Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

lập kế hoạch phòng ngừa giảm nhẹ rủi ro thảm họa thiên tai có sự tham gia của cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.66 KB, 20 trang )







PHẦN 3


LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG
NGỪA GIẢM NHẸ RỦI RO
THẢM HỌA THIÊN TAI CÓ
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG








Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
1. TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HỌACH CÓ SỰ THAM GIA
1.1 Tổng quan về phương pháp lập kế họach có sự tham gia
Lập kế hoạch Phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai cấp xã, thôn (ấp) là lập kế hoạch
hàng năm hay trung hạn cấp cơ sở, bám sát theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm và
dân kiểm tra”, trên cơ sở phương pháp tiếp cận quản lý rủi ro trong thảm họa có sự tham gia
(CBDRM), lồng ghép với hệ thống lập kế hoạch của nhà nước địa phưong ở cấp cao hơn
Mục tiêu của việc lập kế hoạch có sự tham gia bao gồm:
• cùng với những hiểu biết về địa phương mình đánh giá mọi tiềm năng, khó khăn cũng


như những thuận lợi và từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp
• cộng đồng địa phương có khả năng ứng phó với các rủi ro do thiên tai thảm hoạ, thực
hiện các biện pháp giảm nhẹ do thiên tai gây ra.
• huy động sự tham gia hiệu quả của các nguồn lực tại địa phương, về con người và vật
chất.
• xây dựng kế hoạch tổng hợp, lâu dài về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai (Sống chung
với bão lũ) phù hợp với cộng đồng và gắn với định hướng phát triển kinh tế, xã hội
của địa phương.
• thực hiện và theo dõi các hoạt động cùng với sự hỗ trợ hiệu quả và hữu hiệu của các
cấp chính quyền và các dự án phát triển nhằm giảm nhẹ rủi ro, tình trạng dễ bị tổn,
góp phần cải thiện điều kiện sống cộng đồng dân cư và sự phát triển của địa phương.

1.2. Tầm quan trọng của cộng đồng trong việc tham gia lập kế họach Phòng
ngừa và giảm nhẹ thiên tai (PNGNTT)

Sự tham gia của cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế họach PNGNTT là rất quan trọng vì
sẽ giúp:
 Cộng đồng có được sự hiểu biết tốt hơn về khả năng, tình trạng DBTT, rủi ro tiềm ẩn,
 Cộng đồng có sự chuẩn bị và đối phó với thảm họa một cách nhanh chóng, kịp thời và
hiệu quả
 Huy động được khả năng về người và vật chất có tại địa phương để kịp thời ứng cứu
trong trường hợp khẩn cấp
 Cộng đồng chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể, và các bên tham gia khác để
thực hiện tốt các hoạt động ứng cứu và cứu trợ khẩn cấp
 Nâng cao được khả năng của cộng đồng về giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và
hạn chế được những rủi ro có thể gây ra đối với cộng đồng.

1.3. Các nguyên tắc và yêu cầu trong lập kế họach có sự tham gia trong
PNGNTT tại cấp thôn (ấp) xã
Nguyên tắc và yêu cầu có thể linh họat theo từng bối cảnh địa phương khác nhau nhằm đảm

bảo chất lượng trong công tác lập và thực thi kế hoạch tại địa phương đó. Tuy nhiên, phương
pháp này cần đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản sau:
3.1 Đảm bảo phát huy dân chủ cấp cơ sở – sự tham gia ở diện rộng
 Sự tham gia của các hộ gia đình: tất cả (hoặc phần lớn) các hộ gia đình được mời tham
gia vào các cuộc họp ấp trong tiến trình đánh giá rủi ro và đề xuất kế hoạch.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)
Trang
39

Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
 Khía cạnh giới: phụ nữ có cơ hội bình đẳng tham gia vào tiến trình đánh giá và lập kế
hoạch (cần có tối thiểu 30-40% phụ nữ tham gia vào các cuộc họp và các nhóm làm
việc)
 Lưu ý đến sự tham gia của các nhóm dân tộc, cán bộ và người dân thuộc các nhóm dân
tộc được bình đẳng tham gia vào tiến trình lập và thực hiện kế hoạch.

