đến là Châu Âu (13,5%), Bắc Mỹ (10,7%). Nhóm các nước tiêu thụ cao su thiên
nhiên lớn nhất thế giới là Trung Quốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật
Bản (6,6%). Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng lượng
tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su
thiên nhiên toàn cầu. [6],[20]
2.2.2. Tình hình phát triển cây cao su ở Việt Nam
* Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt nam
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực
vật Sài Gòn năm 1987 nhưng không sống. Đến năm 1982, 2000 hạt cao su từ
Indonesia được nhập vào Việt Nam đánh dấu thời điểm cây cao su có mặt trên
đất nước ta. [15]

Năm 1907, các công ty cao su đầu tiên và một số đồn điền cao su tư nhân
Việt Nam cũng được thành lập. Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng
7.000 ha và sản lượng đạt 3.000 tấn. [15]
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh
trong giai đoạn 1960 - 1962, nhưng sau đó phải bỏ dở do chiến tranh. Mãi đến
năm 1977, Tây Nguyên mới trồng lại cao su.[15]
Trong thời kỳ trước năm 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công
nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 17 ra các tỉnh phía
Bắc gồm Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ. Trong những
năm 1958 - 1963, diện tích cao su khu vực này đã lên đến khoảng 6.000 ha. [15]
17
Đến 1976, Việt Nam có khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ có
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên có khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền
Trung và khu 4 cũ có khoảng 3.636 ha.[15]
Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị và Quảng
Bình trong các công ty quốc doanh.[15]
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, trong đó cao su
tiểu điền chiếm khoảng 27,2%. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000
ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37%. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là
464.875 ha.[15]
Cuối năm 2012, Việt Nam có 850.000 ha cao su, trở thành nước đứng thứ
5 thế giới về sản lượng khai thác cao su thiên nhiên với tỷ trọng khoảng 7,6%
tương đương 863.600 tấn và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế
giới, chiếm thị phần khoảng 10,3% tương đương 1,02 triệu tấn.
Năm 2013, rừng cao su ở Việt Nam có tổng diện tích đạt 0.91 triệu ha và
được phân bố theo 7 vùng được thể hiện trong biểu đồ 4.1.
(Nguồn: Báo cáo ngành cao su thiên nhiên năm 2013)
Biểu đồ 2.1. Phân bố rừng trồng cao su Việt Nam năm 2013
Cũng trong năm 2013, năng suất cao su Việt Nam đã đạt mức 1.73 tấn/ha
và vươn lên vị trí thứ hai sau Ấn Độ.

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTG và Quyết định số 124/QĐ-TTG của
Thủ tướng Chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, diện tích trồng cao
su cả nước sẽ ổn định ở mức 800.000 ha. Tuy nhiên tính đến cuối năm 2013,
18
theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích quy
hoạch để trồng cao su là 910.500 ha, vượt mức kế hoạch đề ra cho năm 2015.
Khả năng Việt Nam sẽ đạt mức 1 triệu ha giai đoạn 2015-2020 là rất cao. Theo
đó, vùng Đông Nam Bộ sẽ đạt 390.000 ha, vùng Tây Nguyên đạt 280.000 ha,
vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đạt 40.000 ha, vùng Bắc Trung Bộ đạt 80.000
ha, các tỉnh vùng Tây Bắc đạt 50.000 ha và 200.000 ha tại Lào và Campuchia.
[6]
* Tình hình tiêu thụ cao su trong nước
Trong giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng trưởng bình quân tiêu thụ cao su
thiên nhiên của Việt Nam đạt 11%/năm, mức tiêu thụ bình quân khoảng 132.000
tấn/năm, tỷ lệ tiêu thụ/khai thác bình quân khoảng 17-18%. Trong năm 2008,
mức tiêu thụ đạt 100.000 tấn và đến năm 2012 đã tăng lên mức 150.000 tấn. [6]
Cao su thiên nhiên tại Việt Nam chủ yếu dùng cho sản xuất săm lốp, găng
tay y tế, gối nệm Ngoài ra, tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Việt Nam được đóng
góp một phần không nhỏ từ hoạt động tạm nhập nguyên liệu để tái xuất.
Tiêu thụ cao su trong nước chỉ đạt tỷ lệ thấp là do quy mô các doanh
nghiệp sản xuất cao su trong nước chưa cao. Việc tiêu thụ hiện nay phần lớn
được thể hiện thông qua hình thức mua bán giữa các doanh nghiệp sản xuất cao
su thiên nhiên với các công ty thương mại trong nước, sau đó các công ty này
cũng chuyển sang xuất khẩu. Vì vậy, xét về thực chất nguồn cung cao su thiên
nhiên vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. [6]
Năm 2012, sản lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu của cả nước đạt
302.000 tấn, giảm 16,6% so với năm 2011. Ước tính trong tổng lượng nhập
khẩu có khoảng 60% là tái xuất và 40% là tiêu thụ trong nước. Điều này cho
thấy lượng cao su thiên nhiên thực sự tiêu thụ trong nước so với sản lượng khai
thác vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, khoảng 17-18%. [6]

