Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 194 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




TRƯƠNG QUANG ĐÔ





THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI
MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH
QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM





LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH










TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2014

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




TRƯƠNG QUANG ĐÔ



THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI
MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH
QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62 34 05 01


Phản biện độc lập 1: PGS.TS. Lê Bảo Lâm
Phản biện độc lập 2: TS. Nguyễn Hữu Lam



Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Thị Minh Hằng

Phản biện 2: TS. Phan Thị Thục Anh
Phản biện 3: TS. Vũ Thế Dũng




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ
2. PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu
3

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình được thực hiện bởi tôi, Trương Quang Đô, với sự hướng dẫn của
thầy PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ và thầy PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu. Nội dung của đề
tài, kể cả từng phần hay toàn bộ chưa được nộp cho bất kỳ một chương trình học tập
chính thức nào. Các thông tin tham khảo và trích dẫn đều được ghi nguồn trong mục tài
liệu tham khảo (references).


Tác giả luận án



Trương Quang Đô

















4

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được chuẩn bị trong 1 năm và thực hiện trong hơn 5 năm, bắt đầu từ năm
2007. Trong thời gian đó, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô ở Khoa Quản
Lý Công Nghiệp, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học – Trường Đại Học Bách Khoa
TP.HCM, nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè, các bạn học viên cao học và gia
đình. Đặc biệt, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình từ thầy PGS. TS Nguyễn Đình Thọ
và thầy PGS. TS Lê Nguyễn Hậu. Học được từ quý thầy cả về tri thức lẫn tác phong
làm việc, nghiên cứu.

Với tất cả lòng kính trọng, tôi kính gởi đến quý thầy cô, bạn bè, các bạn học viên và gia
đình lòng biết ơn chân thành đã giúp tôi hoàn thành luận án tiến sĩ này.

Thành thật cảm ơn!

TP. HCM, ngày 19 tháng 08 năm 2014





Trương Quang Đô









5

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Mục tiêu đề tài: Mục tiêu của nghiên cứu này xem xét các công ty liên doanh quốc tế
(IJVs) ở các nước đang phát triển học tập thu nhận tri thức tiếp thị từ các doanh nghiệp
mẹ nước ngoài như thế nào. Cụ thể, quá trình học tập thu nhận tri thức tiếp thị diễn ra ở
hai cấp độ thích nghi và sáng tạo ra sao? Các yếu tố nào tác động đến hai cấp độ học
tập này? Tri thức tiếp thị thu nhận được thông qua hai cấp độ học tập, thích nghi và
sáng tạo, ảnh hưởng như thế nào đến năng lực đổi mới tiếp thị?
Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu thực nghiệm số đông dựa trên phương
pháp luận thực chứng (positivism) và trên cơ sở suy diễn (deductive). Theo đó, nghiên
cứu bắt đầu bằng việc tổng quan lý thuyết về nguồn lực tri thức, học tập tổ chức và liên
minh chiến lược quốc tế. Tiếp theo, mô hình lý thuyết và các giả thuyết được xây dựng
dựa trên những phân tích logic. Kiểm định mô hình dựa trên dữ liệu của 181 mẫu thu
thập được ở Việt Nam, sử dụng các phép phân tích EFA/CFA và SEM, phần mềm
SPSS 16. và AMOS 16.

Kết quả khám phá: Nghiên cứu đã xác định được 4 yếu tố: ý định học tập, văn hóa
nghiệp chủ, nỗ lực quan sát và kiểm soát tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến hai cấp
độ học tập thích nghi và học tập sáng tạo. Ý định học tập không tác động trực tiếp đến
hai cấp độ học tập, thích nghi và sáng tạo, mà tác động thông qua hai yếu tố trung gian
là kiểm soát tổ chức và nỗ lực quan sát. Trong khi đó, văn hóa nghiệp chủ tác động
trực tiếp đến hai cấp độ học tập. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng công
ty liên doanh quốc tế (IJVs) thành công cả học tập thích nghi và học tập sáng tạo. Tuy
nhiên, nghiên cứu cũng nhận thấy chỉ có tri thức tiếp thị sáng tạo thu nhận được thông
qua quá trình học tập sáng tạo mới có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến năng lực đổi
mới tiếp thị của công ty liên doanh. Tri thức tiếp thị thích nghi thu nhận được thông
qua quá trình học tập thích nghi không tác động trực tiếp đến năng lực đổi mới tiếp thị.
Đóng góp của nghiên cứu: Đóng góp của nghiên cứu này, về mặt lý thuyết, đây là một
trong những nghiên cứu liên kết lý thuyết nguồn lực tri thức với lý thuyết học tập tổ
chức và lý thuyết liên minh chiến lược quốc tế, đặc biệt là công ty liên doanh quốc tế.
6

Điều này giúp mở rộng hiểu biết của chúng ta về vấn đề học tập thu nhận tri thức giữa
các thực thể của liên minh. Cụ thể, hiểu rõ hơn về hai cấp độ học tập, các yếu tố ảnh
hưởng và kết quả của quá trình học tập. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đóng
góp vào thực tiễn quản lý, giúp các nhà quản lý hiểu biết đầy đủ về các yếu tố ảnh
hưởng quan trọng tới các cấp độ học tập. Đây là cơ sở để họ tác động lên các yếu tố
này theo mục đích học tập thu nhận tri thức mong muốn của doanh nghiệp.
Hạn chế: Nghiên cứu này chỉ xem xét giới hạn luồng tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp
mẹ nước ngoài đến các công ty liên doanh. Do vậy, kết quả nghiên cứu không thể tổng
quát hóa cho việc thu nhận tri thức ở các chiều kích khác trong liên minh chiến lược
cũng như với các loại hình tri thức khác ngoài tri thức tiếp thị.

















