Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN ĐỊA LÝ VIỆT NAM 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.01 KB, 47 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
ĐỊA LÝ VIỆT NAM 1
1
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Số tiết: 03 tiết (Lý thuyết: 03; Thực hành: 0)
I. MỤC TIÊU:
Học xong chương này sinh viên cần đạt dược những mục tiêu sau:
- Về kiến thức:
+ Nắm được những đặc trưng về vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ Việt Nam
+ Biết được những đặc điểm chung về tự nhiên Việt Nam.
- Về kỹ năng:
+ Có khả năng vận dụng những kiến thức chung về đặc điểm tự nhiên Việt Nam để giải thích
một số hiện tượng tự nhiên phổ biến.
+ Có kỹ năng sử dụng bản đồ, sơ đồ địa lý
- Về thái độ:
+ Yêu thích môn học và tự hào về thiên nhiên Việt Nam.
+ Tích cực xây dựng và bảo vệ tự nhiên Việt Nam
II. NỘI DUNG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, GIỚI HẠN LÃNH THỔ, DIỆN TÍCH
1.1.1. Vị trí địa lí
1.1.1.1. Hệ tọa độ địa lí
- Điểm cực Bắc: 23
0
23’B, 105
0
19’Đ tại xã Lũng Cú, cao nguyên Đồng Văn, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.
- Điểm cực tây: 22
0
25’B, 102
0


08’Đ nằm trên đỉnh núi Khoan La San ở khu vực ngã ba biên
giới giữa VN, Lào, Campuchia thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông: 12
0
40’B, 109
0
28’Đ tại xã Vạn Thạnh trên bán đảo Hòn Gốm thuộc huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
+ Điểm cực Nam: 8
0
30’B, 104
0
50’Đ tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Kể cả đảo thì Việt Nam kéo dài tới 6
0
B và 117
0
Đ. Như vậy lãnh thổ Việt Nam kéo dài 15
0

tuyến, gần 2000km. Về chiều rộng: rộng nhất ở Bắc Bộ: 600km và hẹp nhất ở Trung Bộ: 50km.
1.1.1.2. Đặc điểm vị trí địa lí
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông
Nam Á.
- Phía bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía đông
và phía nam giáp với Biển Đông. Việt Nam gần sát chí tuyến bắc (23
0
27B), nằm trong vòng nội
chí tuyến nóng ẩm.
- Việt Nam vừa gắn với lục địa châu Á rộng lớn, vừa có một bộ phận trên Biển Đông để tiếp

nối với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Việt Nam là nước có tính biển lớn nhất trong các
nước Đông Nam Á lục địa.
1.1.2. Phạm vi lãnh thổ
1.1.2.1.Vùng đất
* Diện tích
- Phần trên đất liền có diện tích: 329.314 km
2
(theo tập bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phố
Việt Nam - NXB bản đồ, 2005), nếu tính cả các đảo là: 331.212km
2
(Niên giám thống kê 2006)
- Lãnh thổ Việt Nam có dáng hẹp ngang và chạy dài theo hướng kinh tuyến với chiều dài
gần 1650km, nơi rộng nhất là khoảng chừng 500km (từ Móng cái đến xã Sín Thầu), nơi hẹp nhất
khoảng 50km từ biên giới Việt Lào đến Đồng Hới.
2
Với diện tích này Việt Nam thuộc loại trung bình trên thế giới, rộng gấp 4 lần Bồ Đào Nha,
gấp 1,5 lần nước Anh và gần bằng nước Nhật.
* Biên giới trên đất liền
- Việt Nam có trên 4.500km đường biên giới trên đất liền.
* Đường bờ biển
- Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km có hình cong như hình chữ S từ Móng Cái
(Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
1.1.2.2. Vùng biển
- Vùng biển nước ta khá rộng lớn với diện tích trên 1 triệu km
2
, thềm lục địa rộng với vô số
đảo, quần đảo lớn nhỏ (cách bờ khoảng 100km có 2773 đảo)
- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về
kinh tế và thềm lục địa.
1.1.2.3. Vùng trời

Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được
xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian
của các hải đảo
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
1.2.1. Việt Nam nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên
1.2.1.1 Về mặt địa chất kiến tạo
Đất nước ta một mặt vừa gắn với: Hoa Nam và qua đó thông với Đông Á và Đông Bắc Á.
Phần Tây của bán đảo Trung Ấn và qua đó thông qua Ấn Độ - Himalaya, Phần Đông Nam Á hải
đảo qua thềm lục địa rộng.
1.2.1.2 Về mặt địa hình
Trong mảng thạch quyển Âu - Á, khu vực ĐNA là khu vực động nhất, bao quanh bởi các đới
hút chìm hiện đại. Vì vậy trong khu vực Đông Nam Á núi chiếm đa số, nếu không phải là núi trẻ
do vận động Himalaya tạo nên khi mảng Ấn Độ và vào mảng Âu - Á, thì cũng là núi già do vận
động Tân kiến tạo này dội lên và làm trẻ lại, như trường hợp núi ở VN.
1.2.1.3. Về mặt khí hậu
VN là nơi gặp gỡ của nhiều hoàn lưu khí quyển, không ở đâu mà các khối khí lạnh phương
bắc, các khối khí cực đới lục địa NPc lại xa xuống phía nam như thế. Khối khí này hoạt động
trung bình đến 16
0
B, nhưng những đợt gió cực mạnh còn ảnh hưởng xuống vĩ tuyến 12 - 10
0
B,
thậm chí quét qua cả Rạch Giá, Nam Bộ.
Đồng thời cũng không đâu mà khối khí xích đạo Em có nguồn gốc nam bán cầu lại tiến xa về
phía bắc như vậy, xa nhất đến Hoa Nam, khiến cho rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm đã xoá
hẳn các đới sa mạc chí tuyến và á chí tuyến như ở Tây Nam á và Bắc Phi.
Việt Nam còn là nơi gặp gỡ của hai luồng gió từ phía tây, phía Ấn Độ Dương và vịnh
Bengan thổi tới và luồng gió từ lưỡi cao áp Tây Thái Bình Dương lấn vào.
1.2.1.4. Về mặt thuỷ văn
Do đặc điểm sơn văn nói trên đã khiến cho các lưu vực sông lớn của việt Nam có một bộ

phận nằm bên ngoài lãnh thổ: Sông Hông diện tích bên ngoài lãnh thổ chiếm 57,3%, sông Mã
38%, sông Cả 34,8% còn sông Cửu Long 91%. Trong tổng lượng nước là 839 tỉ m
3
/ năm thì
phần chảy vào bên ngoài 501 tỉ m
3
/năm.
3
1.2.1.5. Về mặt sinh vật
Chúng ta có nhiều loài thực vật và động vật từ Hoa Nam xuống chiếm 10%, từ Xich kim-
Himalaya tới chiếm 10%, từ Ấn Độ - Mianma sang và từ Malaixia - Inđônêxia lên chiếm 15%.
Trên biển Đông thì hải lưu lạnh phương Bắc từ Nhật Bản qua eo Đài Loan xuống tận vĩ tuyến
12
0
B, đã mang đến cho vùng biển nước ta những loài cá Nhật Bản - Trung Hoa bên cạnh những
loài cá thuộc khu hệ Ấn Độ - Malaixia.
1.3. Tự nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
1.3.1. Nguyên nhân
- Toạ độ địa lí: VN nằm trong vùng nội chí tuyến
- Nằm giữa vùng châu Á gió mùa (phạm vi của châu Á gió mùa 10
0
N đến 50
0
B, 60
0
Đ đến
150
0
Đ)
- Hoạt động của hoàn lưu khí quyển tạo nên chế độ gió mùa: Mùa đông: NP

C
, T
P
; Mùa hạ:
đầu mùa là TB
g
, E
m
chủ yếu T
m
thổi quanh năm
- Ảnh hưởng của biển Đông tạo nên tính chất ẩm.
1.3.2. Biểu hiện
Tính chất nhiệt đới
- VN nằm trong vòng đai nóng của Bán cầu Bắc.
- Tổng xạ Mặt Trời lớn: TB 110-140 kcal /cm
2
/ năm.
- Cân bằng bức xạ dương quanh năm trên 75- 85 kcal/cm2/năm
- Tổng số giờ nắng cao: 1400-3000h
- Tổng nhiệt độ năm: 8000-9000
0
C
Miền Bắc: 8000
0
C. Từ Quy Nhơn trở vào > 9000
0
C thuộc đới xích đạo.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 22-27
0

C.
Tính chất ẩm:
- Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt: 80-85%
- Lượng mưa năm lớn: 1500-2000mm, nhiều nơi 2500-3000mm.
Tính chất gió mùa:
Mùa đông là gió mùa Đông Bắc (NPc); Mùa hè là gió mùa Tây Nam (TBg và Em), Đông
Nam (Tm) luân phiên nhau trong năm.
1.4. Việt Nam là nước có tính biển lớn nhất
1.4.1. Cơ sở để xác định tính biển
- Diện tích biển: hơn 1 triệu km
2
- Chiều dài bờ biển: 3260km
- Tỉ lệ giữa diện tích đất liền/độ dài bờ biển trung bình: 100km
2
/1km là 0,016 gấp hơn 2 lần
Thái Lan và ngang với Malaixia gấp 6 lần trung bình thế giới.
- Tỉ lệ diện tích đất liền/ diện tích biển là 1/3 (TB thế giới: 1/2,4)
- Số lượng đảo và quần đảo: có hàng nghìn đảo và quần đảo với 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa
và Trường Sa.
1.4.2. Đặc điểm của biển Đông và vai trò của biển Đông đối với sự hình thành tính biển
- Rộng: 3.447km
2
, là biển lớn, ấm, kín và là nguồn dự trữ nhiệt ẩm lớn có tác dụng điều hòa
khí hậu.
+ Lượng nhiệt ẩm của biển làm giảm bớt mức độ khô lạnh ở MB và mức độ khô hạn ở MN
vào mùa đông.
4
+ Tăng cường lượng mưa và độ ẩm tương đối trên đất liền vào mùa hè khi các khối không
khí đi qua biển trước khi vào đất liền, đặc biệt là ở các sườn núi đón gió làm cho tính chất ẩm là
tính trội của KHVN

