Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Đề cương chi tiết kinh tế thương mại dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.04 KB, 36 trang )

Câu 1: thương mại trong nền kinh tế thị trường : khái niệm, bản chất kinh
tế, nội dung và vai trò của TM.
 Khái niệm:qua thực tế cho thấy, tồn tại nhiều cách hiểu khá nhau về TM, mỗi 1 quan
niệm phản ánh góc độ và quan điểm nghiên cứu rrieeng của TM, cũng như phản ánh các
giai đoạn phát triển khác nhau của TM.
+Theo nghĩa hẹp: thương mại là hoạt động mua bán HH trên thị trường, là khâu
trung gian giữa lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng. Cách hiểu này được đưa ra khi
tiếp cận với quá trình tái sản xuất của cải của xã hội. Với cách hiểu này đòi hỏi thương
mại cần xác lập, xây dựng các hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ như là hệ thống tổng
kho, hệ thống của hàng, hệ thống đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại để đảm nhiệm
chức năng phân phối bán buôn và phân phối bán lẻ
Cách hiểu này gắn với giai đoạn đầu khi thương mại mới hình thành còn chưa phát
triển.
+Theo nghĩa rộng:Thương mại hiểu theo nghĩa rộng đồng nghĩa với kinh doanh, tức
là hoạt động đầu tư vào thực hiện các hoạt động mua hàng hóa để bán hoặc thực hiện
hoạt động dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận.Cách hiểu này gắn với giai đoạn thương mại
đã phát triển cả về quy mô,cả mức độ, cả loại hình và hình thức.
• Bản chất kinh tế của thương mại: Trên góc đọ tổng quát, bản chất kinh tế của TM
được hiểu là hoạt đọng trao đổi HH, được thực hiện thông qua mua bán bằng tiền trên
thị trường, theo nguyên tắc ngang giá và tự do. (3 khía cạnh)
+Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa. Đối tượng của trao đổi hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm hàng hóa hữu hình và vô hình. Như vậy khi đề cập tới TM là đề cập
đến hoạt động trao đổi gắn với một trong 2 đối tượng: HH hoặc dịch vụ.
+Thương mại là hoạt động mua bán hàng hóa. Không phải mọi trao đổi hàng hóa
đều là thương mại mà chỉ có trao đổi được thực hiện thông qua mua bánbằng tiền trên
thị trường mới là TM. Như vậy TM k phải là trao đổi hiện vật đơn thuần mà phải là trao
đổi những giá trị ( mua bán HH)
+Không phải mọi mua bán hàng hóa bằng tiền đều là thương mại mà phải mua bán
theo nguyên tắc ngang giá và tự do :
-Mua bán ngang giá: mua bán theo giá cả thị trường. Giá thị trường là mức giá cân
bằng hình thành trên thị trường do hoạt động của cung cầu hàng hóa trong môi trường


cạnh tranh.
1
-Mua bán tự do: các chủ thể có thể tự do tìm đến với nhau và tự do thỏa thuận với
nhau các điều kiện có liên quan đến mua bán hàng hóa như là: mua gì,số lượng?giá?
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao khi mà mọi
quan hệ trao đổi mua bán đều thực hiện trên thị trường, Trong nền kinh tế thị trường có
sự tồn tại của quy luật kinh tế khách quan: giá trị, cung-cầu, cạnh tranh. Một trong
những nguyên tắc cơ bản để tổ chức nền kinh tế này là nguyên tắc tự do ( tự do kinh
doanh, tự do mua bán….) theo quy định của pháp luật
 Nội dung thương mại: Để có thể tìm hiểu đầy đủ những nội dung của TM đòi hỏi cần
quan niệm TM theo nghĩa rộng, khi đó TM đc hiểu đồng nghĩa với kinh doanh, là một
quá trình gồm 5 nội dung cơ bản:
+Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường hàng hóa dịch vụ:
Chuyển hoạt động kinh doanh đc thực hiện theo phương châm từ “bán cái mình có”
sang thực hiện “bán cái thị trường cần” => đòi hỏi trong tổ chức kinh doanh trước hết
các chủ thể cần thực hiện hoạt đọng điều tra nghiên cứu thị trường hàng hóa dịch vụ.
Thực hiện nghiên cứu thị trường là nhằm xác định nhu cầu tiêu dung của thị trường
về hàng hóa dịch vụ hay nói cách khác là xác định xem thị trường HHdv nào? Để từ đó
xác định loại HHdv phù hợp sau đó tổ chức mua bán HH đó để đáp ứng nhu cầu thị
trường. Các khía cạnh mà điều tra nghiên cứu thị trường cần xác định như là: mẫu mạ,
chủng loại HHdv mà thị trường cần; số lượng, dung lượng thị trường; thị hiếu, sở thích
và thu nhập của khách hàng tiềm năng………
+Huy động các nguồn lực để đưa vào tổ chức kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường về hàng hóa dịch vụ. Tm cũng là lĩnh vực đầu tư kinh doanh do đó tất yếu cần
huy động và sử dụng các nguồn lực của XH như vón, con người, cơ sở vc
+Thiết lập hệ thống kênh phân phối hàng hóa: kênh phân phối là dòng lưu chuyển
hàng hóa từ chủ thể kinh doanh sang người tiêu dùng. Qua thực tế cho thấy tồn tại hai
loại kênh phân phối: trực tiếp và gián tiếp qua trung gian
+Tổ chức mua bán hàng hóa:lien quan tới 2 hoạt động:
- Hoạt động chuyển giao HH và quyền sử dụng HH cho chủ thể người mua

- Hoạt động thu tiền bán hàng từ chủ thể người mua
Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của chủ thể người bán. Đảm nhiệm vai trò là chủ thể
người bán, người bán hàng trước hết phải là chủ sở hữu HH và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những tranh chấp có lien quan tới quyền sở hữu HH
+Quản lý hàng hoá và xúc tiến mua bán hàng hóa:
2
Cùng với sự phát triển của thương mại, công tác tổ chức quản lý hàng hóa cũng có
những bước thay đổi cơ bản theo hướng tiếp cận dần với thương mại ngày càng văn
minh hiện đại trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ trong khoa học công nghệ.
 Để nâng cao hiệu quả trong mua bán đòi hỏi các chủ thể kinh doanh cần thực hiện các
dịch vụ trước, trong, sau khi bán nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày
càng tốt hơn trong mua bán và sử dụng HH
 Vai trò của thương mại
Là một ngành của nền kinh tế, TM có vai trò quan trọng k chỉ đối với các ngành,
các lĩnh vực khác của nền kinh tế mà còn thể hiện vai trò quan trọng trong việc đóng
góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế ở các quốc gia
+Tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển từ đó thúc đẩy nền kinh tế hàng
hóa và nền kinh tế thị trường phát triển: trao đổi hàng hóa luôn gắn liền với sản xuất
hàng hóa hay nói cách khác trao đổi HH là một bộ phận không thể tách rời của sản xuất
HH. Như vậy thương mại tạo điều kiện phát triển thị trường đầu ra cho sản xuất hàng
hóa nhờ đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
+Gia tăng khả năng sản xuất và khả năng tiêu dùng của chủ thể nói riêng và của
quốc gia nói chung.
Thông qua việc thực hiện trao đổi, chủ thể k chỉ khai thác lợi thế của bản than mà
còn tận dụng đc lợi thế của các chủ thể khác . Như vậy, sự phát triển TM sẽ làm cho
phân công xã hội và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc.
+Thương mại gắn với sự phát triển kinh tế trong nước với sự phát triển kinh tế của
khu vực và thế giới. Với điều kiện của nước ta hiện nay, thực hiện chuyển đổi nền kinh
tế tù nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phát triển nền kinh tế thị trường đã cho
thấy vai trò của TM thể hiện trên 2 lĩnh lực cơ bản là XK và NK:

