Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo Đổi mới an sinh xã hội thích ứng với biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.8 KB, 16 trang )

1

Tham luận
ĐỔI MỚI AN SINH XÃ HỘI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
Lê Ngọc Hùng
1

Tóm tắt
Ở Việt Nam “an sinh xã hội” chủ yếu được hiểu là “bảo hiểm xã hội”. Đó là
sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hưu trí hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội dưới hình
thức bắt buộc hoặc tự nguyện. Trong khi đó, Việt Nam đang đổi mới “an sinh xã
hội” từ mô hình “bao cấp” phù hợp với cơ cấu xã hội “2 giai cấp, 1 tầng lớp” sang
mô hình “xã hội hóa” phù hợp với cơ cấu xã hội gồm nhiều giai cấp và tầng lớp với
rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chưa nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Do
vậy, dựa vào kết quả điều tra hiện có, tham luận này tập trung phân tích những biến
đổi mới trong cơ cấu xã hội để chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với an sinh xã hội như
phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng xã hội giữa các dân tộc
trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế. Tham luận cũng trình bày mặt mạnh, mặt yếu
của hệ thống an sinh xã hội trong quá trình đổi mới, thích nghi với những biến đổi
của cơ cấu xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ
đó gợi ra suy nghĩ góp phần đổi mới công tác xã hội và chính sách xã hội ở Việt
Nam.

Abstract
Renovating social security for adaptation to changes in social structure in
Vietnam

In Vietnam “social security” is mainly understood as “social insurance”. It


means replacement or compensation of part or all income for workers whose
income is lost or decreased for reasons such as illness, maternity, work accident,

1
GS,TS Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
2

unemployment, retirement or death, on the base of contribute voluntarily or
involuntarily in the social insurance fund.
At the same time, Vietnam is innovating “social security” with great
difficulties from a subsidized model fitted to social structure with “2 social classes
and 1 strata” to a “socialized model” fitted to social structure with multi social
classes and strata.
But there are not many scientific research on this issue. Therefore, based on
available data, this paper analyzes problems in social structure including rich-poor
differentiation, gender inequality, social inequality among ethnic groups in
education, health security which challenging social security.
The paper also identifies strength and weekness of the existing social
security system in renovation, adaptation to changes in social structure in conditions
of market economy oriented to socialism; and provides some new thoughts for
renovation social work and social policy in Vietnam.



ĐỔI MỚI AN SINH XÃ HỘI THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM

Lê Ngọc Hùng
1


Đặt vấn đề
Trên thế giới, chương trình “an sinh xã hội” (social security) lần đầu tiên
được thực hiện ở Đức vào năm 1883. Đến nay, tất cả các nước phát triển và ở nhiều
nước khác đều có các chương trình an sinh xã hội nhằm đảm bảo an ninh kinh tế và
phúc lợi xã hội cho các cá nhân và gia đình của họ, nhất là trong trường hợp họ bị
mất nguồn thu nhập do thất nghiệp, tai nạn lao động, thai sản, bệnh tật, tuổi già và
tử vong. An sinh xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội và các dịch vụ y tế, duy trì thu
nhập và phúc lợi xã hội dành cho các đối tượng thụ hưởng thông qua các dịch vụ xã
hội. Các quốc gia có các định nghĩa khác nhau về an sinh xã hội nhưng đều giống

1
GS,TS. Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
3

nhau ở chỗ nhà nước ban hành pháp luật, chính sách và thực hiện các chương trình
an sinh xã hội dưới hình thức chuyển khoản và hiện vật nhằm bù đắp một phần
thiếu hụt hay mất mát về thu nhập cho người thụ hưởng phúc lợi xã hội.
Khác với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đổi mới và phát triển hệ
thống an sinh xã hội theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà những
biểu hiện rõ nhất là xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo, xã hội hóa giáo dục, xã
hội hóa y tế. Tuy vậy, việc nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong an sinh xã hội vẫn
chưa đủ và cả việc thu hút sự tham gia của các cá nhân và các tổ chức, cơ quan
trong việc đóng góp vào các quỹ an sinh xã hội cũng chưa đủ. Một mặt, cần phải áp
dụng cách tiếp cận “phát triển con người” để coi an sinh xã hội là một lĩnh vực của
đầu tư nhằm phát triển con người do vậy cần được mở rộng, tăng cường đầu tư chứ
không phải coi an sinh xã hội là lĩnh vực của chi phí cần phải thu hẹp, giảm bớt.
Mặt khác, cần làm rõ và thực hiện đúng đắn sự phân công lao động giữa nhà nước,
thị trường và các tổ chức xã hội gồm cả gia đình và cá nhân trong việc cung cấp các
dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội, phát triển con người. Việc tính đến sự
phân tầng xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội là rất quan trọng và cần thiết để vừa thu