+ Nhiều thiên tai vào mùa mưa do các cơn bão di chuyển qua hoặc hình thành trên biển Đông.
- Vùng biển có nhiều TNTN phong phú:
+ Sinh vật biển: rất phong phú, 1 số loài hải sản thuộc nhóm những đặc sản biển như đồi
mồi, bào ngư,
+ TNKS biển: 1 số KS có trữ lượng lớn như dầu khí, muối,…
+ Các tài nguyên phục vụ cho ngành GTVT và du lịch biển những vũng vịnh sâu, kín và 1 số
đảo thuận lợi xây dựng các cảng biển và dịch vụ vận tải biển, nhiều bãi cát, đảo và các HST có
giá trị du lịch, nghỉ dưỡng.
- Tạo nên những dạng địa hình ven biển và các HST độc đáo như HST rừng ngập mặn, HST
cửa sông. Dạng địa hình như: vũng vịnh, phá, đầm, các bãi triều, bãi cát, đồng bằng ven biển.
1.5. Việt Nam là quốc gia có nhiều đồi núi
- Địa hình đồi núi là 1 yếu tố phi địa đới, phá vỡ tính địa đới của thiên nhiên, tạo nên sự phân
hóa phức tạp của cảnh quan thiên nhiên.
- Diện tích đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
- Hệ thống đồi núi ở VN có tính phân bậc rõ ràng: Dưới 500 m: 70% diện tích, dưới 1000 m:
85% diện tích, từ 1000 -2000 m: 14% diện tích, trên 2000 m: 70% diện tích.
- Địa hình đồi núi rất hiểm trở do bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông suối dày đặc. Bên
cạnh các ngọn núi cao, sườn dốc là các vực sâu. Nhiều vùng độ cao tương đối tương đương với
độ cao tuyệt đối.
- Vùng núi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên:
+ Lịch sử hình thành lâu đời của vùng núi hình thành các mỏ KS với trữ lượng lớn.
+ Địa hình đồi núi và khí hậu nhiệt đới ẩm tạo điều kiện cho sông suối nhiều nước, nhiều
thác ghềnh nên tiềm năng thủy điện lớn.
+ Diện tích rừng lớn điều tiết dòng chảy, chống xói mòn, là nguồn TN lâm sản có giá trị kinh
tế cao.
+ Cảnh quan tự nhiên đa dạng, độc đáo và sự đa dạng về bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số và
những loại tài nguyên đặc biệt (nước nóng, nước khoáng) là cơ sở phát triển du lịch, nghỉ ngơi.
- Địa hình đồi núi nước ta là những HST nhạy cảm.
- Diện tích đồng bằng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đất đai màu mỡ nên được khai thác sớm, đông
dân cư, kinh tế và đô thị phát triển mạnh.

- Quá trình hình thành và phát triển các đồng bằng nước ta có liên quan trực tiếp đến hệ
thống sông suối bắt nguồn từ miền núi nên.
1.6. Thiên nhiên VN có sự phân hóa không gian lớn và đa dạng
1.6.1. Nguyên nhân
Sự phức tạp của tự nhiên Việt Nam chịu sự chi phối:
- Vị trí địa lí:VN là nơi gặp nhau của nhiều đơn vị kiến tạo; Là nơi giao nhau của nhiều nơi
hoàn lưu khí quyển (giao tranh của nhiều khí đoàn); Gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật.
- Hình dạng lãnh thổ:
+ Kéo dài 15
0
vĩ tạo nên sự khác biệt giữa MB và MN: MB có 2 lần Mặt trời qua thiên đỉnh/
năm nên biến trình nhiệt chỉ có 1 cực đại và 1 cực tiểu. MN: biến trình nhiệt có 2 cực đại nên khí
hậu là khí hậu á xích đạo.
5
- Lịch sử phát triển lãnh thổ:
+ Các vận động Cổ kiến tạo có ý nghĩa quyết định hướng, cấu trúc địa hình do các đơn vị
kiến tạo quyết định hiện tại tạo nên các khu vực có cấu trúc khác nhau.
+ Tân kiến tạo tạo nên sự khác biệt về độ cao địa hình.
- Sự phân hoá của tự nhiên nước ta cũng tuân theo những quy luật địa lí chung của Trái Đất.
+ Sự phân hoá theo vĩ độ còn gọi là sự phân hoá bắc - nam tuân theo quy luật địa đới
+ Sự phân hoá theo kinh độ, còn gọi là sự phân hoá đông - tây, tuân theo quy luật phi địa đới
+ Sự phân hoá theo độ cao, còn gọi là sự phân hoá đai cao, tuân theo quy luật phi địa đới
1.6.2. Phân hóa theo vĩ độ (bắc – nam)
* Biểu hiện
+ Chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa miền Bắc và miền Nam là 0,35
0
C/1 vĩ tuyến (gấp
9 lần ở Ấn Độ)
+ Trong mùa đông, trị số này là 1
0

C/1 vĩ tuyến
+ Trong biến trình nhiệt độ năm ở miền Bắc có một cực đại và một cực tiểu (vào ngày hạ chí
22/6 và đông chí 22/12)
+ Trong biến trình nhiệt độ năm ở miền Nam có hai cực đại (vào tháng 4 và tháng 10 – thời
kỳ Mặt Trời qua thiên đỉnh ở xích đạo và hai cực tiểu (vào tháng 1 và tháng 7)
+ Biểu hiện qua lớp phủ thổ nhưỡng và sinh vật
* Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của sự phân hóa bắc - nam ở nước ta là do các nhân tố khí hậu, chủ
yếu là do các luồng gió mùa cộng với bức chắn địa hình, tạo nên các đới và á đới tự nhiên.
* Hệ quả
Việt Nam có hai đới địa lí
- Đới rừng gió mùa chí tuyến (nhiệt đới)
 Ranh giới phía nam là vỹ tuyến 16
0
B (đèo Hải Vân)
 Tổng nhiệt độ từ 7500 - 9300
0
C
 Nhiệt độ trung bình năm dưới 25
0
C
 Nhiệt độ TB tháng có thể dưới 20
0
C, cực tiểu dưới 10
0
C
 Mùa đông dài từ 3-5 tháng
 Căn cứ vào sự phân hóa nhiệt độ mùa đông, chia thành 2 á đới:
+ Á đới có mùa đông lạnh và khô
Ranh giới phía nam là đèo Ngang (18

0
B), có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18
0
C, P < 2T
(lượng mưa tháng < lượng bốc hơi tháng), có sự thay đổi tùy theo địa hình và vị trí địa lí
+ Á đới không có mùa đông lạnh và khô rõ rệt
Ranh giới từ vỹ tuyến 18
0
B đến 16
0
B, không còn tháng lạnh dưới 18
0
C nhưng còn dưới
200C, không còn tháng khô nhưng vẫn còn thời tiết lạnh và thời tiết khô do gió mùa Đông Bắc
và hiệu ứng phơn
- Đới rừng gió mùa á xích đạo
 Ranh giới từ vỹ tuyến 16
0
B trở vào
 Tổng nhiệt độ trên 9300
0
C
 Nhiệt độ trung bình trên 25
0
C, không có tháng dưới 20
0
C
 Nhiệt độ cực tiểu trên 10
0
C, không có mùa đông

 Căn cứ vào sự phân hóa nhiệt ẩm, chia thành 2 á đới:
6
+ Á đới không có mùa khô rõ rệt
Ranh giới từ vỹ tuyến 16
0
B đến 14
0
B, số tháng khô từ 2-3 tháng, do tác dụng bức chắn của
địa hình khối núi Kon Tum và hoạt động của Front lạnh tĩnh tại đèo Hải Vân nên lượng mưa
tăng vào những tháng có gió mùa Đông Bắc
+ Á đới có mùa khô rõ rệt
Từ vĩ tuyến 14
0
B trở vào nam, do ảnh hưởng của gió tín phong khô nóng và không còn hai
nguyên nhân gây ẩm ở trên nên mùa khô trung bình từ 4-5 tháng, tối đa tới 8-9 tháng (duyên hải
cực Nam Trung bộ). Thực bì khô hạn xuất hiện nhiều như rừng rụng lá mùa khô, rừng thưa,
xavan rừng, xavan cây bụi và truông gai.
1.6.3. Sự phân hóa theo đai cao
* Đai nhiệt đới chân núi 0-600 m
* Đai á nhiệt đới trên núi 600-2600 m
* Đai ôn đới trên núi cao trên 2600 m
1.6.4. Phân hóa theo kinh độ (đông – tây)
Nguyên nhân chủ yếu của sự phân hóa đông – tây ở nước ta là do các nhân tố kiến tạo – địa
mạo, đặc biệt là tân kiến tạo với 6 chu kỳ nâng và trầm tích.
* Sự phân hóa theo kinh tuyến của địa chất - địa hình
* Phân hóa theo kinh tuyến của khí hậu
* Sự phân hóa đông tây của các thành phần tự nhiên khác
TÀI LIỆU HỌC TẬP CHƯƠNG 1
[1] Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam (phần khái quát), Trường ĐHSP Hà Nội I, 1995
[2] Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, Trường ĐHSP Hà Nội, 1999

[3] Đặng Duy Lợi (chủ biên), Địa lý tự nhiên Việt Nam, tập 1, NXB ĐHSP, 2005
[3] Vũ Tự Lập, Phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB KHKT, 1983
[4] Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB KHKT Hà Nội, 1977
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Trình bày những đặc điểm chung và đặc sắc của tự nhiên Việt Nam.
2. Chứng minh rằng: thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng
3. Chứng minh rằng thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
4. Hãy chỉ ra những luận điểm cho thấy Việt Nam là một quốc gia có tính biển lớn.
7
CHƯƠNG 2. NHỮNG HỢP PHẦN CỦA ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Số tiết: 08 tiết (Lý thuyết: 06; Thực hành: 01; Thảo luận: 01)
I. MỤC TIÊU:
Học xong chương này sinh viên cần đạt được những mục tiêu sau:
- Về kiến thức:
+ Phân biệt được các hợp phần của tự nhiên Việt Nam
+ Trình bày được những nét đặc trưng của từng hợp phần tạo nên sự đặc sắc tự nhiên Việt Nam.
+ Phân tích được mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần trong hệ thống tự nhiên Việt Nam.
+ Hiểu được vai trò của từng hợp phần tự nhiên trong việc giữ cân bằng môi trường tự nhiên
của Việt Nam.
- Về kỹ năng:
+ Có được kỹ năng phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần của hệ thống tự
nhiên Việt Nam
+ Có kỹ năng phân tích bảng số liệu thống kê.
+ Có kỹ năng sử bản đồ, biểu đồ.
- Về thái độ:
+ Yêu thích môn học và tự hào về thiên nhiên Việt Nam.
+ Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tự nhiên Việt Nam.
II. NỘI DUNG
2.1. ĐỊA HÌNH
2.1.1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

- Đồi núi chiếm tỉ lệ lớn: 3/4 diện tích lãnh thổ, phân bố rộng khắp ở tất cả các vùng miền.
Bị chia cắt mạnh nên hiểm trở do mạng lưới sông suối dày đặc, sườn dốc >25
0
, có nơi >40
0
, độ
cao tương đối lớn (núi cao bên cạnh vực sâu).
- Đồng bằng:
+ Chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. Là miền núi đồi núi sụt võng, tách dãn được phù sa sông bồi
đắp mà thành.
+ Các loại đồng bằng: Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn; Đồng bằng chân núi ven
biển; Đồng bằng cao trên núi
2.1.2. Cấu trúc địa hình Việt Nam là cấu trúc cổ được Tân kiến tạo làm trẻ lại
* Địa hình mang tính chất cổ:
- “Ở VN không có núi chỉ có thung lũng” phản ánh sâu sắc tính chất già trẻ lại của địa hình
Việt Nam.
- Đặc điểm của các cấu trúc cổ còn quy định hướng núi chính:
+ Hướng TB-ĐN là hướng của các mảng nền cổ Tiền Cambri và của những nếp uốn
Hecxini, Inđôxini.
+ Hướng vòng cung liên quan đến những nếp uốn bao quanh các mảng nền cổ có hình dạng
khối tròn như khối vòm sông Chảy, địa khối KonTum.
- Cấu trúc cổ quy định hướng của các thung lũng giữa núi và hướng của các sông lớn phù
hợp với hướng của các nếp võng và đứt gãy cổ và nham cổ lộ trên mặt:
* Tính chất trẻ:
- Hình thái núi trẻ do: Sự nâng lên và tăng cường phân dị của Tân kiến tạo; Tính chất nhiệt
đới ẩm gió mùa.
8
- Sự phân dị mạnh của địa hình: Độ chênh cao lớn tạo thành các hẻm vực sâu (điển hình là
hẻm vực sông Đà – Lai Châu cắt qua 2 sơn nguyên Tà Phình – Sình Chải kéo dài 20km sâu 800-
900m, hẻm vực của sơn nguyên Bắc Hà (sông Chảy), hẻm vực Nà Pồng (sông Gâm).

