TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
HÀN TRẦN VIỆT
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
NHÃN SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý môi trường
Người hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI THỊ HOÀNG LAN
Hà Nội, năm 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo tại trường Đại học Kinh tế
quốc dân.
Với sự hướng dẫn khoa học của TS. Bùi Thị Hồng Lan, khoa Mơi trường và
Đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân, đến nay bản luận văn tốt nghiệp của tơi đã được
hồn thành. Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS Lê Thu Hoa, Trưởng khoa Môi trường và Đô
thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn
thành sản phẩm này.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng bản luận văn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo, bạn bè đồng nghiệp
và những người quan tâm.
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao
chép các cơng trình nghiên cứu khác. Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong luận văn
là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hồn tồn chịu trách nhiệm về
tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tác giả
Hàn Trần Việt
2
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN..........................................................................................6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
GEN
ISO
NST
TCVN
TCMT
WTO
WB
Bộ Tài nguyên Môi trường
Tổ chức nhãn sinh thái toàn cầu
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Nhãn sinh thái
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng cục Môi trường
Tổ chức thương mại thế giới
Ngân hàng thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh các loại nhãn môi trường.......................................................13
Bảng 1.2: Một số chương trình nhãn sinh thái trên thế giới..............................18
Bảng 1.3: Sơ đồ đánh giá tác động môi trường của sản phẩm...........................27
Bảng 2.2: Tổng hợp 14 tiêu chí nhãn xanh Việt Nam.........................................44
Bảng 2.3: Danh mục các sản phẩm được cấp chứng nhận nhãn xanh Việt Nam
48
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Phân loại nhãn môi trường..................................................................10
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức chương trình nhãn sinh thái Châu Âu.........................20
Hình 1.3: Tổng số giấy phép được cấp từ năm 1992 tới năm 2011....................21
Nguồn: The European Union Ecolabel................................................................21
Nguồn: Japan Environment Association, 2012...................................................25
Hình 1.5: Mô hình cơ quan quản lý nhãn xanh Thái Lan..................................29
Nguồn: Thailand Environment Institute tại ......................29
Hình 1.6: Quy trình cấp nhãn của các chương trình trên thế giới.....................32
Nguồn: Tổng hợp của tác giả................................................................................32
Hình 2.1: Logo Nhãn sinh thái Việt Nam năm 2009...........................................39
Hình 2.2: Cấu trúc chương trình nhãn xanh Việt Nam......................................41
Hình 3.1: Đề xuất mô hình tổ chức chương trình nhãn sinh thái Việt Nam.....67
Nguồn: Tác giả đề xuất.........................................................................................67
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ những năm đầu thập niên 1980, nhãn sinh thái đã bắt đầu được sử dụng
nhằm cung cấp thông tin tới người tiêu dùng những tác động môi trường của sản
phẩm cũng như những tính năng vượt trội của sản phẩm được dán nhãn so với các
sản phẩm khác cùng loại. Trong thời gian qua các chương trình dán nhãn sinh thái
đã được triển khai rộng khắp ở khoảng 30 quốc gia như Mỹ, Anh, Đan Mạch, Thái
Lan, Trung Quốc, Hồng Kông… và các chương trình này đã thu được những kết
quả nhất định.
Tại Việt Nam chương trình nhãn sinh thái được triển khai trên phạm vi toàn
quốc từ tháng 3 năm 2009. Trong giai đoạn triển khai thử nghiệm, chương trình đã
thu được những kết quả nhất định, một số sản phẩm đã được cấp nhãn, ban hành
tiêu chí dán nhãn cho các mặt hàng khác nhau như bột giặt, bóng đèn, bao bì nhựa,
bao bì giấy tổng hợp, máy in, mực in, máy tính xách tay. Tuy nhiên những lợi ích
của việc tham gia dán nhãn sinh thái cho sản phẩm chưa được thể hiện đầy đủ,
doanh nghiệp chưa nhận thức được những ưu đãi hay những lợi ích từ việc tham gia
chương trình. Bên cạnh đó chương trình cịn gặp nhiều khó khăn trong việc giới
thiệu tới người tiêu dùng về nhãn sinh thái cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác với
các chương trình nhãn sinh thái khác trên thế giới.
Vì vậy có thể khẳng định, việc đánh giá kết quả triển khai chương trình nhãn
sinh thái ở Việt Nam trong những năm qua và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của chương trình trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực
tế trên tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả chương trình dán nhãn sinh thái ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu làm rõ
một số nội dung cơ bản về nhãn sinh thái, kinh nghiệm triển khai của một số
chương trình nhãn sinh thái trên thế giới, thực trạng triển khai chương trình nhãn
sinh thái ở Việt Nam, một số giải pháp về chính sách, mơ hình tổ chức và các giải
pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình trong thời gian tới.
