Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của các hộ dân vùng ven biển huyện hải hậu nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 151 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




CAO THỊ HUÊ




CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ðỔI KHÍ HẬU CỦA
CÁC HỘ DÂN VÙNG VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU - NAM ðỊNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI, NĂM 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




CAO THỊ HUÊ




CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ðỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC
HỘ DÂN VÙNG VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU - NAM ðỊNH




CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN ðỨC




HÀ NỘI, NĂM 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học hàm học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng: Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện trong luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả


Cao Thị Huê


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường, tôi luôn nhận ñược sự quan tâm
và giúp ñỡ ân cần của các thầy, cô giáo trong Nhà trường, ñặc biệt là các thầy, cô
giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành ñến các thầy cô - những người ñã trang bị cho tôi bản lĩnh và trí tuệ ñể tôi tự
tin bước vào ñời.
Trong quá trình thực hiện ñề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận ñược
sự giúp ñỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo - TS.Trần Văn ðức, Giảng viên Bộ môn
Kinh tế - Khoa KT&PTNT - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ

lòng biết ơn sâu sắc ñến Thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân dân huyện Hải Hậu tỉnh Nam ðịnh ñã
tạo ñiều kiện giúp ñỡ, nhiệt tình cung cấp thông tin trong quá trình tôi tiến hành
nghiên cứu tại ñịa bàn.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia ñình và bạn
bè ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu ñể hoàn thành luận
văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả


Cao Thị Huê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên ñề tài: “Các biện pháp thích ứng với biến ñổi khí hậu của các hộ dân
vùng ven biển huyện Hải Hậu - Nam ðịnh”.
1. Biến ñổi khí hậu (BðKH) ñang là một vấn ñề nóng bỏng trong giai ñoạn hiện
nay trên phạm vi toàn cầu. BðKH ñang ảnh hưởng sâu rộng ñến nền kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia, ñặc biệt là ảnh hưởng ñến ñời sống sản xuất và sinh hoạt của mỗi chúng
ta. Theo dự báo của Ủy ban liên chính phủ về BðKH (IPCC) nhận ñịnh, trong thời gian
tới, chắc chắn diễn biến của BðKH sẽ phức tạp và nghiêm trọng hơn về hậu quả.
Những ñợt nắng nóng, hạn hán kéo dài, những ñợt rét lịch sử, mực nước biển dâng, mưa
bão, lũ lụt là những hậu quả của BðKH. Chúng ñã gây ra những hệ lụy ñáng kể ñối với
phát triển bền vững ở Việt Nam. Tác ñộng của BðKH ñược biểu hiện rõ nhất ở các
vùng ven biển và ñồng bằng sông Cửu Long.
Huyện Hải Hậu – một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam ðịnh, Hải Hậu có

ñường bờ biển dài 32km, có nền kinh tế phát triển và có ñầy ñủ ñặc trưng của một
ñịa phương vùng ven biển. Các hiện tượng thời tiết bất thường do BðKH thường
xuyên ảnh hưởng xấu tới sản xuất và ñời sống của các hộ nông dân nơi ñây. ðể
ñánh giá thực trạng tình hình BðKH diễn ra tại huyện Hải Hậu và các tác ñộng của các
biện pháp thích ứng với BðKH của các hộ dân nơi ñây trong sản xuất và sinh hoạt, từ
ñó ñề ra một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BðKH cho các hộ
dân là rất cần thiết, nó có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “Các biện pháp thích ứng với biến ñổi khí hậu của các hộ dân vùng ven
biển huyện Hải Hậu - Nam ðịnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về
BðKH và các biện pháp thích ứng với BðKH; ðánh giá thực trạng BðKH và các
biện pháp thích ứng ñã diễn ra tại vùng ven biển huyện Hải Hậu- tỉnh Nam ðịnh;
Qua ñó phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến các biện pháp thích ứng với BðKH của
các hộ dân ven biển huyện Hải Hậu – tỉnh Nam ðịnh; ðề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BðKH cho các hộ dân ven biển huyện
Hải Hậu- tỉnh Nam ðịnh trong những năm tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện ñề tài tôi tiến hành thu thập số liệu thứ
cấp và sơ cấp thông qua các số liệu ñã công bố, sách, báo, ; ñiều tra 60 hộ (20 hộ
nông nghiệp, 20 hộ ngư nghiệp, 20 hộ kiêm) trong ñường QL21 và 60 hộ (20 hộ
nông nghiệp, 20 hộ ngư nghiệp, 20 hộ kiêm) ngoài ñường QL21 tại 2 xã và 1 thị
trấn. Ngoài ra tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp phỏng vấn 20 cán bộ huyện, thị
trấn, xã và cán bộ phụ trách trạm quan trắc ñịa phương. Các số liệu thu ñược theo
biểu mẫu ñiều tra ñược tổng hợp lại và xử lý bằng công cụ Excel và phân tích bằng
phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh.
3.
Kết quả nghiên cứu chính:


Về
thực trạng diễn biến khí hậu và nước biển dâng ở vùng ven biển
huyện Hải Hậu
Theo Trạm khí tượng tỉnh Nam ðịnh, từ năm 1990 ñến 2012, có sự thay ñổi
rõ rệt về khí hậu tại huyện Hải Hậu, cụ thể: Nhiệt ñộ tăng 0,6
o
C, lượng mưa giảm
400mm, ñộ ẩm giảm 2,36%, số giờ nắng giảm 94,9h; cường ñộ và mức ñộ của
những cơn bão ngày càng mạnh, ñặc biệt xuất hiện các cơn “siêu bão”; ðối với rét
ñậm, rét hại những năm gần ñây có xu hướng gia tăng và kéo dài, các ñợt rét có
biểu hiện dị thường về thời gian xuất hiện và cường ñộ; mỗi năm mực nước biển
tại khu vực Hải Hậu - Nam ðịnh tăng lên 2,15mm. Cùng với ñó, ñường bờ biển bị
lấn vào trung bình 10m. Khí hậu ñang diễn biến phức tạp và khó lường hơn, vì vậy
việc thực hiện các biện pháp thích ứng với BðKH là việc làm rất cần thiết.
Tác ñộng của BðKH lên huyện Hải Hậu
Thiên tai ảnh hưởng lớn ñến sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi ñây.
Mức ñộ thiệt hại ngày càng tăng lên qua các năm, cụ thể:
Trận bão số 7 năm 2005 làm vỡ ñê tại huyện Hải Hậu, gây sạt lở nghiêm
trọng với 12.965 m ñê, bờ sông bị sạt và 1.271 m kè bị sạt, 83.000 dân các xã ven
biển ñã phải sơ tán.
ðợt lũ sau cơn bão số 2 từ ngày 04-11/8/2007 tương ñương mức ñộ 2 ñã gây
sạt lở ñê biển và vùng bối diễn ra nghiêm trọng tại xã Hải Lý (mất 2 xóm và 3 nhà
thờ).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

Ngày 22/7/2010 cơn bão số 3 ñã ñổ bộ huyện Hải Hậu, hơn 2.500 m
2

ñất ñá
ven biển bị sạt lở, khoảng 1.000 ha lúa mùa cùng nhiều ñầm nuôi tôm bị ngập nước.
Ngày 28/10/2012, cơn bão số 8 (còn gọi là bão Sơn Tinh) ñã gây thiệt hại
nặng nề, ước tính trên 550 tỷ ñồng, diện tích lúa mùa dài ngày ngập trắng 1.500 ha,
3.500ha cây vụ ñông, 277ha thuỷ sản bị thiệt hại. Tốc mái, hiên nhà trên 8.800m2.
Hệ thống ñiện lưới, viễn thông, bưu ñiện, ñài phát thanh- truyền hình, truyền thanh
xã, thị trấn bị hư hỏng nghiêm trọng.
Năm 2013 là năm thiên tai diễn biến hết sức phức tạp và bất thường; Hải
Hậu chịu ảnh hưởng liên tiếp của các cơn bão số 2, 6 và 14. Bãi tắm Thịnh Long bị
hư hỏng, sập sụt nặng nề; tổng cộng hơn 15.000ha cây trồng bị ảnh hưởng giập ñổ,
nhiều diện tích cây vụ ñông trên ñất hai lúa bị ngập úng.
Tác ñộng của BðKH lên các hộ ñiều tra
- Giảm diện tích ñất nông nghiệp và ñất NTTS: Biểu hiện của sự mất ñất nông
nghiệp và ñất NTTS chỉ nhận ra khi xét tổng thể, còn về mặt cá thể thì rất khó nhận
ra do lượng mất ñi không nhiều; có 12 hộ thuộc nhóm hộ có nguy cơ bị mất ñất
nông nghiệp và ñất NTTS; hộ dân trong ñường QL21 chịu ảnh hưởng của NBD là
thấp.
- Tác ñộng ñến năng suất và sản lượng cây trồng: số hộ cả trong và ngoài
ñường QL21 ñều công nhận BðKH làm giảm năng suất và sản lượng nông nghiệp
là rất lớn (trong ñường QL21 là 56,67; ngoài ñường QL21 là 61,67). Trong ñó ảnh
hưởng của BðKH làm giảm năng suất chủ yếu tập trung vào những hộ thuộc nhóm
hộ nghèo và trung bình.
- Tác ñộng ñến chăn nuôi: chăn nuôi không phải là thế mạnh nhưng những
tác ñộng của BðKH ñến chăn nuôi cũng khá rõ rệt: cơ sở chăn nuôi chưa ñảm bảo
nên mỗi mùa mưa bão tới khả năng chuồng trại bị tốc mái, ngập úng gây chết gia
súc, gia cầm là rất cao; Thời tiết thay ñổi thất thường cũng làm phát sinh dịch bệnh
và tăng khả năng lây lan bệnh tật gia súc, gia cầm.
- Tác ñộng ñến nuôi trồng và ñánh bắt thủy sản: Qua tổng hợp ñiều tra cho
thấy, tổng thiệt hại do BðKH gây ra với các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) có xu
hướng tăng lên hàng năm. Trong những năm gần ñây, việc ñánh bắt của ngư dân


