Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề cương chi tiết học phần Nhập môn tài chính tiền tệ (90 tiết) (ĐH Kinh tế TP.HCM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.13 KB, 10 trang )

KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
TỔ BỘ MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
NHẬP MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

1. TÊN HỌC PHẦN: NHẬP MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
2. SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH: 06 ĐVHT
3. TRÌNH ĐỘ: SV năm thứ 3 ngành TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
4. PHÂN BỐ THỜI GIAN: Số giờ lý thuyết và bài tập trên lớp: 90 tiết
5. ĐIỀU KIỆN :
 Kinh tế vĩ mô.
 Kinh tế vi mô.
6. MÔ TẢ VẮN TẮT HỌC PHẦN
Học phần trình bày những kiến thức cơ bản như: Lý luận cơ bản về tài chính và
cấu trúc hệ thống tài chính; lý luận cơ bản về tiền tệ; khái quát những nội dung cơ
bản các khâu trong hệ thống tài chính: tài chính công, tài chính doanh nghiệp, các
định chế tài chính trung gian, tín dụng và lãi suất hoạt động thị trường tài chính.
7. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN
Chuẩn bị cho giờ học trên lớp: đọc giáo trình, bài đọc thêm, và chuẩn bị một số tư
liệu khác theo hướng dẫn của giáo viên
Dự giờ giảng lý thuyết trên lớp.
Tham gia thảo luận, làm các bài kiểm tra.
8. TÀI LIỆU HỌC TẬP
8.1. Tài liệu bắt buộc
Giáo trình Nhập Môn Tài chính – Tiền tệ, chủ biên P GS.TS. Sử Đình Thành và
TS Vũ Thị Minh Hằng, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB
TK, 2006.
8.2. Tài liệu tham khảo
 Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Khoa Tài chính – Ngân hàng,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội, 2005.


 Tiền tệ, ngân hàng, thị trường tài chính, PGS.TS. Lê văn Tư, NXB TK,
2001.
 Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Frederic S.Mishkin, NXB KHKT,
năm 1994.
 The Economics of Money, Banking, and Financial Markets, Frederic
S.Mishkin, 2004.
 Tạp chí Tài chính.
 Tạp chí Ngân hàng.
 Tạp chí Phát triển Kinh tế.
9. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN
 Kiểm tra hết học phần 70%
 Kiểm tra quá trình: gồm các phần tự học và học trên lớp 30%
10. THANG ĐIỂM: 10
11. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Qua học phần, sinh viên hiểu và nhận thức những kiến thức lý luận cơ bản về tài
chính, tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, làm nền tảng ứng
dụng và nghiên cứu các môn nghiệp vụ thuộc chuyên ngành tài chính – ngân hàng.
12. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHẠM TRÙ TÀI CHÍNH (7 tiết)
1. Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính
2. Bản chất của tài chính
2.1. Nguồn tài chính
2.2. Bản chất tài chính
3. Chức năng của tài chính
3.1. Huy động nguồn tài chính
3.2. Phân bổ nguồn tài chính
3.3. Kiểm tra tài chính
4. Hệ thống tài chính
4.1. Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính

4.2. Đặc điểm các bộ phận của hệ thống tài chính
Giảng trên lớp 6 tiết phần : 1 , 2 , 3 và phần 4.1
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 4.2
Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ (8 tiết)
1. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ
2. Bản chất và chức năng của tiền tệ
2.1. Bản chất
2.2. Chức năng
3. Các chế độ tiền tệ
3.1. Khái niệm và đặc điểm cấu thành chế độ tiền tệ
3.2. Các chế độ tiền tệ
4. Các học thuyết tiền tệ
Giảng trên lớp 7 tiết phần 1 , 2 , 3
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 4
Chương 3: TÍN DỤNG ( 4 tiết )
1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng
2. Vai trò tín dụng
3. Các hình thức tín dụng cơ bản trong nền kinh tế
3.1. Tín dụng thương mại
3.2. Tín dụng ngân hàng
3.3. Tín dụng nhà nước
3.4. Tín dụng thuê mua
3.5.Tín dụng tiêu dùng
Giảng trên lớp 3 tiết phần 1 , 3.1 , 3.2 , 3.3
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 2 , 3.4 , 3.5
Chương 4: LÃI SUẤT ( 4 tiết )
1. Khái niệm và các loại lãi suất
2. Lãi suất và tỷ suất lợi tức
2.1 Các công cụ nợ
2.2 Hiện giá

2.3 Tỉ suất lợi tức
3. Các nhân tố quyết định lãi suất thị trường
3.1 Cung cầu trái phiếu và quỹ cho vay
3.2 Sự thay đổi lãi suất thị trường
4. Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Giảng trên lớp 3 tiết phần 1 , 2 , 3
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 4
Chương 5: CUNG VÀ CẦU TIỀN TỆ ( 5 tiết )
1. Các lý thuyết về cầu tiền tệ
1.1. Lý thuyết định lượng tiền tệ
1.2. Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes
1.3. Lý thuyết của Friedman
2. Các khối tiền trong lưu thông
2.1 Các loại tiền trong nền kinh tế hiện đại
2.2 Phép đo tổng lượng tiền
3. Các chủ thể thể cung ứng tiền
3.1. Ngân hàng trung ương
3.2 Ngân hàng thương mại
3.3 Các chủ thể khác
Giảng trên lớp 4 tiết phần 2 , 3
Sinh viên tự nghiên cứu phần 1
Chương 6: LẠM PHÁT (3 tiết)
1. Khái niệm và các loại lạm phát
2. Tác động của lạm phát
3. Nguyên nhân lạm phát ( tiền tệ, thiếu hụt ngân sách…)
4. Các biện pháp kiểm soát lạm phát
5. Giảm phát
Chương này Sinh viên tự nghiên cứu
PHẦN II HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Chương 7 : TÀI CHÍNH CÔNG ( 10 tiết )