Đảm bảo tính minh bạch và công khai các nguồn ngân sách và các thông tin liên quan
khác đến người dân

3.2 Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, thực tế và phù hợp bối cảnh địa phương.
 Thực tế, đáp ứng được nhu cầu và ứng dụng được tại địa phương
 Đảm bảo dựa trên kết quả phân tích và đánh giá rủi ro và đề xuất kế hoạch có sự tham
gia.
3.3 Nâng cao năng lực
 Nâng cao năng lực là yêu cầu quan trọng (và tiên quyết) để thực hiện thành công lập
và thực hiện kế hoạch có sự tham gia của người dân.

Việc nâng cao năng lực không đơn thuần diễn ra trong đào tạo mà cả trong tiến trình
thực hiện, theo sau các nỗ lực huấn luyện/hướng dẫn, giải quyết khó khăn trong tiến
trình thực hiện.


3.3 Lồng ghép các kế hoạch phát triển và các kế hoạch đầu tư
 Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai chỉ phát huy tác dụng, đóng góp
vào sự phát triển của kinh tế xã hội địa phương và đảm bảo bền vững khi được lồng
ghép vào kế hoạch phát triển.

Đảm bảo sự cần thiết nâng cao trách nhiệm của tất cả các bên tham gia và hưởng lợi,
phấn đấu có được sự lồng ghép hữu hiệu nhất các kế hoạch khác nhau.

Hình 1.6 : Tiến trình có sự tham gia
(Nguồn: Mô phỏng từ tài liệu tập huấn lập kế họach Phát triển xã thôn (VDP/CDP) – Helvetas Việt Nam

Mức tham gia cao
Mức tham gia thấp
Bị thuyết phục
Bị ép buộc
Được cung cấp thông tin
Được hỏi ý kiến
Được chia sẻ trong ra quyết định
Ra quyết định
Mức tham gia cao
Mức tham gia thấp
Bị thuyết phục
Bị ép buộc
Được cung cấp thông tin
Được hỏi ý kiến
Được chia sẻ trong ra quyết định
Ra quyết định

Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Trang
40

Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
1.4. Cơ sở pháp lí của phương thức lập kế họach kế hoạch có sự tham gia tại
Việt Nam
Song song với tiến trình đổi mới và hội nhập, Viêt Nam đang có nhữnh cải cách và phát triển
khung pháp lí hỗ trợ cho tiến trình phân cấp quản lyis và dân chủ cơ sở. Đâyn là cơ sở pháp lí
cho sự tham gia của cộng đồng và người dân. Tài liệu này chỉ liệt kê (tuy chưa thực đầy đủ )các
văn bản pháp lí liên quan nhằm cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về phương pháp luận, bao gồm :
 Nghị định chính phủ số 79/2003/ND-CP ngày 07 tháng 07 năm 2003/ND-CP ban hành
quy chế thực hiện dân chủ cơ sở (thay cho Nghị định số 29/1998/ND-CP năm 1998),
 Nghị định 08/NĐ-CP ngày 6/2004 về tiếp tục thúc đẩy phân cấp phân quyền trong quản
lý, Nghi định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/3/2003 về đổi mới luật ngân sách,
 Nghi quyết 8/CP ngày 30/6/2004 về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, Nghị định
07/CP 31/1/2003 về phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng cơ ấp.
 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh phòng chống bão lũ 2000; Quyết định số
63/2002/QĐ-TTg về Công tác phòng chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai.