2
2. Tình hình nghiên cứu
Do tính thiết yếu và vai trò của nhãn sinh thái trong hoạt động thương mại
trên thế giới, do vậy vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các tổ chức, nhà khoa
học trên thế giới.
Hệ thống nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) giới thiệu báo cáo về nhãn sinh thái
xuất bản năm 2004, đã giới thiệu những khái niệm chung về nhãn sinh thái, phân
loại nhãn sinh thái và mục đích của nhãn sinh thái.
Nghiên cứu của Sustainable Business Associates (SBA) giới thiệu tổng quan
về nhãn môi trường xuất bản năm 2006. Tài liệu giới thiệu tới người đọc các nội
dung về nhãn sinh thái, tự do thương mại, và các vấn đề về sử dụng nhãn sinh thái.
Báo cáo của Trung tâm luật môi trường quốc tế (CIEL) năm 2005 về các tiêu
chuẩn nhãn sinh thái, mua sắm xanh và WTO. Báo cáo trình bày tổng quan về mối
quan hệ giữa hoạt động thương mại, nhãn sinh thái và WTO tập trung ở những nước
đang phát triển.
Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về nhãn sinh thái, vai trò của nhãn sinh
thái đối với quá trình sản xuất và tiêu dùng, hay tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái ở
Việt Nam, cụ thể:
Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa – Nguyễn Hữu
Khải, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội (2005).
Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng triển khai áp dụng nhãn sinh thái trên địa bàn
tỉnh Bình Dương – Đề xuất các giải pháp thực hiện” Viện Môi trường và Tài
nguyên (Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh)
Một số đồ án, luận văn thực hiện về nhãn sinh thái đã được thực hiện như:
Đề tài “Bước đầu nghiên cứu nhãn sinh thái và áp dụng thí điểm cho ngành dệt
may Việt Nam”
Đề tài “Nghiên cứu tính khả thi việc dán nhãn sinh thái cho ngành may mặc áp
dụng thí điểm tại cơng ty may Việt Tiến”.
Các nghiên cứu kể trên mới chỉ dừng lại ở việc trình bày tổng quan về nhãn
sinh thái, đánh giá khả năng áp dụng nhãn sinh thái trong các ngành sản xuất ở Việt
3
Nam và bước đầu nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí cho từng ngành sản xuất. Hiện
chưa có một nghiên cứu hay đề tài nào có đánh giá cụ thể về kết quả hoạt động của
chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chương trình nhãn sinh thái
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi khoa học: cơ sở lý luận và thực tiễn về nhãn sinh thái (nhãn loại I)
- Phạm vi về mặt thời gian: nghiên cứu đánh giá thực trạng triển khai chương
trình nhãn sinh thái ở Việt Nam từ năm 2009 tới nay và đề xuất định hướng và giải
pháp cho giai đoạn đến năm 2020.
- Phạm vi khơng gian: chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai
của chương trình Nhãn sinh thái ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tổng quan có chọn lọc cơ sở khoa học về nhãn sinh thái.
+ Thực trạng triển khai chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam.
+ Làm rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân
của thực trạng đó.
+ Đề xuất các giải pháp về quản lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của chương trình dán nhãn sinh thái ở Việt Nam trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu kế thừa, phân tích, tổng
hợp các tài liệu, báo cáo và các nghiên cứu khác về những vấn đề lý luận chung về
nhãn sinh thái, kinh nghiệm thực hiện chương trình nhãn sinh thái ở các nước trên thế
giới và một số kết quả đạt được trong triển khai chương trình nhãn sinh thái ở Việt
Nam trong thời gian qua.
4
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Thực hiện điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi
với hai đối tượng là người tiêu dùng và doanh nghiệp dệt may trong khoảng thời
gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2014.
Với đối tượng là người tiêu dùng: tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu hỏi, thu
về là 96 phiếu, đạt 80%. Với đối tượng là các doanh nghiệp dệt may: tổng số phiếu
phát ra là 82 phiếu, thu về là 50 phiếu, đạt 61%.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tổng hợp và phân tích số liệu từ phiếu
điều tra .
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ vấn đề tổng quan chung về nhãn sinh thái.
- Tổng hợp kinh nghiệm xây dựng và triển khai chương trình nhãn sinh thái
của các nước trên thế giới.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình nhãn sinh thái Việt Nam từ đó đưa
ra một số đề xuất, giải pháp cho chương trình nhãn sinh thái Việt Nam tới năm
2020.