7

ACQUIRING MARKETING KNOWLEDGE TO DRIVE INNOVATION
A study of international joint ventures in Vietnam

Abstract
Purposes: This study examines the process of inter-partner learning in International
Joint Ventures (IJVs) in developing countries by focusing on adaptive and generative
learning of marketing knowledge. Specifically, the research investigates the roles of 4
factors: learning intent, entrepreneurial culture, overseeing effort and organizational
control to adaptive and generative learning. It also investigates the influences of
acquired marketing knowledge to marketing innovation of IJVs.

Design/methodology/approach: Firstly, a conceptual model is developed to show
relationships between adaptive, generative learning with their antecedents and
outcomes. Secondly, measurement-scale is constructed. Then, a questionnaire was
administered to 181 marketing managers of IJVs in Vietnam. Finally, EFA/CFA/SEM
was utilized to verify the measurement and structural model.


Findings: The empirical results show that two factors learning intent and
entrepreneurial culture are key determinants of adaptive and generative marketing
learning. However, they facilitate adaptive and generative learning via different ways.
Although learning intent is a precondition for learning, it has no direct impact on
adaptive and generative learning. It actually influences adaptive and generative
learning via overseeing effort and organizational control. The results also indicate that
entrepreneurial culture has a direct effect on both adaptive and generative learning of
marketing knowledge, and no effect on organizational control and overseeing effort.
Finally, this study finds that there only acquired generative marketing knowledge
fosters marketing innovation while acquired adaptive marketing knowledge has no
impact on marketing innovation.

Practical implications: Learning occurs naturally in every organization. However, to
achieve faster learning and better outcomes from learning in an IJV, firms must have
learning intent. On the first hand, to enable generative learning, the learning type is
8

very crucial to marketing innovation, firms should encourage the overseeing effort of
its members and firm’s leaders. Activities on overseeing effort would strengthen the
knowledge connection and ease the access to knowledge sources in an IJV. To foster
adaptive learning, on the other hand, firms should implement organizational control
system. Organizational control provides formal mechanism for learning. Although
adaptive learning has no effect on marketing innovative, it has positive impact on
generative marketing learning which is important to marketing innovation.

Another important factor to facilitate both adaptive and generative marketing learning
is to develop an entrepreneurial culture in the IJV. The development of such a culture
requires time and effort of IJV leaders. This culture is developed gradually after the
IJV goes into operation. It forms a system of shared values among all members of the

IJV. Although being slow to achieve its effect, entrepreneurial culture is more
important in the long run which helps the learning process in the IJV being smoothly.

Research limitations: the result of this study is limited to marketing knowledge flow
from oversea mother firms to IJVs. So it can not be generalized to other knowledge
flows, such as from IJVs to local mother firms, between local mother firms and oversea
mother firms. The result also can not be applied for other types of knowledge except
marketing knowledge.











9

MỤC LỤC






Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 17
1.1. Cơ sở hình thành đề tài 17

1.2. Các vấn đề nghiên cứu và khoảng trống tri thức (knowledge gaps) 20
1.2.1. Học tập được xem là quá trình 20
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập thu nhận tri thức 20
1.2.3. Các cấp độ học tập trong doanh nghiệp 21
1.2.4. Kết quả học tập 22
1.3. Mục tiêu của nghiên cứu hiện tại 22
1.4. Phương pháp nghiên cứu 23
1.5. Một số giới hạn của nghiên cứu hiện tại 25
1.6. Định nghĩa các thuật ngữ 25
1.7. Phác thảo nội dung trình bày của luận án 25

Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 28
2.1. Giới thiệu 28
2.2. Phân tích tổ chức trên quan điểm nguồn lực 28
2.2.1. Lý thuyết nguồn lực 28
2.2.2. Nguồn lực tri thức 31
2.2.2.1. Khái niệm tri thức 31
2.2.2.2. Tri thức tài sản chiến lược của doanh nghiệp 31
2.3. Học tập tổ chức 33
2.3.1. Định nghĩa 33
2.3.2. Các vấn đề thuộc học tập tổ chức 34
2.3.2.1. Cấu trúc của học tập tổ chức 35
2.3.2.2. Chủ thể của học tập tổ chức 37
2.3.2.3. Các cấp độ của học tập tổ chức 40
Trang
10

2.3.2.4. Quá trình học tập tổ chức 45
2.3.2.5. Học tập và thu nhận tri thức bởi các tổ chức 48
2.3.2.6. Kết quả học tập 48

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến học tập tổ chức 52
2.3.4. Một số vấn đề khác liên quan đến chủ đề học tập tổ chức 53
2.3.5. Các vấn đề còn tranh luận liên quan đến học tập tổ chức 54
2.3.6. Các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến học tập tổ chức 56
2.4. Liên minh chiến lược quốc tế 57
2.4.1. Liên minh chiến lược 57
2.4.1.1. Tham gia liên minh từ động lực tri thức 59
2.4.1.2. Nền tảng học tập trong công ty liên doanh 60
2.4.2. Các khoảng trống tri thức cần nghiên cứu 61
2.5. Kết luận 63

