ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên 1
1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.2. Đặc điểm khí hậu 3
1.1.3. Các nguồn tài nguyên 7
1.2. Đặc điểm thủy văn Lào Cai 10
1.2.1 Dòng chảy năm 10
1.2.2 Dòng chảy mùa lũ-mùa cạn 11
1.2.3 Hệ thống sông suối 11
1.2.4 Một số nghiên cứu về tác động của Biến đổi khí hậu đến hệ thống
thủy văn tỉnh Lào Cai 13
1.3. Tổng quan về Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu 31
1.3.1 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 31
1.3.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu cho
tỉnh Lào Cai 38
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 55
2.1. Đối tượng nghiên cứu 55
2.1.1 Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Lào Cai 55
2.1.2 Tác động của BĐKH đến dòng chảy sông ngòi 63
2.1.3 Tác động của BĐKH đến dòng chảy trung bình năm 63
2.1.4 Tác động của BĐKH đến dòng chảy lũ 64
2.1.5 Tác động của BĐKH đến dòng chảy kiệt 65
2.2. Phương pháp nghiên cứu 66
iii
2.2.1. – NAM 66
2.2.2. –GIS 66
2.2.3. 69
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ
71
3.1. Kết quả nghiên cứu 71
3.1.1. Tác động của BĐKH đến dòng chảy 71
3.1.2. Tác động của BĐKH đến nhu cầu nước và mức độ thiếu hụt lượng
nước 73
3.2. Giải pháp cho các ngành / lĩnh vực lồng ghép vấn đề BĐKH vào quy
hoach phát triển Kinh tế - Xã hội: 80
3.2.1. Tài nguyên nước 80
3.2.2. Nông nghiệp 82
3.2.3. Thủy sản 85
3.2.4. Theo đơn vị hành chính 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CDM : Cơ chế phát triển sạch
CTMTQG : Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH
FCPF : Quỹ đối tác Cacbon trong lâm nghiệp
HTX : Hợp tác xã
KBTTN : Khu Bảo tồn thiên nhiên
KCN : Khu công nghiệp
KKT : Khu kinh tế
KT-XH : Kinh tế – xã hội
KTTV : Khí tượng Thủy văn
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
REDD : Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNMT : Tài nguyên môi trường
NSLĐ : Năng suất lao động
GTSX : Giá trị sản xuất
PCGDTH : Phổ cập giáo dục trung học
TDTT : Thể dục thể thao
TGST : Thời gian sinh trưởng
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai giai đoạn 1980-2010
(°C) 4
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại Sa Pa giai đoạn 1980-2010
(mm) 5
Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm của không khí tại các trạm
ở Lào Cai giai đoạn 1980-2010 (%) 6
Bảng 1.4. Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai
giai đoạn 1980-2010 (mm) 6
Bảng 1.5. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tại các trạm 7
Bảng 1.6. Lưu lượng nước trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai 10
Bảng 1.7. Hệ số Kkhô cho các trạm thủy văn khu vực tỉnh Lào Cai 14
Bảng 1.8. Hệ số Kcạn cho các trạm thủy văn khu vực tỉnh Lào Cai 16
Bảng 1.9. Chỉ tiêu phân cấp mức độ hạn dựa vào diễn biến thực tế các năm. 17
Bảng 1.10. Hệ số Khạn cho các trạm thủy văn khu vực tỉnh Lào Cai 17
Bảng 1.11. Hệ số Khạn theo tháng cho các trạm thủy văn khu vực tỉnh Lào Cai
tính theo các kịch bản từ năm 2020 đến năm 2039 21
Bảng 1.12. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2002 - 2101 tỉnh Lào Cai 42
Bảng 1.13. Mức tăng nhiệt độ trung bình (
°
C) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so
với thời kỳ 1980-1999 của các trạm khí tượng ở Lào Cai ứng với các kịch bản
(B1, B2, A2) 49
Bảng 1.14. Mức tăng nhiệt độ tối cao trung bình (°C) theo mùa qua các thập kỷ
thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát thải B2
51
iii
Bảng 1.15. Mức tăng nhiệt độ tối thấp trung bình (°C) theo mùa qua các thập kỷ
của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát thải
B2 51
Bảng 1.16. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với
thời kỳ 1980-1999 của các trạm khí tượng ở Lào Cai 52
Bảng 1.17. Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) qua các thập kỷ của thế
kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát thải B2. 54
Bảng 2.1. Mức tăng nhiệt độ (°C) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) 58
Bảng 2.2. Mức tăng nhiệt độ (°C) trung bình mùa so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) 58
Bảng 2.3. Mức thay đổi (%) lượng mưa năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) 60
Bảng 2.4. Mức thay đổi (%) lượng mưa các mùa trong năm so với thời kỳ 1980-
1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 60
Bảng 2.5. Mức thay đổi lượng mưa trong năm tại trạm Lào Cai theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) 61
Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai (10
6
m
3
/năm) 74
Bảng 3.2. Độ thiếu hụt nước mặt theo kịch bản A2 (10
6
m³/năm). 75
Bảng 3.3. Độ thiếu hụt nước mặt theo kịch bản B1 (10
6
m³/năm). 76
Bảng 3.4. Độ thiếu hụt nước mặt theo kịch bản B2 (10
6
m³/năm). 76
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai 1
Hình 1.2. Bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai 3