Trong năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu cao su thiên nhiên từ khoảng 40
nước trên thế giới, trong đó nhiều nhất từ các nước: Campuchia, Thái Lan,
Myanmar, Lào và Hàn Quốc.
Từ năm 2010 đến nay, Campuchia là nước cung cấp cao su lớn nhất cho
Việt Nam, chiếm khoảng 59% về lượng và 60% về giá trị. Tiếp đến là Thái Lan
chiếm 17% về lượng và 18% về giá trị. Đây là những thị trường có lợi thế về vị
trí địa lý và mức giá hấp dẫn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu. [6]
* Tình hình xuất khẩu cao su Việt nam
19
Cao su là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam. Riêng trong năm 2011, mặt hàng cao su chiếm 24% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân
xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong 5 năm qua đạt 11,9% về sản
lượng và 15,5% về giá trị. Năm 2012, theo Tổng cục thống kê, sản lượng xuất
khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,02 triệu tấn, đạt trị giá 2,85 tỷ USD.
Xuất siêu cao su thiên nhiên năm 2012 đạt 721 nghìn tấn và đạt 2,05 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Malaysia,
Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Mỹ Trong đó, Trung Quốc là thị trường
lớn nhất, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam
trong năm 2012.
Việt Nam chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nhập khẩu cao su
thiên nhiên của các nước trong khu vực và thế giới, trong đó Ấn Độ chiếm 11-
15%, Trung Quốc chiếm 8,6%, Hàn Quốc chiếm 10%, Malaysia chiếm 7% và
Mỹ chiếm 2%.
Tuy nhiên, trong các nước sản xuất cao su tự nhiên, sản lượng của Việt
Nam chỉ chiếm 9% năm 2012 và tăng chậm lên 10% năm 2013, thấp hơn nhiều
so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ nên không tạo được sức ảnh
hưởng lên giá cao su thế giới. Bên cạnh đó, do còn nhiều hạn chế về quản lý
chất lượng, công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất, chế biến mủ cao su nên cao su
Việt Nam vẫn chưa tạo được vị thế của mình trên thị trường cao su thế giới.

* Thuận lợi và hạn chế trong phát triển cây cao su tại Việt Nam
Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực hiện
“Báo cáo thường niên ngành cao su Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm
2014” để phân tích SWOT cho ngành hàng cao su Việt Nam.[16]
• Điểm mạnh
- Nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất và chế biến mủ cao su.
- Hiện tại chỉ có 63% diện tích cao su của Việt Nam được đưa vào khai
thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp cao su của Việt Nam còn đầu tư trồng mới các
đồn điền cao su lớn ở Lào và Campuchia.
- Việt Nam đã tham gia Consortium Cao su Quốc tế (IRCO), một tổ chức
do 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới gồm Thái Lan, Indonesia và
Malaysia sáng lập để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su trên thị trường thế
giới.
20
- Cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường nhập khẩu
lớn nhất của Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng và lâu dài của cao
su Việt Nam.
• Điểm yếu
- Trình độ tay nghề của công nhân chưa cao nên năng suất khai thác cao
su thấp hơn so với các nước trong khu vực.
- Cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tỷ lệ xuất
khẩu sản phẩm thô còn rất lớn chiếm hơn 80% sản lượng cao su cả nước làm
giảm giá trị xuất khẩu.
- Thiếu tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn đối
với cao su trước khi xuất hàng để đảm bảo uy tín cho Việt Nam.
- Cao su Việt Nam hầu như không có thương hiệu trên thị trường thế giới
nên phải bán qua trung gian với giá thấp hơn so với các nước khác.
- Công nghệ phục vụ khai thác, chế biến sản phẩm chưa được sử dụng
nhiều làm giảm giá trị và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam khi

