Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hiện trạng mặn của đất nông nghiệp huyện giao thủy tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 95 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRẦN MINH CHÂU






ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MẶN CỦA ðẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ðỊNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số : 60.44.03.01


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH





HÀ NỘI - 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Nội dung ñề tài này là
những kết quả nghiên cứu, những ý tưởng khoa học ñược tổng hợp từ công
trình nghiên cứu, các công tác thực ñịa, phân tích do tôi trực tiếp tham gia thực
hiện.
Tôi xin cam ñoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc ./.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Trần Minh Châu













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñược luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến:
+ Ban giám hiệu trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Môi Trường, cùng
các Thầy Cô giáo ñã giảng dạy, truyền ñạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi
tham gia khóa học của Trường.
+ PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành ñã hết lòng quan tâm, trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
+ Trung tâm ðiều tra ðánh giá Tài nguyên ñất - Tổng cục Quản lý ñất ñai
ñã tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu này.
+ Thạc sỹ Nguyễn ðức Anh, kỹ sư Nguyễn Thọ Hoàng và các cán bộ kỹ thuật
viên phòng thí nghiệm Jica khoa Quán Lý ðất ðai trường ñại học Nông Nghiệp Hà
Nội ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong quá trình phân tích và hoàn thiện luận văn
Xin bày tỏ lòng biết ơn gia ñình ñã giúp ñỡ ñộng viên, ñóng góp ý kiến trong
suốt quá trình học tập .

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Trần Minh Châu



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ðẶT VẤN ðỀ 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
2.1 Mục ñích 2
2.2 Yêu cầu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ CẦN NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan về ñất mặn 3
1.1.1 Khái quát chung về ñất mặn 3
1.1.2. Nguồn gốc hình thành ñất mặn 3
1.1.3. Quá trình hình thành ñất mặn 6
1.1.4. Nguyên nhân gây mặn ñất 6
1.2 ðất mặn trên thế giới và Việt Nam 9
1.2.1 ðất mặn trên thế giới 9
1.2.2 ðất mặn ở Việt Nam 11
1.3 ðánh giá, sử dụng và cải tạo ñất mặn 14
1.3.1. ðánh giá ñộ mặn của ñất 14
1.3.2 Các ảnh hưởng của mặn hóa tới sinh thái và cây trồng 16
1.3.3 Sử dụng ñất mặn 29

1.3.4 Cải tạo ñất mặn 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page iv

CHƯƠNG 2. ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 ðối tượng nghiên cứu 34
2.2 Phạm vi nghiên cứu 34
2.3 Nội dung nghiên cứu 34
2.3.1. Tìm hiểu ñiều kiện tự nhiên và sử dụng ñất nông nghiệp của
huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam ðịnh. 34
2.3.2. Phân tích một số chỉ tiêu lý, hoá học của ñất nông nghiệp huyện
Giao Thủy – Tỉnh Nam ðịnh. 34
2.3.3. ðánh giá hiện trạng mặn của ñất nông nghiệp huyện Giao Thủy
– Nam ðịnh. 34
2.3.4 Cảnh báo và ñề xuất giải pháp khắc phục mặn ñất nông nghiệp
huyện Giao Thủy 34
2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 34
2.4.2 Lấy mẫu phân tích 35
2.4.3 Phương pháp phân tích 36
2.4.4. ðánh giá mức ñộ mặn của ñất: 36
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu: 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Khái quát ñiều kiện tự nhiên và sử dụng ñất nông nghiệp của
huyện Giao Thủy - Tỉnh Nam ðịnh. 38
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 38
3.1.2. Hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp 49
3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế xã hội 50

3.2. Một số chỉ tiêu lý, hoá học của ñất nông nghiệp huyện Giao
Thủy – Tỉnh Nam ðịnh, 53
3.2.1. Với loại hình sử dụng chuyên lúa 54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page v

3.2.2. Loại hình sử dụng ñất chuyên màu 54
3.2.3. Loại hình sử dụng NTTS 54
3.2.4. Loại hình sử dụng ñất Rừng ñặc dụng 55
3.3. Hiện trạng mặn của ñất nông nghiệp trên toàn bộ huyện Giao
Thủy – Nam ðịnh 55
3.3.1. Hiện trạng mặn ñất chuyên lúa 55
3.3.2 Hiện trạng mặn của ñất LUT chuyên màu 62
3.3.3. Hiện trạng mặn của ñất LUT Nuôi trồng thủy sản 65
3.3.4. Hiện trạng mặn của ñất LUT Rừng ñặc dụng 70
3.3.5. Tác ñộng của loại hình sử dụng ñất ñến ñộ mặn của ñất 74
3.4. Cảnh báo và ñề xuất giải pháp khắc phục mặn 75
3.4.1. Cảnh báo mặn với các LUT 75
3.4.2 ðề xuất giải pháp khắc phục mặn 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
1. Kết luận 80
2. Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa lượng muối tại nơi tích tụ với thành phần của
nước ngầm (Kovda, 1965) 4
Bảng 1.2 ðặc ñiểm của các tầng ñất trong khu vực không ñược tưới ở vùng
bán khô hạn ở Hissar, Ấn ðộ (nguồn Abrol) 5
Bảng 1.3 Thang ñánh giá mặn theo Dever và Kadry (1960) 14
Bảng 1.4 Thang ñánh giá mặn theo Hội khoa học ñất Việt Nam 15
Bảng 1.5 Thang ñánh giá chỉ tiêu ñộ mặn trong ñất theo Euro Consult 15
Bảng 1.6 Bảng phân loại loại mặn theo tỷ số Anion: 15
Bảng 1.7 Phân loại loại mặn theo tỷ số cation 16
Bảng 1.8 Bảng ñánh giá ñộ mặn ñất theo ESP và SAR 16
Bảng 1.9 Thang ñánh giá ñộ mặn của ñất gây ảnh hưởng tới cây trồng 26
Bảng 1.10 Ảnh hưởng của ñộ mặn tới năng suất một số thực vật 28
Bảng 2.1: Lý lịch lấy mẫu 35
Bảng 2.2 Thang ñánh giá mặn theo cẩm nang sử dụng ñất nông nghiệp 37
Bảng 2.3 Thang ñánh giá mặn trong ñất theo Agricutural Compendium 37
Bảng 3.1: Diện tích các loại ñất huyện Giao Thủy 41
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp năm 2013 huyện Giao Thủy 49
Bảng 3.3: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa của ñất 53
Bảng 3.4 ðặc tính hóa học ñất lúa mùa mưa (tháng 7/ 2013) 56
Bảng 3.5 ðặc tính hóa học ñất lúa mùa khô (tháng 12/2013) 57
Bảng 3.6 Tỷ lệ các anion mùa mưa (tháng 7/2013) 59
Bảng 3.7 Tỷ lệ các anion mùa khô tháng 12/2013 59
Bảng 3.8 Tỷ lệ các cation mùa mưa (tháng 7/2013) 60
Bảng 3.9 Tỷ lệ các cation mùa khô (tháng 12/2013) 60
Bảng 3.10 ðặc tính hóa học ñất màu mùa mưa (tháng 7/2013) 62
Bảng 3.11 ðặc tính hóa học ñất màu mùa khô (tháng 12/2013) 63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp

Page vii

Bảng 3.12 Tỷ lệ các anion mùa mưa (tháng 7/2013) 64
Bảng 3.13 Tỷ lệ các anion mùa khô tháng 12/2013 64
Bảng 3.14 Tỷ lệ các cation mùa mưa (tháng 7/2013) 64
Bảng 3.15 Tỷ lệ các cation mùa khô (tháng 12/2013) 65
Bảng 3.16 ðặc tính hóa học ñất NTTS mùa mưa tháng 7/2013 66
Bảng 3.17 ðặc tính hóa học ñất NTTS mùa khô (tháng 12/2013) 67
Bảng 3.18 Tỷ lệ các anion mùa mưa tháng 7/2013 68
Bảng 3.19 Tỷ lệ các anion mùa khô tháng 12/2013 69
Bảng 3.20 Tỷ lệ các cation mùa mưa (tháng 7/2013) 69
Bảng 3.21 Tỷ lệ các cation mùa khô (tháng 12/2013) 70
Bảng 3.22 ðặc tính hóa học ñất Rừng ñặc dụng mùa mưa (tháng 7/2013) 71
Bảng 3.23 ðặc tính hóa học ñất Rừng ñặc dụng mùa khô (tháng 12/2013) 72
Bảng 3.24 Tỷ lệ các anion mùa mưa (tháng 7/2013) 73
Bảng 3.25 Tỷ lệ các anion mùa khô (tháng 12/2013) 73
Bảng 3.26 Tỷ lệ các cation mùa mưa (tháng 7/2013) 74
Bảng 3.27 Tỷ lệ các cation mùa khô (tháng 12/2013) 74
Bảng 3.28 : ðiều kiện phát triển của lúa 75
Bảng 3.29 : ðiều kiện phát triển của cây màu 76
Bảng 3.30 : ðiều kiện phát triển của rừng ñặc dụng 77


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG


Hình 3.1: Sơ ñồ các loại hình sử dụng ñất nông nghiệp huyện Giao Thủy 39
Hình 3.2: LUT chuyên lúa mùa mưa 55
Hình 3.3: LUT chuyên lúa mùa khô 57
Hình 3.4: LUT Chuyên màu 61
Hình 3.5: LUT nuôi trồng thủy sản 65
Hình 3.6: LUT Rừng ñặc dụng 70
Hình 3.7: Tác ñộng của các loại hình sử dụng ñến ñộ mặn (TSMT) 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BS ðộ no bazơ
CEC Dung tích hấp phụ cation
Cs Cộng sự
EC
ðộ dẫn ñiện

ESP Phần trăm Na trao ñổi
ISRIC Trung tâm thông tin tư liệu ñất Quốc tế
LUT Loại hình sử dụng ñất
NTTS Nuôi trồng thủy sản
OC Cacbon hữu cơ
OM Chất hữu cơ
SAR Tỉ số hấp phụ Na
USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
VN Việt Nam
FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
WRB Cơ sở tham chiếu tài nguyên ñất Thế giới




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 1

ðẶT VẤN ðỀ

1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðất mặn ven biển ñược hình thành do tác ñộng trực tiếp và thường
xuyên của thủy triều dâng lên, tràn vào hoặc do nước mạch theo mao quản leo
lên các lớp mặt hoặc do muối tích lũy trong ñất từ lâu ñời ñến nay còn lại một
phần. ðất mặn ñược coi là một trong những loại ñất có vấn ñề. Theo thống kê,
trên thế giới ñất mặn có khoảng 785 triệu ha, trong ñó có khoảng 351 triệu ha
ñất mặn và 434 triệu ha ñất mặn kiềm (Lê Huy Bá, 2009).
Ở Việt Nam, ñất mặn có diện tích khoảng gần 1 triệu ha trong tổng số
diện tích ñất nông nghiệp 9,53 triệu ha (khoảng hơn 10 %), tập trung chủ yếu
ở hai vùng ñồng bằng lớn là vùng ñồng bằng sông Cửu Long và vùng ñồng
bằng sông Hồng. ðất mặn vùng ñồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở các
tỉnh Thái Bình, Nam ðịnh, Ninh Bình…(Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2001)
ñược hình thành chủ yếu do bị nhiễm nước mặn bởi thủy triều hoặc do nước
mặn từ các dòng chảy ngầm di chuyển lên bề mặt ñất.
Trong ñất mặn có một số ñộc tố, trong ñó chủ yếu là Na
+
với hàm
lượng rất cao so với mức chịu ñựng của cây. Do hiện tượng ñối kháng ion cây
sẽ giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng (K, Ca), sự ức chế hấp thụ và vận
chuyển Ca sẽ hạn chế sinh trưởng của ngọn. Tăng ñộ mặn sẽ ức chế hoạt tính
khử nitrat, làm giảm hàm lượng diệp lục và tốc ñộ quang hợp, tăng tốc ñộ hô
hấp trong cây. Vì vậy cây trồng thường có năng suất thấp và không ổn ñịnh.
Nhu cầu sử dụng ñất mặn phục vụ sản suất nông nghiệp ngày càng trở lên cấp

