KHOA TÀI CHÁNH NHÀ NƯỚC
BỘ MÔN TÀI CHÍNH CÔNG
HỌC PHẦN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG II
1. Tên học phần: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG II
2. Số đơn vị học trình
3 ĐVHT - 45 tiết - Dành cho sinh viên đại học thuộc chuyên ngành Tài Chính Nhà
nước
3. Phân bổ thời gian
• Số giờ lý thuyết : 30 tiết
• bài tập ứng dụng, kể cả kiểm tra giữa kỳ: 15 tiết.
4. Điều kiện tiên quyết
Sinh viên đã học xong môn học:
• Nhập môn Tài chính – Tiền tệ
• Lý thuyết tài chính công
• Quản lý Tài chính công I
5. Mô tả học phần
Học phần Quản lý Tài chính Công II dành cho sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành
Tài Chính Nhà nước tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản: Huy động vốn tín
dụng nhà nước; Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; Hệ thống ngân sách nhà
nước; Cân đối ngân sách nhà nước và quản lý nợ công; Quản lý các quỹ tài chính
tại kho bạc nhà nước; Quản lý tài chính công theo phương đầu ra; Quản lý công
sản và chính sách phát triển tài chính công Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế.
6. Mục tiêu của môn học
Khi học xong học phần này, sinh viên có phương pháp và kỹ năng: Phân tích chính
sách tín dụng của nhà nước; Quản lý NSNN, cân đối NSNN, biện pháp xử lý thiếu
hụt tạm thời và bội chi NSNN vào thực tiễn quản lý NSNN ở VN; Soạn lập ngân
sách theo đầu tư; Phân tích nghiêp vụ quản lý tài chính công qua kho bạc nhà
nước, quản lý công sản…
7. Nhiệm vụ của sinh viên
• Chuẩn bị cho giờ học trên lớp: đọc giáo trình, bài đọc thêm, và chuẩn bị một
số tư liệu khác theo hướng dẫn của giáo viên
• Dự giờ giảng lý thuyết trên lớp
• Tham gia thảo luận, làm các bài kiểm tra.
8. Tài liệu học tập:
8.1. Tài liệu bắt buộc
Giáo trình Quản lý tài chính công, Khoa TCNN – Trường ĐHKT TP.HCM, Nhà
xuất bản ĐHQG. Tp.HCM.
8.2. Tài liệu tham khảo
• Tài chính công, Dương Thị Bình Minh, 2005, Nhà xuất bản Tài chính.
• Tạp chí Tài chính.
• Tạp chí Thuế.
• Tạp chí Kho bạc Nhà nước
9. Phương pháp đánh giá
• Kiểm tra viết giữa kỳ: 30% tổng điểm môn học.
• Kiểm tra viết cuối kỳ: 70% tổng điểm môn học.
10. Thang điểm: 10 điểm
11. Đề cương chi tiết:
Chương 1: Huy động vốn tín dụng nhà nước
I. Sự cần thiết vay nợ của chính phủ
II. Phân tích sự chèn lấn vay nợ của chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu và đầu
tư của khu vực tư
III. Huy động vốn qua hát hành trái phiếu chính phủ
1. Phát hành trái phiếu trong nước
2. Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
IV. Vay nợ ODA
V. Vay nợ chính quyền địa phương
Chương 2: Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
I. Khái niệm và đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
II. Vai trò tín dụng tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
III. Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
1. Cho vay đầu tư
2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
3. Bảo lãnh tín dụng sau đầu tư
4. Cho vay lại
IV. Khuynh hướng phát triển tín dụng đầu tư phát triển của chính phủ
Chương 3: Hệ thống ngân sách nhà nước
I. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của ngân sách nhà nước
1. Khái niệm ngân sách nhà nước
2. Đặc điểm ngân sách nhà nước
3. Nguyên tắc ngân sách nhà nước
II. Hệ thống ngân sách nhà nước
1. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
2. Đặc điểm các cấp ngân sách nhà nước
2.1. Đặc điểm ngân sách trung ương
2.2. Đặc điểm của ngân sách địa phương
III. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
1.Nguyên tắc thống nhất
2. Nguyên tắc tập trung và dân chủ
3. Nguyên tắc công khai, minh bạch
4. Nguyên tắc cân đối
IV. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
1.Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
2. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
2.1. Phân cấp chi ngân sách nhà nước
2.2. Phân cấp thu ngân sách nhà nước
2.3.Các khoản chuyển giao giữa chính quyền nhà nước trung ương và chính quyền
nhà nước địa phương
2.4. Vay nợ của chính quyền địa phương
3. Nguyên tắc phân cấp ngân sách nhà nước
