Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HAI XÃ PHÚ LƯƠNG VÀ VINH HÀ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.97 KB, 15 trang )

ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI
THIÊN TAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HAI XÃ
PHÚ LƯƠNG VÀ VINH HÀ, HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Võ Trọng Quang
Phân viện Bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường miền Trung – Tây Nguyên
TÓM TẮT
Thừa Thiên Huế được xem là một trong những địa phương rất dễ bị tổn
thương(DBTT) do thiên tai trong bối cảnh của biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện
nay, nhất là bão, lũ lụt, hạn hán…Trong đó, 2 xã Phú Lương và Vinh Hà
thuộc huyện Phú Vang là những địa bàn DBTT nhất do thiên tai, vì đây là
những nơi thấp trũng và nằm trên đường thoát lũ của các con sông đầu
nguồn, sự dân lên của nước đầm Cầu Hai, sự nhiễm mặn hằng năm…Điều đó
đã gây ra những thiệt hại lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, đến tài nguyên
thiên nhiên và gây tổn thất đến tính mạng và tài sản của người dân.
1. Đặt vấn đề
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên
Huế (TTH). Có bờ biển dài trên 35 km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm
phá như đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy
Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800
ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
(NTTS). Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Toàn huyện Phú Vang có 19 xã và 1
thị trấn, trong đó có 13 xã, thị trấn ven biển, đầm phá và 7 xã trọng điểm nông
nghiệp. Địa hình của huyện khá phức tạp, đất rộng, người đông, với 177.200
dân, trong đó có 83.710 lao động, mật độ dân số bình quân 632 người/km
2
.
Xã Phú Lương có tổng diện tích đất tự nhiên 1.811 ha, dân số trung
bình năm 2009 của xã là 6.104 người, sinh sống ở 10 thôn. Hoạt động kinh
tế chủ yếu của người dân địa phương ở đây là trồng lúa.


Xã Vinh Hà được gọi là một xã “bán đảo” của vùng phía nam phá Tam
Giang – Cầu Hai, có tổng diện tích tự nhiên 6.307 ha, dân số trung bình năm
2009 là 8.817 người, sinh sống ở 6 thôn. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp; nhóm “dân thủy diện - định cư” là bộ phận ngư dân làm nghề khai
thác, NTTS, sinh sống chủ yếu ở thôn Hà Giang, thôn 1, một phần của thôn 5.
Các xã này trở nên DBTT hơn bao giờ hết trong bối cảnh BĐKH và những
tác động bất lợi đã được dự báo.
2. Khí hậu và thời tiết vùng nghiên cứu
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng
khoảng 0,7
0
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El Niño và
La Niña ngày càng tác động mạnh mẽ tới Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm
cho các thiên tai đặc biệt là lụt bão, hạn hán ngày càng khốc liệt. Theo tính
toán nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3
0
C và mực nước biển có
thể dâng tới 1m vào năm 2100. Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú
Vang nói riêng đều nằm trong vùng DBTT do thiên tai trong bối cảnh của
BĐKH nhất là bão, lũ, hạn hán, nước dâng….
Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng
ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng VIII năm trước đến
tháng I năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000 mm.
Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng IX, X,
XI và XII chiếm 75 - 80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp, đánh bắt và NTTS, cũng như đời sống của nhân dân. Mùa
nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng III đến tháng VIII,
lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng II đến tháng IV (lúc nước thủy triều thấp)
làm độ mặn trong các ao hồ NTTS tăng, gây trở ngại cho ngành NTTS. Thủy
triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên

độ thủy triều dưới 0,5 - 2m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình
khoảng 0,4 - 0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6 -
1,2m. Độ cao triều trong đầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển. Nhìn chung
chế độ thủy triều vùng ven biển, đầm phá của Phú Vang thuận lợi cho nghề
NTTS. Đây cũng là những điều kiện bất lợi khi thiên tai xãy ra hằng năm dưới
sự tác động của BĐKH toàn cầu hiện nay.
3. Hiểm họa tự nhiên ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thông qua các cuộc thảo luận nhóm về thông tin lịch sử thảm họa, chúng
tôi xác định được các loại hiểm họa, khả năng về tần suất và thời gian xuất
hiện ở hai xã Phú Lương và Vinh Hà như sau:
Bảng 1: Hiểm họa tự nhiên ở xã Phú Lương
Hiểm họa Tần suất
hàng năm
Thời gian xảy ra
(tháng)
Lũ lụt 3 – 4 lần X - XII
Lũ tiểu mãn 0 – 1 V - VI
Bão 1 – 3 lần IX - XI
Hạn hán 1 VI - VII
Lốc xoáy Hiếm X - XI
Bảng 2: Hiểm họa tự nhiên ở xã Vinh Hà
Hiểm họa
Tần suất
hằng năm
Thời gian xảy ra
(tháng)
Bão 1 – 3 lần VIII – XII
Lũ lụt 3 – 4 lần X – XII
Lũ tiểu mãn 0 - 1 lần V – VI

Hạn hán 1 – 2 lần V – VII
Nhiễm mặn 2 - 3 lần III – V
Triều cường 2 – 3 lần VI – XI
Lốc xoáy Hiếm X – XI
Qua bảng trên ta thấy rằng, các loại hiểm họa ở địa bàn nghiên cứu là
hiểm họa tự nhiên, trong đó số loại hiểm họa tự nhiên ở Vinh Hà nhiều hơn
Phú Lương 2 hiểm họa: nhiễm mặn và triều cường do xã này có vị trí địa lý
ven phá Tam Giang – Cầu Hai.
3.1. Lũ lụt
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất
định, sau đó giảm dần.
Theo Dương Văn Khánh (2001) [12], lũ lụt ở TTH được phân thành 4
loại như sau: Lũ chính vụ thường xảy ra vào các tháng X - XII, ngoài lũ chính
vụ còn xuất hiện lũ tiểu mãn trong tháng V - VI và lũ sớm trong tháng VIII -
IX và lũ muộn trong tháng I - II.
V VI VII VIII IX X XI XII I II

Hình 1: Các loại lũ lụt ở Thừa Thiên Huế (Nguồn: [12])
Theo Nguyễn Việt (2001) [34], từ 1977 - 2006 trên sông Hương trung
bình có 3,5 trận lũ báo động II, năm nhiều nhất 7 trận, năm ít nhất 1 trận,
trong đó có 36 % lũ lớn và đặt biệt lớn nhất là những năm có hiện tượng La
Niña.
Theo người dân ở xã Phú Lương và xã Vinh Hà thì các trận lũ lụt chính
vụ thường tập trung xảy ra chủ yếu và khắc nghiệt nhất là vào tháng X, XI.
Tần suất và cường độ các trận lũ lụt trong 10 năm trở lại đây có chiều hướng
gia tăng phù hợp với lượng mưa tăng ở Huế từ 10 – 24 % vào mùa mưa lũ
Lũ tiểu
mãn
Lũ sớm Lũ chính
vụ


muộn
(tháng X, XI) và kịch bản phát thải trung bình (B2) cho tỉnh TTH nói riêng và
Việt Nam nói chung [5].
3.2. Bão
Bão là một nhiễu động sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa mùa hè. Đó là
một vùng khí áp thấp gần tròn, có sức gió từ cấp 8 (17,2m/s) trở lên, còn
những vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6, cấp 7 được gọi là áp thấp nhiệt
đới, sức gió của bão có thể lên tới trên 35m/s.
Theo Nguyễn Việt
Theo người dân cho biết, các cơn bão xảy ra ở xã Phú Lương và xã Vinh
Hà thường rơi vào tháng X và tháng XI. Tần suất của các cơn bão là tăng,
chiếm 49% (Phú Lương) và 46% (Vinh Hà), cường độ bão ít thay đổi. Điều
này phù hợp với các nhận định của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
(KTTV) tỉnh TTH [34] và kịch bản BĐKH Việt Nam [5] về tần suất và cường
độ của bão so với 10 năm trước.
3.3. Hạn hán
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm
giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy
kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ.
Theo người dân xã Phú Lương và xã Vinh Hà thì những đợt hạn hán
khắc nghiệt nhất thường rơi vào tháng VI – VII. Tần suất và cường độ của hạn
hán xảy ra ở xã Vinh Hà so với 10 năm trước là ổn định, chiếm trên 60% và
tăng lên, chiếm dưới 40%.
3.4. Lốc xoáy
Lốc là những xoáy nhỏ cuốn lên, trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ
hàng chục, hàng trăm mét, nó thường xảy ra nhanh và không lan rộng, thường
xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không dự báo được.
Lốc xoáy rất hiếm khi xảy ra tại xã Phú Lương và xã Vinh Hà, tuy nhiên
năm 2007 theo phỏng vấn chủ chốt thì có 1 cơn lốc đã cuốn 11 ngôi nhà ở

