Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quan hệ Thương mại Việt Mỹ và vấn đề xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ - 6 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.98 KB, 12 trang )

hàng xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ như máy móc thiết bị, điện tử, viễn thông, điện
đồng thời tận dụng cả các mặt hàng tốn nhiều sức lao động như: dệt may, giày dép,
thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, văn hoá phẩm
- Nhập khẩu của Hoa Kỳ trong thập kỷ qua đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
năm vào khoảng 10% và dự kiến trong thập kỷ tới sẽ vẫn đạt được thịnh vượng
như thập kỷ qua do toàn cầu hoá thành công và các nền kinh tế khác cũng được
hưởng chung thành quả này. Tuy nhiên trong giai đoạn 2000- 2010 dự kiến tăng
thấp hơn thập kỷ qua trung bình 4% năm (năm 2010 so 1998 tăng 26%).
III. Thách thức với việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang mỹ
1. Những quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu.
Luật pháp nước Mỹ quy định, tất cả mọi vấn đề có liên quan đến việc nhập khẩu
hàng hoá từ nước ngoài vào đều thuộc thẩm quyền của chính phủ Liên bang. Bộ
Thương mại, Văn phòng đại diện thương mại, Uỷ ban thương mại quốc tế và cụ
thể nhất là Hải quan Mỹ là những cơ quan có trách nhiệm đối với vấn đề này. Các
giấy tờ cần xuất trình trong quy trình nhập hàng vào Mỹ gồm: Giấy nhập khẩu hải
quan; Hoá đơn thương mại; Danh mục kiện hàng (nếu có); Giấy tờ khác theo yêu
cầu cụ thể của chính quyền liên bang hay địa phương. Mỹ có nhiều quy định pháp
luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lượng, kỹ thuật Vì
thế, khi các nhà xuất khẩu chưa nắm rõ hệ thống các quy định về luật lệ của Mỹ
thường cảm thấy khó làm ăn tại thị trường này.
Sau đây là các quy định của Mỹ về nhập khẩu:
* Nhãn hiệu và thương hiệu:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục
Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn
hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã
đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá phải nộp cho Cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng
nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.
Theo “Copyright Revision Act” (1976) của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo
các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có


bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các
thương hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Mỹ
bảo vệ quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại Văn phòng bản quyền theo
các thủ tục hiện hành.
* Hạn ngạch nhập khẩu:
Đi đôi với những luật lệ và nguyên tắc về nhập khẩu hàng hoá, ở Mỹ còn áp
dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian
nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan quản lý và chia làm 2
loại: hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan quy định
số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế
giảm trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao. Hạn ngạch tuyệt
đối là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu
vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt quá sẽ không được phép nhập
khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, nhưng có hạn ngạch tuyệt đối
chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Một số mặt hàng sau đây khi nhập khẩu vào Mỹ phải có hạn ngạch:
+ Hạn ngạch thuế quan áp dụng đối với: sữa và kem các loại, cam, quýt,
ôliu, xirô, đường mật,wiskroom chế toàn bộ hoặc một phần từ thân cây ngô.
+ Hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với: thức ăn gia súc, sản phẩm thay thế
bơ, sản phẩm có chứa 45% bơ béo trở lên, pho mát được làm từ sữa chua diệt
khuẩn, sôcôla có chứa 5,5% trọng lượng là bơ béo trở lên, cồn êtylen và hỗn hợp
của nó dùng làm nhiên liệu.
Ngoài ra Cục Hải quan Mỹ còn kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi
nhân tạo, hàng pha tơ lụa, hàng làm từ sợi thiên nhiên được sản xuất tại một số
nước theo quy định. Việc kiểm soát này được tiến hành dựa trên những quy định
trong Hiệp định hàng dệt mà Mỹ đã ký với các nước.
Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được quy
định rất chi tiết và rõ ràng đối với từng nhóm hàng. Việc kiểm tra, kiểm dịch và
giám định do các cơ quan chức năng thực hiện.

