Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo Đào tạo kỹ năng hỗ trợ phát triển cộng đồng nghèo cho sinh viên ngành công tác xã hội ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.62 KB, 11 trang )

1

ĐÀO TẠO KỸ NĂNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NGHÈO CHO
SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

TS. Tống Văn Chung
- Khoa Xã hội học
- Trường ĐH KH XH&NV
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Mobile: (+84) 912 321 644
- Email:
1. Đặt vấn đề
Xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách
chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các
nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ
của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.
Giảm nghèo là một quá trình rất lâu dài, bền bỉ, không thể nóng vội một sớm một
chiều. Giảm nghèo phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nước để đưa ra những
giải pháp phù hợp. Việt Nam đã qua 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo, theo hướng hỗ trợ
ngày càng tốt hơn điều kiện sống của người dân, cùng với việc tổ chức thực hiện có hiệu
quả các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo, thành tựu giảm nghèo của Việt Nam
được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địính số 135/1998/QĐ-TTg
ngày 31/7/1998 phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh
sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135
1
.
Sau đó, Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm
ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi


của Chương trình 135.
Năm 2006 Việt Nam có 1644 xã nghèo (xã 135)
2
. Năm 2007 Nhà nước Việt Nam
đã phê duyệt danh sách 3.149 thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp (gọi tắt là thôn)
đặc biệt khó khăn thuộc 1.140 xã khu vực II vào diện hỗ trợ đầu tư của Chương trình 135
giai đoạn II từ năm 2007
3
. Ngân sách Trung ương dành vốn hỗ trợ đầu tư 3.015 thôn đặc
biệt khó khăn, ngân sách Địa phương đầu tư 134 thôn đặc biệt khó khăn.
Sự nỗ lực thực hiện chương trình xóa đói và giảm nghèo bền vững của Việt Nam đã
được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Năm 2009, theo chuẩn nghèo 2006-2010, cả nước
Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số
4
. Tuy nhiên, kết quả
giảm nghèo hãy còn chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập
nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu -

1

2
Theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ
3
Theo Văn bản số 7481/VPCP ngày 26/12/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Chương
trình 135 năm 2007 và kế hoạch năm 2008.
4

2

nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung

vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Hội nghị Các đối tác đầu tư nước ngoài CG 2011 đã bày tỏ quan ngại khi có gần
một nửa trong số những đối tượng được coi là "nghèo kinh niên” (47,3%) của Việt Nam
là những nhóm dân tộc thiểu số, và con số này đang tăng: 63% những đối tượng nghèo
nhất là đồng bào dân tộc thiểu số
5
.
Năm 2009 Việt Nam còn 1140 xã thuộc diện135 và 3149 thôn đặc biệt khó khăn
cần được hỗ trợ đầu tư để vươn lên thoát nghèo
6
. Chính phủ Việt Nam chủ trương và
thực hiện mục tiêu “Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của
người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư”
7
.
Từ thực tiễn cho thấy: Hỗ trợ cộng đồng nghèo phát triển là nhiệm vụ đặt ra cho toàn
bộ xã hội, trong đó gồm cả những người làm nghề CTXH.
Thực tiễn đặt ra nhiệm vụ cho sự nghiệp đào tạo nhân lực CTXH là cung cấp những
tri thức kỹ năng, rèn luyện phẩm chất sao cho những người làm nghề CTXH để họ có thể
tiếp cận, trợ giúp, hỗ trợ các cộng đồng nghèo phát huy mọi nguồn lực (trong và ngoài
cộng đồng) vươn lên thoát nghèo, phát triển bền vững.
Vậy làm thế nào nâng cao kiến thức, năng lực phát triển cộng đồng cho nhân viên
CTXH? Mục đích bài viết này hướng đến việc tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi đó.
2. Phát triển cộng đồng – một phương pháp quan trọng đối với việc hỗ trợ phát triển
cho các cộng đồng nghèo ở Việt Nam hiện nay.
Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên
những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau như

Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học, , là phương pháp giải quyết
một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không
ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực,
tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người
dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng
8
. Nguyên
tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là sự tham gia và tự quyết của nhân dân; tin vào khả
năng của người dân và phát huy nội lực của chính cộng đồng. Phương pháp này luôn đánh
giá cao vai trò của người dân và coi đây là nhân tố quyết định tới sự thành công trong việc
phát triển cộng đồng nghèo. Đây là một trong những nguyên tắc của hoạt động hỗ trợ
người nghèo thoát nghèo mà R. Chamber nêu ra “hãy bắt đầu từ chính người nghèo”.
Phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo của cộng đồng chính là sự phát huy, giải phóng