2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, GIẢM NHẸ VÀ ỨNG PHÓ
THẢM HỌA THIÊN TAI

Không có một bản kế họach nào có thể áp dụng cho tất cả các lọai thiên tai và mọi cộng đồng,
địa phương khác nhau. Một bản kế hoạch phòng ngừa và ứng phó thảm họa thiên tai dựa vào
cọng đồng cần thể hiện được một số đặc điểm sau đây:

 Định hướng cho việc giảm nhẹ rủi ro đối với thảm hoạ cụ thể và cho cộng đồng và địa
phương cụ thể
 Nội dung cụ thể và cần được điều chỉnh phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của
từng địa phương và bản chất, đặc điểm của từng loại hiểm họa

 Các giải pháp, hoạt động xây dựng dựa trên kết quả của việc đánh giá rủi ro tại cộng
đồng có sự tham gia của người dân

2.1 Nội dung bản kế họach phòng ngừa thảm họa


2.1.1 Thông tin tổng quát
 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

2.1.2 Phân tích hiện trạng và đánh giá rủi ro
 Đặc điểm các loại hiểm hoạ thường xảy ra ở xã / thôn (ấp)
 Tác hại do từng loại hiểm họa gây ra.
 Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ các họat động phòng ngừa và ứng phó đã thực
hiện trước đây.
 Sự đóng góp của cộng đồng vào quá trình lập kế họach phòng ngừa thảm họa.
 Xác định thiên tai (hiểm họa) phổ biến (bão lũ, hạn hán, sạt lỡ, triều
cường, cháy rừng)
 Đánh giá tình hình dễ bị tổn thương, năng lực
 Xác định các rủi ro tiềm ẩn
 Đây là kết quả của phần đánh giá kết hợp với phân tích tổng quát
kinh thế xã hội và nguồn lực

Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)
Trang
41

Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
2.1.3 Thiết lập các mục tiêu và lựa chọn giải pháp, họat động có trong kế họach
 Xác định được những mục tiêu chính của kế họach (mục tiêu phải cụ thể, đo được, có
tính khả thi, phù hợp và có giới hạn thời gian thực hiện)


2.1.4 Vai trò và trách nhiệm của các bên và cơ chế tổ chức thực hiện kê họach (Ban Phòng
chống bão lụt, đòan thể, thôn, cộng đồng)

CÁC
THÀNH
VIÊN

TRÁCH
NHIỆM

ĐỊA
CHỈ

ĐIỆN
THOẠI

Đảng uỷ


Uy ban nhân dân xã


Ban phòng chống lụt
bão


Hội chữ thập đỏ/ Hội phụ
nữ/Đoàn thanh niên



Hợp tác xã


Trưởng
thôn


Nhóm tình nguyện viên

Nhóm hộ gia đình


Bảng 3.1: Tham khảo khung đề nghị về họat động giảm nhẹ thiên tai hàng năm trong khuôn khổ dự án
Getting Prepared và dự án CRND, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam
Tiểu dự án: Phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai
1. Các họat động công trình: hạ tầng quy mô nhỏ tại địa phương phòng chống thiên tai
(những công trình xây dựng này được thực hiện ở cấp thôn/xã):
1.1 Đê bao nhỏ ngăn nước, nước mặn
1.2 Cấp nước (giếng, bể/bồn chứa nước)
1.4 Công trình nhỏ gia cố bờ sông , thóat nước, thủy lợi nhỏ
1.5 Cầu và cống nước quy mô nhỏ
1.6 Xây dựng điểm giữ trẻ, mẫu giáo
1.7 Xây dựng các điểm lánh nạn, tru sở thôn kết hợp điểm sơ tán
1.8 Gia cố nhà tạm, làm mới nhà chống bão
1.9 Nâng cao đường đất nện, cầu liên thôn (ấp)
2.10 Cải thiện, trang bị hệ thống thông tin (đài phát thanh xã, radio, loa)
2. Hoạt động khác (họat động phi công trình)
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)
Trang