Chương 3: MÔ HÌNH & GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 64
3.1. Giới thiệu 64
3.2. Tri thức tiếp thị 64
3.2.1. Định nghĩa tri thức tiếp thị 64
3.2.2. Quản trị tri thức tiếp thị 66
3.2.3. Tiếp thị ở các nước đang phát triển 66
3.3. Thu nhận tri thức bởi các tổ chức trong liên minh chiến lược 67
3.3.1. Khái niệm thu nhận tri thức giữa các tổ chức 67
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức giữa các tổ chức 68
3.3.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm môi trường liên minh tồn tại 71
3.3.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc bản chất mối quan hệ giữa các tổ chức 72
3.3.2.3. Nhóm các yếu tố thuộc bản chất của tri thức 74
3.3.2.4. Nhóm các yếu tố thuộc cơ chế thu nhận 74
3.3.2.5. Nhóm các yếu tố đặc điểm tổ chức chuyển và nhận tri thức 76
3.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 79
3.4.1. Mô hình 79
11

3.4.2. Giả thuyết nghiên cứu 83

3.4.3. Bảng tóm tắt các giả thuyết 93
3.5. Tóm tắt 94

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 95
4.1. Giới thiệu 95
4. 2. Giới thiệu quá trình nghiên cứu 96
4.3. Xây dựng thang đo 97
4.4. Quá trình thu thập số liệu 107
4.4.1. Đơn vị phân tích 107
4.4.2. Số lượng mẫu yêu cầu 107
4.4.3. Bảng câu hỏi 107
4.4.4. Quá trình thu thập số liệu 108
4.5. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đặc điểm mẫu nghiên cứu 108
4.5.1. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 108
4.5.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 113
4.6. Tóm tắt 114

Chương 5: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG
5.1. Giới thiệu 115
5.2. Các thuộc tính của thang đo 115
5.2.1. Độ tin cậy 115
5.2.2. Tính đơn hướng 116
5.2.3. Độ giá trị nội dung 117
5.2.4. Độ giá trị hội tụ 117
5.2.5. Độ giá trị phân biệt 117
5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 118
5.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA 123
5.4.1. Phương pháp ước lượng trong CFA 124
5.4.2. Kết quả phân tích CFA 126
12


5.5. Tóm tắt 134

Chương 6: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT 135
6.1. Giới thiệu 135
6.2. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 135
6.3. Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết 136
6.3.1. Kiểm định mô hình lý thuyết 137
6.3.2. Kiểm định các giả thuyết 139
6.4. Luận bàn kết quả 141
6.4.1. Luận bàn về mô hình lý thuyết 141
6.4.2. Luận bàn về việc xem xét quá trình học tập ở hai cấp độ 142
6.4.3. Luận bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến các cấp độ học tập 143
6.4.4. Luận bàn về kết quả học tập 144
6.4.5. Luận bàn về các thang đo lường 145
6.5. Tóm tắt 146

Chương 7: KẾT LUẬN & HÀM Ý NGHIÊN CỨU 147
7.1. Giới thiệu 147
7.2. Tóm tắt kết quả 147
7.3. Những đóng góp và hàm ý nghiên cứu 149
7.3.1. Đóng góp về mặt lý thuyết 149
7.3.2. Đóng góp về phương pháp 150
7.3.3. Đóng góp về thực tiễn quản lý 150
7.4. Những giới hạn và cơ hội nghiên cứu tiếp theo 152

Tài liệu tham khảo (References) 153
Các tài liệu công bố của tác giả 175
Phụ lục 176



13

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Các thuộc tính của nguồn lực và việc duy trì lợi thế cạnh tranh 30
Hình 2.2: Diễn giải các cấp độ học tập 32
Hình 2.3: Mô hình giải thích học tập tổ chức 46
Hình 2.4: Sự chuyển hóa tri thức 47
Hình 2.5: Các chủ thể học tập 48
Hình 2.6: Mô tả kết quả học tập 51
Hình 3.1: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức bởi các tổ chức
70
Hình 3.2: Mô tả quá trình học tập thu nhận tri thức từ các công ty mẹ nước ngoài 83
Hình 4.1: Mô tả quá trình nghiên cứu của nghiên cứu hiện tại 97
Hình 4.2: Mô tả các bước xây dựng thang đo 99
Hình 4.3: Mô tả tỷ trọng của công ty liên doanh trong tổng vốn FDI 111
Hình 4.4: Mô tả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều vào Việt Nam 112
Hình 5.1: Mô tả kết quả CFA bước đầu-Mô hình thang đo 127
Hình 5.2: Mô tả sự phù hợp với dữ liệu khảo sát-Mô hình thang đo 129
Hình 6.1: Kết quả phân tích SEM 138