bách hơn ñối với ñất nước chúng ta việc nghiên cứu cải tạo, hạn chế các yếu
tố ñộc hại, tăng cường các yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng trên ñất mặn là
hết sức cần thiết ñể có ñược năng suất cao, ổn ñịnh.
Giao Thuỷ là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nam ðịnh chủ yếu sản
suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. ðất dùng sản xuất nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 2

thường gặp những khó khăn nhất ñịnh vì ñất thường bị nhiễm mặn, thiếu
nước ngọt ñể tưới cho cây trồng. Do vậy, việc nghiên cứu ñộ mặn qua quá
trình sử dụng là rất cần thiết, ñây là căn cứ ñể sử dụng hợp lý ñất, nhằm ñáp
ứng ñược yêu cầu phát triển của nông nghiệp hiện tại và tương lai.
Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện ñề tài: “ðánh giá hiện trạng
mặn của ñất nông nghiệp huyện Giao thủy, tỉnh Nam ðịnh”
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1 Mục ñích
ðánh giá hiện trạng mặn ñất nông nghiệp huyện Giao Thủy - tỉnh Nam
ðịnh ñể cảnh báo và ñề xuất một số giải pháp sử dụng cải tạo ñất hợp lý.
2.2 Yêu cầu
Xác ñịnh ñược mức ñộ và thành phần của ñộ mặn trong ñất nghiên cứu.
Từ ñó làm cơ sở ñể ñề suất các biện pháp sử dụng, cải tạo hợp lý nhằm bảo vệ
tính bền vững ñất nông nghiệp huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam ñịnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về ñất mặn

1.1.1 Khái quát chung về ñất mặn
Ở nước ta, ñất mặn phân bố chủ yếu ở ñồng bằng Nam bộ, Bắc bộ và
một phần nhỏ ở ñồng bằng miền Trung. ðất mặn là loại ñất có chứa nhiều loại
muối khác nhau, trong ñó các muối Clorua bao giờ cũng chiếm ưu thế, trừ
tầng tích tụ xác các cây sú vẹt do lưu huỳnh nhiều nên Sunfat có thể chiếm ưu
thế (Lê Văn Khoa và cs, 2000). ðất mặn do muối NaCl, Na
2
SO
4
, MgSO
4
,
NaNO
3
, Mg(NO
3
)
2
, CaCl
2
, CaSO
4
,… nghĩa là có sự tích tụ với nồng ñộ cao
các muối kim loại kiềm và kiềm thổ gốc acid là những ion Cl
-
, SO
4
2-
, NO
3

-
,
CO
3
2-
…. trong ñó vai trò của Clo là quan trọng nhất, Ngoài ra, ñất tích luỹ
khá nhiều kim loại, chủ yếu là kim loại kiềm và kiềm thổ, trong ñó vai trò của
Na là quan trọng nhất (Lê Huy Bá, 2009).
ðất mặn ñược hình thành ở gần các cửa sông nơi có ñịa hình thấp chủ
yếu ≤ 1m, (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền
mẫu chất kết hợp giữa phù sa sông và phù sa biển; phù sa biển trầm tích ở bên
dưới còn phù sa sông ñược phủ lên trên. Phù sa biển thường thô cõng phù sa
sông thường nhỏ mịn, chủ yếu là sét vật lý. Các hạt phù sa dạng huyền phù do
ñược vận chuyển ra cửa sông sau ñó gặp ñiều kiện lý hoá thay ñổi của môi
trường biển sẽ lắng ñọng tạo thành lớp bùn mịn có khi dày tới vài mét (Lê
Văn Khoa và cs, 2000).
1.1.2. Nguồn gốc hình thành ñất mặn
ðất mặn là ñất chứa nhiều muối hoà tan 1- 1,5 % hoặc hơn, loại muối
tan thường gặp là: NaCl, CaCl
2
, CaSO
4
, MgCl
2
, NaHCO
3
, … Những muối
này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục ñịa, nguồn gốc biển, nguồn gốc
sinh vật…), nhưng nguồn gốc nguyên thuỷ của chúng là từ các thành phần
khoáng ñá và núi lửa. Trong quá trình phong hoá ñá, những muối này bị hoà

tan, di chuyển tập trung ở dạng ñịa hình trũng, không thoát nước. Ở vùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 4

nhiệt ñới mưa nhiều như ở Việt Nam, sự phong hoá ñá xảy ra mạnh mẽ, tất cả
các loại muối, kể cả những loại muối khó tan như CaCO
3
, CaSO
4
v,v… cũng
bị hoà tan và rửa trôi ra sông biển (Viện nông hóa Thổ nhưỡng, 2006).
Hàm lượng muối dư thừa trên bề mặt ñất và trong vùng rễ cây trồng
ñặc trưng cho tất cả các loại ñất mặn. Nguồn chính của tất cả các muối trong
ñất là sự phong hóa các khoáng vật trong lớp vỏ trái ñất. Trong quá trình
phong hóa hóa học gồm quá trình thủy phân, hydrat hóa, oxy hóa và quá trình
sét hóa ñã dần hình thành nên các muối. Các muối sinh ra ñược vận chuyển
thông qua nước mặt hoặc nước ngầm và dần ñược tích tụ ở những khu vực
thấp hoặc tương ñối khô cằn. Khi nước với các sản phẩm hòa tan di chuyển
ñến các khu vực thấp hoặc khô cằn, các muối sẽ tập trung và nồng ñộ có thể
ñủ cao ñể kết tủa. Ngoài con ñường vận chuyển theo dòng nước các thành
phần của muối có thể trải qua các quá trình trao ñổi, hấp thụ, di ñộng… và kết
quả của các quá trình này dẫn ñến sự tập trung của các ion natri Clorua trong
ñất và trong nước. Nhà khoa học người Nga (Kovda, 1965) ñã nghiên cứu và
công bố kết quả (bảng 1.1) của những thay ñổi trong thành phần của nước ngầm
và nồng ñộ muối khi di chuyển ñến nơi ñịa hình thấp, trũng. Xu hướng tương tự
ñược quan sát ñối với các thành phần hóa học của nước ngầm ở Ấn ðộ.
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa lượng muối tại nơi tích tụ với thành phần của
nước ngầm (Kovda, 1965)
Bản chất của nước ngầm