* Hàng dệt:
Các sản phẩm dệt nhập khẩu vào Mỹ phải ghi rõ tem, mác quy định: các
thành phần sợi được sử dụng có tỷ trọng trên 5% sản phẩm phải ghi rõ tên, các loại
nhỏ hơn 5% phải ghi là “các loại sợi khác”. Phải ghi tên hãng sản xuất, số đăng ký
do Federal Trade Commission (FTC) của Mỹ cấp.
* Pho mát, sữa và các sản phẩm sữa:
Pho mát và các sản phẩm pho mát phải tuân theo các yêu cầu của Cơ quan
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Mỹ, và hầu hết
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
phải xin giấy phép nhập khẩu và quota của Vụ quản lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ
Nông nghiệp Mỹ.
Nhập khẩu sữa và kem phải tuân theo các điều luật về thực phẩm, và điều
luật về nhập khẩu sữa. Các sản phẩm này chỉ được nhập khẩu bởi những người có
giấy phép nhập khẩu do các cơ quan: Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an toàn thực phẩm
và dinh dưỡng, Văn phòng nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp.
* Thịt và các sản phẩm thịt:
Thịt và các sản phẩm thịt nhập khẩu vào Mỹ phải tuân theo các quy định
của Bộ Nông nghiệp Mỹ và phải qua giám định của Cơ quan giám định y tế về
động - thực vật (APHIS) và của Cơ quan giám định về an toàn thực phẩm trước
khi làm thủ tục hải quan. Các sản phẩm từ thịt sau khi đã qua giám định của Cơ
quan giám định động - thực vật (APHIS) còn phải qua giám định của Cơ quan
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
* Động vật sống:
Động vật sống khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các điều kiện về giám
định và kiểm dịch của APHIS, ngoài ra còn phải kèm theo giấy chứng nhận về sức
khoẻ của chúng và chỉ được đưa vào Mỹ qua một số cảng nhất định.
* Gia cầm và các sản phẩm gia cầm:
Gia cầm sống, lạnh đông, đóng hộp, trứng và các sản phẩm từ trứng khi
nhập khẩu vào Mỹ phải theo đúng quy định của APHIS và của Cơ quan giám định
an toàn thực phẩm thuộc USDA.

* Cây và các sản phẩm từ cây:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Cây và các sản phẩm từ cây phải tuân theo các quy định của Bộ Nông
nghiệp, có thể bị hạn chế hoặc cấm. Các sản phẩm này bao gồm cả trái cây, rau,
cây trồng, rễ cây, hạt, sợi từ cây kể cả bông và các cây làm chổi, hoa đã cắt, một số
loại ngũ cốc, gỗ cây, gỗ sẻ, đều cần có giấy phép nhập khẩu.
* Hoa quả, rau và hạt các loại:
Rau, quả, hạt, củ các loại khi nhập khẩu vào Mỹ phải bảo đảm các yêu cầu
về chủng loại, kích cỡ, chất lượng, độ chín. Các mặt hàng này phải qua Cơ quan
giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA để có xác nhận là phù hợp với các tiêu
chuẩn nhập khẩu.
* Đồ điện gia dụng:
Đồ điện gia dụng khi nhập khẩu vào Mỹ phải ghi trên nhãn mác các tiêu
chuẩn về điện, chỉ tiêu về tiêu thụ điện theo quy định của Bộ Năng lượng, Hội
đồng Thương mại Liên bang, cụ thể là đối với: tủ lạnh, tủ cấp đông, máy rửa bát,
máy sấy quần áo, thiết bị đun nước, thiết bị lò sưởi, điều hoà không khí, lò nướng,
máy hút bụi, máy hút ẩm.
* Thực phẩm, thuốc bệnh, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế:
Thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế khi nhập khẩu vào Mỹ phải
theo các quy định của Federal Drug and Cosmetic Act. Theo đó, những mặt hàng
kém chất lượng hoặc không bảo đảm vệ sinh an toàn cho người sử dụng sẽ bị cấm
nhập khẩu, buộc phải huỷ hoặc đưa về nước xuất xứ.
Nhiều mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, sản phẩm sữa, thịt, trứng, trái
cây, rau còn phải tuân theo các quy định như đã nêu ở trên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hải sản khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo các quy định của National Marine
Fisheries Service thuộc Cục quản lý môi trường không gian và biển và Bộ Thương
mại Mỹ.
* Làm thủ tục hải quan:
Đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài, khi muốn làm thủ tục hải quan để