5
/>moi/144/7523204.epi, cập nhật 25.02.2012
6
Theo QĐ số 1105/QĐ-TTg, DS_thon_135_II-2008, file PDF
7
Nghị quyết 80 về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020.
8
PGS.TS Phan Huy Đường. Phát triển cộng đồng: Phương pháp quan trọng của công tác xã hội trong xóa
đói giảm nghèo.
3

năng lực vốn sẵn có, tiềm ẩn trong cộng đồng, kết hợp hợp lý những hỗ trợ (về nguồn lực,
kiến thức kỹ thuật, ) từ bên ngoài cộng đồng cho phát triển bền vững. Cụ thể:
Một là, nhận diện cộng đồng bằng việc đánh giá đúng mức độ nghèo. Phương pháp
đánh giá nghèo đói có sự tham gia của chính người dân là rất thiết thực, bởi qua đó chính
người dân không chỉ tự hiểu về cái nghèo, mà họ nhận thức về cách, lối thoát nghèo hữu

hiệu theo cách của họ. Để đánh giá đúng tình trạng nghèo đói của cộng đồng. Nhờ đó sẽ
phân tích nguyên nhân của tình trạng nghèo ở cộng đồng để đưa ra các đề xuất cho các
chương trình và chính sách giảm nghèo liên quan.
Hai là, lập kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân nhằm giúp
người dân tiếp cận các tiềm năng, khắc phục các khó khăn, rào cản, tìm kiếm các giải
pháp phù hợp dựa vào kiến thức của người dân, từ đó xây dựng các kế hoạch phát triển
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ở ngay cộng đồng cho phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế xã hội của địa phương;
Ba là, xây dựng cơ chế, phương pháp giám sát và đánh giá sự thực hiện kế hoạch
phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua người đại diện.
Bốn là, tăng năng lực của cộng đồng thông qua tăng nội lực và giúp cộng đồng tự
lực phát triển để cộng đồng nhận thức rõ những nguồn lực, sử dụng, bồi bổ những nguồn
lực cộng đồng đang có một cách hợp lý nhất cho phát triển, như:
- Nguồn nhân lực (sức khoẻ, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, . . . của những lao
động chính trong cộng đồng),
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên mà cộng đồng hiện có, sử dụng để phát triển bền
vững thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên;
- Chú trọng đến nhu cầu và việc trang bị kiến thức, kỹ thuật (còn thiếu, yếu) cho
người dân giúp họ tìm kiếm và sử dụng nguồn tài nguyên mới có thể vừa phục vụ
cho quá trình phát triển của cộng đồng vừa tạo ra tính bền vững cho phát triển
của chính cộng đồng.
- Phát triển cộng đồng giúp người dân hiểu về thực trạng, khả năng khai thác sử
dụng tối ưu cơ sở hạ tầng, dự kiến xây dựng công trình hạ tầng mới một cách hợp
lý nhất.
- Việc tổ chức, huy động nguồn tài chính từ (nội bộ, trong cộng đồng và từ hỗ trợ
bên ngoài) được lập ra từ chính người dân trong cộng đồng đó có ý nghĩa hết sức
quan trọng, nó cho phép cộng đồng tự chủ trong tổ chức hoạt động cuat mình
một cách hợp lý nhất, tối ưu và tiết kiệm.
- Mối quan hệ xã hội của các thành viên trong cộng đồng có ảnh hưởng lớn tới quá

trình phát triển của cả cộng đồng. Các mối quan hệ của cộng đồng với các cơ
quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, các thể chế xã hội, các cá nhân, nhà nước, . . . bên
ngoài cộng đồng tạo thành “vốn xã hội” của cộng đồng. Nhờ “vốn xã hội” này
cộng đồng có những cơ hội nhận được sự hỗ trợ về các mặt cần thiết đáp ứng nhu
cầu phát triển. Và để giúp cộng đồng tự lực phát triển thì lãnh đạo cộng đồng
(chính quyền cơ sở, trưởng các thôn/bản) cần nhận thức rõ sự giúp đỡ từ bên
ngoài, của các cá nhân hay mỗi tổ chức xã hội chỉ là chất xúc tác, điều quan trọng
4