Tổng số muối tan tại
vùng tập trung, g/l
Vùng biển silic – các vùng nước ngọt hoàn toàn có
chứa silic và các chất hữu cơ
0,01 – 0,3
Nước có chứa Canxi bicacbonat 0,2 – 0,3
Nước có Natri bicacbonat 0,5 – 0,7
Vùng nước có chứa Sunfat ít hơn Clorua 0,5 – 3,0
Nước Clorit – Sunfat 2,5 – 5,0
Nước Clorit >5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 5

Bảng 1.2 ðặc ñiểm của các tầng ñất trong khu vực không ñược tưới ở
vùng bán khô hạn ở Hissar, Ấn ðộ (nguồn Abrol)
ðộ sâu (cm) Sét (%) pH
*
EC (mS/cm)
0-10 17,3 8,0 1,4
10-20 18,5 7,9 0,8
20-43 19,0 7,9 0,8
43-88 32,5 8,1 1,5
152-208 40,8 7,7 4,8
208-228 35,8 7,7 11,0

pH
*
: pH ñược ño ở trạng thái bão hòa nước
Những nền ñịa chất có thành phần nguyên tố và một số vật liệu biến ñổi

mạnh thì nồng ñộ muối tan cao hơn trong những khu vực khác. Khi nước ñi
qua ñá phiến sét, ñặc biệt là những ñá có nguồn gốc biển, có thể cung cấp số
lượng lớn các muối hòa tan. Do ñó, các loại hình ñịa chất có ñộ thoát nước
khác nhau ảnh hưởng ñáng kể ñến thành phần và nồng ñộ muối tan.
Muối ñược hình thành qua quá trình phong hóa ở những vùng khô cằn
với lượng mưa hạn chế sẽ tích tụ lại tại một tầng ñất, ñộ sâu tầng này tùy
thuộc vào khả năng giữ nước của ñất, mùa vụ và lượng mưa tối ña hàng năm
(Yaalon, 1965). Nếu chúng ñược tích tụ ở bên dưới vùng rễ cây trồng ở ñộ
sâu dưới 150 cm thì ít ảnh hưởng ñến cây, trừ khi chúng ñược phân phối lại
và tích lũy trong các lớp ñất bề mặt.
ðất bị ảnh hưởng của muối thường là ở các khu vực nhận ñược muối từ
các nguồn khác và nước là tác nhân vận chuyển chính. Mặc dù ñá mẹ và
khoáng vật là nguồn gốc của các muối trong ñất nhưng muối rất ít ñược hình
thành từ sự tích tụ tại chỗ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 6

1.1.3. Quá trình hình thành ñất mặn
ðất mặn là nhóm ñất phù sa ven biển ñược hình thành do trầm tích sông
và biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn biển theo thuỷ triều tràn vào
hoặc gián tiếp do nước ngầm mặn từ biển xâm nhập vào. Như vậy, sự hình
thành của nhóm ñất mặn Việt Nam chủ yếu là do quá trình mặn hoá ở các vùng
ñất ven biển do tác ñộng của nước biển (Trần Văn Chính và cs, 2006).
ðất mặn ñược hình thành trong quá trình tích muối và rửa muối. Có hai
thuyết về hình thành ñất mặn:
+ Gêñrôi cho rằng việc hình thành và phát triển ñất mặn phải trải qua 3
giai ñoạn: solonchaks, solonet và solot.
+ Viliam coi việc hình thành ñất mặn lục ñịa là do ñất ñen thoái hoá,
muối ñược tích luỹ do việc phân giải xác hữu cơ chứa muối và vì vậy nhất

thiết không cần trải qua 3 bước như trên. Quan ñiểm của Viliam chỉ ñúng
trong ñiều kiện bán khô hạn, ñồng thời những nghiên cứu gần ñây cho thấy
ñất mặn không nhất thiết phải trải qua 3 giai ñoạn như quan ñiểm của
Gêñrôi (Cao Liêm và cs, 1975).
1.1.4. Nguyên nhân gây mặn ñất
Sự hình thành ñất mặn là kết quả tác ñộng của nhiều yếu tố: ðá mẹ, ñịa
hình trũng không thoát nước, mực nước ngầm mặn ở nông, khí hậu khô hạn
và sinh vật ưa muối. Trong tất cả các yếu tố trên, nước ngầm mặn là nguyên
nhân trực tiếp làm cho ñất bị mặn, giữa ñộ sâu và ñộ mặn của nước ngầm có
quan hệ chặt chẽ. ðể xác ñịnh mối tương quan này Polưnôp ñã ñưa ra khái
niệm về “ñộ sâu tới hạn” của nước ngầm. ðó là ñộ sâu mà từ ñó nước ngầm
mặt có thể leo lên theo mao quản, làm mặn lớp ñất mặt. ðộ sâu tới hạn phụ
thuộc vào ñộ khô hạn, vào thành phần cơ giới, ñộ chặt và ñộ xốp của ñất (dẫn
theo Cao Liêm và cs, 1975).
Do ñặc ñiểm tích luỹ muối, mà muối trong ñất thường có tỷ lệ khác
nhau về cation Na
+
, Ca
2+
, Mg
2+
, K
+
… và các anion Cl
-
, SO
4
2-
, CO
3