7. Bớ cục của ḷn văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhãn sinh thái
Chương II: Thực trạng chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai chương trình nhãn sinh
thái ở Việt Nam
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
HÀN TRẦN VIỆT
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
NHÃN SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý môi trường
Hà Nội, năm 2014
6
TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tại Việt Nam chương trình nhãn sinh thái được triển khai trên phạm vi toàn
quốc từ tháng 3 năm 2009. Trong giai đoạn triển khai thử nghiệm, chương trình đã
thu được những kết quả nhất định, một số sản phẩm đã được cấp nhãn xanh Việt
Nam. Chương trình đã ban hành tiêu chí dán nhãn cho các mặt hàng như bột giặt,
bóng đèn, bao bì nhựa, bao bì giấy tổng hợp, máy in, mực in, máy tính xách tay.
Tuy nhiên những lợi ích của việc tham gia dán nhãn sinh thái cho sản phẩm chưa
được thể hiện đầy đủ, doanh nghiệp chưa nhận thức được những ưu đãi hay thu
được lợi ích từ việc tham gia chương trình. Bên cạnh đó chương trình cịn gặp nhiều
khó khăn trong việc giới thiệu tới người tiêu dùng về nhãn sinh thái cũng như tìm
kiếm cơ hội hợp tác với các chương trình nhãn sinh thái khác trên thế giới. Mục tiêu
của luận văn nhằm đánh giá kết quả triển khai chương trình nhãn sinh thái ở Việt
Nam trong những năm qua và đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của
chương trình trong thời gian tới.
Về cơ sở lý luận và thực tiễn về nhãn sinh thái, tác giả tập trung phân tích
khái quát về khái niệm nhãn sinh thái, phân loại nhãn sinh thái, nguyên tắc thực
hiện nhãn sinh thái, vai trò nhãn sinh thái và các vấn đề tổng quan chung về chương
trình nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái là một khái niệm xuất hiện khá phổ biến ở các
nước trên thế giới, tuy nhiên đây vẫn là khái niệm rất mới ở nước ta. Mặc dù có
nhiều khái niệm khác nhau về nhãn sinh thái tuy nhiên về cơ bản, nhãn sinh thái là
loại nhãn trong đó xác định vấn đề mơi trường tổng thể của sản phẩm, dịch vụ dựa
trên đánh giá vòng đời của sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản
phẩm có ít tác động đến mơi trường nhất ở một tiêu chuẩn nhất định so với các sản
phẩm khác cùng loại. Nhiều nước trên thế giới đã triển khai chương trình dán nhãn
và đã thu được những kết quả đáng kể. Chương trình nhãn sinh thái đầu tiên được
thực hiện tại Đức vào năm 1978. Năm 1980, Canada, Nhật Bản và Mỹ bắt đầu xây
dựng chương trình nhãn sinh thái. Nhiều chương trình nhãn sinh thái của các nước
khác cũng được xây dựng như Chương trình nhãn sinh thái của Trung Quốc, Thái
7
Lan, Nam Phi. Ủy ban Châu Âu…Các chương trình nhãn sinh thái ở các nước trên
thế gới đều có những kinh nghiệm rất quý báu cho chúng ta học tập. Qua việc phân
tích một số chương trình nhãn sinh thái của các nước, tác giả đã tổng kết và rút ra
bài học kinh nghiệm về xây dựng mơ hình tổ chức, cách thức lựa chọn sản phẩm,
thiết lập tiêu chí đánh giá, hợp tác với các chương trình nhãn sinh thái trên thế giới
và một số bài học khác.
Chương trình nhãn sinh thái Việt Nam được triển khai nhằm mục tiêu nâng
cao nhận thức của doanh nghiệp và thói quen tiêu dùng của người dân về các sản
phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường, hướng tới xây dựng xã hội tiêu
dùng bền vững. Để có đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện kế hoạch đề ra, Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã ký các Quyết định phê duyệt thực hiện chương trình
cấp nhãn sinh thái ở Việt Nam, kế hoạch triển khai chương trình, mơ hình tổ chức,
quy trình, thủ tục cấp nhãn sinh thái. Tính tới tháng 9 năm 2014, chương trình nhãn
sinh thái Việt Nam đã xây dựng tiêu chí cho 14 nhóm sản phẩm, cấp chứng nhận
cho 5 sản phẩm, trong đó có 01 sản phẩm đã hết hiệu lực, 01 sản phẩm đang thực
hiện chứng nhận lại và 03 sản phẩm được chứng nhận mới. Trong thời gian thực
hiện thí điểm, chương trình nhãn sinh thái Việt Nam đã nhận được sự chỉ đạo sát
sao của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như nhận được sự quan tâm
của người tiêu dùng, nhà sản xuất về các sản phẩm thân thiện với mơi trường. Có
nhiều khó khăn khi thực hiện chương trình này bởi tính mới cũng như những khó
khăn từ nội tại của doanh nghiệp và thói quen của người tiêu dùng. Kết quả đánh
giá thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chương trình sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất
các giải pháp trong chương tiếp theo.
