Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thuyết trình môn thuế quốc tế: Hệ thống thuế VIệt Nam và vấn đề cạnh tranh thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.24 KB, 18 trang )

I.Tổng quan về cạnh tranh thuế
1.Khái niệm cạnh tranh thuế:
Cạnh tranh thuế tồn tại khi các chính phủ được khuyến khích để giảm gánh nặng tài
chính hoặc khuyến khích dòng chảy của nguồn lực sản xuất hoặc ngăn cản sự di cư của
các nguồn tài nguyên. Thường thì điều này có nghĩa là một chiến lược của Chính phủ
trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài , đầu tư gián tiếp nước ngoài (đầu tư tài
chính), và nguồn nhân lực có giá trị cao bằng cách giảm thiểu mức thuế tổng thể hoặc
đưa ra các ưu đãi về thuế, ưu đãi đặc biệt, tạo ra một lợi thế so sánh .
2.Các quan điểm xung quanh vấn đề cạnh tranh thuế
a.Quan điểm về lợi ích cho người lao động hay cho chủ đầu tư
• Một số nhà quan sát cho rằng sự cạnh tranh thuế là một phần trung tâm của một
chính sách của chính phủ để cải thiện rất nhiều về vấn đề lao động bằng cách tạo
ra công ăn việc làm được trả lương cao (thường ở các nước hoặc khu vực có triển
vọng nghề nghiệp rất hạn chế).
• Người khác lại cho rằng nó có lợi chủ yếu cho các nhà đầu tư.Nhiều nhà kinh tế
cho rằng việc cạnh tranh thuế sẽ đem lại nguồn thu thuế tăng thêm do khi giảm
thuế sẽ kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế.
b.Quan điểm ủng hộ cạnh tranh thuế và phản đối cạnh tranh thuế
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một cách thu hút doanh nghiệp đến đầu tư là giảm
thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Xu hướng cạnh tranh thuế quốc tế đang tăng lên do tính
lưu động ngày càng cao của vốn và lao động. Có nhiều ý kiến ủng hộ cũng như chỉ trích
xu hướng này.
• Phe ủng hộ giảm thuế thường lấy Ireland làm ví dụ. Quốc gia 3,8 triệu dân này có
thuế thu nhập công ty chỉ 10% và trong vài năm qua nhận được đầu tư trực tiếp
nước ngoài nhiều hơn cả Nhật hay Ý. Thu nhập bình quân đầu người của Ireland
đã nhanh chóng bắt kịp với các nước còn lại ở châu Âu. Có ba lập luận thường
được đưa ra. Thứ nhất, một nước có thuế thấp sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp. Thứ
hai, thuế thấp sẽ làm giảm mất mát vô ích do đánh thuế. Cuối cùng, cạnh tranh
thuế làm cho các chính phủ mất thế độc quyền và buộc phải trở nên hiệu quả hơn.
Ngoài ra nó cũng đã được lập luận rằng cũng giống như cạnh tranh là tốt cho các
doanh nghiệp, cạnh tranh là tốt cho các chính phủ vì nó thúc đẩy hiệu quả và quản


