Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hệ thống bài tập tài chính tiền tệ theo chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.33 KB, 12 trang )

Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
CHƯƠNG I: TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Phần 1: Tiền tệ, cung tiền và hoạt động của ngân hàng Trung ương.
1. Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn là
10%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và tiền mặt không dò rỉ ngoài hệ thống
ngân hàng.
a. Nếu ngân hàng trung ương bán cho các ngân hàng 1 tỷ đồng trái phiếu Chính
phủ, thì điều này ảnh hưởng như thế nào đến cơ sở tiền và cung ứng tiền tệ của nền
kinh tế?
b. Giả sử ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 5%, nhưng
các ngân hàng lại quyết định dự trữ thêm 5% tổng tiền gửi dưới dạng dự trữ dôi ra. Tại
sao các ngân hàng lại làm như vậy? Điều này có ảnh hưởng ra sao đến số nhân tiền và
cung ứng tiền tệ của nền kinh tế.
2. Giả sử hệ thống ngân hàng có tổng dự trữ bằng 100 tỷ đồng, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc là 10%, các ngân hàng không có dự trữ dôi ra và dân chúng không nắm giữ tiền
mặt.
a. Hãy tính số nhân tiền gửi và cung ứng tiền tệ.
b. Nếu Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 20% thì dự trữ
và cung ứng tiền tệ thay đổi như thế nào?
3. Dưới đây là số liệu giả định vè bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thương mại
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tài sản Có Tài sản Nợ
Dự trữ : 500 Tiền gửi: 3000
Trái phiếu : 2500
Tổng : 3000
Giả sử tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4. Hãy tính các chỉ tiêu sau:
a. Số nhân tiền.
b. Cơ sở tiền.
c. M1
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý


Sau đó, giả sử Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu của hệ thống ngân hàng
thương mại với giá 2500 tỷ đồng và hệ thống ngân hàng thương mại cho vay được
toàn bộ dự trữ dôi ra. Hãy tính các chỉ tiêu sau đây.
d. Cơ sở tiền.
e. M1.
f. Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng.
g. Lượng tiền gửi.
h. Dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại.
i. Tổng số tiền cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại.
Phần 2: Thị trường tiền tệ.
4. Hãy giải thích những hoạt động sau có ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền, cầu
tiền và lãi suất. Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng đồ thị:
a. NHTW mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường mở.
b. Việc lưu hành rộng rãi thẻ tín dụng làm giảm lượng tiền mặt mà mọi người
muốn nắm giữ.
c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5%
xuống 3% đối với tiền gửi bằng VNĐ tại các ngân hàng thương mại.
d. Các hộ gia đình quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để chi tiêu trong dịp Tết
e. Một làn sóng lạc quan khuyến khích đầu tư và mở rộng tổng cầu.
5. Giả sử NHTW mua 20 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
a. Điều gì xảy ra với mức cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% trong điều
kiện không có dò rỉ tiền mặt và các NHTM không có dự trữ dôi ra.
b. Hoạt động trên có ảnh hưởng ra sao đến lãi suất, đầu tư, thu nhập và giá cả, nếu
như những điều kiện khác không thay đổi. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị.
6. Hình dưới đây mô tả trạng thái của thị trường tiền tệ. Ban đầu thị trường tiền tệ
được biểu diễn bằng hai đường MS
1
và MD
1
.

a. Hãy xác định mức lãi suất cân bằng.
b. Dự đoán nguyên nhân có thể làm cho đường cầu tiền dịch chuyển từ MD
1
đến
MD
2
.
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
c. Khi lãi suất chưa điều chỉnh, với đường cầu tiền mới MD
2
hãy cho biết trạng
thái trên thị trường tiền.
d. Trình bày quá trình điều chỉnh diễn ra trên thị trường tiền tệ.
e. Dự đoán nguyên nhân có thể làm cho đường cung tiền dịch chuyển từ MS
1
đến
MS
2
.
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
i
D
C
MS
1
MS
2
MD
1