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, sự hội nhập sâu với nền kinh tế thế
giới và định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội tiêu dùng thông
minh hướng tới phát triển bền vững, chương trình nhãn sinh thái Việt Nam sẽ có cơ
hội mở rộng, phát triển hơn trong tương lai. Thông qua việc nghiên cứu, học hỏi
kinh nghiệm từ chương trình nhãn sinh thái ở các nước cũng như đánh giá thực
trạng về nhãn sinh thái ở Việt Nam, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp về mô
8
hình tổ chức, quy trình lựa chọn sản phẩm, quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá cho
sản phẩm và các giải pháp cụ thể khác với mong muốn nâng cao hiệu quả triển khai
chương trình nhãn sinh thái Việt Nam.
Kết quả của luận văn đã phán ảnh được bức tranh chung của chương trình
nhãn sinh thái ở Việt Nam trong thời gian triển khai thí điểm. Mặc dù chương trình
cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế song với những định hướng và mục tiêu phát triển
đã đặt ra, tác giả hy vọng chương trình nhãn sinh thái Việt Nam sẽ đạt được thành
công trong tương lai.
9
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÃN
SINH THÁI VÀ CHƯƠNG TRÌNH NHÃN SINH THÁI
1.1 Khái quát chung về nhãn sinh thái
1.1.1 Khái niệm về nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tổng
hợp lại, nhãn sinh thái được sử dụng với những khái niệm phổ biến sau:
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Ngân hàng thế giới (WB): “Nhãn
sinh thái là nhãn được cấp cho những sản phẩm đáp ứng một số tiêu chí nhất định
do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các
tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong
những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia
công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi thải bỏ. Trong một số trường hợp
người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức
độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v…”.
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa: “Nhãn sinh thái
chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản
phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm”. Đánh giá vòng
đời sản phẩm là kỹ thuật đánh giá các khía cạnh mơi trường gắn liền với sản phẩm,
một q trình sản xuất hay một dịch vụ trong vòng đời của sản phẩm đó.
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: “Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu
thị thuộc tính mơi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công
bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản
phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác”.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển Châu Âu (OECD): Nhãn sinh thái là nhãn
dán cho những sản phẩm có ít tác động hơn tới mơi trường so với các sản phẩm
cùng loại (OECD, 1991).
Tại Diễn đàn về Môi trường và Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc vào
năm 1992, nhãn sinh thái được ghi nhận “cung cấp thơng tin về mơi trường có liên
quan ln sẵn có tới người tiêu dùng”.
10
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về nhãn sinh thái tuy nhiên về cơ bản,
nhãn sinh thái là nhãn trong đó xác định vấn đề mơi trường tổng thể của sản phẩm,
dịch vụ dựa trên phương pháp đánh giá vòng đời của sản phẩm. Nhãn sinh thái
được đánh giá và xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập và chỉ được cấp cho những
sản phẩm có ít tác động đến môi trường nhất ở một tiêu chuẩn nhất định so với các
sản phẩm khác cùng loại. Về bản chất, nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải
tính ưu việt đối với mơi trường của sản phẩm.
1.1.2 Phân loại nhãn sinh thái
Trong ngôn ngữ hàng ngày, chúng ta thường gọi nhãn môi trường là nhãn sinh
thái nhưng thực tế cách gọi này không phải luôn đúng. Trên thế giới có nhiều loại
nhãn liên quan tới mơi trường như nhãn tiết kiệm năng lượng, nhãn không sử dụng
CFC, nhãn xanh…, tổng hợp các nhãn đó được gọi là nhãn mơi trường. Nhãn sinh
thái chỉ là nhóm nhỏ nằm trong nhóm nhãn mơi trường và đáp ứng được các tiêu chí
đặt ra. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã phân loại nhãn môi trường thành ba loại
(loại I, loại II, loại III). Mỡi loại có một quy trình xác minh và chứng nhận riêng,
tập trung vào những vấn đề riêng lẻ (UNEP, 2009).