Hình 1.3. Biểu đồ sự biến thiên Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai
giai đoạn 1980-2010 (°C) 4
Hình 1.4. Mạng lưới thủy văn tỉnh Lào Cai 13
Hình 1.5: Bản đồ hạn hán các tháng XI, XII, I, II của tỉnh Lào Cai 18
Hình 1.6: Bản đồ hạn hán các tháng I của tỉnh Lào Cai theo kịch bản A2 20
Hình 1.7. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) vào cuối thế kỷ 21 33
Hình 1.8. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch
bản phát thải trung bình 34
Hình 1.9. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) vào cuối thế kỷ 21
theo kịch bản phát thải cao 35
Hình 1.10. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b)
theo kịch bản phát thải thấp 36
Hình 1.11. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b)
theo kịch bản phát thải trung bình 37
Hình 1.12. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào giữa (a) và cuối thế kỷ 21 (b)
theo kịch bản phát thải cao 37
Hình 1.13. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ tại các trạm ở tỉnh Lào Cai 39
Hình 1.14. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm Bắc Hà 39
Hình 1.15. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm Sa Pa 40
Hình 1.16. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm Phố Ràng 40
Hình 1.17. Phối lượng mưa trung bình tháng tại trạm Phố Ràng thời kì 1980-
2010 41
v
Hình 1.18. Diễn biến của lượng mưa năm tại trạm Phố Ràng 41
Hình 1.19. Diễn biến của lượng mưa mùa mưa tại trạm Phố Ràng 41
Hình 1.20. Diễn biến của lượng mưa mùa khô tại trạm Phố Ràng 42
Hình 1.21. Bản đồ hiện trạng lũ quét tỉnh Lào Cai 44
Hình 1.22. Bản đồ cảnh báo lũ quét tỉnh Lào Cai 45
Hình 1.23. Bản đồ hạn hán tháng XII-1998 ở Lào Cai 46
Hình 1.24. Bản đồ hạn hán tháng I-1999 ở Lào Cai 47
Hình 1.23. Bản đồ hạn hán tháng II-1999 ở Lào Cai 47
Hình 1.26. Bản đồ hạn hán tháng III-1999 ở Lào Cai 48
Hình 1.27. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm các trạm tại Lào Cai so với kịch
bản 1980-1999 theo kịch bản phát thải B1, B2, A2 50
Hình 1.28. Biểu đồ kịch bản lượng mưa trung bình năm
tại các trạm Bắc Hà, Sa Pa, Phố Ràng 53
Hình 2.1. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Lào Cai 55
Hình 2.2. Nhiệt độ trung bình mùa khô tại trạm Lào Cai 56
Hình 2.3. Nhiệt độ trung bình mùa mưa tại trạm Lào Cai 56
Hình 2.4. Diễn biến của nhiệt độ trung bình năm tại trạm Sa Pa 55
Hình 2.5. Phân phối mưa năm tại trạm Sa Pa 57
Hình 2.6. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình mùa so với thời kỳ 1980-1999 tại trạm
Phố Ràng 59
Hình 2.7. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình mùa so với thời kỳ 1980-1999 tại trạm
Sa Pa 59
Hình 2.8. Mức tăng nhiệt độ trung bình tháng trong thế kỷ 21 ở Sa Pa theo kịch
bản trung bình 60
vi
Hình 2.9. Mức thay đổi lượng mưa tháng trong thế kỷ 21 ở Sa Pa theo kịch bản
trung bình 62
Hình 2.10. Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa tại Phố Ràng theo kịch bản B2 62
Hình 2.11. Xu thế thay đổi của dòng chảy năm theo các kịch bản BĐKH 63
Hình 2.12. Xu thế thay đổi của dòng chảy mùa lũ theo các kịch bản BĐKH. 64
Hình 2.13. Xu thế thay đổi của dòng chảy mùa kiệt theo các kịch bản BĐKH
65
Hình 2.14. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ ngập lụt 68
Hình 3.1. Xu thế thay đổi của dòng chảy năm theo các kịch bản BĐKH 71
Hình 3.2. Xu thế thay đổi của dòng chảy mùa lũ theo các kịch bản BĐKH 72
Hình 3.3. Xu thế thay đổi của dòng chảy mùa kiệt theo các kịch bản BĐKH 73
Hình 3.4. Bản đồ phân khu tính toán cân bằng nước 75
Hình 3.5. Bản đồ phân vùng hạn của tỉnh Lào Cai tháng I-2024 ứng với các kịch
bản B1, B2 và A2 78
Hình 3.6. Bản đồ phân vùng hạn của tỉnh Lào Cai tháng XII-2023 tháng I, III
2024 ứng với các kịch bản B2 80
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết
các nơi trên thế giới. Nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục
tăng và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong
khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5°C đến 0,7°C,
mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng
tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự đã làm cho
thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Theo tính toán,
nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3°C và mực nước biển có thể
dâng 1 m vào năm 2100 (IPCC, 2007) [51]. Biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ
là vấn đề môi trường, không còn là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là
vấn đề của phát triển bền vững. BĐKH tác động đến những yếu tố cơ bản của
đời sống con người trên phạm vi toàn cầu như: nước, lương thực, năng lượng,
sức khỏe và môi trường. Vì thế ứng phó với BĐKH trở nên ngày càng quan
trọng, và được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu cũng như trong cả tiến
trình thương lượng của Công ước về BĐKH mà Việt Nam là một thành viên [1,
2,5].
