Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.37 KB, 111 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN THỊ HƯƠNG



TR¸CH NHIÖM DO VI PH¹M
HîP §åNG MUA B¸N HµNG HãA QUèC TÕ
TRONG §IÒU KIÖN HéI NHËP KINH TÕ QUèC TÕ


Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH



HÀ NỘI - 2014
Formatted: Portuguese (Brazil)



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Hương
Formatted: Font: 18 pt, Portuguese (Brazil)
Formatted: Portuguese (Brazil)

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU 444
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 666
1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 666
1.1.1. Khái niệm 666
1.1.2 . Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 121212
1.1.3. Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế181818

1.1.4. Luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 242424
1.2. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 323232
1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm do vi phạm
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 333333
1.2.2. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế 383838
1.2.3. Các căn cứ miễn trách nhiệm và chế tài do vi phạm Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế 393939
Chương 2: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ 414141
2.1. Căn cứ để quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 414141
2.1.1. Có sự vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 414141
2.1.2. Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm 444444
2.1.3. Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng 454545
2.1.4. Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi
phạm và thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm 474747

2.2. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế 494949
2.2.1. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng 494949
2.2.2. Chế tài phạt vi phạm 525252
2.2.3. Chế tài bồi thường thiệt hại 565656
2.2.4. Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng 606060
2.2.5. Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng 616161
2.2.6. Chế tài hủy bỏ hợp đồng 626262
2.3. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo quy định của Công ước Viên năm 1980 và pháp luật
quốc gia 707070
2.3.1. Điểm giống nhau 707070
2.3.2. Sự khác nhau trong quy định của Công ước Viên và pháp luật quốc

gia về các hình thức trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế 717171
2.4. Các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế 727272
2.4.1. Sự kiện bất khả kháng 727272
2.4.2. Miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm 818181
2.4.3. Miễn trách nhiệm theo quy định của Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế 838383
2.4.4. Miễn trách nhiệm khi người thứ ba có quan hệ với một bên của
hợp đồng gặp bất khả kháng 848484
2.4.5. Trường hợp miễn trách nhiệm khác 858585
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 888888

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt
Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế 888888
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm tạo điều kiện để doanh
nghiệp Việt Nam chọn luật Việt Nam áp dụng cho hợp đồng 888888
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế để tạo thuận lợi cho các cơ quan
tài phán khi giải quyết tranh chấp về Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế 909090
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế độ
trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế909090
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế độ trách nhiệm do vi
phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 909090
3.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm

do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 949494
KẾT LUẬN 101101101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103103103





DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HĐMBHHNT: Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương
HĐMBHHVTNNN: Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài
LHĐTQ: Luật hợp đồng Trung Quốc
LTMVN: Luật thương mại Việt Nam
MBHHQT: Mua bán hàng hóa Quốc tế
UCC: Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ
UNCITRAL: Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương
mại quốc tế
WOT: Tổ chức thương mại thế giới








1
MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được xây dựng và phát triển
trên nền tảng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua hơn hai thập niên đổi mới và phát triển đã khẳng
định đường lối phát triển đất nước của Đảng ta là đúng đắn khi đưa đất nước ta từ
một nước với nền nông nghiệp lạc hậu chuyển mình thành một đất nước có nền kinh
tế đa dạng, phong phú, kết hợp được sức mạnh bên trong và tận dụng được sự hỗ trợ
bên ngoài. Đặc biệt trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta thay đổi từng
ngày, từng giờ trên cả bình diện trong nước và quốc tế.
Góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế, tạo tiềm lực và củng cố các điều
kiện cần thiết cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới, trong hơn hai thập kỷ qua lĩnh
vực xuất nhập khẩu đã chứng minh vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp
phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đã
đạt mức tăng trưởng cao. Cùng với những thành tích xuất sắc đã đạt được, lĩnh vực
xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều tồn tại mà nguyên nhân chủ yếu là trình độ phát triển
của đất nước còn thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao, năng lực, trình độ của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế.
Trong suốt sự phát triển của đất nước có sự đóng góp không nhỏ của hoạt
động kinh tế đối ngoại nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Bên cạnh
những kết quả đạt được thì trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế nhiều khi khó
khăn, cản trở đến từ chính cơ chế, chính sách và pháp luật. Mua bán hàng hóa quốc
tế nhiều khi không thuận lợi, các vụ vi phạm ngày càng gia tăng với tính chất ngày
càng phức tạp. Việc giải quyết các vi phạm này phụ thuộc rất nhiều vào cả yếu tố
chủ quan và khách quan, trong đó một số yếu tố thường xảy đến với doanh nghiệp
Việt Nam là khả năng cạnh tranh không cao, thiếu kinh nghiệm trong giao thương
quốc tế, thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như các tập quán thương mại quốc tế, áp