Tuyên bố môi trường
(Loại III)
Cam kết môi trường
(Loại II)
Nhãn môi trường
Nhãn sinh thái
(Loại I)
Hình 1.1: Phân loại nhãn môi trường
Nguồn: A guide to environmental Labels for Procurement Practitioners of the United
Nations System, UNEP, 2009
11
Loại 1: Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái (Eco Label) thực hiện theo hướng dẫn tiêu chuẩn ISO 14024,
xem xét tới những tác động vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ và được thực
hiện do một bên thứ ba độc lập. Nhãn sinh thái được xây dựng bao gồm các tiêu chí
về chất lượng mơi trường, và đảm bảo các sản phẩm được cấp nhãn đáp ứng được
những tiêu chuẩn cao nhất về mơi trường so với các dịng sản phẩm còn lại.
Ưu điểm
- Nhãn sinh thái loại I có tính tổng hợp cao, tồn diện, bao qt được tồn bộ
q trình xây dựng và quản lý chương trình cấp nhãn sinh thái.
- Chương trình nhãn sinh thái hồn tồn mang tính tự nguyện, cơng khai, minh
bạch, tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, từ đó thúc đẩy sự
tham gia của các doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 14024 đưa ra yêu cầu về đánh giá
vòng đời sản phẩm tồn diện vơ hình chung đã tạo ra rào cản về tiêu chuẩn hàng
hóa giữa các quốc gia. Với mỡi quốc gia có những đặc điểm và trình độ phát triển
khác nhau sẽ khó thống nhất trong việc thừa nhận các tiêu chuẩn đánh giá lẫn nhau.
Điều này tạo thành rào cản xâm nhập thị trường của các sản phẩm.
Loại II: Cam kết môi trường
Cam kết môi trường được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 14021. Các nhãn
thuộc nhóm này không được xác minh và trao giải bởi một cơ quan chuyên trách,
độc lập. Các nhãn này được phát triển trong nội bộ của cơng ty, và có thể xây dựng
và tuyên bố một biểu tượng dành riêng cho sản phẩm đó.
Khi cơng ty tự tun bố các sản phẩm thân thiện với mơi trường thì được gọi
là tun bố môi trường hay tuyên bố xanh. Các dạng tuyên bố này có thể cung cấp
những thơng tin hữu ích tới người tiêu dùng và phải đáp ứng một số yêu cầu chính
xác và khơng gây nhầm lẫn, được chứng minh và kiểm tra và xác nhận.
12
Ưu điểm
- Tiêu chuẩn ISO 14021 cho phép mọi nhà sản xuất có thể dán nhãn ở bất kỳ
thời điểm nào mà không gặp phải sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất khác.
- Chi phí để tham gia dán nhãn loại II là không lớn.
Nhược điểm
- Áp dụng ISO 14021 chỉ đề cập tới một phần nhỏ của tác động môi trường
của sản phẩm
- Các sản phẩm được dán nhãn loại này thường khó khăn để tìm được sự tin
tưởng của người tiêu dùng .
- Nhãn loại II không thúc đẩy việc cải thiện mơi trường tồn diện.
Loại 3: Nhãn tác động môi trường
Nhãn tác động môi trường được thực hiện theo bộ tiêu chuẩn ISO 14025, cung
cấp thông tin về chất lượng của sản phẩm. Các thông số về mơi trường, thơng tin
mơi trường được trình bày dưới dạng định lượng. Công ty sẽ xây dựng báo cáo về
thông tin sản phẩm và báo cáo này sẽ được một bên thứ ba xác nhận độc lập. Các
thông tin môi trường được xây dựng sao cho dễ dàng so sánh giữa các sản phẩm với
nhau. Đây là loại nhãn chỉ cung cấp những thông tin về môi trường của sản phẩm.
Ưu điểm
- Chương trình nhãn mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14025 có qui trình thực
hiện rất linh hoạt. Các tiêu chí đánh giá, thơng số đánh giá hồn tồn có thể điều
chỉnh cho phù hợp.
Nhược điểm
- Nhãn loại này chỉ cung cấp thông tin về môi trường mà không phải là những
đánh giá về bảo vệ môi trường của sản phẩm đó.
- Việc xác nhận và đánh giá thơng tin do nhà sản xuất cung cấp gặp khó khăn.
Điểm chung của cả ba loại nhãn này là đều tuân thủ các nguyên tắc được đưa
ra trong tiêu chuẩn ISO 14020:1998 (theo tiêu chuẩn Việt Nam là TCVN ISO
14020:2000 về nhãn môi trường và công bố môi trường) trong đó các thơng tin
được sử dụng phải chính xác, có tính khoa học và được kiểm chứng.