xuất khẩu vào Mỹ có thể thông qua người môi giới hoặc thông qua các công ty vận
tải. Thuế suất có sự phân biệt rất lớn giữa những nước được hưởng quy chế
Thương mại bình thường (NTR) với những nước không được hưởng (Non-NTR),
có hàng hoá có thuế, có hàng hoá không thuế, nhưng nhìn chung thuế suất ở Mỹ
thấp hơn so với nhiều nước khác.
* Luật chống bán phá giá (ADs):
ở Mỹ có Luật chống bán phá giá (ADs). Nếu hàng hoá bán vào Mỹ thấp
hơn giá quốc tế hoặc thấp hơn giá thành thì người sản xuất ở Mỹ có thể kiện ra toà,
và như vậy, nước bị kiện sẽ phải chịu thuế cao không chỉ đối với chính hàng hoá
bán phá giá mà còn đối với tất cả các hàng hoá khác của nước đó bán vào Mỹ.
* Luật chống bán hạ giá (CVDs):
Thuế chống bán hạ giá( CVDs) được áp dụng để làm vô hiệu hoá tác động của trợ
cấp xuất khẩu do Chính phủ nước ngoài dành cho hàng hoá của họ khi xuất khẩu
sang Mỹ. Những trợ cấp này làm giảm giá của hàng xuất khẩu vào Mỹ một cách cố
ý, gây “chấn thương” kinh tế cho các nhà sản xuất Mỹ.
Tại thị trường Mỹ, yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn cả chất lượng
sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết.
Hàng hoá bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng. Số lượng và
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chất lượng của dịch vụ này là điểm mấu chốt cho sự tín nhiệm đối với người bán
hàng. Các nhà kinh doanh tại thị trường Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh rất gay gắt
như nhiều người mô tả là “một mất một còn”. Cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là
rất lớn. Người tiêu dùng Mỹ thường nôn nóng nhưng lại mau chán, vì thế nhà sản
xuất phải sáng tạo và thay đổi nhanh đối với sản phẩm của mình, thậm chí phải có
“ phản ứng trước ”.
Mặc dù khi Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được Quốc hội hai nước thông
qua, hàng hoá Việt Nam vào Mỹ sẽ được hưởng NTR, nhưng vẫn phải cạnh tranh
quyết liệt với hàng hoá của Trung Quốc, của các nước ASEAN và nhiều nước khác
đang được hưởng NTR trên thị trường Mỹ, trong cuộc chiến này chất lượng và giá
cả là quyết định. Hàng hoá của Việt Nam với chủng loại tương tự nhưng một số

mặt hàng có chất lượng thấp hơn và giá thành cao hơn, khó có thể cạnh tranh với
hàng hoá của các nước nói trên vốn đã có mặt tại thị trường Mỹ trước hàng hoá
của Việt Nam hàng chục năm.
Như vậy, những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập khẩu là những
trở ngại phi thuế quan mà hàng hoá của Việt Nam không dễ vượt qua. Nếu Việt
Nam được hưởng NTR/GSP mà chất lượng hàng hoá không tăng và giá cả không
hạ hoặc phía Mỹ vẫn áp dụng các quy định nhập khẩu truyền thống thì việc tăng
kim ngạch và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ là nan
giải.
Để vào được thị trường Mỹ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các
doanh nghiệp Việt Nam còn phải tìm hiểu và nắm vững hệ thống quản lý xuất
nhập khẩu cũng như hệ thống hạn ngạch của Mỹ. Mỹ có một hệ thống pháp luật về
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Khi các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua
được những rào cản này thì việc xâm nhập thị trường Mỹ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
2. Vấn đề gian lận thương mại.
Vấn đề gian lận thương mại giữa các nước cũng được coi như là một thách
thức đối với Việt Nam khi được hưởng NTR. Khi đó nếu được Mỹ áp dụng GSP
(Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập) đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu
sang Mỹ thì sẽ xảy ra tình trạng hàng hoá một số nước mạo danh là hàng của Việt
Nam để được hưởng ưu đãi. Trong khi giá thành sản xuất của các nước này thấp
hơn nhiều so với hàng của Việt Nam, thậm chí chỉ bằng một nửa giá thành của
Việt Nam, lại được hưởng thuế suất ưu đãi (thông thường dưới 5%), thì hàng của
các nước này chắc chắn sẽ cạnh tranh và đánh bật hàng của Việt Nam và chiếm
được thị phần trong thị trường Mỹ.
Để chống gian lận thương mại hai bên phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu
như EU và Việt Nam đã từng làm để hình thành cơ chế kiểm tra kép đối với mặt
hàng giày dép trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ.
3. Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh những tác động tích cực mà công tác xúc tiến thương mại đem lại