2

dụng pháp luật còn non kém… lại phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài có
bề dày kinh nghiệm thương trường quốc tế, sắc sảo và kinh nghiệm trong đàm phán,
ký kết hợp đồng, hiểu biết và vận dụng tốt pháp luật cũng như các tập quán thương
mại quốc tế. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam thường bị thiệt thòi trong các tranh
chấp quốc tế.
Với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập kinh tế
thế giới ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam, pháp luật về thương mại quốc tế
đã và đang là công cụ hữu hiệu và vô cùng cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật
Việt Nam hiện hành về thương mại nói chung và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Vì
vậy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế nói riêng mang tính cấp thiết, cần được nghiên cứu nghiêm túc và điều
chỉnh kịp thời.
Luật thương mại đã đi vào cuộc sống được 8 năm, thực tiễn thi hành luật đối
với trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bộc lộ nhiều bất
cập. Việc nghiên cứu toàn diện và có hệ thống từ những vấn đề lý luận, thực tiễn về
chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định
bởi pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp bách, có ý
nghĩa quan trọng nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
tổ chức, công dân Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế. Đồng thời, việc đi
sâu nghiên cứu chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ, vận dụng có hiệu quả pháp luật và các
tập quán thương mại quốc tế trong quá trình thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Từ đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và một số khía cạnh chuyên sâu về


3
pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng đã được một số chuyên gia, học giả
nghiên cứu. Đối với khía cạnh chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác
nhau: “Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề
hoàn thiện pháp luật Việt Nam” của Trương Văn Dũng, Luận án Tiến sỹ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003. “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài theo pháp luật Việt Nam” của Trương Anh Tuấn, Luận văn Thạc sỹ
Luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. “Pháp luật về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh – thực trạng và phương
hướng hoàn thiện” của Quách Thúy Quỳnh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, 2005. “Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thụy Phương, Luận
văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
Trong các công trình nêu trên, một số công trình đề cập một cách khái quái
hầu hết các vấn đề về mua bán hàng hóa quốc tế trong bối cảnh Việt Nam mới hội
nhập kinh tế quốc tế; một số công trình khác nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật
Việt Nam điều chỉnh chế độ trách nhiệm vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế hoặc một chế tải cụ thể đối với hành vi vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế; chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm do vi phạm Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, đặc
biệt là sau khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, và đây là luận
văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích: Làm sáng tỏ một cách có hệ thống chế độ trách nhiệm do vi phạm
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là căn cứ để quy trách nhiệm, các
hình thức trách nhiệm và các căn cứ để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp
đồng. Từ thực tiễn áp dụng đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế
độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Nhiệm vụ: Với mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau: Làm sáng tỏ một


4
số vấn đề lý luận chung về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Phân tích và so
sánh các căn cứ quy trách nhiệm, các chế độ trách nhiệm và các căn cứ miễn trách
nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Luật thương mại Việt
Nam năm 2005 (LTMVN) với những quy định tương ứng theo Công ước Viên năm
1980 về mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật một số nước, pháp luật khu vực;
Rút ra một số điểm còn bất cập, chưa hợp lý của LTMVN về trách nhiệm do vi
phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một vấn đề
rộng và tương đối phức tạp. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật học, khi
nghiên cứu về chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
luận văn giới hạn ở việc phân tích các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các căn cứ miễn trách nhiệm và các chế tài do vi
phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của: Một số văn bản pháp
luật quốc tế như Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình, Bộ
nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế… Hệ thống pháp luật Việt
Nam điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế như: Bộ luật dân sự năm 2005,
Luật thương mại năm 2005 (có đối chiếu, so sánh với Luật thương mại năm 1997 đã
hết hiệu lực thi hành); Pháp luật của một số quốc gia về lĩnh vực này mà có quan hệ
thương mại thường xuyên với Việt Nam như: Trung Quốc, Mỹ, Pháp.
Ngoài ra, do hiện nay khái niệm về hàng hóa đã có nhiều thay đổi, hàng hóa
theo cách hiểu hiện nay bao gồm hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình, việc mua
bán hai loại hàng hóa này có nhiều điểm đặc thù, do đó trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng đối với hai loại hàng hóa này ngoài những điểm giống nhau cũng có nhiều
điểm khác nhau. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở việc mua bán quốc

tế hàng hóa hữu hình.