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

ngày càng trở nên khó khăn hơn do trữ lượng thủy hải sản ngày một thuyên giảm.
Mưa, bão còn gây ñắm, mất tích tàu thuyền, bè mảng và ngư cụ của các hộ dân
khiến không ít các hộ ngư dân lâm vào cảnh bần cùng, nghèo càng thêm nghèo.
- Thiệt hại về nhà cửa và các công trình xây dựng: Kết quả ñiều tra cho thấy,
hầu hết các hộ gia ñình nhận thấy rằng những thiệt hại về nhà cửa và các công trình
xây dựng do bão, bão biển và áp thấp ở mức ñộ lớn và rất lớn.
- Tác ñộng khác: giáo dục, lao ñộng, việc làm, y tế, sức khỏe: BðKH gây tác
ñộng xấu ñến mọi mặt.
Giải pháp ñã thích ứng với BðKH của các hộ nông dân vùng ven biển
huyện Hải Hậu
- Trong trồng trọt: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay ñổi giống cây trồng,
thay ñổi lịch thời vụ, các biện pháp khác. Qua phỏng vấn, khả năng thích ứng với
BðKH bằng cách dịch chuyển cơ cấu cây trồng của các hộ có sự khác nhau, phụ
thuộc vào vị trí canh tác của họ. Có 16,67% số hộ trong ñường QL21, 23,33% số
hộ ngoài ñường QL21 cho rằng họ sẽ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển từ ñất
trồng lúa kém hiệu quả sang vượt ñất trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày,
trồng hoa, trồng cây cảnh, NTTS thích hợp, ñảm bảo có hiệu quả kinh tế cao, có
khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu sâu bệnh cao, thích ứng với sự thay ñổi khí hậu.
Một sự lựa chọn ñược các hộ dân nơi ñây lựa chọn phần ñông là biện pháp thay ñổi
giống cây trồng (56,67% số hộ trong ñường QL21, 53,33% số hộ ngoài ñường
QL21). Thay vì trồng lúa theo kiểu canh tác truyền thống (sau khi kết thúc mỗi vụ
các hộ ñều chọn ra những khóm lúa tốt nhất trên ruộng ñể giống cho vụ sau) thì các
hộ chuyển sang trồng các loại giống mới Nam ðịnh 5, TBR45, RVT, TX111, Bắc
Thơm kháng bạc lá, Bte-2 ngắn ngày cho năng suất cao và có thể thu hoạch sớm
hơn, trước mùa mưa bão.
- Trong chăn nuôi: Qua kết quả ñiều tra cho thấy ñược rằng, biện pháp thích

ứng trong chăn nuôi bằng cách thay ñổi cơ cấu vật nuôi ñược các hộ dân ven biển
quan tâm và thực hiện là lớn nhất (ngoài ñường QL21 là 63,33%; trong ñường
QL21 là 53,33%). Thay ñổi giống, nuôi những giống lai, những giống ñược nhập
ngoại có năng suất cao, khả năng chịu rét, chịu nóng cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

- Các biện pháp thích ứng trong NTTS: khả năng thích ứng của các ngư dân
trong huyện còn ở mức thấp và tự phát vì khả năng nhận thức và khả năng tài chính
của họ còn hạn hẹp. ðể nâng cao khả năng thích ứng của ngư dân, ngoài việc nâng
cao nhận thức, phổ biến các biện pháp thích ứng với BðKH thì việc hỗ trợ về tài
chính giúp cho họ có khả năng mua sắm ñược tàu thuyền lớn, ñầu tư hơn cho việc
NTTS cũng là ñiều hết sức cần thiết.
- Các biện pháp thích ứng trong ñời sống sinh hoạt
Các hộ ñược phỏng vấn ñều cho rằng xây dựng nhà kiên cố, nền nhà cao có
thể giảm ñược thiệt hại do gió, bão và NBD gây ra. Tuy nhiên việc xây dựng nhà
kiên cố phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính của họ. Khi ñược hỏi các hộ
nông dân thì có ñến 29,27% số hộ cho rằng xây nhà kiên cố là vượt quá khả năng
của họ. Việc hỗ trợ tài chính ñể thực hiện việc “xóa nhà tạm” là hết sức cần thiết.
Các yếu tố ảnh hưởng ñến các biện pháp thích ứng với BðKH của các hộ
dân ven biển huyện Hải Hậu
Bên cạnh ảnh hưởng của chính sách Nhà nước, chủ trương, ñịnh hướng của
ñịa phương trong việc thích ứng BðKH, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến việc thích
ứng với BðKH, cụ thể:
Thứ nhất, nhận thức và trình ñộ học vấn của người dân: Hầu hết các hộ ñiều
tra ñều nhận thức ñược tác ñộng của BðKH gây ra, và ñều biết ñược ít nhất một
nguyên nhân gây ra BðKH. Những người dân có thông tin về BðKH và những tác
ñộng của nó từ phương tiện thông tin truyền thông (ñài phát thanh, tivi,…) và các
lớp tập huấn ñối phó với thiên tai. Trong thời gian gần ñây, ñịa phương cũng ñã tổ

chức những lớp tập huấn giới thiệu về BðKH và các biện pháp phòng tránh thiên
tai ñã thu hút ñược các hộ dân tham gia và hưởng ứng tuy nhiên con số này ñang
còn hạn chế. Số hộ sống trong ñường QL21 tham gia tập huấn tích cực và ñầy ñủ
hơn so với các hộ sống ngoài ñường QL21.
Thứ hai, tính cộng ñồng: Những hộ dân ven biển huyện Hải Hậu ñã biết hợp
tác với nhau ñể hỗ trợ, giúp ñỡ nhau tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nhằm thích
ứng với BðKH.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