14

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Bảng tổng hợp cấu trúc và quá trình của học tập tổ chức 36
Bảng 2.2: Tóm tắt hướng tiếp cận của các học giả về học tập tổ chức 51
Bảng 3.1: Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm của hình thức liên minh chiến lược ảnh
hưởng đến quá trình thu nhận tri thức 72
Bảng 3.2: Nhóm các yếu tố thuộc bản chất mối quan hệ giữa các tổ chức 73
Bảng 3.3: Nhóm các yếu tố thuộc bản chất của tri thức 74
Bảng 3.4: Nhóm các yếu tố thuộc cơ chế thu nhận 76
Bảng 3.5: Nhóm các yếu tố thuộc bản chất tổ chức chuyển, nhận tri thức 78
Bảng 3.6: Bảng tóm tắt các giả thuyết 93
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Ý định học tập 100
Bảng 4.2: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Văn hóa nghiệp chủ 101
Bảng 4.3: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Nỗ lực quan sát 101
Bảng 4.4: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Kiểm soát tổ chức 103
Bảng 4.5: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Thu hoạch tri thức tiếp thị thích nghi 104
Bảng 4.6: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Thu hoạch tri thức tiếp thị sáng tạo 105
Bảng 4.7: Bảng tóm tắt các thang đo khái niệm Đổi mới tiếp thị 106
Bảng 4.8: Vai trò của vốn FDI vào nền kinh tế giai đoạn 2001-2011 110
Bảng 4.9: Tóm tắt tình hình thu hút đầu tư giai đoạn 2006-2011 111
Bảng 4.10: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 114
Bảng 5.1: Kết quả phân tích EFA cho các thang đo riêng lẻ 121
Bảng 5.2: Bảng mô tả kết quả phân tích EFA cho tất cả các thang đo 122
Bảng 5.3: Tóm tắt giới hạn chấp nhận của các chỉ số phù hợp mô hình 126

Bảng 5.4: Bảng hệ số tải nhân tố trong mô hình đo lường 130
Bảng 5.5: Bảng hệ số tương quan giữa các nhân tố 131
Bảng 5.6: Bảng kết quả hệ số độ tin cậy tổng hợp của từng nhân tố 132
Bảng 5.7: Bảng tóm tắt các biến bị loại và các biến còn lại 133
Bảng 5.8: Bảng tóm tắt kết luận về các thang đo 133
15

Bảng 6.1: Tóm tắt giới hạn chấp nhận và kết quả thực tế của các chỉ số mô hình lý
thuyết 137
Bảng 6.2: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy giữa các khái niệm trong mô hình nghiên
cứu 139
Bảng 6.3: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết 140


























16

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


AMOS : Analysis of Moment Structure
CFA : Confirmatory Factor Analysis
df : Degrees of Freedom
EFA : Exploratory Factor Analysis
FDI : Foreign Direct Investment
GFI : Goodness-of-Fit Index
HOELTER : Hoelter’s index
IJV : International Joint Venture
JV : Joint Venture
KMO : Kaiser Meyer Olkin
MI : Modification Index
ML : Maximum Likelihood
OECD : Organization for Economic Cooperation Development
RMSEA : Root Mean Square Error Approximation
SE : Standard Error
SEM : Structural Equation Modeling
TLI : Tucker Lewis Index











17

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG

Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết và thực tiễn để hình thành đề tài cũng
như các vấn đề nghiên cứu và khoảng trống tri thức. Bên cạnh đó, chương này cũng đề
cập đến những mục tiêu cần đạt được của đề tài. Phương pháp nghiên cứu, các giới hạn
và các thuật ngữ mới được giới thiệu. Cuối cùng là phác thảo nội dung trình bày của
luận án.

1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Lý thuyết về nguồn lực tri thức thừa nhận rằng, bên cạnh các nguồn lực cổ điển: đất
đai, lao động và vốn, tri thức được xem là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp và quốc gia (Cole, 1998). Theo báo cáo của tổ chức phát triển và hợp
tác kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development: OECD); năm
1998, 55% tài sản của thế giới được tổng hợp bởi tri thức (Curado, 2006). Nền kinh tế
thay đổi từ sản xuất dựa trên vật liệu sang sản xuất dựa trên thông tin tri thức đã nâng
cao giá trị của lao động. Các chuyên gia cho rằng muốn nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi sang
mô hình sản xuất kinh doanh dựa trên nền tảng tri thức (Curado, 2006; Bollinger &

Smith, 2001). Thật vậy, lý thuyết về nguồn lực tri thức (knowledge-based view of the
firm) đã khẳng định tri thức là tài sản chiến lược của doanh nghiệp, là tài sản có thể tạo
ra được những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ (Barney, 1991; Grant, 1996).

Tri thức của một tổ chức (organizational knowledge) được định hình và phát triển theo
nhiều cách: nghiên cứu sáng tạo, giao dịch trên thị trường hoặc thu nhận thông qua học
tập (Tsai & Shih, 2004). Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh, chi phí cho nghiên
cứu sáng tạo thường rất cao, lợi ích doanh nghiệp thu lại được thường thấp hơn so với
chi phí bỏ ra (Sheng-Tun & Minh-Hong, 2009). Thêm vào đó, có loại tri thức, đặc biệt
là tri thức ẩn tàng (tacit knowledge), không thể giao dịch được trên thị trường bởi đặc
tính “ẩn” của nó. Vì vậy, thu nhận tri thức thông qua học tập (học tập tổ chức) là cách
18

thức phổ biến các doanh nghiệp thực hiện để làm giàu kho tri thức của mình (Easterby-
Smith & ctg, 2008).