- Sông ngòi diễn ra xâm thực giật mạnh ở lòng sông tạo nên trắc diện dọc bất cân bằng, để
lại cho lòng sông nhiều thác ghềnh ở trung và thượng lưu.
2.1.3. Địa hình Việt Nam có tính phân bậc rõ ràng và phức tạp
2.1.3.1. Phân bậc
- Từ trên cao xuống có các bậc địa hình
- Ở Việt Nam ít có các bề mặt san bằng rộng do các pha nâng khá liên tục, còn pha yên tĩnh
thì tương đối ngắn.
2.1.3.2. Tính phức tạp
Thể hiện qua hướng cấu trúc và độ cao giữa các khu vực
- Hệ thống núi Việt Nam kéo dài 1400km từ biên giới Việt Trung tới ĐNB phân làm 2
nhánh: Nhánh phía tây sông Hồng và nhánh phía đông sông Hồng
+ Địa hình Tây Bắc có 3 mạch núi: Mạch 1: mạch núi Hoàng Liên Sơn; Mạch 2: dãy núi
sông Mã; Mạch 3: nằm giữa hai mạch trên
+ Địa hình Trường Sơn Bắc
+ Địa hình Trường Sơn Nam
2.1.4. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Sự hình thành địa hình nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
với lượng mưa lớn tập trung theo mùa
- Lớp vỏ phong hóa dày (có nơi tới 10-15 m). Quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ
- Khí hậu nhiệt đới ẩm còn đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi tạo ra nhiều hang
động, phễu, giếng và sông suối ngầm
- Thực vật nhiệt đới ẩm cũng hình thành một số dạng địa hình đặc biệt: địa hình đầm lầy –
than bùn ở U Minh, địa hình triều bãi đước – vẹt ở Cà Mau
- Khi lớp phủ rừng bị phá hủy, quá trình xói mòn diễn ra mạnh mẽ, hình thành các đồi trọc
- Tại các vùng núi dốc, thường xảy ra các hiện tượng đất trượt, đất lở, đá lở, đá đổ, hang
động ngầm. Khi mưa lớn, thường xảy ra lũ bùn, lũ quét
- Hiện tượng kết von và đá ong hóa xảy ra trong lớp vỏ phong hóa và thổ nhưỡng diễn ra khá mạnh
2.1.5. Các kiểu địa hình ở nước ta
2.1.5.1. Nhóm địa hình núi
- Đây là nhóm địa hình dương lớn, trên đó có khắc chạm những dạng địa hình âm cỡ nhỏ. Từ

cao xuống thấp có các ta có các kiểu địa hình núi cao, núi trung bình núi thấp, sơn nguyên, cao
nguyên, đồi và bán bình nguyên.
- Có độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá lớn, về ngoại hình thường là các khối núi hoặc
các dãy núi, có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn.
- Các khối núi lớn thường được ngăn cách với nhau bởi các thung lũng sông lớn.
2.1.5.2. Kiểu địa hình núi cao
- Các khu vực núi cao (>2000 m) phần lớn nằm sâu trong đất liền và ở vùng biên giới, đặc
biệt là ở biên giới phía bắc từ Hà Giang đến Lai Châu và biên giới phía tây thuộc hai tỉnh Nghệ
An, Hà Tĩnh. Các khu vực núi cao này chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
- Được cấu tạo bằng các loại đá có thành phần khá đồng nhất rất cứng và rắn, khó bị phong
hoá tạo nên các đỉnh sắc nhọn, lởm chởm hình răng cưa.
9
- Địa hình rất hiểm trở vì có độ cao lớn, sườn dốc với nhiều vách đứng bị xâm thực mạnh tạo
nên độ chia cắt sâu tới hàng nghìn mét.
2.1.5.3. Kiểu địa hình núi trung bình
- Núi trung bình ở nước ta có độ cao từ 1000 – 2000 m chiếm khoảng 14% diện tích cả nước.
- Phân bố khá rộng khắp từ biên giới phía bắc cho đến phía nam của dãy Trường Sơn
- Núi trung bình có các dạng đỉnh núi, khối núi và dãy núi đơn độc tách biệt với các vùng núi
cao như đỉnh Phia Ya (1980 m), Phia Uắc (1930 m) ở Cao Bằng, Mẫu Sơn (1541 m), Nam Châu
Lãnh (1506 m), Tam Đảo (1591 m), Tản Viên (1287 m).
2.1.1.4. Kiểu địa hình núi thấp
- Độ cao dưới 1000 m thường gặp ở vùng liền kề với vùng núi trung bình và vùng đồi thành
một dải liên tục với các bậc địa hình cao thấp khác nhau.
- Điển hình của kiểu địa hình núi thấp ở nước ta là ở vùng Đông Bắc, khu vực núi Hoà Bình -
Thanh Hoá - Nghệ An
- Địa hình núi thấp còn xuất hiện ở vùng đồng bằng và vùng ven biển dưới dạng núi sót.
- Phần lớn các núi thấp được cấu tạo bởi các đá trầm tích, có dáng hình mềm mại, có lớp vỏ
phong hoá khá dày.
2.1.1.5. Kiểu địa hình sơn nguyên
Có độ cao tuyệt đối của núi do cùng cường độ nâng của Tân kiến tạo nhưng điểm khác nhau mấu

chốt là vùng đỉnh vẫn giữ được dạng đồi thấp lượn sóng với độ cao tương đối 25- 100m. Nguyên
nhân có thể do xâm thực giật lùi của sông suối chưa đủ để cắt xẻ bề mặt san bằng cổ như sơn nguyên
Đà Lạt, hoặc do tính chất nham thạch như sơn nguyên đá vôi vẫn quen gọi là cao nguyên.
2.1.1.6. Kiểu địa hình cao nguyên: Độ cao tương đối trên bề mặt dưới 25m đạt tiêu chuẩn của
đồng bằng. Ở Việt Nam chỉ có các cao nguyên bazan do lớp dung nham khi còn lỏng đã bao phủ
hết các điểm nhấp nhô của nền móng cũ, mặt khác do tuổi rất trẻ cho nên xâm thực nước chảy
chưa kịp chia cắt. Bao gồm các kiểu cao nguyên: Cao nguyên đá vôi; Cao nguyên bazan; Kiểu
địa hình cao nguyên hỗn hợp các loại đá mắc ma, trầm tích và biến chất
2.1.1.7. Kiểu địa hình đồi:
Kiểu địa hình đồi ở nước ta có hai dạng:
+ Đồi bát úp: Là dạng địa hình chủ yếu gồm những quả đồi riêng biệt có kích thước tương tự
nhau và được ngăn cách với nhau bởi các thung lũng xân thực.
+ Dãy đồi: Bao gồm các đồi nối tiếp nhau dưới dạng yên ngựa lượn sóng. Các dãy đồi
thường nằm xen kẽ nhau, giữa chúng có khoảng trũng hoặc các thung lũng.
2.1.1.8. Kiểu bán bình nguyên: Đó là một bề mặt lượn sóng, còn được gọi là đồng bằng đồi hay
đồi bằng, nói lên tính chất chuyển tiếp của nó giữa đồi và đồng bằng với độ cao tuyệt đối 100 -
200m, độ cao tương đối 25m, độ dốc 8
0
.
2.1.1.9. Nhóm địa hình Caxtơ (Karst)
- Kiểu thung - đồng caxtơ xâm thực: Hình thành tại các nơi mà khối đá vôi bị phá huỷ gần
hết, để lộ ra nền đá hoà tan bên dưới, có sông suối thường xuyên chảy qua.
- Kiểu đồi caxtơ xâm thực: Khác với kiểu trên ở chỗ vết lộ nham không hoà tan có dạng đồi
bào mòn, nước trên mặt khan hiếm hơn.
- Kiểu núi caxtơ xâm thực: Hình thành tại các vùng được Tân kiến tạo nâng mạnh, các núi đá
vôi bào mòn và núi đá vôi xen kẽ, nước trên mặt hầu như không có, do nước bị hút xuống và chỉ
chảy ra các thung lũng xâm thực hẹp.
- Kiểu sơn nguyên caxtơ xâm thực: sơn nguyên Quản Bạ - Đồng Văn
10
2.1.1.10. Nhóm địa hình thung lũng và lòng chảo miền núi