-Xuất khẩu : nước ta XK ra thị trường nước ngoài những HH có lợi thế nhờ đó giúp
chúng ta khai thác đc lợi thế của đất nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để trang trải cho NK
-Nhập khẩu: NK các nguyên vật liệu và các máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ
tiên tiến, hiện đại để từ đó nâng cao trình độ cũng như chất lượng và mở rộng quy mô
cho sản xuất trong nước. Mặt khác cũng thông qua NK để để NK các HHdv mà trong
nước chưa sản xuất để thỏa mãn, đáp ứng và nâng cao mức hưởn thụ trong tiêu dung
của người dân
Câu 2: thực trạng kinh tế Việt Nam thời mở cửa
3
Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế nước ta từ sau đại hội Đại hội Đảng lần thứ 6
(12/1986) cho đến nay nến kinh tế nước ta đã trải qua hơn 26 năm đổi mới, TM nước ta
đã có những thay đổi căn bản và toàn diện trong mua bán, lưu thông hàng hóa và phát
triển thị trường đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ và từng bước nâng
cao mức hưởng thụ trong tiêu dùng cũng như có những thay đổi lớn cả trên thị trường
nước ngoài làm thay đổi vị thế của nước ta trên bản đồ địa - chính trị cũng như là nền
kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
 Những thành tựu (2 nội dung trong nước và quốc tế)
a)Thương mại trong nước: Qua thực tế phát triển thương mại nước ta những năm
gần đây, có những đánh giá sau(2 đánh giá)
+ Chuyển mua bán từ chỗ được thực hiện theo quy định của nhà nước (trên 4 khía
cạnh: mua bán hàng hoá gì? Với số lượng nào với giá bán nào? Và mua bán ở đâu?)
sang thực hiện mua bán tự do, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và cung cầu
hàng hóa trên thị trường. Đây là thay đổi cơ bản nhất trong TM.
+Chuyển thị trường từ trạng thái “chia cắt khép kín” theo phạm vi địa giới hành
chính trước đây sang thị trường thống nhất cả nước để thực hiện tự do lưu thông thị
trường trong nước và có quan hệ chặt chẽ với thị trường nước ngoài gắn với phát triển
thương mại quốc tế.
Với hai thay đổi nêu trên đã tạo điều kiện cho thương mại nước ta phát triển
cả về quy mô chủ thể và thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại. Cụ thể:
*Chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại nội địa: Tổng mức lưu chuyển HH bán lẻ

và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:
Năm 1992 2010 2011 2012
Tổng mức lưu chuyển HH bán
lẻ & doanh thu dv tiêu dùng (triệu
tỷ đ)
0,051 1,5 2 2,3
Nếu chỉ tính lưu chuyển HH thì hiện nay VN là 450 USD/ 1 người.Năm 2008, VN
là 1 trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
Qua các số kiệu trên cho thấy sự tăng trưởng trong chi tiêu cho tiêu dùng của người
dân nước ta trong những năm đổi mới đã đạt mức tăng trưởng khá cao. Cụ thể so sánh
tương đối só liệu của 2012&1992 cho sự tăng trưởng hơn 40 lần- mức độ tăng trưởng
4
tương đối cao trong các quốc gia trên thế giới. Cụ thể 2008 VN là thị trường số 1 trong
số 30 thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới.
*Sự thay đổi về hình thức kinh doanh cả trong phân phối bán buôn và phân phối
bán lẻ. Trong phân phối bán lẻ nói riêng thì xu hướng chuyển từ mô hình kinh doanh
nhỏ lẻ, mô hình chợ truyền thống ( chợ dân sinh) sang hình thành và phát triển cao mô
hình kinh doanh hiện đại như trung tâm TM, siêu thị, đại siêu thị, các chuỗi cửa hàng
tiện ích với quy mô ngày càng lớn gắn với phát triển TM hiện đại.
* Sự gia tăng về chủ thể kinh doanh trong TM đó là: bên cạnh các nhà đầu tư nội
địa trong phân phối bán lẻ như: fivimart, Sao HN, Hapro, Co.opMart thì từ những năm
90 tới nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài với thương hiệu lớn
như BigC ( tập đoàn Casino của pháp), Metro (tập đoàn MetroCash & Carry của Đức),
Parkson ( tập đoàn Parkson), Lotte ( tập đoàn của Hàn quốc)
Các nhà đầu tư nức ngoài này đâu tư rất bài bản, liên tục khuyến mại lớn nên sớm
xây dựng được thương hiệu, cạnh tranh gay gắt với các nhà phân phối bán lẻ trong
nước.
Tính đến hết ngày 31/12/2011, VN có 8550 chợ, 638 siêu thị (được xây dựng ở
59/63 tỉnh, thành phố trên cả nước), 117 trung tâm thương mại ( được xây dựng ở 32/63
tỉnh, thành phố). Số lượng siêu thị thành lập mới 5 năm sau khi nhập WTO (2007-2011)

so với giai đoạn2002-2006 tăng hơn 20%, số trung tâm TM thành lập mới tăng hơn
72%.
b)Thương mại quốc tế (3 thành tựu)
+Chuyển từ quan hệ thương mại quốc tế bó hẹp trong phạm vi một số nước xã hội
chủ nghĩa trước đây(3 đối tác lớn liên xô cũ, trung quốc và cu ba) sang phát triển các
quan hệ mang tính đa phương với các nước trên thế giới theo quan điểm hội nhập là “
Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị sắc
tộc và tôn giáo”.Quan điểm này cho thấy cái nhìn mới trong quan điểm phát triển của
Việt Nam.
+Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. các
dấu mốc quan trọng năm 1995 Mĩ xóa bỏ cấm vận với Việt Nam. Cuối năm 1995 Việt
Nam gia nhập ASEAN. Năm 1998 lần đầu tiên Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác
quốc tế: diễn đàn hợp tác khu vực châu á thái bình dương (APEC). Năm 2001 việt nam
5
kí hiệp định thương mại song phương với hoa kì, đây là nền tảng để phát triển nền tảng
của các quan hệ quốc tế với các quốc gia khác. Năm 2007 việt nam chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của WTO. Từ năm 2006 đến nay việt nam tham gia nhiều diễn đàn
hợp tác như Á Âu, ASEM, TPP.
+Nhà nước ngày càng tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại quốc tế.
Từ những thay đổi trên đã tạo điều kiện cho hoạt động thương mại
quốc tế của nước ta có sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ. Cụ thể:
*Xuất khẩu :
 kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân khoảng 14%/ năm .
Năm 1992 2009 2010 2011 2012
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 2,58 57 71,6 96,3 114,6
 Định hình những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhiều mặt
hàng tham gia “câu lạc bộ 1 tỷ đô”. 10 nhóm mặt hàng sau đây có kim ngạch xuất khẩu
lớn nhất: hàng dệt may, điện thoại và linh kiện, dầu thô, máy tính& sp điện tử, linh
kiện,giầy dép, thủy sản, máy móc thiết bị dụng cụ &phụ tùng, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,