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và cạnh tranh dựa trên nền tảng tri thức (knowledge-
based competition), liên minh chiến lược quốc tế (international strategic alliances)
được xem là một phương tiện, một cầu nối cho các quá trình quản trị tri thức (Hamel,
1991). Liên minh chiến lược quốc tế được định nghĩa là sự hợp tác lâu dài trong hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động hỗ tương giữa hai hay nhiều doanh nghiệp từ
các nước khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia (Inkpen, 1998). Trong
vòng 25 năm qua, số lượng các liên minh chiến lược tăng một cách đáng kể (Dyer &
ctg, 2004) và nó được xem là một hình thức tổ chức để thiết lập và duy trì lợi thế cạnh
tranh (Grant, 1996; Simonin, 2004). Nhiều chuyên gia nhận định rằng các quá trình học
tập tổ chức như sáng tạo, thu nhận và ứng dụng tri thức đã đóng góp đáng kể vào sự
phát triển cũng như tồn tại của liên minh (Inkpen & Beamish, 1997; Kogut & Zander,
1992; Lyles & Salk, 1996). Nói chung, học tập và quản trị tri thức trong liên minh đã
trở nên một vấn đề quản lý quan trọng trong thời đại kinh tế tri thức (Knwledge-based
economy, Collins & Hitt, 2006).


Từ những công trình ở thập kỷ 60s của thế kỷ trước (Cyert & March, 1963; Cangelosi
& Drill, 1965), các nhà nghiên cứu đã tập trung vào nhiều khía cạnh của việc học ở
trong tổ chức, với cố gắng để tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi như: Học tập tổ chức
nghĩa là gì? Nó diễn ra như thế nào? Chủ thể nào học tập? Học tập những gì? Những
yếu tố nào thúc đẩy hoặc cản trở việc học tập? Hoặc có những kiểu học tập (learning
types) như thế nào? Đến nay chủ đề học tập tổ chức đã được nghiên cứu nhiều (Rebelo
& Gomes, 2008). Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề liên quan đến chủ đề này cần được
nghiên cứu, tìm hiểu thêm (Rahim, 1995; Easterby-Smith & ctg, 2008). Nổi trội lên
trong vấn đề tranh cãi giữa các học giả là học tập tổ chức được xem là qúa trình hay
được xem là kết quả (Dodgson, 1993). Liên quan tới quan điểm xem học tập tổ chức là
một quá trình, có một số vấn đề cần tìm hiểu thêm, trong đó: (1) Việc xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình học tập vẫn chưa đầy đủ và hiểu biết của chúng ta về chúng
19

vẫn còn hạn chế (van Wijk & ctg, 2008), (2) Các cấp độ học tập, học tập thích nghi và
học tập sáng tạo, diễn ra như thế nào trong các doanh nghiệp và mối quan hệ giữa
chúng ra sao cần được nghiên cứu sâu hơn? (Chiva & ctg, 2010, Meier, 2011) và (3)
Việc học dẫn đến thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp như thế nào (Mazur, 1990)?
Đặc biệt, các nghiên cứu trước đây về học tập tổ chức thường là những lý giải định tính
(Nonaka, 1994; Davenport & Prusak, 1998; Massey & ctg, 2002), chỉ một ít là nghiên
cứu thực nghiệm số đông (Choi & Lee, 2003; Darroch & McNaughton, 2003; Simonin,
1997, Tanriverdi, 2005, Tsang, 2002; Hau & Evangelista, 2007). Do vậy, xuất hiện
nhiều lời kêu gọi tăng cường thêm những nghiên cứu thực nghiệm số đông trong lĩnh
vực này (Huber, 1991; Simonin, 1999b, 2004; Zack & ctg, 2009).

Thực tế tại các quốc gia đang phát triển, ví dụ: Trung Quốc, Hungary…việc các doanh
nghiệp địa phương liên doanh với các doanh nghiệp từ các quốc gia phát triển để học
tập công nghệ mới cũng như tri thức quản lý là điều xảy ra phổ biến (Lyles & Salk,
1996; Tsang, 2002). Riêng tại Việt Nam, từ khi luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực,

năm 1987, thu hút đầu tư nước ngoài ngày một tăng lên (Mai, 2012). Việc hợp tác với
các doanh nghiệp từ các quốc gia phát triển đã đem lại nhũng lợi ích to lớn cho các
doanh nghiệp địa phương, giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, xuất
khẩu (Gorg & Greenaway, 2004). Đặc biệt, sự hợp tác thúc đẩy học tập và thu nhận tri
thức từ các doanh nghiệp địa phương (Hau & Evangelista, 2007). Từ đây đặt ra nhu
cầu tìm hiểu về sự học tập thu nhận tri thức này. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc
học tập? và việc học tập sẽ giúp doanh nghiệp địa phương thay đổi những gì?

Kết hợp cả yêu cầu về mặt lý thuyết và thực tiễn vừa được nêu, đề tài này được đưa ra
với mong muốn một góp phần nhỏ trong việc lý giải cũng như hiểu biết thêm việc các
doanh nghiệp liên doanh học tập thu nhận tri thức từ các công ty mẹ nước ngoài như
thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc học? Học tập dẫn tới kết quả ra sao?