5
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của Đề tài là quan điểm của Chủ Nghĩa Mác – Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, Đề tài đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, logic,
tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, so sánh pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Những phân tích, đánh giá và kiến nghị của đề tài có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn trong việc ký kết và hạn chế rủi ro, tranh chấp trong việc thực hiện Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, góp phần kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
chế độ trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đề tài cũng
giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu và vận dụng tốt hơn pháp luật trong quá trình
thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
7. Bố cục của Luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 2: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Chương 3: Một số kiến nghị Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


6
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM
HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ


1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1 . Khái niệm
Để trao đổi, mua hoặc bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế, các thương nhân
đóng trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với nhau, ví dụ như: Thương nhân đóng trụ sở thương mại tại Hoa Kỳ ký hợp đồng
mua bán giầy da với thương nhân đóng trụ sở thương mại tại Việt Nam; thương
nhân có trụ sở thương mại tại Trung Quốc ký hợp đồng mua chuối của thương nhân
có trụ sở thương mại tại Philipin… Những hợp đồng này là hợp đồng mua bán hàng
hóa trong phạm vi quốc tế, được gọi ngắn gọn là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).
Vậy Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Thứ nhất, Theo Công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế những
động sản hữu hình (gọi tắt là công ước La Haye năm 1964), tại điều 1 quy định:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa
các bên có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ
nước người bán sang nước người mua, hoặc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước
khác nhau. Theo công ước này, tiêu chí ký kết hợp đồng được hiểu là ký kết ở nước
người bán hoặc nước người mua hoặc nước thứ ba. Nếu các bên giao kết không có trụ
sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tịch của
các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế. Như vậy theo Công ước La Haye, tiêu chí quan trọng nhất để
xác định một hợp đồng là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tiêu chí trụ sở
thương mại của bên mua và bên bán phải đóng ở các nước khác nhau.
Thứ hai, Theo Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế năm 1980 (United Nations Convention on Contracts for International Sales
Formatted: English (United States)

7
of Goods, Vienna 1980 – CISG, gọi tắt là Công ước Viên năm 1980), tiêu chí để xác

định tính chất quốc tế của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại
điều 1 như sau: 1. Công ước áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các
bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. a. Khi các quốc gia là các quốc
gia thành viên của Công ước hoặc, b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật
được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này. 2 Sự kiện các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất
phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp
đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên. 3. Quốc tịch của
các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại
của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước. Theo
Công ước Viên 1980 chỉ có một tiêu chí duy nhất để xác định một hợp đồng là Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tiêu chí bên mua và bên bán phải có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau. Giống như Công ước La Haye năm 1964, Công
ước này cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính
chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Nhưng khác với Công ước La
Haye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 không đưa ra tiêu chí hàng hoá phải
được chuyển qua biên giới của một nước, việc chào hàng và chấp nhận chào hàng
phải được độc lập ở các nước khác nhau để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế.
Như vậy, dù hai công ước quan trọng nhất về mua bán hàng hóa quốc tế là
Công ước La Haye năm 1964 và Công ước Viên năm 1980 không đưa ra khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng đều lấy tiêu chí trụ sở thương mại của
các bên đương sự làm tiêu chí quan trọng nhất để xác định tính chất quốc tế của
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cùng với sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các điều
ước quốc tế về thương mại quốc tế hiện nay đều có quan điểm tương đối thống nhất
về tiêu chí xác định tính chất quốc tế của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là
tiêu chí các bên tham gia hợp đồng có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác

8

nhau. Yếu tố quốc tịch của các bên, hay hàng hóa phải dịch chuyển qua biên giới
quốc gia, hay việc chào hàng và chấp nhận chào hàng phải được độc lập ở các nước
khác nhau… không còn là tiêu chí bắt buộc nữa. Điều này giải thích cho việc các
hợp đồng mua bán hàng hóa trong khu chế xuất, khu thương mại tự do. cũng được
coi là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ ba, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quan điểm của Pháp:
khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Cộng hòa Pháp
căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp
đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi
tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương
mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế
nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi
cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán.
Thứ tư, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật
Việt Nam:
Trong hoạt động giao thương quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa
thương nhân có trụ sở thương mại tại Việt Nam và thương nhân có trụ sở thương
mại tại nước khác được ký kết, các hợp đồng này được gọi bằng nhiều tên gọi khác
nhau như: “hợp đồng xuất nhập khẩu”, “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài”, “hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương”. Dù với tên gọi nào
thì các hợp đồng này vẫn là hợp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trước khi trở thành hợp đồng mua bán hàng
hóa trong phạm vi quốc tế thì hợp đồng đó phải là hợp đồng mua bán tài sản theo
quy định tại Đạo luật gốc của Việt Nam là Bộ luật Dân sự, cụ thể tại điều 428 quy
định: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài
sản và trả tiền cho bên bán. Để hợp đồng mua bán tài sản trở thành Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế thì hợp đồng phải thêm điều kiện yếu tố quốc tế, pháp luật
Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của đất nước lại quy định không hoàn toàn
giống nhau về khái niệm hoặc tiêu chí xác định yếu tố quốc tế của Hợp đồng mua


9
bán hàng hóa quốc tế:
Một là: Quy chế tạm thời số 4794-TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương
nghiệp hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương
(HĐMBHHNT) đưa ra khái niệm HĐMBHHNT như sau: Hợp đồng mua bán hàng
hoá ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế. Tính chất này
của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương thể hiện ở những mặt sau: a. Chủ thể
của HĐMBHHNT là các pháp nhân có quốc tịch khác nhau. b. Hàng hoá là đối
tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ nước này qua nước khác. c.
Đồng tiền thanh toán trong HĐMBHHNT là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên ký
kết hợp đồng. Theo quy chế này thì HĐMBHHNT tiêu chí xác định tính quốc tế là:
thứ nhất, hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân Việt Nam, mang quốc tịch Việt
Nam, có trụ sở thương mại tại Việt Nam và thương nhân có quốc tịch nước ngoài,
có trụ sở thương mại ở nước ngoài; thứ hai, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng
được dịch chuyển từ nước người bán sang nước người mua; thứ ba, đồng tiền thanh
toán là ngoại tệ của một hoặc cả hai bên. Những tiêu chí này đã khẳng định
HĐMBHHNT là Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Quá trình thực hiện cho thấy quy chế này bộc lộ nhiều bất cập: Ngay từ tên
gọi là HĐMBHHNT cũng chưa chính xác dưới góc độ khoa học pháp lý vì đối
tượng của hợp đồng không phải là “ngoại thương” mà là hàng hóa. Trong quá trình
áp dụng Quy chế cũng cho thấy nhiều bất cập: việc xác định quốc tịch của pháp
nhân nước ngoài cũng không dễ dàng vì quy định của các nước về vấn đề này có sự
khác nhau, ví dụ: Pháp luật của Pháp quy định xác định quốc tịch của pháp nhân
theo pháp luật nơi có địa chỉ thường trú của pháp nhân, thường là nơi thường trú
của cơ quan điều hành, pháp luật của Anh, Mỹ quy định quốc tịch của pháp nhân
được xác định theo luật của nước nơi đăng ký điều lệ hoạt động. Bên cạnh đó, việc
hình thành các khu chế xuất thì tiêu chí hàng hoá là đối tượng của hợp đồng phải
được di chuyển qua biên giới quốc gia cũng không còn phù hợp nữa.
Hai là Luật thương mại Việt Nam năm 1997: Đây là đạo luật thương mại đầu

tiên của Việt Nam đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi

10
quốc tế với tên gọi “hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”
(HĐMBHHVTNNN) tại điều 80 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương
nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương
nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài [22, Điều 80]. Tiêu chí để xác
định thương nhân nước ngoài được quy định tại điều 81: Chủ thể của hợp đồng là bên
mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân
và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương
nhân đó mang quốc tịch [22, Điều 81]. Như vậy, tiêu chí quan trọng nhất để xác định
HĐMBHHVTNNN là yếu tố quốc tịch khác nhau của bên mua và bên bán – một bên
có quốc tịch Việt Nam và một bên có quốc tịch nước ngoài.
Như phân tích ở trên, việc xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài
không hề dễ dàng với quy định quốc tịch pháp nhân của các quốc gia khác nhau là
không đồng nhất. Mặt khác, trong điều kiện thực tiễn thương mại Việt Nam, ngày
càng nhiều thương nhân mang quốc tịch nước ngoài đóng trụ sở thương mại tại Việt
Nam mua bán hàng hóa với thương nhân có quốc tịch nước ngoài đóng trụ sở ở
nước ngoài. Trong trường hợp này yếu tố quốc tịch khác nhau không còn ý nghĩa
mà chỉ cần trụ sở thương mại của các bên (bên mua và bên bán) đặt tại các nước
khác nhau là đủ để xác định Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời, sự
hình thành các khu chế xuất với việc mua bán hàng hóa giữa thương nhân ngoài khu
chế xuất với thương nhân trong khu chế xuất thì quy định yếu tố quốc tịch khác
nhau của các bên là tiêu chí xác định tính chất quốc tế của Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế không còn phù hợp.
Ba là Luật thương mại Việt Nam năm 2005: đạo luật hiện hành về thương
mại của Việt Nam không đưa ra khái niệm hay định nghĩa thế nào là Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, cũng không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ liệt kê ra các hình thức và cũng là các
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại điều 27, bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu,

tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu. Khái niệm về các hoạt động mua
bán hàng hóa quốc tế được làm rõ tại điều 28, 29, 30, cụ thể:

11
Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc
đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam [26, Điều 28].
Các khái niệm trên đã chỉ rõ sự khác biệt giữa luật thương mại năm 2005 và
luật thương mại năm 1997 về tiêu chí xác định tính chất quốc tế của Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Luật thương mại năm 1997 thì dựa trên tiêu chí quốc tịch của
các bên tham gia hợp đồng, tức là một bên phải là thương nhân có quốc tịch nước
ngoài. Còn Luật thương mại năm 2005 lấy tiêu chí hàng hóa phải là động sản; hàng
có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước
(vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng để xác
định tính chất quốc tế của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Từ những phân tích trên đây, dưới góc độ khoa học pháp lý có thể đưa ra

khái niệm về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
nước ngoài, theo đó một bên gọi là bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền
sở hữu hàng hóa cho một bên gọi là bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và

12
thanh toán tiền hàng cho bên bán.
1.1.2 . Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết cũng có những đặc điểm của
hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, đó là: Là sự thỏa thuận giữa các bên, thể
hiện sự tự nguyện, thống nhất ý chí của bên mua và bên bán; Đối tượng của hợp
đồng là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường theo quy định pháp luật; Chủ
thể tham gia hợp đồng bình đẳng với nhau trong quan hệ mua bán hàng hóa; Là hợp
đồng song vụ, có đền bù và là hợp đồng ưng thuận.
Ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế còn có những đặc điểm riêng mang tính chất đặc trưng,
những đặc điểm này là căn cứ để phân biệt Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với
hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, cụ thể:
Thứ nhất, Chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên có
trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau: bên mua và bên bán trong Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế phải có trụ sở thương mại đóng tại các nước khác nhau,
không được cùng đóng trên phạm vi một nước.
Thông thường doanh nghiệp đóng trụ sở thương mại ở quốc gia nào thì mang
quốc tịch của quốc gia đó, vì vậy trong phần lớn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế thì các bên tham gia hợp đồng có quốc tịch khác nhau. Quốc tịch của các bên
trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có ý nghĩa quan trọng vì việc xác định
năng lực pháp luật, tư cách pháp lý của doanh nghiệp tham gia hợp Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế được xác định theo pháp luật mà doanh nghiệp mang quốc
tịch. Trước khi các bên giao kết hợp đồng, các bên phải quan tâm đến quốc tịch của
đối tác để xác định đối tác có đủ tư cách pháp lý theo pháp luật mà đối tác mang

quốc tịch không, bởi đây là điều kiện bắt buộc đầu tiên để hợp đồng có hiệu lực
pháp lý. Tuy nhiên pháp luật các quốc gia không đồng nhất trong quy định cách xác
định quốc tịch của chủ thể Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Theo quy định pháp luật của Cộng hòa Pháp, pháp nhân là chủ thể của Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế đặt trung tâm quản lý (cơ quan điều hành) tại quốc gia

13
nào thì mang quốc tịch của quốc gia đó. Anh và Mỹ thì quy định quốc tịch của pháp
nhân được xác định theo nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, không tính
đến nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của pháp nhân. Nga và một số nước Đông
Âu thì áp dụng cả hai nguyên tắc trên để xác định quốc tịch của pháp nhân.
Theo pháp luật Việt Nam, Bộ luật Dân sự quy định về năng lực pháp luật dân
sự của pháp nhân nước ngoài tại điều 765 như sau: Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó
được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trong trường hợp
pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng
lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định chủ thể của
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải có đủ tư cách pháp lý và tại điều 16 quy
định: Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Tuy nhiên, không phải lúc nào vấn đề quốc tịch của thương nhân cũng được
đặt ra như Công ước Viên năm 1980 không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các
bên tham gia Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, cũng có những
trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều quốc gia coi là mang quốc tịch
nước mình. Do đó để xác định chủ thể Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có đủ
năng lực pháp luật tham gia hợp đồng hay không thì các nước phải ký kết hoặc gia
nhập các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương để giải quyết vấn đề xung
đột pháp lý này.
Thứ hai, Đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Đối tượng của

hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung là hàng hóa.
Theo Từ điển Tiếng việt định nghĩa hàng hóa là “sản phẩm do lao động làm
ra được mua bán trên thị trường” [37, tr.1125].
Điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, Điều ước quốc tế và pháp
luật các nước trên thế giới cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hàng hóa là
đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

14
Công ước Viên năm 1980 không đưa ra khái niệm về hàng hóa mà dùng biện
pháp loại trừ những hàng hóa không thuộc đối tượng điều chỉnh của Công ước Viên
tại Điều 2 quy định: Công ước này không áp dụng vào việc mua bán: Các hàng hóa
dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào
trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không
cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế; Bán đấu giá; Ðể thi
hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật; Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán
đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ; Tàu thủy, máy bay và các phương tiện
chạy trên đệm không khí; Ðiện năng.
Theo pháp luật Hoa Kỳ, Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ đưa ra khái
niệm hàng hóa với tư cách là đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là:
Hàng hóa là một vật (bao gồm cả những hàng hóa được sản xuất đặc biệt) được đưa
vào trong hợp đồng bán hàng tại thời điểm xác định chứ không phải là khoản tiền sẽ
được thanh toán trong hợp đồng, không phải là cổ phiếu đầu tư và những vật khác.
Quy định này cho phép hiểu rằng, hàng hóa là đối tượng của Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế phải là vật đang tồn tại và di chuyển được vào thời điểm diễn ra
quan hệ mua bán.
Pháp luật Việt Nam cũng không có định nghĩa hàng hóa là đối tượng của
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong đó pháp luật chuyên ngành của Việt
Nam về lĩnh vực thương mại là Luật thương mại năm 2005 không đưa ra khái niệm
về hàng hóa là đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ liệt kê
những hàng hóa là đối tượng điều chỉnh của luật tại Điều 3, khoản 2: Hàng hóa bao

gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những
vật gắn liền với đất đai. Với quy định này có thể hiểu đối tượng của Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế chỉ bao gồm hàng hóa là tài sản hữu hình. Bên cạnh đó, để trở
thành đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo pháp luật Việt Nam
hàng hóa còn phải đáp ứng những điều kiện khác do pháp luật quy định là không
thuộc danh mục những mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu.
Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định: hàng hóa là đối tượng của

15
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa hữu hình được phép lưu thông
trong phạm vi quốc gia và quốc tế, có thể di chuyển qua biên giới hải quan của một
nước. Trước đây, ranh giới di chuyển của hàng hóa trong Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế thường là biên giới quốc gia, hàng hóa được chuyển qua biên giới nước
người bán sang nước người mua hoặc sang nước thứ ba vì Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác
nhau nên trong đa số các trường hợp mua bán hàng hóa quốc tế thì hàng hóa được
chuyển từ nước người bán sang nước người mua hoặc từ nước người bán sang nước
thứ ba. Tuy nhiên ngày nay, ranh giới di chuyển của hàng hóa là biên giới hải quan
– đó là các cửa khẩu quốc gia, các lãnh thổ hải quan nơi mà hàng hóa phải thực hiện
các thủ tục xuất nhập khẩu theo quy định về quản lý xuất nhập khẩu của các quốc
gia. Từ thực tiễn hình thành các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế, các kho ngoại
quan cùng với các quy chế hải quan đặc biệt dành cho sự hoạt động của các khu vực
này làm cho ranh giới di chuyển của hàng hóa xuất nhập khẩu rộng hơn mà không
chỉ giới hạn bởi biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, không phải bất kỳ hàng hóa nào
được phép lưu thông cũng là đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Các quốc gia xuất phát từ vấn đề an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, bảo vệ sản
xuất trong nước đều quy định các loại hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, hạn chế xuất
nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu có điều kiện. Vì vậy khi tham gia quan hệ mua bán
hàng hóa quốc tế, chủ thể hợp đồng cần tìm hiểu pháp luật quốc gia liên quan xem
hàng hóa mua bán đó có được coi là đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế để tránh những hậu quả không đáng có.
Thứ ba, đồng tiền dùng để thanh toán trong Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế: đồng tiền dùng để thanh toán giữa bên mua và bên bán rất đa dạng, phụ
thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Quy định về đồng tiền thanh
toán là không thể bỏ qua giữa các bên trong thương lượng và thỏa thuận hợp đồng,
đồng tiền dùng trong thanh toán có thể là đồng tiền của một trong các bên tham gia
hợp đồng tức là có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng,
có thể là đồng tiền của một nước thứ ba, có thể là đồng tiền được sử dụng trong khu