xuất khẩu.
• Cơ hội
- Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mang lại những
ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cao su của Việt
Nam.
- Ngành công nghiệp ôtô thế giới, đặc biệt là của Trung Quốc và Ấn Độ,
đang có tốc độ phát triển rất nhanh nên nhu cầu sử dụng lốp xe là rất lớn, trong
khi cao su là nguyên liệu chính để sản xuất lốp xe.
- Bên cạnh đó, cao su còn được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm khác
phục vụ tiêu dùng, như găng tay, đệm, zoăng v.v.
- Giá dầu thô sản xuất cao su tổng hợp trong vài năm gần đây liên tục
tăng khiến cho các nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên. Xu
hướng này làm tăng nhu cầu và giá mủ cao su nguyên liệu trong tương lai.
• Thách thức
- Thời tiết trong những năm gần đây có những biến đổi khó lường, ảnh
hưởng tiêu cực tới năng suất và diện tích trồng cây cao su của Việt Nam.
- Xuất khẩu cao su của Việt Nam còn phụ thuộc vào một số thị trường.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính (chiếm 60%) nên rủi ro là rất lớn.
- Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái nên nhu cầu cao su
cũng có thể bị ảnh hưởng giảm ít nhiều.[16]
2.2.3. Tình hình hoạt động của bão ở Việt Nam trong những năm gần đây
Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới nước ta được hình thành từ ổ bão
Tây Bắc Thái Bình Dương. Bão phát sinh từ tháng 5 đến tháng 12, di chuyển
21
theo hướng từ Đông sang Tây và thường tan đi khi đã đổ bộ vào bờ biển. Từ Bắc
vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới:
từ Móng Cái - Thanh Hoá (tháng 7,8), Thanh Hoá - Quảng Trị (tháng 9), Quảng
Trị - Bồng Sơn (tháng 10), Bồng Sơn - TPHCM (tháng 11), TPHCM - Cà Mau
(tháng 12).
Bảng 2.5. Những cơn bão mạnh đổ bộ vào nước ta từ năm 1970 đến nay

Năm Cơn bão số Cấp bão Địa phương ảnh hưởng
1971 9 12 Nghệ An- Quảng Bình
1971 14 12 Quảng Trị- Quảng Ngãi
1973 2 12 Nghệ An- Quảng Bình
1973 6 12 Quảng Ninh- Thanh Hóa
1983 11 12 Nghệ An- Quảng Bình
1984 10 12 Quảng Trị- Quảng Ngãi
1985 8 12 Quảng Trị- Quảng Ngãi
1986 5 12 Quảng Ninh- Thanh Hóa
1989 9 13 Nghệ An- Quảng Bình
1993 10 13 Bình Định-ninh Thuận
1995 11 12 Quảng Trị- Quảng Ngãi
2005 7 12 Nam Định -Thái Bình
2006 6 13 Huế - Quảng Ngãi
2010 9 13 Quảng Trị - Quảng Ngãi
2013 10 13 Huế - Hà Tĩnh
2013 11 14 Quảng Trị - Quảng Ngãi
(Nguồn: Bách khoa toàn thư – Thống kê bão và ATNĐ ảnh hưởng tới nước ta)
[14]
Trong những năm gần đây, bão có xu hướng dịch chuyển vào các tỉnh
Nam Trung Bộ như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Khu vực thường xuyên
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão là các tỉnh ven biển Miền Trung. Tuy nhiên
hiên nay, diễn biến của bão ngày càng phức tạp và khó dự báo. Cường độ, tần
suất xuất hiện của bão ngày một lớn. Năm 2013 là năm đánh dấu số cơn bão và
22
ATNĐ kỷ lục trong hơn 50 năm qua với 18 cơn bão và ATNĐ, trong đó có 2
cơn bão rất mạnh được đánh giá là siêu bão vừa đổ bộ vào nước ta tháng 11 là
bão số 10 và 11.
2.2.4. Tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Quảng Trị
* Lịch sử phát triển cây cao su trên đất Quảng Trị

Năm 1948, cao su được người Pháp lần đầu tiên trồng tại Vĩnh Linh. Năm
1958, nông trường Quyết Thắng được thành lập tại Bến Quan, Bãi Hà và có
500ha cao su. Cùng lúc đó ở phía Đông của huyện, nông trường Bến Hải cũng
được thành lập và có khoảng 50ha cao su. Đến năm 1984, công ty Cao su Quảng
Trị được thành lập tại miền Tây huyện Gio Linh đánh dấu sự phát triển vượt bậc
của cây cao su trên đất Quảng Trị. Đến cuối năm 2012 toàn tỉnh Quảng Trị đã có
19.188 ha, trong đó có diện tích cao su kinh doanh là 10.829,2 ha chiếm 56%,
diện tích cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản là 8.358,8 ha chiếm 44%. Biểu đồ 2.2
thể hiện cơ cấu diện tích cao su tiểu điền và đại điền của tỉnh Quảng Trị năm
2012. [2]
( Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị 2013)
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu diện tích cao su đại điền và tiểu điền tỉnh Quảng Trị 2012
Khác với các tỉnh trọng điểm phát triển cây cao su, tỉnh Quảng Trị có diện
tích cao su tiểu điền chiếm đến 78% tổng diện tích cao su. Do đặc điểm vùng
miền và cơ cấu sản xuất nông hộ nên cao su tiểu điền ở đây rất phát triển.
Riêng tại Vĩnh Linh, cao su được trồng từ thời pháp thuộc năm 1948. Đến
năm 1958, toàn huyện đã có khoảng 500 ha cao su. Năm 1993, cùng với chương
23
trình 327 và 773 của chính phủ đã nâng diện tích cao su của huyện lên 1.500 ha.
Đến năm 2013, toàn huyện Vĩnh Linh đã có khoảng 7.500 ha và trở thành huyện
có diện tích cao su lớn nhất tỉnh Quảng Trị. [7]
* Thuận lợi
Quảng trị có trên 30.000 ha đất đỏ bazan phù hợp với phát triển cây công
nghiệp lâu năm. Cơ cấu dân số trẻ, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, riêng dân
số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%. Năm 2011 toàn tỉnh có 319.211 người trong độ
tuổi lao động, chiếm khoảng 53,08% dân số. Số người trong độ tuổi lao động
tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 4.000-5.000 người. Phần lớn lao động
trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ
54,53% (2010). Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển ngành cao su nói
riêng và các ngành khác nói chung.