là làm sao để bản thân người dân tại cộng đồng phát huy được các nguồn nội lực
của mình.
- Môi trường chính sách, pháp luật Chính phủ trong hỗ trợ cộng đồng (như các
chính sách đầu tư và phát triển kinh tế tại địa phương; chính sách xóa đói giảm
nghèo,…) là một nguồn lực to lớn mà cộng đồng có thể phát huy để tập trung cho
mục tiêu phát triển.
- Môi trường văn hóa-xã hội truyền thống cũng là năng lực vốn có của cộng đồng
cần được phát huy trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững
của chính cộng đồng.
3. Đào tạo kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật phát triển cộng đồng trong giảng dạy CTXH.
Để người học CTXH sau này thích ứng trong hoạt động phát triển cộng đồng đòi
hỏi họ phải được đào tạo một cách căn bản về phương pháp phát triển cộng đồng. Những
kiến thức học được phải được vận dụng trong hoạt động nghề nghiệp một cách thiết thực.
Do đó, nhiệm vụ đào tạo cần đặt ra mục đích trang bị những “tri thức thường trực” để họ
vận dụng trong hành động thực tiến của nhân viên CTXH.
3.1. Cung cấp tri thức về PRA trong đánh giá và xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát
triển kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo cho người học CTXH.
Đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng
(Participatory/ Rapid Rural Appraisal) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cấp cộng
đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt
của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại

cộng đồng. Ưu điểm của phương pháp PRA so với các phương pháp khác là người dân tại
cộng đồng tự phân tích thực tế nhu cầu và đời sống của họ.
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA/RRA) là một phương pháp
điều tra để học hỏi và cùng với các thành viên cộng đồng tìm hiểu, phân tích và đánh giá
các khó khăn, thuận lợi đồng thời đưa ra các giải pháp, quyết định kịp thời nhằm giải
quyết các khó khăn của cộng đồng.
3.1.1. Cung cấp kỹ năng thiết kế PRA trong giảng dạy CTXH.
Đội thực hiện PRA (team) thường có những chuyên gia các ngành chuyên môn liên
quan đến lĩnh vực phát triển của cộng đồng (thường từ 3 đến 6 thành viên). Trong qua
trình thực hiện PRA có sự kết hợp của đội này với người dân tham gia bên trong cộng
đồng (thường cân bằng về giới), đại diện (những người am hiểu) của cộng đồng. Điều này
đòi hỏi nhân viên CTXH cần trang bị tri thức để có thể vận động, thiết lập đội PRA, tổ
chức triển khai từng mục tiêu, kế hoạch hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng.
3.1.2. Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, lập kế hoạch phát triển của
cộng đồng có sự tham gia của người dân trong giảng dạy CTXH.
Để có cơ sở thiết lập (xây dựng) kế hoạch phát triển, lựa chọn các kịch bản phát
triển, cần thu thập thông tin một cách toàn diện, cơ bản từ bên trong và bên ngoài cộng
đồng. Việc thu thập thông tin định lượng và thông tin định tính đó cần sử dụng một loạt
các phương pháp khác nhau được vận dụng trong PRA, như:
- Quan sát hiện trường.
- Thu thập thông tin thứ cấp (tài liệu thống kê, báo cáo, sổ sách lưu trữ, ,
kể cả thơ ca, văn hóa của cộng đồng).
5

- Phỏng vấn sâu cá nhân.
- Phỏng vấn trường hợp điển hình (điển cứu)
- Thảo luận với những người am hiểu đại diện cộng đồng về những vấn đề
quan tâm.
- Thảo luận nhóm và các công cụ (methods) hỗ trợ được tiến hành với
nhóm.

- Tổ chức họp (hội thảo) cấp cộng đồng.
Như vậy, đòi hỏi sinh viên CTXH cần được trang bị tri thức về phương pháp một
cách tổng hợp từ những ngành khoa học xã hội khác nhau (tâm lý học, xã hội học, nhân
học xã hội, dân tộc học, văn hóa học, thống kê cho khoa học xã hội, .v.v.) để có cách tiếp
cận tìm hiểu những nguồn lực của cộng đồng, những đề xuất và giải pháp thực hiện phát
triển kinh tế-xã hội từ phía người dân, từ cộng đồng mà họ cho là hợp lý.
Sinh viên CTXH cần được lên lớp, tập huấn trao đổi về kỹ năng, kỹ thuật tiến hành
các bước đánh giá nhu cầu cộng đồng PRA, cụ thể:
I- Chuẩn bị: Xây dựng mục tiêu đợt PRA
1. Xác định các thông tin cần thu thập, phương pháp, nguồn
thông tin
2. Xây dựng các bộ công cụ thu thập thông tin
3. Lập kế hoạch thực địa, chuẩn bị hậu cần, nhân lực (tập
huấn PRA nếu cần thiết)
II - Triển khai PRA: 4. Tiến hành PRA tại thực địa
5. Phân tích và viết báo cáo
6. Phản hồi kết quả PRA
7. Phát hiện và xây dựng PRA mới