20

1.2. Các vấn đề nghiên cứu và khoảng trống tri thức (knowledge gaps)
1.2.1. Học tập được xem là quá trình
Học tập tổ chức được định nghĩa khác nhau bởi các học giả (Dodgson, 1993). Lý do là
họ xuất phát từ các vị trí khác nhau và với nền tảng tri thức khác nhau. Các nhà khoa
học quản lý và các nhà kinh tế học có xu hướng chỉ xem xét đến kết quả của học tập.
Theo họ, học tập là hoạt động làm tăng cường và duy trì lợi thế cạnh tranh. Ngược lại,
các nhà lý thuyết về tổ chức và tâm lý xem xét đến qúa trình của học tập (Process of
learning), có nghĩa là học tập là một quá trình bao gồm các yếu tố đầu vào, quá trình và
đầu ra (Huber, 1991).

Về chủ đề liên minh chiến lược, hầu hết các nghiên cứu gần đây đều tập trung vào các
vấn đề như là hình thức liên minh (liên doanh, nhượng quyền thương hiệu…), các yếu
tố ảnh hưởng đến việc hợp tác (Makhija & Ganesh, 1997). Riêng quá trình học tập mà

thông qua đó các đối tác trong liên minh học tập và thu nhận tri thức từ đối tác chưa
được chú trọng nghiên cứu nhiều (Hau & Evangelista, 2007). Thêm vào đó, hầu hết các
nghiên cứu về học tập trong liên minh chiến lược quốc tế trước đây chỉ dừng lại ở các
nghiên cứu lý thuyết (Inkpen, 2000; Mohr & Sengupta, 2002) và chỉ một ít đi xa hơn
bằng các nghiên cứu thực nghiệm (Lyles & Salk, 1996; Simonin, 1999b; Hau &
Evangelista, 2007). Quan điểm xem xét học tập là quá trình cho chúng ta biết rằng quá
trình học tập chịu sự tác động của các yếu tố thúc đẩy và hạn chế nào, việc học tập diễn
ra ra sao và kết quả học tập ảnh hưởng đến hoạt động và nhận thức của doanh nghiệp
như thế nào?

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập thu nhận tri thức
Mặc dầu nghiên cứu về học tập thu nhận tri thức giữa các tổ chức đang phát triển,
những hiểu biết của chúng ta về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập thu nhận
tri thức vẫn còn chưa rõ ràng (van Wijk & ctg, 2008). Yếu tố ảnh hưởng đến việc học
tập thu nhận tri thức có nghĩa là yếu tố quyết định đến việc dễ dàng hay khó khăn, tốc
độ nhanh hay chậm và chất lượng của việc thu nhận tri thức (van Wijk & ctg, 2008;
Lane & ctg, 2001). Vai trò quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận
21

tri thức trong liên minh chiến lược đã được xem xét trong một số nghiên cứu
(Easterby-Smith & ctg, 2008; Hau & Evangelista, 2007, Lyles & Salk, 1996). Tìm
hiểu, nghiên cứu và thống kê một cách đầy đủ về các yếu tố này sẽ dẫn đến những lợi
ích cả về mặt lý thuyết và thực tiễn quản lý (Khamseh & Dominique, 2008).

1.2.3. Các cấp độ học tập trong các doanh nghiệp
Theo Miner & Mezias (1996), trong lý thuyết về học tập tổ chức, có hai dòng nghiên
cứu chính: nghiên cứu về sự thay đổi tiệm tiến (incremental change) và nghiên cứu về
sự thay đổi bản chất (radical change). Đối với thay đổi tiệm tiến, Cyert & March
(1963) xem việc học của tổ chức, doanh nghiệp là sự gia tăng về chiều rộng. Theo đó,
các thói quen và hành vi thích ứng của doanh nghiệp là thể hiện cho việc học ở cấp độ

này (Miner & Mezias, 1996). Đây được gọi là quá trình học tập thích nghi. Đối với
thay đổi bản chất, học tập là quá trình làm thay đổi nền tảng tri thức của doanh nghiệp.
Đây được gọi là quá trình học tập sáng tạo. Không giống như học tập thích nghi; học
tập sáng tạo yêu cầu doanh nghiệp có cách nhìn mới về thế giới, hiểu nhiều hơn về
khách hàng và hiểu cách nào để quản lý kinh doanh tốt hơn. Theo nhận xét của các học
giả trước đây (Argyris & Schon, 1978; Dodgson, 1996), doanh nghiệp thường thất bại
ở học tập cấp cao. Có nghĩa là doanh nghiệp thường thành công khi thực hiện học tập
thu nhận tri thức thích nghi và thất bại khi học tập thu nhận tri thức sáng tạo. Tuy
nhiên, đây mới chỉ là những nhận định mang tính định tính. Theo (Meier, 2011), cách
thức học tập thu nhận tri thức thích nghi và sáng tạo trong qúa trình quản trị tri thức
chưa được làm rõ. Thêm vào đó, cho tới nay chưa có nghiên cứu nào xem xét các cấp
độ học tập trong cùng một mô hình và mối quan hệ giữa chúng ra sao (Chiva & ctg,
2010).