lý tốt ngân sách công cộng.
• Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng cạnh tranh thuế là có hại. Thứ nhất, quyết
định đầu tư có thể bị biến dạng. Lao động và vốn có thể chuyển đến các nước có
thuế thấp, nhưng có thể nơi đó không phải là nơi có năng suất cao nhất. Thứ hai,
thuế lũy tiến cao không còn khả thi vì các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập
cao có thể chuyển sang những nước có thuế thấp. Như vậy cạnh tranh thuế làm
giảm tác dụng tái phân phối của thuế, ngoài ra còn gây ra gia tăng bất bình đẳng
xã hội do phân phối thu nhập kém công bằng. Hơn nữa, thu ngân sách giảm do
cạnh tranh thuế chưa hẳn làm cho chi tiêu của chính phủ trở nên hiệu quả hơn.
Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các nước nghèo đang cần phải đầu tư để giải
quyết vấn đề hạ tầng cơ sở bị quá tải. Càng giảm số thu thuế thì càng phải đi vay
nhiều. Quốc gia mắc nợ cao sẽ khiến các nhà đầu tư e ngại, trong khi tạo gánh
nặng nợ cho thế hệ sau.
Với sự cạnh tranh thuế trong thời đại toàn cầu hóa của các chính trị phải giữ mức thuế
suất "hợp lý" để ngăn cản các công nhân và các nhà đầu tư chuyển sang một môi trường
thuế thấp hơn.Hầu hết các nước bắt đầu cải cách chính sách thuế của họ để nâng cao năng
lực cạnh tranh của họ. Tuy nhiên, gánh nặng thuế chỉ là một phần của một công thức
phức tạp mô tả cạnh tranh quốc gia. Các tiêu chí khác như tổng chi phí nhân lực, thị
trường lao động linh hoạt, trình độ học vấn, sự ổn định chính trị, ổn định hệ thống pháp
luật và hiệu quả cũng quan trọng. Tóm lại, các quốc gia cần cạnh tranh bằng việc đưa ra
môi trường kinh doanh tốt, trong đó thuế chỉ là một yếu tố, nhằm thu hút lao động tay
nghề cao và các ngành kinh doanh có giá trị gia tăng cao. Các chính phủ cũng phải tránh
bị hút vào “cuộc đua tụt xuống đáy” do giảm thu thuế và tăng nợ vay.
Vậy Việt Nam cũng đã và đang thực hiện vấn đề cạnh tranh thuế quốc tế như thế nào?
Chúng tôi xin đưa ra những đổi mới trong chính sách thuế Xuất Nhập Khẩu và thuế Thu
Nhập Doang Nghiệp của nước ta qua 2 giai đoạn quan trọng đó là sau khi gia nhập
ASEAN ngày 28-7-1995 và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 7-
11-2006 và chính thức được công nhận với tư cách thành viên vào năm 2007.
II.Việt Nam với những thay đổi trong chính sách thuế phù hợp với những yêu cầu
hội nhập và cạnh tranh thuế quốc tế.

1.Những thay đổi hệ thống thuế Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN
a.Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điểm nổi bật đáng nói đến nhất chính là việc thay đổi từ thuế lợi tức sang thuế thu nhập
doanh nghiệp.Trước khi gia nhập ASEAN thì VN sử sụng Thuế Lợi Tức. Đến 0/5/1997,
Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999.
Cụ thể:
• Theo quy định của luật thuế TNDN năm 2008 thì thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ
điều tiết vào thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ, không còn điều tiết thu nhâp của cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượng chịu thuế thu
nhập cá nhân).Tức là đã có sự đổi mới tách bạch trong việc tính thuế TNDN và
thuế TNCN
• Về căn cứ tình thuế
 Thuế lợi tức : căn cứ tính thuế là tổng lợi tức chịu thuế cả năm (không phân
biệt hoạt động chính, hoạt động phụ, thường xuyên, không thường xuyên)
và thuế suất.
Lợi tức chịu thuế bằng tổng số doanh thu trừ (-) các khoản chi phí kinh
doanh hợp lệ, hợp lý của cơ sở kinh doanh có liên quan đến lợi tức chịu
thuế trong kỳ cộng (+) các khoản lợi tức khác
 Thuế TNDN : căn cứ tính thuế TNDN là số thuế TNDN phải nộp = thu
nhập tính thuế x thuế suất
Thu nhập chịu thuế
=
Doanh thu -
Chi phí hợp lý
được trừ
+
Thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được

ngoài Việt Nam

Thu nhập tính thuế =
Thu nhập
chịu thuế
-
Thu nhập được
miễn thuế
-
Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm
trước
• 2.Về thuế suất
 Với thuế lợi tức :
Tổ chức, cá nhân kinh doanh, trừ hộ kinh doanh nhỏ, hộ buôn chuyến, nộp
thuế lợi tức theo thuế suất ổn định trên lợi tức chịu thuế cả năm quy định
sau đây:
1- Các ngành điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, hoá chất cơ bản,
phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến lâm sản,
thuỷ sản; xây dựng, vận tải: 30%.
2- Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và sản xuất khác:
40%.
3- Thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ các loại: 50%.
4- Đối với hộ tư nhân kinh doanh, nếu có lợi tức hàng tháng trên sáu triệu
đồng, thì ngoài việc phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định, còn
phải nộp thêm thuế lợi tức bổ sung do Hội đồng Nhà nước quy định.
 thuế TNDN: thuế suất thuế TNDN đc nhà nước ấn định cố định. Hiện giờ là
25%.Việc quy định 1 mức thuế cố định là 25% nhỏ hơn so với mức thuế
suất của thuế lợi tức
 Giúp dễ dàng trong công tác quản lý. Và với thuế TNDN thấp hơn giúp thu hút
DN đầu tư vào Việt Nam
Tuy nhiên vs việc áp dụng mức thuế suất thấp khiến nguồn thu từ NSNN sẽ bị
giảm