Thứ ba, vốn: ðây là yếu tố quan trọng ñể hộ dân lựa chọn việc thực hiện các
biện pháp thích ứng với BðKH. Những hộ sống trong ñường QL21, mức ñộ ảnh
hưởng của BðKH ở mức thấp nên cần ít vốn ñể ñầu tư, kiên cố nhà cửa và khắc
phục thiên tai. Ngược lại các hộ sống ngoài ñường QL21, nguồn vốn lại rất quan
trọng. Khi ñược hỏi về nhu cầu vay vốn thì số hộ ngoài ñường QL21 có nhu cầu vay
vốn chiếm 75% trong khi ñó số hộ trong ñường QL21 chiếm 63,33. Chính quyền
ñịa phương cũng như chính sách của Nhà nước cần quan tâm ñến vấn ñề này, ñể giúp
cho các hộ dân có ñiều kiện khó khăn tiếp cận ñược với những nguồn vốn ưu ñãi, giúp
họ có cơ sở ñể sản xuất cũng như có khả năng áp dụng những biện pháp thích ứng với
BðKH có hiệu quả và phù hợp.
Thứ tư, kinh nghiệm: nhiều kinh nghiệm ñược giải thích bằng ca dao, tục ngữ
dựa vào những thay ñổi trạng thái của bầu trời, mặt biển và những biểu hiện khác
thường trong hoạt ñộng của các sinh vật. Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp thích
ứng, cụ thể là biện pháp thay ñổi kỹ thuật trong chăn nuôi, canh tác, ña số các hộ
dân tại ñịa phương có kinh nghiệm sản xuất lâu năm nên vẫn sản xuất theo hình
thức cũ là chủ yếu. Chính vì vậy, kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng ñến việc thực hiện các biện pháp thích ứng với BðKH.
Thứ năm, phong tục tập quán: Yếu tố phong tục tập quán ảnh hưởng khá
nhiều ñến ứng xử của các hộ dân ñối với BðKH. Do phong tục tập quán nên có rất

nhiều hộ dân ở ñịa phương không sử dụng các giống lúa lai có khả năng chịu mặn,
chịu rét tốt. Bên cạnh ñó, việc phát triển các ñầm nuôi ngao trên các bãi cát ven biển
dẫn ñến hiện tượng phá rừng phi lao chắn cát là một trong những nguyên nhân dẫn ñến
nước biển dâng và xói lở bờ biển.
Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BðKH
Giải pháp 1: Tăng cường nhận thức cho cộng ñồng về BðKH
Các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về
bảo vệ tài nguyên môi trường, thích ứng với BðKH: Quan tâm tuyên truyền các
vấn ñề mới như các giải pháp thích ứng với BðKH; ða dạng hóa nội dung, hình
thức tuyên truyền, tập trung nâng cao nhận thức của người dân về nguyên nhân và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

tác ñộng của ô nhiễm môi trường và BðKH ñối với sức khỏe con người và sự phát
triển kinh tế xã hội của huyện.
Giải pháp 2: Hợp tác cộng ñồng
Chính quyền các cấp cần phải kết hợp với cộng ñồng ñể quản lý tài nguyên.
ðây là phương pháp quản lý dựa vào cộng ñồng, có hiệu quả trong việc khai thác
hợp lý cũng như hiệu quả những nguồn tài nguyên. Cộng ñồng dân cư cần chia sẻ
cho nhau những kinh nghiệm thực tiễn ñể thích ứng với BðKH, tạo ra mối liên kết
chặt chẽ, cùng nhau thích ứng trong môi trường sống mới hiệu quả hơn.
Giải pháp 3: Các hoạt ñộng và chiến lược thích ứng với BðKH: Nông
nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và hệ thống ñê kè
Trong nông nghiệp, việc nghiên cứu và tìm ra các giống cây trồng, vật nuôi
ñể phù hợp với sự thay ñổi khí hậu thời tiết ñóng vai trò quan trọng, ñặc biệt là việc
nghiên cứu tìm ra các giống cây trồng ngắn ngày mới chịu mặn và việc xác ñịnh
lịch thời vụ phù hợp ñóng vai trò quan trọng vì nó ñảm bảo cho cây trồng tránh
ñược những ảnh hưởng xấu do BðKH gây ra.
Chính quyền ñịa phương cần quy hoạch tổng thể tiến tới quy hoạch chi tiết

vùng nuôi trồng thủy hải sản một cách hợp lý; công tác tiêu thụ sản phẩm cần chú
trọng ñảm bảo giá cả ổn ñịnh ñể tạo thương hiệu. Chú trọng ñầu tư xây dựng, nâng
cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phù hợp với ñiều kiện khí hậu mới. ðồng
thời, phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến ngư với cơ sở ñào tạo và nghiên cứu,
các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các hộ nghề nghiệp,… ñể bổ sung, hoàn
chỉnh công nghệ trong nuôi trồng thủy hải sản và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ
thuật ñến tận người nuôi.
Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm
Tiếp tục triển khai nghiên cứu khoa học và hoàn thiện công nghệ theo
hướng khai thác và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực dự báo bão, sóng biển,
dự tính thủy triều, nước dâng do bão. Tăng cường ñổi mới nâng cấp trang thiết bị
phục vụ cho công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển. Nâng cấp và
mở rộng hệ thống trạm quan trắc, cảng dự tính thủy triều, trạm khí tượng thủy văn
ở vùng biển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page x