2-
, HCO
3
-

nguồn gốc trực tiếp tạo thành các muối này chính là từ các khoáng vật và ñá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 7

mẹ, chủ yếu là trong ñá lộ thiên của vỏ trái ñất. Clarke ñã ước tính là hàm
lượng trung bình của clo và lưu huỳnh trong vỏ trái ñất tương ứng là 0,05 –
0,06%, trong khi natri, Canxi và magiê mỗi chất có thể chứa từ 2 ñến 3%.
Quá trình phong hoá, gồm có các quá trình thuỷ phân, hydrat hoá, ôxy hoá,
cacbonat hoá… Các quá trình trên tác ñộng vào khoáng vật và mẫu chất làm
phá huỷ chuyển hoá chúng thành dạng dễ hoà tan. Bởi vậy mà chúng di
chuyển ñược ñến vùng thung lũng hoặc chảy ra biển hình thành nên các yếu
tố gây ra ñộ mặn (dẫn theo Lê Huy Bá, 2009).
Tuy nhiên nguời ta tìm thấy ở một số nơi trên thế giới như một phần
bang Colorado, Utah, và Washington ñộ mặn gây ra do một lượng lớn hàm
lượng muối gốc nitrat. Sự phong hoá các khoáng vật là nguyên nhân gián tiếp
gây ra ñộ mặn cho ñất. Tuy vậy, trong một số ít trường hợp lượng muối tích
tụ ngay tại ñó, ở một số nơi tồn tại những mỏ muối là nguyên nhân chính gây
ra ñộ mặn. Hầu hết ñất bị mặn do muối từ nơi khác di chuyển ñến và nước là
thể mang chính. ðại dương là nguồn muối nói trên tạo ra ñất mặn, trong ñó
vật liệu sơ khai là trầm tích biển lắng tụ ñược hình thành từ rất sớm, do quá
trình nâng lên của vỏ trái ñất. Loại ñá phiến tại Colorado, Wyoming và Utah
là các thí dụ ñiển hình về những nơi ñất mặn ñược hình thành do trầm tích
biển. ðại dương còn là nguồn muối chính ở những vùng ñất thấp dọc theo
duyên hải.

Theo Lê Huy Bá (2009), dựa vào nguồn gốc, ñặc ñiểm hình thành các
muối, người ta phân chia các quá trình mặn hóa thành 3 loại:
• Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển:
Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt ñới do ảnh hưởng trực tiếp từ biển,
Nước biển xâm nhập vào nội ñồng theo sông ngòi khi thuỷ triều lên cao, qua
các trận mưa bão vỡ ñê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt ở các con sông
chảy ra biển có lưu lượng thấp, nước ngọt không ñủ lực ñể ñẩy nước mặn khi
thuỷ triều mạnh. Nước mặn cũng theo các mao mạch, ñường nứt trong ñất ñi
qua các con ñê biển thấm sâu vào nội ñồng. Nơi cách xa biển 40 km vẫn bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 8

ảnh hưởng của quá trình này. Ở Việt Nam, ñất mặn do ảnh hưởng của nước
biển là chủ yếu, do ñó thành phần của các muối tan ở ñất mặn Việt Nam
giống như thành phần muối tan của nước biển.
• Quá trình mặn hoá lục ñịa
Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn
tồn tại trong ñất, chỉ những muối dễ tan như NaCl, MgCl
2
, NaSO
4
, … mới bị
hoà tan, rửa trôi, nhưng cũng không ñược vận chuyển ñi xa, mà tích ñọng ở
những ñịa hình trũng không thoát nước dưới dạng nước ngầm. Ở ñây do hanh
khô và mực nước ngầm nông, muối ñược di chuyển và tập trung lên lớp ñất
mặt nhờ quá trình bốc hơi và thoát nước. Có nơi muối tập trung lên mặt ñất
thành một lớp vỏ muối trắng xoá dày ñến 1- 2 cm. Một ví dụ rất ñiển hình ở
bang Texas (Mỹ) ñó là việc mực nước mặn quá nông làm muối bốc mặn lên
trên tầng mặt.

Các nguyên nhân gây mặn hoá lục ñịa là:
+ Dâng nước mao quản từ nước ngầm (là nguyên nhân chính)
+ Do gió chuyển muối cùng với bụi từ biển và các hồ nước mặn
+ Do mưa rửa muối từ nơi ñịa hình cao xuống nơi có ñịa hình thấp
+ Do khoáng hoá xác thực vật ưa mặn có chứa nhiều muối, ñôi khi ñến
50% khối lượng chất khô
+ Do tưới tiêu không hợp lý
• Quá trình mặn hoá thứ sinh
Những vùng khô hạn và bán khô hạn có lượng mưa rất thấp (200 –
500mm), do ñó nền nông nghiệp có tưới và cần tưới là phổ biến. ðất có thể bị
nhiễm mặn do dùng nguồn nước tưới bị nhiễm mặn. Như vậy, do tác ñộng
nhân sinh ñã làm mặn hoá tầng mặt. Quá trình này phổ biến rộng ở các vùng
Trung ðông, Tây Á. ðiển hình như trong cuộc cách mạng xanh của Ấn ðộ
những năm 1950 – 1960 ñã làm mặn hoá phần lớn diện tích ñất sử dụng trong
cuộc cách mạng xanh, khoảng nửa triệu km
2
(ðào Xuân Học, Hoàng Thái
ðại, 2005) gây khó khăn ñối với sản xuất nông nghiệp của nước này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 9