Các thung lũng miền núi là những địa hình âm cỡ lớn trên đó có địa hình dương nhỏ, hình
thành do sông ngòi cắt xẻ đồi núi có cấu trúc nham thạch đa dạng.
2.1.1.11 Kiểu địa hình đồng bằng
- Đồng bằng thuộc bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở phía đông lãnh thổ tiếp giáp với
Biển Đông
- Đặc điểm chung là rất bằng phẳng, có độ cao thấp, thường không vượt quá 15m, được bồi
đắp bằng các trầm tích biển, trầm tích lục địa và phù sa của các con sông lớn trên các vùng trũng,
sụt lún mạnh .
- Điển hình nhất ở nước ta là ở 2 vùng đồng bằng lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng
Nam Bộ và dải đồng bằng ven biển miền Trung
2.1.1.12. Kiểu địa hình bờ biển
- Nước ta có đường bờ biển dài và có các kiểu địa hình bờ biển rất đa dạng
- Khu vực bờ biển hiện tại là kết quả của các quá trình bồi đắp phù sa của các con sông với
các quá trình mài mòn, vận chuyển phù sa do sóng, thuỷ triều, dòng biển và ở một số nơi còn có
sự tham gia của gió và của sinh vật vào quá trình hình thành địa hình bờ biển.
- Có thể chia ra các kiểu địa hình bồi tụ, kiểu địa hình mài mòn và kiểu địa hình trung gian
kết hợp bồi tụ - mài mòn
2.2. KHÍ HẬU
2.2.1. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
2.2.1.1. Tính chất nhiệt đới (tính chất nội chí tuyến)
- Khắp các địa phương đều có hại lần mặt trời lên thiên đỉnh, càng về phía Bắc khoảng cách
giữa hai lần ấy càng ngắn, càng về phía Nam khoảng cách ấy càng lớn.
- Tổng xạ mặt trời :
+ Bức xạ tổng cộng lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, đạt tiêu chuẩn của khí hậu chí
tuyến và á xích đạo.
+ Ở miền Nam, tổng xạ nói chung vượt 130 kcal/cm
2
/năm, cao vào nửa sau mùa đông, nửa
đầu mùa hè và thấp hơn vào nửa sau mùa hề và nửa đầu mùa đông.
+ Miền bắc lượng tổng xạ khoảng trên dưới 120 kcal/cm

2
/năm, cao vào mùa hè, thấp hơn
vào mùa đông.
- Cân bằng bức xạ:
+ Cân bằng bức xạ vượt 75 kcal/cm
2
/năm (chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới).
+ Biến trình năm của cân bằng bức xạ phụ thuộc vào tổng lượng bức xạ năm: ở phía bắc đến
BTB tương đối cao vào mùa hè, thấp vào mùa đông, khu vực phía nam cao vào giữa và cuối mùa
đông, thấp vào cuối mùa hè, đầu mùa đông.
- Nhiệt độ trung bình năm: cũng vuợt quá chỉ tiêu 20-22
0
C.
+ Tổng nhiệt độ năm:
Tổng nhiệt độ năm lớn, phía bắc là trên 7500
0
C, phía Nam là trên 9000
0
C.
- Chế độ nhiệt:
+ Ở miền Nam có dạng xích đạo với hai cực đại (tuyệt đối vào tháng IV, tương đối vào tháng
VIII), hai cực tiểu
- Thời gian chiếu sáng:
11
Bảng 2.1. Thời gian chiếu sáng vào tháng 12,1,7,8 (giờ)
Tháng
Vĩ độ
12 1 7 8
23
0

22 10.33 10.43 13.17 12.47
20
0
00 10.48 10.54 13.06 12.41
16
0
00 11.03 11.10 12.51 12.32
12
0
00 11.17 11.22 12.37 12.24
8
0
30 11.31 11.34 12.26 12.16
Nguồn: Viện khí tượng thủy văn, 2004
Tổng số giờ chiếu sáng năm khoảng: 4300-4500 h, khá đồng đều trên các vĩ độ và không
phân phối đều cho các tháng, nhất là ở miền bắc.
- Chế độ ngày ngắn, ít dao động trong năm:
Bảng 2.2. Sự chênh lệch thời gian giữa ngày dài nhất và ngày ngắn nhất
Địa điểm Chênh Độ dài ngày max Độ dài ngày min
Đồng Văn 2h37’ 13h23’ 10h46’
20
0
B
2h26’ 13h13’ 10h47’
10
0
B
1h10’ 12h35’ 11h25’
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta còn được biểu hiện qua sự tham gia của gió tín phong
2.2.1.2.Tính chất gió mùa

a. Gió mùa mùa đông
- Gió mùa mùa đông đến Việt Nam xuất phát từ cao áp Xibia.
+ Cao áp Xibia xuất hiện từ tháng IX tăng dần về khí áp và đi dần về phía đông nam, cực đại
vào tháng 1.
+ Khối khí cực đới này (Pc) thường xuống nước ta theo hai đường: từ lục địa và biển. Trên
chặng đường hàng nghìn cây số ấy, khối khí cực đới ấy tất nhiên bị biến tính nóng lên 2
0
C vào
mùa đông và 0,5
0
C vào mùa hạ cho mỗi vĩ tuyến, đồng thời cũng tăng ẩm. Khi đến Việt Nam,
tuỳ theo đường di chuyển mà gọi là khối khí cực đới biến tính qua đất liền (NPc đất) hay là khối
khí cự đới biến tính qua biển (Npc biển).
+ Front cực: Là loại Front lạnh hình thành giữa khối không khí cực mới đến và các khối
không khí nóng hơn đang tồn tại ở Việt Nam. Mỗi khi Front cực tràn về nhiệt độ giảm đi nhanh
chóng trung bình khoảng 3- 5
0
C/24h. Tại các khu vực mà NPc biến tính ít nhất như ở khu vực
Đông Bắc, nhiệt độ có thể giảm 10
0
C/24h.
- Khối không khí nhiệt đới biển đông Trung Hoa
Khối không khí này có nguồn gốc là khối không khí cực đới Xibia đã được nhiệt đới hoá do
tồn tại lâu ngày trên biển đông Trung Hoa nên có nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn không khí nhiệt đới
biển thuần tuý. Nhiệt độ TB khoảng 18- 20
0
C và độ ẩm tương đối thay đổi phụ thuộc vào NPc
đất hay NPc biển bị bién tính.
b. Gió mùa mùa hạ
+ Khối khí xích đạo (Em): vào VN vào tháng 6-8 (do dải áp thấp nội chí tuyến gây nên).

Tháng 5 tới Xrilanca, tháng 6 vượt qua xích đạo và hoạt động mạnh ở Ấn Độ, bán đảo Trung Ấn
và biển Đông. Tháng 10 lại lùi về vị trí tháng 5 và không còn hoạt động trong suốt mùa đông.
Thổi vào VN theo hướng TN gọi là GMTN chính thức, trải qua quãng đường dài bị biến tính
nhưng bản chất vẫn là nóng ẩm.
12
+ Khối khí chí tuyến vịnh Bengan (TBg): là luồng gió tây của GM mùa hạ, có nguồn gốc
biển nên nóng và ẩm. Chủ yếu hoạt động vào đầu mùa hạ nhưng với các khu vực khác nhau thì
mức độ ảnh hưởng khác nhau: Gây ra mưa dông nhiệt ở Nam Bộ và Tây Nguyên, Gió Tây khô
nóng (gió Lào) ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc
- Đường hội tụ nhiệt đới (dải hội tụ nhiệt đới).
Là đường tiếp xúc, nơi gặp gỡ của hai khối khí nhiệt đới, một từ bán cầu bắc xuống, một từ
bán cầu nam lên. Hướng di chuyển của các khối khí là hướng của tín phong bán cầu bắc và tín
phong bán cầu nam
Dải hội tụ nằm theo hướng kinh tuyến giữa gió tín phong đông nam xuất phát từ cao áp Tây
Thái Bình Dương và gió tây nam vịnh Bengan, gây mưa lớn vào đầu mùa hạ .
Dải hội tụ nội chí tuyến nằm theo hướng vỹ tuyến giữa gió tín phong và gió tây nam từ Nam
bán cầu, gây mưa lớn, kéo dài, bão.
2.2.1.3. Tính chất ẩm
Tính chất ẩm còn được thể hiện ở cân bằng mưa - bốc hơi. Trên toàn quốc cân bằng đó đều dương,
có nghĩa là thừa nước, có dự trữ cho thời kì khô không mưa, trừ tại một số nơi ít mưa. Độ ẩm tương
đối trung bình năm ở nước ta thường > 80% nơi thấp nhất cũng đạt tới 75%, nơi cao nhất đạt > 90%.
2.2.2. Khí hậu Việt Nam phân hoá rất đa dạng, tạo nên nhiều đới, á đới và đai cao
2.2.2.1. Sự phân hoá theo chiều Bắc Nam
Miền Bắc gắn với lục địa Á - Âu với các hướng núi mở ra như để đón các đợt gió mùa đông
bắc, đồng thời các hướng núi cao Tây bắc đông nam, cùng với các nhánh ngang theo hướng tây
đông lại ngăn cản bước tiến xuống phía nam của các luồng gió đó, khiến cho từ phía nam đèo
Hải Vân coi như không có mùa đông.
Ở miền Nam gần xích đạo hơn lại gắn với biển và đại dương về phía đông và nam của lục địa
khiến cho ở đây các khối khí nhiệt đới Tm và xích đạo Em với đường hội tụ nội chí tuyến hoạt
động mạnh hơn, gió mùa tây nam hoạt động sớm và kéo dài.

2.2.2.2. Sự phân hoá theo chiều đông tây
Bên cạnh sự phân hoá lớn theo hướng Bắc Nam còn só sự phân hoá theo hướng đông tây
giữa hai sườn Trường Sơn Nam và Trường Sơn Bắc và dãy Hoàng Liên Sơn, tạo nên sự khác
biệt giữa chế độ nhiệt và chế độ mưa.
2.2.3. Khí hậu Việt Nam rất thất thường trong chế độ nhiệt và chế độ ẩm
- Có năm gió mùa đông bắc mạnh -> mùa đông rét và kéo dài. Có năm yếu, thời tiết nóng
đến sớm.
- Có năm gió mùa tây nam mạnh -> mưa nhiều và lũ lớn. Có năm hoạt động yếu, gây ra cả
hạn hán trong mùa hè.
- Bão có năm nhiều (8-10 cơn bão), có năm ít.
2.2.3.1. Tính chất thất thường trong chế độ nhiệt
Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc nơi gió mùa đông bắc đã mang
lại không khí lạnh từ vùng ôn đới. Trong mùa nóng sự đồng nhất về nhiệt độ của các khối khí đã
san bằng sự chênh lệch nói trên.
2.2.3.2.Tính chất thất thường trong chế độ mưa
+ Sự biến động lượng mưa năm: Trước hết biểu hiện ở tỉ số giữa lượng mưa năm lớn nhất và
lượng mưa năm nhỏ nhất, tỉ số này càng lớn thì mức độ thất thường càng cao.
+ Năm mưa nhiều và năm mưa ít có khi xen kẽ nhau, nhưng đa số là liên tục, trung bình
khoảng 3- 5 năm, tối đa có thể 9 - 10 năm liên tục.
13
2.3. THUỶ VĂN
2.3.1. Mạng lưới sông ngòi Việt Nam dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa
+ Dọc bờ biển cứ 20 km gặp một cửa sông, nếu phân phối trên diện tích thì trên 1 km
2
trung
bình có 1km sông suối, đi trên mặt đất cứ 600-1000m lại gặp một dòng nước chảy qua, thậm chí
ở một số nơi mật độ sông dày khoảng 300-500m.
+ Cả nước có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km trở lên trong đó có 106 dòng chính và
2254 phụ lưu. Do nước ta hẹp ngang mà đa số là sông ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, có đến 90 %
số sông ngòi dài 5- 10km, sông dài 50-100m chỉ chiếm 6% và sông dài trên 200 không quá 2%.