* Khó khăn, thách thức
Phát triển cao su ồ ạt tại Quảng Trị nói riêng và các địa phương khác nói
chung đã và đang đặt ra nhiều thách thức.
Đầu tiên là nguy cơ phá vỡ quy hoạch và cơ cấu cây trồng của tỉnh, một
số lớn diện tích rừng kinh tế, sắn nguyên liệu và cả cây cà phê cũng sẽ thu hẹp
diện tích để nhường đất cho cao su. Nguy cơ này sẽ kéo theo nhiều nguy cơ phá
sản của nhiều ngành công nghiệp chế biến nông sản khác.
Cao su là đối tượng cây trồng mới đối với Quảng Trị và một số tỉnh miền
Trung. Tỉnh Quảng Trị lại chưa có vườn ươm, chưa có nhà cung cấp giống đáng
tin cậy. Người dân và các địa phương chủ yếu mua giống trôi nổi trên thị trường.
Đây là nguy cơ làm cho người dân thất bại trong việc trồng cao su.
Giá cả không ổn định theo quy luật của thị trường nông sản và vấn đề
biến đổi khí hậu làm xuất hiện một số bệnh lạ đã và đang gây nhiều thiệt hại lớn
cho người làm cao su.
Nghiêm trọng nhất vẫn là tác động của điều kiện tự nhiên. Tại miền
Trung, cây cao su bị ảnh hưởng nặng nề của hai yếu tố khí hậu đặc biệt đó là
nhiệt độ thấp về mùa đông và bão nhiệt đới. Đặc biệt trong năm 2013, các tỉnh
miền Trung đã liên tục gánh chịu sự tàn phá của bão.
* Xu hướng phát triển cây cao su của tỉnh
24
Diện tích cao su tăng mạnh hàng năm, diện tích cây cao su do các địa
phương đề xuất sẽ phát triển từ năm 2012 đến năm 2020 là hơn 38.000 ha. Giai
đoạn 2011 đến 2015 có gần 28.000 ha được đề xuất. [4]
Theo Quyết định 750/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển cao su toàn quốc
đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 cho vùng Duyên hải Bắc trung bộ là
80.000 ha. Trong đó tỉnh Quảng Trị từ 19.000 đến 20.000 ha. [2]
Tỉnh chủ trương không khuyến khích phát triển diện tích cây cao su lớn
mà chỉ khuyến khích đầu tư thâm canh để tăng năng suất và chất lượng mủ, chú
trong chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm làm từ cao su.
2.2.5. Tình hình bão ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cao su ở Quảng Trị

Từ năm 1970-1990, miền Trung chịu ảnh hưởng của 7 cơn bão, thiệt hại
vườn cao su từ 15-20%. Số liệu thống kê ở Quảng Trị cho thấy từ năm 1985 đến
2013, Quảng Trị có 6 năm bị gió bão ảnh hưởng gây thiệt hại về cao su. Năm
1985 cơn bão số 8 gây thiệt hại 17,2% tổng diện tích; Năm 2006 cơn bão
Xangsane làm gãy đổ một số diện tích cao su ở các xã ven biển huyện Vĩnh
Linh. Năm 2009 cơn bão Ketsana làm gãy đổ 1.485ha cao su chiếm 10,1% tổng
diện tích trồng cao su; Năm 2010 cơn bão số 3 làm thiệt hại 71,2ha cao su ở giai
đoạn khai thác chiếm 0,44% tổng diện tích. Năm 2011 hoàn lưu cơn bão số 3
làm ảnh hưởng đến 150ha cao su, chiếm 0,83% diện tích trồng cao su. Năm
2013 ảnh hưởng của cơn bão số 10 làm cho 7.076,12ha cao su bị đổ gãy chiếm
36,88% diện tích trồng cao su, trong đó đổ gãy trên 70% là 4.116,08ha chiếm
gần 21% diện tích cao su của tỉnh.[10]
25

×