hút được các thành phần xã hội tham gia thực hiện công tác xã hội vừa đảm bảo an
sinh xã hội bao quát được tất cả các nhóm xã hội yếu thế.
Khái niệm “phát triển con người”
Báo cáo phát triển con người toàn cầu đầu tiên năm 1990 cho biết “con
người là của cải của một quốc gia, và sự phát triển, quyền tự do, khả năng và sự lựa
chọn của con người là mục tiêu cuối cùng của quá trình phát triển”
1
. Báo cáo này
cũng chỉ rõ: việc đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia không phải là tốc độ
tăng GDP hay tổng thu nhập gia tăng mà chính là “phát triển con người”, tức là mức
độ mà tất cả mọi người đều có thể cải thiện sức khỏe, học vấn, phúc lợi và mức
sống. Khái niệm phát triển con người đòi hỏi mỗi quốc gia cần tập trung vào nâng
cao phúc lợi xã hội, công bằng, bình đẳng xã hội chứ không phải tập trung vào tăng
trưởng kinh tế. Nghiên cứu trên thế giới cho biết tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ
yếu với cải thiện y tế và giáo dục trong suốt thời kỳ 1970-2010. Ở Việt Nam khái

1
UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người.
Hà Nội. 2012. Tr. 8.
4

niệm phát triển con người gắn với phúc lợi xã hội, an sinh xã hội đã được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp sửa đổi năm 2001, các Mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ của Việt Nam, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-
2010 và năm 2011-2015. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng
sản Việt Nam xác định rõ con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu
của sự phát triển. Khái niệm phát triển con người đã được thao tác hóa thành các
chỉ tiêu phát triển khác nhau trong đó có “an sinh xã hội” và được đánh giá trong
các cuộc khảo sát như cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam. Khái niệm con
người đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ xã hội cần phải được hoàn thiện sao

cho có thể đảm bảo tất cả mọi người thực hiện được quyền được sống an toàn,
quyền tự do, quyền lựa chọn và có các cơ hội, khả năng để tham gia theo phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động ảnh hưởng tới cuộc
sống của họ. Hệ thống an sinh xã hội cần được phát triển để bao quát được tất cả
mọi người dân chứ không phải chỉ nhằm vào một số nhóm đối tượng của chính sách
xã hội; Đồng thời hệ thống an sinh xã hội cần được hoàn thiện theo hướng cung cấp
các dịch vụ xã hội toàn diện về giáo dục, y tế đảm bảo công bằng xã hội, bình đẳng
xã hội, bình đẳng giới nhằm mục tiêu phát triển con người chứ không phải chỉ nhằm
bù đắp chi phí, bù đắp thu nhập bởi vì ngay cả những người có hoàn cảnh khó khăn
cũng cần nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển và thể hiện các năng lực, nhu cầu
của họ.
Từ khái niệm an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đến dự án luật An sinh
xã hội
Công ước an sinh xã hội (các tiêu chuẩn tối thiểu) của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) (Công ước số 102 năm 1952) xác định rằng an sinh xã hội là việc
một quốc gia thành viên cam kết đảm bảo cung cấp những lợi ích cho các cá nhân
được bảo vệ trong những điều kiện nhất định. Lợi ích được cung cấp bao gồm lợi
ích trực tiếp dành cho người được bảo vệ hoặc lợi ích gián tiếp dưới hình thức bù
đắp những chi phí phát sinh cho cá nhân liên quan. Công ước này xác định rõ chín
lĩnh vực an sinh xã hội mà mỗi quốc gia cam kết đảm bảo: (1) chăm sóc y tế; (2) trợ
cấp ốm đau; (3) trợ cấp thất nghiệp; (4) trợ cấp tuổi già; (5) trợ cấp tai nạn việc làm;
(6) trợ cấp gia đình; (7) trợ cấp thai sản; (8) trợ cấp tàn tật); (9) trợ cấp tiền tuất.
5

Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1952, Công ước này đề ra một số tiêu chuẩn tối thiểu
về an sinh xã hội, cụ thể là đòi hỏi mỗi quốc gia đảm bảo thực hiện tối thiểu 3 trong
số 9 lĩnh vực an sinh xã hội và từng bước mở rộng an sinh xã hội sang các lĩnh vực
còn lại. Một khía cạnh nữa của “tiêu chuẩn tối thiểu” thể hiện ở các mục tiêu tối
thiểu liên quan tới tỉ lệ dân số được bảo vệ bởi chế độ an sinh xã hội, mức độ tối
thiểu của lợi ích được đảm bảo cho những người được bảo vệ cũng như mức độ độ

tối thiểu về các điều kiện và thời hạn được hưởng các lợi ích của những người được
bảo vệ. Để đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn dù là ở mức tối thiểu về an sinh xã hội,
Công ước này đã đề ra các nguyên tắc, cơ chế thực hiện an sinh xã hội trong đó
nhấn mạnh sự đảm bảo các lợi ích đã được xác định, sự tham gia của người sử dụng
lao động và người lao động trong việc thực hiện các chế độ, trách nhiệm của nhà
nước đối với việc cung cấp công bằng các lợi ích và thực hiện đúng đắn các quy
định; tài chính tập thể của các lợi ích được huy động từ nguồn đóng góp bảo hiểm
hoặc thuế. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể mỗi quốc gia linh hoạt áp
dụng các nguyên tắc, cơ chế để thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu về an sinh xã hội
do ILO đưa ra năm 1952.
Ở Việt Nam, hiện nay an sinh xã hội chủ yếu được hiểu theo nghĩa “bảo
hiểm xã hội”
1
. Điều 3 luật Bảo hiểm xã hội (2006) giải thích “Bảo hiểm xã hội” là
sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Luật này quy định hai hình thức: một là “Bảo hiểm xã hội bắt buộc” đòi hỏi người
lao động và người sử dụng lao động phải tham gia, hai là “Bảo hiểm xã hội tự
nguyện” do người lao động tự nguyện tham gia, khi đó họ được lựa chọn mức đóng
và phương thức đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với thu nhập của họ để hưởng bảo
hiểm xã hội. Bảng tóm tắt các chế độ an sinh xã hội nêu dưới đây cho thấy đến năm
2006, xét riêng trường hợp luật Bảo hiểm xã hội, Việt Nam đã thể chế hóa được 6
chế độ an sinh xã hội vượt xa mức tiêu chuẩn tối thiểu mà Công ước ILO quy định
năm 1952. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn có thể thấy ít nhất hai điểm đáng chú ý

1
Evans, Martin và các cộng sự. An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào? UNDP. Hà Nội. 2007. Tr.
1; Ngân hàng phát triển châu Á và các nhà tài trợ. Báo cáo phát triển Việt Nam 2008: Bảo trợ xã hội. Hà Nội.
2007.