+ Mật độ: 0,5km/1 km
2
, độ cao bình quân của các lưu vực sông từ 500-1000m, thuộc địa
hình núi thấp, còn độ dốc bình quân lưu vực khoảng 20- 25%, độ dốc của đáy sông cũng lớn
bình quân 2,2% đối với các sông lớn thường dưới 1% còn các phụ lưu khoảng 2- 4%.
2.3.2. Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phản ánh cấu trúc của địa hình
Hướng của sông ngòi
- Hướng tây bắc – đông nam: Tiêu biểu là sông chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,
sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu.
- Hướng đông nam – tây bắc: Sông Kì Cùng
- Hướng bắc - nam
Độ dốc của sông
+ Thượng lưu: rất dốc, hẹp, nhiều thác ghềnh và phụ lưu, tốc độ dòng chảy lớn
+ Hạ lưu độ dốc thấp, sông thoải, rộng, nhiều bãi bồi và chi lưu, tốc độ dòng chảy nhỏ
2.3.3. Thủy chế sông ngòi Việt Nam theo sát nhịp điệu mùa mưa và mùa khô của khí hậu
Mùa lũ nước ta kéo dài từ 3-6 tháng. Trong mùa lũ lượng nước sông ngòi chiếm 60 - 90%.
Phù hợp với chế độ mưa, có xu hướng chậm dần từ bắc vào nam có liên quan mật thiết với dải
hội tụ nhiệt đới từ tháng 8 - 10 chuyển dịch từ đồng bằng bắc Bộ vào đồng bằng Nam bộ.
Mùa cạn trên các sông kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7- 8 tháng với lượng nước chiếm từ 20
- 30% tổng lượng nước cả năm và tháng kiệt nhất lượng nước chỉ khoảng 1-2% tổng lượng nước
cả năm.
Các sông trên lãnh thổ Việt Nam đều có thủy chế theo mùa và phân hóa rất phức tạp về mặt
không gian giữa các miền: trong một năm có một mùa lũ nhiều nước và một mùa cạn ít nước, lưu
lượng nước mùa lũ bằng 70 - 80% lưu lượng nước cả năm.
2.3.4. Chế độ nước của sông ngòi Việt Nam thường hay có những biến động bất thường
- Tính thất thường của khí hậu quy định tính thất thường của chế độ dòng chảy:
+ Về lượng nước: năm nhiều nước, năm ít nước
+ Thời gian xảy ra lũ lớn: năm đến sớm, năm đến muộn
+ Lũ quét xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây
- Tính phân mùa thất thường của chế độ dòng chảy gây khó khăn và chi phí lớn cho các

ngành kinh tế, phòng chống lũ lụt, sản xuất nông nghiệp.
2.3.5. Mạng lưới sông ngòi Việt Nam có sự phân hoá rõ rệt trong không gian
- Về mật độ sông ngòi: Nơi dày nhất là vùng cửa sông Hồng và cửa sông Cửu Long tới trên
4km/km
2
. Còn nơi thưa nhất thiếu dòng chảy trên mặt, nhất là vùng núi đá vôi, mật độ chỉ
khoảng 0,3km/km
2
.
- Về diện tích lưu vực và độ dài sông:
14
+ Khu vực từ thung lũng sông Cả đến phía Bắc nơi đất nước ta rộng nhất, có các hệ thống
sông dài và lưu vực lớn diện tích trên 10.000km
2
và chiều dài trên 200km.
+ Khu vực thứ hai sườn đông dải Trường Sơn từ bắc chí nam với các đồng bằng ven biển
nhỏ hẹp chỉ có những hệ thống sông ngắn và lưu vực nhỏ, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta,
diện tích lưu vực từ 1000 - 5000km
2
, biệt lệ là sông Thu Bồn
+ Khu vự thứ ba: Là sườn Tây Trường Sơn bao gồm Tây Nguyên và Nam Bộ, lại có những
khu vực tương đối rộng lớn có cả sông đổ về sông Mê Công góp phần đưa nước về cửa sông tây
nam Bộ và đổ vào biển Đông qua vùng Đông Nam Bộ
2.3.6. Hồ và nước ngầm
2.3.6.1. Hồ
Hồ kiến tạo: dọc các đứt gãy như hồ Ba Bể; Hồ miệng núi lửa: các hồ tròn nhỏ quanh Plây
Cu; Hồ do phun trào bazan trẻ chặn dòng chảy sông suối: hồ Lắc; Hồ tiềm thực: tại các vùng
caxtơ như hồ Nậm Noi (Sơn La); Hồ móng ngựa: trên các lòng sông cũ như hồ Tây
2.3.6.2. Nước ngầm
- Nước ta có lượng nước ngầm khá phong phú, bao gồm cả nước ngầm động (dòng chảy

ngầm) và nước ngầm tĩnh
- Nước ngầm phân bố không đồng đều giữa các khu vực
- Mực nước ngầm dao động rõ rệt. Cao về mùa mưa và hạ thấp về mùa khô
- Nước ta còn có nhiều nguồn nước nóng và nước khoáng
2.4. THỔ NHƯỠNG
2.4.1. Thổ nhưỡng Việt Nam có sự phân hóa đa dạng và phức tạp
Đó là sự phân hóa bắc nam, sự phân hóa đông tây, sự phân hóa giữa đồng bằng bồi tụ phù sa
và đồi núi đá gốc, sự phân hóa giữa biển và đất liền, sự phân hóa theo các đai cao và sự phân hóa
chi tiết theo các nham thạch.
Sự phân hóa đa dạng đó thể hiện qua sơ đồ phân vùng gồm 4 cấp, 2 miền, 6 á miền và 142
vùng dựa trên nham thạch - địa hình.
2.4.2. Đất Feralit là sản phẩm chủ yếu của quá trình phong hóa và hình thành đất ở Việt Nam
- Do địa hình đồi núi thấp là chủ yếu nên phần lớn là đất feralit đỏ vàng
- Do môi trường nhiệt ẩm cao, phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ, gấp 10 lần vùng ôn đới,
vỏ phong hóa dày từ vài mét tới vài chục mét
- Tốc độ phân giải vật chất rơi rụng cao gấp 5 lần ôn đới nên tích lũy mùn trong đất ít
- Quá trình feralit được xúc tiến trong môi trường axit nên đất thường chua, pH: 4,5-5,5 ( Độ
pH: Là thang độ chua của đất. pH =7 là trung tính, pH<7: axit, pH>7: kiềm)
- Sự phong hóa triệt để của các khoáng sơ sinh fenspat, mica cũng như các khoáng thứ sinh
aluminosilicat giải phóng ra SiO
2
, Al
2
Fe
2
O
3
trong điều kiện mưa nhiều không chỉ làm rửa trôi các
cation kiềm, kiềm thổ mà cả SiO
2

và có sự tích tụ cao độ khoáng kaolinit và các xeckioxit (R
2
O
3
)
2.4.3. Thổ nhưỡng Việt Nam nói chung và đất feralit nói riêng có cân bằng mỏng manh nên
rất dễ bị thoái hóa khi sử dụng không hợp lý
Khi chặt phá rừng đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái giữa đất và thực vật, giữa đất và môi trường
Quá trình xâm thực, bóc mòn, rửa trôi tàn phá đất rất nhanh
Năm 2003, cả nước vẫn còn gần 6,8 triệu ha đất trống, đồi trọc, đất cằn cỗi cần phải cải tạo
Ngay cả đất phù sa bồi tụ ở các đồng bằng cũng bị rửa trôi, bạc màu
15
Phải cải tạo, mở mang đất đai như quai đê, lấn biển, thau chua, rửa mặn, bón phân cải tạo
đất, tưới tiêu nước cải tạo ruộng đồng, san đồi đắp đất làm ruộng bậc thang, trồng rừng chắn gió,
chắn cát ven biển, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc …
2.4.4. Các loại đất chính
Hội khoa học đất Việt Nam năm 1996 đã phân loại đất theo phương pháp định lượng FAO-
UNESCO. Việt Nam có 19 nhóm đất với 54 loại đất.
2.5. SINH VẬT
2.5.1. Giới sinh vật tự nhiên Việt Nam rất phong phú và đa dạng
Số lượng lớn của các loài thực vật, động vật và các kiểu hệ sinh thái
- Trung bình trên 1 km
2
lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật và gần 7 loài động vật đạt vào
loại các nước có mật độ loài sinh vật cao trên thế giới
- Về thực vật, Việt Nam có 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, 1030 loài rêu, 2500 loài
tảo, 826 loài nấm; trong đó có 10% số loài đặc hữsu
- Về động vật, Việt Nam có khoảng 210.000 loài, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim,
288 loài bò sát, 162 loài lưỡng cư, 3170 loài cá, khoảng 7500 loài côn trùng và động vật không
xương sống

- Về giống cây trồng, ở Việt Nam đã thống kê được trên 800 loài cây trồng phổ biến với hàng
nghìn giống. Hiện Ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản 12.300 giống của 115 loài
cây trồng, trong đó có nhiều gen có nguồn gốc bản địa duy nhất chỉ có ở Việt Nam
- Về vật nuôi, Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm chính.
2.5.2. Sinh vật Việt Nam tiêu biểu cho sinh vật của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Do vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nên trong tổng số trên 15.000 loài thực
vật ở Việt Nam đã có gần 10.000 loài mang đặc tính nhiệt đới và chỉ có trên 5.000 loài thực vật á
nhiệt đới và ôn đới trên núi.
- Các loài sinh vật ở Việt Nam đã thể hiện rất rõ quy luật địa đới ở sự phong phú của số
lượng loài, có sức sống mãnh liệt, năng suất sinh học cao và có sự hạn chế về số lượng cá thể.
- Ngoài các loài đặc hữu, các sinh vật di cư và nhập nội vào nước ta có những điều kiện sống
thích hợp cũng đã phát triển rất mạnh, nhiều khi có tốc độ tăng trưởng và năng suất sinh học cao
hơn hẳn với nhiều loài bản địa ở quê hương của chúng.
- Trong các hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam thì các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa là tiêu
biểu và phổ biến nhất, chiếm diện tích lớn nhất và được phân bố rộng khắp từ vùng rừng núi phía
Bắc cho đến vùng rừng tràm, rừng đước ở tận cùng phía nam của đất nước.
- Do vị trí địa lí và đặc điểm khí hậu nên các kiểu rừng nhiệt đới gió mùa cũng có thể phân
biệt thành kiểu rừng rậm nhiệt đới mùa thường xanh quanh năm, rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa
rụng lá và rụng lá.
- Trong rừng rậm nhiệt đới còn có nhiều loài bò sát; nhiều loài lưỡng cư như ếch nhái, nhiều
loài gặm nhấm như nhím, don, lợn rừng, chuột; nhiều loài côn trùng như bướm, ong, vắt
- Các rừng nhiệt đới còn có một số lượng lớn các loài thú. Ở các hệ sinh thái rừng thưa và xa
van nhiệt đới có các loài thú lớn là các loài ăn cỏ như hươu, nai, hoẵng, bò rừng, voi, tê giác và
các loài ăn thịt như hổ, báo, chó sói
2.5.3. Giới sinh vật nguyên sinh ở Việt Nam đã bị tàn phá, huỷ diệt nặng nề
- Chất lượng của rừng cũng suy giảm nghiêm trọng.
16
- Đã bước đầu xác định được ở nước ta có gần 500 loài hoặc nhóm loài thực vật, 85 loài thú,
63 loài chim, 40 loài bò sát, lưỡng cư đang bị mất dần, trong đó số loài thực, động vật quý hiếm
đang có nguy cơ bị tiêu diệt lên tới 100 loài thực vật, 54 loài thú và 60 loài chim.

- Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã triển khai có hiệu quả nhiều chương trình và kế
hoạch nhằm bảo vệ và khôi phục vốn rừng của đất nước làm cho tỷ lệ che phủ rừng đã tăng lên
đáng kể.
THỰC HÀNH (1 tiết)
Nội dung thực hành:
1. Phân tích các bảng số liệu liên quan đến nội dung các thành phần tự nhiên Việt Nam (giáo
trình [2] và [3].
2. Tập phân tích các nội dung các thành phần tự nhiên dựa trên Atlat Địa lý Việt Nam và bản
đồ treo tường.
THẢO LUẬN (1 tiết)
1. Nếu Việt Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và các dãy núi dài, cao chắn
ngang biển thì thiên nhiên Việt Nam sẽ phân hóa theo không gian như thế nào?
2. Thử đặt tình huống, nếu phía đông Việt Nam không phải là Biển Đông mà là lục địa thì
lúc này sắc thái thiên nhiên Việt Nam sẽ như thế nào?
KIỂM TRA (1 tiết)
TÀI LIỆU HỌC TẬP CHƯƠNG 2
[1] Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam (phần khái quát), Trường ĐHSP Hà Nội I, 1995
[2] Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, Trường ĐHSP Hà Nội, 1999
[3] Đặng Duy Lợi (chủ biên), Địa lý tự nhiên Việt Nam, tập 1, NXB ĐHSP, 2005
[3] Vũ Tự Lập, Phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB KHKT, 1983
[4] Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB KHKT Hà Nội, 1977
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Trình bày những đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
2. Chứng minh rằng địa hình Việt Nam phân hóa đa dạng và có tính phân bậc
3. Dưới góc độ văn hóa, anh (chị) hãy chỉ ra vai trò của địa hình trong sự hình thành văn
hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người Việt Nam, đặc biệt là với các dân tộc sinh
sống ở miền núi. Hãy lấy ví dụ về những thần tích liên quan đến địa hình.
4. Trình bày vai trò của từng kiểu địa hình đối với phát triển kinh tế. Hãy chỉ ra các kiểu địa
hình nào hấp dẫn, phù hợp với phát triển du lịch, từ đó chứng minh tính hấp dẫn và phù
hợp đó.

5. Chứng minh rằng: khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
6. Khí hậu Việt Nam có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội? Hãy sưu tầm những
câu ca dao, dân ca, tục ngữ của cha ông ta nói về kinh nghiệm quan sát các diễn biến
phản ánh đặc điểm khí hậu và thời tiết của Việt Nam.
7. Giải thích những hiện tượng địa lý qua những truyền thuyết thần thoại: Rét nàng Bân,
Ông Ngâu bà Ngâu.
8. Trình bày những đặc điểm chung về thủy văn của Việt Nam. Chứng minh rằng: thủy văn
Việt Nam phụ thuộc vào những diễn biến khí hậu theo mùa.
17
9. Trình bày những đặc điểm chung về thổ nhưỡng Việt Nam. Kể tên các loại đất chính và
vai trò của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
10. Trình bày những đặc điểm chung về sinh vật Việt Nam. Vai trò của sinh vật đối với phát
triển du lịch của Việt Nam.
CHƯƠNG 3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Số tiết: 15 tiết (Lý thuyết: 13; Thực hành: 01; Thảo luận: 01)
I. MỤC TIÊU:
Học xong chương này sinh viên cần đạt được những mục tiêu sau:
1. Về kiến thức
+ Phân biệt được các miền và khu địa lý tự nhiên Việt Nam.
+ Phân tích được những nguyên nhân phân hóa theo lãnh thổ của tự nhiên Việt Nam.
+ Phân tích được những nét đặc sắc riêng của từng khu địa lý tự nhiên.
+ Phân tích và giải thích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong các miền và
khu địa lý tự nhiên Việt Nam.
2. Về kỹ năng
+ Có khả năng vận dụng những kiến thức địa lý tự nhiên theo đặc trưng lãnh thổ để giải thích
một số hiện tượng tự nhiên phổ biến diễn ra trên đất nước.
+ Có kỹ năng sử dụng bản đồ; phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ.
+ Vận dụng những kiến thức địa lý đã được học theo từng khu tự nhiên để phục vụ cho học
tập, nghiên cứu liên ngành.
3. Về thái độ

+ Thêm yêu thiên nhiên, đất nước và lòng tự hào.
+ Có ý thức tham gia giữ gìn, bảo vệ, cải tạo tự nhiên Việt Nam
II. NỘI DUNG
3.1. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
3.1.1. Đặc điểm chung
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có cấu tạo địa chất mang tính chất của một miền nền.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có các hướng núi vòng cung, cao ở phía bắc và thấp dần về
phía nam.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất của gió mùa
đông bắc.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
3.1.2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên
3.1.2.1. Địa chất
Trải qua hơn 2 tỷ năm địa chất với những diễn biến phức tạp, các vận động tạo núi với các
chu kỳ mạnh yếu khác nhau đã tạo nên các dạng địa hình như ngày nay
3.1.2.2. Địa hình
Địa hình MB và ĐBBB chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao TB khoảng 600m. Diện tích ĐB và
đồi núi thấp chiếm trên 90%.
Có dạng một bề mặt nghiêng thấp dần từ TB-ĐN (hướng chảy của mạng lưới sông suối).
Cấu trúc địa hình chủ yếu có dạng cánh cung: hướng cánh cung bao gồm các dãy núi bao
quanh khối núi thượng nguồn sông Chảy mở rộng về phía bắc và gần như quy tụ ở Tam Đảo.
Hướng TB-ĐN gồm: dãy Con Voi, thung lũng sông Hồng, thung lũng sông Chảy.
18
Có đồng bằng Bắc Bộ, mặc dù khá rộng và phẳng nhưng chỉ là một vùng ĐB hình thành trên
một miền núi cổ đã bị sụt lún và được vật liệu phù sa bồi đắp. Sự có mặt của ĐBBB là tạo nên
một vùng chuyển tiếp giữa địa hình miền núi và địa hình đồng bằng điển hình nhất ở VN và
được gọi là vùng trung du.
3.1.2.3. Khí hậu
Do các cánh cung mở rộng về phía bắc và vị trí của miền nên tần số Front (F) lạnh lớn và
mức độ biến tính nhỏ nhất → nhiệt độ TB mùa đông thấp nhất cả nước.

- Biên độ nhiệt năm lớn nhất cả nước: phổ biến trên 10
0
C.
- Phổ biến các loại hình thời tiết có nhiệt độ dưới 5
0
C, sương muối, tuyết rơi và những đợt rét
hại kéo dài trong mùa đông.
- Tính chất lạnh có xu hướng giảm về phía Việt Bắc và ĐBSH.
- Mùa hạ ít chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn nhất cả nước, mùa đông thường xảy ra khô hạn.
- Lượng mưa lớn và có sự phân hoá rõ rệt theo không gian và thời gian: Theo thời gian: mùa
mưa dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10. Theo không gian: lượng mưa phân bố không đều giữa
các khu vực do tác dụng của hoàn lưu và địa hình; sự khác nhau giữa các khu VB – ĐB (1400-
2000mm), ĐBSH (1400-1800mm).
3.1.2.4. Thủy văn
- Có 4 HTS chính: HTS Hồng, HTS Thái Bình, HTS Kỳ Cùng - Bằng Giang và HTS ven
biển Quảng Ninh.
- Mạng lưới sông suối có sự lặp lại cấu trúc sơn văn rõ rệt với hai hướng chính là hướng
vòng cung và hướng TB-ĐN.
- Mật độ sông suối lớn (1,5km/km
2
), lưu lượng dòng chảy khá lớn, TB năm từ 20-30l/s/km
2
.
- Chế độ dòng chảy phân mùa rất rõ rệt:
+ Mùa lũ thường dài 6 tháng (5-11) trong đó có 3 tháng lũ cao nhất là 6, 7 và 8.
+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó có 2 tháng cạn nhất là tháng 2 và 3.
+ Biên độ lũ trong năm tăng dần theo cấp phu lưu sông: các sông lớn có biên độ khoảng 5 - 6
lần; các sông suối nhỏ biên độ lũ có thể đến hàng trăm lần.
- Tiềm năng thuỷ điện khá lớn: Thác Bà (Yên Bái), Na Hang (Tuyên Quang)…
3.1.2.5. Thổ nhưỡng - sinh vật