phương tiện vận tải và phụ tùng, gạo.
 thị trường xuất khẩu: hàng hóa xuất khẩu có mặt tại 5 châu lục. Trong đó thị trường
xuất khẩu chủ lực của nước ta là thị trường châu á (năm 2011 trở về trước), và châu âu
bắt đầu từ năm 2012
Nhập khẩu
 kim ngạch nhập khẩu: Sự gia tăng tốc độ tăng trưởng cao của kim ngạch NK trong hơn
26 năm đổi mới vừa qua:
Năm 1992 2009 2010 2011 2012
Kim ngạch nhập khẩu (tỉ USD) 2,54 70 83,7 106 114.3
Trong kim ngạch nhập khẩu thì khoảng 80% giá trị nhập khẩu là nguyên vật liệu,
các máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới nhằm mục
đích phát triển trên thế giới. còn 20% là nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
của người dân và các doanh nghiệp. 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là: máy
móc thiết bị dụng cụ, máy tính sản phẩm điện tử và các linh kiện, xăng dầu, vải ,sắt thép
(dạng phôi), điện thoại và linh kiện, chất dẻo nguyên liệu, nguyên vật liệu phụ dệt may
da giầy, hóa chất ,kim loại thường khác.
6
 Những hạn chế bất cập ( 2 bất cập nội địa và quốc tế)
*TM nội địa:
-về cơ bản quy mô TM nước ta vẫn còn nhỏ, sự phát triển TM mới chỉ tập tring ở 1
số tỉnh,thành phố lớn, không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước
-chưa thiết lập đc quan hệ TM bền vững giữa các doanh nghiệp sản xuất với các
thương nhân trong phân phối bán lẻ
-tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, buôn lậu, trốn
thuế và các hành vi gian lận TM khác còn phổ biến
*TM quốc tế
-về cơ bản trong hơn 26 năm đổi mới vừa qua nước ta ở tình trạng nhập siêu đưa tới
sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế
-về XK, chủ yếu là XK dưới dạng hàng thô và những hàng hóa chủ yếu dựa và lợi
thế tuyệt đối. Trong XK xhur yếu xuất qua trung gian do đó bị người mua ép giá đưa tới

giá trị XK thấp.
-về NK: có nhiều HH NK là HH xa xỉ phẩm do đó những mặt hàng này số lượng
NK ít nhưng giá trị NK lớn
-tác động tiêu cực của hội nhập mở cửa đặc biệt là 1 số các hiệp định TM tự do sẽ
tác động xấu tới TM quốc tế nước ta đặc biệt là XK. Trong bối cảnh tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, các nước NK có xu hướng hạn chế
NK đồng thời họ tăng cường các biện pháp kiểm soát NK như thuế chống bán phá giá,
thuế chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ khác
BIỆN PHÁP :
Một là, , nhận thức được những thách thức khi gia nhập WTO nhằm tìm phương
cách để khai thác cơ hội, vượt qua thách thức, ứng xử hợp lý và hiệu quả nhất
Hai là, phải tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Muốn vậy
phải xây dựng quy hoạch, chính sách và chiến lược để xây dựng các vùng sản xuất và
các vùng nguyên liệu tập trung, các vùng sản xuất lớn cho các ngành, doanh nghiệp sản
xuất mặt hàng xuất khẩu
Ba là, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh ứng dụng các
phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt
động thương mại
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, xoá bỏ các
thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập
khẩu theo hướng thị trường.
7
Năm là, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam phải giữ được chữ tín với khách hàng, cần
chú trọng tập trung các nguồn lực, đổi mới sản xuất kinh doanh Cần phải đa dạng hoá
thị trường xuất khẩu, phương thức thanh toán
Sáu là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng giới thiệu hàng hoá Việt
Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Bảy là, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu

Câu 3.QLNN về TM ở nước ta :tính tất yếu khách quan, nội dung và bộ
máy QLNN về thương mại
 QLNN về kinh tế nói chung và TM dvu nói riêng là một đòi hỏi mang tính tất yếu
khách quan xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
*Nền KTTT có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các nền kinh tế trước đó.
Nhưng bên cạnh đó bản thân nó cũng tồn tại những khuyết tật do đó lịch sử phát triển
kinh tế thị trường đã cho thấy yêu cầu phải có sự hiện diện, can thiệp của nhà nước vào
nền kinh tế thị trường.
VN phát triển hay lựa chọn theo mô hình kinh tế thị trường hiện đại-nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Như vậy TM là 1 ngành của nền kinh tế sẽ phát sinh
những khuyết tật như là: cạnh tranh k lành mạnh, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, gây ô
nhiễm môi trường…cho thấy sự cần thiết của nhà nước nhằm phát huy những ưu điểm,
đồng thời khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường nói riêng và cụ thể là trong lĩnh
vực TM
*HĐ TM là hđ mang tính liên ngành ,mang tính XHH cao
-TM mang tính liên ngành vì nó là khâu trung gian giữa lv sx và lv tiêu dùng, nó
giúp chuyển đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang tiêu dùng. Do đó, TM tất yếu có
mói liên quan với các chủ thể sản xuất cũng như các ngành sản xuất vật chất và liên
quan với các chủ thể tiêu dùng trong lĩnh vực tiêu dùng. Do đó để đảm bảo sự phát triển
cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế cũng như để phát huy hiệu quả
vai trò trung gian của TM cho thấy cần sự can thiệp của nhà nước.
-Tính XHH cao của tm đc thể hiện ở khía cạnh đó là TM là 1lĩnh vực đầu tư nên
tất yếu phải huy động,sd các nguồn lực cuả xh (vốn, lđ, hệ thống cơ sở vật chất- kỹ
8
thuật). Do đó để có thể phân phối 1 cách hiệu quả các nguồn lực của XH nói chung và
trog TM nói riêng cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
*Trong lĩnh vực thương mại chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản của đời sống
kinh tế xã hội (mâu thuẫn giữa chủ thể người bán với chủ thể người mua, giữa doanh
nghiệp là chủ thể sử dụng lao động với ngời lao động;…). Để giải quyết triệt để các
mâu thuẫn này và bảo vệ cho quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các chủ thể đòi hỏi