A Những vấn đề cơ bản về tài chính công
1. Sự phát triển tài chính công
1.1. Tài chính công cổ điển
1.2. Tài chính công hiện đại
2. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công
2.1. Khái niệm
2.2. Đặc điểm
3. Vai trò
B Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm và đặc điểm NSNN
2. Tổ chức hệ thống NSNN
3. Cân đối thu chi NSNN
4. Thu NSNN
5. Chi NSNN
C Hệ thống các quỹ tài chính khác của nhà nước
1. Sự tồn tại khách quan các quỹ tài chính khác của nhà nước
2. Hệ thống các quỹ tài chính của nhà nước
2.1. Quỹ dự trữ quốc gia
2.2. Bảo hiểm xã hội
2.3. Quỹ bảo hiểm y tế
2.4. Các quỹ hỗ trợ tài chính khác của nhà nước
Giảng trên lớp 8 tiết phần A 2 và phần B
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phầnA( 1 , 3 ) và C
Chương 8: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ( 6 tiết )
1. Bản chất và vai trò tài chính doanh nghiệp
1.1. Bản chất
1.2. Vai trò
2. Cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp
2.1. Khái niệm và nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh
nghiệp

2.2. Cấu trúc về vốn tài sản kinh doanh
2.3. Cấu trúc về nguồn vốn tài trợ hoạt động
3. Thu nhập và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
3.1. Thu nhập
3.2. Phân phối lợi nhuận

Giảng trên lớp 5 tiết phần 2 và 3
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 1
Chương 9: HỆ THỐNG ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN ( 5 tiết )
1. Khái niệm , đặc điểm và phân loại các định chế tài chính trung gian
1.1. Khái niệm về định chế tài chính trung gian
1.2. Đặc điểm của định chế tài chính trung gian
1.3. Phân loại các định chế tài chính trung gian
2. Vai trò của các định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế
2.1 Chu chuyển các nguồn vốn
2.2 Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính
2.3 Góp phần làm giảm chi phí giao dịch xã hội
2.4 Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn cuộc sống xã hội
3. Đặc điểm cơ bản của một số định chế tài chính trung gian
Giảng trên lớp 4 tiết phần 1 và 3
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 2
Chương 10: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ( 6 tiết )
1. Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại
2. Chức năng của ngân hàng thương mại
3. Phân loại ngân hàng thương mại
4. Quản lý và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
4.1. Huy động vốn
4.2. Phân phối sử dụng vốn
Giảng trên lớp 5 tiết phần 2 và 4
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 1 và 3

Chương 11: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ( 5 tiết )
1- Sự ra đời và phát triển NHTU
2- Mô hình tổ chức NHTU
3– Bản chất và chức năng NHTU
4- Chính sách tiền tệ
4.1 Khái niệm
4.2 Muc tiêu
4.3 Các công cụ
Giảng trên lớp 4 tiết phần 1 , 2 , 3 và phần 4.1 , 4.3
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 4.2
Chương 12: BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI (4 tiết )
1. Bản chất và vai trò của bảo hiểm
2. Phân loại bảo hiểm thương mại
3. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm
4. Cơ chế phân phối tài chính trong hoạt động bảo hiểm thương mại
5. Doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm
Giảng trên lớp 3 tiết phần 2 , 4 và 5
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 1
Chương13: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ( 6 tiết )
1. Cơ sở hình thành và phát triển tài chính quốc tế.
2. Tỷ giá hối đoái
2.1. Khái niệm và vai trò tỷ giá ngoại hối
2.2. Hệ thống chế độ tỷ giá hối đoái
2.3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái
2.4. Các chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái
3. Cán cân thanh toán quốc tế
3.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
3.2. Nguyên tắc xây dựng cán cân thanh toán quốc tế
3.3. Các khoản mục chính của cán cân thanh toán quốc tế
4. Sự khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế

5. Sự di chuyển các nguồn vốn và quản lý nợ nước ngoài
6. Các định chế tài chính quốc tế
Giảng trên lớp 5 tiết phần 2.1 , 2.2 , 2.3 và phần 3
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứuphần 1,2.4,5 và phần 6
Chương 14: THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ (6 tiết )
1. Thanh toán quốc tế
1.1. Thanh toán quốc tế và vai trò thanh toán quốc tế
1.2. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế và
điều kiện thương mại quốc tế
1.3. Các điều kiện thanh toán quốc tế
1.4. Các phương tiện thanh toán quốc tế
2. Tín dụng quốc tế
2.1. Khái niệm tín dụng quốc tế
2.2. Các hình thức tín dụng quốc tế
Giảng trên lớp 5 tiết phần 1.3 , 1.4 và phần 2
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần1.1 và phần 1.2
Chương 15: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (10 tiết )
1. Sự ra đời và phát triển thị trường tài chính
2. Khái niệm, phân loại thị trường tài chính
3. Thị trường tiền tệ
4. Thị trường vốn
5. Vai trò của thị trường tài chính
Giảng trên lớp 9 tiết phần 2 , 3 và phần 4
Sinh viên tự tìm hiểu và nghiên cứu phần 1 và phần 5
Chương 16 : CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA VIỆT NAM
1. Khái niệm
2. Mục tiêu và quan điểm
3. Nội dung của chiến lược và chính sách tài chính
4. Các biện pháp thực hiện
Chương này sinh viên tự nghiên cứu

Chú ý: Thời gian cho kiểm tra giữa học phần 3 tiết

×