HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
TRN VN LC
Khu ủy Trị - Thiên - Huế
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu n-ớc
từ năm 1966 đến năm 1975
LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: LCH S NG CNG SN VIT NAM
H NI - 2016
HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
TRN VN LC
Khu ủy Trị - Thiên - Huế
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu n-ớc
từ năm 1966 đến năm 1975
LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: LCH S NG CNG SN VIT NAM
Mó s: 62 22 03 15
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS,TS. Nguyn Trng Phỳc
2. PGS,TS. Trnh Th Hng Hnh
H NI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trần Văn Lực
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.................................................................................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................ 7
1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra luận án cần
tập trung nghiên cứu ............................................................................ 20
Chƣơng 2: KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968 .... 23
2.1. Thành lập và kiện toàn tổ chức Khu ủy Trị - Thiên - Huế ................... 23
2.2. Khu ủy Trị - Thiên - Huế lãnh đạo kháng chiến từ năm 1966 đến
năm 1968 ............................................................................................. 38
Chƣơng 3: KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ LÃNH
ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1969
ĐẾN NĂM 1975 .............................................................................. 67
3.1. Củng cố tổ chức và lực lƣợng, lãnh đạo khôi phục thế trận, chủ
động tiến công, giải phóng Quảng Trị (1969-1972) ........................... 67
3.2. Phát triển tổ chức, lãnh đạo xây dựng vùng giải phóng, Tổng tiến
công và nổi dậy ở Trị - Thiên - Huế (1973-1975) ............................... 92
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ..................................................... 111
4.1. Nhận xét .............................................................................................. 111
4.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................ 126
KẾT LUẬN .................................................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
Ban Chấp hành
BCT
Bộ Chính trị
CQVNCH
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa
CTND
Chiến tranh nhân dân
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CHMNVN
Cộng hòa miền Nam Việt Nam
KCCMCN
Kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc
LLCM
Lực lƣợng cách mạng
LSQSVN
Lịch sử Quân sự Việt Nam
MTDTGP
Mặt trận dân tộc giải phóng
QĐND
Quân đội nhân dân
QĐVNCH
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
QGP
Quân Giải phóng
QUTW
Quân ủy Trung ƣơng
TTH
Trị - Thiên - Huế
VNDCCH
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (KCCMCN) của dân tộc Việt
Nam lùi xa vào lịch sử hơn bốn thập niên nhƣng luôn in đậm trong trang sử
vàng của dân tộc và luôn ngời sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là
thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, của sự đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, của các lực lƣợng vũ trang
nhân dân… và trên hết là thắng lợi của đƣờng lối, phƣơng pháp cách mạng
đúng đắn của Đảng.
Một trong những nét độc đáo, sáng tạo trong đƣờng lối cách mạng của
Đảng là lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức Đảng ở các địa phƣơng, các
chiến trƣờng phù hợp với thực tiễn cuộc KCCMCN. Việc Bộ Chính trị (BCT)
quyết định tổ chức lại, thành lập mới nhiều tổ chức của Đảng, trong đó có
Khu ủy Trị - Thiên - Huế (TTH) cũng không ngoài mục đích nêu trên.
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Việt Nam bị chia
cắt làm hai miền, Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Đối với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), TTH nằm ở phía Nam Vĩ tuyến 17, trở
thành “đầu cầu” chiến lƣợc nối liền hai miền Nam - Bắc; địa bàn trực tiếp bảo
vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ vùng giải phóng Trung, Hạ
Lào; bàn đạp tiến công địch ở TTH và điểm xuất phát để tiến công vào miền
Nam; là hành lang chiến lƣợc của ba nƣớc Đông Dƣơng. Đối với đế quốc Mỹ
và chính quyền Việt Nam Cộng hòa (CQVNCH), TTH là địa bàn tổ chức
phòng ngự, ngăn chặn sự chi viện sức ngƣời sức của từ miền Bắc đối với
miền Nam, Lào và Campuchia; ngăn chặn sự tiến công, ảnh hƣởng của miền
Bắc đối với chế độ của đế quốc Mỹ ở miền Nam; là bình phong, “lá chắn”
vững chắc cho căn cứ Đà Nẵng; làm bàn đạp để uy hiếp, tiến công xâm lƣợc
miền Bắc, trƣớc hết là phía Nam Quân khu IV và vùng giải phóng Trung, Hạ
Lào; luôn coi trọng và tăng cƣờng xây dựng TTH thành khu vực trọng điểm.
2
Trong cuộc KCCMCN, TTH là địa bàn tiền tiêu, một hƣớng chiến lƣợc
quan trọng về quân sự và chính trị; vừa là chiến trƣờng tác chiến của các binh
đoàn chủ lực, vừa là chiến trƣờng chiến tranh nhân dân (CTND) địa phƣơng.
Có thời điểm, TTH “đƣợc chọn làm hƣớng tiến công chủ yếu trong một số
cuộc tiến công chiến lƣợc của toàn Miền; vừa có nhiệm vụ tiêu diệt, thu hút,
kiềm chế quân chủ lực cơ động của Mỹ - ngụy, vừa có nhiệm vụ giành dân,
giành quyền làm chủ trên cả ba vùng chiến lƣợc” [125, tr.20]. Chiến trƣờng
TTH thực sự là nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của hai chế độ, hai lực
lƣợng cách mạng (LLCM) và phản cách mạng.