6

sau đây: một là các tiêu chuẩn tối thiểu về an sinh xã hội của ILO (1952) không đề
cập lĩnh vực giáo dục. Luật Bảo hiểm xã hội (2006) của Việt Nam có chế độ hỗ trợ
học nghề nhưng chỉ nhằm thực hiện bảo hiểm đối tượng thất nghiệp.
Hai là, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo
các chế độ an sinh xã hội đối với các nhóm đối tượng, ví dụ luật Người khuyết tật
đảm bảo chế độ trợ cấp đối với người khuyết tật, Pháp lệnh Ưu đãi người có công
với cách mạng đảm bảo các chế độ ưu đãi đối với những người có công với cách
mạng và thân nhân của những người có công với cách mạng, luật Lao động dành cả
một chương quy định các chế độ ưu đãi đối với lao động nữ. Điều này cho thấy an
sinh xã hội là một lĩnh vực phức tạp và trên thực tế đang trở nên phức tạp hơn do bị
điều chỉnh bởi nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng không ít những
nguy cơ gây trùng lặp, chồng chéo cần được tháo gỡ. Tình hình này đặt ra yêu cầu
phát triển dự án luật An sinh xã hội đảm bảo bao quát không chỉ chín lĩnh vực mà
Công ước 102 của ILO đã đưa ra năm 1952 mà còn mở rộng sang những lĩnh vực
khác nhất là lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt dự án luật An sinh xã hội cần đảm bảo cung
cấp các dịnh vụ xã hội nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất như chế độ bù đắp chi
phí, thu nhập và cả các điều kiện tiếp cận các cơ hội phát triển năng lực nhất là giáo
dục, chăm sóc sức khỏe và tham gia lập kế hoạch, giám sát các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội. Nói ngắn gọn, dự án luật An sinh xã hội cần đảm bảo sự “phân
công lao động hợp lý” của nhà nước, tư nhân, gia đình và các tổ chức xã hội, cộng
đồng trong việc thực hiện thống nhất các chế độ an sinh xã hội, cung cấp các dịch
vụ xã hội tới tất cả mọi người dân, “tiếp cận toàn dân” và bao quát được toàn diện
các lĩnh vực của đời sống xã hội.








7

Bảng 1. Tóm tắt các chế độ an sinh xã hội theo Công ước 102 (1952) của ILO
và luật Bảo hiểm xã hội (2006) của Việt Nam
Theo Công ước 102 năm 1952 của ILO

Theo luật Bảo hiểm xã hội (2006) của
Việt Nam
(1) chăm sóc y tế;
(2) trợ cấp ốm đau; a) Ốm đau
(3) trợ cấp thất nghiệp; Bảo hiểm thất nghiệp gồm
a) Trợ cấp thất nghiệp
b) Hỗ trợ học nghề
c) Hỗ trợ tìm việc làm
(4) trợ cấp tuổi già; d) Hưu trí; (tự nguyện)
(5) trợ cấp tai nạn việc làm; c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(6) trợ cấp gia đình;
(7) trợ cấp thai sản; b) Thai sản
(8) trợ cấp tàn tật;
(9) trợ cấp tiền tuất. đ) Tử tuất (tự nguyện)

Đổi mới công tác an sinh xã hội phù hợp với biến đổi cơ cấu xã hội: trường hợp
giáo dục
Một nghịch lý xảy ra trong việc thực hiện an sinh xã hội là các dịch vụ xã hội
nhằm bù đắp, trợ giúp cho các nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại có
thể làm cho các nhóm đó gặp phải những khó khăn mới. Điều này thể hiện rõ nhất ở
vấn đề “bất bình đẳng xã hội” trong giáo dục, một lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến
nâng cao năng lực an sinh xã hội và phát triển con người.

Vấn đề mất cân đối trong cấu trúc công – tư của hệ thống giáo dục: tỉ lệ học
sinh trong các trường công lập và trường tư thục phản ánh một phần sự phân công
lao động bất hợp lý giữa nhà nước và tư nhân trong cung cấp dịch vụ giáo dục nhằm
nâng cao năng lực an sinh xã hội của dân cư Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu
về vấn đề này cho biết
1
: tỉ lệ học sinh trường công các cấp đã giảm từ 88.16% năm

1
UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người.
Hà Nội. 2012. Tr. 116
8

2000 xuống còn 84.94% năm 2008 và tỉ lệ học sinh trường tư thục đã tăng từ
11.84% lên 15.06% trong cùng thời thời kỳ này. Cấu trúc công – tư trong giáo dục
đang thay đổi theo xu hướng tăng tỉ lệ học sinh trường tư thục và giảm tỉ lệ học sinh
trường công lập. Tuy nhiên, vấn đề là sự phân công bất hợp lý ở một cấp học cụ thể
là: ở giáo dục mầm non, tỉ lệ học sinh công lập giảm từ 52.78% xuống còn 51.14%
và tỉ lệ học sinh trường tư thục tăng từ 47.22% lên 48.86%.
Với cấu trúc công – tư ở giáo dục mầm non như hiện nay có thể thấy rõ là
các gia đình và tư nhân đang chịu gánh nặng rất lớn trong việc cho trẻ em đến các
trường mầm non. Trước tình hình này, hệ thống an sinh xã hội hiện đại cần phải
được xây dựng, hoàn thiện để giành ưu thế và khẳng định tính ưu việt “định hướng
xã hội chủ nghĩa” ở việc thay đổi cấu trúc công – tư theo hướng giảm nhanh tỉ lệ
học sinh trường tư thục, tăng nhanh tỉ lệ học sinh trường công lập đồng thời với việc
nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non cho tất cả các trẻ em trong độ tuổi
đến trường mầm non. Ở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tính ưu việt xã hội
chủ nghĩa đang được thể hiện rõ ở cấu trúc công – tư trong đó tỉ lệ học sinh trường
công chiếm khoảng trên 99%.
Tuy nhiên, các số liệu hiện có