Giải pháp 5: Huy ñộng nguồn tài chính ñể ñầu tư cho việc ñối phó với BðKH
Cần ña dạng hóa hình thức cho vay, hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất ưu ñãi, tài trợ
hoặc cho vay có hoàn trả, thế chấp tài sản, tín chấp,… ñến các hộ, giúp họ có ñiều kiện
mua sắm tàu thuyền ñánh bắt, ñầu tư vào NTTS, xây dựng nhà kiên cố, chuyển ñổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi ñể chống chọi với BðKH trong thời gian dài.
Giải pháp 6: Tăng cường vai trò của Nhà nước, chính quyền ñịa phương
Nhà nước và chính quyền ñịa phương cần nâng cao hơn nữa vai trò của
mình trong việc ñịnh hướng cũng như tuyên truyền, ñưa thông tin về BðKH ñến
với hộ dân rõ ràng và nhanh nhất, ñể từ ñó cùng nhau tìm ra những phương án
thích ứng với BðKH hiệu quả và phù hợp nhất với ñiều kiện thực tế của quốc gia
và mỗi ñịa phương.





















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xi

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xiv

DANH MỤC BẢNG xv
DANH MỤC BIỂU ðỒ, HỘP xvii
1. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Nội dung nghiên cứu 5
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
2.1 Cơ sở lí luận 6
2.1.1 Một số khái niệm liên quan ñến ñề tài 6
2.1.2 ðặc ñiểm BðKH ở vùng ven biển 14
2.1.3 Vai trò, tác dụng của các biện pháp thích ứng với BðKH 15
2.1.4 Nội dung của các biện pháp thích ứng với BðKH 16
2.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài 24

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xii

2.2.1 Vấn ñề thích ứng với BðKH của người dân ven biển ở một số quốc gia trên
thế giới và kinh nghiệm thích ứng của các quốc gia ñó với BðKH 24
2.2.2 Vấn ñề thích ứng với BðKH của người dân ven biển ở Việt Nam 32
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 41
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 41
3.1.1 Vị trí ñịa lý 41

3.1.2 ðịa hình, thổ nhưỡng 41
3.1.3 ðiều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn 42
3.1.4 ðiều kiện kinh tế - xã hội 44
3.2 Phương pháp nghiên cứu 53
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 53
3.2.2 Chọn ñiểm nghiên cứu 54
3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin và tài liệu 55
3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 57
3.2.5 Phương pháp phân tích 57
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 58
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
4.1 Thực trạng diễn biến khí hậu và nước biển dâng ở vùng ven biển huyện
Hải Hậu 60
4.1.1 Thay ñổi về nhiệt ñộ, lượng mưa, ñộ ẩm, số giờ nắng 60
4.1.2 Thay ñổi về hiện tượng thời tiết bất thường 61
4.1.3 Nước biển dâng 61
4.2 Tác ñộng của BðKH ñến tình hình sản xuất và ñời sống của nhân dân
huyện Hải Hậu trong những năm gần ñây 62
4.2.1 Thông tin cơ bản về hộ ñiều tra 63
4.2.2 Tác ñộng của BðKH ñến tình hình sản xuất và ñời sống 66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xiii

4.3 Tìm hiểu một số biện pháp thích ứng với biến ñổi khí hậu của các hộ
nông dân vùng ven biển huyện Hải Hậu ñang áp dụng 79
4.3.1 Các biện pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp 79
4.3.2 Các biện pháp thích ứng trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) 86
4.3.3 Các biện pháp thích ứng trong ñánh bắt thủy, hải sản 88
4.3.4 Các biện pháp thích ứng trong ñời sống sinh hoạt 90

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến các biện pháp thích ứng với BðKH của các
hộ dân ven biển huyện Hải Hậu 92
4.4.1 Yếu tố chủ quan 92
4.4.2 Yếu tố khách quan 98
4.4.3 Phân tích SWOT ñối với vùng ven biển Hải Hậu 104
4.5 ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với
BðKH 105
4.5.1 Giải pháp 1: Tăng cường nhận thức cho cộng ñồng về BðKH 105
4.5.2 Giải pháp 2: Hợp tác cộng ñồng 108
4.5.3 Giải pháp 3: Các hoạt ñộng và chiến lược thích ứng với BðKH: Nông
nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và hệ thống ñê kè 108
4.5.4 Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm 112
4.5.5 Giải pháp 5: Huy ñộng nguồn tài chính ñể ñầu tư cho việc thích ứng
với BðKH 112
4.5.6 Giải pháp 6: Tăng cường vai trò của Nhà nước, chính quyền ñịa phương 113
5. KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 121