3.1.3. Trang bị tri thức và sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ cho sinh viên
CTXH.
Để tổ chức cho người dân nhận thức và nêu ý kiến của mình, đóng góp cho xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nhân viên CTXH cần nắm được các công cụ hỗ trợ cho
người dân nhận thức nhanh nhất về bản thân cộng đồng của họ. Các công cụ thường sử
dụng trong PRA bao gồm:
3.1.3.1. Biểu đồ Venn(Giản đồ thể chế)
Dùng để tìm hiểu những các mối quan hệ của các thể chế xã hội trong và ngoài cộng
đồng, các mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một hoạt động hoặc sự
việc cụ thể; tìm hiểu tầm quan trọng của từng cơ quan/ tổ chức/cá nhân trong hoạt động
đối với cộng đồng; quá trình và vai trò ra quyết định hoạt động giảm nghèo. Để tiến hành,

cần chuẩn bị các phương tiện (bìa, bút hoặc các vật dụng địa phương phù hợp); mời một
nhóm đối tượng liên quan trực tiếp đến vấn đề cần thảo luận (từ 6 đến 12 người), nhóm
này đại diện cho cộng đồng. Các bước tiến hành mà nhân viên CTXH cần biết đến:
- Khoanh một vòng tròn lớn tượng trưng cho vấn đề/ hoạt động được quan tâm (
nghèo, giảm nghèo); Đề nghị người dân tham dự tự thảo luận và liệt kê các tổ
chức/ cá nhân có liên quan đến hoạt động giảm nghèo. Các tổ chức/ cá nhân này
6

được ghi trên tấm bìa có kích cỡ, màu sắc khác nhau hoặc sử dụng đồ vật sẵn có
như ấm, chén khay nước… (kích cỡ của tổ chức/ cá nhân minh hoạ sự tham gia/
ảnh hưởng của tổ chức/ cá nhân ấy vào hoạt động phát triển kinh tế, xóa và giảm
nghèo);
- Xác định mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân tham gia/ ảnh hưởng đến hoạt
động/ vấn đề xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế;
- Luôn đặt câu hỏi và yêu cầu người tham dự giải thích về sự tham gia/ ảnh hưởng
của các tổ chức/ cá nhân vào hoạt động xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa
phương.
- Để người tham dự nêu những đề xuất, giải pháp thực hiện theo họ đem lại hiệu quả
nhất.
3.1.3.2. Biểu đồ (lịch) mùa vụ.
Sử dụng để tìm hiểu các sự việc, hoạt động thay đổi theo thời gian trong năm như
sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi, mùa hoa quả, mùa thu hoạch, mùa có thu nhập
cao, mùa thiếu đói), y tế-sức khoẻ (mùa bệnh, thời gian sinh con nhiều, thời gian phụ nữ
thường mang thai, thời gian phụ nữ thường mệt mỏi, bệnh tật), giáo dục (niên học, thời
gian bận của học sinh tại trường), xã hội (mùa cưới hỏi, mùa lễ hội, mùa làm nhà,…), v.v.
Tức những nhân tố tác động đên quá trình giảm nghèo. Nhờ nó, sẽ tăng cường cơ hội để
người dân tham gia vào quá trình tự đánh giá, tìm hiểu vấn đề sản xuất, thời vụ, của chính
bản thân họ, tìm ra những cơ hội tăng sản xuất, tăng thu nhập.
Sinh viên cần nắm được yêu cầu cho việc chuẩn bị như:
- Chuẩn bị nguyên liệu (giấy bút hoặc các nguyên liệu sẵn có);