• Về ưu đãi thuế
So với thuế lợi tức , luật thuế TNDN đã thực hiện nhiều ưu đãi
- Ưu đãi về thuế suất
- Ưu đãi về thừi gian miễn , giảm thuế
- Chuyển lỗ
- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
 với việc ưu đãi nhiều hơn sẽ khuyến khích các DN đầu tư , nâng cao cạnh tranh
thuế
Cụ thể về ưu đãi thuế TNDN
Chương 3: luật thuế TNDN
Ðiều 13. Ưu đãi về thuế suất
1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án
đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần
mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm.
2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%.
3. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm.
4. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất
20%.
5. Ðối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian
áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá
thời hạn quy định tại khoản 1 điều này.
6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại điều này được tính từ năm đầu tiên
doanh nghiệp có doanh thu.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều này.
Ðiều 14. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
1. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội

đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án
đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần
mềm; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề,
y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm
50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
2. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa
không quá bốn năm tiếp theo.
3. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại điều này được tính từ năm đầu tiên doanh
nghiệp có thu nhập chịu thuế; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế
trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế
được tính từ năm thứ tư.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều này.
Ðiều 15. Các trường hợp giảm thuế khác
1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.
2. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều này.
Ðiều 16. Chuyển lỗ
1. Doanh nghiệp có lỗ được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập
tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát
sinh lỗ.
2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản chỉ được chuyển số lỗ
vào thu nhập tính thuế của hoạt động này.
Ðiều 17. Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được
trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của doanh nghiệp.

2. Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì
doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên
khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích
và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng
cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.
Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất
trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi
là hai năm.
Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ sử dụng sai mục đích là lãi phạt
chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế và thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể
từ khi trích lập quỹ đến khi thu hồi.
3. Doanh nghiệp không được hạch toán các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính
thuế.
4. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư
khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Dưới đây là bảng số liệu tình hình thu hút vốn FDI sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN :
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1991 -
2006


Số dự án
Tổng vốn đăng
ký (Triệu đô la
Mỹ) (*)
Tổng số vốn
thực hiện
(Triệu đô la

Mỹ)
Tổng số 14998 229913.7 88945.5
1991
152 1291.5 328.8
1992
196 2208.5 574.9
1993
274 3037.4 1017.5
1994
372 4188.4 2040.6
1995
415 6937.2 2556.0
1996
372 10164.1 2714.0
1997
349 5590.7 3115.0
1998
285 5099.9 2367.4
1999
327 2565.4 2334.9
2000
391 2838.9 2413.5
2001
555 3142.8 2450.5
2002
808 2998.8 2591.0
2003
791 3191.2 2650.0
2004
811 4547.6 2852.5

2005
970 6839.8 3308.8
2006
987 12004.0 4100.1
Nhìn chung do nhiều yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có ảnh hưởng từ việc cải
cách thuế nhằm cạnh tranh thuế mà tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhìn
chung là tăng đều trong các năm từ 1995 đến 2006.Có thể nói từ khi chuyển từ thuế lợi
tức sang thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân tuy ban đầu có gây ra sự
sụt giảm nhất định cho ngân sách nhà nước tuy nhiên ngay sau đó nguồn thu ngân sách
các năm sau đó đã tăng mạnh nhờ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân thông qua
sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước cũng như sự gia tăng của các khoản đầu tư
FDI vào Việt Nam
b.Thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nhà nước ta ban hành vào năm 1951,thời điểm này
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát
triễn kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần
thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất
khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời
sống nhân dân. Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của
vùng tự do. Mặt khác, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối
với hàng hoá nhập khẩu là từ 30 % trở lên.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hành
ngày 29 -12 -1987. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ
thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12-1991 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội
thông qua ngày 5 -7- 1993.

Ngày 28-7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, kí kết hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu
lực chung – CEPT.Theo đó sáu quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98%
tổng số dòng thuế của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006. Thời
hạn dành cho bốn quốc gia gia nhập sau là năm 2013. Các sản phẩm được xem xét giảm
thuế quan được nêu trong bốn danh mục, đó là:
 Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay,
 Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế,
 Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm,
 Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn.
Những yêu cầu của CEPT -AFTA đối với Việt Nam:
 Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thoả thuận giữa Việt nam và các
nước thành viên khác của ASEAN, chương trình giảm thuế nhập khẩu theo CEPT
của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ 1/1/1996 và hoàn thành vào 1/1/2006 để
đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0-5%, chậm hơn các nước thành viên khác 3
năm.
 Các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này bao gồm:
 Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT gồm:
danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh
mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ hoàn
toàn (GEL).
 Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết
thúc với thuế suất 0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20%
phải giảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn
hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003.
 Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục IL trong
vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%, để thực hiện
giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời, các
bước giảm sau khi đưa vào IL phải được thực hiện chậm nhất là 2-3 năm
một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%.
 Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết

thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng mặt hàng đường
vào năm 2010 :0-5%.
 Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng
bộ thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dần các
biện pháp hạn chế phi quan thuế khác (NTBs) 5 năm sau đó.
 Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để
đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước
ASEAN phải đưa ra IL của mình để bắt đầu giảm thuế quan từ năm 1993. Trên
thực tế, không phải mặt hàng nào trong IL cũng thực sự phải giảm thuế quan, vì có
những mặt hàng trước khi đưa vào IL đã có thuế suất dưới 5%, thậm chí bằng 0%.
 Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm
thuế quan ngay, do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều
chỉnh sản xuất trong nước thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng.
 Sau ba năm kể từ khi tham gia CEPT, các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần
các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với những mặt
hàng này. Quá trình chuyển từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi
năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là đến hết năm thứ tám
thì IL đã mở rộng bao trùm toàn bộ TEL, và TEL không còn tồn tại.
 Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế
quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành CEPT.
 Ví dụ: Khi tham gia CEPT vào năm 1993, IL của nước A bao gồm 50 mặt hàng,
TEL của nước này có 100 mặt hàng. Từ năm 1996, nước A phải bắt đầu chuyển
TEL sang IL. Nếu mỗi năm chuyển đều 20% thì năm 1996, IL của nước này có 50
+ (100*20%) = 70 mặt hàng và TEL giảm đi còn 100 - (100*20%) = 80 mặt hàng.
Năm 1997, IL sẽ là 90 và TEL sẽ là 60. Ba năm tiếp sau đó, các con số tương ứng
sẽ là 110/40, 130/20 và 150/0. Đến năm 2000, IL của nước A sẽ bao gồm cả 150
mặt hàng và TEL không còn mặt hàng nào nữa.
 Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ
phải giảm thuế quan. Các nước thành viên ASEAN có quyền đưa ra danh mục các
mặt hàng này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con

người, động thực vật; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ
 GEL không phải là Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu (NK). Một
số mặt hàng có trong GEL vẫn được NK bình thường, nhưng không hưởng thuế
suất ưu đãi như các mặt hàng trong danh mục giảm thuế.
 Ngoài cơ chế này, để hiện thức hóa AFTA, các nước ASEAN còn ký kết hàng loạt
các thỏa thuận về thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước
thành viên, công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa của nhau, tăng
cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển công
nghiệp và xây dựng Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA).
Việt Nam đã có những thay đổi trong chính sách thuế xuất nhập khẩu :
Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996, khi
đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều đã nằm ở
khung thuế suất 0-5%.
Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA vào năm 2006.
Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% tổng số mặt
hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt
hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kỳ 2002-2006. Trong
số đó, 65% đã ở mức thuế 0-5%.
Theo số liệu của tờ Dow Jones, vào những ngày đầu năm 2003, mức thuế suất trung bình
của Việt Nam chỉ hơn 2% một chút, và Việt Nam đang là nước có mức thuế suất trung
bình thấp thứ 3 ASEAN, sau Singapore và Brunei.
Theo đúng lộ trình thì việc cắt giảm thuế tham gia AFTA đã được áp dụng chính thức tại
Việt Nam từ ngày 1/1/2003. Tuy nhiên, ngày 10/1/2003, Bộ Tài chính đã thông báo việc
cắt giảm đó sẽ được thực hiện lùi lại 7 tháng, vào ngày 1/7.
Đến ngày 1/7, 1.416 mặt hàng thuộc TEL được chuyển sang IL. Đa số đó là những mặt
hàng hiện đang được bảo hộ với mức thuế suất rất cao (30-100%), hoặc đang được quản
lý bằng hạn ngạch như xi măng , giấy , hàng điện tử, điện gia dụng , cơ khí, vật liệu xây
dựng
Chính nhờ những chính sách cải cách về thuế XNK đã đem lại những thay đổi tích cực
đáng kể cho kim nghạch xuất nhập khẩu Việt Nam cùng những sự thay đổi trong nền kinh