42

Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
2.1 Dự trữ cho địa phương
 Thực phẩm và nước
 Thuốc y tế
 Quỹ dự trữ
2.2 Hoạt động nâng cao vệ sinh trong thiên tai
 Các khóa tập huấn về sức khoẻ thường mắc phải trong trường hợp thiên tai
 Lọc nước, viên thuốc xử lý nước uống
 Hố xí di động
 Phương tiện xử lý chất thải
2.3 Biện pháp an toàn cho trẻ em
 Tập huấn về thiên tai tại nhà trường
 Áo cứu sinh
 Điểm giữ trẻ
 Tập bơi, sơ cứu
2.4 Trợ giúp khôi phục lại sinh kế
 Tư vấn và tập huấn kỹ năng nhằm đa dạng hóa vụ mùa, khuyến nông
 Đa dạng sinh kế
 Tài trợ bằng tín dụng
2.5 Tăng cường các hệ thống thông tin và lập kế hoạch thiên tai
 Lập bản đồ vùng ngập lũ và hiểm họa
 Hệ thống cảnh báo sớm cho cộng đồng
 Tham quan các trạm dự báo
2.6 Trang thiết bị an tòan, liên lạc và cứu hộ
 Điện thoại (gồm cả điện thoại di động)
 Ghe, áo cứu sinh, máy radio
 Bồi dưỡng cho nhân viên cứu hộ
2.7 Tăng cường các biện pháp an toàn cho ngư dân

 Cổ động hoặc trợ giúp mua bảo hiểm
 Máy Radio
 Áo phao
 Tập huấn kỹ năng cho phụ nữ
2.8 Nâng cao năng lực cho tổ chức, cộng đồng
 Xây dựng kế họach sơ tán, di dời
 Tập huấn cho cán bộ xã thôn
 Tập huấn cho đội cứu hộ
 Xây dưng các kế hoạch truyền thông
 Tập huấn , nâng cao nhận thức cộng đồng

3. CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA GIẢM NHẸ THIÊN TAI VÀ HỖ
TRỢ LỒNG GHÉP VÀO KẾ HỌACH PHÁT TRIỂN CẤP XÃ

Không có một qui trình chuẩn cho tiến trình lập kế họach phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai có sự
tham gia. Các bước trong tiến trình này được xác định dựa trên tình hình đăc thù từng địa
phương và cộng đồng, trong đó các nguồn lực (con người, đặc điểm cộng đồng, thời gian, tài
chính , mức độ tham gia được mong đợi vv ) sẽ các yếu tố quan trong đễ xác đinh các bước
trong tiến trình. Tài liệu này tổng kết và giới thiệu tóm lược các bước cơ bản đã áp dung trong
khuôn khổ các dự án quản lí giảm nhẹ thiên tai của tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam. Mục
tiêu chính của tiến trình này không chỉ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch có sự tham gia, mà còn là
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)
Trang
43

Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
công cụ giúp cộng đồng và cấp cơ sở phát triển các kế họach dài hạn và khuyến khích lồng
ghép các họat động giảm nhẹ thiên tai với phát triển kinh tế xã hội.
Đây là một tiến trình được lập đi lập theo một chu kỳ, được mô tả thành sáu bước chính, như
sau:

Hình 1.7 : Chu trình lập và thực hiện kế hoạch Phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai có sự tham gia



[1] Chuẩn bị và kế
họach định hướng


[6] Giám sát
đánh giá


[2]
Đánh giá rủi
ro (HCVA)
[5] Thực hiện




[3] Lập kế
hoạch thôn xã
[4] Phê duyệt và
phản hồi




Nguồn: Phát tiển từ tài liệu Quản lí dự án (PCM) và tài lịêu Lập kế họach phát triển thôn xã -
(VDP/CDP) – Helvetas Việt Nam