1
cho biết cần nâng cao định hướng xã hội chủ
nghĩa của an sinh xã hội giáo dục bởi vì vấn đề là từ cấp trung học cơ sở đến cấp
trung học phổ thông tỉ lệ học sinh trường trung học phổ thông công lập giảm mạnh
xuống còn gần 79% và tỉ lệ học sinh trường trung học phổ thông tư thục tăng trên
21% vào năm 2008. Tuy nhiên theo thời gian, cấu trúc công – tư ở cấp học này
đang thay đổi theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa là tăng trường công và giảm
trường tư. Ở giáo dục đại học, cấu trúc công – tư thay đổi rất chậm chạp, đến năm
2008, tỉ trọng sinh viên cao đẳng, đại học công lập vẫn chiếm hơn 88% và tỉ lệ sinh
viên trường tư thục vẫn chiếm gần 12%. Qua đây có thể thấy cấu trúc công – tư của
hệ thống cung cấp dịch vụ giáo dục của Việt Nam hiện nay đang bị đảo ngược, “lộn
đầu xuống đất”: giáo dục mầm non có quá nhiều tư nhân trong khi giáo dục đại học
lại quá nhiều trường công! Phải đặt lại cấu trúc của hệ thống này sao cho giáo dục
mầm non tăng mạnh trường công lập và giáo dục đại học tăng mạnh trường tư thục.

1
theo UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con
người. Hà Nội. 2012. Tr. 104.
9

Vấn đề gánh nặng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình: Kết quả điều tra mức
sống hộ gia đình Việt Nam cho biết tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu người
của hộ gia đình đã tăng từ năm 2004 đến năm 2008 ở tất cả các bậc học, trừ trung
học cơ sở. Đến năm 2008, tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục tiểu học bình quân đầu người
của các hộ gia đình là gần 10% mặc dù giáo dục tiểu học được quy định là miễn phí.
Càng lên bậc học cao thì các hộ gia đình càng phải chi tiêu nhiều cho giáo dục, đến
bậc đại học và cao đẳng tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục đã vượt trên 51%. Tuy nhiên cần
chú ý một số khác biệt giữa các nhóm hộ gia đình như sau: ở các bậc học từ tiểu học
đến trung học phổ thông, tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình dân tộc thiểu số,
nói chung, chỉ bằng một nửa so với hộ gia đình người Kinh và người Hoa. Điều này

cho thấy một phần tính chất ưu việt của các chế độ miễn, giảm học phí đối với học
sinh người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, lên đến cao đẳng và đại học, tỉ lệ chi tiêu
cho giáo dục của các hộ gia đình dân tộc thiểu số là 50% cũng gần bằng tỉ lệ chi tiêu
của hộ gia đình người Kinh và người Hoa (51.5%). Điều này cho thấy các hộ gia
đình người dân tộc thiểu số đang phải chịu gánh nặng rất lớn từ việc chi tiêu tới
50% cho giáo dục đại học, cao đẳng trong tổng chi tiêu bình quân đầu người. Tình
hình tương tự khi xem xét tỉ lệ chi tiêu của các hộ gia đình nghèo nhất và hộ gia
đình giàu nhất. Tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục đại học, cao đẳng tính trên đầu sinh viên
trong tổng chi tiêu bình quân dầu người của hộ gia đình nghèo nhất là trên 41%,
nhiều hơn so với hộ gia đình giàu nhất với tỉ lệ 40% (xem bảng 2).
Bảng 2. Tỉ lệ phần trăm chi tiêu cho giáo dục tính trên đầu người học trong
tổng chi tiêu bình quân đầu người của các hộ gia đình, 2008 (%)
Tiểu
học
Trung học cơ sở Trung học phổ
thông
Cao đẳng và đại
học
Cả nước 9.8 13.2 22.2 51.4
Dân tộc Kinh và Hoa 11.0 14.4 23.4 51.5
Các dân tộc thiểu số 4.2 5.7 11.3 49.9
Nhóm nghèo nhất 9.0 12.6 24.4 41.4
Nhóm nghèo 9.1 13.1 23.9 78.5
Nhóm trung bình 10.5 12.7 22.4 63.5
Nhóm khá 9.4 13.2 21.7 57.0
Nhóm giàu nhất 12.4 14.5 19.7 40.0
Nguồn: Trích theo UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011:
Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người. Hà Nội. 2012. Tr. 107.
10
Việc các hộ gia đình phải dành bình quân hơn một nửa tổng chi tiêu cho chi

