Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.34 KB, 22 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HCM

Bài tiểu luận
Môn Kinh Tế Môi Trường
Đề tài :
1. Thế nào là biến đổi môi trường ?
2. Các dạng biến đổi của môi trường?
3. Thế nào là ô nhiễm. Các dạng chất ô nhiễm.
4. Trình bày hoạt động vận tải gây ra ô nhiễm môi trường như thế nào?
GVHD : Nguyễn Quốc Thịnh
Nhóm : 04
Tp HCM, Ngày 17 tháng 01 năm 2013
Nội Dung
1. Thế nào là biến đổi môi trường ?
Chất phát thải ra môi trường là các chất thải sau sản xuất hay tiêu dùng của hoạt
động kinh tế được đưa trực tiếp vào môi trường, khi vượt quá khả năng hấp thụ của
môi trường chúng sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường ở xung quanh, gây ra thiệt
hại cho con người và sinh vật trong vùng bị ảnh hưởng.
2. Các dạng biến đổi của môi trường?
2.1. Ô nhiễm môi trường.
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, ô nhiễm môi trường được định
nghĩa như sau : “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi
trường, vi phạm tiêu chuẩn của môi trường”.
Quan niệm của thế giới cho rằng: “ô nhiễm môi trường được hiểu là việc
chuyển rác, chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây
hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm
chất lượng môi trường. các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng
khí ( khí thải ), lỏng ( nước thải ), rắn ( chất thải rắn ) chưa hóa chất hoặc tác
nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ hoặc cường
độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh


vật và vật liệu.
2.2. Suy thoái môi trường.
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam suy thoái môi trường được định
nghĩa như sau : “ Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên
“.
Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi
trường bao gồm : không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng,
sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo
tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và
các hình thái vật chất khác.
2.3. Sự cố môi trường : Đánh giá rủi ro.
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, sự cố môi trường được định
nghĩa như sau : “ Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá
trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy
thoái môi trường nghiêm trọng”.
sự cố môi trường xảy ra do :
- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun,
mưa axit, mưa đá, biến động khi hậu và thiên tai khác.
- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thật, văn hóa, an ninh,
quốc phòng.
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí,
sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự
cố tại cơ sở lọc dầu và các cơ sở công nghiệp khác.
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản
xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
 Đánh giá rủi ro là đánh giá về số lượng và chất lượng của rủi ro ảnh hưởng
tới sức khỏe con người và hệ sinh thái, gây ra do độc hại môi trường tiềm
năng hoặc thực tế.

3. Thế nào là ô nhiễm. Các dạng chất ô nhiễm.
3.1. Thế nào là ô nhiễm môi trường?
“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường; gây tác hại tới
đời sống, sức khoẻ của con người, đến sự phát triển của các sinh vật hoặc làm suy
giảm chất lượng môi trường”.
Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra (như các chất
thải trong sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…); ngoài ra, ô nhiễm
còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch (gây nhiều bụi bẩn),
thiên tai lũ lụt (tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển)…nó
chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường, các tác nhân ô nhiễm n ày
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn)
chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ,
bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.
3.2. Các dạng ô nhiễm môi trường.
3.2.1. Ô nhiễm môi trường đất:
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất đến từ các chất thải công nghiệp do các
hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản, các chất khí độc hại được thải ra ngoài
môi trường, các chất thải hữu cơ. Thứ hai là các loại chất thải sinh hoạt của con
người hàng ngày mà trong đó đặc biệt nguy hại là chất thải y tế và các loại chất thải
có tính độc hại khác mà hiện nay vẫn chưa được xử lí triệt để trước khi thải ra
ngoài. Thứ ba ô nhiễm do chất thải nông nghiệp, chúng tích lũy dần trong đất và các
loại cây trộng và chất độc tăng lên rất lớn khi đi vào cơ thể con người ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe con người.
3.2.2. Ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong

nước.
Nước bị ô nhiễm ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép
kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các
quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng
ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy
thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố
tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công
nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại
phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ;
nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm
trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
 Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất và nước:
 Nguồn gốc tự nhiên:
Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường chứa một hàm lượng nhất định
kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng
và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật đất, tuy nhiên, trong một số
điều kiện đặc biệt chúng vượt một giới hạn nhất định và trở thành chất ô nhiễm.
Do phun trào núi lửa, mưa bảo gây ngập úng đất đai, đất bị nhiễm mặn do xâm
thực thủy triều, đất bị vùi lấp do cát bay hoặc hạn hán…
 Nguồn gốc nhân tạo:
- Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng
nhiều và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp:
- Tăng cường sử dụng hóa chất như bón phân vô cơ, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sau.
- Sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho
thu hoạch.
- Mở rộng các hệ thống tưới tiêu.
- Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông.
 Ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt:
Chất thải rắn đô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nếu
không được quản lý thu gom và kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật.Chất thải rắn đô

thị rất phức tạp, nó bao gồm các thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, làm vườn , đồ dùng
hỏng , gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải,các loạirác đường phố bụi, bùn, lá
cây…
Ở các thành phố lớn , chất thải rắn sinh hoạt được thu gom , tập trung ,phân loại
và xử lý. Sau khi phân loại có thể tái sử dụng hoặc xử lý rác thải đô thị để chế biến
phân hữu cơ, hoặc đốt chôn. Cuối cùng vẫn là chôn lấp và ảnh hưởng tới môi
trường.
Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thối sinh ra do
phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxi trong đất.
Các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán , thấm và ở lại
trong đất.
Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ rất cao
cũng như các kim loại nặng như Cu , Zn, Pb, Al ,Fe, Cd , Hg và cả các chất như
P ,N, … cũng cao. Nước rỉ này sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
Ô nhiễm môi trường đất, nước còn có thể do bùn cống rãnh của hệ thống thoát
nước của thành phố là mà thành phần các chất hữu cơ , vô cơ, kim loại tạo nên các
hỗn hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy.
 Ô nhiễm do chất thải công nghiệp:
Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn gây
ô nhiễm.
Bảng 3: Nguồn gốc công nghiệp của một số kim loại nặng.
Kim loại nặng Nguồn gốc công nghiệp
As Nước thải công nghiệp thủy tinh, sản xuất phân bón
Cd Luyện kim, mạ điện, xưởng thuốc nhuộm, hơi thải chứa Cd
Cu
Luyện kim, công nghiệp chế đồ uống, sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật( BVTV)
Cr Luy Luyện kim, mạ, nước thải xưởng in và nhuộm
Hg Xưởng sản xuất hợp chất có chứa Hg, thuốc BVTV có chứa Hg
Nước thải luyện kim, BVTV, Nhà máy sản xuất pin, ắc quy, khí

thải chứa Pb
Zn Nước thải luyện kim, xưởng dệt, nông dược chứa Zn và Phân lân
Ni Nước thải luyện kim, mạ, luyện dầu, thuốc nhuộm
F Nước thải sau khi sản xuất phân lân
Muối kiềm Nước thải nhà máy giấy, nhà máy hóa chất
Axit Nước thải nhà máy sản xuất axit sunfuric, đá dầu, mạ điện
- Những tác động về vật lý như: gây xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc
đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất khai thác mỏ.
- Những tác động về hóa học như: các chất thải rắn, lỏng và khí tác động đến
đất.Các chất thải độc hại có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng.
 Ô nhiễm do chất thải nông nghiệp:
Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng
và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp : Tăng
cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, sử dụng chất
kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch, mở rộng
các hệ tưới tiêu.
Tuy nhiên trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thường có sẵn kim loại nặng
và chất khó phân hủy, khi tích lũy đến một giới hạn nhất định, chúng sẽ thành chất
ô nhiễm.
 Ô nhiễm do phân bón hóa học:
* Sử dụng phân vô cơ:
- Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây trồng chỉ sử dụng hữu hiệu tối đa
30% lượng phân bón vào đất. Phần còn lại sẽ bị rửa trôi theo nước hoặc nằm lại trên
đất gây ô nhiễm môi trường.
Ví dụ:
+ Phân lân rất dễ chuyển hóa thành nitrat NO3-. Một phần nitrat được thực vật
hấp thụ làm chất dinh dưỡng nhưng nếu tích lũy quá nhiều nitrat NO3-sẽ sinh ra quá
trình đềnitrat (khử nitrat) bởi vi sinh tạo nên nitrit NO2- là chất sẽ theo dây chuyền
thực phẩm đi vào động vật gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Mặt khác, các anion NO3-