- Thiết lập nhóm tham gia (từ 6 – 12 người) người dân (những người có nhiều
hiểu biết về lĩnh vực sẽ tìm hiểu);
- Chọn địa điểm/ thời gian thích hợp;
- Tiến hành xây dựng lịch mùa vụ:
- Kẻ bảng lịch thời gian (theo quan niệm của người tham gia) trên giấy, nền
đất hoặc bảng;
- Liệt kê các hoạt động liên quan đến mùa vụ và hỏi xem hoạt động này diễn
ra vào thời gian nào. Xác định khoảng thời gian trên bảng;
- Lắng nghe và ghi lại đầy đủ các ý kiến đánh giá, nhận xét, đề xuất của
người dân.
Biểu đồ này cho phép người làm CTXH giúp người dân cũng như bản thân hiểu sâu
về thời điểm diễn ra và triển khai các hoạt động xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất.
3.1.3.3. Biểu đồ SWOT (Mạnh - Yếu - Thuân lợi - Khó khăn)
Sử dụng biểu đồ này cho phép nhân viên CTXH nắm được thực trạng nguồn lực của
cộng đồng, những điểm mạnh (nguồn lực cộng đồng có), những cái còn thiếu, yếu (tuy
cộng đồng có nhưng chưa đủ) cho sự phát triển của cộng đồng và cái cộng đồng chưa có.
Dùng biểu đồ này, nhân viên CTXH giúp cho người dân và chính bản thân nhân viên
CTXH cũng nắm được những cơ hội phát triển của cộng đồng, họ hiểu những cản trở,
những khó khăn mà họ phải khắc phục trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế - xã hội. Để có được kỹ năng đó, cần được giảng dạy về SWOT trong phương
pháp CTXH.
7

3.1.3.4. Biểu đồ “Cây” (Tree) - Sơ đồ nhân quả
Sử dụng để tìm hiểu về nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề/ tình trạng tại cộng
đồng.
Qua trình dạy về phương pháp phát triển cộng đồng luôn cần chỉ ra cung cách chuẩn
bị như: Bìa màu, bút hoặc các vật dụng phù hợp; Thiết lập nhóm tham gia (từ 6 đến 12
người) đại diện cho cộng đồng; Chuẩn bị địa điểm/ thời gian, . Sinh viên CTXH cũng
cần được trang bị kiến thức và phương pháp tiến hành sử dụng biều đồ “cây”. Chẳng hạn

như: Viết vấn đề (nghèo) lên một tấm bìa đặt ở giữa; sau đó hỏi về các nguyên nhân gây
ra vấn đề này; viết mỗi nguyên nhân lên một tấm bìa đặt ở dưới vấn đề cần quan tâm; tổ
chức thảo luận và xếp các vấn đề lần lượt theo thứ tự: 1. Nguyên nhân trực tiếp ở ngay
dưới vấn đề; 2. Nguyên nhân gián tiếp ở dưới nguyên nhân trực tiếp. Yêu cầu những
người tham gia nêu nguyên nhân giải thích mối quan hệ giữa nguyên nhân và vấn đề quan
tâm (nghèo). Các thành viên khác bổ sung ý kiến. Sau khi thống nhất thì vẽ các mũi tên
chỉ mối quan hệ nguyên nhân đến vấn đề; Yêu cầu nhóm cho biết hậu quả của vấn đề, mỗi
hậu quả được viết lên một tấm bìa và xếp các hậu quả lên phía trên vấn đề (Hậu quả trực
tiếp xếp ngay trên vấn đề, hậu quả gián tiếp xếp trên hậu quả trực tiếp, ).
3.1.3.5. Xếp hạng ưu tiên. Xếp hạng ưu tiên nhằm xác định thứ tự các vấn đề cần
giải quyết trước theo trình tự nhất định từ góc nhìn của cộng đồng khi nguồn lực còn có
hạn có hạn.
Trong đào tạo, sinh viên CTXH cũng cần được chỉ ra các kỹ thuật để thực hiện xếp
hạng ưu tiên như: Chuẩn bị phương tiện (bút, giấy lớn, hoặc các vật dụng sẵn có phù
hợp); Chuẩn bị nhóm người dân tham gia; Lựa chọn địa điểm, thời gian. Các kỹ thuật để
tiên hành xếp hạng ưu tiên như: liệt kê các vấn đề cần xếp hạng ưu tiên; xác định các tiêu
chuẩn để xếp hạng; thống nhất cách chấm điểm cho từng tiêu chuẩn (nên lấy số điểm
bằng số vấn đề và không cho điểm hai vấn đề bằng nhau); tiến hành chấm điểm cho các
vấn đề cần xếp hạng ưu tiên, Cuối cùng cần biết đặt ra các câu hỏi yêu cầu những
người tham gia phải giải thích rõ tại sao họ cho điểm như thế với từng tiêu chuẩn; cộng
tổng điểm và xếp hạng ưu tiên. Thảo luận và lựa chọn vấn đề để lên kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của cộng đồng.
Trên đây là sơ lược những kỹ năng cơ bản của PRA cần phải trang bị cho người học
CTXH. Điều này có thể được truyền tải đến sinh viên theo nhiều cách thức khác nhau: lên
lớp và thực hành, tham gia thực hiện với một nhóm thực hiện PRA trong các đợt thực tập
phương pháp chuyên ngành CTXH, tổ chức sinh hoạt khoa học theo các câu lạc bộ, tập
huấn chuyên đề về phương pháp CTXH, .v.v
3.2. Trang bị tri về “phát triển cộng đồng dựa trên nguồn lực sẳn có” (Asset-Based
Community Development – ABCD) cho sinh viên CTXH.
Việc thâm nhập, tìm hiểu và trợ giúp cộng đồng nghèo tìm sinh kế và cơ hội phát