1.2 ðất mặn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 ðất mặn trên thế giới
1.2.1.1 Phân bố ñất mặn trên thế giới
ðất mặn xuất hiện trên tất cả các ñại lục, thông báo ñầu tiên về ñất mặn
trên thế giới là do F. Massoud thực hiện theo bản ñồ ñất thế giới của FAO –
UNESCO. Thông báo về ñất mặn ở các nước Châu Âu là theo tài liệu công bố
của Szabolls (1974; 1979) (dẫn theo Paul Driessen, 2001).
Szabolls (1979) cũng ñưa ra bản ñồ phân bố của ñất mặn trên hầu hết

các ñại lục. Tổng diện tích ñất mặn ở trên thế giới là 351,560,160 ha. Phân bố
nhiều nhất ở Châu Á 195.006.300 ha (55,49 %); Châu Mỹ 77.566.000 ha
(22,06 %); Châu Phi 53.492.000 ha (15,22 %); Châu ðại Dương 17.597.000
ha (5 %) và ít nhất là Châu Âu 7.838.000 ha (2,23 %).
1.2.1.2 Phân loại ñất mặn
Trong tầng ñất canh tác có rất nhiều loại muối dễ hòa tan, khi hàm
lượng các loại muối ñó vượt quá giới hạn cho phép và bắt ñầu gây tác hại ñến
sự sinh trưởng của cây trồng thì ñất ñó gọi là ñất mặn.
Thành phần muối trong ñất khác nhau rất nhiều, nhưng chủ yếu là hợp
chất của 3 loại cation: Na
+
, Ca
2+
, Mg
2+
và 4 loại anion: Cl
-
, SO
4
2-
, CO
3
2-
,
HCO
3
2-
. Từ ñó có thể tạo ra 12 loại muối thường gặp trong ñất mặn: Na
2
CO

3
,
NaHCO
3
, NaCl, Na
2
SO
4
, MgCl
2
, MgSO
4
, MgCO
3
, Mg(HCO
3
)
2
, CaSO
4
,
CaCO
3
, Ca(HCO
3
)
2
. Nhìn chung, cation chủ yếu trong ñất là Na
+
, anion chủ

yếu là Cl
-
, SO
4
2-
(Paul Driessen, et, al., 2001).
Căn cứ vào quá trình phát sinh, tính chất, ñặc ñiểm, mối quan hệ với sự
sinh trưởng của cây trồng và theo yêu cầu của sử dụng và cải tạo ñất, chia
thành hai loại chính
a. ðất mặn (Solonchak)
Là ñất chứa muối tan trung tính, có hại ñối với sự sinh trưởng của hầu
hết các loại cây trồng. Các muối tan chủ yếu là natri Clorua và Natri Sunfat.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 10

Tuy nhiên, trong ñất mặn cũng chứa Canxi và Magiê Clorua và Sunfat.
Một số cách phân loại như sau:
- Theo thành phần và tỷ lệ giữa các loại muối: ðất mặn Clorua, ñất mặn
Sunfat, ñất mặn Clorua – Sunfat, ñất mặn Sunfat – Clorua…
- Theo mức ñộ mặn: ðất mặn ít, ñất mặn trung bình, ñất mặn nhiều…
(Maxlov B,B… Sumacov B,B 1990 FAO, 1994).
- Theo nguồn gốc muối: ðất mặn lục ñịa, ñất mặn ven biển….
- Theo nguyên nhân gây mặn: ðất mặn nguyên sinh (ñất mặn do các
yếu tố tự nhiên gây ra: do mẫu thổ nhưỡng chứa nhiều muối, do nước ngầm ở
nông…) và ñất mặn thứ sinh (do tác ñộng không hợp lý của con người gây
nên: tưới một lượng nước quá lớn làm dâng mực nước ngầm mặn, dùng nước
lợ, nước mặn ñể tưới ruộng…).
- Theo ñộ pH
KCl

: ðất mặn trung tính, ñất mặn kiềm
b. ðất mặn kiềm (Solonets)
Trước ñây gọi là ñất kiềm (Alkali) là ñất chứa các muối natri thủy phân
kiềm, chủ yếu là Na
2
CO
3
. Hai loại ñất mặn chính này khác nhau chẳng những
về các tính chất hóa học của chúng, mà còn có sự khác nhau ở sự phân bố ñịa
lý và ñịa hóa, cũng như về các tính chất lý hóa học và sinh học. Hai loại ñất
này cần có các biện pháp cải tạo khác nhau. Trong tự nhiên, các loại muối
natri không xuất hiện tách biệt nhau hoàn toàn, mà trong hầu hết các trường
hợp, hoặc các muối trung tính, hoặc các muối thủy phân kiềm ñóng vai trò
quyết ñịnh trong quá trình hình thành ñất và xác ñịnh các tính chất của chúng,
ðất mặn kiềm thoái hóa: ðược coi là một giai ñoạn phát triển của ñất
do kết quả của sự trôi muối, có xu hướng làm cho vật chất hữu cơ và sét
chuyển xuống dưới phẫu diện, làm hình thành một lớp chặt có màu sẫm, mặt
trên có ranh giới rõ rệt. Loại này có diện tích lớn ở miền Tây Canada
(Toogood và Cairns, 1973; Cairns và Bowsa, 1977), ở Australia (Northcote và
Skene, 1972), Mỹ (Rasmussen và cộng sự, 1964).
Một số loại ñất mặn nhẹ tùy theo thành phần hóa học, ví dụ ñất giàu
Canxi Clorua, hoặc ñất chứa quá nhiều magiê trao ñổi – solonet magiê.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 11