và NO2- ít bị hấp phụ trong đất (vì hầu hết các keo trong đất là keo âm) sẽ đi vào
nước, gây ô nhiễm nước
+ Hàm lượng (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, superphotphat còn tồn dư acid nếu bón
liên tục mà không có biện pháp trung hòa sẽ làm chua đất, nghèo kiệt các ion
bazơvà xuất hiện nhiều độc tố đối với cây trồng (như: Al3+, Fe3+, Mn2+…) làm
giảm hoạt tính sinh học của đất.
* Sử dụng phân hữu cơ:
Trong phân chuồng cũng có chứa rất nhiều các loại kim loại nặng và các vi sinh
vật gây hại. Ở Việt Nam, phân chuồng thường ít được ủ đúng kỹ thuật và bón đúng
liều lượng nên dễ gây ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho động vật và người. Bởi
vì trong phân bón này có chứa nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng, và các
mầm bệnh dễ lây lan. Khi bón vào đất chúng có điều kiện phát triển làm ô nhiễm
môi trường sinh thái qua lan truyền trong nước mặt hoặc bốc hơi trong không khí.
 Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:
Việc lạm dụng và sử dụng một cách không phù hợp đã trở thành nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Các thuốc bảo vệ thực vật thường là những hóa chất độc, khả năng tồn dư lâu
trong đất tươi, tác động tới môi trường đất, sau đó đến sản phẩm nông nghiệp, đến
động vật và người, theo kiểu tích tụ, ăn sâu và bào mòn. Hiện nay do sử dụng và
bảo quản thuốc BVTV chưa đúng quy định nên đã gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Đất, nước một khi đã bị ô nhiễm thì việc xử lí là vô cùng khó khăn và mất nhiều
công sức, tiền của. Do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm đất, nước trong
đó giải pháp quan trọng nhất là nâng cao ý thức của con người trong việc thải bỏ
chất thải,ý thức xử dụng thốc trừ sâu, phân bón hóa học của những người nông dân.
Đồng thới cần khuyến khích sử dụng phân bón sinh học, sử dụng các giống cây
trồng không có sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa
học, tuyên truyền cho người dân thực hiện luật môi trường để bảo vệ môi trường
đất, nước bảo vệ các sinh vật sinh sống trên Trái Đất để cuộc sống của chúng ta
ngày càng tốt đẹp hơn.

3.2.3. Ô nhiễm không khí:
Hằng năm có khoảng 20 tỉ tấn CO2 + 1,53 triệu tấn SiO2 + Hơn 1 triệu tấn
Niken + 700 triệu tấn bụi + 1,5 triệu tấn Asen + 900 tấn coban + 600.000 tấn Kẽm
(Zn), hơi Thuỷ ngân (Hg), hơi Chì (Pb) và các chất độc hại khác. Làm tăng đột biến
các chất như CO2, NOX, SO3 …
Các chất ô nhiễm phát xuất từ nhiều nguồn khác khau; ô nhiễm không khí rất khó
phân tích vì chất ô nhiễm thay đổi nhiều do điều kiện thời tiết và địa hình; nhiều
chất còn phản ứng với nhau tạo ra chất mới rất độc.
 Ảnh hưởng đến môi trường đa dạng và phong phú. Vì vậy, xử l ý kh í th ải là
điều rất cần thiết.

×