Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo "Hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.96 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 3/2004 59





ThS. Vũ Đặng Hải Yến*
t sau khi cú Lut doanh nghip
nm 1999, khỏi nim cụng ti hp danh
ó bt u i vo i sng kinh t - xó hi
Vit Nam.
mt gúc nht nh, i vi cỏc nh
kinh doanh, s ra i ca cụng ti hp danh
c nhỡn nhn nh mt bc tin mi ca
phỏp lut v ch th kinh doanh ti Vit
Nam. Thụng qua vic tỡm hiu phỏp lut v
vic cp nht cỏc thụng tin, gii kinh doanh
hiu rừ v bn cht ca cụng ti hp danh v
cú th t cụng ti hp danh vo cỏc kh
nng la chn hỡnh thc kinh doanh thớch
hp cho mỡnh. Nhng gúc khỏc, trong
con mt ca nhng nh kinh doanh nhng
im yu ca cụng ti hp danh so vi cỏc
loi hỡnh doanh nghip khỏc tr thnh
nguyờn nhõn lm cho h cú th a cụng ti
hp danh ra khi s la chn mụ hỡnh kinh
doanh ca mỡnh. Mt s im yu cú th d
dng nhn thy nh cụng ti hp danh khụng


th tr thnh mt bờn ca hp ng kinh t
theo phỏp lut v hp ng ca Vit Nam;
kh nng huy ng vn ca loi hỡnh ny
hn ch bi nú khụng cú quyn phỏt hnh
bt kỡ loi chng khoỏn no; tranh chp liờn
quan n vic thnh lp, t chc v hot
ng ca loi hỡnh cụng ti ny rt d xy ra
do quy nh ca lut phỏp liờn quan n nú
quỏ ớt (ton b Lut doanh nghip ch cú 4
iu cho cụng ti hp danh) v cha d liu
c nhng loi tranh chp ny cng nh
cha a ra phng hng gii quyt
chỳng. Mt trong nhng c im chớnh
lm cho cỏc nh u t khụng la chn hỡnh
thc cụng ti hp danh chớnh l ch trỏch
nhim vụ hn ca cỏc thnh viờn hp danh.
T trc ti nay, nh u t Vit Nam ó
quen c hng ch trỏch nhim hu
hn khi tham gia u t vo hỡnh thc cụng
ti cũn nu la chn ch trỏch nhim vụ
hn thỡ h li khụng phi chia s quyn
qun lớ vi ai trong trng hp u t thnh
lp doanh nghip t nhõn. Vi cụng ti hp
danh thỡ ch cú hai cỏch la chn: Mt l
chu ch trỏch nhim vụ hn v chia s
quyn qun lớ cụng ti vi ớt nht l mt
ngi khỏc; hai l hng ch trỏch
nhim hu hn nhng li khụng cú quyn
tham gia qun lớ cụng ti. Hai la chn ny
u khụng phi l nhng iu m nh u

t mong i. õy chớnh l nguyờn nhõn lm
cho doanh gii t ra khụng b hp dn bi
mụ hỡnh cụng ti hp danh.
Lut doanh nghip ó em li cho khu
vc kinh t t nhõn nhng bc phỏt trin
mi. Tuy nhiờn, s phỏt trin ny khụng
phi l ng u i vi tt c cỏc loi hỡnh
doanh nghip nm trong khu vc kinh t
K