triển có thể vận dụng phương pháp ABCD song hành với PRA.
8

Phương pháp “phát triển cộng đồng dực trên nguồn lực có sẵn” (ABCD)
9
do John
McKnight và Jody Kretzmann (thuộc Viện nghiên cứu chính sách của Trường đại học
Northwestern, bang Illinois, Hoa Kỳ) xây dựng
10
. Đây là phương pháp phát triển cộng
đồng dựa vào tài sản và nguồn lực trong cộng đồng khởi điểm các tài sản và sức mạnh
hiện có của cộng đồng, đặc biệt sức mạnh vốn có trong các hội, nhóm cộng đồng và mạng
lưới xã hội trong cộng đồng. Đây là phương pháp phát triển cộng đồng dựa trên các
nguyên tắc: 1/ Đánh giá cao và vận động những nguồn lực năng lực, kĩ năng và những
nguồn vốn của chính cộng đồng thay vì tập trung khai thác các vấn đề khó khăn và yêu
cầu của cộng đồng; 2/ Cộng đồng đóng vai trò định hướng cho sự phát triển chứ không
phải các tổ chức bên ngoài cộng đồng.
Trong quá trình giảng dạy phương pháp này cho sinh viên CTXH cần chỉ ra những
cơ sở mà phương pháp này được xây dựng nên, đó là:
1. Yêu cầu đánh giá cao (Appreciative Inquiry) và cần phải xác định và phân tích các
thành công từng có của cộng đồng trong quá khứ. Điều này giúp củng cố lòng tự
tin của người dân đối với khả năng của chính họ và thúc đẩy họ hành động.
2. Nhận ra “vốn xã hội” (social capital) của cộng đồng và tầm quan trọng của nguồn
vốn này, xem nó là một nguồn lực. ABCD hướng đến tập trung khai thác sức mạnh
của các nhóm/hội và những mối liên hệ không chính thức trong cộng đồng, và
những mối quan hệ được hình thành theo thời gian giữa các nhóm/hội của cộng
đồng và các thể chế, tổ chức xã hội bên ngoài cộng đồng.
3. Cách tiếp cận ABCD dựa trên những nguyên tắc về vấn đề chuyển giao quyền tự
chủ và quyền sở hữu của quá trình phát triển cho các chủ thể trong cộng đồng tự
chủ trong thực hiện.

4. Ưu tiên cho những nỗ lực hợp tác phát triển mà có thể sử dụng tốt nhất những
nguồn vốn có sẵn của chính cộng đồng đó
5. Nỗ lực củng cố xã hội công dân bằng cách tập trung và tạo điều kiện cho người
dân tham gia với tư cách là công dân thay vì là những khách hàng trong sự phát
triển cộng đồng của chính họ, làm cho chính quyền địa phương hoạt động có hiệu
quả và nhanh nhạy hơn.
3.2.2. Đào tạo các phương pháp trong ABCD.
Một nhóm các phương pháp có thể được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu “cộng đồng
tự phát triển cộng đồng” cũng cần được truyền đạt trình bày với người học CTXH. Cụ thể
là:

9
ThS. Chu
Dũng_SDRC. Phương pháp tiếp cận ABCD – một cách nhìn mới trong phát triển cộng đồng,

Mai Linh. Phát triển Cộng đồng dựa vào tài sản và nguồn lực của Cộng đồng như là một chiến lược cho
việc thúc đẩy người dân phát triển.