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xiv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải nội dung
BðKH Biến ñổi khí hậu
ðDSH ða dạng sinh học
ðBSH ðồng bằng Sông Hồng
ðBSCL ðồng bằng sông Cửu Long

NBD Nước biển dâng
KT – XH Kinh tế - xã hội
HST Hệ sinh thái
PCLB Phòng chống lụt bão
RNM Rừng ngập mặn
SXKD Sản xuất kinh doanh
TKCN Tìm kiếm cứu nạn
UBND Ủy ban nhân dân
XNM Xâm nhập mặn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xv

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Ước tính thiệt hại do NBD tại các vùng châu thổ của Trung Quốc 25
2.2 Một số trận ñộng ñất lớn gây thiệt hại nghiêm trọng ở Nhật Bản 28
3.1. Tình hình sử dụng ñất ñai huyện Hải Hậu từ năm 2011 ñến 2013 44
3.2 ðặc ñiểm dân số lao ñộng huyện Hải Hậu qua các năm 2011 - 2013 47
3.3 Kết quả SXKD của huyện, 2011 -2013 52
3.4 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 55
3.5 ðối tượng và mẫu ñiều tra 56
4.1 Sự thay ñổi nhiệt ñộ, lượng mưa, ñộ ẩm, số giờ nắng trung bình năm của
huyện Hải Hậu từ 1990- 2012 60
4.2 Thông tin cơ bản của các hộ ñiều tra 64
4.3 Thiệt hại do BðKH với các hộ NTTS ñược phỏng vấn năm 2013 72
4.4 Thiệt hại do mưa bão gây ra trong ñánh bắt thủy hải sản của hộ dân ñược
phỏng vấn trong 3 năm từ 2011 -2013 73

4.5 Biện pháp thích ứng với BðKH của các hộ ñược ñiều tra trong ngành
trồng trọt 80
4.6 Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của các hộ ñiều tra trong những
năm gần ñây 81
4.7 Tình hình áp dụng lúa lai vào diện tích ñất lúa của các hộ ñiều tra trong
những năm gần ñây 82
4.8 Các biện pháp thích ứng của hộ ñược ñiều tra trong chăn nuôi 83
4.9 Cơ cấu vật nuôi của các hộ ñiều tra trong 3 năm gần ñây 83
4.10 Sự thay ñổi giống vật nuôi ñể thích ứng với BðKH 84
4.11 Các biện pháp thích ứng của hộ nuôi trồng thủy hải sản 87
4.12 Các biện pháp thích ứng của hộ ñánh bắt thủy hải sản 88
4.13 Các biện pháp thích ứng của hộ ñược ñiều tra trong xây dựng và bảo vệ
tài sản 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xvi

4.14 Khả năng xây nhà kiên cố của các hộ dân có nhà tạm, nhà bán kiên cố 91
4.15 Nhận thức của người dân về biến ñổi khí hậu 93
4.16 Số hộ ñiều tra ñã tham gia lớp tập huấn nhận thức và cách phòng chống
thiên tai tại ñịa phương 94
4.17 Các hoạt ñộng tập thể phổ biến nhất ở cấp cộng ñồng 95
4.18 Nhu cầu vay vốn của các hộ dân 96
4.19 ðiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñối với vùng ven biển huyện
Hải Hậu 104
4.20 Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng ñồng về BðKH và NBD 107
4.21 Các giải pháp hợp tác cộng ñồng 108
4.22 Các giải pháp thích ứng về nông nghiệp, ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và hệ
thống ñê kè 110



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page xvii

DANH MỤC BIỂU ðỒ, HỘP

STT Tên biểu ñồ Trang

4.1 Trình ñộ học vấn của chủ hộ 65
4.2 Sự mất ñất nông nghiệp và ñất NTTS 68
4.3 Mức ñộ giảm năng suất và sản lượng cây trồng do BðKH 69
4.4 Thiệt hại về nhà cửa và các công trình xây dựng 75
4.5 ðánh giá mức ñộ tác ñộng của BðKH ñến giáo dục 77