Hơn mƣời năm đầu của cuộc KCCMCN (từ tháng 3-1955 đến tháng 41966), Quảng Trị và Thừa Thiên đƣợc tổ chức thành Liên Tỉnh ủy Bắc (Liên
Tỉnh ủy Trị - Thiên), trực thuộc Khu ủy V. Trong thời gian này, Liên Tỉnh ủy
Trị - Thiên thực hiện nhiệm vụ “khu đệm”, hạn chế đấu tranh vũ trang, kết
quả đấu tranh thấp so với toàn miền Nam. Khi đế quốc Mỹ triển khai chiến
lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, cuộc KCCMCN gay go, ác liệt hơn, chiến trƣờng
TTH cũng “nóng bỏng” hơn. Tuy nhiên, cơ quan lãnh đạo Liên Tỉnh ủy Trị Thiên lại bộc lộ nhiều khuyết điểm, khó đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mới.
Đến giữa năm 1966, thực hiện chủ trƣơng mới của Trung ƣơng Đảng, ở
chiến trƣờng TTH có sự thay đổi lớn về tổ chức. Bộ Chính trị quyết định
thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế; đồng thời Quân ủy Trung ƣơng (QUTW)
quyết định thành lập Quân khu Trị - Thiên - Huế vào tháng 4-1966. Khu ủy
TTH đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của BCT và QUTW (khi đƣợc BCT ủy
nhiệm). Quân Khu ủy do “Khu ủy trực tiếp lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo, chỉ
huy về mọi mặt của Quân ủy Trung ƣơng” [218, tr.328].
Suốt 9 năm hoạt động, Khu ủy TTH thể hiện rõ quá trình kiện toàn, xây
dựng, phát triển về tổ chức và lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ
quan trọng của CTND ở địa phƣơng, phối hợp chặt chẽ cùng các đơn vị vũ
trang chủ lực của Trung ƣơng tiến công địch, giành thắng lợi lớn trong chiến
dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh năm 1968; Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân
3
1968 ở Huế; chiến dịch phản công Đƣờng 9 - Nam Lào năm 1971; chiến dịch
tiến công chiến lƣợc Trị - Thiên năm 1972, giải phóng tỉnh Quảng Trị; Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn TTH, góp phần
trực tiếp vào đánh thắng các chiến lƣợc chiến tranh mà đế quốc Mỹ và
CQVNCH đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1975.
Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về tổ chức và quá trình Khu
ủy lãnh đạo CTND ở chiến trƣờng TTH, một trong những chiến trƣờng phức
tạp, ác liệt nhất là cần thiết, góp phần tổng kết sâu sắc hơn về cuộc
KCCMCN; góp phần tổng kết công tác xây dựng Đảng; tổng kết một số kinh
nghiệm có ý nghĩa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vì
vậy, tác giả chọn vấn đề Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1975 làm đề tài luận án tiến sĩ
lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình thành lập, xây dựng tổ chức và lãnh đạo CTND của
Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ năm 1966 đến năm 1975; những thành
công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát tình hình và chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về cuộc
KCCMCN từ năm 1965 đến năm 1975.
- Phân tích đặc điểm chiến trƣờng TTH trong cuộc KCCMCN, nhất là
từ năm 1965 khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, thực hiện chiến lƣợc
“Chiến tranh cục bộ”;
- Nêu rõ yêu cầu khách quan thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức của Khu ủy TTH;
- Trình bày quá trình kiện toàn, xây dựng, phát triển về tổ chức và quá
trình lãnh đạo toàn diện cuộc KCCMCN của Khu ủy từ năm 1966 đến năm
1975 trên địa bàn TTH;
4
- Đánh giá thành công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm từ quá
trình thành lập, xây dựng Khu ủy; quá trình lãnh đạo cuộc KCCMCN của
Khu ủy từ năm 1966 đến năm 1975.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự thành lập Khu ủy TTH; quá trình xây dựng tổ
chức và quá trình lãnh đạo CTND của Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ
năm 1966 đến năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu sự thành lập; quá trình
kiện toàn, xây dựng, phát triển tổ chức của Khu ủy TTH; quá trình Khu ủy
lãnh đạo nhân dân địa phƣơng tiến hành KCCMCN. Do nguồn tƣ liệu lƣu trữ
và các nguồn tài liệu khác về công tác tổ chức, xây dựng Khu ủy ít, không
liên tục theo trình tự thời gian nên dung lƣợng phần xây dựng tổ chức của
Khu ủy trong luận án chỉ trình bày ở mức độ nhất định, mà tập trung nhấn
mạnh nhiều hơn về quá trình Khu ủy lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ: đấu
tranh quân sự, đấu tranh chính trị và công tác vận động quần chúng, đấu tranh
binh vận, công tác xây dựng Đảng, công tác phát triển kinh tế và xây dựng
vùng giải phóng ở địa bàn TTH.
- Về không gian: Sự lãnh đạo của Khu ủy trên địa bàn TTH bao gồm
hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế, trải dài từ phía Nam sông
Bến Hải (Vĩ tuyến 17) - Vĩnh Linh (Quảng Trị) đến phía Bắc đèo Hải Vân
(Phú Lộc - Thừa Thiên Huế);
- Về thời gian: Từ tháng 4-1966 (Khu ủy TTH thành lập) đến tháng 41975 (Khu ủy TTH giải thể).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
5
Đảng về CTND, về vai trò của quần chúng nhân dân đối với lịch sử, về công
tác xây dựng Đảng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng
pháp lôgic nhằm tái hiện về Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ năm 1966
đến năm 1975. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp
khác: phƣơng pháp điền dã, phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học, phƣơng
pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp chứng minh, phƣơng pháp so sánh…
để nghiên cứu làm rõ nội dung đề cập ở mỗi chƣơng của luận án.