- Do các ĐKTN, đặc biệt là ĐH và KH ⇒ lớp phủ thổ nhưỡng - sinh vật rất đa dạng.
- Từ 600m trở lên là đai rừng á nhiệt đới trên núi, có diện tích nhỏ, phát triển chủ yếu trên
các loại đất feralit đỏ vàng, feralit có mùn.
- Thành phần loài thực vật đơn giản hơn so với đai rừng nội chí tuyến (NCT) chân núi.
- Các HST điển hình là: Hệ sinh thái rừng thường xanh; Hệ sinh thái vùng núi đá vôi; Hệ
sinh thái rừng rêu, đất mùn alit.
- Từ 0 đến 600m là đai rừng NCT chân núi với đất Feralit đỏ vàng điển hình.
+ Ranh giới của đai rừng NCT chân núi không phát triển lên cao quá 600m như những miền
khác và chiếm phần lớn lãnh thổ.
+ Các loài thực vật á nhiệt đới chiếm tỉ lệ khá lớn; đại diện cho tính chất nhiệt đới là các loài
họ đậu, họ vang.
+ Đai rừng NCT chân núi chỉ phát triển mạnh vào mùa hạ, mùa đông phát triển rất chậm, một
số loài cây bị rụng lá.
+ Các loài động vật hoang dã bị suy giảm mạnh và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
19
- Từ 0 đến 600m là đai rừng NCT chân núi với đất Feralit đỏ vàng điển hình.
+ Ranh giới của đai rừng NCT chân núi không phát triển lên cao quá 600m như những miền
khác và chiếm phần lớn lãnh thổ.
+ Các loài thực vật á nhiệt đới chiếm tỉ lệ khá lớn; đại diện cho tính chất nhiệt đới là các loài
họ đậu, họ vang.
+ Đai rừng NCT chân núi chỉ phát triển mạnh vào mùa hạ, mùa đông phát triển rất chậm, một
số loài cây bị rụng lá.
+ Các loài động vật hoang dã bị suy giảm mạnh và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
3.1.3. Sự phân hóa thành các khu địa lí tự nhiên
- Cơ sở phân chia: các ĐKTN như địa chất - địa hình, khí hậu - thuỷ văn; thổ nhưỡng - sinh
vật, trong đó quan trọng nhất là cấu trúc địa chất - địa hình (các khu ĐLTN có sự tương đối đồng
nhất về điều kiện địa chất - địa hình).
- Khu Việt Bắc: được tân kiến tạo (TKT) nâng mạnh hơn nên địa hình cao nhất với cấu trúc
sơn văn dạng khối vòm; quy luật đai cao phát triển hơn Đông Bắc.
- Khu Đông Bắc: do cường độ nâng của TKT yếu hơn nên địa hình chủ yếu là đồi núi thấp

với các cánh cung mở rộng về phía bắc, độ cao giảm dần từ TB xuống ĐN.
- Khu ĐBBB: là vùng sụt lún mạnh và bồi tích phù sa Q của hệ thống sông Hồng và hệ thống
sông Thái Bình, địa hình phẳng, thấp.
3.1.3.1. Khu đồng bằng Bắc Bộ
Phạm vi:
- Phía bắc là biên giới Việt - Trung thuộc địa phận các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn và Quảng Ninh.
- Phía đông là vùng vịnh biển chuyển tiếp với vịnh Bắc Bộ.
- Phía nam là vùng đồi núi thấp và trung du giáp với ĐBBB.
- Phía tây và tây nam với khu VB với ranh giới là sườn tây dãy Ngân Sơn và sườn tây nam
dãy Tam Đảo.
Đặc điểm chung:
- Có lịch sử hình thành và phát triển trẻ nhất MB và ĐBBB.
- Cấu tạo bởi vật liệu phù sa Q của HTS Hồng và HTS Thái Bình ⇒ đất đai là nguồn tài
nguyên quan trọng và có giá trị nhất.
- Địa hình thấp và phẳng ⇒ sự phân hoá tự nhiên không biểu hiện rõ.
- Là khu vực được khai phá từ lâu đời nên thiên nhiên chịu sự tác động mạnh của con người.
Địa chất
- Hình thành do quá trình bồi tụ trầm tích dày trên vùng sụt võng giữa núi (từ cách đây
khoảng 200 triệu năm), thuộc đới nham tướng vùng trũng Hà Nội.
- Cường độ sụt lún không đều ⇒ độ dày tầng trầm tích Đệ tứ khác nhau giữa các khu vực:
+ Trung tâm khoảng 100-180m do mức độ sụt lún mạnh.
+ Vùng rìa khoảng vài mét tới vài chục mét do sụt lún yếu.
- Quá trình sụt lún kéo dài cho đến hiện nay nhưng với tốc độ yếu ⇒ ĐB vẫn tiếp tục mở
rộng về phía biển.
Địa hình
- Địa hình thấp và thoải dần từ TB-ĐN.
- Rải rác trong ĐB là các đồi núi sót được cấu tạo bởi các đá của nền móng cổ được lộ ra trên
bề mặt.
20
- Hệ thống đê sông-biển tạo ra sự phân hoá giữa vùng đất trong đê và vùng đất ngoài đê.

- Địa hình bị chia cắt mạnh và có sự khác biệt giữa các khu vực.
+ Vùng đất ngoài đê: là những bãi bồi ven sông, bãi giữa sông và ven biển. Hàng năm bị
ngập lũ (hoặc chịu ảnh hưởng của thuỷ triều). Được phù sa bồi đắp hàng năm.
+ Vùng đất trong đê: Không được phù sa bồi đắp hàng năm. Bị ngập úng vào mùa mưa do hệ
thống đê làm các ô trũng tự nhiên khó thoát nước
Hình 3.1. Quá trình hình thành khu đồng bằng Bắc Bộ
- Khu vực rìa đồng bằng:
+ Do tiếp giáp với vùng đồi núi nên chịu ảnh hưởng nâng lên nhẹ, độ cao từ 10-35m.
+ Cấu tạo bởi phù sa cổ, địa hình chia cắt mạnh, tầng phù sa mỏng, có nơi lộ cả đá gốc và các
đồi núi sót.
+ Quá trình feralit phát triển mạnh, nhiều nơi xuất hiện tầng đá ong rắn chắc.
- Khu vực trung tâm, phần lớn được bao bọc bởi hệ thống đê:
+ Độ cao 2-4m, đã thoát khỏi ảnh hưởng của biển.
+ Phổ biến các dạng địa hình trũng như ao, hồ, đầm; các gò, đống và các vùng đất cao.
- Khu vực phía đông, tiếp giáp với biển:
+ Là châu thổ hiện tại của sông Hồng ⇒ được mở rộng về phía biển hàng năm (có nơi từ 80
đến 100m/năm).
+ Đặc điểm địa hình chịu sự tác động qua lại giữa động lực dòng chảy hiện tại của sông và
thuỷ triều, sóng biển.
+ Vật liệu trẻ nhất, độ cao từ 0-2m, thuộc phạm vi tác động của thuỷ triều.
+ Ven biển là vùng bãi triều (tiền châu thổ) thường xuyên được phù sa bồi đắp mở rộng ĐB.
Khí hậu
- Khí hậu có sự phân mùa rõ rệt.
- Sự phân hoá khí hậu theo không gian khá nhỏ (chủ yếu do ảnh hưởng của biển).
- Là khu vực chịu ảnh hưởng của biển nhiều nhất MB và ĐBBB.
Thủy văn
- Mật độ sông suối khá lớn với hai HTS chính là HTS Hồng và HTS Thái Bình.
- Hệ thống sông suối phân nhánh mạnh theo dạng toả tia, nhiều phù sa, đặc biệt là sông Hồng.
21
- Là hạ lưu các sông của MB và ĐBBB nên độ dốc, tốc độ dòng chảy và biên độ lũ nhỏ nhất.

- Diện tích mặt nước và số lượng ao, hồ, đầm khá lớn (tự nhiên và nhân tạo).
- Mạng lưới sông, hồ có giá trị lớn về giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản.
- Hệ thống đê sông và đê biển có chiều dài lớn nhất cả nước (2300km đê sông).
Thổ nhưỡng - sinh vật
- Tài nguyên sinh vật chịu sự tác động mạnh mẽ của con người ⇒ các loài sinh vật phần lớn
là cây trồng vật nuôi.
- Tài nguyên đất có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao nhất cả nước.
3.1.3.2. Khu Đông Bắc
Phạm vi
- Phía bắc là biên giới Việt - Trung thuộc địa phận các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn và Quảng Ninh.
- Phía đông là vùng vịnh biển chuyển tiếp với vịnh Bắc Bộ.
- Phía nam là vùng đồi núi thấp và trung du giáp với ĐBBB.
- Phía tây và tây nam với khu VB với ranh giới là sườn tây dãy Ngân Sơn và sườn tây nam
dãy Tam Đảo.
Địa hình
- Địa hình đa dạng, bao gồm hệ thống núi, thung lũng hướng vòng cung.
- Phần lớn diện tích có độ cao dưới 500m (núi thấp, đồi cao, đồi trung bình, đồi thấp, thung
lũng sông).
- Từ phía bắc và TB xuống phía nam và ĐN có các khu vực địa hình sau:
+ Vùng núi đá vôi Cao Bằng ở phía bắc dọc biên giới Việt - Trung có độ cao trên 500m; nhiều
nơi quá trình cacxtơ phát triển mạnh làm lộ ra đá trầm tích lục nguyên D ở bên dưới.
+ Cánh cung Ngân Sơn tạo thành ranh giới phía tây với khu Việt Bắc và là đường chia nước
giữa LVS chảy sang TQ (hệ thống sông Bằng Giang – Kì Cùng) với các sông chảy về ĐBBB, độ
cao 500 -1000m và nhiều đỉnh trên 1000m.
+ Cánh cung Bắc Sơn có độ cao TB 600m bao gồm các khối núi đá vôi có xen lẫn trầm tích
lục nguyên và phun trào riôlit từ Chợ Mới đến Đồng Mỏ, địa hình rất hiểm trở và thiếu nước.
+ Cánh cung Đông Triều gồm núi thấp và đồi cao 600-800m tạo thành ranh giới ngăn cản
ảnh hưởng của biển vào đất liền và là đường chia nước giữa hệ thống sông duyên hải Quảng
Ninh và hệ thống sông Thái Bình.
- Đan xen giữa các cánh cung là vùng đồi và thung lũng, bồn địa có diện tích lớn nhất, phân

bố từ TB xuống ĐN của khu, độ cao 300-500m, bao gồm:
+ Ở phía TB là vùng thung lũng của các LVS chảy về phía ĐB sang Trung Quốc bao gồm
dạng địa hình đồi cao, đồi thấp, bồn địa giữa núi, thung lũng sông…
+ Phía nam và đông nam là vùng đồi rộng lớn từ Thái Nguyên - thung lũng sông Thương - cánh
cung duyên hải Quảng Ninh, chủ yếu thuộc lưu vực sông Thái Bình.
- Giáp với ĐBBB (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên - Bắc Giang) là vùng địa hình trung du rộng lớn
và điển hình của Việt Nam, có độ cao từ vài chục mét tới 200m, độ cao tương đối nhỏ (50-60m).
- Vùng ven biển từ Móng Cái đến Quảng Yên là ĐB duyên hải Quảng Ninh, có dạng hẹp ngang.
- Ven biển là hệ thống đảo và vịnh biển ven bờ điển hình của cacxtơ ngập nước vùng nhiệt đới.
Khí hậu
- Là khu chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc nên mùa đông có nhiệt độ thấp và
thời gian dài nhất cả nước.
22
- Do có mùa đông lạnh và kéo dài kết hợp với độ cao địa hình nên ĐB là khu có kiểu khí hậu
á nhiệt đới điển hình nhất nước ta. Trong mùa đông thường xuất hiện loại hình thời tiết rét hại,
sương muối, tuyết rơi…
- Phần lớn diện tích là đồi, thung lũng thấp bị chắn bởi cánh cung duyên hải nên lượng mưa
thấp (1200-1500mm) và mùa mưa ngắn hơn so với Việt Bắc (5 tháng), trừ vùng duyên hải
Quảng Ninh.
Thủy văn
- Chủ yếu là các sông nhỏ và trung bình, lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất miền, gồm các hệ
thống sông sau:
+ Hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang (Kì Cùng – Tây Giang) có hướng chảy sang TQ.
+ Hệ thống sông Thái Bình (Cầu, Thương, Lục Nam).
+ Hệ thống sông duyên hải Quảng Ninh là những sông ngắn và dốc.
- Chế độ dòng chảy theo sát nhịp điệu mùa của khí hậu; các các sông duyên hải có biên độ lũ
lớn nhất (hàng trăm lần) do địa hình ngắn và dốc, lượng mưa lớn và phân mùa.
Thổ nhưỡng –sinh vật
- Đai rừng NCT chân núi chiếm phần lớn diện tích với các loài thực vật cận nhiệt, ôn đới
chịu lạnh và khô chiếm ưu thế.