MD
2
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH GIAO ĐIỂM KEYNES
1. Sử dụng mô hình giao điểm Keynes để giải thích tác động của các biện pháp
chính sách sau:
a) Tăng mua hàng của Chính phủ
b) Tăng thuế
c) Tăng mua hàng và tăng thuế ở mức như nhau.
2. Xét một nền kinh tế giản đơn không có Chính phủ và thương mại quốc tế. Tiêu
dùng tự định là 300 triệu đồng và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong
nước của khu vực tư nhân bằng 100 triệu đồng.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng đường tổng chi tiêu.
c. Tính mức sản lượng cân bằng.
d. Giả sử các doanh nghiệp trong nền kinh tế rất lạc quan vào triển vọng thị trường
trong tương lai và tăng đầu tư thêm 100 triệu đồng. Hãy tính số nhận chi tiêu và sự
thay đổi cuối cùng trong mức sản lượng gây ra bởi sự gia tăng đầu tư này.
3. Trong mô hình tổng cầu của nền kinh tế đóng với thuế độc lập với thu nhập và xu
hướng tiêu dùng cận biên bằng 0,8. Cho biết mức sản lượng tiềm năng là 1200 tỷ đồng.
Hiện tại sản lượng cân bằng của nền kinh tế đang ở mức 1000 tỷ đồng. Muốn đạt được
mức sản lượng tiềm năng (trong các điều kiện khác không đổi), thì:
a. Chi tiêu của Chính phủ cần thay đổi bao nhiêu.
b. Thuế cần thay đổi bao nhiêu.
c. Thuế và chi tiêu của Chính phủ phải cùng thay đổi bao nhiêu để giữ cho cán cân
ngân sách không bị ảnh hưởng.
d. Dùng đồ thị minh họa các tình huống ở trên.
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
CHƯƠNG 4: TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG

1. Hãy giải thích những biến cố sau đây làm tăng, giảm hay không có tác động nào
đến tổng cung trong dài hạn
a. Việt Nam vừa đưa được nhiều lao động ra làm việc ở nước ngoài.
b. Quốc hội vừa phê chuẩn tăng tiền lương tối thiểu lên 500 000 đồng/tháng.
c. VDC mới đưa vào sử dụng một công nghệ mới cho phép tăng đáng kể tốc độ
truy cập Internet.
d. Một trận bão đã phá hủy nhiều nhà máy dọc bờ biển phía đông.
2. Hãy giải thích xem mỗi biến cố sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn
hạn, đường tổng cầu, cả hai hay không đường nào:
a. Các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương
lai.
b. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh (xét một nước nhập khẩu dầu mỏ)
c. Chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu.
d. Chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu.
e. Chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân.
f. Các hộ gia đình tiết kiệm nhiều hơn do bi quan triển vọng việc làm và thu nhập
trong tương lai.
3. Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng
tiềm năng. Trong năm 2004, giá các đầu vào thiết yếu mà Việt Nam phải nhập khẩu
như xăng dầu, thép, phân bón, hạt nhựa…đã tăng mạnh trên thị trường thế giới.
a. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AS-AD tác động của sự kiện trên đến nền
kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn trên ba phương diện: mức giá, sản lượng và việc làm.
b. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa sản lượng trở lại
mức tiềm năng, họ sẽ cần sử dụng chính sách để điều tiết tổng cầu như thế nào? Hãy
cho biết ưu điểm và nhược điểm của giải pháp này.
c. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa mức giá trở về vị
trí ban đầu thì họ sẽ cần sử dụng chính sách để điều tiết tổng cầu như thế nào? Hãy cho
biết ưu và nhược điểm của giải pháp này.
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý

d. Trước cú sốc trên, theo bạn giải pháp nào mà Chính phủ Việt Nam có thể thực
hiện để vừa góp phần kiềm chế lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4. Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng
tiềm năng. Từ năm 1999, nhiều nước bạn hàng của Việt Nam lâm vào suy thoái và ít
hàng của Việt Nam hơn.
a. Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AS-AD điều gì xảy ra với mức giá, sản
lượng và việc làm trong ngắn hạn. Vẽ đồ thị minh họa.
b. Trước cú sốc ngoại sinh ở trên, độ dốc của đường tổng cung có ảnh hưởng gì đến
mức độ thay đổi của sản lượng và mức giá.
c. Nếu các nhà hoạch định chính sách quyết định can thiệp để đưa sản lượng trở lại
mức tiềm năng, họ sẽ cần thay đổi chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào? Vẽ đồ thị
minh họa.
5. Trong mô hình AD-AS dưới đây bao gồm hai đường tổng cầu AD, AD’ và
đường tổng cung dài hạn AS. Hãy sử dụng mô hình này phân tích tác động riêng của
chính sách tiền tệ và hoặc chính sách tài khóa.
Giả sử NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua nghiệp vụ thị trường
mở.
Yêu cầu
a) Hãy xác định đường AD trước và sau khi thực hiện chính sách tiền tệ.
b) Mức giá và sản lượng cân bằng ban đầu là bao nhiêu?
c) Mức giá và sản lượng cân bằng sau thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng là bao nhiêu.\
Giả sử Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp thông qua việc cắt giảm chi
tiêu Chính phủ về hàng hóa, dịch vụ.
d) Hãy xác định đường AD trước và sau khi thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp.
e) Mức giá và sản lượng cân bằng ban đầu là bao nhiêu?
f) Mức giá và sản lượng cân bằng sau thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp là bao nhiêu?
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
P

B
A
0
C
D
E
AS
Y
AD
AD’
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
CHƯƠNG 5: TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG
1. Sử dụng mô hình giao điểm Keynes để giải thích tác động của các biện pháp
chính sách sau:
a) Tăng mua hàng của Chính phủ
b) Tăng thuế
c) Tăng mua hàng và tăng thuế ở mức như nhau.
2. Theo mô hình IS-LM, điều gì sẽ xảy ra đối với thu nhập, tiêu dùng và đầu tư khi:
a) Ngân hàng trung ương tăng cung tiền tệ
b) Chính phủ tăng chi tiêu
c) Chính phủ tăng thuế
d) Chính phủ tăng thuế và chi tiêu với quy mô như nhau.
3. Trong mô hình IS-LM, kết hợp nào của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
cho phép đạt được những mục tiêu sau:
a) Chính phủ muốn tăng sản lượng nhưng giữ cho mức đầu tư không đổi.
b) Chính phủ muốn tăng đầu tư nhưng giữ cho mức sản lượng không đổi.
4. Giả sử hàm cầu tiền có dạng
(M/P)
d
= 1000 – 100r

Trong đó r là lãi suất tính bằng phần trăm. Cung tiền M bằng 1000 và mức giá P bằng
2
a. Vẽ đồ thị cung và cầu về số dư tiền thực tế
b. Lãi suất cân bằng là bao nhiêu
c. Giả sử mức giá là không đổi, điều gì sẽ xảy ra đối với lãi suất cân bằng
nếu cung ứng tiền tệ tăng từ 1000 đến 1200
d. Nếu muốn nâng lãi suất lên 7%, ngân hàng trung ương cần ấn định mức
cung ứng tiền tệ bằng bao nhiêu.
5. Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như
sau:
Tiêu dùng: C = 200+ 0,75 (Y-T)
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
Đầu tư : I= 225- 25r
Chi tiêu Chính phủ : G=75
Thuế ròng : T= 100
Cung tiền danh nghĩa : M
s
= 1000
Cầu tiền thực tế: MD= Y- 100r
Mức giá : P=2
a. Hãy xây dựng phương trình biểu diễn các đường IS và LM
b. Xác định mức thu nhập và lãi suất tại trạng thái cân bằng
c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng thêm 50. Đường IS dịch chuyển bao
nhiêu ? Lãi suất và thu nhập cân bằng mới là bằng bao nhiêu
d. Giả sử thay vì chi tiêu, cung ứng tiền tệ tăng từ 1000 lên 1200. Đường
LM dịch chuyển bao nhiêu? Lãi suất và thu nhập cân bằng mới bằng bao nhiêu?
6. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ của một nền kinh tế được biểu diễn bởi
các thông số sau:
C= 100+ 0,8 Y