5. Nguồn tƣ liệu
Luận án đƣợc nghiên cứu và luận giải trên cơ sở tiếp cận nhiều nguồn
tƣ liệu:
- Các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí
Minh bàn về chiến tranh nhân dân, về vai trò của quần chúng nhân dân trong
lịch sử và về công tác xây dựng Đảng;
- Các nghị quyết, chỉ thị, điện văn, báo cáo của Trung ƣơng Đảng,
QUTW, Khu ủy, Quân Khu ủy TTH, các đảng bộ địa phƣơng đƣợc lƣu trữ tại
Cục Lƣu trữ văn phòng Trung ƣơng Đảng, kho lƣu trữ của Viện Lịch sử
Đảng, kho lƣu trữ của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (LSQSVN), Phòng lƣu
trữ của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Tỉnh ủy Quảng Trị;
- Các công trình nghiên cứu về cuộc KCCMCN nói chung và ở TTH
nói riêng, nhất là giai đoạn 1966-1975 của các cơ quan nghiên cứu, các ban
ngành đoàn thể từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng và của các nhà khoa học,
nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc;
- Các bài viết, hồi ký của một số tƣớng lĩnh, đồng chí lãnh đạo, lão
thành cách mạng, nhân chứng lịch sử về cuộc KCCMCN trên chiến trƣờng
TTH từ năm 1966 đến năm 1975.
6
Tác giả đã nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và kế thừa có chọn lọc các
nguồn tƣ liệu trên trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần tái hiện có hệ thống quá trình hình thành, xây dựng
tổ chức và lãnh đạo CTND ở địa phƣơng của Khu ủy TTH trong cuộc
KCCMCN giai đoạn 1966-1975;
- Góp phần tổng kết sâu sắc hơn cuộc KCCMCN nói chung và công tác
xây dựng Đảng nói riêng ở TTH - một địa bàn trọng yếu, ác liệt;
- Bƣớc đầu nêu lên một số nhận xét và tổng kết một số kinh nghiệm từ
quá trình ra đời, xây dựng tổ chức, lãnh đạo CTND của Khu ủy TTH từ năm
1966 đến năm 1975 để vận dụng vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN hiện nay trên địa bàn TTH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Lịch sử Đảng bộ của
hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chƣơng, 8 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Khu ủy TTH là một trong những tổ chức Đảng cấp khu đặc biệt, trực
thuộc Trung ƣơng Đảng, lãnh đạo địa bàn TTH từ năm 1966 đến năm 1975.
Có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến Khu ủy TTH với nhiều cấp độ và
từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó, có thể chia thành các nhóm:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1.1. Nhóm công trình tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học
[83] và Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học
[84] của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT là hai công trình
lớn tổng kết về 21 năm KCCMCN (1954-1975) và 30 chiến tranh cách mạng
Việt Nam (1945-1975) về các mặt: nguyên nhân chiến tranh; tình hình và chủ
trƣơng, đƣờng lối chiến lƣợc; xây dựng lực lƣợng; xác định phƣơng châm,
phƣơng pháp đấu tranh; xây dựng hậu phƣơng và vùng giải phóng; công tác
xây dựng Đảng; thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Các công trình này là cơ sở
để các cấp ủy Đảng đối chiếu, so sánh với thực tiễn địa phƣơng mình.
Các công trình: Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [110] của Đại
tƣớng Văn Tiến Dũng; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954-1975), tập II
[221] của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh;
Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975)
[145] và Lịch sử xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975)
[147] của Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;…
đã tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc KCCMCN. Trong đó, tập trung
vào một số nội dung: về đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc, về xây dựng Đảng
và tổ chức lực lƣợng, về phƣơng pháp đấu tranh giải phóng miền Nam, về ý
nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng
8
Việt Nam của Đảng. Ở các công trình này, chiến trƣờng TTH và Khu ủy TTH
đƣợc đề cập trong tổng thể chung của cách mạng toàn miền Nam.
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập IV: “Cuộc
đụng đầu lịch sử” [96]; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975,
Tập V: “Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968” [97]; Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập VI, “Thắng Mỹ trên chiến trƣờng ba
nƣớc Đông Dƣơng” [98]; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 19541975, Tập VII, “Thắng lợi quyết định năm 1972” [99]; Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập VIII, “Toàn thắng” [100] của Viện
LSQSVN đã đánh giá toàn diện, có hệ thống về cuộc KCCMCN. Ở tập IV,
tập trung lý giải sâu sắc về nguyên nhân của cuộc chiến tranh, về tƣơng quan
lực lƣợng, về những khó khăn mà lực lƣợng cách mạng phải đối diện và làm
nổi bật mâu thuẫn cơ bản của thời đại đƣợc biểu hiện ở cuộc chiến này; tập V
trực tiếp bàn về quá trình chuẩn bị thực lực và chỉ đạo Tổng tiến công và nổi
dậy Mậu Thân 1968 của Trung ƣơng Đảng, QUTW và các cấp ủy Đảng địa
phƣơng; tập VI làm rõ sự phối, kết hợp trong chiến đấu và những thắng lợi
chung của ba nƣớc Việt Nam - Lào - Campuchia; tập VII trình bày thắng lợi
có tính chất quyết định, bƣớc ngoặt của nhân dân cả nƣớc trong năm 1972,
buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pari; tập VIII bàn về những
thắng lợi cuối cùng của Quân Giải phóng (QGP), kết thúc cuộc kháng chiến,
giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đây là bộ sách nghiên cứu về cuộc
KCCMCN, trong đó đề cập đến thực tiễn chiến trƣờng TTH và sự lãnh đạo
của Khu ủy TTH ở mức độ nhất định.
Các công trình: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945-1975, tập
2 [92]; Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng
(1945-1975) [93]; Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11, “Cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nƣớc (1954-1975)” [95] của Viện LSQSVN nghiên cứu:
đƣờng lối, nghệ thuật quân sự, thắng lợi quân sự, những kinh nghiệm trong
chỉ đạo chiến tranh,… của Trung ƣơng Đảng, QUTW về cuộc KCCMCN,
trong đó có chiến trƣờng TTH và Khu ủy TTH.