tế quốc dân :
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN: 1995: 1,1 tỷ USD ; 1996: 1,136 tỷ
USD; 1997: 1,9 tỷ USD; 1998: 2,3 tỷ USD; 1999: 2,4 tỷ USD; 2000: 2,6 tỷ USD; 2001:
2,5 tỷ USD; 2002: 2,42 tỷ USD; 2003: 2,9 tỷ USD; 2004: 3,87 tỷ USD.
Về đầu tư: tháng 6-1995, các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam gần 200 dự án với tổng
số vốn pháp định trên 2 tỷ USD, chiếm 15% FDI vào Việt Nam thời điểm đó. Đến năm
2004, ASEAN đã đầu tư trên 600 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 10 tỷ USD, chiếm
27% FDI vào Việt Nam, đứng đầu là Singapore với 8 tỷ USD.
Các khu công nghiệp của ASEAN tại Việt Nam: Khu công nghiệp Việt Nam •
Singapore (Bình Dương), Khu công nghiệp Việt Nam Thái Lan AMATA (Đồng Nai), Khu
công nghiệp Việt Nam Malaysia (Khu chế xuất Đà Nẵng), Khu công nghiệp Việt Nam
Malaysia (Nội Bài, Hà Nội)
2.Những thay đổi hệ thống thuế Việt Nam sau khi gia nhập WTO
a.Thuế thu nhập doanh nghiệp
Những thay đổi đáng kể nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam từ năm 2007
có thể được thấy rõ như sau :
• Sau khi gia nhập WTO để có thể thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài FDI chính
phủ đã có 1 số quyết định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng thêm ưu đãi
kể từ ngày 1/1/2009, thuế TNDN sẽ chính thức áp dụng mức mới là 25%, giảm
3% so với mức cũ. Mức thuế mới này đã được Quốc hội thông qua ,vì mục đích
khuyến khích hoạt động đầu tư, sản xuất. Mặc dù mức giảm trước mắt có thể
khiến ngân sách nhà nước giảm thu mỗi năm chừng hơn 5.000 tỉ đồng nhưng lâu
dài sẽ được bù đắp bằng các hoạt động gia tăng đầu tư .
• Luật mới sửa đổi trong thời gian tới đã không cho phép phần chi quảng cáo, tiếp
thị, khuyến mại và một số phần chi khác của doanh nghiệp được vượt quá 10%
tổng số chi phí hợp lý tính thuế.Luật chỉ nới rộng mức chi này là 15% cho các
doanh nghiệp mới được thành lập trong vòng ba năm đầu, dù nhiều doanh nghiệp
và đại biểu Quốc hội là doanh nghiệp đã đề nghị nâng lên mức 15% cho tất cả các
doanh nghiệp, không phân biệt thành phần.
• Luật sửa đổi cũng không tiếp thu các kiến nghị bằng cách giữ nguyên quy định về

nơi nộp thuế tại nơi đóng trụ sở chính như trước đây mà yêu cầu doanh nghiệp có
cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc nhưng đóng xa trụ sở chính vẫn phải phân bổ
việc nộp thuế giữa những nơi này (tính theo tỷ lệ chi phí).
• Riêng hoạt động dầu khí, mức thuế suất sàn sửa đổi đã nâng lên từ 25% đến 32%.
Như vậy, khung thuế suất đối với hoạt động này là từ 32% đến 50%, nhằm mục
đích tránh những bất lợi có thể phát sinh cho phía Việt Nam trong quá trình đàm
phán với đối tác nước ngoài.
• Trong năm 2012 đã khi kinh tế gặp khó khăn thì chính phủ đã ban hành nhiều nghị
định nhằm giảm thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp.giúp các doanh nghiệp
vượt qua khó khăn nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
• Thủ tướng vừa ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ
khó khăn cho tổ chức và cá nhân.
Theo đó, Chính phủ giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp trong lĩnh vực xổ số, bất
động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch
vụ thuộc diện chịu thuế thu nhập đặc biệt, doanh nghiệp xếp hạng 1, hạng đặc biệt
thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Ngoài ra Chính phủ cũng giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp
sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm
sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây là những doanh nghiệp có
tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân 2012 trên 300 người, chưa kể
lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng.Ngoài ra còn các ưu đãi về đầu tư
khác được quy định cụ thể trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Những tác động tới nền kinh tế Việt Nam thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài :
• Theo số liệu của Bộ Tài chính giai đoạn 2007 - 2012, thu thuế luôn chiếm tỷ lệ
rất cao trong tổng ngân sách. Tỷ lệ bình quân giai đoạn 2007 - 2011 là 81,5%.
Riêng năm 2012, tỷ lệ này được kỳ vọng là 91,14%. Trong tổng 12 nguồn thu
từ các loại thuế, thu nhập doanh nghiệp và VAT chiếm tỷ trọng cao nhất qua