* Ging viờn Khoa phỏp lut kinh t
Trng i hc lut H Ni


nghiên cứu - trao đổi
60 Tạp chí luật học số 3/2004
ny. in hỡnh l s ra i ca cỏc cụng ti
hp danh cũn quỏ chm chp, s lng
cụng ti hp danh vn ch dng hai ch s,
so vi cỏc con s hng nghỡn hay hng chc
nghỡn cỏc doanh nghip khỏc trong cựng
khu vc kinh t t nhõn trờn phm vi ton
quc. Lớ do ca vic cú quỏ ớt cỏc cụng ti
hp danh c ng kớ kinh doanh trong
thi gian va qua l rt a dng. Mt trong
nhng lớ do cú th nhn thy rừ rng nht,
ú l phỏp lut v kinh t thc s cha ng
b to ra mụi trng thụng thoỏng thc
s cho cỏc ch u t. Thc t cỏc quy nh
phỏp lut liờn quan n doanh nghip hin

nay cũn cú nhng im cha thng nht hay
núi nh mt s nh nghiờn cu v bỡnh lun
l nhng quy nh phỏp lut hin hnh cũn
ang mõu thun v mc ớch, dng nh
ch thỡ c gng thỏo ra, ch li buc tht
nỳt li. Trc tỡnh hỡnh ny, s lng cỏc
doanh nghip quen thuc ca nn kinh t
nh cụng ti trỏch nhim hu hn, cụng ti c
phn hay doanh nghip t nhõn b gim sỳt
v mt s lng thỡ cụng ti hp danh cng
khụng trỏnh khi nhng nh hng nng n.
Vi s lng ớt i ca cụng ti hp danh,
cng chng t nhn thc ca xó hi núi
chung v ca cỏc nh u t núi riờng i
vi cụng ti hp danh vn cũn mt gii
hn m ti gii hn ú cha sc thỳc y
cỏc nh u t la chn mụ hỡnh cụng ti
hp danh lm c s kinh t cho chớnh mỡnh.
Xột riờng v tỏc ng ca Lut doanh
nghip ti thc trng ca cụng ti hp danh
cú th nhn thy thc t l nhn thc ca xó
hi v cụng ti hp danh cũn cha y v
sõu sc. Hn th na, s lng cụng ti hp
danh ra i quỏ ớt, t l so vi cỏc hỡnh thc
doanh nghip khỏc l khụng ỏng k; mt
khi ra i ri, cỏc cụng ti ny li vng vo
nhng khú khn trong kinh doanh. Nguyờn
nhõn dn n thc t ny cú rt nhiu, tuy
nhiờn, s thiu ng b v khụng y
ca nhng quy nh ca phỏp lut cng gúp

phn khụng nh to nờn thc trng ú. Mt
s gii phỏp sau õy cú th gúp phn hon
thin nhng quy nh hin ti ca phỏp lut
liờn quan n loi hỡnh cụng ti hp danh vi
mc ớch lm cho loi hỡnh cụng ti ny cú
th phỏt huy c ht kh nng v chng t
c vai trũ quan trng ca nú i vi s
nghip phỏt trin kinh t ca Vit Nam
trong tng lai gn.
1. Sa i cỏc quy nh phỏp lut liờn
quan nhm to iu kin cho cụng ti hp
danh c tham gia mt cỏch rng rói
vo tt c cỏc hot ng kinh doanh
Cụng ti hp danh c Lut doanh
nghip nm 1999 ghi nhn vi t cỏch l
mt ch th kinh doanh, ng ngha vi
vic cụng ti hp danh cú quyn c t do
kinh doanh. Tuy nhiờn, xột trong phm vi
hp thỡ cỏc vn bn phỏp lut kinh t hin
hnh ca Vit Nam tn ti nhng quy nh
bú hp quyn hot ng kinh doanh ny ca
cụng ti hp danh. Ging nh doanh nghip
t nhõn, cụng ti hp danh khụng c phỏp
lut quy nh cú t cỏch phỏp nhõn - õy l
hai loi hỡnh doanh nghip duy nht trong
s cỏc doanh nghip khụng c phỏp lut
Vit Nam tha nhn cú t cỏch phỏp nhõn.
Vic cú hay khụng cú t cỏch phỏp nhõn l
iu kin ht sc quan trng xem xột



nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004 61

công ti hợp danh được tham gia thực hiện
các hành vi kinh doanh một cách rộng rãi ở
mức độ nào. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
của Việt Nam năm 1989 đã quy định về các
trường hợp chủ thể kinh doanh có thể giao
kết hợp đồng với nhau. Theo đó, một hợp
đồng muốn được coi là hợp đồng kinh tế thì
trước hết một bên kí kết của hợp đồng phải
là pháp nhân. Chưa hết, bên còn lại có thể
là pháp nhân, cá nhân có đăng kí kinh
doanh và trong một số trường hợp đặc biệt,
bên còn lại có thể là nghệ nhân, nhà nghiên
cứu khoa học kĩ thuật, hộ nông dân cá thể
hoặc các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Công
ti hợp danh không phải là pháp nhân; bản
thân nó cũng không phải là cá nhân có đăng
kí kinh doanh hay là bất cứ một đối tượng
nào được liệt kê trong các đối tượng mà
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định có thể
tham gia giao kết hợp đồng với nhau. Như
vậy, nếu theo Pháp luật hợp đồng kinh tế thì
công ti hợp danh không có quyền thực hiện
một hành vi kinh doanh rất cơ bản và chủ
yếu là kí kết hợp đồng kinh tế trong khi vẫn
công nhận cho nó có tư cách của một chủ
thể kinh doanh độc lập. Đứng trước tình

trạng này, cần phải có những sửa đổi, bổ
sung một số quy định cần thiết vào hệ thống
pháp luật kinh tế, nhất là bỏ yêu cầu một
bên của hợp đồng kinh tế luôn luôn phải là
pháp nhân, để các loại hình doanh nghiệp
không có tư cách pháp nhân như công ti
hợp danh vẫn được quyền tham gia rộng rãi
vào việc thực hiện các hành vi kinh doanh.
Việc công ti hợp danh không có tư cách
pháp nhân còn dẫn đến vấn đề bất hợp lí
nữa liên quan đến tư cách thương nhân của
loại hình công ti này. Luật thương mại Việt
Nam năm 1997 quy định các chủ thể có thể
trở thành thương nhân chỉ bao gồm: Pháp
nhân, cá nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.
Theo quy định này thì không bao giờ công
ti hợp danh có thể trở thành thương nhân
theo quy định của Luật thương mại. Có
chăng chỉ là các thành viên hợp danh, một
khi đáp ứng đủ điều kiện của Luật thương
mại về thương nhân thì còn có khả năng trở
thành thương nhân. Hành vi thương mại
thực chất là một phần đặc thù của hành vi
kinh doanh, quá trình hoạt động thương mại
cũng nằm trong quá trình hoạt động kinh
doanh, vì thế mà chủ thể của các hành vi
kinh doanh cũng đồng thời phải được công
nhận là chủ thể của các hành vi thương mại.
Một cách cụ thể hơn, nếu một đối tượng đã
có tư cách chủ thể kinh doanh thì đương

nhiên có tư cách thương nhân. Luật pháp
của hầu hết các nước trên thế giới đều công
nhận tư cách chủ thể kinh doanh bao gồm
cả tư cách thương nhân. Nhưng với pháp
luật Việt Nam hiện nay, công ti hợp danh
chỉ có tư cách chủ thể kinh doanh mà
không có tư cách thương nhân - nghĩa là
chỉ được quyền thực hiện các hoạt động
kinh doanh (hoạt động bao trùm) mà không
được thực hiện các hoạt động thương mại
(hoạt động chi tiết). Trên thực tế, các
doanh nghiệp, kể cả không được công nhận
có tư cách thương nhân vẫn tiến hành các
hoạt động thương mại một cách phổ biến.
Nhằm tạo điều kiện cho công ti hợp danh
được chính danh trong khi thực hiện các
hành vi thương mại, luật pháp cần mở rộng
hơn nữa những đối tượng có thể trở thành