13
Trong số những loại nhãn trên, nhãn sinh thái loại I có ưu thế hơn do có khả
năng phổ biến rộng rãi, minh bạch và có độ tin cậy cao, dựa trên đánh giá vòng đời
sản phẩm và được cấp bởi một bên thứ ba độc lập. Trong thực tế nhãn loại I ngày
càng được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Bảng 1.1: So sánh các loại nhãn mơi trường
Sớ lượng tiêu chí đánh giá
Loại 1: Nhiều tiêu chí
Loại 2: Một tiêu chí
Loại 3: Nhiều tiêu chí
Đánh giá vòng đời sản phẩm
Loại 1: Có
Loại 2: Khơng
Loại 3: Có
Tính chọn lọc
Loại 1: Có
Loại 2: Khơng
Xác nhận của bên thứ ba
Loại 1: Có
Loại 2: Ưu tiên
Loại 3: Có
Loại 3: Khơng
Nguồn: Introduction to Ecolabelling, GEN, 2004
1.1.3 Nguyên tắc thực hiện nhãn sinh thái
Nguyên tắc thực hiện nhãn sinh thái nói riêng và nhãn mơi trường nói chung
đều phải tn theo tiêu chuẩn ISO 14020:1998. Cụ thể:
- Phải đảm bảo chính xác, có thể kiểm chứng và khơng gây hiểu nhầm.
- Khơng được tạo ra trở ngại đối với hoạt động thương mại quốc tế.
- Việc dán nhãn sinh thái phải dựa trên phương pháp nghiên cứu khoa học
hoàn chỉnh để chứng minh và đưa ra những kết quả chính xác.
- Các thơng tin liên quan tới quy trình, thủ tục, tiêu chí cấp nhãn phải có sẵn
và sẵn sàng cung cấp khí có u cầu của các bên liên quan.
- Khi phát triển và xây dựng nhãn sinh thái phải xem xét tới đánh giá vòng
đời sản phẩm
- Nhãn sinh thái khơng làm hạn chế sự thay đổi mà có tiềm năng cải thiện
hiệu quả bảo vệ môi trường
- Các yêu cầu về thủ tục hành chính và những thơng tin có liên quan đến
nhãn mơi trường được hạn chế để thiết lập những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá phù
hợp.
14
- Quá trình phát triển nhãn sinh thái là quá trình mở với sự tham dự của các
bên liên quan, và cần có sự nỡ lực để đạt được sự đồng thuận.
- Thơng tin về khía cạnh mơi trường của sản phẩm và dịch vụ liên quan tới
nhãn sinh thái sẽ phải được cung cấp cho người mua hoặc những khách hàng tiềm
năng khi có yêu cầu.
1.1.4 Vai trò của nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái giúp người tiêu dùng có nhận thức tốt hơn về bảo vệ môi
trường. Nếu không có nhãn sinh thái, người tiêu dùng sẽ khó biết được những thông
tin về các sản phẩm không thân thiện với mơi trường, và do đó họ khơng thể biết
chính xác những thiệt hại về môi trường khi tiêu dùng, sử dụng những sản phẩm
này. Chúng ta có thể xem chương trình nhãn sinh thái có thay đổi thói quen của
người tiêu dùng hay không bằng cách đánh giá thị phần của những sản phẩm này.
Thị phần của nhóm sản phẩm sinh thái ở nhiều quốc gia đã tăng lên trong những
năm gần đây. Ý thức về tiêu dùng sản phẩm nhãn sinh thái đã tăng trong những năm
qua, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như các quốc gia thuộc tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế OECD (OECD, 2002b). OECD đã chỉ ra rằng 27% người tiêu
dùng ở những quốc gia trong khu vực sẵn sàng chi trả số tiền cao hơn để mua sắm
và tiêu dùng những sản phẩm xanh. Năm 2008 nghiên cứu của Eurobarometer chỉ ra
rằng 75% người dân ở các nước Châu Âu sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho những
sản phẩm xanh, sản phẩm được dán nhãn sinh thái. (Dorothee Brecard và cộng sự,
2009).
Thông qua việc trao giải thưởng nhãn sinh thái đối với những doanh nghiệp đã
giúp tạo động lực để doanh nghiệp đổi mới công nghệ thân thiện với mơi trường
trong q trình sản xuất. Bằng việc đưa ra những sản phẩm ít tác động tới mơi
trường, các cơng ty hoặc doanh nghiệp có thể thiết lập hoặc củng cố vững chắc một
phân khúc thị trường và xây dựng hình ảnh cơng ty, doanh nghiệp tốt hơn trong mắt
người tiêu dùng.