16
vực, cũng có thể là đồng tiền được dùng trên phạm vi toàn thế giới. Ví dụ: hợp đồng
mua bán vải thiều giữa bên bán là thương nhân Việt Nam và bên mua là thương
nhân Trung Quốc, đồng tiền dùng để thanh toán là đồng nhân dân tệ - trong trường
hợp này đồng nhân dân tệ là nội tệ của bên thương nhân Trung Quốc và là ngoại tệ
đối với thương nhân Việt Nam. Trong hợp đồng mua bán gạo giữa bên bán là
thương nhân Thái Lan và bên mua là thương nhân Pháp, thỏa thuận đồng tiền dùng
để thanh toán là đô la Mỹ - trường hợp này, đồng đô la Mỹ là ngoại tệ đối với cả
bên mua và bên bán. Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân Hi Lạp và
thương nhân Bỉ, thỏa thuận đồng tiền dùng để thanh toán là đồng Euro, trong trường
hợp này đồng tiền dùng để thanh toán là nội tệ đối với cả hai bên.
Thứ tư, ngôn ngữ của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: ngôn ngữ của
hợp đồng cũng đa dạng: có thể ngôn ngữ mẹ đẻ đối với cả hai bên, có thể là ngoại
ngữ đối với một hoặc cả hai bên. Thực tế giao dịch thương mại quốc tế cho thấy,
thông thường hợp đồng được làm bằng hai ngôn ngữ: một ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ
đối với một bên và một ngôn ngữ quốc tế, thường là tiếng Anh; công việc soạn thảo
hợp đồng có thể làm bằng hai cách: có thể lập thành hai hợp đồng mỗi hợp đồng
dùng một ngôn ngữ hoặc dùng cả hai ngôn ngữ trong cùng một hợp đồng. Ngôn ngữ
dùng để soạn thảo hợp đồng rất quan trọng, nhất là trường hợp dùng hai ngôn ngữ
để soạn thảo, trong đó có một ngôn ngữ chính thì hợp đồng bằng ngôn ngữ chính
này sẽ là hợp đồng gốc và là cơ sở xác định thỏa thuận của các bên trong trường

hợp có tranh chấp xảy ra, điều này đòi hỏi các bên tham gia hợp đồng phải có trình
độ hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ chính của hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình
khi tham gia quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ năm, về giải quyết tranh chấp: tranh chấp về việc giao kết và thực hiện
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết bởi tòa án nước ngoài
hoặc trọng tài nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng. Ví dụ: Hợp
đồng mua bán giầy da giữa thương nhân Việt Nam có trụ sở đóng tại Bình Dương và
thương nhân Nhật Bản có trụ sở thương mại đặt tại Tokyo thỏa thuận trong trường
hợp có tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia hợp đồng thì trước hết mâu thuẫn,

17
tranh chanh chấp sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, nếu các bên không
thương lượng được với nhau thì tranh chấp sẽ được các bên thống nhất giải quyết tại
Trung tâm trọng tài Singapo. Trường hợp này nếu tranh chấp xảy ra và phải giải
quyết tại Trung tâm trọng tài Singapo thì tranh chấp được giải quyết bởi cơ quan tài
phán này là trọng tài nước ngoài đối với cả hai bên của hợp đồng. Hay hợp đồng mua
bán chuối giữa bên bán là thương nhân Phillipin và bên mua là thương nhân Đức,
thỏa thuận nếu tranh chấp xảy ra mà các bên không thương lượng được thì tranh chấp
được giải quyết bởi trọng Tòa thương mại Beclin – trường hợp này Tòa thương mại
Beclin là cơ quan giải quyết tranh chấp nước ngoài đối với bên Phillipin.
Vấn đề giải quyết tranh chấp khi các bên tham gia Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế có mâu thuẫn cũng rất phức tạp, đặc biệt khi tòa án hoặc trọng tài là cơ
quan tài phán nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên. Bởi mỗi thiết chế tài phán lại
có lại có phương thức, cơ chế giải quyết riêng, đòi hỏi các bên phải am hiểu thủ tục,
trình tự giải quyết tranh chấp tại tòa án, trọng tài này. Đây là không dễ dàng, thậm
chí là rất khó khăn đối với các bên có tranh chấp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ,
ít kinh nghiệp thương trường quốc tế mà cơ quan tài phán lại là tòa án, trọng tài
nước ngoài đối với mình.
Thứ sáu, về nơi ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: việc giao kết hợp
đồng có thể diễn ra ở nước ngoài đối với một hoặc cả hai bên, vì hợp đồng được giao