Theo các kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng
cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ), lượng mưa mùa khô
có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta. Ngược lại, lượng mưa mùa
mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu. Kịch bản
phát thải trung bình tính toán lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 – 8% ở Tây
Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2 – 3% ở Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa
thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4 – 7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và
Đồng bằng Bắc Bộ. Trong khi đó, lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa
sẽ tăng từ 10 đến 15% ở vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ. Theo kịch
bản phát thải cao, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 –
viii
1999, khoảng 9 – 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ. Lượng
mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6-9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và
Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ. Lượng mưa các tháng cao
điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở vùng khí hậu phía Bắc và Nam
Trung Bộ. Theo kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ, mùa đông có thể tăng nhanh
hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Với Kịch bản
phát thải trung bình, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6
o
C ở Tây Bắc,
2,5
o
C ở Đông Bắc, 2,4
o
C ở Đồng bằng Bắc Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 –
1999; Với Kịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu
phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1°C đến
3,6
o
C [1].
Đối với Lào Cai trong thế kỷ qua, nền nhiệt độ trên toàn tỉnh Lào Cai đã
tăng rõ rệt. Nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,05°C - 0,10°C/thập kỷ và mạnh
hơn trong 2 thập kỷ gần đây (0,1°C - 0,15°C), mùa hè nhiệt độ tăng mạnh hơn.
Trên các vùng núi cao, tốc độ tăng nhiệt thấp hơn so với các vùng thung lũng,
cao nhất là ở thành phố Lào Cai. Các đợt nắng nóng xuất hiện theo xu thế nhiều
hơn. Cấu trúc của các mùa nóng, lạnh hàng năm cũng bắt đầu có dấu hiệu thay
đổi theo hướng mùa nóng kéo dài hơn [50]. Các vành đai nhiệt theo độ cao cũng
có xu hướng tiến lên cao hơn, đáng lưu ý là khu vực Hoàng Liên Sơn. Diễn biến
của mưa ẩm có những thay đổi. Lượng mưa trên phần lớn các khu vực trong tỉnh
có xu hướng giảm trong khoảng nửa thế kỷ gần đây với sự xuất hiện nhiều hơn
những đợt không mưa kéo dài. Đặc biệt trên khu vực 3 huyện phía Đông Bắc
của tỉnh như Mường Khương, SiMaCai, Bắc Hà, tình hình khô hạn xảy ra
nghiêm trọng hơn, kết hợp với xói mòn đất mạnh do rừng bị cạn kiệt; khu vực
này đã xuất hiện dấu hiệu của hoang mạc hoá. Trong khi đó những đợt mưa có
cường độ lớn lại cũng có xu hướng tăng lên, nhất là trên các vùng thường có
mưa lớn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, dẫn đến khả năng xuất hiện ngày càng
nhiều hơn những đợt lũ lớn, lũ quét trên các triền sông, suối trong tỉnh (UBND
tỉnh Lào Cai, 2010). Là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc
và vùng Tây Bắc của Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền với
ix
vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc.
Lào Cai có địa hình phức tạp, phân tầng lớn, mức độ chia cắt mạnh với hai
sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy làm cho nền khí hậu nhiệt đới gió
mùa bị chia thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Tuy nhiên cùng với những
thuận lợi, hàng năm Lào Cai phải đối mặt của với các thảm họa thiên nhiên khắc
nhiệt, nhất là khi tác động của BĐKH ngày càng trở nên mạnh mẽ như hiện nay.
Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, việc đánh giá tác động của BĐKH đến các
lĩnh vực, ngành, địa phương như: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh
lương thực, sức khỏe, v.v là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu
đến chế độ thuỷ văn tỉnh Lào Cai”. Do quy mô của một luận văn thạc sỹ nên
kết quả luận văn này chỉ đánh giá được tác động của BĐKH đến chế độ thuỷ văn
từ đó đề xuất một số kiến nghị cho các quy hoạch, chính sách cần tiến hành lồng
ghép vấn đề BĐKH.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH tới hệ thống thủy văn Lào Cai và đề xuất
một số kiến nghị giúp các cơ quan chức năng có phương hướng quản lý quy
hoạch và bảo vệ tài nguyên nước một cách bền vững và giảm thiểu tác hại do
BĐKH gây ra.