Linh Chi. ABCD - Dựa vào nguồn lực cộng đồng. Bản tin số 07/2011 (201),

10
/>2008&catid=37:education&Itemid=58&lang=vi
9

3.2.2.1. Truyền đạt các kỹ năng thu thập các câu chuyện thành công của cộng đồng
cho sinh viên. Điều này cần thiết để người học biết bắt đầu xây dựng lòng tự tin cho cộng
đồng.
Những hoạt động thảo luận và phỏng vấn thân mật để rút ra những câu chuyện,
những hoạt động thành công trong kinh nghiệm của họ sẽ giúp làm sáng tỏ những tài
năng, những năng lực và nguồn vốn mà họ đang có. Kết quả là không chỉ giúp họ phát

hiện những điểm mạnh của mình mà trước đây cộng đồng chưa biết đến, từ đó tạo dựng
và củng cố niềm tự hào của họ đối với những thành công của mình, nhận thức về những
gì họ có để đóng góp, vun đắp sự tự tin đối với khả năng của họ rằng họ hoàn toàn có thể
đóng vai trò là người chịu trách nhiệm, chủ động chứ không đóng vai trò bị động trong
quá trình phát triển.
3.2.2.2. Truyền đạt cách thức tổ chức nhóm nòng cốt trong hành động của cộng
đồng.
Sinh viên khi học cần nắm được những thủ thuật để hướng dẫn cộng đồng hiểu về
một vài nhân vật nào đó sẽ nổi lên như là những người lãnh đạo trong cộng đồng, là người
chứng tỏ sự tận tâm và dẫn đầu trong thời gian qua hoặc những người đang nắm vai trò
dẫn đầu hiện nay.
Sau đó, là cách hướng dẫn cộng đồng tổ chức một nhóm những cá nhân nhiệt tình -
những người quan tâm tới việc khám phá những nguồn lực của cộng đồng và nắm lấy
những cơ hội được do họ tìm ra. Mỗi cá nhân này sẽ có một mạng lưới quan hệ trong
cộng đồng mà họ có thể thu hút vào trong quá trình, và sẽ có những mối quan tâm riêng
giúp họ có động lực để hành động.
3.2.3. Truyền đạt kỹ năngcho sinh viên cách hướng dẫn người tham gia lập bản đồ
hoàn chỉnh những năng lực, nguồn vốn của các cá nhân, nhóm/ hội và các tổ chức của
địa phương.
Lập bản đồ bao gồm việc thu thập số liệu và định hình (sơ bộ) về kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội của cộng đồng. Người dân và các nhóm/hội/ câu lạc bộ của họ tự
mình lập nên các bản đồ xã hội về các nguồn vốn của mình, qua đó họ có sẽ có thể
tự mình xây dựng lên các mối quan hệ mới, học hỏi được nhiều hơn về những sự
đóng góp, những năng lực của các thành viên trong cộng đồng, và xác định những
mối liên hệ tiềm năng giữa các nguồn lực.
Xác định những kĩ năng, năng lực và khả năng của các cá nhân. Có nhiều cách
để khơi gợi ra các kĩ năng, năng lực và khả năng của các cá nhân. Đây là một cách
giúp người ta cảm thấy những khả năng và những đóng góp của họ được đánh giá
cao.
Xây dựng các bản đánh giá về khả năng của các cá nhân trong cộng đồng,

trong đó liệt kê các khả năng này theo nhóm (như “nhóm các kĩ năng về xây dựng
cộng đồng”, “nhóm các kĩ năng về kinh doanh”, “nhóm các kĩ năng về dạy học”,
“nhóm các kĩ năng về văn hóa-nghệ thuật”. ).
3.2.4. Cần truyền đạt cho sinh viên cách xác định các nguồn lực của các tổ chức ở
địa phương. Các tổ chức này bao gồm các cơ quan của chính phủ, các tổ chức phi chính
phủ và các thành phần doanh nghiệp tư nhân.
10
Xác định nguồn vốn của các đối tượng này có thể là các dịch vụ và những
chương trình, nơi hội họp, thiết bị và những trang bị khác mà họ có thể cung cấp,
hoặc những mối quan hệ mà họ có thể có
Xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cần xác định những nguồn nào thuộc
quyền sử hữu và quản lí của cộng đồng và của riêng các cá nhân. Nhờ vào các công
cụ của PRA có thể tìm kiếm được những thông tin này.
3.2.5. Trình bày cho sinh viên cơ sở lý luận và kỹ thuật trợ giúp người dân về việc
lập bản đồ kinh tế địa phương .
Bài tập này giúp người dân trong cộng đồng hiểu được kinh tế ở địa phương họ
đang diễn ra như thế nào, nó chỉ ra cho họ thấy những tài nguyên địa phương được
tận dụng tối đa như thế nào để phục vụ cho lợi ích của địa phương, những sản phẩm
hoặc dịch vụ mua từ bên ngoài có thể được sản xuất tại địa phương hay không.
3.2.6. Giảng và tập huấn kỹ thuật cho sinh viên cách hướng dẫn người dân tập họp
nhóm đại diện lớn để xây dựng kế hoạch và viễn cảnh tương lai cho cộng đồng, tìm kiếm
phương thức sử dụng những nguồn lực một cách tốt nhất, trúng và đúng theo kế hoạch đã
được vạch ra của cộng đồng. Cách hướng dẫn xác định một khởi đầu được lựa chọn theo
kế hoạch phát triển để cho cộng đồng bắt tay vào hoạt động ngay. Hoạt động đó được xác
định cụ thể:
- Làm gì, làm như để thành công, thành công sẽ như thế nào?
- Làm như thế có khả thi với những nguồn lực mà cộng đồng có?
- Liệu có thể tập họp mọi người lại với nhau và củng cố sức mạnh của cộng
đồng?
- Quá trình này được kiểm soát như thế nào?