- Đai rừng á nhiệt đới trên núi có diện tích rất nhỏ và không biểu hiện rõ rệt do địa hình thấp.
- Lớp phủ TN - SV kém phát triển (chủ yếu là rừng thứ sinh, đất trống đồi núi trọc, đất cây
bụi-cỏ, các loài cây nhiệt đới điển hình chỉ xuất hiện ở vùng duyên hải ấm và ẩm).
- Các HST nguyên sinh chủ yếu được bảo tồn tại các VQG.
- Ven biển có các HST vùng vịnh biển rất độc đáo.
3.1.3.3. Khu Việt Bắc
Ranh giới tự nhiên:
- Phía Bắc là dãy núi cao biên giới Việt - Trung thuộc các SN và CN đá vôi.
- Phía nam là dãy Tam Đảo.
- Phía tây là ranh giới với miền TB và BTB.
- Phía đông là sườn tây cánh cung Ngân Sơn.
Địa hình:
- Vận động nâng cao mạnh của TKT⇒ địa hình cao nhất miền với các đỉnh núi cao trên
2000m.
- Độ cao và mức độ chia cắt địa hình giảm dần từ phía bắc và TB xuống phía nam và ĐN.
- Địa hình cao, mưa nhiều làm tăng cường quá trình hoạt động của dòng nước ⇒ địa hình bị
chia cắt mạnh mẽ bởi hệ thống sông suối dày.
Khí hậu:
- Sự suy giảm mạnh của tần số F lạnh nên VB có nền nhiệt độ mùa đông ấm hơn ĐB từ 1-3
0
C.
- Gió mùa mùa hạ đem đến lượng mưa khá lớn (1400-2000mm/năm).
⇒ khí hậu VB ấm và ẩm hơn so với ĐB.
- Do địa hình cao và nằm sâu trong lục địa nên VB ít chịu ảnh hưởng của bão; sự phân hoá
khí hậu theo đai cao biểu hiện khá rõ rệt.
Thủy văn:
- Lượng mưa lớn, mùa khô khá ngắn, ít chịu ảnh hưởng của bão nên mạng lưới sông suối khá
dày, nhiều nước, chế độ dòng chảy điều hoà hơn so với ĐB.
23
- Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10.

- Các sông lớn là sông Hồng, hệ thống sông Lô - Gâm.
- Địa hình đồi núi, sông suối nhiều nước ⇒ có tiềm năng thuỷ điện, thuỷ lợi lớn: Thác Bà,
Tuyên Quang…
Thổ nhưỡng – sinh vật:
- Điều kiện KH ẩm ướt nên lớp phủ thổ nhưỡng khá dày và ẩm.
- Do địa hình cao nên số lượng đai cao và á đai thực vật phong phú hơn so với ở ĐB.
- Ở đai rừng NCT do khí hậu ấm và ẩm hơn ĐB nên mặc dù ở vĩ độ cao nhất nước ta, địa
hình khá cao nhưng bên cạnh các loài cây cận nhiệt và ôn đới vẫn khá phổ biến các loại cây nhiệt
đới họ Dầu.
- Đai rừng á nhiệt đới trên núi có đầy đủ các á đai với các loài á nhiệt đới và ôn đới chiếm ưu thế.
- Sự phong phú về các HST và tính đa dạng sinh học khá cao:
+ Sự đa dạng các HST: gồm HST ở các độ cao địa hình, các HST thuỷ vực sông, hồ…
+ Sự phong phú về thành phần loài động thực vật và côn trùng.
3.2. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ được xác định bởi sự kết hợp của đới rừng gió mùa chí
tuyến và xứ địa máng Đông Dương.
- Ranh giới về phía đông là hữu ngạn sông Hồng, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Ranh giới phía nam là giới hạn phía nam của đới rừng gió mùa chí tuyến tại dãy núi Động
Ngài - Bạch Mã, ngang đèo Hải Vân ở vĩ tuyến 16
0
B.
3.2.1. Đặc điểm chung của miền
Miền có hoạt động địa máng mạnh nhất ở Việt Nam và được nâng mạnh trong vận động tân
kiến tạo.
Địa hình miền có cấu trúc hướng tây bắc - đông nam và tính chất cổ trẻ lại
Ảnh hưởng gió mùa cực đới tới miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đã giảm sút và biến tính mạnh
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự hội tụ của nhiều luồng di cư sinh vật, đặc biệt là luồng
di cư Himalaya - Vân Quý
3.2.2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên
3.2.2.1. Địa chất

- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có 13 đới tướng kiến trúc. (Phanxipăng, Sông Đà, Sơn La,
Thanh Hoá, phụ đới Ninh Bình, đới Sông Mã, Phu Hoạt, Điện Biên, Bắc Trường Sơn và các
miền võng chồng Sầm Nưa, Mường Tè, Hoành Sơn, Tú Lệ)
- Đây là một khu vực địa máng khá điển hình với hoạt động kiến tạo diễn ra mạnh mẽ và là
miền địa máng hoạt động mạnh nhất ở Việt Nam
- Miền này nằm kẹp giữa hai khối nâng cổ tiền Cambri lớn nhất ở Việt Nam, phía đông bắc
là khối vòm sông Chảy, phía nam là địa khối Inđôxini rộng lớn
- Miền có hai kiến trúc uốn nếp có tuổi khác nhau. Đó là kiến trúc uốn nếp Inđôxini của khu
vực Tây Bắc và kiến trúc uốn nếp Hecxini của khu vực Bắc Trường Sơn mà ranh giới là đứt gãy
sông Cả.
3.2.2.2. Địa hình
- Đây là miền có địa hình cao nhất ở Việt Nam, cảnh quan núi chiếm chủ yếu, diện tích đồng
bằng thu hẹp và không còn các đồng bằng châu thổ rộng lớn như Bắc Bộ và Nam Bộ
- Toàn bộ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là một hệ thống sơn văn gồm các dãy núi lớn sắp
xếp song song kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam
24
- Phía đông, chạy dọc thung lũng sông Hồng là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, dài 180 km mà
nửa phần bắc địa hình đội cao hẳn lên mang các đỉnh cao trên 3000 m (đỉnh cao nhất Phanxipăng
3147,3 m)
- Giáp biên giới Việt - Lào là dãy núi Sông Mã dài tới 500 km với những đỉnh cao sàn sàn
1800 m, đến phía nam cao nguyên Sơn La dãy núi này toả rộng lan sang tận Sầm Nưa (Lào) và
tới thượng du Nghệ An vẫn còn những đỉnh 1400 - 1500 m, tận cùng là khối núi Pu Hoạt địa
hình lại đội cao lên với đỉnh cao nhất 2452 m.
- Nằm giữa hai dãy núi đồ sộ trên là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi chạy
suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hoá, dài chừng 400 km, có địa thế thấp hơn hai dãy bên, song địa
hình cũng không kém phần hiểm trở bởi những hẻm vực cắt qua các khối núi đá vôi, như hẻm
vực sông Đà ngăn cách sơn nguyên Tà Phìn và sơn nguyên Sìn Chải
- Bắc Trường Sơn không phải là một dãy núi duy nhất mà là một hệ thống núi gồm các nếp
uốn xếp song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam
- Tính chất của một miền núi cổ trẻ lại được biểu hiện rõ rệt như ở địa hình miền Tây Bắc và

Bắc Trung Bộ, đặc biệt ở phần phía bắc của miền. Có thể gặp trên dãy Hoàng Liên Sơn hệ thống
các bề mặt san bằng cổ là kết quả của thời kì yên tĩnh sau mỗi chu kì nâng lên trong tân kiến tạo.
3.3.2.3. Khí hậu
- Tính chất nhiệt đới của miền được thể hiện rõ hơn so với miền trên.
- Khối khí cực đới ít tác động trực tiếp vào khu vực Tây Bắc mà phải vượt đèo hoặc di
chuyển theo hướng đông nam dọc các thung lũng sông. Vì thế, vào mùa đông khu vực này ít có
mưa phùn, trời quang, nhiều nắng, ít mây.
- Tác động bức chắn của dải Trường Sơn còn làm cho đồng bằng ven biển phía nam của
miền chịu một mùa đông mưa dài dai dẳng.
- Vào mùa đông, theo hướng tây, khí hậu biến đổi theo xu hướng nóng lên và khô hơn, còn
theo hướng nam, nhiệt độ và độ ẩm đều tăng lên
- Vào mùa hạ, hiện tượng phơn với gió mùa tây nam là nét điển hình của khí hậu trong miền.
Gió tây khô nóng đến sớm và hoạt động mạnh nhất ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ, đẩy
mùa mưa ở đây lùi hẳn về cuối hạ kéo sang thu đông.
3.2.2.4. Thủy văn
- Sông ngòi của miền cũng được trẻ hoá thể hiện ở màng lưới sông suối dày đặc, ở sự bất cân
bằng của trắc diện dọc sông, ở hình thái lòng sông dốc, lắm thác ghềnh, nhiều hẻm vực
- Các sông lớn đều chảy trong máng sụt cũ, đứt gãy cũ, như sông Đà trong sụt võng sông Đà,
Sông Mã, sông Cả trên hướng tà Sầm Nưa, hướng tà sông Cả
- Phần lớn sông ngòi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là những sông nhỏ ngắn, dốc, có hướng chảy
vuông góc với dòng chính hoặc đổ thẳng ra biển
- Mùa lũ chậm dần từ tây bắc xuống đông nam, với tháng cực đại lùi từ tháng 7 tới tháng 10
- Sông ngòi Bắc Trung Bộ có lũ tiểu mãn rất rõ vào tháng 5, nguyên nhân chủ yếu là do hội
tụ hướng kinh tuyến giữa TBg/Tm.
- Chế độ lũ tiểu mãn không biểu hiện rõ ở sông ngòi Tây Bắc do lũ này tiếp với mùa nước
lên vào tháng 6 - 7
- Chảy qua vùng núi đá kết tinh cứng rắn, giàu axit nên sông ngòi trong miền có hàm lượng phù
sa nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng kém. Lượng phù sa của hệ thống sông Mã là 5,65 triệu tấn, sông Cả
4,9 triệu tấn, các sông nhỏ ở Bình - Trị - Thiên 2 triệu tấn/ năm.
25

×