tiêu giáo dục đại học và tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình dân tộc thiểu
số và hộ gia đình nghèo nhất cũng gần bằng thậm chí là cao hơn cả tỉ lệ chi tiêu cho
giáo dục của các hộ gia đình người Kinh, người Hoa và hộ gia đình giàu nhất là
nguyên nhân của bất bình đẳng về cơ hội đến trường cao đẳng, đại học.
Học sinh trường tiểu học công lập chiếm tuyệt đại đa số, nhưng theo một báo
cáo cho biết
1
: chi tiêu công cho tiểu học mặc dù đã tăng nhưng đến năm 2008 vẫn
chỉ chiếm 82.5% trong khi chi tiêu của khu vực tư nhân vẫn chiếm mức cao là
17.5%. Đặc biệt ở giáo dục cao đẳng và đại học, chi tiêu công không giảm mà tăng
từ 39% lên gần 48% còn chi tiêu tư nhân giảm từ 62% xuống còn 52% trong giai
đoạn 2004 - 2008. Trong điều kiện kinh tế còn nghèo và nhất là tư duy quản lý giáo
dục cũng còn hạn chế như hiện nay có lẽ cần định hướng tăng mạnh chi tiêu công
cho giáo dục phổ thông từ tiểu học đến hết trung học cơ sở và giảm mạnh chi tiêu
công cho giáo dục cao đẳng, đại học. Bởi vì giáo dục phổ thông cần phải đảm bảo
cung cấp giáo dục cơ bản, phổ thông cho 100% dân số trong độ tuổi đến trường tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.















1
theo UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con
người. Hà Nội. 2012. Tr. 104.
11
Biểu: Cấu trúc chi tiêu công – tư cho giáo dục năm 2004 – 2008, %

Nguồn: Trích theo UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011:
Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người. Hà Nội. 2012. Tr. 104.

Vấn đề bất bình đẳng xã hội trong giáo dục: Kết quả Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009 cho biết càng lên bậc học cao thì tỉ lệ dân số trong độ tuổi đến
trường nhưng không đến trường càng lớn. Nói cách khác mức độ bao phủ của dịch
vụ giáo dục giảm dần từ tiểu học đến đại học. Việt Nam đã phổ cập giáo dục tiểu
học với tỉ lệ đi học đúng tuổi là 95.5% và 4.5% trẻ em trong độ tuổi này không đến
trường. Nhưng ti lệ đi học đúng tuổi trung học cơ sở giảm xuống còn 82.6% và đến
bậc trung học phổ thông chỉ còn gần 57%. Điều này có nghĩa là 43% dân số tuổi từ
15- 17 tuổi không đến trường trung học phổ thông. Tỉ lệ đi học đúng tuổi cao đẳng
và đại học của Việt Nam chỉ đạt 16.3% trong đó 6.7% là cao đẳng và 9.6% là đại
học. So sánh giữa các nhóm dân tộc có thể thấy bất bình đẳng giáo dục tăng dần
theo cấp học và đạt mức rất cao ở bậc đại học, ví dụ tỉ lệ đi học đại học đúng tuổi
của dân tộc Kinh là 11.1% nhiều hơn hẳn các dân tộc thiểu số, ví dụ tỉ lệ đi học
đúng tuổi đại học của dân tộc Thái hay dân tộc Khmer chỉ đạt 1.1%. Bất bình đẳng
về tỉ lệ đi học đúng tuổi đại học thể hiện đặc biệt rõ giữa nhóm hộ gia đình giàu
nhất và hộ gia đình nghèo nhất. Năm 2009 tỉ lệ đi học đúng tuổi đại học của nhóm
gia đình giàu nhất đạt 26.3%, nhiều gấp 87 lần tỉ lệ 0.3% đi học đúng tuổi đại học
của nhóm hộ gia đình nghèo nhất (bảng 3). Trong khi đó về thu nhập bình quân đầu
12
người của nhóm hộ gia đình giàu nhất chỉ nhiều gấp 9.2 lần so với nhóm hộ gia đình
nghèo nhất. Trong tình hình này có thể nói các chính sách đầu tư nâng cao chất