- Nhóm đại diện nào được thành lập để phải phản ánh được những nguồn lực mà
cộng đồng có ở cấp độ nhóm ?
v.v.
3.2.7. Truyền đạt cho người học các kỹ thuật trợ giú, hướng dẫn cộng đồng vận dụn,
phối hợp các thế mạnh để phát triển .
Quá trình tiếp tục diễn ra như là một sự huy đổng liên tục các nguồn lực của
cộng đồng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế và chia sẽ thông tin, được khởi
đầu từ nền tảng các nhóm hội.
Khuyến khích thiết lập, tham gia vào những nhóm/hội bằng cách hấp dẫn
những mối quan tâm của họ, tìm nền tảng chung và đảm bảo rằng họ đang đóng góp
cho các vấn đề của chính họ.
Cuối cùng, hình thành “hiệp hội của các hiệp hội” (an association of
associations).
3.2.8. Hướng dẫn cho sinh viên cách hướng dẫn cộng đồng xác định những hoạt
động mang tính chất đòn bẩy, đầu tư và nguồn lực từ bên ngoài cộng đồng bắt đầu tham
gia vào sự phát triển đã được cộng đồng xác định dựa trên nguồn lực có sẵn.
Như vậy, để sinh viên CTXH nắm được phương pháp phát triển cộng đồng, đòi hỏi
có sự đầu tư cẩn thận và chu đáo trong việc giảng dạy và thực tập về PRA và ABCD.
Nắm và thực hành được PRA và ABCD là hành trang tốt cho sinh viên tốt nghiệp ngành
11
CTXH, là lưng vốn tri thức và phương pháp thực hành để bước vào hoạt động nghề
nghiệp của nhà CTXH, nhân viên CTXH sau khi ra trường.
Vài lời kết
1. Xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là công cuộc đấu tranh lâu dài bền bỉ
không chỉ ở Việt Nam mà ở mọi nơi trn thế giới. Với hàng nghìn thôn xóm nghèo, xã
nghèo đang đặt ra cho CTXH nhiệm vụ đào tạo những chuyên gia có trình độ trong
hoạt động hỗ trwoj các cộng đồng nghèo phát triển kinh tế-xã hội để thoát nghèo và
phát triển bền vững.
2. Để có được nguồn nhân lực có chất lượng tham gia phát triển cộng đồng, sinh viên
CTXH cần được trang bị các phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật tiến hành PRA. Do đó

việc giảng dạy PRA cho sinh viên CTXH là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài.
3. Phát triển cộng đồng bắt đầu từ chính cộng đồng, bằng sự phát huy tất cả nguồn lực
sẵn có của cộng đồng, do đó nắm bắt được phương pháp ABCD là một đòi hỏi đối với
người học nghề CTXH. Sự phát triển kinh tế-xã hội đặt ra nhiệm vụ trang bị cho sinh
viên CTXH những phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật tiến tiến của “nghề” để khi ra
trường họ có thể vận dụng, hỗ trợ cộng đồng nghèo phát huy mọi nguôn lực săn có,
huy động sức mạnh tiềm ẩn trong cộng đồng để tự vươn lên thoát nghèo của họ.
4. Giảng dạy, truyền đạt những phương pháp của PRA và ABCD trong đào tạo CTXH ở
khoa XHH hiện nay trở thành một nhu cầu, nhiệm vụ cấp bách. Sự tổ chức, triển khai
thực hiện đào tạo này chính là sự hiện đại hóa, sự cập nhật tri thức CTXH trong đào
tạo ở Việt Nam hiện nay.
Mùa Xuân, tháng Hai 2012





×