STT Tên hộp Trang

4.1 Tình trạng nước biển lấn sâu vào khu du lịch 62
4.2 Tình hình nước biển xâm thực 67






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết

Biến ñổi khí hậu (BðKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước
biển dâng (NBD) là một trong những thách thức lớn nhất ñối với nhân loại trong
thế kỷ 21. Nhiệt ñộ, lượng mưa và các yếu tố khác của khí hậu ngày càng biến
ñộng khó lường hơn và ngày càng khắc nghiệt hơn ảnh hưởng ñến thu nhập, sức
khỏe cộng ñồng không những ngay hôm nay mà còn ảnh hưởng ñến sự phát triển
trong tương lai (World Bank, 2010). Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực ñoan
khác ñang gia tăng ở hầu hết các nơi trên trái ñất. Nhiệt ñộ, sự xâm nhập mặn
(XNM), sạt lở ñất và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh và
ñang là mối lo ngại của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những nghiên cứu ñã chỉ
ra rằng nguyên nhân của BðKH chính là các hoạt ñộng của con người tác ñộng lên
hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến ñổi. Vì vậy con người cần phải có những
hành ñộng thiết thực ñể ngăn chặn những biến ñổi ñó bằng chính những hoạt ñộng
phù hợp của con người.
Việt Nam ñược ñánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất
trên thế giới do sự thay ñổi khí hậu (Oxfam, 2008). Những thay ñổi dần dần như
mực NBD, nhiệt ñộ tăng lên, sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như
hạn hán và các cơn bão mạnh ñược dự ñoán sẽ xảy ra và có tác ñộng nghiêm trọng
ñối với con người và nền kinh tế của Việt Nam. Trong 15 năm gần ñây (1996 -2010),
các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở ñất, úng ngập, hạn hán,… tại Việt Nam
ñã và ñang gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ước tính khoảng 1,5%
GDP/năm (ðào Xuân Học, 2009). Theo dự báo của Ủy ban liên chính phủ về BðKH
IPCC nhận ñịnh, ñến cuối thế kỷ 21, nhiệt ñộ trái ñất sẽ tăng thêm từ 1,4 – 4
o
C, mực
nước biển sẽ dâng thêm 28 – 43cm, chắc chắn diễn biến của BðKH sẽ phức tạp và
nghiêm trọng hơn về hậu quả. Ở vùng ven biển Việt Nam, sự tàn phá do bão, sóng
hàng năm làm sạt lở bờ biển kéo dài hàng chục, hàng trăm Km, nước triều tăng, hàng
nghìn hecta ñất canh tác có thể bị ngập lụt và nhiễm mặn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2

Hải Hậu là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam ðịnh, cách thành
phố Nam ðịnh khoảng 35km về phía nam. Hải Hậu có ñường bờ biển dài 32km
chạy dọc theo thị trấn Thịnh Long, xã Hải Hoà, xã Hải Triều, xã Hải Chính, xã Hải
Lý, xã Hải ðông và có cảng biển quy mô lớn Thịnh Long, là ñiều kiện thuận lợi ñể
phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng, ñánh bắt hải sản, ñóng tàu, du lịch
biển. Hải Hậu ñược hình thành trên dải ñất phù sa màu mỡ, cuối vùng ñồng bằng châu
thổ sông Hồng, có ñịa hình thấp hơn mực nước biển khoảng 1,5m. Do vậy, nước biển
rất dễ xâm thực vào ñất liền, làm ñất dễ bị nhiễm mặn và phèn. Mỗi khi mưa bão,
nước biển dâng cao tràn qua ñê, ñất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp bị ảnh
hưởng nặng nề nhất. Số liệu tại ñịa phương cho thấy, ñến nay, tổng cộng nước biển ñã
cướp ñi của riêng xã Hải Triều huyện Hải Hậu gần 180ha ñất.
Trong những năm gần ñây, thiên tai thường xuyên xảy ra với mức ñộ tàn
phá và hậu quả ñể lại nặng nề hơn cho các hộ nông dân trên ñịa bàn huyện, ñặc biệt
là các xã ven biển của huyện; Những cơn bão ñổ vào ñất liền tăng lên, ñiển hình là
ngày 22/7/2010, cơn bão số 3 ñã ñổ bộ vào tỉnh Nam ðịnh, huyện Hải Hậu là ñịa
phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo thống kê của huyện, 18,5Km ñê biển bị
phá vỡ, hơn 2.500m
3
ñất ñá ven biển bị sạt lở, khoảng 1.000ha lúa mùa cùng nhiều
ñầm nuôi tôm bị ngập nước, ñã làm cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn.
Sương muối ngày càng có biểu hiện giảm về tần xuất lẫn mức ñộ ảnh
hưởng do xu thế tăng lên của nền nhiệt ñộ. Các trận rét ñậm, rét hại lịch sử xuất
hiện trong thời gian gần ñây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp của
người dân nơi ñây. Rét ñậm, rét hại những năm gần ñây có xu hướng gia tăng và
kéo dài ảnh hưởng ñến mạ trong vụ xuân, cây màu ở hầu hết các xã trên ñịa bàn
huyện (ñặc biệt là trận rét kéo dài gần 40 ngày ñầu năm 2008; trận rét ñầu năm
2011 kéo dài 30 ngày từ 3/1-1/2/2011); khiến cho vùng khoai tây, vùng rau, vùng

lúa tám tại huyện Hải Hậu bị ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng nông phẩm.
ðiển hình là trận rét Tết Nguyên ðán năm 2009 ñã làm cho hoạt ñộng sản xuất của
các hộ dân bị ngưng trệ, vật nuôi bị chết rét, lúa và các loại cây hoa màu không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