nghiªn cøu - trao ®æi
62 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004
thương nhân theo Luật thương mại.
2. Phân chia rõ ràng hai loại công ti
hợp danh
Về cơ bản, công ti hợp danh chỉ được
ghi nhận trong định nghĩa tại Luật doanh
nghiệp nhưng định nghĩa này lại chia công
ti hợp danh ra làm hai loại: Loại thứ nhất
chỉ bao gồm các thành viên hợp danh; loại

thứ hai có thêm các thành viên góp vốn.
Quy định như vậy sẽ dẫn đến một số khó
khăn nhất định khi xem xét các trường hợp
giải thể bắt buộc của công ti hợp danh. Một
trong những trường hợp giải thể bắt buộc
cho doanh nghiệp nói chung là trong thời
hạn 6 tháng liên tiếp không có đủ số lượng
thành viên tối thiểu theo quy định của Luật
doanh nghiệp. Đó là quy định chung cho tất
cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động
theo Luật doanh nghiệp. Quy định này áp
dụng cho các doanh nghiệp khác rất đơn
giản, chỉ cần dựa vào số lượng thành viên
tối thiểu mà Luật yêu cầu, chẳng hạn như
đối với công ti trách nhiệm hữu hạn nhiều
thành viên thì số lượng thành viên tối thiểu
phải có là 2 thành viên; công ti cổ phần là 3
thành viên Nhưng đối với trường hợp
công ti hợp danh thì lại có những khác biệt.
Có một số ý kiến cho rằng công ti hợp danh
sẽ chỉ bị giải thể nếu không đủ số lượng
thành viên hợp danh tối thiểu (2 thành viên)
còn việc công ti có hay không có thành viên
góp vốn hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến
việc tiếp tục tồn tại của công ti. Tuy nhiên,
hầu như tất cả các nước có quy định về loại
hình công ti hợp danh đều phân chia rõ ràng
2 loại công ti mang bản chất hợp danh là
công ti hợp danh thông thường và công ti
hợp danh hữu hạn. Hai loại công ti này về

bản chất thì tương đối giống nhau nhưng
vẫn có những đặc điểm pháp lí khác biệt,
được điều chỉnh bằng những quy định
không giống nhau, vì thế, ngay cả điều kiện
giải thể, 2 loại hình công ti này cũng có
những điểm khác nhau. Thành viên góp vốn
không có quyền quản lí công ti hợp danh
nhưng cũng không thể phủ nhận được vai
trò của họ đối với công ti hợp danh. Một
công ti hợp danh chỉ bao gồm các thành
viên hợp danh chắc chắn sẽ rất khác với
một công ti hợp danh có cả các thành viên
góp vốn. Vì vậy, việc không còn thành viên
góp vốn trong một công ti hợp danh đang có
loại thành viên này cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới sự tồn tại tiếp tục của công ti.
Công ti hợp danh là loại hình công ti
đóng đặc thù, do đó bất kì biến động nào
trong phạm vi thành viên hay cơ cấu vốn
góp cũng để ngỏ khả năng phá vỡ nền tảng
cơ sở của công ti và buộc nó phải chuyển
đổi loại hình. Việc phân chia rõ ràng hai
loại hợp danh này còn giúp cho việc chuyển
đổi hình thức công ti trở nên dễ dàng hơn.
Trong trường hợp công ti hợp danh hữu hạn
(có thành viên góp vốn) không đáp ứng điều
kiện về số lượng thành viên có thể được
chuyển đổi thành loại công ti hợp danh
thông thường nếu nó vẫn có đủ 2 thành viên
hợp danh. Như vậy, thay vì phải giải thể, có

thể quy định thêm một số trường hợp
chuyển đổi công ti hợp danh từ loại hữu hạn
sang loại thông thường và ngược lại (nếu có
thay đổi nhân sự trong quá trình hoạt động).


nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004 63

3. Quy định rõ một số vấn đề liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của thành
viên góp vốn
Khi quy định về thành viên góp vốn,
Luật doanh nghiệp cũng quy định những
giới hạn quyền của họ nhưng chưa có chế
tài xử lí và chưa dự liệu đầy đủ những
trường hợp vi phạm như trong luật về công
ti hợp danh của những nước khác trên thế
giới. Luật mới chỉ dừng lại ở chỗ không cho
phép thành viên góp vốn được tham gia
quản lí công ti và nhân danh công ti khi
giao dịch với bên thứ ba. Quy định sơ sài
như vậy có thể dẫn đến tình hình là một
trong các thành viên góp vốn vượt quá thẩm
quyền của mình trong công ti hợp danh.
Vấn đề này sẽ xử lí như thế nào? Theo các
quy định liên quan của pháp luật hiện hành,
một hành vi kiểu như vậy sẽ bị coi là không
có hiệu lực (vì người thực hiện nó không có
thẩm quyền để thực hiện). Nếu xét về quyền

lợi của công ti hợp danh thì rõ ràng, trong
trường hợp này, công ti hợp danh sẽ không
bị bất cứ một ảnh hưởng nào. Nhưng nếu
xét về quyền lợi của người thứ ba giao dịch
thì những người này sẽ phải chịu những hậu
quả pháp lí bất lợi từ hành vi vô hiệu gây ra.
Với pháp luật Việt Nam, một quan hệ vô
hiệu sẽ được xử lí theo đường hướng chung
mà không cần suy xét xem ai trong số các
bên thiết lập quan hệ đó là bên có lỗi dẫn
đến sự vô hiệu của giao dịch. Chẳng hạn
như một quan hệ hợp đồng kinh tế bị coi là
vô hiệu do một thành viên góp vốn của
công ti hợp danh không có đủ thẩm quyền
thiết lập với một bên thứ ba thì quan hệ này
sẽ được xử lí theo một cách thức chung là
các bên trả cho nhau những gì đã nhận, thiệt
hại phát sinh các bên tự chịu, bất luận là
bên nào có lỗi, bên nào ngay tình. Để bảo
vệ công chúng giao dịch trong trường hợp
các thành viên góp vốn lạm quyền, gây cho
bên thứ ba lầm tưởng mình là thành viên
hợp danh của công ti hợp danh mà tin tưởng
kí kết hợp đồng, pháp luật cần quy định cụ
thể các chế tài đối với những thành viên góp
vốn. Kinh nghiệm một số nước cho thấy
nếu rơi vào trường hợp này, hầu hết các
nước đều bắt buộc thành viên góp vốn gây
ra vụ việc sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn -
thay vào chế độ trách nhiệm hữu hạn vốn có

- trước mọi khoản nợ, mọi rủi ro phát sinh
từ thương vụ đó.
Một vấn đề nữa liên quan đến thành viên
góp vốn, đó là việc chuyển nhượng vốn góp
đối với thành viên góp vốn. Nghị định của
Chính phủ số 03/NĐ-CP ngày 3/2/2000 có
quy định thành viên góp vốn được tự do
chuyển nhượng vốn cho người khác trừ
trường hợp điều lệ công ti quy định khác.
Như vậy, việc chuyển nhượng vốn của thành
viên góp vốn cũng hoàn toàn phụ thuộc vào
các thành viên hợp danh. Nếu như các thành
viên hợp danh cùng nhau thoả thuận những
điều kiện vô cùng khắt khe trong Điều lệ
nhằm hạn chế sự chuyển nhượng vốn của
thành viên góp vốn thì thành viên góp vốn
cũng không có một chỗ dựa pháp lí nào để tự
bảo vệ quyền lợi của mình. Thành viên góp
vốn phụ thuộc hoàn toàn vào thành viên hợp
danh. Điều này là bất hợp lí, bởi vì nếu xét về
bản chất thì các thành viên hợp danh mới là
yếu tố quyết định của công ti hợp danh, mới
cần có sự hiện diện của yếu tố nhân thân còn


nghiªn cøu - trao ®æi
64 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004
các thành viên góp vốn chẳng qua chỉ hiện
diện thông qua phần vốn góp của mình, các
thành viên này không có quyền quản lí công