cho các doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề khó khăn nhất hiện nay vẫn là việc cung
cấp thông tin chưa đầy đủ, cập nhật, chưa hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận thị
trường nước ngoài nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
Thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò rất quan trọng
và có ý nghĩa quyết định. Đây là đối tượng nghiên cứu của các tổ chức xúc tiến
thương mại và là mảng hoạt động lớn nhất trong xúc tiến thương mại. Nếu tổ chức
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khai thác và chuyển tải thông tin tốt, chất lượng thông tin cao thì hiệu quả hoạt
động xúc tiến thương mại được khẳng định và đem lại lợi ích cho các doanh
nghiệp. Ngược lại tổ chức thông tin thiếu chính xác, không đầy đủ, không kịp thời
hoặc chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thì công tác xúc tiến thương mại sẽ
không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, thậm chí còn gây thiệt hại cho các
doanh nghiệp.
Thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường
thông tin được coi là một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp.
Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, nắm bắt được nhu cầu
khách hàng càng đầy đủ, nhanh chóng thì mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt
hơn và do đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, sản phẩm sẽ có tính cạnh
tranh cao hơn.
Do chưa hiểu đầy đủ, cụ thể về một ngành nào hoặc một doanh nghiệp cụ
thể nào và về nhu cầu của doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh nên
thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ cho doanh nghiệp còn mang
tính chất chung chung, chưa cụ thể và kịp thời. Trong khi đó các doanh nghiệp rất
cần thông tin chuyên ngành cụ thể về thị trường, mặt hàng
Do trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên hạn chế, việc tiếp cận và xử
lý thông tin còn yếu nên nhiều khi chương trình xúc tiến không nhằm đúng đối
tượng, lĩnh vực kinh doanh làm cho hiệu quả thấp.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Do không được hỗ trợ về mặt kinh tế nên đa số các tổ chức xúc tiến thương

mại hoạt động theo nguyên tắc “ lấy thu bù chi”, do vậy họ hướng vào lợi nhuận
hơn là hướng vào lợi ích của quốc gia, lợi ích của các doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường xuất khẩu, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống xúc tiến thương mại theo
hướng phục vụ khách hàng rõ rệt. Ông Greg Dodds, Tổng giám đốc điều hành khu
vực Đông Bắc á, cơ quan xúc tiến xuất khẩu của Australia(Austrade) cho rằng
“Xúc tiến thương mại là giúp từng doanh nghiệp tăng doanh thu ở thị trường ngoài
nước. Các cơ quan xúc tiến thương mại cần tập trung đáp ứng nhu cầu thực sự của
các cơ quan xuất khẩu do bản thân các cơ sở này, chứ không phải ai khác đưa ra”.
Muốn làm ăn với Mỹ, chúng ta phải có hệ thống thông tin hiện đại. Phương
tiện hữu hiệu nhất hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho các doanh nghiệp
là Internet. Hiện nay giá dịch vụ Internet ở Việt Nam còn quá cao so với nhiều
nước. Ngay ở Mỹ, người sử dụng chỉ trả 1USD/ngày, còn ở Việt Nam là
1USD/giờ. Nhà nước cần tính đến lợi ích chung của xã hội chứ không nên vì lợi
ích của một số ngành mà để mất đi lợi thế có tính toàn cầu này. Nếu chúng ta
không có thông tin hiện đại thì không thể hội nhập với thế giới, không thể xuất
khẩu và cạnh tranh được
Chương III Các giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang mỹ
I. Các giải pháp tăng cường xuất khẩu các ngành hàng chủ lực.
Thực tiễn xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua cho
thấy một số nhóm, mặt hàng đạt kim ngạch khá và tăng đều qua các năm do các
doanh nghiệp của ta đã thiết lập được hệ thống các kênh phân phối tương đối ổn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
định trên thị trường Mỹ và vẫn đảm bảo được nguồn lực để tổ chức sản xuất với
chi phí thấp nhằm tận dụng lợi thế so sánh của mình. Để hưởng lợi trực tiếp từ
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, chúng ta cần
tổ chức tốt các ngành hàng sau đây là các ngành hàng có triển vọng tốt để thâm
nhập thị trường Mỹ:
- Dệt may.
- Giày dép.