9
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam [104] của đồng chí
Trƣờng Chinh; Về chiến tranh nhân dân Việt Nam [109] và Dưới lá cờ vẻ
vang của Đảng vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những
thắng lợi mới [108] của đồng chí Lê Duẩn; Chiến tranh giải phóng dân tộc và
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, [131] của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, tập trung
nghiên cứu lý luận, chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong đó làm rõ
vai trò lãnh đạo thực hiện đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng, vai trò của
CTND, của lực lƣợng vũ trang,… trong cuộc KCCMCN.
Công trình Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, quyển II
(1954-1975) [139] của tác giả Trần Hậu chủ biên, phục dựng hoàn cảnh lịch
sử, sự ra đời, mục đích, cƣơng lĩnh hoạt động của các hình thức mặt trận dân
tộc thống nhất trên phạm vi cả nƣớc giai đoạn 1954-1975, trong đó đề cập đến
Mặt trận dân tộc giải phóng (MTDTGP) miền Nam Việt Nam, Liên minh lực
lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam nói chung và ở TTH nói riêng.
Cuốn Vành đai diệt Mỹ ở chiến trường miền Nam (1965-1973) [136]
của tác giả Trịnh Thị Hồng Hạnh, góp phần tái hiện bối cảnh lịch sử, chủ
trƣơng của Trung ƣơng Đảng và các cấp ủy địa phƣơng; sự ra đời và hoạt
động của vành đai diệt Mỹ; đúc rút một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng, hoạt động vành đai diệt Mỹ của Đảng.
Cuốn Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước [152] của tác giả Hồ Khang, tái hiện bối cảnh lịch sử,
thế, lực, thời giữa QGP và quân Mỹ - QĐVNCH; chủ trƣơng, kết quả, ý
nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
1968, trong đó có thắng lợi chiếm và giữ thành phố Huế 25 ngày.
Bàn về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 có cuốn Tổng
tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 - Giá trị lịch sử [146] của Viện Lịch sử
Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tập hợp 31 phân tích về sự
lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, về sự đấu tranh của nhân dân, về kết quả và ý
nghĩa trong Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
10
Bàn về chiến thắng của chiến dịch tiến công Đƣờng 9 - Khe Sanh năm
1968 có các bài: Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh xuân hè 1968 một thành
công về chỉ đạo chiến lược của ta [149] của tác giả Trần Hữu Huy; Tướng
Oét-mo-len và trận Khe Sanh [159] của tác giả Lê Kim, phân tích rõ mục tiêu,
nhiệm vụ và thắng lợi của VNDCCH về chiến lƣợc, thất bại của đế quốc Mỹ
về nhìn nhận, đánh giá tình hình trong chiến dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh.
Bài báo Công tác xây dựng Đảng ở miền Nam (1973-1975) [137] của
tác giả Trịnh Thị Hồng Hạnh phản ánh tình hình cách mạng miền Nam sau
Hiệp định Pari (1-1973), chủ trƣơng, kết quả và một số đánh giá về công tác
xây dựng Đảng ở miền Nam (1973-1975) của Trung ƣơng Đảng.
Về Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 có các bài: Những quyết
sách của Đảng trong đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước [175] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc; Sự chỉ đạo của Bộ
Chính trị trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 [142] của
tác giả Vũ Quang Hiển. Các công trình này dƣới cách tiếp cận khác nhau
nhƣng đều tập trung làm rõ sự chỉ đạo sâu sát, liên tục, từng bƣớc, kịp thời và
đúng đắn của Trung ƣơng Đảng và QUTW để dẫn đến thắng lợi toàn vẹn của
mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, trong đó có TTH.
Luận án tiến sĩ lịch sử: Khu phi quân sự Vĩ tuyến 17 trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1954-1967 [144] của tác giả Hoàng
Chí Hiếu, làm rõ sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, đảng bộ địa phƣơng
trong việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện
đấu tranh của quân và dân đôi bờ giới tuyến từ năm 1954 đến năm 1967;
Luận án tiến sĩ lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975 [143] của tác giả Trần Nhƣ
Hiền, phục dựng quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phƣơng của Đảng
bộ Quảng Bình; khẳng định những đóng góp của Đảng bộ, quân và dân
Quảng Bình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, dốc sức
chi viện cho miền Nam những năm 1964-1975, trong đó có sự chi viện cho
chiến trƣờng TTH.
11
Luận văn cao học lịch sử: Vùng giải phóng Quảng Trị trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1972-1975) [191] của tác giả Lê Thị Thu Thanh,
phản ánh bối cảnh lịch sử, quá trình xây dựng vùng giải phóng Quảng Trị từ
khi tỉnh Quảng Trị đƣợc giải phóng (01-5-1972) đến ngày 19-3-1975; đánh
giá thành tựu, hạn chế, ý nghĩa lịch sử và tổng kết một số kinh nghiệm từ thực
tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng vùng giải phóng Quảng Trị.
Cuốn tiểu thuyết lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 [138] của nhà
báo Trần Mai Hạnh, cung cấp nhiều tƣ liệu đƣợc xem là “tuyệt mật” từ “phía
bên kia” trong thời gian diễn ra sự sụp đổ của CQVNCH, trong đó có sự kiện
địch rút chạy ở TTH những ngày từ 19 đến 26-3-1975.