3.1 Chuẩn bị và kế hoạch định hướng (Bước 1)

3.1.1 Mục tiêu:
Các bên tham gia, đặc bịêt là thành viên cộng đồng có được sủ hiểu biết tốt nhất về:
• Các thông tin cơ sở cho việc cấp thôn (ấp) xã: bao gồm tình hình tự nhiên, xã hội, dân
sinh kinh tế (thông tin thứ cấp)
• Các thông tin định hướng thông qua chia sẽ và phân tích các thông tin các nguồn lực:
bao gồm các dòng ngân sách có sẵn và liên quan, chương trình dự án đã, đang và sẽ
được thực hiện
• Xác định nhu cầu tăng cường năng lực và tiến hành đào tạo cho nhóm lập kế họach
(thúc đẩy), nếu có
• Lưu ý rằng số liệu thứ cấp ấp không phải sẵn có cho tất cả các địa phương, đặc biệt là
cấp thôn (ấp), vì vậy cần thiết phải thu thập bổ sung trong quá trình đánh giá rủi ro tại
cấp thôn (ấp) (HCVA).
3.1.2 Nội dung thực hiện
Tổ chức cuộc họp xã thông qua việc chuẩn bị và kế hoạch định hướng
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)
Trang
44

Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
 Thành phần: Lãnh đạo, cán bộ xã, thành viên ban phòng chống lụt, đại diện ấp, nhóm
chuyên trách (nhóm làm việc cấp xã, thôn) và cán bộ hỗ trợ cấp huyện
 Thảo luận về thông tin định hướng, hiện trạng kinh tế xã hội xã, thảo luận về các nguồn
lực, đặc biệt nguồn lực về tài chính
 Mục tiêu, cơ sở pháp lý thực hiện việc lập kế hoạch phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.
 Thành lập Nhóm công tác lập kế hoạch chuyên trách (đối với dự án thì có sự kết hợp
Nhóm làm việc cấp xã , nhóm phát triển ấp và mở rộng thành viên tham gia huyện, cán
bộ dự án).

 Thống nhất kế hoạch làm việc.
 Thời gian thực hiện: ½ ngày (nhóm làm việc thu thập số lịêu phải chuẩn bị trước đó)
 Công cụ : Mẫu thu thập thông tin kinh tế xã hội (C1), Mẫu thông tin kế họach định
hướng (C2)

3.2 Đánh giá rủi ro thiên tai, xác định nhu cầu, giải pháp ưu tiên tại thôn (ấp) – (Bước 2)
3.2.1 Mục tiêu
 Hiện trạng về rủi ro, hiểm họa, tình trạng tổn thương và năng lực tại thôn (ấp) và xã.
 Chia sẽ các thông tin về rủi ro, định hướng nhà nước và dự án về phòng ngừa và giảm
nhẹ thiên tai. Người dân được chia sẽ và đóng góp hiểu biết và nguồn lực của họ
 Các nhu cầu và các ưu tiên của cộng đồng các giải pháp ưu tiên phù hợp với tình hình
thôn(/ấp).
 Các yếu tố về phương diện kế họach (số lượng, đối tượng hưởng, thời gian thực hiện,
nguồn lực và đóng góp nguồn lực, vai trò của ấp)
Bảng 3.2: Tham khảo chương trình họp thôn lần
Chương trình họp ấp lần 1 (khoảng 3 tiếng đến 1 buổi)
 Khai mạc
 Giới thiệu mục tiêu, lịch trình, thông tin và kế hoạch định hướng (bổ sung giới thiệu
về dự án )
 Giải thích vai trò của nhóm đánh giá và lập kế hoạch (chỉ là nhiệm vụ hỗ trợ tư vấn,
không đóng vai trò đưa ra quyết định)
 Hướng dẫn việc lựa chọn các nông hộ tham gia, lưu ý là do dân đề cử với đại diện
nữ giới chiếm tối thiểu 30-40%, ngoài ra còn có đại diện của hộ gia đình khó khăn,
nhóm hộ bị tổn thương. Một nhóm chuẩn bị thường là 5-7 người cho 1 thôn (ấp)
Chương trình họp ấp lần 2 (khoảng 3 tiếng đến 1 buổi)
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)
Trang
45


×