- Nhãn sinh thái được cấp cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp
nâng cao thương hiệu, giá trị của sản phẩm trên thị trường. Các sản phẩm được dán
15
nhãn sinh thái có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hơn. Do đó đây là cơng cụ
quảng bá sản phẩm rất hữu ích. Thơng qua nhãn sinh thái các doanh nghiệp có thể
dễ dàng thâm nhập vào các thị trường, đặc biệt là thị trường khó tính ln có u
cầu cao về bảo vệ mơi trường. Khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ vì mục tiêu
tăng lưu thơng hàng hố, thúc đẩy thương mại tồn cầu thì các tiêu chuẩn và quy
định kỹ thuật sẽ giữ vai trò hướng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện
mơi trường vì mục tiêu bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững. Đặc biệt, trong
bối cảnh các vấn đề ơ nhiễm mơi trường tồn cầu đang có nguy cơ ngày càng gia
tăng, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày
càng cao thì việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường ở các nước càng
trở nên phổ biến và bắt buộc. Khi đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường (đáp
ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường) dễ được chấp nhận hơn. Thực tế cho
thấy các công ty đã áp dụng các biện pháp quản lý mơi trường tốt như ISO 14000
thì dễ được khách hàng chấp nhận hơn, uy tín cao hơn.
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trong nhiều trường
hợp làm tăng chi phí sản xuất, do vậy trong một thời gian ngắn có thể ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có
chứng nhận nhãn sinh thái thường có lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng để
mở rộng quy mô sản xuất, dễ tiếp cận các thị trường khó tính, đảm bảo sự phát triển
lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.
- Nhãn sinh thái đang dần trở thành một công cụ hợp lý để thực hiện mục tiêu
bảo hộ thị trường, hơn nữa, đây lại là một cơng cụ khá hiệu quả vì phù hợp với xu
thế phát triển hiện nay của xã hội – xu thế sản xuất và tiêu dùng bền vững. Như vậy,
nhãn sinh thái chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại giữa các quốc
gia. Nhãn sinh thái có thể trở thành một hàng rào “xanh” hữu hiệu, đồng thời là một
công cụ chiếm lĩnh thị trường rất hiệu quả khi vượt qua được rào cản “xanh” này.
Các nước nhập khẩu có thể sử dụng cơng cụ này để bảo hộ thị trường trong nước,
còn các nước xuất khẩu cố gắng tận dụng công cụ này để thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu, nâng cao vai trò và vị thế cạnh tranh của mình.
16
- Ở phạm vi quốc gia, các doanh nghiệp áp dụng những biện pháp bảo vệ môi
trường thường được ưu đãi về lãi suất trong vay vốn ngân hàng và được các cổ
đơng quan tâm. Ở bình diện quốc tế, việc thực thi các hiệp định, công ước quốc tế
về môi trường cũng nhận được các ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế.
1.2 Một sớ vấn đề về chương trình nhãn sinh thái
Hiện nay vấn đề môi trường đang thu hút sự quan tâm của chính phủ các
nước, doanh nghiệp và cộng đồng ở tất cả các quốc gia. Thực tế công tác quản lý
môi trường ở nhiều nước trên thế giới cho thấy nếu chỉ áp dụng các quy định về bảo
vệ mơi trường thì chưa đủ và chưa hiệu quả. Do vậy các quốc gia đã tăng cường áp
dụng các phương thức quản lý mới. Trong số các biện pháp khuyến khích tự nguyện
được thực hiện thì chương trình nhãn sinh thái là biện pháp quản lý môi trường định
hướng sản phẩm được nhiều nước lựa chọn để thực hiện. Chương trình cấp nhãn
sinh thái được coi như là một trong các công cụ kinh tế nhằm cải thiện môi trường
được sử dụng ngày càng rộng rãi để khuyến khích người tiêu dùng tiếp cận và sử
dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Mỗi chương trình lại có những quy tắc riêng, tuy vậy tất cả đều tuân theo
một số những nguyên tắc nhất định:
-
Sự tham gia tự nguyện
-
Tính cơng khai, minh bạch
-
Nhất qn với nguyên tắc hoạt động của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000
-
Giám sát và kiểm tra định kỳ.
Chương trình cấp nhãn sinh thái được xây dựng và quản lý theo nguyên tắc
tự nguyện. Nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà cung cấp dịch vụ có thể tự quyết
định tham gia vào chương trình mà khơng gặp phải bất kỳ sự bắt buộc nào từ cơ
quan quản lý, từ phía tổ chức cấp nhãn. Các cơ quan quản lý, tổ chức cấp nhãn
khơng có quyền bắt buộc các nhà sản xuất phải sử dụng nhãn khi đã được chứng
nhận và cấp. Nếu không muốn sử dụng nhãn, nhà sản xuất có thể hủy bỏ hợp đồng
với chương trình.