cần có sự can thiệp của nhà nước.
*Trong nền kinh tế còn có những lĩnh vực, vị trí mà 1 cá nhân cũng như 1 doanh
nghiệp tư nhân k thể đảm nhiệm đc ( k đủ năng lực hoặc đủ năng lực nhưng k muốn).
Như vậy hoặc nhà nước phải trực tiếp đầu tư hoặc có chính sách ưu đãi để thu hút đầu
tư vào những lĩnh vực này. Mà nền kinh tế thị trường ở nước ta giai đoạn hiện nay là
phát triển theo định hướng XHCN do đó nhà nước duy trì một bộ phận doanh nghiệp
nhà nước nói chung và các doanh nghiệp TM nhà nước nói riêng, thông qua các doanh
nghiệp này thực hiện các chính sách kinh tế xã hội hay là thực hiện các hoạt đọng công
ích, phi lợi nhuận
 Nội dung
Trong luật TM (1997) tại chương 5 mục 1 điều 245 có quy định về 12 nội dung
quản lý nhà nước về TM ở nước
Luật TM (2005) thay thế cho luật Tm (1997) nhà nước không quy định cụ thể về
nội dung quản lý nhà nước về TM. Thông qua các văn bản hiện hành quy định về chức
năng, nhiệm vụ & quyền hạn của các cơ quan quản lý cấp TW và địa phương có thể
khái quát nội dung quản lý nhà nước về TM ở nước ta hiện nay qua 8 vấn đề cơ bản sau
đây:
-xd và ban hành hệ thống pháp luật, chính sách thương mại. Tạo môi trường và
hành lang pháp lý cho các hoạt động TM
-định hướng phát triển ngành TM thông qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển TM
-kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật TM
-kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thông hàng hóa và quản lý chất lượng
hàng hóa lưu thông, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
-quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bàn phá giá
-thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế TM trong và
ngoài nước. Quản lý nhà nước các hoạt động xúc tiến TM
9
-tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TM và đào tạo nguồn nhân lực cho công
nghiệp hóa, hiện đại hóa TM

-ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về TM. Đại diện và quản lý hoạt động
TM của VN ở nức ngoài
 Bộ máy quản lí nhà nước về thương mại
Cùng với sự thay đổi và phát triển của TM nước ta trong những năm đổi mới,
công tác quản lý nhà nước về TM cũng có những thay đổi căn bản cả về cơ chế chính
sách pháp luật và cả về tổ chức bộ máy. Trong tổ chức bộ máy nói riêng thì thay đổi lới
và gần đây nhất là năm 2006 tiến hành xác nhập 2 bộ là bộ Công nghiệp và bộ Thương
mại để hình thành bộ Công thương hiện nay.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về Tm ở nước ta hiện nay được mô tả qua sơ đồ
dưới đây:
10
Qua mô hình tổ chức như trên cho ta thấy tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TM
ở nước ta hiện nay đc phân chia thành 2 cấp quản lý:
*cấp TW: Chính phủ, Bộ Công thương, bộ và cơ quan ngnag bộ (VD: văn phòng
Chính phủ)
* cấp địa phương: Sở Công thương, UBND các cấp
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy trên có thể khái
quát như sau:
-Chính phủ là cơ quan hành pháp của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất ở
nước ta, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các lĩnh vực cua nền KT&XH
-Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý 2 lĩnh vực
CN & TM. Trong lĩnh vực TM nói riêng QLNN đc thực hiện đvs hoạt đọng TM nội địa,
hoạt đọng TM quốc tế và hoạt đọng TM của VN ở nước ngoài.
-các bộ và cơ quan ngang bộ khác ( như là Bộ Xây dựng, Bộ Y tế…) phối hợp cùng
Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân
công phụ trách.
- Sở Công thương ( nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc TW) thực hiện
việc tham mưu, tư vấn về lĩnh vực chuyên môn cho UBND các cấp để thực hiện QLNN
về TM trong phạm vi lãnh thổ được phân công, phụ trách.
Câu 4:Bản chất ,ndung và vai trò của hđộng TM ở doanh nghiệp sản xuất

 Bản chất và nội dung
11
Trong nền kinh tế, DNSX là 1 trong2 loại hình DN thực hiện các hoạt động kinh tế.
DNSX là loại hình DN thực hiện chức năng SX ra sp để bán nhằm mục đích tìm kiếm
lợi nhuận trong nền KTTT. Để thực hiện chức năng này, DN thực hiện 1 quá trình SX
kinh doanh gồm 3 hoạt động cơ bản được mô tả qua sơ đồ dưới đây:
*Khái quát nội dung của từng hoạt động:
-Mua sắm các yếu tố đầu vào cần thiết cho SX. Trong hoạt động này, DN sẽ bỏ vốn
bằng tiền để mua những yếu tố đầu vào mà quá trính SX cần. Các yếu tố đầu vào là điều
kiện tiên quyết của SX.
-Tổ chức SX: với các yếu tố đầu vào đã có, trong hoạt động tiếp theo, DN thực hiện
hoạt động SX để tạo sp. Bản chất chủa SX là đem lại cho sp 1 gtri sử dụng mới phù hợp
với nhu cầu tiêu dùng mà ban đầu sp chưa có
-Tiêu dùng sp: SX HH là SX ra để bán do đó trong hoạt động tiếp theo đòi hỏi tổ
chức tiêu thụ để thông qua đó bán các sp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận
Như vậy trong 3 hoạt đọng cơ bản treenowr DN SX cho thấy hoạt đọng TM hiện
diện trong 2 hoạt đọng đó là hđ đầu vào với tư cách là TM đầu vào & hđ đầu ra với tư
cách là TM đầu ra. Với cách hiểu bản chất của TM là hđ mua bán thì khi đề cập tới bản
chất của TMDN ( hđ TM diễn ra ở DNSX) là đề cập tới hđ mua (các yto đầu vào cần
thiết cho SX) & hđ bán (sp – kết quả SX).
 Vai trò: vai trò của TMDN đc thể hiện thông qua vai trò TM đầu vào & TM đầu ra
vwois kq và hiệu quả SX kinh doanh của DN
*Vai trò của TM đầu vào: Là hoạt động đầu tiên của quá trính SXKD diễn ra ở
DNSX, TM đầu vào có vai trò quyết định đến kết quả SX, là điều kiện tiền đề để thực
hiện TM đầu ra. Cụ thể có 3 khía cạnh:
-thông qua TM đvao để DN đảm bảo những yếu tố đầu vào mà SX cần. Bât kỳ 1
quá trình SXkd nào cũng luôn đòi hỏi những yếu tố dầu vào nhất định, phải có đc những
yếu tố đầu vào này thì mới có đủ điều kiện để thực hiện hoạt động SXkd. Như vậy có
thể coi TM đều vào là đkiện, là tiền đề cho SX
12