Về công tác xây dựng Đảng, có các công trình tiêu biểu: Cuốn Lịch sử
công tác xây dựng Đảng (1930-2011) [172] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc,
trình bày hệ thống lịch sử công tác xây dựng Đảng từ khi Đảng đƣợc thành
lập đến năm 2011, góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác xây dựng Đảng. Công trình cung cấp cơ sở lý luận chung, chủ trƣơng,
đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng về công tác xây dựng Đảng, trong đó đề cập
đến Khu ủy TTH.
Cuốn Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (19302000) [218] của Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (đồng chủ biên),
trình bày khái quát và có hệ thống về công tác tổ chức của Đảng từ năm 1930
đến năm 2000, trong đó có nhắc đến quá trình thay đổi từ Liên Tỉnh ủy Trị Thiên (sau năm 1954) đến khi thành lập Khu ủy TTH vào tháng 4-1966.
1.1.1.2. Nhóm công trình trực tiếp nghiên cứu về chiến trường Trị Thiên - Huế và Khu ủy Trị - Thiên - Huế
Cuốn Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (19541975) [168] của tác giả Võ Văn Minh chủ biên, nghiên cứu có hệ thống về
lịch sử cuộc KCCMCN của Quân khu IV. Công trình chỉ rõ nhiệm vụ chiến
lƣợc của Quân khu IV sau tháng 7-1954 là cùng lúc làm cả hai nhiệm vụ
chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. TTH vừa làm nhiệm vụ giải phóng miền
Nam, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc XHCN, trực tiếp là Quân khu IV.
12
Các tỉnh phía Bắc Quân khu vừa làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ miền Bắc
XHCN, vừa làm nhiệm vụ hậu phƣơng cho cách mạng miền Nam, trực tiếp là
TTH. Xuất phát từ nhiệm vụ đó, giai đoạn 1954-1964, quân và dân Quân khu
IV đã khắc phục hậu quả chiến tranh, cải cách ruộng đất, chống cƣỡng ép di
cƣ, tiến hành cải tạo XHCN, từng bƣớc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Ở TTH là thời kỳ giữ gìn lực lƣợng, tập trung đánh bại các âm mƣu “tố cộng,
diệt cộng”, “bình định” của Mỹ - Diệm; chuẩn bị mọi mặt tiến lên đồng khởi
ở miền núi, nông thôn đồng bằng. Bốn năm tiếp theo (1965-1968), cả tiền
tuyến và hậu phƣơng của Quân khu đã trở thành địa bàn đọ sức quyết liệt với
chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Sự ra đời Khu ủy, Quân
khu TTH và Mặt trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị, tạo nên thế và lực mới có lợi
cho VNDCCH trên toàn bộ chiến trƣờng miền Nam. Tiếp đó, các tác giả chỉ
rõ những thành tựu nổi bật của Quân khu IV trong việc xây dựng CNXH, bảo
vệ miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, trực tiếp là TTH, góp phần
dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của cuộc KCCMCN xâm lƣợc.
Quân khu 5 - Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ
[154] và Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975 [148] của Hội đồng Biên
soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến là những công trình phục dựng khái
quát cuộc KCCMCN trên địa bàn các tỉnh thuộc khu V và Nam Trung Bộ.
Trong các công trình này, chủ trƣơng của Đảng về lãnh đạo CTND tại các
tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đƣợc trình bày khái lƣợc cùng với sự lãnh
đạo của các tỉnh, thành khác trên địa bàn khu V và Nam Trung Bộ.
Ban Tổng kết chiến tranh chiến trƣờng Trị - Thiên - Huế trực thuộc Bộ
Quốc phòng biên soạn cuốn: Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng (Dự thảo) - Lƣu hành nội bộ [85]. Đây là
công trình nghiên cứu đƣợc Trung ƣơng Đảng, QUTW và Bộ Quốc phòng trực
tiếp chỉ đạo biên soạn, bàn sâu về chiến trƣờng TTH trong cuộc KCCMCN.
Công trình là kết quả nghiên cứu của tập thể các tƣớng lĩnh quân đội, các cán
bộ nguyên là lãnh đạo Đảng, Chính quyền của khu TTH và trực tiếp tham gia
chiến đấu tại chiến trƣờng TTH. Trên cơ sở quan điểm CTND của Đảng và
13
xuất phát từ đặc điểm cơ bản nhất của chiến trƣờng TTH, tập thể tác giả trình
bày diễn biến lớn bao gồm cả đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của hai
lực lƣợng, ba thứ quân, trên ba vùng chiến lƣợc; những hoạt động lớn của Mặt
trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị để làm rõ mối quan hệ giữa hai mặt trận (Mặt
trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị và Mặt trận Trị - Thiên - Huế).
Cuốn Lịch sử Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (1966-1973) [94] của
Viện LSQSVN, tái hiện, luận giải có hệ thống về lịch sử ra đời, trƣởng thành,
chiến đấu của Mặt trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị (Mặt trận B5). Tập thể tác
giả chỉ rõ, qua gần tám năm (từ tháng 6-1966 đến tháng 1-1973), dƣới sự lãnh
đạo của Đảng, trực tiếp là QUTW, Mặt trận B5 đã vƣợt qua khó khăn, gian
khổ, chiến đấu mƣu trí, dũng cảm, lập nên chiến công to lớn, trong đó có
những chiến thắng có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng: Chiến dịch Đƣờng 9 Khe Sanh năm 1968, chiến dịch phản công Đƣờng 9 - Nam Lào năm 1971,
chiến dịch tiến công Trị - Thiên, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị năm
1972, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký kết hiệp định Pari (27-1-1973), rút
hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Các công trình: Chiến dịch tiến công Đường số 9 - Khe Sanh Xuân Hè
1968 (Lưu hành nội bộ) [89]; Hướng tiến công chiến lược Trị Thiên năm
1972 [90] của Viện LSQSVN, tập trung làm rõ hoàn cảnh lịch sử, âm mƣu
của Mỹ, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, QUTW và các cấp ủy Đảng địa
phƣơng, mối tƣơng quan lực lƣợng, quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cƣờng
và chiến thắng của QGP trong các chiến dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh năm 1968,
đòn tiến công chiến lƣợc Trị - Thiên, giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972.
Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ Thừa Thiên Huế chỉ đạo biên soạn công
trình: Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm ba tập, phục dựng sự thành
lập Đảng bộ và quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng,
trong đó có cuốn Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (1945-1975), tập 2 [79].
Cuốn sách trình bày quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
đối với cuộc KCCMCN; đánh giá ý nghĩa và đúc rút một số bài học lịch sử
phục vụ cho giai đoạn cách mạng hiện nay.
14
Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế biên soạn cuốn:
Thừa Thiên - Huế kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [125]. Đây là
công trình nghiên cứu có nhiều tƣ liệu, dựng lại lịch sử đấu tranh cách mạng
“tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cƣờng” của quân và dân Thừa Thiên Huế
dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, QUTW và Khu ủy TTH.
Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, các công trình: Lịch sử
công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (1930-2005) [214];
Lịch sử công tác xây dựng Đảng về tổ chức của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên
Huế (1930-2010) [217] phản ánh quá trình ra đời, xây dựng, trƣởng thành về
công tác tuyên giáo, công tác tổ chức của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, trong đó
đề cập đến Khu ủy giai đoạn 1966-1975.
Cuốn Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế (19302010) [216] của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phản ánh lịch sử ra đời, phát triển,
đấu tranh cách mạng vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc tỉnh qua các thời kỳ, tôn
vinh sự cống hiến to lớn của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo,
rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tập hợp, vận động quần chúng, nhằm
khơi dậy truyền thống cách mạng vẻ vang, nâng cao lòng tự hào về Mặt trận
Dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế xuất bản cuốn Tổng kết công tác binh vận
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [211], phản ánh quá
trình lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Khu ủy TTH và Tỉnh ủy Thừa Thiên
Huế đối với công tác binh vận, những thành công và hạn chế, ý nghĩa và bài
học trong công tác binh vận của Đảng.
Thừa Thiên - Huế tiến công - nổi dậy - anh dũng - kiên cường Xuân
1968 [212] của Tiểu Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế là công trình nghiên cứu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 tại Huế, trong đó đánh giá về tình hình chung của QGP và
quân Mỹ - QĐVNCH, về quá trình chuẩn bị của QGP, về diễn biến, kết quả, ý
nghĩa và bài học kinh nghiệm.
15
Thành ủy Huế, Huyện ủy A Lƣới, Huyện ủy Nam Đông, Huyện ủy
Phong Điền, Huyện ủy Phú Lộc, Huyện ủy Hƣơng Trà, Huyện ủy Phú Vang
xuất bản các công trình: Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ Thành phố Huế (1945-1975),
tập 2 [201]; Lịch sử Đảng bộ thành phố Huế 1930-2000 [59], Lịch sử Đảng
bộ huyện A Lưới [3]; Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Đông (1945-2000) [8];
Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Điền (1930-1995) [9]; Lịch sử Đảng bộ huyện
Phú Lộc (1930-1975) [10]; Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Trà (1930-1975)
[7]; Đảng bộ huyện Phú Vang - 65 năm đấu tranh và xây dựng (1930-1995)
[11] phản ánh quá trình ra đời, phát triển, lãnh đạo kháng chiến của Thành ủy
Huế, các Huyện ủy và tinh thần đoàn kết, đấu tranh anh dũng, kiên cƣờng của
quần chúng nhân dân. Trong các công trình trên đều phản ánh giai đoạn lịch
sử đấu tranh từ năm 1966 đến năm 1975 dƣới sự lãnh đạo của Khu ủy TTH.
Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Trị chỉ đạo biên soạn công trình
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị gồm ba tập phản ánh quá trình ra đời và quá
trình Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền,
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
cách mạng XHCN. Trong đó, cuốn Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị (1945-1975),
tập 2 [68] tập trung trình bày quá trình lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Trị tiến
hành đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng: cách mạng XHCN và cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân (1954-1975). Giai đoạn 1965-1975 đƣợc phục dựng qua
ba chƣơng (giai đoạn từ giữa năm 1965 đến cuối năm 1968, giai đoạn từ cuối
năm 1968 đến tháng 1-1973, giai đoạn từ tháng 1-1973 đến ngày 30-4-1975)
với 250 trang tƣơng đối toàn diện, có hệ thống về quá trình đấu tranh của quân
và dân toàn tỉnh (kể cả khu vực Vĩnh Linh). Đồng thời, qua công trình này, tập
thể các nhà nghiên cứu đã đánh giá ý nghĩa và đúc rút một số bài học cơ bản
phục vụ cho giai đoạn cách mạng hiện nay.
Để phục dựng lịch sử đấu tranh của quân và dân tỉnh Quảng Trị, Đảng
ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị xuất bản cuốn Quảng Trị kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [126]. Công trình có nhiều tƣ liệu, số liệu về
16
các trận đánh, các chiến dịch, về xây dựng lực lƣợng cách mạng, về công tác
xây dựng Đảng, về quá trình xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...
Các công trình: Lịch sử công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
(1930-2005) [205] của Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị; Lịch sử Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị (1930-2005) [228] của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đều tập trung phản ánh lịch sử công tác vận
động quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng từ năm 1930 đến năm 2005,
quá trình ra đời, tập hợp lực lƣợng và thành quả đấu tranh của các hình thức
Mặt trận dân tộc thống nhất tỉnh Quảng Trị từ năm 1930 đến năm 2005.