thôn Lê Xá Tây ở xã Phú Lương.
3.5. Nhiễm mặn
Xâm nhập mặn là những hiện tượng nước biển xâm nhập qua các con đê,
đập vào các đồng ruộng, ao hồ và các vùng đất ven biển.
Theo người dân xã Vinh Hà thì các đợt nhiễm mặn thường xuyên xảy ra
từ tháng III – VII, nhưng tập trung chủ yếu từ tháng III – V. Tần suất và số
đợt nhiễm mặn trong năm có chiều hướng gia tăng. Tần suất các đợt nhiễm
mặn ở xã Vinh Hà so với 10 năm gần đ
3.6. Triều cường
Triều cường hay nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên
toàn cầu, trong đó
không
bao gồm triều, nước dâng do bão
Các đợt triều cường có thể gây hại thường tập trung vào các tháng từ
tháng IX - XII hằng năm. Đa số những người dân ở xã Vinh Hà được hỏi đều
trả lời rằng Tần suất và cường độ của các đợt triều cường là tăng lên đáng kể
so với 10 nă
3.7. Thiên tai liên quan đến tử vong
Hằng năm người dân của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và hai xã Phú
Lương và Vinh Hà thường xuyên bị thiệt hại về tính mạng con người, gia súc,
gia cầm, tài sản, nhà cửa, mùa màn hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai gây ra.
Bảng 3: Hậu quả của thiên tai đến 2 xã Phú Lương và Vinh Hà
Năm Thiên
tai
Thiệt hại
1983 Lũ lụt 10 người chết ở Vinh Hà, 15
người chết ở Phú Lương.
1985 Bão 33 - 35 người chết ở Vinh Hà,
Phú Lương 20 người chết, 100
% nhà bị tốc mái và bị sập.

1989 Bão, lũ
lụt
Không có người chết, 80-100%
tốc mái
1999 Lũ lụt 3 người chết ở Phú Lương và
không có người chết ở xã Vinh
Hà.
2004 Bão, lũ
lụt
Không có người chết, tốc mái
30-50%.
2006 Bão, lũ
lụt
Không có người chêt, tốc mái
20-30%.
Theo người dân địa phương, kể từ các trận bão 1985, trận lũ lịch sử năm
1999 đến nay, số người chết, bị thương và thiệt hại về tài sản, mùa màn của
người dân 2 xã Phú Lương và Vinh Hà đã giảm đi đáng kể. Điều này là do
những năm gần đây cuộc sống của đại đa số người dân ở 2 xã Phú Lương và
Vinh Hà đã khá hơn, họ đã xây được rất nhiều nhà kiên cố, cao tầng, hơn nữa
kinh nghiệm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của người dân và chính
quyền địa phương (CQĐP) sau những cơn bão và trận lũ lịch sử ở trên đã tăng
lên đáng kể.
3.8. Thiên tai liên quan đến dịch bệnh
Dịch bệnh ở người thường theo lũ lụt và bão: là dịch tả, cảm lạnh, cảm
cúm, tiêu chảy, viêm khớp, các bệnh về phụ khoa ở phụ nữ.
Bệnh ở gia súc và gia cầm thường tìm thấy sau thiên tai như: nhiễm trùng
tắc nghẽn máu ở lợn; cúm, cảm lạnh ở gà vịt.
4. Tính dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai trong bối cảnh BĐKH
4.1. Đặc điểm địa hình liên quan đến thiên tai trong bối cảnh BĐKH