các năm (bình quân trên 30% mỗi loại). Tỷ lệ nguồn thu từ thuế trên tổng GDP
hiện cũng rất cao, bình quân lên tới 23% một năm.
• Sau 6 năm giảm sút nghiêm trọng (1999- 2004), làn sóng FDI thứ hai được bắt
đầu từ năm 2005 có bước đột phá trong năm 2007-2008 với mức tăng trưởng
khá cao. Cụ thể, năm 2006 vốn thực hiện là 4,1 tỷ USD và vốn đăng ký là 12 tỷ
USD thì đến năm 2007 các con số tương ứng là 8,03 tỷ USD và và 21,34 tỷ
USD, rồi lên tới 11,6 tỷ USD và 64 tỷ USD trong năm 2008.
• Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài , FDI năm 2009 giảm khá
nhiều so với năm trước đó (vốn thực hiện và vốn đăng ký lần lượt là 19,7 tỷ
USD và 9 tỷ USD tính đến 11/2009 ). Dù vậy, đây vẫn là kết quả đáng khích lệ
trong điều kiện FDI quốc tế sụt giảm nhiều và FDI của nhiều nước trong khu
vực giảm 20- 30%. Thực trạng đó phản ánh độ tin cậy của các nhà đầu tư nước
ngoài đối với Việt Nam khá cao.
Có được thành công này cũng là một phần do chính sách giảm thuế để thu hút
vốn đầu tư từ nước ngoài.Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam cũng
được hưởng chính sách ưu đãi nhưu là miễn thuế trong những năm đầu , giảm
thuế thu nhập cho các doanh nghiệp để nâng cao sản xuất trong một só lĩnh vực
mà Việt Nam còn chưa phát triển
b.Thuế xuất nhập khẩu.
 Những điểm đổi mới về thuế xuất nhập khẩu từ khi Việt Nam gia nhập WTO
 Những cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong WTO của Việt Nam:
• Đối với thuế xuất khẩu:
WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, một số thành
viên (chủ yếu là các nước phát triển) yêu cầu cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu, đặc biệt đối
với phế liệu kim loại màu và kim loại đen vào thời điểm gia nhập.

• Đối với thuế nhập khẩu :Tổng hợp chung toàn bộ các cam kết về thuế quan của
Việt Nam trong WTO được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt
nam, có thể tóm lược một số nét lớn như sau:
-Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600

dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế
bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời
gian thực hiện sau 5- 7 năm.
Bảng 1: Diễn giải mức thuế cam kết bình quân
Đơn vị: %
Bình quân
chung theo
ngành
TS
MFN
hiện
hành
TS cam
kết khi
gia
nhập
WTO
TS cam
kết vào
cuối lộ
trình
Mức
giảm so
với thuế
MFN
hiện
hành
Mức cắt giảm TS tại
vòng Uruguay
Nước PT Nước đang

PT
Sản phẩm
nông
nghiệp
23,5 25,2 21,0 10,6 40 30
Sản phẩm
công
nghiệp
16,6 16,1 12,6 23,9 37 24
Chung
toàn biểu
17,4 17,2 13,4 23,0
Nguồn: Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế
-Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế
(chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700
dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức
thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu
là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.
- Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay
khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt
may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử.
- Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập
và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với
lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Trong lĩnh vực
nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng,
gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông
sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN
hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn
30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
- Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%,

và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng
công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.
- Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của
các nước nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay (1994) như
sau: trong lĩnh vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt
giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung quốc trong
đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5%
xuống 10%).

 Việc thực hiện cam kết về thuế XNK trong WTO của VN
• Trong 5 năm đầu gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và đúng lộ trình
các cam kết với WTO trong các lĩnh vực nói chung cũng như trong lĩnh vực dịch
vụ tài chính: Bảo hiểm, chứng khoán và kế toán - kiểm toán và thuế quan nói
riêng.Đánh giá lại tình hình thực hiện việc cắt giảm thuế quan, Phó Vụ trưởng Vụ
Chính sách thuế - Lưu Đức Huy cho biết:
-Năm 2007, Việt Nam đã cắt giảm thuế đối với trên 1.800 dòng thuế với mức cắt giảm từ
1% đến 30% tùy từng loại hàng. Trong đó, mặt hàng dệt may là có mức cắt giảm lớn
nhất. Đến năm 2008, tiếp tục cắt giảm 1.740 dòng thuế gồm những mặt hàng thuộc 26
ngành hàng như: nông thổ sản, rau quả tươi, cà phê… với mức giảm từ 1-7%, trong đó,
đa số các mặt hàng có mức giảm 2-3%.
Theo lộ trình, năm 2009, chính phủ tiếp tục cắt giảm 1.770 dòng thuế trong 337 nhóm
mặt hàng với mức giảm dao động trong khoảng từ 1-10%. Năm 2010, số dòng thuế được
giảm là trên 1.650 với mức giảm thêm từ 1-6%.