1.2.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng ñất mặn trên thế giới
Tại hội nghị về quản lý ñất mặn vùng Châu Á – Thái Bình Dương tổ
chức tại Thái Lan tháng 8-1987. Singh ñã nhấn mạnh rằng, ñất mặn cần ñược
quản lý và khai thác ñúng ñắn, bởi lẽ diện tích ñất ñai có thể trồng trọt ñược

hầu như ñang bị thu hẹp và việc tăng sản lượng trong tương lai chủ yếu dựa
vào việc tăng năng suất cây trồng.
Công cuộc chinh phục ñất mặn ñể nâng cao năng suất cây trồng từ
trước tới nay ñã ñạt ñược một số kết quả nhất ñịnh về cải tạo ñất, chọn tạo
giống cây trồng…
Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự thay ñổi tính chất ñất mặn qua quá
trình sử dụng, mối quan hệ giữa nước – hàm lượng muối – chất dinh dưỡng
trong các vùng ñất ñã ñược khai phá chưa nhiều.
Talati ñã tiến hành các thí nghiệm ñồng ruộng về phân bón cho lúa trên
ñất mặn vùng Baramati thuộc Bombay (Ấn ðộ) và rút ra kết luận: Trong
những năm ñầu mới khai hóa, việc bón lân và kali là không cần thiết, nhưng
sau ñó cần phải xem xét lại. Việc tăng lượng ñạm lên 20-25 % so với mức
bón bình thường ñã làm tăng năng suất lúa. Urê ñược xem là dạng ñạm tốt
nhất dùng cho ñất mặn.
Ở Thái Lan, phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật thuộc trung
tâm Công nghệ gen quốc gia ở Bangkok sau khi nghiên cứu “Ngân hàng gen
lúa” của Thái Lan ñã tìm ra phát hiện một số giống lúa có sức chịu mặn cao
và ñang nghiên cứu phát triển giống lúa này. ðây là những cây lúa giống có
thể chịu ñược nước chứa 2- 3 % NaCl hoặc muối tan khác, môi trường này
gần giống với môi trường nước biển (Báo Quốc tế ñiện tử, 2001).
1.2.2 ðất mặn ở Việt Nam
1.2.2.1 Phân bố và phân loại
Ở nước ta, việc nghiên cứu ñất mặn bắt ñầu từ sau năm 1958 do
Fridland, H, Pagel cùng với các nhà thổ nhưỡng Việt Nam tiến hành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 12

Theo Vũ Cao Thái (1999): Nước ta không có ñất mặn lục ñịa mà chỉ có
ñất mặn ven biển, ñược phân chia theo ñộ mặn xác ñịnh trong lớp ñất mặt 0 –

40 cm vào thời gian mùa khô.
ðất mặn ven biển của Việt Nam ñược phân chia theo ñộ mặn xác ñịnh
trong lớp ñất mặt 0 ÷ 40 cm vào thời gian mùa khô:
- ðất mặn sú vẹt ngập triều mặn;
- ðất mặn nhiều với tổng lượng muối tan hơn 1% và Cl
-
hơn 0,25 %;
- ðất mặn trung bình với tổng muối tan từ 0,5 ÷ 1 % và Cl
-
từ 0,15 ÷
0,25 %;
- ðất mặn ít với tổng muối tan từ 0,15 ÷ 0,5 % và Cl
-
từ 0,05 ÷ 0,15 %;
- ðất rất ít mặn và không mặn với tổng muối tan < 0,15 % và Cl
-
< 0,05 %
ðất mặn ở Việt Nam có diện tích khoảng gần 1 triệu ha ñược hình
thành do sự lắng ñọng phù sa sông ñọc theo bờ biển dài trên 3,000 km. ðây là
vùng ñất có nhiều tiềm năng kinh tế quan trọng về nông nghiệp và thủy sản
nhưng chưa ñược khai thác triệt ñể (Hội Khoa học ñất Việt Nam, 2000).
Diện tích của ñất mặn không ngừng tăng thêm. Bờ biển Bắc Bộ là nơi
có các bãi bồi ñược hình thành nhiều nhất: vùng Kim Sơn, Ninh Bình hàng
năm bãi bồi tiến ra biển từ 150 ÷ 200 m và nâng cao 5 ÷ 10 cm.
ðất mặn của Việt Nam có ñộ phì tự nhiên cao. Hàm lượng mùn, lân
kali tương ñối cao. Tuy nhiên yếu tố hạn chế cũng rất lớn là hàm lượng Na
+
tự
do lớn. Do ñó nếu khắc phục ñược yếu tố này thì ñây là vùng ñất có nhiều
tiềm năng ñể phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp.

Dưới tác ñộng của con người bằng nhiều công trình thủy lợi, những
rừng ñước, bần, sú, vẹt là những cây chịu mặn tự nhiên ñã dần dần ñược thay
thế bằng các loại cây chịu mặn như: dứa, cói, ñiền thanh…và các giống lúa
chịu mặn nhằm giảm bớt ñộ mặn ñể trở thành những vùng ñất có ñộ phì thực
tế cao.
Công lao lớn nhất của con người ở miền Bắc từ thủa xa xưa trong việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 13

cải tạo ñất mặn, lấn biển là Nguyễn Công Trứ thế kỷ 19. Nhờ công lao của
ông mà các khu dân cư ven biển như: Tiền Hải (Thái Bình); Giao Thủy, Trực
Ninh, Hải Hậu (Nam ðịnh) và Kim Sơn (Ninh Bình) ñược hình thành.
Những kinh nghiệm cải tạo ñất lấn biển của cha ông ta ñã ñể lại cho
chúng ta những bài học quý giá mang tính chất khoa học và thực tiễn là: “cá
lấn biển, cói lấn cá, lúa lấn cói”.
Theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2001): Nhóm ñất mặn của Việt Nam
ñược chia ra thành các loại sau:
- ðất mặn sú, vẹt, ñước;
- ðất mặn nhiều;
- ðất mặn trung bình và ít;
- ðất mặn kiềm
ðất mặn sú, vẹt, ñước: Có khoảng 180,000 ha, tập trung ở ven biển
nhưng diện tích lớn nhất là ven biển Nam Bộ (Cà mau, Bến Tre…). Thành
phần của những quần hợp trong rừng ñước, vẹt phụ thuộc vào ñộ dày, ñộ
chặt của ñất, ñộ mặn và chu kỳ ngập của nước mặn. ðất mặn sú, vẹt, ñước
thường ở dạng bùn lỏng, lầy, rất mặn, pH trung tính, nhiều mùn là do lá, rễ
ñước phân hủy ra.
ðất mặn nhiều: Có khoảng gần 300.000 ha, tập trung ven biển ñồng
bằng Bắc Bộ như: Thái Bình, Nam ðịnh, Ninh Bình…và ñồng bằng Nam Bộ:

Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu…Nguyên nhân mặn là do muối biển với
lượng tổng số muối tan > 0,5 %; lượng Cl
-
cũng ñạt 0,2 ÷ 0,3 %. Muối biển
chủ yếu là NaCl theo nước thủy triều hoặc theo nước sông tràn vào ñất, hoặc
theo mạch nước ngầm mà bốc mặn lên vào mùa khô. ðộ dẫn ñiện thường >
4dS/m ở 25
0
C. ðộ no bazơ thường cao. ðộ pH thường trung tính. Hàm lượng
mùn không cao vì mùn thường ở dạng Na- humat dễ tan và trôi mất. Về mặt
lý tính, ñất mặn nhiều thường không có kết cấu, rất dẻo, dính khi có nước, khi
khô thì co lại nứt nẻ…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 14

ðất mặn trung bình và ít: Có diện tích khoảng 700.000 ha, tập trung
chủ yếu ở ven biển, ở những nơi có ñất mặn nhiều nhưng nằm sâu hơn vào
phía ñất liền. ðặc ñiểm cơ bản của loại ñất này là ít mặn hơn.
ðất mặn kiềm: Chỉ có ở một số vùng thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận với diện tích nhỏ khoảng 200 ha. Nhân dân ñịa phương gọi là ñất Cà
giang. Có hai loại: (i) Cà giang muối: Làm thành những ñốm trắng xóa, nổi
lên trên ñất khi trời khô nắng thành các váng nên ñồng bào ñịa phương còn
gọi là vùng ñất “cát lồi”. Cà giang muối chứa nhiều Na
2
CO
3
, (ii) Cà giang
dầu: ðen hơn vì chứa nhiều chất hữu cơ.
1.3 ðánh giá, sử dụng và cải tạo ñất mặn

1.3.1. ðánh giá ñộ mặn của ñất
Theo phân loại phát sinh ñất mặn ñược ñánh giá dựa vào tổng số muối
tan, ñộ dẫn ñiện và hàm lượng của các muối Cl
-
và SO
4
2-
và tỷ lệ các cation
Ca
2+
, Mg
2+
, Na
+
, K
+
trong ñất.
Theo phân loại của FAO-UNESCO ñất mặn ñược ñánh giá dựa vào ñộ
dẫn ñiện của dung dịch ñất và tỷ lệ muối tan (%). ðộ dẫn ñiện (EC) thường tỉ
lệ thuận với hàm lượng của tổng số muối tan và áp suất thẩm thấu của dung
dịch ñất, nên ñộ mặn của ñất từ rất lâu người ta ñã ñánh giá dựa trên thông số
EC. Phương pháp dùng cảm biến bốn ñiện cực ñể ño ñộ mặn trong ñất qua
nghiên cứu của MCorkle, 1931; Edlefsen và Anderson, 1941; Rhoades và
Ingvalson, 1971 (dẫn theo Paul Driessen et, al., 2001).
Bảng 1.3 Thang ñánh giá mặn theo Dever và Kadry (1960)
Cấp ñộ mặn
ðộ dẫn ñiện của dịch rút nước bão hoà ở 25
o
C
(mmho/cm)

Không mặn 0 – 4
Mặn nhẹ 4 – 8
M
ặn trung b
ình

8


15

Mặn nặng > 15
(Nguồn: Dever và Kadry, 1960)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông Nghiệp
Page 15

Ở Việt Nam, ñể ñánh giá ñộ mặn trước ñây dùng thang ñánh giá của
Liên Xô (cũ), gần ñây Hội Khoa học ñất Việt Nam (2000) ñề xuất thang ñánh
giá ñộ mặn của ñất như sau:
Bảng 1.4 Thang ñánh giá mặn theo Hội khoa học ñất Việt Nam
Mức ñộ mặn TSMT (%) Tỷ lệ Cl
-
(%)
ðất rất mặn >1 >0,25
ðất mặn 0,5 – 1 0,15 – 0,25
ðất mặn trung bình 0,25 – 0,5 0,05 – 0,15
ðất mặn ít < 0,25 <0,05
(Nguồn: Hội khoa học ñất Việt Nam, 2000)
Bảng 1.5 Thang ñánh giá chỉ tiêu ñộ mặn trong ñất theo Euro Consult

Mức ñộ
TSMT (%)
Không mặn 0 – 0,15
Mặn ít 0,15 – 0,35
Mặn trung bình 0,35 – 0,65
Mặn >0,65
(Nguồn: Euro Consult, Agricultural Compendium, 1989)
Bảng 1.6 Bảng phân loại loại mặn theo tỷ số Anion:
Loại mặn Cl
-
/SO
4
2
-
HCO
3
-
/Cl
-
HCO
3
-
/SO
4
2
-

Mặn Clo >2,5 - -
Mặn Clo-Sunfat 2,5 - 1 - -
Mặn Sunfat-Clo 0,2-1 - -

Mặn Clo-Natricacbonat >1 <1 >1
Mặn Sunfat-Natricacbonat <1 >1 <1
Mặn Cacbonat-NaCl >1 >1 >1
Mặn Cacbonat-NatriSunfat <1 >1 >1
Mặn Bicacbonat-Sunfat hoặc Clorua Bất kì >1 >1
(Nguồn: Euro Consult, Agricultural Compendium, 1989)

×