phát triển ñược, làm cho các hộ gia ñình ven biển huyện Hải Hậu trở nên khốn ñốn
vì thiếu lương thực thực phẩm.
ðể ñánh giá thực trạng tình hình BðKH diễn ra tại huyện Hải Hậu và các tác
ñộng của các biện pháp thích ứng với BðKH của các hộ dân nơi ñây trong sản xuất và
sinh hoạt, từ ñó ñề ra một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BðKH
cho các hộ dân là rất cần thiết, nó có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy, tôi tiến
hành nghiên cứu ñề tài: “Các biện pháp thích ứng với biến ñổi khí hậu của các hộ dân
vùng ven biển huyện Hải Hậu - Nam ðịnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, ñánh giá thực trạng tác ñộng của BðKH và các biện pháp thích
ứng của các hộ dân vùng ven biển huyện Hải Hậu, tỉnh Nam ðịnh, từ ñó ñề xuất
một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BðKH trong thời gian
tới cho các hộ dân vùng ven biển.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về BðKH và các biện pháp thích
ứng với BðKH
- ðánh giá thực trạng BðKH và các biện pháp thích ứng ñã diễn ra tại vùng
ven biển huyện Hải Hậu- tỉnh Nam ðịnh; Qua ñó phân tích các yếu tố ảnh hưởng
ñến các biện pháp thích ứng với BðKH của các hộ dân ven biển huyện Hải Hậu –
tỉnh Nam ðịnh
- ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BðKH
cho các hộ dân ven biển huyện Hải Hậu- tỉnh Nam ðịnh trong những năm tới.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi:
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về BðKH và các biện pháp thích ứng
bao gồm những vấn ñề, nội dung gì ñể từ ñó làm cơ sở khoa học cho phân tích,
ñánh giá tác ñộng của các biện pháp thích ứng với BðKH của huyện Hải Hậu nói
chung và các hộ dân ven biển nói riêng?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

- Tình trạng BðKH diễn ra ở vùng ven biển huyện Hải Hậu – tỉnh Nam
ðịnh diễn ra như thế nào?
- Tại sao phải có các biện pháp thích ứng với BðKH của các hộ dân ven
biển? Dựa trên cơ sở thực tiễn nào?
- Các hộ dân vùng ven biển huyện Hải Hậu – tỉnh Nam ðịnh ñã có những
biện pháp thích ứng như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng ñến các biện pháp thích
ứng với BðKH của các hộ dân ven biển huyện Hải Hậu?
- Cần những biện pháp nào nhằm tăng cường khả năng thích ứng với
BðKH?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu của ñề tài: Những vấn ñề về BðKH và các biện
pháp thích ứng với BðKH của các hộ dân vùng ven biển
- Khách thể nghiên cứu:
+ Các hộ ven biển
+ Cán bộ quan trắc ñịa phương, cán bộ khuyến nông của xã, thị trấn, huyện.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian
+ Nghiên cứu vùng ven biển huyện Hải Hậu – tỉnh Nam ðịnh
- Phạm vi về thời gian

+ ðề tài nghiên cứu diễn biến của BðKH từ năm 1990 ñến 2013. Phần tổng
kết và bài học kinh nghiệm ñược xây dựng cho các năm tiếp theo.
+ Thời gian thực hiện ñề tài: dự kiến từ tháng 6/2013 ñến tháng 4/2014
- Phạm vi về nội dung:
+ Phân tích thực trạng BðKH diễn ra tại ñịa phương nghiên cứu.
+ Các yếu tố ảnh hưởng ñến các biện pháp mà các hộ dân ñã và ñang thích
ứng với BðKH
+ ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BðKH
trong thời gian tới cho các hộ dân vùng ven biển.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

1.5 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và kiến nghị, ñề tài tiến hành làm rõ các nội dung:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về BðKH và các biện pháp thích ứng BðKH
- Tình hình BðKH và các biện pháp thích ứng ñã thực hiện tại vùng ven biển
huyện Hải Hậu
- Các yếu tố ảnh hưởng ñến các biện pháp thích ứng với BðKH của các hộ
dân ven biển huyện Hải Hậu – tỉnh Nam ðịnh
- Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BðKH cho các hộ
dân ven biển huyện Hải Hậu


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan ñến ñề tài
2.1.1.1 Khái niệm liên quan ñến BðKH vùng ven biển
a. Biến ñổi khí hậu
Theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BðKH (UNFCCC) thì:
“BðKH là sự thay ñổi của khí hậu do tác ñộng trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt
ñộng con người dẫn ñến thay ñổi thành phần khí quyển toàn cầu, ñược quan sát
trên một chu kỳ thời gian dài”.
Tổ chức Liên chính phủ về BðKH (IPCC, 2007) ñã ñịnh nghĩa:
BðKH là những thay ñổi theo thời gian của khí hậu, trong ñó bao gồm cả
những biến ñổi tự nhiên và biến ñổi do các hoạt ñộng con người gây ra. BðKH xuất
phát từ sự thay ñổi cán cân năng lượng của trái ñất do thay ñổi nồng ñộ các khí nhà
kính, nồng ñộ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời.
* Biểu hiện của BðKH (IPCC,2007)
- Nhiệt ñộ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển
toàn cầu.
- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan,
- Sự thay ñổi thành phần và chất lượng khí quyển,
- Sự di chuyển của các ñới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái ñất,
- Sự thay ñổi cường ñộ hoạt ñộng của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh ñịa hoá khác
- Sự thay ñổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, ñịa quyển.
Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt ñộ trung bình toàn cầu và mực NBD
thường ñược coi là hai biểu hiện chính của BðKH.



×