3. Nội dung nghiên cứu
- uỷ văn.
đoan.
Xác định ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống thủy văn tỉnh Lào Cai;
Đ
–
x
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu:
+ Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng
hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn
lọc. Từ đó đánh giá theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
+ Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Ở giai đoạn
đầu, tiến hành thống kê, thu thập các số liệu, các kết quả nghiên cứu của các
chương trình, dự án đã được thực hiện có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
Đồng thời, thống kê, thu thập các số liệu đo đạc, khảo sát ngoài thực địa, tính
toán trên bản đồ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Phương pháp nghiên cứu thực địa
nhằm so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau; kiểm định và khẳng định những
kết quả đạt được từ quá trình phân tích, tính toán; thu thập bổ sung các số liệu,
tài liệu thực tế tại cái khu vực nghiên cứu điển hình.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này huy động được kinh nghiệm
và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ
cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những trùng lặp
với những nghiên cứu đã có, đồng thời kế thừa các thành quả nghiên cứu đã đạt
được.
- Phương pháp bản đồ và GIS: Phương pháp bản đồ và GIS được sử dụng
phục vụ việc đánh giá phạm vi, đối tượng bị ảnh hưởng bởi các tác động của
BĐKH và việc nghiên cứu, đề xuất các sửa đổi, bổ sung cho các quy hoạch.
5. Kết quả của luận văn
Đánh giá được tác động của BĐKH đến hệ thống thủy văn; dòng chảy
sông; nước mặt; lưu vực sông, từ đó đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm tăng
cường năng lực thích ứng của các chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH với
những hiện tượng thời tiết bất thường cũng như thiên tai do BĐKH gây ra.
Lồng ghép các vấn đề BĐKH và các tác động của BĐKH vào các kế hoạch
xi
hành động ứng phó với BĐKH cho các lĩnh vực nghiên cứu điển hình như Nông
nghiệp, Tài nguyên nước,
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu mang ý nghĩa thiết thực,
được làm cơ sở khoa học
nhằm xây dựng và thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch và giải pháp
ứng phó vớ
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và cụ thể các căn cứ khoa học trong việc
đánh giá các tác động của BĐKH đến chế độ thủy văn tại tỉnh Lào Cai. Hệ
thống lại cách xác định lưu lượng nước, vấn đề lũ lụt, hạn hán dự kiến sử dụng
mô hình MIKE NAM.
Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng kết quả nghiên cứu để
ngh –
với BĐKH.
7. Cấu trúc luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu, nội dung chương này sẽ giới
thiệu về điều kiện tự nhiên; Đăc điểm sông ngòi của Lào Cai; Tình hình kinh tế
xã hội của tỉnh Lào Cai; Kịch bản biến đổi khí hậu của Lào Cai và Việt Nam.
Chương 2: Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 338 km về phía
Tây Bắc. Toạ độ địa lý từ 21
°
40’56” đến 22
°
50’30” vĩ độ Bắc; 103
°
30’24” đến
104
°
38’21” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
với điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long huyện Mường Khương có toạ độ
22
°
50’30” vĩ độ Bắc, 104
°
14’35” kinh độ Đông. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái,
với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha huyện Văn Bàn có toạ độ 22
°
51’ vĩ độ Bắc,
103
°
48’53” kinh độ Đông. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là
đỉnh PonTatJian có toạ độ 22
°
13’03” vĩ độ Bắc, 104
°
38’21” kinh độ Đông. Phía
Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã ý Tý huyện Bát Xát có tọa độ
22
°
36’ vĩ độ Bắc, 103
°
31’ kinh độ Đông (Hình 1.1).
Nguồn: [http:www.laocai.gov.vn]
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội và an
ninh quốc phòng. Với 2 cửa khẩu lớn, Lào Cai là một đầu mối phát triển kinh tế,
2
giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và Quốc tế nói
chung. Tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa, là vùng cao nên tỉnh cũng gặp nhiều
khó khăn trong phát triển kinh tế - văn hoá xã hội.
Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là
638.389,59 ha bằng gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước; xếp thứ 9 so với 11
tỉnh thuộc vùng núi phía bắc về quy mô đất đai [10, 11].
Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch, hai dãy núi chính là dãy
Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về
phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này
và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ
hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu sinh thái khác
nhau.
Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ: chia cắt sâu từ cấp khá mạnh (100 - 200
m/km²) đến rất mạnh (450 - 500 m/km²), chia cắt ngang rất phức tạp, từ yếu
(<0,5 km/km²) đến rất mạnh (> 2 km/km²). Địa hình được phân đai cao thấp khá
rõ ràng với 7 đai địa hình cơ bản gồm: 100 – 150 m; 300 – 500 m; 600 – 1000
m; 1300 – 1400 m; 1700 – 1800 m; 2100 – 2200 m và 2800 – 2900 m. Trong số
đó các đai bậc 2, bậc 3 với độ cao từ 300 – 1000 m, chiếm phần lớn diện tích
toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có
độ cao 3143 m so với mặt nước biển, điểm thấp nhất 80 m thuộc vùng Bảo
Thắng.
Về độ dốc, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc thay
đổi rất lớn, từ địa hình thoải (0 - 80) có diện tích khoảng 36.000 ha, địa hình
nghiêng (8 - 150) khoảng 67.000 ha, địa hình tương đối dốc (15 - 250) có trên
200.000 ha và địa hình dốc (>250) khoảng trên 300.000 ha.
Nhìn chung địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ
chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây quá trình sập lở, trượt khối;
mặt khác sông suối được tạo thành có lòng hẹp, độ dốc lớn nên mùa mưa lũ
thường xẩy ra lũ quét, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
3
Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Bảo Thắng
- Bảo Yên và phần phía Đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn, địa
hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, ruộng nước rộng là
địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở
hạ tầng.
Nguồn: [http:www.laocai.gov.vn]
Hình 1.2. Bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Nằm ở vùng phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Lào Cai mang đặc trưng khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh, biến động mạnh và phân hóa đa
dạng. Do điều kiện địa hình đặc biệt, chênh lệch độ cao giữa các khu vực khá
lớn, cho nên đặc điểm khí hậu ở đây được thể hiện với các mức độ khác nhau.
1.1.2.1.
Nhiệt độ
Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 1980-2010, nhiệt độ trung bình hàng
năm tại trạm Bắc Hà là 18,7°C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 25°C, thấp nhất là
8,7°C, tại trạm Phố Ràng nhiệt độ trung bình năm là 23°C, nhiệt độ tháng cao
nhất là 29,3°C, thấp nhất là 13°C. Riêng vùng Sa Pa ở độ cao trên 1500 m nên
có sự khác biệt, nhiệt độ trung bình khoảng 15,3°C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt
4
21,8°C, thấp nhất là 3,8°C.
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai giai đoạn 1980-2010
(°C)
Trạm/
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Trung
bình
năm
Bắc Hà
11,7
13,1
16,0
19,9
22,4
23,9
23,9
23,5
21,9
19,5
16,3
12,2
18,7
Sa Pa
9,0
10,8
14,1
17,0
18,7
19,7
19,7
19,4
18,0
15,7
12,5
9,4
15,3
Phố
Ràng
16,0
17,4
20,5
24,0
26,6
28,2
28,2
27,8
26,3
23,8
20,4
16,8
23,0
0
5
10
15
20
25
30
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tháng
oC
Bắc Hà SaPa Phố Ràng
Hình 1.3. Biểu đồ sự biến thiên Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai
giai đoạn 1980-2010 (°C)
Nguồn: [KHHĐ ứng phó với BĐKH của tỉnh Lào Cai, 2011]
Tại Lào Cai, độ biến thiên theo năm của nhiệt độ rất lớn với biên độ trung
bình năm 11°C-12°C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng khác nhau rất khác
nhau. Vào các tháng giao thời sự khác biệt nhiệt độ ngày và đêm có lúc lên tới
15°C-20°C. Do đó tuy ban ngày thời tiết nóng bức, nhưng đến đêm và sáng lại
mát mẻ, nhiệt độ xuống thấp.
5
1.1.2.2.
Lượng mưa
Do hệ quả của chế độ gió mùa, mưa của Lào Cai phân hóa thành 2 mùa rõ
rệt: Mùa mưa và mùa ít mưa (tạm gọi là mùa khô). Lượng mưa tại Lào Cai phân
bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Theo số liệu thống kê giai
đoạn 1980 – 2010, mưa tập trung chủ yếu từ tháng V đến tháng X (chiếm 79 %
tổng lượng mưa của cả năm). Về không gian, tại vùng núi cao của Lào Cai có
lượng mưa lớn hơn ở đồng bằng và trung du: Lượng mưa bình quân cả năm tại
trạm Bắc Hà và Phố Ràng đại diện cho vùng đồng bằng và trung du, là 1.666,5
mm và 1.606,3 mm; trong khi đó lượng mưa bình quân cả năm tại trạm Sa Pa,
đại diện cho vùng núi, là 2.728 mm
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm tại Sa Pa giai đoạn 1980-2010
(mm)
Trạm
/Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Bắc Hà
27,3
29,9
63,8
126,2
203,7
228,2
274,2
329,9
192,2
104,4
65,8
21,2
1666,5
Sa Pa
65,5
75,2
113,8
219,1
374,0
375,5
474,1
419,1
261,7
188,5
106,6
55,9
2729,0
Phố Ràng
27,1
36,2
62,9
138,4
200,6
1980,
7
243,6
316,3
210,8
106,3
48,1
17,4
1606,3
Nguồn: [KHHĐ ứng phó với BĐKH của tỉnh Lào Cai, 2011]
Nhìn chung tại hầu hết các vùng thấp và thung lũng dọc các con sông có
lượng mưa từ 1600-1800 mm, trong khi đó đại bộ các phận các vùng có độ cao
trên 1400 m ở sườn phía đông dãy Hoàng liên sơn và rải rác các đỉnh cao dãy
núi phía đông như Cao Sơn, Lùng Phình, Pha Long… có mưa trên 2.000 mm.