-Slg &clg của các yếu tố đầu vào đc đảm bảo thông qua TM đvao quyết định tới
quy mô sản lượng sp SX & clg sp. Qua thực tế cho thấy, ngay cả khi sử dụng công nghệ
SX tiên tiến hiện đại cũng k thể biến đổi từ yto đvao có clg kém thành sp có clg cao.
-dưới góc độ chi phí, chi phí mua các yếu tố đầu vào là chi phí chủ yếu, chiếm tỷ
trọng lớp nhất trong cơ cấu chi phí của DN. Nó ảnh hưởng quyết định tới giá thành sp,
giá bán sp & lợi nhuận DN. Giá bán SP = Giá thành SP + Lợi nhuận ( dự kiến)
Giá thành SP ( là tất cả chi phí có liên quan trong quá trình SX) = CP mua
đvao+CP SX+CP đra.
Như vậy với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, DN phải tối thiểu hóa CP, trước hết là
tối thiểu hóa CP đvào.
*Vai trò của TM đầu ra:TM đra có vai trò quyết định tới tồn tại và phát triển của
DN. Cụ thể ở 3 khía cạnh:
-khi TM đầu ra đc thực hiện, SP đc tiêu thụ, DN mới có nguồn thu để bù đắp cấc
CP đã bỏ ra.DN mới thu hồi đc vốn và bảo toàn đc vốn trong SXkd.
-khi TM đra đc thực hiện, sp mà DN SX& đưa ra bán đc thị trường chấp nhận. khi
đó DN mới thu đc lợi nhuận và sử dụng nó để tái đầu tư. Nhu vậy TM đra k chỉ giúp
DN đạt mục tiêu cơ bản trong SXkd mà còn là đkiện để DN thực hiện tái SXkd mở
rộng.
-Dưới góc độ hiệu quả KT-XH, chỉ khi DNSX đưa sp ra thị trường để bán thì
người tiêu dùng mới có đk tiếp cận, mua và sử dụng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Như
vậy thong qua TM đra, trc hết DN đáp ứng nhu cầu thị trường, sp đc tiêu thụ khi nó phù
hợp với nhu cầu. Khi sp đc tiêu thụ thì khi đó các nguồn lực của XH mà DN huy động
đưa vào SXkd mới đc sử dụng hiệu quả. Khi đó lao động DN mới là lao động có ích đvs
XH. Trên khía cạnh khác như nghĩa vụ nộp thuế DN…khi DN đạt hiệu quả kinh doanh (
thu được lợi nhuận) cũng đồng thời DN đạt đc hiệu quả KT-XH
*MQH giữa TM đvào & TM đra: Giữa hoạt động TM đvào & TM đra của DNSX
có MQH chặt chẽ vs nhau. TM đvào là đk, là tiền đề để thực hiện TM đra. Khi TM đra
đc thực hiện, nó quay trở lai hỗ trợ, thúc đẩy cho TM đvào đc phát triển.
Câu 5.hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch hậu cần vật tư của DNSX :ý nghĩa và
phương pháp xác định

13
1. Kết cấu nhu cầu vât tư của DNSX
Vật tư: sp của lao động , đc sử dụng cho quá trình sxsp. Bao gồm các bộ phận như
là nguyên-nhiên-vật liệu, phụ liệu (gọi chung là NVL), và các máy móc thiết bị dụng cụ
phương tiện lao động ( gọi chung là nhóm MMTB). xem xét cụ thể kết cấu nhu cầu của
DN được phản ánh trong kế hoạch đảm bảo vật tư SX thấy ∑
ij
N:tổng nhu cầu tiêu dùng
về lọai vật tư “i”sử dụng cho các mục đích “j”.

ij
N gồm: * Nhóm vật tư là NVL: ∑N = N
sx
+N
DD
+ N
DT
+ N
NC
+N
SC
……
N
SX
: nhu cầu vật tư sử dụng cho SX sp ( bộ phận nhu cầu
vật tư chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nhu cầu tiêu dùng vật tư của DN)
N
DD
: ………………………… SX sp dở dang
N

DT
: ……………………………dự trữ
N
NC
:…………………………… nghiên cứu và phát triển sp
mới
N
SC
: …………………………… sửa chữa máy móc thiết bị
* Nhóm vật tư máy móc thiết bị: tùy thuộc vào hoạt động của DN mà có
thể phát sinh các loại nhu cầu máy móc thiết bị sau:
- Nhu cầu MMTB sử dụng cho lắp máy sp
- ………………………… công trình dự án mới
-…………………để thay thế số MMTB cần thải loại ( do đã hết thời gian sử dụng
hoặc k phù hợp với nhu cầu sử dụng của DN)
- ……………….để mở rộng năng lực SX của DN ( phát triển năng lực hiện có)
Các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu vật tư nêu trên là những chỉ tiêu nằm trong hệ
thống chỉ tiêu của kế hoạch đảm bảo nhu cầu vât tư cần thiết của DN. Trên cơ sở tính
toán các chỉ tiêu nhu cầu này để DN tổ chức quy trình mua vật tư để đảm bảo vật tư đầu
vào trong quá trình SX của DN.
2. Phương pháp xác định nhu cầu vật tư của DNSX (N
SX
)
 phương pháp tính theo sản lượng sp SX. Sử dụng khi DN xác định được mức tiêu dùng
vật tư ( mức hao phí) cho 1 đơn vị sp và số lương sp cần SX trong kỳ kế hoạch.

14
Trong đó :Nsx: nhu cầu vật tư dùng để sx sp trong kì / Qspi:số lg sp loại “i” sx
trong kì kế hoạch / m
spi

:mức tiêu dùng vật tư cho 1 đvi sp loại “i” / n:số loại sp SX
trong kì kế hoạch
 pp tính theo mức sản phẩm tương tự: sử dụng trong tr.h sp kỳ kế hoạch DN dự tính SX
sp mới nhưng chưa xác định được mức tiêu dùng vật tư co SX sp mới. khi đó, DN có
thể sử dụng mức tiêu dùng của sp có kết cấu tương tự như sp mới để xác định nhu cầu
vật tư đồng thời giữa 2 loại sp có loại khác biệt về công nghệ, do đó cần áp dụng hệ số
điều chỉnh để tính toán chính xác.
N
SX
= Q
SP
x m
tt
x K
Trong đó : Q
SP
: số lượng sp mới SX trong kỳ kế hạch
K:hệ số điều chỉnh giữa 2 loại sp. K= . trọng lượng tinh (TLT) là trọng lượng sp
không bao gồm bao bì sp
m
tt
:mức tiêu dùng vật tư của sp tương tự.
 pp tính theo mức sản phẩm đại diện: sử dụng khi DN SX nhiều loại sp khác nhau
nhưng chưa xác định được số lượng cụ thể từng loại cần SX trong kỳ kế hoạch mà mới
chỉ xác định dược tổng số chung. Khi đó người ta tiến hành lựa chọn 1 sp trong các sp
SX ( sp được chọn gọi là sp đại diện) và sử dụng mức của sp này để tính nhu cầu vật tư
cho tất cả các sp.
N
sx
= Q

sp
x m
đd
Trong đó Q
SP
: tổng số sp SX trong kỳ kế hoạch
m
đd
: mức tiêu dùng vật tư cho 1 đơn vị sp đại diện,đc xác định dựa vào mức tiêu
dùng vật tư bình quân:
+ K
spi
: tỷ trọng của loại sp thứ i so với tổng số sp
SX
+ m
spi
: mức tiêu dùng vật tư cho 1 loại sp i
+ n: số loại sp trong kỳ kế hoạch

 phương pháp tính theo thời hạn sử dụng vật tư: sử dụng để tính nhu cầu cho những vật
tư mà giá trị sử dụng của chúng hao mòn dần theo thời gian sử dụng.
15
Trong đó :P:nhu cầu vật tư sử dụng trong kỳ kế hoạch / T: thời hạn sử dụng (tuổi
thọ) của vật tư
Câu 6:tiêu thụ sản phẩm ở DNSX:k/n ,vai trò, nội dung:
• khái niệm (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng)
 theo nghĩa rộng: là quá trình kể từ khi hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm đến khi sản
phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
 Theo nghĩa hẹp: là sự chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm từ hàng thành tiền, sản
phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.

 Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn quan trọng của quá trình sx kd,là yếu tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của dn.tiêu thụ sp nhằm thực hiện mđích của sx hh là sp sx để bán
và thu lợi nhuận
• vai trò (3 vai trò)
tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
 tiêu thụ giúp cho quá trình tái sx đc giữ vững và có đk phát triển
 tiêu thụ sp là khâu quan trọng quyết định đến hđ sx kd và LN của DN; quyết định sự
mở rộng hoặc thu hẹp sx của dn; và là cơ sở để xđịnh vị thế của dn trên TT.
 là cầu nối giữa sx và TD,tiêu thụ giúp cho người TD có đc giá trị sd mà mình mong
muốn và người sx đạt đc m.đích của mình trong kd.
Nhà sx thông qua tiêu thụ có thể nắm bắt thị hiếu ,xu hướng TD ,y/c về sp dể từ đó
mở rộng hướng kd,tạo ra những sp mới ,tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách
hàng
DN có đk sdung tốt hơn mọi nguồn lực của mình, tạo dựng 1 bộ máy kd hợp lí và
có hiệu quả.
• Nội dung (7 nội dung)
1)nghiên cứu thị trường:là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi dn trong hđ
sx kd. Là việc phân tích lượng và chất của cung cầu của một sản phẩm hay một dịch vụ
trên thị trường. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi:sx những sp gì? Sx ntn?
Sp bán cho ai Mục đích của nghiên cứu thị trường là xđ khả năng tiêu thụ những loại
hh trên 1 địa bàn nhất định trong 1 khoảng tgian nhất định .trên cơ sở đó nâng cao k/n
cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của TT,
16
2)lập kế hoạch tiêu thị sản phẩm: là việc lập các kế hoạch nhằm triển khai các hoạt
động tiêu thụ sản phẩm.Xây dựng kế hoạch tiêu thị sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm
bảo cho quá trình sx kd của dn tiến hành dnh nhịp nhàng ,liên tục theo kế hoạch đã định
. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xd kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận
khác của kế hoạch sx-kĩ thuật-tài chính dn.
3)Phối hợp và tổ chức thực hiện các kế hoạch trên thị trường bao gồm việc quản lý

hệ thống phân phối, quản lý dự trữ và hoàn thiện sản phẩm, quản lý lực lượng bán, tổ
chức bán hàng và cung cấp dịch vụ.
4)Quảng cáo và khuyến khích bán hàng: mục đích của QC là tạo điều kiện để các cá
nhân và tập thể người tiêu dùng thuận tiện mua sản phẩm của DN QC. Vì thế, những
thông tin về sp trong QC phải nhằm mục đích bán được hàng. Điều đó có nghĩa là:
trước tiên nó phải nhằm khuyến khích mua hàng chứ không phải tạo cơ hội để người
mua so sánh một cách có hệ thống giữa sp nọ với sp kia. Thông qua QC, người ta cố
gắng đem đến cho khách hàng tiềm năng những lý lẽ đưa họ đến quyết định mua.
5)chất lượng và mẫu mã sp. Không chỉ những nhà kĩ thuật mà cả các nhân viên bán
hàng đều có ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng của sp. Các sp cần được đổi mới cả
về mẫu mã lẫn cải tiến về công nghệ, nâng cao chất lượng sp. Ngoài ra còn phải nâng
cao cá dịch vụ trong khi bán hàng ( như thái dộ của nhân viên,các dịch vụ đi kèm…),
giúp người mua dược thoải máo khi lựa chọn các sp
6)quyết định giá: giá đòi hỏi không chỉ bù đắp những chi phí trong SX, mà còn đêm
lại lợi nhuận cho DN. Vì thế, DN phải nắm chắc thông tin về chi phí SX thông qua hạch
toán giá thành. DN cũng phải biết rõ sp cần phải bán được với giá nào. Để tăng sản
lượng bán ra thì việc địch giá cũng giữu vai trò quan trọng. Nên chọn giá nào, giá nào
được thị trường chấp nhận, điều này tùy thộc vào thực tế thị trường.
7)Tổ chức bán hàng. Trướ hết phải xem xét liệu DN có bán trực tiếp cho người tiêu
dùng, cho người gia công tiếp tục hay thông qua các DNTM. Trong tr.h bán sp gián tiếp
thì DNTM phải được giảm giá.
các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm :
17
Tổ chức các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ cho hoạt động bán hàng nhằm khơi dậy sự
quan tâm của khách hàng tới sản phẩm, tạo lòng tin của khách hàng với sản phẩm của
doanh nghiệp.
Quảng cáo các sản phẩm của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông, đưa
sản phẩm vào sự quan tâm của khách hàng.
Xúc tiến bán hàng qua các hình thức khuyến mại: giảm giá tặng quà hội chợ thương
mại,…

Quan hệ công chúng làm tạo ra cho khách hàng lòng tin vào sản phẩm bằng các hội
thảo , từ thiện tài trợ, bài viết trên báo chí, án phẩm….
18
Câu 7.kinh doanh hh và các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh hh trong cơ
chế thị trường.
*k/n kinh doanh hàng hóa: là hoạt động đầu tư tiền của ,công sức của 1 cá nhân
hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vức mua hàng hoá để bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận .
*Bản chất của kinh doanh hàng hóa (3 khía cạnh)
• Hoạt động đầu tư vào việc mua hàng hóa để bán nhằm thu lợi nhuận. Như vậy, bản chất
củ kdHH trước hết là 1 trong các hoạt động đầu tư. Chủ thể kinh doanh bỏ ra 1 số vốn
ban đầu T để thu lại được số vốn lớn hơn ban đầu. Giá mua HH đầu vào của khủ thể KD
chính là giá bán sp trong đầu ra của chủ thể SX. Do đó giá bán HH trong đầu ra của chủ
thể KD phụ thuộc vào giá mua HH trong đầu vào- do chủ thể SX quyết định.
• Đối tượng của mua bán là hàng hóa hữu hình. Đó là các HH có hình dáng bề ngoài, có
thể nhìn thấy hay sờ thấy được, là sản phẩm do SX tạo ra. KDHH là linnhx vực trung
gian giữa kĩnh vực SX và lĩnh vực tiêu dùng hay chủ thể kinh doanh thực hiện việc mua
sp của chủ thể SX để bán lại chính các HH này cho chủ thể tiêu dùng. Và thông qua
mua bán đó để tìm kiếm lợi nhuận
• kd hh thực chất là thực hiện “dịch vụ” đưa sp từ từ các chủ thể sx đến với các chủ thể
tiêu dùng .hh trong mua bán là sp do các chủ thể sx tạo ra. Như vậy khía cạnh cơ bản
và duy nhất mà các chủ thể kinh doanh cần khai thác đó là làm cho việc mua và bán trở
nên dễ dàng, thuận lợi với cả chủ thể sản xuất và tiêu dùng. Với người sản xuất đảm bảo
mua hết số lượng sản xuất ra trong thời gian ngắn, với người tiêu dùng thì hướng tới
đáp ứng mọi lúc, mọi nơi, mọi nhu cầu.
*Mục tiêu của kinh doanh hàng hóa(5 mục tiêu)
 Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất. lợi nhuận là phần chênh
lệch còn lại khi so sánh tất cả cac khoản thu với tất cả các khoản chi trong hoạt động
kinh doanh. LN= Thu – Chi.
Như vậy kinh doanh có lợi nhuận chỉ là 1 trong 3 khả năng có thể xảy
ra trong kinh doanh. Lợi nhuận k phải mục tiêu duy nhất trong kinh doanh. Nếu quan