Xã Phú Lương là một trong những xã thấp trũng nhất của huyện Phú
Vang, được bao phủ bởi 2 nhánh của con sông Đại Giang và các ao hồ, hói
mùa xung quanh. Do nằm trên đường thoát lũ nên vào mùa mưa bão xã Phú
Lương thương bị tổn thương do thiên tai gây ra hằng năm. Ở trong xã Phú
Lương, thôn Lương Lộc và thôn Khê Xá là 2 thôn nằm gần 2 nhánh của con
sông Đại Giang, có địa bàn thấp trũng, trống trải, dễ bị cô lập do nước dâng
cao và tốc mái nhà cửa khi mùa mưa bão xảy ra.
Xã Vinh Hà được gọi là một xã “bán đảo” của vùng phía nam phá Tam
Giang – Cầu Hai do có phía đông giáp đầm Hà Trung – Thủy Tú, phía tây và
nam giáp đầm cầu Hai. Xã Vinh Hà là mảnh đất cuối cùng của huyện Phú
Vang, nó có địa hình từ cao xuống thấp, là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của
những cơn bão đến từ biển Đông, nằm trên đường thoát lũ vào mùa mưa bão
và triều cường thường xuyên xâm nhập gây nhiễm mặn vào mùa khô. Là một
trong xã dễ bị tổn thương trong bối cảnh của BĐKH và mực nước biển dâng
hiện nay. Ở trong xã Vinh Hà những người dễ bị tổn thương nhất là bà con
ngư dân thủy diện – định cư ở các thôn Hà Giang, thôn 1, thôn 5.
4.2. Sinh kế của người dân vùng nghiên cứu trong bối cảnh BDKH
Nông nghiệp vẫn là sinh kế chính khoảng 100% hộ gia đình ở xã Phú
Lương và khoảng 70% ở xã Vinh Hà, còn 30% dân số ở Vinh Hà là đánh bắt
và nuôi trồng thủy hải sản, may mặc, thợ nề, chăn nuôi…số còn lại đi làm ăn
xa. Một số hộ gia đình ở Phú Lương (50%) vẫn tham gia trồng nấm rơm, chăn
nuôi gia súc, gia cầm, thợ nề, buôn bán...
4.3. Cơ sở hạ tầng
- Điện: điện lưới quốc gia: xã Phú Lương (100%) và Vinh Hà (98,7%),
những hộ chưa có điện tập trung ở các hộ cư dân thủy diện thôn Hà Giang,
thôn 5...[14].
- Giao thông - vận tải: Xã Phú Lương có 12km đường bê tông xi măng
liên thôn còn lại là đường đất hoặc đường sỏi, có 1 con đê bao Xuân-Lương-
Hồ kiên cố ngăn cách con sông Đại Giang và khu dân cư. Còn xã Vinh Hà có
2 tuyến đường tỉnh lộ chính là 10 D ở phía trước và 10 C ở phía sau.

- Trường học: Xã Phú Lương có trên 10 trường mẫu giáo 1 tầng, có 2
trường tiểu học Phú Lương 1 & 2 mới được xây thêm 8 phòng học 2 tầng và 3
nhà vệ sinh. Đây là những nơi trú ẩn an toàn khi mùa mưa bão xảy ra.
- Trạm y tế: Phú Lương có 1 trạm y tế 1 tầng, còn Vinh Hà thì có 1
trạm y tế 2 tầng. Đây cũng là nơi trú ẩn và cứu nạn cho người dân khi mùa
mưa bão xảy ra.
- Chợ: Phú Lương có 1 chợ nằm ở thôn Khê Xá, còn Vinh Hà thì có
3 chợ chính là chợ trung tâm ở thôn 4, chợ chiều ở thôn 5 và chợ Cây Ruối ở
nằm giữa thôn 1 và thôn Hà Giang.

×