Thời gian không mưa liên tục xuất hiện trong mùa đông, ngược lại mưa dài ngày
xuất hiện vào mùa hạ.
1.1.2.3.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 82% - 89%, ở các vùng núi
có nhiều cây rừng, mưa nhiều thì độ ẩm cao hơn, nơi có độ ẩm cao nhất là vùng
núi Sa Pa (89,5%). Độ ẩm cao nhất tại trạm Tp. Lào Cai đạt gần 85%, độ ẩm
thấp nhất tại trạm Bắc Hà là 83%, trạm Sa Pa xấp xỉ 84%.
6
Bảng 1.3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm của không khí tại các
trạm ở Lào Cai giai đoạn 1980-2010 (%)
Trạm
Trung
bình
năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TP Lào Cai
82,25
82
84
82
81
77
83
82
84
82
85
83
82
Bắc Hà
87,58
90
90
85
86
83
87
87
89
88
89
89
88
Sa Pa
89,50
86
99
96
84
89
88
86
90
89
92
86
89
Nguồn: [KHHĐ ứng phó với BĐKH của tỉnh Lào Cai, 2011]
1.1.2.4.
Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1980 – 2010 dao động trong
khoảng 500 – 900 mm (lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng V, VI và nhỏ nhất vào
tháng I, II)
Bảng 1.4. Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai
giai đoạn 1980-2010 (mm)
Trạm
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TP Lào Cai
894,4
56,6
56,9
79,8
89,1
102,8
86,8
80,9
74,6
78,8
69,1
63,2
55,8
Phố Ràng
674,4
38,9
41,5
59,7
68,5
78,8
76,0
68,7
60,2
53,2
46,7
42,0
40,4
Bắc Hà
567,4
31,4
32,2
47,2
55,8
63,9
55,5
52,6
50,6
50,2
47,3
42,7
38,1
Sa Pa
750,5
54,4
69,4
119,3
105,9
77,5
60,7
58,8
50,4
41,0
30,2
39,0
44,0
Nguồn: [KHHĐ ứng phó với BĐKH của tỉnh Lào Cai, 2011]
1.1.2.5.
Chế độ nắng
Số giờ nắng trung bình nhiều năm ở tỉnh Lào Cai đạt khoảng 1500 giờ.
Thời kỳ có số giờ nắng nhiều nhất thường tập trung vào tháng V đến tháng IX.
Tháng có số giờ nắng lớn nhất quan trắc được là tháng VIII,IX tại trạm Lào Cai
là 165,5 giờ, tại trạm Phố Ràng là 169,2 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng I, II và
III. Tháng có số giờ nắng ít nhất quan trắc được là tháng II tại trạm Phố Ràng
với 53,4 giờ.
7
Bảng 1.5. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tại các trạm
ở Lào Cai giai đoạn 1980 -2010 (giờ)
Nguồn: [KHHĐ ứng phó với BĐKH của tỉnh Lào Cai, 2011]
Trạm
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TP
Lào Cai
1532,6
86,0
64,4
92,5
152,0
159,9
145,7
153,9
163,5
165,5
124,5
128,7
96,1
Phố Ràng
1435,5
58,4
53,4
75,6
120,1
159,4
151,2
164,9
169,2
151,7
115,5
105,3
93,0
Bắc Hà
1445,1
81,8
79,4
114,0
149,4
163,0
132,8
135,8
141,9
126,8
102,1
112,2
105,8
1.1.3. Các nguồn tài nguyên
1.1.3.1.
Tài nguyên đất
Lào Cai có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất, 10 nhóm đất
chính là: Đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit
trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn
mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Các nhóm đất đang được sử dụng thiết thực, bao
gồm:
Nhóm đất phù sa: Diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích
hợp đối với các loại cây lương thực, cây công nghiệp.
Nhóm đất đỏ vàng: Thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc
vàng đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao
900 m trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có
độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm.
Nhóm đất mùn vàng đỏ: Chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân
bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn.
Nhóm đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều
loại rau ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng thời, nhóm đất này có thảm thực vật
rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh.
8
Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập
trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với
một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao.
Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất
feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ
nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích
chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện tạo nên những
cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa
[39].