ti, nhân thân của họ không phải là yếu tố
quan trọng. Chính vì thế mà việc chuyển
nhượng phần vốn góp của thành viên góp
vốn cho người khác thực chất là thay tên đổi
chủ cho phần vốn đó còn bản thân phần vốn
vẫn nằm trong công ti và phục vụ những mục
tiêu của công ti. Luật doanh nghiệp quy định
theo hướng bắt buộc các thành viên góp vốn
phụ thuộc quá nhiều vào điều lệ (nghĩa là phụ
thuộc vào các thành viên hợp danh) trong
trường hợp này là bất hợp lí. Nên chăng, pháp
luật đưa ra những điều kiện cụ thể hơn để các
thành viên hợp danh, ở một mức độ nào đó
không thể hạn chế việc chuyển nhượng vốn
của các thành viên góp vốn.
4. Bổ sung thêm một số quy định liên
quan đến vấn đề thừa kế phần vốn của
thành viên đã chết hoặc mất tích
Sự hình thành công ti hợp danh chủ yếu
dựa trên quan hệ đã có giữa các thành viên.
Đây chính là đặc trưng cơ bản phân biệt nó
với các loại công ti khác - các loại công ti
hoàn toàn không còn tính chất đối nhân mà
chỉ có đối vốn. Cũng chính đặc trưng đó
tạo nên cơ chế khép kín của loại công ti
này. Việc thu nhận thành viên phải dựa trên
sự quen biết và được tất cả các thành viên
khác tán thành. Ở Luật doanh nghiệp và các
văn bản hướng dẫn thi hành, xét trên tinh
thần chung của các quy định, có lẽ các nhà

làm luật quá chú trọng đến điểm này, vì thế
coi việc góp vốn, sở hữu vốn góp với việc
trở thành thành viên công ti hoàn toàn khác
nhau. Điều 31 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP
ngày 3/2/2000 của Chính phủ quy định tư
cách thành viên của công ti hợp danh sẽ
chấm dứt khi thành viên đó chết hoặc bị toà
án tuyên bố là đã chết hoặc bị mất tích
nhưng lại không quy định là phần vốn của
thành viên trong những trường hợp này có
thể để thừa kế hay không. Về nguyên tắc,
nếu phần vốn đó không phải mang ra để
chịu trách nhiệm tương ứng đối với các
nghĩa vụ của công ti thì người thừa kế của
thành viên đó vẫn có quyền thừa kế. Tuy
nhiên, để trở thành thành viên công ti hợp
danh, những người tiếp nhận phần vốn góp
lại phải được các thành viên hợp danh chấp
nhận, nếu không, họ sẽ buộc phải bán lại
phần vốn góp của mình cho công ti hoặc
cho người khác. Luật sẽ giải quyết như thế
nào trong trường hợp người đó không bán
được phần vốn của mình (công ti không có
khả năng mua và những người khác cũng
không muốn mua)? Họ có thể được coi là
chủ nợ của công ti hay bắt buộc phải tìm
người mua khác? Rõ ràng quy định này đã
cố gắng tạo những thuận lợi cho thành viên
công ti hợp danh nhưng lại gây khó khăn
cho họ khi chuyển nhượng vốn. Vì vậy, cần

đặt vấn đề chuyển nhượng vốn trong mối
quan hệ với các chế định khác như về quy
chế thành viên, cơ cấu tổ chức đồng thời
cần có quy định bổ sung cách thức giải quyết
các tranh chấp kiểu như vậy. Có thể đặt ra
một số điều kiện nhất định, theo đó công ti
hợp danh buộc phải thu nhận thành viên mới
hoặc xây dựng thủ tục thoả thuận bắt buộc,
buộc các đương sự phải đi đến thoả hiệp. Có
như vậy quyền lợi của các bên liên quan mới
có thể được đảm bảo đầy đủ./.

×