Nhóm công trình này đều khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng về đoàn kết, tập hợp nhân dân tỉnh Quảng Trị đấu tranh cách mạng,
khẳng định vai trò, sức mạnh, khả năng đấu tranh của quần chúng nhân dân
và những thành quả mà nhân dân giành đƣợc trong quá trình đấu tranh đó.
Thị ủy Đông Hà, Thị ủy Quảng Trị, Huyện ủy Cam Lộ, Huyện ủy Gio
Linh, Huyện ủy Hải Lăng, Huyện ủy Triệu Phong xuất bản các công trình:
Lịch sử Đảng bộ thị xã Đông Hà (1930-1999) [60]; Lịch sử Đảng bộ thị xã
Quảng Trị (1930-1995) [61]; Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lộ (1930-2000)
[4]; Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh (1930-1975) [5]; Lịch sử Đảng bộ huyện
Hải Lăng (1930-1975) [6]; Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu Phong (1930-1975)
[12] phản ánh bối cảnh ra đời, quá trình hoạt động của các Đảng bộ thị xã,
Đảng bộ huyện thuộc Tỉnh ủy Quảng Trị trong suốt tiến trình cách mạng từ
đấu tranh giành chính quyền đến tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975) xâm lƣợc.
Công trình Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh 1930-1975 [204]
của Thƣờng vụ Huyện ủy Vĩnh Linh, tái hiện lịch sử đấu tranh hào hùng của
Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh, nhất là giai đoạn 1954-1975, khi Vĩnh Linh
trở thành đặc khu trực thuộc Trung ƣơng, là tiền đồn của miền Bắc XHCN,
hậu phƣơng trực tiếp của miền Nam, của chiến trƣờng TTH; chỉ rõ mối quan
hệ mật thiết giữa Đảng bộ Vĩnh Linh với Khu ủy TTH thông qua sự hỗ trợ,
17
giúp đỡ, tham gia trực tiếp của quân dân Vĩnh Linh trong các chiến dịch ở
chiến trƣờng TTH, góp phần giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị.
Bài viết Huế: 25 ngày đêm [176] và Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 ở Trị Thiên - Huế [177] của Thƣợng tƣớng Trần Văn
Quang, nguyên Thứ trƣởng Bộ Quốc phòng, Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế
làm rõ quá trình Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 tại thành phố Huế về
các mặt nhƣ: tình hình chung của hai bên, chủ trƣơng của QUTW và Khu ủy,
những thành công và những hạn chế trong tổng công kích đợt 1.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968, Thành ủy Huế xuất bản cuốn Huế Xuân 68 và nhân dịp kỷ niệm
40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế xuất bản cuốn Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên
cường [208]. Hai công trình trên tập hợp nhiều bài viết của các tác giả là lão
thành cách mạng, cán bộ chủ chốt đã từng lãnh đạo, tham gia trực tiếp trong
chiến thắng Xuân 1968, các nhà lãnh đạo, lực lƣợng vũ trang, các nhà nghiên
cứu lịch sử. Nội dung các bài viết phản ánh, tái hiện chân thực về thế trận
CTND; nêu lên những thuận lợi, khó khăn từ bƣớc chuẩn bị cho đến quá trình
diễn ra 25 ngày đêm đánh chiếm và làm chủ thành phố Huế “tấn công, nổi
dậy, anh dũng, kiên cƣờng”; ghi nhận những đóng góp của các anh hùng liệt
sĩ, cán bộ chiến sĩ, quân và dân Thừa Thiên Huế cùng cả nƣớc đã chiến đấu,
anh dũng hy sinh, làm nên một chiến thắng oanh liệt. Tiêu biểu trong hai công
trình trên là các bài: “Chiến công và những bài học từ cuộc tiến công Xuân
Mậu Thân - 1968 tại Huế” của Thƣợng tƣớng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí
thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII; “Phương châm, phương
hướng tiến công nổi dậy Huế - Xuân 1968” của Thƣợng tƣớng Trần Văn
Quang; “Đất nước vào xuân” của Thiếu tƣớng Lê Chƣởng, nguyên Phó Bí
thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế;“Huế Xuân 68” của tác giả Lê Minh, nguyên
Phó Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế; “Chuẩn bị thế trận” của tác giả Nguyễn
Vạn; “Về những người chiến thắng” của tác giả Trần Anh Liên; “Mấy vấn đề
về Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân tại chiến trường Trị -
18
Thiên - Huế” của Trung tƣớng Đặng Kinh; “Một vài kỷ niệm vào Huế” của
Đại tá Thân Trọng Một. Trong công trình này, qua bài viết “Sự thú nhận của
Mỹ - ngụy và bình luận của phương Tây” của tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền,
cung cấp nhiều thông tin về sự đánh giá của đế quốc Mỹ và CQVNCH về sự
kiện Tết Mậu Thân năm 1968.
Cuốn Trị - Thiên - Huế Xuân 1975 [128], Trung tƣớng Lê Tự Đồng,
nguyên Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế đề cập có hệ thống về tình hình chiến
trƣờng TTH trƣớc mùa Xuân năm 1975, về chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng,
QUTW, Khu ủy và Quân khu TTH, về diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học
kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở TTH;
khẳng định vai trò của Khu ủy trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1975 ở chiến trƣờng TTH.
Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng quê hƣơng, Tỉnh ủy
Thừa Thiên Huế xuất bản cuốn hồi ký Thừa Thiên Huế Xuân 1975 [213] bao
gồm các bài viết của nhiều nhà cách mạng lão thành, trực tiếp tham gia Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 tại Thừa Thiên Huế, phản ánh những nội
dung “đa chiều” về chiến thắng oanh liệt đó của quân dân địa phƣơng. Trong
đó, có các bài tiêu biểu: “Mở đường chiến dịch” của Đại tá Nguyễn Hoa,
nguyên Chủ nhiệm công binh Quân khu IV, “Quê hương giải phóng chủ động
ổn định chính trị trong tình hình mới” của tác giả Nguyễn Đình Bảy, nguyên
Trƣởng ban An ninh khu Trị - Thiên - Huế,...
Bài viết Đôi nét về Khu Trị - Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước [161] của tác giả Trần Văn Lợi, giới thiệu khái quát về sự ra đời
Khu ủy; nhiệm vụ của chiến trƣờng và quá trình đấu tranh của nhân dân TTH
từ tháng 4-1966 đến kết thúc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
Các bài: Khu ủy Trị Thiên - Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 [141] của tác giả Vũ Quang Hiển và Vũ Tất Đạt; Cuộc tiến
công và nổi dậy mùa Xuân 1968 ở Huế - Mấy vấn đề bàn luận [140] của tác
giả Vũ Quang Hiển; Huế tấn công nổi dậy - 30 năm nhìn lại [126] của tác giả
Tô Vĩnh Hà,… tập trung phân tích về sự lãnh đạo của Khu ủy TTH, về kết
19
quả và ý nghĩa trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở chiến
trƣờng TTH, đặc biệt là thành phố Huế.
Về đòn tiến công chiến lƣợc TTH năm 1972, nhất là về chiến dịch tiến
công giải phóng Quảng Trị, một số tác giả tập trung nghiên cứu về các mặt: sự
lãnh của Đảng ủy các cấp; sự chiến đấu đoàn kết, kiên cƣờng của quân và dân
địa phƣơng; thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là ý nghĩa đối với mặt trận
ngoại giao. Tiêu biểu là các bài: Cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972 –
Tầm vóc và ý nghĩa lịch sử [173] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc; Từ tiến
công Quảng Trị đến Hội nghị Pari hai trận tuyến - một mục tiêu chiến lược
[134] của tác giả Nguyễn Mạnh Hà; Sự kiện giải phóng Quảng Trị [203] của
tác giả Nguyễn Huy Thục, Mở hướng tiến công chiến lược Trị - Thiên 1972,
quyết định đúng đắn, sáng tạo của Quân ủy Trung ương [2] của tác giả Lê
Thanh Bài, Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và bước ngoặt trên bàn đàm
phán Hội nghị Paris [153] của tác giả Hồ Khang và Hồ Hoàng Thái; Giải
phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ - Thắng lợi bước ngoặt
trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [105] của Thƣợng tƣớng
Nguyễn Thành Cung; Cuộc tiến công Xuân - Hè 1972 và chiến thắng Quảng
Trị với cuộc đàm phán Paris [151] của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh;
Chiến dịch Trị Thiên (1972) - qua ý kiến của một nhân chứng lịch sử [129]
của Trung tƣớng Lê Tự Đồng…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài về
chiến tranh ở Việt Nam
Các công trình: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về
Việt Nam [189] của Robert S.McNamara, nguyên Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Hồi ký của Linđơn Giônxơn [160], nguyên Tổng
thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Hồi ký Richard Nixon [188], nguyên Tổng
thống Hợp chủng quốc Hoa; Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày
[162] của nhà sử học Mỹ Maicơn Máclia; Sự lừa dối hào nhoáng [169] của
tác giả Neil Sheehan; Tết [107] của tác giả Don Oberdoifer; Những bí mật về
chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc) [106] của
20
tác giả Daniel Ellsberg; Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ [133] của
tác giả George C.Herring; Cuộc thử thách [130] của nhà nghiên cứu
Đêvơrisớt Panmơ; Giải phẫu một cuộc chiến tranh [132] của nhà sử học Mỹ
Gabrriel Kolko; Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam [171] của tác
giả Philíp B.Davítsơn, Tường trình của một quân nhân [226] của tƣớng
William C.Westmoreland, nguyên là Tƣ lệnh Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ
(MACV) ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965-1968, Vietnam - Why we
fought [229] của hai tác giả Dorothy and Thomas Hoobler, The 25 - year war
[230] của tƣớng General Bruce Palmer, Valley of decision - The siege of Khe
Sanh [231] của hai nhà sử học Mỹ John Prados and Ray W. Stubbe, The
hidden history of the Vietnam war [232] của tác giả John Prados,... đều có
những luận giải khá xác đáng về quá trình xâm lƣợc của Hoa Kỳ vào Việt
Nam; âm mƣu, thủ đoạn, toan tính đầy tham vọng cũng nhƣ nỗ lực khổng lồ
về huy động nguồn lực con ngƣời, tiền bạc, phƣơng tiện, vũ khí chiến tranh
và sự thất bại của giới cầm quyền Mỹ, của quân đội Mỹ và một số nƣớc đồng
minh trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam trải qua 4 chiến lƣợc chiến
tranh mang tính toàn cầu với 5 đời tổng thống Mỹ; những lời “thú nhận” của
giới cầm quyền Mỹ; nguyên nhân khiến đế quốc Mỹ thất bại và những bài học
về cuộc chiến tranh xâm lƣợc miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ...
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình đã xuất bản
liên quan
* Dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình liên quan
đến đề tài luận án đã:
- Làm rõ những vấn đề chung về các chiến lƣợc chiến tranh, kế hoạch,
hành động của đế quốc Mỹ - CQVNCH; nguyên nhân thất bại và bài học về
chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mỹ;
- Những vấn đề chung về sự lãnh đạo cuộc KCCMCN của Đảng bao
gồm: xác định đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc; xây dựng lực lƣợng; xác định