1.1.3.2.
Tài nguyên nước
Với hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy
qua là sông Hồng và sông Chảy tạo cho Lào Cai có nguồn tài nguyên nước
phong phú:
Nước mặt: Được đánh giá là phong phú và ít bị ô nhiễm. Dòng chảy
mặt hàng năm khoảng 9,5 tỷ m
3
, phân bố không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào
địa hình, mưa, lớp phủ bề mặt đệm Nhìn chung lượng nước hàng năm rất dồi
dào, vào mùa kiệt khả năng khai thác tối đa là 0,9 tỷ m
3
(hiện tại mới sử dụng
khoảng 60 triệu m
3
) nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt chiếm khoảng 2% - 3%
lượng nước đến và ở mức độ thấp, chưa đồng đều.
Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm xấp xỉ khoảng 30 triệu m
3
, trữ
lượng động 4448 triệu m
3
với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng
đủ các đối tượng sử dụng dự kiến đến năm 2010 khoảng 5,35 triệu m
3
/ngày
đêm.
Nguồn nước ngầm của tỉnh khá dồi dào, trữ lượng ước tính 30 triệu m
3
, trữ
lượng động khoảng 4448 triệu m
3
với chất lượng khá tốt. Theo các tài liệu điều
tra, có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng: nước Sunfat, nước Sunfat
bicacbonnat, nước nóng Silic, nước Sunfat hydro. Nước nóng có nhiệt độ trên
40
°
C và nguồn nước siêu nhạt ở Tacco - Sa Pa. Đây là tiềm năng lớn để phát
9
triển du lịch [18, 41].
1.1.3.3.
Tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật
Tính đến năm 2009, Lào Cai có diện tích rừng là 323.300 ha, chiếm 49,4 %
diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, diện tích rừng tự nhiên: 257.7 ha và 65.6
ha rừng trồng. Nếu năm 1991 Lào Cai chỉ có 159.626 ha tỉ lệ che phủ 15,8%,
đến năm 2004 có 274.639 ha tỷ lệ che phủ 43,2% và đến 2009 diện tích rừng là
323.300 ha tỷ lệ che phủ đạt 49,9 %. Điều đó chứng minh công tác phát triển
rừng ở Lào Cai đạt kết quả khá tốt mỗi năm tăng gần 2% tỉ lệ tán che phủ.
Thực vật rừng phong phú cả về số lượng loài và tính đa dạng, điển hình của
thực vật. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã thống kê có 2.847 loài
thực vật thuộc 1.064 chi, 229 họ, 6 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như:
Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến, Pơ Mu Động vật rừng có 442 loài chim,
thú, bò sát, trong đó, thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc
41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12 họ [35, 45, 46].
Diện tích rừng lớn, thảm thực vật phong phú và sự đa dạng các loại động
vật là lợi thế của tỉnh trong phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản;
du lịch.
1.1.3.4.
Tài nguyên nhân văn và du lịch
Lào Cai sở hữu tài nguyên du lịch và các giá trị nhân văn quý giá bậc nhất
của vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) và cả nước. Khu du lịch nghỉ
mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao
trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh
rừng cây, núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền
thống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh núi
Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam và khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia
Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và khách du
lịch.
Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai là tỉnh rất phong phú về bản sắc
văn hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn hoá, Các dân tộc Mông,Tày, Dao,
10
Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt, huyện Sa Pa có bãi đá
cổ được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,
Ngoài ra, Lào Cai còn có nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng,
kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng, Không chỉ nhiều di sản vật thể và phi vật, Lào
Cai còn sở hữu một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được
khám phá hết.
Ngoài ra, Lào Cai còn có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các
vùng sinh thái với các đặc sản nông, lâm sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, thảo
dược, cá Hồi (Phần Lan), cá Tầm (Nga) Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cũng là
một trong những lợi thế của tỉnh trong việc kết hợp phát triển du lịch với thương
mại, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Có thể đánh giá, Lào Cai hội tụ khá đủ các tài nguyên về du lịch và nhân
văn để phát triển hầu hết các sản phẩm của ngành du lịch như du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch hội chợ, du lịch leo núi Ngoài ra còn có loại hinh du lịch tâm
linh như đền Thượng, đền Bảo Hà, đền Cô Tân An…[10, 11, 12].
1.2. Đặc điểm thủy văn Lào Cai
1.2.1 Dòng chảy năm
Mô đun dòng chảy năm thay đổi từ 30-70 l/s.km
2
.
Mùa lũ từ tháng 6-10, lượng nước chiếm trên 70% lượng nước cả năm.
Mùa cạn từ tháng 11-5 năm sau, chiếm không quá 30% lượng nước cả năm.