niệm nó là mục tiêu duy nhất thì khi đó sẽ hướng hoạt đọng kinh doanh vào việc kinh
doanh chạy theo lợi nhuận, vì lợi nhuận, chủ thể kinh doanh có thể sẽ có những cách
xâm hại tới lợi ích khách hàng
19
mục êu ngắn hạn(1)
2, 3, 4
mục êu dài hạn (5)
 Mục tiêu khách hàng. Khách hàng được hiểu là người chấp nhận bỏ tiền ra mua HH.
khách hàng đưa ra quyết định mua khi hàng hoá đáp ứng 2 yêu cầu giá trị sử dụng của
hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, giá bán hàng hóa phù hợp với khả
năng chi trả của khách hàng. Khách hàng là chủ thể đưa ra quyết định trong mua bán, là
người trả lương, đem lại thu nhập, lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. Có được khách
hàng trong kinh doanh có nghĩa là đmr bảo nguồn lợi nhuận trong kinh doanh và ngược
lại.
 Mục tiêu Cạnh tranh. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu. Một trong những luật không
thể thiếu ở các quốc gia là luật cạnh tranh h432 ay luật chống độc quyền thông qua việc
tạo dựng môi trường cạnh tranh buộc các chủ thể kinh doanh nói chung phải có sự thay
đổi để tồn tại trong cạnh tranh theo hướng có lợi cho chủ thể người mua.
 Mục tiêu chất lượng: yếu tố chất lượng là yếu tố chủ yếu được nười tiêu dùng quan tâm
tới. trong điều kiện nước ta hiên nay, khi thu nhập bình quân đầu người của người dân
chưa cao thì yếu tố liên quan tới giá bán vẫn nhận được sự quan tâm của người mua.
Theo quy luật, khi thu nhập của người dân được cải thiện, yếu tố quan tâm hàng đầu khi
mua HH đó là chất lượng ( theo nghĩa rộng gồm chất lượng HH nói riêng và chất lượng
đáp ứng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng nói chung)
 Mục tiêu đổi mới: HH nói riêng cũng như cách thức kinh doanh của chủ thể kinh doanh
nói chung luôn đòi hỏi sự đổi mới ( thay đổi theo hướng ngày càng tốt hơn) do áp lực từ
cung- cầu thị trường. Về phía cung thị trường, áp lực xuất hiện do cạnh tranh giữa các
chủ thể kinh doanh, đổi mới để tồn tại được trên thị trường. Về phía cầu TT, áp lực xuất
hiện khi khách hàng đòi hỏi HH phải có sự thay đổi
5 mục tiêu cơ bản nêu trên của KDHH có mối

liên hệ

chặt chẽ với nhau, thể hiện thông qua tháp mục
tiêu

trong kinh doanh: HÌNH VẼ

ý nghĩa thực tiễn của tháp như sau: trong
kinhdoanh,
20

mỗi chủ thể kinh doanh trước hết do giới hạn về

nguồn lực sau đó là điều kiện thực tiễn của thị
trường

đưa tới khó có thể theo đuổi cùng 1 lúc nhiều
mục

tiêu. Do đó phải có sự lựa chọn, sắp xếp các mục tiêu theo 1 thứ tự ưu tiên. Khi
quyết định lựa chọn cần thiết phải dựa vào 2 yếu tố: bối cảnh thực tiễn thị trường và
điều kiện nội tại ( nguồn lực) của chủ thể kinh doanh.
*biện pháp đẩy mạnh kinh doanh hh
* biện pháp đối vs các doanh nghiệp:
Trong kinh doanh hàng hoá nói riêng và trong kinh doanh nói chung mục tiêu lợi
nhuận là mục tiêu cơ bản lâu dài nhưng đây ko phải là mục tiêu duy nhất. Nếu doanh
nghiệp chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận thì sẽ khó có thể thì khó có thể tồn tại lâu dài
trên thị trưòng. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn trên thị
trường ( yếu tố cung, cầu, đối thủ cnạh ătranh cầu thị trường khách hàng) và điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp để quyết định và lựa chọn một hoặc mộ số mục tiêu ngắn hạn

Trong kinh doanh đòi hoỉ các DN phải có sự lụa chọn, sắp xếp các mục tiêu theo một
trình tự nhất định. Nếu doanh nghiệp xâm nhập một thị trường mới thì nên có cách sắp
xếp các mục tiêu như sau:
(1) mục tiêu khách hàng : mục tiêu đầu tiên
(2) mục tiêu cạnh
(3) mục tiêu chất lượng:giữ nguyên giá và nâng cao chất lượng or giữ nguyên chất
lượng và giảm giá
(4) mục tiêu đổi mới
(5) mục tiêu lợi nhuận
Trong kinh doanh hàng hoá luôn tiền ẩn yếu tố rủi ro xuất phát từ 3 yếu tố
- Sự thay đổi trong cung hàng hoá : xuất phát từ đối thủ cạnh tranh
21
- Xuất phát từ phía cầu hàng hoá : Người tiêu dùng luôn mong muốn được tiêu
dùng hàng hoá mới, đa dạng mẫu mã chất lượng cao và giá rẻ . Đây là vấn đề khó khăn
cho doanh nghiệp khi muốn tối đa hoá Ln và thoả mãn nhu cầu khách hàng.
- Sự thay đỏi luật pháp trong kinh doanh
Vì thế các doanh nghiệp phải tìm hiểu kĩ thị trường và hiểu các quy luật thị
trường và phải dựa vào các điều kiện thực tiễn của thị trường (sự thay đổi trong cung từ
phía đối thủ cạnh tranh, cầu hàng hoá, hành vi của đối thủ cạnh tranh và những thay đổi
trong luật pháp kinh doanh)
* Biện pháp của nhà nước
Để cho các doanh ngiệp có thể cạnh tranh một cách công bằng chính phủ các
nước phải đưa ra các luật cạnh tranh để tạo ra môi trường cạnh tranh trong kinh tế thị
trường. Tuy nhiên nếu không kiểm soát được cạnh tranh có thể dẫn đến việc đẩy các
doanh nghiệp vào tình trạng phá sản, tạo ra gánh nặng cho xã hội, Cho nên chính phủ
phải kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp trên thị trường đồng thời cũng có cátoc biện
pháp nới lỏng để doanh nghiệp có thể thay đổi các hình thức kinh doanh cho phù hợp
nhất.
Câu 8.các loại hình kinh doanh hh k/n,ưu ,nhược điểm
a/Theo mức độ CHUYÊN DOANH:3 loại