lượng giáo dục nhất là giáo dục đại học sẽ càng làm sâu sắc thêm vấn đề bất bình
đẳng xã hội về cơ hội đến trường của các nhóm dân cư. Điều này đòi hỏi phải đổi
mới cách tiếp cận trong cung cấp dịch vụ xã hội nói chung và nhất là giáo dục nói
riêng sao các nhóm xã hội đều bình đẳng trong lựa chọn và tiếp cận các cơ hội đang
được mở rộng trong giáo dục
1
.

1
Lê Ngọc Hùng. Xã hội học giáo dục. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2009. Tr. 209.
13
Bảng 3. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi các cấp của năm nhóm thu nhập, 2009
Đvt: Phần trăm
Nhóm thu nhập Tiểu
học
Trung
học cơ sở
Trung học
phổ thông
Cao đẳng đại học
Chung cả nước

95,5

82,6

56,7

6.7


9.6
Dân tộc Kinh 97.0 86.7 61.8 7.7 11.1
Dân tộc Tày 97.5 87.6 55.5 3.0 3.2
Dân tộc Thái 92.7 73.3 29.9 1.6 1.1
Dân tộc Mường

95.7 83.3 41.4 1.3 1.7
Dân tộc Khmer 86.4 46.3 15.4 0.9 1.1
H’Mông 72.6 34.1 6.6 0.2 0.2
Nhóm Nghèo
nhất
88.9 59.0 23.2 0.3 0.3
Nhóm Nghèo 95.3 78.7 44.2 1.8 1.0
Nhóm Trung
bình
97.0 86.7 56.1 7.8 5.5
Nhóm Giàu 97.5 89.6 64.6 8.6 10.6
Nhóm Giàu
nhất
98.3 94.9 82.3 11.6 26.3
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Giáo dục Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu. Hà
Nội. 2011. Biểu 4.2. Tr. 36.

Hệ thống cung cấp dịch vụ giáo dục chưa bao phủ được 100% dân số trong
độ tuổi đến trường và do vậy đã làm cho gần một nửa dân số không đi học đúng
tuổi trung học phổ thông và đại đa số dân cư không đi học đúng tuổi cao đẳng và
đại học. Không chỉ còn yếu về khả năng tạo cơ hội đến trường ở bậc trung học phổ
thông và cao đẳng, đại học mà hệ thống giáo dục hiện nay vẫn chưa đảm bảo được
chất lượng phục vụ đáp ứng mong đợi của người dân. Khi tìm hiểu về mức độ hài
lòng của người dân với các dịch vụ xã hội cơ bản là giáo dục, các nhà điều tra mức

14
sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 phát hiện thấy
1
: chỉ hơn một nửa số người
được hỏi tỏ ra hài lòng với giáo dục, cụ thể là 57% hài lòng với giáo dục tiểu học,
54% hài lòng với giáo dục trung học phổ thông và 52% hài lòng với giáo dục cao
đẳng, đại học.
Bất bình đẳng về cơ hội đến trường theo hướng tăng dần từ trung học cơ sở
lên trung học phổ thông và lên cao đẳng, đại học. Điều này đã dẫn đến bất bình
đẳng về trình độ cao đẳng, đại học của dân số từ 15 tuổi trở lên vẫn còn ở mức rất
cao: chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất là gần 66 lần năm 2010
(tỉ lệ cao đẳng, đại học của nhóm hộ giàu là 19.7% so với 0.3% ở hộ nghèo) (Bảng
4)
Bảng 4. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất và 5 nhóm
thu nhập