17
Việc xây dựng và quản lý chương trình phải cơng khai, minh bạch với tất cả
các bên liên quan. Các bên liên quan tới chương trình nhãn sinh thái gồm nhà sản
xuất, người tiêu dùng, nhà khoa học, hiệp hội thương mại, cơ quan truyền thông…
Khi xây dựng và quản lý chương trình cấp nhãn sinh thái, nguyên tắc giám
sát và kiểm tra định kỳ là rất cần thiết. Chương trình phải thường xuyên tiến hành
giám sát và kiểm tra để đảm bảo người sử dụng nhãn tuân theo những yêu cầu đã đề
ra.
Một chương trình nhãn sinh thái đầy đủ cần xây dựng biểu tượng của nhãn
sinh thái và tên gọi của chương trình. Để tiến hành đánh giá, chứng nhận và cấp
nhãn sinh thái cho các sản phẩm dịch vụ được lựa chọn, chương trình nhãn sinh thái
cần xây dựng quy trình, thủ tục, quy định về hồ sơ, biểu mẫu xin cấp chứng nhận
nhãn sinh thái. Đối tượng của chương trình nhãn sinh thái nhìn chung rất đa dạng,
tùy theo trình độ phát triển cơng nghệ, mức sống và hệ thống pháp luật về bảo vệ
môi trường ở mỗi quốc gia. Thông thường số lượng loại sản phẩm được xem xét
trong chương trình nhãn sinh thái sẽ tăng dần theo thời gian triển khai chương trình
cấp nhãn.
1.3 Kinh nghiệm thực hiện chương trình nhãn sinh thái trên một số quốc
gia và khu vực
1.3.1 Giới thiệu chung về hệ thớng nhãn sinh thái tồn cầu
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện dán nhãn sinh thái, hiện nay nhiều
nước trên thế giới đã triển khai chương trình nhãn sinh thái trên quy mơ tồn quốc
và đã đạt được những kết quả khả quan. Chương trình nhãn sinh thái đầu tiên được
thực hiện tại Đức vào năm 1978. Năm 1980, Canada, Nhật Bản và Mỹ bắt đầu xây
dựng chương trình nhãn sinh thái. Nhiều chương trình nhãn sinh thái của các nước
khác cũng được xây dựng như Chương trình nhãn sinh thái của Trung Quốc, Thái
Lan, Nam Phi, Ủy ban Châu Âu…
18
Bảng 1.2: Một số chương trình nhãn sinh thái trên thế giới
Quốc gia
Tên của chương trình nhãn
Loại nhãn
Năm thực hiện
Đức
Blue Angel
Loại I
1977
Canada
Environmental Choice Programe
Loại I
1988
Japan
Eco Mark
Loại I
1989
Mỹ
Green Seal
Loại I
1989
Ấn Độ
Ecomark
Loại I
1991
Úc
Environmental Choice
Loại I
1991
Hàn Quốc
Eco Mark
Loại I
1992
Singapore
Green Label Singapore
Loại I
1992
Ủy ban Châu Âu European Flower
Loại I
1992
Croatia
Environmentally Friendly
Loại I
1993
Thái Lan
Thai Green Label
Loại I
1994
Nguồn: Eco Labelling: Overview and Implication for Developing Countries.
University of Cape Town, 2004
Sự xuất hiện ngày càng nhiều chương trình nhãn sinh thái góp phần thúc đẩy
xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường. Tổ chức
nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) đã được thành lập vào năm 1995 nhằm cải thiện, và
phát triển các sản phẩm dịch vụ sinh thái. GEN là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận.
Mục đích chính của GEN là liên kết các chương trình nhãn sinh thái trên tồn thế
giới để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tham vọng và chiến lược hoạt động của
chương trình. GEN hiện có 26 thành viên gồm các nước Châu Âu, Hồng Kông,
Brazil, Canada, Ấn Độ, Nhật Bản, Newzeland, Nga, Thụy Điển, Thái Lan… Trung
Quốc là thành viên mới mất được kết nạp vào tổ chức này. GEN tạo điều kiện để
các chương trình nhãn sinh thái cơng nhận lẫn nhau tiêu chí ghi nhãn cho các sản
phẩm và dịch vụ. Đồng thời, GEN chịu trách nhiệm phối hợp, hợp tác giữa các
thành viên của chương trình với các tổ chức, cơ quan quốc tế như Liên Hợp Quốc,
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB)…