- Thuỷ sản.
- Sành sứ.
- Mây tre đan.
` - Đồ gỗ và đồ nội thất.
- Rau quả chế biến.
- Hàng cơ khí và kim khí.
- Gạo, cao su, cà phê.
- Hàng thêu ren.
- Đá ốp lát.
Sau đây là giải pháp đối với một số ngành trọng yếu:
Đối với hàng dệt may: Làm ăn với doanh nghiệp Mỹ đòi hỏi các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam phải tiếp cận với phương thức sản xuất và xuất khẩu
FOB. Vì lẽ, hàng dệt may bị ràng buộc bởi điều kiện xuất xứ và tỷ lệ nội địa hoá
trên sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường này. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành
dệt may cần tích cực tìm kiếm thị trường bán hàng thành phẩm FOB và đặc biệt
lưu ý đến các hàng hoá với chất lượng bình dân, giá rẻ. Đây sẽ là cơ hội xâm nhập
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng phải chịu sức ép
của tiến trình hội nhập kinh tế. Đến năm 2004, thị trường EU bãi bỏ hạn ngạch dệt
may cho các nước WTO. Vào năm 2006, theo lộ trình của AFTA, chúng ta sẽ xoá
bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu. Riêng thị trường Mỹ, sẽ ấn định hạn ngạch dệt
may trong thời gian sớm nhất.
Trước thách thức đó, ngành dệt may Việt Nam cần tập trung giải quyết 4
vấn đề lớn sau: Một là, xây dựng chương trình đầu tư phát triển cho toàn ngành từ
nay đến năm 2010; trong đó tập trung đầu tư cho ngành dệt dưới dạng các cụm
công nghiệp nhằm tạo ra nguồn nguyên phụ liệu chất lượng cao cung cấp cho
ngành may xuất khẩu. Hai là, kết hợp chương trình đầu tư chiều sâu đối với các
doanh nghiệp hiện có với chương trình cổ phần hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp
dệt may nhằm từng bước hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ
chuyên sâu, phù hợp với trình độ quản lý hiện nay. Ba là, đối với ngành may, do

đặc thù vốn đầu tư thấp, công nghệ và lao động không quá phức tạp nên có thể
phát triển rộng khắp đến tận các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở
củng cố 4 trung tâm làm hàng xuất khẩu chất lượng cao, đó là Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Bốn là, đổi mới hệ thống quản lý, phương
pháp làm việc nhằm nâng cao hiệu quả các cuộc làm việc với các đối tác nước
ngoài, đặc biệt là doanh nhân Mỹ trên cơ sở đúng thời hạn giao hàng và ổn định số
lượng, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó là chiến lược dài hạn tăng cường khả
năng xuất khẩu các loại bông, sợi hoá học, vải, nguyên phụ liệu trong nước; nâng
cao năng lực cũng như quy mô sản xuất của các xí nghiệp may và chất lượng thiết
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×