Do vậy vấn đề đặt ra là có phải doanh nghiệp dễ bị thất bại khi thực hiện việc học tập
sáng tạo? Đồng thời, có phải học tập sáng tạo và học tập thích nghi đòi hỏi các điều
kiện và tiền đề khác nhau? Và dẫn tới những kết quả khác nhau? Các vấn đề này chưa
được nghiên cứu và giải quyết thấu đáo. Đặc biệt là hầu như chưa có nghiên cứu định
lượng nhằm bổ sung cho các nhận định mang tính định tính trước đây.
22

1.2.4. Kết quả học tập
Có sự nhận thức khác nhau giữa các nhà nghiên cứu về kết quả học tập của doanh
nghiệp. Theo đó, học tập thu nhận tri thức sẽ dẫn tới thay đổi nhận thức (cognition),
thay đổi hành vi (behaviors) hay thay đổi cả hai. Dựa trên quan điểm học tập bắt đầu từ
các cá nhân, Mazur (1990) thừa nhận rằng kết quả học tập là làm thay đổi về nhận thức
hơn là thay đổi về hành vi. Trong khi đó, Inkpen & Crossan (1995) cho rằng thay đổi
về nhận thức và hành vi là ngang nhau, chúng hòa quyện vào nhau. Sự thay đổi về
nhận thức và hành vi diễn ra như thế nào? Và sẽ dẫn tới kết quả ra sao? Đó là những
câu hỏi lớn thuộc phạm vi nghiên cứu về học tập tổ chức (Inkpen & Crossan, 1995;

Crossan & ctg, 1995).

Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng học tập thu nhận tri thức từ cả nội bộ giữa các
phòng ban của cùng một tổ chức và bên ngoài tổ chức có một ý nghĩa quan trọng cho
cả hoạt động và đổi mới doanh nghiệp (van Wijk & ctg, 2008; Martinkenaite, 2011).
Tuy nhiên, những nghiên cứu thực nghiệm xem xét mối liên kết giữa quản trị tri thức
nói chung và kết quả hoạt động đã được thực hiện thông qua một số nghiên cứu (Hau
& Evangelista, 2007; Tsang, 2002; Lyles & Salk, 1996). Riêng mối quan hệ quản trị tri
thức và năng lực đổi mới thì chưa được nghiên cứu nhiều. Xem xét mối liên hệ giữa
hai yếu tố này đều quan trọng cho cả lý thuyết và thực tế (Darroch & McNaughton,
2002).

1.3. Mục tiêu của nghiên cứu hiện tại
Ở trên đã đề cập đến một số vấn đề nghiên cứu mà giới học giả thuộc lĩnh vực đang
quan tâm và tranh cãi. Đồng thời qua đó cũng chỉ ra được cơ hội cho các nghiên cứu
tiếp theo. Nghiên cứu hiện tại sẽ hướng đến các mục tiêu sau đây:

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập thu nhận tri thức tiếp thị từ
công ty mẹ nước ngoài về các công ty liên doanh IJVs,

23

 Tìm hiểu quá trình tri thức tiếp thị thu nhận được thông qua hai cấp độ học
tập, học tập thích nghi và học tập sáng tạo, và mối quan hệ giữa chúng,

 Xác định ảnh hưởng của mỗi loại tri thức (thích nghi và sáng tạo) thu nhận
được đến năng lực đổi mới tiếp thị của các công ty liên doanh quốc tế (IJVs),

Đạt được những mục tiêu này, nghiên cứu hiện tại sẽ đóng góp vào kho tàng lý thuyết
học tập tổ chức trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hai cấp độ của học tập,

học tập thích nghi và học tập sáng tạo. Đồng thời, đóng góp quan trọng nhất của nghiên
cứu này là hiểu được các cấp độ học tập diễn ra như thế nào trong công ty liên doanh
quốc tế (IJVs) và mối quan hệ giữa chúng. Hai cấp độ học tập được được kết hợp trong
một mô hình ra sao, và đo lường như thế nào. Cuối cùng, tác giả cũng xác định được
vai trò của hai cấp độ học tập này đối với năng lực đổi mới của công ty liên doanh ra
sao.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này giúp các nhà quản lý xây dựng được cho mình chiến
lược học tập phù hợp. Cụ thể là các nhà quản lý sẽ kiểm soát được các yếu tố ảnh
hưởng đến các cấp độ học tập nhằm thúc đẩy việc học tập hiệu quả nhất. Đồng thời xác
định một cách cụ thể, doanh nghiệp cần học tập và thu nhận loại tri thức gì ứng với mỗi
cấp độ học tập nhằm thúc đẩy năng lực đổi mới của doanh nghiệp.

1.4. Phương pháp nghiên cứu (research methodology)
Nghiên cứu hiện tại là nghiên cứu theo phương pháp luận thực chứng (positivism) trên
cơ sở suy diễn (deductive, Neuman, 2000). Việc này bao gồm: tổng quan lý thuyết và
phân tích về nguồn lực tri thức, học tập tổ chức, liên minh chiến lược quốc tế và việc
học trong liên minh. Đồng thời, qua quá trình khảo cứu và phân tích, mô hình lý thuyết
của đề tài được phát triển. Dựa trên mô hình này, các giả thuyết được phát biểu. Mô
hình được phát triển có tất cả 7 khái niệm, 9 giả thuyết mô tả mối quan hệ giữa các
khái niệm được phát biểu. Các biến đo lường dùng để đo lường các khái niệm được
thừa hưởng từ các nghiên cứu trước và phát triển mới, tổng cộng có 16 biến được thừa
24