Kinh doanh CMH:
• Khái niệm:là loại hình kd hh trong đó chủ thể kinh doanh chỉ chuyên kd 1hoặc 1 nhóm
hh có cùng công dụng, trạng thái or tính chất nhất định. VD:cửa hàng kim khí.ô tô ,xe
máy,
• ưu điểm:
- do chuyên sâu về ngành hàng nên chủ thể kinh doanh có đk nắm chắc thông tin về thị
trường . chủ thể kinh doanh có thể cạnh tranh trên thị trường và vươn đến độc quyền
trong kinh doanh
- trình độ CMH ngày càng cao tạo đk tăng năng suất và hiệu quả kd ,hiện đại hoá cơ sở
vật chất kĩ thuật ,tăng khả năng cạnh tranh.
- có khả năng đào tạo các cán bộ ,chuyên gia quản lí chuyên ngành và nhân viên chuyên
doanh giỏi.
• nhược điểm:
- rủi ro cao ,đăc biệt khi nhu cầu thị trường thay đổi
22
- chuyển hướng khinh doanh chậm khi mặt hàng kd thay đổi.
- khả năng dáp ứng tính đồng bộ của nhu cầu không cao
Kinh doanh tổng hợp(nhiều mặt hàng)
• Khái niệm:là loại hình kd hh trong đó chủ thể kinh doanh kd nhiều mặt hàng có công
dụng, trạng thái ,tính chất khác nhau,không phụ thuộc vào loại hh hay thị trường
truyền thống,bất cứ loại hh nào có lợi thì kd.
• ưu điểm:
- hạn chế rủi ro trong kd do dể dàng chuyển hướng
- vốn kd ít bị ứ đọng do mua nhanh,bán nhanh,quay vòng nhanh và đầu tư vốn cho nhiều
ngành hàng
- đảm bảo cung ứng đồng bộ HH cho các nhu cầu
- luôn có thị trường mới và đối đầu với cạnh tranh đã kích thích tính năng động ,sáng
tạo .
• nhược điểm:
- khó trở thành độc quyền và ít có điều kiện tham gia liên minh độc quyền

- do không CMH nên khó đào tạo, bồi dưỡng đc các chuyên gia ,nhân viên giỏi
Kd đa dạng hóa:kết hợp 2 mô hình trên trong đó chủ thể thực hiện KD nhiều hh
hay nhiều lv nhưng vẫn luôn có mặt hàng chủ lực của chủ thể kinh doanh. Đây là loại
hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp ứng dụng
• Đa dạng hóa kd là loại hình kd kết hợp KD CMH và KD tổng hợp ,do đó nó phát huy
đc ưu điểm của 2 loại hình kd này,hạn chế đc nhược điểm của KD CMH
• Hạn chế:thường đòi hỏi vốn lớn, cũng như hiểu biết ,kinh nghiệm và quan hệ trong kd
rộng.
b/theo chủng loại hh kd
kinh doanh hàng tiêu dùng:
Đặc điểm: người mua thường mua số lượng nhỏ
- - - - - - - - - - - - - - - - - đột xuất
- - - - - - - - - - - - - có ít hiểu biết về hàng h
+ Ưu điểm: Cung cấp cho khách hàng mọi lúc khi cầm thiết, vs số lượng người mua
lớn
+ Nhược điểm: doanh nghiệp phải kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác
nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phải đảm bảo đủ số lượng hàng hoá để
23
cung cấp khi cần thiết. Do khách hàng không hiểu biết nhiều về sản phẩm nên độ
thoả mãn ko ca
kinh doanh hàng tư liệu sản xuất (hàng hoá cho vật tư đầu vào sản
Đặc điểm: - khách hàng mua với số lượng mỗi lần lớn
- Khách hang thướng mua theo kế hoạch, định kì
- Người mua biết tương đối sâu về hàng hoá mua
+ Ưu điểm: đạt được sự thoả mãn cao về nhu cầu của khách hàng, mang tính ổn
đinh
+ Nhược điểm: khách hàng thường mua vào những thời gian nhất định nên doanh
nghiệp phải cung cấp hàng hoá theo những thời gian nhất định, chi phí quản lí lớn.
kinh doanh hàng nông sản: hàng hoá có nguồn gốc từ nông nghiệp( nông-lâm-ngư
nghiệp)

- - - - - - - mang tính thời vụ
+Ưu điểm: hàng hoá đa dạng, thường dễ tiêu thụ
+ Nhược điểm: Cung câp hàng hoá mang tính thời vụ
Hàng nông sản ko để lâu đươc nên chi phí để bảo quản cao
Gắn liền với cuộc sống nên chênh lệch giá giữa nơi SX và nơi tiêu thụ khá
lớn, cần phải nắm thông tin kịp thời
Không ổn định, sản lượng lên xuống thất thường
Kinh doanh tư liệu sản xuất nông nghiệp
+ưu điểm: nguồn cung cấp đa dạng
+nhược điểm: tình hình SX và nhu cầu phức tạp có loại dùng cho cả nước, có loại
dùng cho từng địa phương
Tính thời vụ, tính thời gian rõ rệt, gắn với thời vụ của SX nông
nghiệp
Các biên pháp đẩy mạnh kinh doanh:
Đối vs các doanh nghiệp kinh doanh thì phải nắm vững nhu cầu khách hàng trong
từng thời kì, từng giai đoạn. Đối vs mỗi loại sản phẩm khác nhau cần có những biên
pháp quản lí bảo quản khác nhau. Doanh nghiệp cũng nên đa dạng hoá các hàng hoá
kinh doanh của mình cho phù hợp vs nhu cầu của khách hàng
24
câu9.dịch vụ thương mại:k/n, đặc điểm và các loại hình dịch vụ trong TM
*khái niệm :
- theo nghĩa rộng,dịch vụ đc coi là lv kinh tế thứ 3 trong nền KTQD,theo cách hiểu
này ,các hđ kt nằm ngoài 2 ngành CN và NN đều thuộc ngành dịch vụ .
- theo nghĩa hẹp,dịch vụ là những hoạt động tiếp tuc, hỗ trợ, khuyến khích cho
quá trình kd ,bao gồm các hoạt động trước,trong và sau khi bán ,là phần mềm của sp đc
cung ứng cho khách hàng
*đặc điểm:
dịch vụ là hh vô hình do đó nó có điểm khác biệt cơ bản vs các hh hữu hình khác:
+chất lượng của dvu khó đánh giá (lượng hóa) vì nó chịu tác động của nhiều yếu tố
như người bán,người mua và thời điểm mua bán dvu.

+quá trình sx ,tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời,nên cung - cầu dvu không thể
tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúctrong kd DV các chủ thể phải xđịnh thị
trường có cầu hay không để tổ chức kd
+vì là hh vô hình nên dvu không dự trữ đc trong kho ,do đó trong kd dvu sẽ không
có dự trữ để điều chỉnh thj trường như các hh hữu hình khác
+là sp vô hình ,dv có sự khác biệt về chi phí so với các sp vật chất
những điểm khác biệt nêu trên của dvu sẽ tác động tới hđ kd dvu của các chủ
thể ,trong kd dvu để nâng cao hq kd cần phải chu trọng vào yếu tố con người.
* vai trò của dvụ:
- Giúp Dnghiệp bán được nhiều hàng thu được nhiều lợi nhuận
- Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa tiền tệ
-Dịch vụ giúp cho vệc phát triển thị trường và giữ thị trường ổn định
- Làm thay đổi căn bản cơ cấu nền ktqd.
* các loại hình dịch vụ trong TM
a/dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông bổ sung (mang tính sản xuất).bao gồm:
+bán hàng và vận chuyển hàng theo yều cầu của khách (hay còn gọi là hình thức
mua hàng không mang vác)
25

×