-Năm vừa qua đã cắt giảm 924 dòng thuế, mức cắt giảm cao nhất là 10% như xì gà từ
120% xuống 110%, giảm thấp nhất là 1%, còn lại chủ yếu là từ 1-3%. Đặc biệt, thực hiện
kiên định mục tiêu đã đề ra, năm 2011, Việt Nam tiếp tục giữ các mức thuế suất trần theo
cam kết WTO đối với một số nhóm hàng có mức thuế cao và mang tính chất nhạy cảm
như thuế thuốc lá 135%, xì gà 110%, ô tô nguyên chiếc 82% và 77% với rượu, bia.


-Nhìn chung các cam kết về thuế được thực hiện tuân thủ đầy đủ các cam kết trong WTO
theo đúng lộ trình. Mức thuế bình quân giản đơn của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm
2011 là 10,47% và trong một số trường hợp, mức thuế suất áp dụng đã được quy định
thấp hơn so với mức cam kết để phù hợp với mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô và khuyến
khích sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, trong đó chủ yếu là nhóm
hàng vật tư, nguyên nhiên vật liệu, linh kiện phục tùng và máy móc, thiết bị trong nước
không sản xuất được…

-Đặc biệt, năm 2012 là năm có sự thay đổi lớn, theo đó, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi năm
2012 gồm 9.558 dòng thuế, tăng 1.258 dòng thuế. Trong số 9.558 dòng thuế này thì phải
cắt giảm 945 dòng thuế theo cam kết WTO cho năm 2012 với mức cắt giảm chủ yếu từ 1-
3%, gồm các mặt hàng thủy hải sản, hoa quả, thực phẩm chế biến, bánh kẹo, rượu, thuốc
lá…

Có thể nói, Thông qua việc thực hiện các cam kết với WTO, Việt Nam cũng đã từng bước
củng cố, cải cách kinh tế quốc gia ở các lĩnh vực, trong đó, dịch vụ tài chính và thuế quan
là những lĩnh vực chủ chốt đã có những thay đổi đáng kể.

 Những ảnh hưởng đối với cạnh tranh thuế quốc tế
 Tích cực:
-Thứ nhất, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam không còn bị phân biệt đối xử, được hưởng
thuế suất nhập khẩu của các nước giống như các thành viên khác, các rào cản phi thuế
quan cũng giảm đi nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, kể cả trong
những năm khủng hoảng. Trừ năm 2009, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều
đạt trên 20%, năm 2011 đạt trên 30%, nếu nhìn cả 5 năm đã tăng 17,3% so với dự kiến là
16%.
-Thứ hai, nhờ thuế suất nhập khẩu của Việt Nam cắt giảm nên giá máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất cũng giảm bớt, vì vậy gánh đỡ cho giá
thành, gia tăng phần nào khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong nước. Còn việc
nhập siêu gia tăng thì chủ yếu là do hai nguyên nhân: cơ cấu kinh tế của Việt Nam lạc