3.1. Phân cấp ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp về hành chính
3.2. Phân cấp ngân sách nhà nước đảm bảo tính hiệu quả
3.3. Phân cấp ngân sách nhà nước phải đảm bảo công bằng
V. Mục lục ngân sách nhà nước
1. Khái niệm mục lục ngân sách nước
2. Tiêu thức xây dựng mục lục ngân sách nhà nước
3. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng mục lục ngân sách nhà nước
4. Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước hiện hành của việt nam
5. Vai trò mục lục ngân sách nhà nước
VI. Chu trình ngân sách nhà nước và quản lý chu trình ngân sách nhà nước
1. Khái niệm chu trình ngân sách nhà nước
2. Quản lý chu trình ngân sách nhà nước
2.1. Lập dự toán ngân sách nhà nước
2.2. Chấp hành ngân sách nhà nước
2.3. Kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước
Chương 4: Cân đối ngân sách nhà nước và quản lý nợ công
I. Bội chi ngân sách nhà nước
1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước
2. Vấn đề bội chi của ngân sách địa phương
3. Giới hạn thâm hụt ngân sách nhà nước
4. Xử lý bội chi ngân sách nhà nước
5. Bội chi ngân sách nhà nước và nợ công
5.1. Dẫn nhập
5.2 Biểu thị số học mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và nợ công
II. Quản lý nợ công
1. Khái niệm và ý nghĩa quản lý nợ công
1.1.Khái niệm quản lý nợ công
1.2.Ý nghĩa quản lý nợ công
2. Khuôn khổ quản lý nợ công
2.1 Xác lập mục tiêu quản lý nợ công và sự phối hợp giữa các chính sách
2.2 Tính minh bạch và trách nhiệm trong quản lý nợ công
2.3 Khuôn khổ thể chế quản lý nợ công
2.4. Chiến lược quản lý nợ
2.5 Quản lý nợ công với phương pháp ALM
Chương 5: Quản lý các quỹ tài chính công tại kho bạc nhà nước
I. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước tại KBNN
II. Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung
1. Nội dung thu, chi quỹ ngoại tệ tập trung
2 Nội dung công tác quản lý quỹ ngoại tệ tập trung
III. Quản lý dự trữ tài chính Nhà Nước
1. Nội dung quỹ dự trữ tài chính Nhà Nước
2 Nội dung công tác quản lý quỹ dự trữ tài chính Nhà Nước
IV. Quản lý tiền gửi của các đơn vị giao dịch
VI. Các công cụ thanh toán của KBNN
VII. Điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước
Chương 6: Quản lý tài chính công theo phương thức đầu ra
I. Những tiếp cận cơ bản về lập ngân sách theo kết quả đầu ra
1. Khái niệm
2. Những đặc điểm cơ bản của phương thức lập ngân sách KQĐR
3. Sự khác nhau giữa lập ngân sách theo đầu vào và lập ngân sách theo kết quả đầu
ra
4. Vai trò của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu
công
II. Phương pháp luận xác định các đầu ra
1. Xác định chi tiết các đầu ra
1.1. Tên đầu ra và các mô tả
1.2 Đầu vào và đầu ra nội bộ
2. Đo lường đầu ra trong chi tiêu công
2.1. Mục đích đo lường đầu ra
2.2. Các thước đo đầu ra
III. Khuôn khổ chi tiêu công trung hạn
1. Khái niệm
2. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn
3. Những thay đổi trong dự toán ngân sách theo MTEF
4. Quản lý quy trình dự toán theo MTEF
Chương 7: Quản lý công sản
I. Khái niệm và phân loại tài sản công
1. Khái niệm tài sản công
2. Phân loại tài sản công
II. Vai trò của công tác quản lý tài sản công
III. Quản lý tài sản công
1. Quản lý tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp
1.1. Nguyên tắc chung
1.2. Nội dung quản lý
2. Quản lý tài sản thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng phục vụ phúc lợi công cộng
3. Quản lý tài sản được tịch thu vào quỹ nhà nước và tài sản xác lập quyền sở hữu
nhà nước
4. Quản lý đất đai và tài nguyên thiên khác
Chương 8: Chính sách tài chính công của Việt Nam
I. Khái niệm chính sách tài chính công
II. Mục tiêu và quan điểm đổi mới chính sách tài chính công giai đoạn 2001-2010
1. Mục tiêu của chính sách tài chính công
2. Quan điểm đổi mới chính sách tài chính công
III. Nội dung đổi mới chính sách tài chính công
1. Đẩy mạnh chính sách cải cách khu vực công
2. Tăng cường quản lý nguồn lực tài chính công
3. Hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà
nước
4. Hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu công
5. Hoàn thiện môi trường pháp lý tài chính