d
I= 100- 10i
G=100
T=0,25 Y
MD=80+ 0,2 Y-8i
MS=400 và P=2
a) Xác định phương trình biểu diễn đường IS và LM
b) Xác định mức thu nhập và lãi suất cân bằng.
c) Giả sử chi tiêu của CHính phủ về hàng hóa và dịch vụ tăng thêm 20 tỷ USD. Hãy xác
định mức thu nhập và sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế.
7. Hình dưới đây mô tả tác động của chính sách tài khóa đến trạng thái cân bằng trên
thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Sự thay đổi của chính sách tài khóa được
biểu diễn bằng sự dịch chuyển từ IS
1
đến IS
2
.
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
a) Dự đoán sự thay đổi trong chính sách tài khóa.
b) Chỉ ra quy mô lấn át đầu tư và ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến thu
nhập.
c) Giả sử bây giờ cầu tiền trở nên nhạy cảm hơn với lãi suất cho biết sự thay
đổi của: độ dốc của đường LM, qui mô lấn át đầu tư và hiệu quả chính sách tài
khóa nêu trên. Minh họa bằng đồ thị.
d) Bạn có nhận xét gì khi so sánh kết quả ở câu b và câu c.
e) Muốn duy trì đầu tư ở mức ban đầu, ngân hàng trung ương cần đưa ra chính
sách tiền tệ như thế nào để phối hợp với chính sách tài khóa nêu trên.
8. Hình dưới đây mô tả tác động của chính sách tiền tệ đến trạng thái cân
bằng trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Sự thay đổi của chính sách

tiền tệ được thể hiện ở sự dịch chuyển của đường LM từ LM
1
đến LM
2
.
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
r
Y
E
1
IS
2
LM
1
E
2
E
3
IS
1
G
H
A B
C
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
a) Nguyên nhân nào dẫn đến sự dịch chuyển từ LM
1
đến LM
2
.

b) Hãy chỉ ra ảnh hưởng của chính sách tiền tệ trên đến thu nhập và lãi suất.
c) Giả sử, bây giờ đầu tư trở nên ít nhạy cảm hơn với lãi suất, cho biết sự thay
đổi độ dốc của đường IS và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến mức thu nhập.
Minh họa trên đồ thị.
d) Bạn có nhận xét gì khi so sánh kết quả ở câu b và câu c.
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC
r
Y
LM
1
LM
2
IS
1
E
1
E
2
C
D
A B
Trường Đại học Thăng Long Khoa Kinh tế và quản lý
CHƯƠNG 6: TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ
1. Hãy sử dụng mô hình Mundell- Fleming để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tổng thu
nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi
và cố định khi có các cú sốc sau:
a) Sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít
hơn và tiết kiệm nhiều hơn
b) Khi Thái lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền rất hợp với thị hiếu
của người Việt Nam, làm cho một số người tiêu dùng Việt Nam thích mỳ ăn liền

của Thái lan hơn mỳ ăn liền sản xuất trong nước.
c) Việc sử dụng rộng rãi việc rút tiền tự động làm giảm nhu cầu về tiền.
2. Mô hình Mundell- Fleming coi lãi suất thế giới là biến ngoại sinh. Hãy xem xét
điều gì sẽ xảy ra khi biến số này thay đổi
a. Nguyên nhân gì làm cho lãi suất thế giới tăng?
b. Điều gì sẽ xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại trong mô
hình Mundell- Fleming với tỷ giá thả nổi, khi lãi suất thế giới tăng?
c. Điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại trong mô hình
Mundell Fleming với tỷ giá cố định, khi lãi suất thế giới tăng.
GV: Nguyễn Thị Thanh Thảo EC 205_Bài tập Kinh tế vĩ mô- 3TC

×