Chu
ng
Chư
a
bao
giờ
đến
trườ
ng
Khô
ng
b
ằng
cấp


Tốt
nghi
ệp
tiểu
học

Tốt
nghi
ệp
THC
S
Tổt
nghi
ệp
THP
T

cấp
nghề

Trun
g
cấp
nghề

Cao
đ
ẳng
nghề


Côn
g
nhân
kỹ
thuật

Trung
học
chuyê
n
nghiệ
p
Cao
đẳng
, đ
ại
học

Trên
đại
học

Khác
Cả nước


2006
100.0
8.1


14.5

24.0

28.7

12.6

- - -
3.3

4.3 4.4

0.1

-
2010
100.0
6.0

14.3

22.7

27.1

14.0

3.5


2.1

0.3

- 3.5 6.4

0.2

0.04

Nhóm 1


2006
100.
0 18.0

20.0

27.1

26.7

6.5

-
- - 0.7

0.7 0.2


- -
2010
100.
0 15.9

22.3

27.0

24.8

8.0

0.8

0.3

0.1

-
0.5 0.3

- 0.0

Nhóm 2

- -
2006 100. 10.0


17.2

27.3

32.8

9.2

-
- - 1.5

1.5 0.5

- -

1
Trích theo UNDP. UNDP. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục vụ
phát triển con người. Hà Nội. 2012. Tr. 122.
15
0
2010
100.
0 7.5

18.8

27.2

29.4


12.0

1.8

1.0

0.1

-
1.4 0.8

- 0.0

Nhóm 3

- -
2006
100.
0 6.9

15.7

25.7

32.2

12.0

-
- - 3.0


3.0 1.4

- -
2010
100.
0 4.5

14.6

24.8

31.1

14.4

3.5

1.8

0.3

-
2.7 2.3

0.0 0.0

Nhóm 4



2006
100.
0 4.8

12.7

23.9

28.7

14.9

-
- - 4.6

6.0 4.4

- -
2010
100.
0 2.5

10.6

20.9

28.4

16.6


5.0

3.1

0.5

-
5.2 7.1

0.1 0.0

Nhóm 5


2006
100.
0 2.5

8.1

17.0

23.3

19.0

-
- - 6.3

9.2 14.1


0.5 0.1

2010
100.
0 1.3

6.7

14.7

21.8

18.0

5.6

3.7

0.6

-
6.9 19.7

1.0 0.1

Nguồn: Tổng cục thống kê. Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010. Hà
Nội. 2011.

Tóm lại, tình hình giáo dục của Việt Nam là một trường hợp nghiên cứu phù

hợp giúp làm rõ một số vấn đề của quá trình đổi mới hệ thống an sinh xã hội nhằm
mục tiêu phát triển con người, đồng thời thích ứng với sự biến đổi cơ cấu xã hội ở
Việt Nam. Một mặt, an sinh xã hội không giới hạn ở việc bù đắp các chi phí hay thu
nhập cho các nhóm xã hội yếu thế hay các nhóm xã hội có hoàn cảnh khó khăn hoặc
một số nhóm xã hội nhất định. Mà an sinh xã hội cần mở rộng phạm vi bao phủ để
có thể cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho tất cả mọi người dân, tất cả các giai tầng,
các nhóm xã hội, mà trong trường hợp an sinh xã hội đối với giáo dục ở đây là đảm
bảo tất cả dân số trong độ tuổi đến trường đều có cơ hội đi học. Việc phân công lao
động hợp lý giữa nhà nước và tư nhân, gia đình là rất quan trọng và cần thiết để
16
đảm bảo chế độ an sinh xã hội, dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người một
cách công bằng, bình đẳng và bền vững đối với tất cả các giai tầng và các nhóm xã
hội. Những điều trình bày trên gợi ra sự cần thiết phải xây dựng dự án luật An sinh
xã hội trên cơ sở tiếp tục tìm hiểu và áp dụng các cách tiếp cận mới, quan niệm mới
và các bằng chứng mới từ thực tiễn cuộc sống của người dân nhằm mục tiêu phát
triển con người trong bối cảnh phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội và biến đổi cơ
cấu xã hội.

×