hưởng và 16 biến được phát triển mới. Giả thuyết và các thang đo sẽ được kiểm định
thông qua các số liệu khảo sát được từ thực tế ở Việt Nam. Tổng số mẫu thu thập được
là 181 mẫu. Sử dụng phép phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) và phép phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis)
nhằm kiểm định thang đo, mô hình đo lường. Kết quả phân tích EFA và CFA cho thấy
mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thu thập được. Đồng thời phân tích mô hình

cấu trúc tuyến tính SEM (Structural equation modeling) nhằm kiểm tra mô hình lý
thuyết và các giả thuyết, từ đó đi đến kết luận hàm ý nghiên cứu. Kết quả cho thấy
trong 9 giả thuyết được phát biểu chỉ có một giả thuyết bị bác bỏ. Tuy nhiên, sự bác bỏ
này phù hợp với sự lý giải của lý thuyết.

Trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức này, tác giả đã thực hiện một
nghiên cứu định tính sơ bộ và một nghiên cứu định lượng sơ bộ. Nghiên cứu định tính
sơ bộ bằng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia và nhà quản lý hiểu biết về chủ
đề nhằm có hiểu biết toàn cảnh về vấn đề đang nghiên cứu cũng như giúp ích cho việc
phát triển mô hình và xây dựng các thang đo lường. Đồng thời, một nghiên cứu định
lượng sơ bộ với cỡ mẫu 80, mục đích đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo.

1.5. Một số phạm vi giới hạn của nghiên cứu hiện tại
1.5.1. Dòng tri thức từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài đến các công ty liên doanh
(IJVs)
Công ty liên doanh quốc tế (IJVs) được hình thành từ sự hợp tác ít nhất từ hai doanh
nghiệp ở các quốc gia khác nhau (Reid & ctg, 2001). Do vậy, sẽ có các dòng tri thức
(knowledge flows) qua lại giữa: doanh nghiệp mẹ nước ngoài-công ty liên doanh quốc
tế (IJVs), công ty liên doanh quốc tế (IJVs)-doanh nghiệp mẹ trong nước và doanh
nghiệp mẹ trong nước-doanh nghiệp mẹ nước ngoài (Tiemessen & ctg, 1997). Nghiên
cứu hiện tại sẽ xem xét dòng tri thức từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài đến các công ty
liên doanh quốc tế (IJVs). Điều này được chọn dựa trên nhận định của các học giả
trước đây rằng các công ty liên doanh quốc tế học tập được nhiều tri thức từ doanh
nghiệp mẹ nước ngoài (Tsang, 2002; Lyles & Salk, 1996; Hau & Evangelista, 2007).
25

1.5.2. Tri thức được nghiên cứu là tri thức tiếp thị
Có nhiều loại tri thức được chuyển giao qua lại giữa các thực thể của liên minh chiến
lược quốc tế: tri thức công nghệ, tri thức quản lý (Choi & Lee, 1997). Trong đó,
chuyển giao tri thức quản lý giữa các tổ chức rất phức tạp bởi vì nó liên quan tới những

yếu tố văn hóa và xã hội (Wong & ctg, 2002). Đồng thời, các loại tri thức này phụ
thuộc nhiều vào hệ thống (highly system dependent) và ít được quan sát từ những sản
phẩm cụ thể (Zander & Kogut, 1995). Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu (Tsang, 2001;
Liu & Vince, 1999; Si & Bruton, 1999; Lyles & Salk, 1996) về việc chuyển giao tri
thức quản lý nói chung trong liên minh. Tuy nhiên, nghiên cứu về chuyển giao tri thức
tiếp thị, một lĩnh vực của tri thức quản lý (Hamel, 1991; Danis & Parkhe, 2002), là
tương đối ít (Simonin, 1999b; Tsai & Shih, 2004). Trong khi đó, tri thức tiếp thị có vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế (Ellis, 2009, Rossiter, 2001). Do
vậy, nghiên cứu hiện tại sẽ tập trung nghiên cứu vào loại tri thức này.

1.5.3. IJVs ở các quốc gia đang phát triển
Liên minh chiến lược quốc tế (international strategic alliances) tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau: công ty liên doanh quốc tế (International joint ventures IJVs), nhượng
quyền thương hiệu (Franchise), hợp tác nghiên cứu phát triển (Research and
development R & D)…Nghiên cứu này tập trung vào hình thức IJVs. Theo Tsang
(2002), trong các năm qua rất nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia phát triển liên minh
với doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển để thành lập công ty liên doanh quốc
tế (IJVs). Doanh nghiệp ở các nước đang phát triển kỳ vọng sẽ học tập được nhiều tri
thức công nghệ, tri thức quản lý và tri thức tiếp thị nói riêng từ sự hợp tác này (Tsang,
2002; Lyles & Salk, 1996).

Ngoài những phạm vi giới hạn vừa được nêu, nghiên cứu này lựa chọn Việt Nam làm
nơi khảo sát. Điều này dựa vào thực tế rằng Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nơi
có nhiều công ty liên doanh quốc tế được thành lập (Swierczek & Vo, 1997). Bên cạnh
đó, các công ty liên doanh ở Việt Nam cũng đã học tập và thu nhận được nhiều tri thức
từ đối tác nước ngoài (Hau & Evangelista, 2007; Anh & ctg, 2006).

×