kết bởi các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau nên nếu hai bên đàm
phán ký kết ở nước người bán thì việc ký kết hợp đồng diễn ra ở nước ngoài đối với
người mua và ngược lại, nếu hợp đồng được ký kết ở nước thứ ba thì việc ký kết hợp
đồng được thực hiện tại nước ngoài đối với cả hai bên tham gia hợp đồng.
Thứ bảy, luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: pháp luật
dùng để điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rất phong phú, xuất phát từ
nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế trong mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó các
bên có quyền tự do thỏa thuận nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán và Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có thể là luật
quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, thậm chí là án lệ.

18
Luật quốc gia: các bên tham gia Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có
quyền tự do thỏa thuận và thống nhất với nhau trong hợp đồng lựa chọn luật quốc
gia để điều chỉnh hợp đồng, đó có thể là luật nước người bán, có thể là luật nước
người mua, có thể là luật nước thứ ba hoặc bất kỳ pháp luật quốc gia nào có liên
quan đến Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: luật nơi ký kết hợp đồng, luật
nơi thực hiện hợp đồng… Khi luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì luật quốc gia đó sẽ trở thành pháp luật nước
ngoài đối với một hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng.
1.1.3 . Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hiệu lực của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vấn đề quan trọng mà
các bên tham gia hợp đồng phải quan tâm khi giao kết hợp đồng, tuy nhiên thực tế
cho thấy các bên của hợp đồng thường không quan tâm đến vấn đề này ở mức độ
xứng đáng. Mua bán hàng hóa quốc tế ngày nay đòi hỏi chủ thể của hợp đồng phải
hiểu biết và nắm được những quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng để hạn chế những rắc rối và thiệt hại không cần thiết có thể xảy ra. Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế có hiệu lực phải đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất, chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là bên mua và
bên bán phải có đủ tư cách pháp lý (chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp):

Chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là pháp nhân hoặc
tự nhiên nhân. Pháp nhân, tự nhiên nhân phải có đủ năng lực pháp luật và năng
lực hành vi.
Đối với chủ thể là tự nhiên nhân: Điều 14 Bộ luật dân sự quy định về năng
lực pháp luật của cá nhân như sau: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực
pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người
đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Năng lực pháp luật không bị giới hạn bởi
tuổi tác, sức khỏe hay bất kỳ một điều kiện nào khác trừ những người bị truy tố
pháp luật. Pháp luật của các nước nói chung đều quy định người nước ngoài (trừ
những trường hợp ngoại lệ và những quy định khác trong điều ước quốc tế) có năng

19
lực pháp luật như công dân nước sở tại. Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định về năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài tại điều 761 quy định: Năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật
của nước mà người đó có quốc tịch. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự
tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. Về năng lực hành vi của tự nhiên nhân, Bộ
luật dân sự Việt Nam quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân tại điều 17
như sau: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự; Bộ luật dân sự cũng quy định
về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài tại điều 761 như sau:
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo
pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. Người nước ngoài có năng lực pháp
luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. Và năng lực hành vi dân sự của
cá nhân là người nước ngoài được quy định tại điều 762 như sau: Năng lực hành vi
dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam có quy định khác. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các
giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài
được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại điều 18 và
điều 19 Bộ luật dân sự quy định công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên mới có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Pháp luật các nước cũng đều có quy định rõ ràng
vấn đề năng lực hành vi của tự nhiên nhân, ví dụ Bộ luật dân sự của Pháp quy định:
Tất cả mọi người tròn 18 tuổi là những người có năng lực hành vi và có thể trở
thành thương nhân.
Đối với chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là pháp nhân: vấn
đề chủ thể của hợp đồng là một trong những vấn đề mà bên mua và bên bán rất cần
phải hiểu biết bởi trong thực tế không ít trường hợp khi có tranh chấp xảy ra, tòa án
giải quyết tranh chấp tuyên hợp đồng vô hiệu do người ký kết hợp đồng không đủ

×