hậu, tỷ lệ gia công quá lớn nên càng đẩy mạnh sản xuất, gia tăng xuất khẩu lại càng phải
nhập khẩu. Hơn nữa, giá cả trên thị trường thế giới dao động mạnh, có thể nói đã hình
thành một mặt bằng giá cả mới cao hơn trước.
-Thứ ba, người tiêu dùng cũng được lợi nhờ hàng hóa đa dạng hơn, các DN nước ngoài
như ngân hàng, bảo hiểm, phân phối xâm nhập thị trường tuy có tạo nên sức ép cạnh
tranh với các DN của ta song lại đem lại tiện ích cho người tiêu dùng.
-Thứ tư, do thể chế thông thoáng hơn nên đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng đáng kể;
trong 5 năm tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 150 tỷ USD, gấp 2,7 lần,
tổng số thực hiện đạt 45 tỷ, vượt 77% so với mục tiêu đề ra.
-Thứ năm, một mặt các DN có chịu thêm sức ép cạnh tranh, mặt khác cũng buộc phải
vươn lên đồng thời hiểu biết hơn thị trường thế giới và những luật chơi của nó.
-Thứ sáu, trong quá trình đàm phán và sau khi gia nhập, thể theo các cam kết quốc tế, hệ
thống pháp luật của Việt Nam được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh hơn, tạo thuận lợi cho
việc làm ăn kinh doanh của DN.
-Sau cùng, nhờ đã trở thành thành viên WTO nên vị thế quốc tế của Việt Nam càng được
nâng cao, ngày nay Việt Nam có điều kiện tham gia sân chơi quốc tế, kể cả trong khuôn
khổ WTO ở tư thế bình đẳng hơn.
 Tiêu cực:Bên cạnh những mặt tích cực, việc gia nhập WTO cũng đặt ra những
thách thức mới. Có thể kể đến một số mặt:
+Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng, kể cả trên thị trường trong nước do ta
từng bước phải mở cửa thị trường cho các DN nước ngoài.Rõ ràng khi các rào cản
thương mại từng bước được tháo bỏ,đồng nghĩa với cơ hội cho các DN nước ngoài xâm
nhập vào thị trường trong nước thì sức ép dành cho các DN trong nước ngày một tăng
lên.DN trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh với DN nước ngoài
lớn mạnh và đầy kinh nghiệm trên thương trường.
+Thứ hai, do đã liên thông với thị trường quốc tế nên những biến động của thế giới tác
động vào Việt Nam nhanh hơn, mạnh hơn.Nếu chúng ta không có biện pháp dự phòng thì
chắc chắn rủi ro sẽ rất lớn.
+ Thứ ba là “từ sông suối ra biển lớn”, các DN Việt Nam sẽ không khỏi bỡ ngỡ, sơ hở,
thua thiệt.Việc phải cạnh tranh trong một môi trường rộng lớn và khắc nghiệt như WTO

khi mới chập chững bước vào khiến DN VN không khỏi lo sợ.Từ trình độ tổ chức quản lý
đến vấn đề khoa học công nghệ chúng ta đều thua thiệt.Tuy vậy đây cũng là cơ hội để
chúng ta tự hoàn thiện bản thân cũng như học hỏi từ những đối thủ cạnh tranh của mình.
III.Những giải pháp đề xuất cải cách thuế Việt Nam trong thời gian tới nhằm tích
cực phát huy những lợi thế đạt được từ cạnh tranh thuế.
Là một công cụ của chính sách quản lý kinh tế, chính sách thuế phải hướng vào thực
hiện các mục tiêu tổng thể của chính sách kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ XI của VN đề
ra: “Đưa đất nước ta đi lên; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại . Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm
lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được
nâng cao”.
Tuy nhiên, với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia, liên
quan đến việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính của xã hội, nên vấn đề xuyên
suốt của chính sách thuế là phải thực hiện các mục tiêu có tính đặc thù của mình.Đồng
thời chính phủ ta cần có những biện pháp, những giải pháp thích hợp cải cách thuế phù
hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước trong hiện tại và hướng tới tương lai :
• Giữ kỷ luật tài chính tổng thể để lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, ổn
định kinh tế vĩ mô. Nguồn thu từ thuế phải có khả năng tài trợ các nhu cầu chi
tiêu cần thiết ngày càng tăng của Chính phủ mà không phải viện đến sự vay mượn
quá mức của khu vực công.
• Nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của nền kinh tế trong
bối cảnh hội nhập và cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền
vững và thực hiện thành công chiến lược giảm nghèo.
• Thuế phải là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước có hiệu quả và
hiệu lực.
• Thuế đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội trên cơ sở thực thi một chính
sách thuế minh bạch, công bằng, có tính luật pháp cao.
• Tiếp tục thực hiện cải cách thuế cho phù hợp với tình hình kinh tế,chính trị

và văn hóa xã hội của đất nước nhằm tận dụng, phát huy 1 cách tốt nhất các lợi
thế đạt được từ cạnh tranh thuế, hạn chế tối đa những bất lợi từ cạnh tranh thuế
thông qua cải cách hệ thống thuế còn chồng chéo,nhiều bất cập mà vấn đề cốt lõi
nằm ở tổ chức và con người
• Thiết lập các chế tài xử phạt mạnh tay với các trường hợp trốn thuế,lậu
thuế
• Tiếp tục đưa ra các chính sách thuế phù hợp điều kiện hiện tại nhằm thu
hút tốt nhất các nguồn lực từ bên ngoài, đồng thời khuyến khích phát triển nguồn
lực nội tại nền kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển

×