Bảng 1.6. Lưu lượng nước trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai
giai đoạn 1980-2010 (m
3
/s)
Trạm
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lào Cai
556
249
211
174
186
273
607
1053
1368
952
720
535
342
Tà Thàng
36,2
12,2
11,7
10,4
16,3
32,3
64,7
76,1
72,1
58,8
39,3
24,2
16,2
Khe Lếch
16,8
8
7,14
7,19
8,1
11,7
17,6
26,4
35,5
31,3
24,7
14,4
9,28
11
Nguồn: [KHHĐ ứng phó với BĐKH của tỉnh Lào Cai, 2011]
1.2.2 Dòng chảy mùa lũ-mùa cạn
Tháng 7 (hoặc 8) có lượng dòng chảy cao nhất trong năm, có thể chiếm
25% - 35% lượng nước năm.
Lưu lượng lũ lớn nhất:
Tại Lào Cai: 8430 m³/s, ngày 19/8/1971.
Tại Tà Thàng: 2440 m³/s, ngày 19/7/1971.
Tại Khe Lếch: 1050 m³/s, ngày 24/7/1996.
Tháng 3 (hoặc 2) có lượng dòng chảy thấp nhất trong năm, chiếm không
quá 1% lượng nước năm.
Lưu lượng thấp nhất trong mùa cạn đã xảy ra:
Tại Lào Cai: 104 m³/s.
Tại Tà Thàng: 5,73 m³/s.
Tại Khe Lếch: 4,90 m³/s.
Mô dung dòng chảy nhỏ nhất thay đổi từ 10-13 l/s.km².
1.2.3 Hệ thống sông suối
Hệ thống sông, suối được phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua là
sông Hồng và sông Chảy với 130 km chảy qua tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh
còn có hàng nghìn dòng chảy, trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên.
Hệ thống sông, suối dày với địa hình dốc tạo ra lợi thế cho Lào Cai trong
phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, đến
năm 2020, Lào Cai có trên 110 điểm có thể xây dựng thuỷ điện với tổng công
suất lên đến 1.100 MW. Đặc điểm một số con sông, suối chính của tỉnh Lào Cai
như sau:
Sông Hồng: Chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đoạn sông
chảy qua địa bàn tỉnh với chiều dài khoảng 110km có lòng sông rộng, sâu, độ
dốc lớn, dòng chảy thẳng nên nước thường chảy xiết, mạnh. Lưu lượng nước
sông không điều hoà, mùa lũ lưu lượng lớn (khoảng 4830 m
3
/s), mực nước cao
(độ cao tuyệt đối 86,85 m) thường gây ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất và đời sống của nhân dân dọc hai bên sông. Mùa kiệt, lưu lượng nhỏ
12
(70m
3
/s), mực nước thấp (74,25m), gây trở ngại cho hoạt động của các phương
tiện giao thông thuỷ nhất là đoạn phía trên Thành phố Lào Cai.
Sông Hồng không những có vai trò quan trọng trong phát triển giao thương
bằng đường thuỷ giữa Lào Cai - đầu mối của Việt Nam với Vân Nam - đầu mối
quan trọng của miền Tây (Trung Quốc), mà nó còn tạo ra tiềm năng phát triển
du lịch đường sông. Với lợi thế có cửa khẩu trên sông Hồng cho phép Lào Cai
đảm nhận các hoạt động dịch vụ xuất nhập cảnh khách du lịch trên sông Hồng.
Tuy nhiên, trong những năm qua sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố nằm trong
lưu vực với Lào Cai chưa chặt chẽ và hiệu quả nên tiềm năng du lịch trên sông
Hồng trong tuyến hành lang kinh tế Đông Tây của các nước trong Tiểu vùng
sông Mê Kông chưa được khai thác, phát triển.
Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu
vực phía Đông của tỉnh. Đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 124km,
lòng sông sâu, hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh; ít có tác dụng trong giao thông
vận tải, trong sản xuất và dân sinh do lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất
thường (mùa lũ 1670m
3
/s, mùa kiệt 17,6m
3
/s).
Ngoài 2 sông lớn, các sông ngòi khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng ảnh hưởng
đến chế độ thuỷ văn của tỉnh Lào Cai như:
Sông Nậm Thi: bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy vào Lào Cai, là
ranh giới tự nhiên dài khoảng 6 Km, ở khu vực Thành phố Lào Cai, huyện
Mường Khương, lòng sông rộng thuyền bè nhỏ có thể đi lại được.
Suối Ngòi Đum, ngòi Bo cùng bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Sa
Pa chảy qua huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai rồi đổ ra sông Hồng. Các ngòi
này có lòng rộng, sâu chủ yếu phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân.
Suối Ngòi Nhù bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Văn Bàn có hướng chảy
từ Đông Nam xuống Tây Bắc rồi đổ ra sông Hồng. Ngòi Nhù có lòng rộng, sâu,
dốc là sự hợp thành của nhiều sông ngòi khác như: suối Nậm Tha, ngòi Chơ,
suối Chăn, ngòi Mả, ngòi Co, [2, 9, 18].