Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đánh giá rủi ro có sự tham gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.4 KB, 13 trang )


Phụ lục 2

Đánh giá rủi so có sự tham gia
(Participatory Risk Assessment)


PRA là gì?
PRA là một phương pháp luận giúp cho người dân nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân
tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện
và giám sát và đánh giá. Người ngoài đóng vai trò là người hỗ trợ hay người thúc đẩy trong
tiến trình cho cộng đồng.
( Chambers)
PRA là phương pháp luận giúp cho người dân tại cộng đồng, người bên ngoài cùng tham
gia chia sẻ , củng cố và phân tích các hiểu biết của họ về điều kiện sống, hiện trạng, tiềm
năng, vấn đề và nguyên nhân, tìm ra giải pháp có thể xác định các hoạt động liên quan
cho những lĩnh vực chủ đề khác nhau.

Công cụ PRA được sử dụng trong lĩnh vực phòng ngừa thiên tai và thảm họa sẽ tập trung vào
đánh giá rủi ro, hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực cộng đồng địa phương. Kết
quả các đánh giá này hỗ trợ cho người dân và chính quyền địa phương đề xuất các kế hoạch
ứng phó và phòng ngừa thảm họa tại cấp thôn xã.
Những công cụ này được sử dụng trong suốt tiến trình đánh giá thôn, công việc này do nhóm
hỗ trợ lập kế hoạch cùng với người dân địa phương thực hiện, tùy từng trường hợp, có thể có
sự trợ giúp của các bộ phận lập kế hoạch cấp huyện hoặc cán bộ dự án.

Sử dụng công cụ PRA như thế nào?
Nhóm làm việc ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH phải chia ra làm nhiều nhóm nhỏ, mỗi
nhóm khoảng 5-7 người. Tuy nhiên cũng có thể tăng số thành viên trong nhóm nếu có người
nào muốn tham gia thêm.
Công việc này do nhóm thúc đẩy thực hiện và tài liệu hóa, tuy nhiên phải đảm bảo được ba vai


trò chính khi đi đánh giá thôn tại hiện trường và tại các cuộc họp thôn:
• Người thúc đẩy đánh giá PRA
• Người ghi chép
• Trưởng nhóm PRA
Trong khi làm PRA nên khuyến khích phụ nữ tham gia thảo luận.
Cuối đợt PRA, nhóm làm việc xác định các rủi ro ưu tiên, các giải pháp và đề xuất các hoạt
động trong kế hoạch thôn.

Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Phụ lục 2 Trang
66


Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Người thúc đẩy trong tiến trình đánh giá PRA

Vai trò:
Thúc đẩy sử dụng các công cụ PRA và xác định các hoạt động ĐÁNH GIÁ
Hoạt
động:

 giới thiệu các công cụ PRA cho nhóm làm việc ĐÁNH GIÁ của thôn
 thúc đẩy tiến trình
 là người hỗ trợ cho các cá nhân trong nhóm
 tìm cách cân bằng thảo luận giữa ‘người lấn lướt’ và ‘người trầm lặng’ và
đảm bảo tất cả mọi thành viên đều có thể diễn đạt ý kiến của mình
 đảm bảo nhóm tập trung thảo luận vào chủ đề nhưng cũng phải linh hoạt đưa
vào thông tin bổ sung nào quan trọng
 lập lại những gì mọi người phát biểu để xác nhận đã có sự hiểu biết chung

trong thảo luận
 quản lý tốt việc phân bổ thời gian
Thái độ:

 linh hoạt, kiên nhẫn, và có óc hài hước
 tránh sử dụng thuật ngữ phức tạp
 nói tiếng địa phương (nếu có thể)
 khuyến khích và động viên mọi người
 “bàn giao gậy điều khiển” cho cộng đồng càng nhiều càng tốt
 cố gắng “ẩn mình” suốt đợt đánh giá
 lắng nghe cẩn thận ý kiến của bất kỳ thành viên nào và không được dạy họ;
cố gắng lôi kéo sự tham gia của ‘người trầm lặng’ và người chịu thiệt thòi

Người ghi chép thông tin trong tiến trình đánh giá PRA

Vai trò:
Tài liệu hóa tất cả thông tin quan trọng và nhận xét liên quan trong khi thực hiện
các công cụ PRA
Hoạt
động:

 đem theo giấy A
4
để ghi chép lại những gì vẽ trên nền hoặc trên giấy A
0

 đem theo tất cả vật liệu cần thiết
 quan sát sự việc từ ‘hậu trường’
 ghi chép lại tất cả những thông tin quan trọng
 phụ giúp người thúc đẩy bằng cách ra hiệu

 hỗ trợ người thúc đẩy bằng cách trực tiếp đưa ra câu hỏi nếu cần thiết
 giúp mọi người ghi chép lại những vấn đề đã được trực quan hóa (sơ đồ, biểu
đồ… ) vào giấy A
4
ngay sau thảo luận
 quan sát và thúc đẩy ghi chép nhưng phải đảm bảo việc ghi chép phải đúng
như bản gốc, có trình tự, ngày tháng và địa điểm
 cùng ngồi lại bàn với người thúc đẩy về phần ghi chép vào cuối đợt đánh giá
Thái độ:

 là người quan sát tốt
 mặc dù vai trò của người ghi chép là thụ động trong suốt đợt đánh giá, song
người ghi chép lại giữ trách nhiệm chính trong việc chuyển phần chi chép
thành kết quả hữu dụng và trực quan lại cho cả nhóm
 quen thuộc với ngôn ngữ sử dụng
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Phụ lục 2 Trang
67
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
 có khả năng trực quan và trình bày vắn tắt, cô đọng kết quả cho nhóm PRA

Trưởng nhóm đánh giá rủi ro PRA

Vai trò:
Lãnh đạo nhóm suốt quá trình thực hiện PRA
Hoạt
động:

 chịu trách nhiệm về nhóm thúc đẩy lập kế hoạch trong suốt đợt PRA

 chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức và hậu cần khi thực hiện PRA tại hiện
trường và họp thôn
 điều hành hội thảo PRA và họp hành vào buổi chiều tối
 giới thiệu nhóm PRA/ĐÁNH GIÁ cho cộng đồng
 đảm bảo hội họp được bắt đầu đúng giờ
 hỗ trợ các nhóm nhỏ nếu họ gặp khó khăn
 điều phối các cuộc hội thảo tại thôn và thúc đẩy trình bày nhóm
 thúc đẩy tiến trình tóm tắt và tài liệu hóa của các nhóm nhỏ khi vừa sử dụng
xong một công cụ PRA
 giao tiếp tốt với người liên lạc và tiếp nhận ý kiến đóng góp của lãnh đạo suốt
hội thảo (ví dụ: để biết ai tham gia thường xuyên vào các hoạt động)
Thái độ:

 có óc tổ chức
 luôn hòa nhã và kiên nhẫn, giữ bình tĩnh nếu có gì sai sót
 có óc hài hước
 biết ‘ẩn mình’
 biết lắng nghe, quan sát, và tư vấn



CÁC CÔNG CỤ DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SỰ
THAM GIA

1. Bản đồ
2. Khảo sát theo đường cắt
3. Thông tin lịch sử
4. Lịch mùa vụ
5. Cây vấn đề
6. Cho điểm và Xếp hạng

7. Phỏng vấn có định hướng
8. Bản đồ nguồn lực theo giới
9. Phân tích cách kiếm sống
10. Công cụ phân loại kinh tế hộ
11. Công cụ phân tích tổ chức (Sơ đồ Venn)

1. LẬP BẢN ĐỒ
a) Dùng để:
¾ Lập bản đồ tổng thê không gian về các đặc điểm chính trong khu vực.
¾ Tiếp cận ban đầu với cộng đồng và trong quá trình đánh giá rủi ro của cộng đồng.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Phụ lục 2 Trang
68
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
¾ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và khuyến khích mọi người
cùng tham gia thảo luận về những vấn đề quan trọng của cộng đồng.

b) Cách thực hiện:
 Quyết định lập loại bản đồ nào?
 Tìm người biết rõ khu vực và sẵn sàng chia sẻ khinh nghiệm của mình
 Chọn nơi phù hợp (mặt đất bằng, nền nhà, giấy) và các vật liệu như que, gạch,
bút, phấn..)
 Giúp mọi thành viên cộng đồng cùng tham gia vẽ.

c) Ví dụ về sử dụng bản đồ:
Sử dụng công cụ vẽ bản đồ để đánh giá hiểm họa:

Chỉ rõ phân bố nhà cửa, ruộng đồng, đường sá,
sông ngòi chịu ảnh hưởng của những loại hiểm

họan cụ thể.
5 Vùng chịu ảnh hưởng của hạn hán
Vùng chịu ảnh hưởng của bão
 Vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt
 Vùng chịu ảnh hưởng của ô nhiểm môi trường
Sử dụng công cụ vẽ bản đồ để đánh giá Tình trạng
dễ bị tổn thương:
Chỉ rõ phân bố nhà cửa, ruộng đồng, đường sá, sông ngòi, những nơi dễ bị tổn thương về
người, tài sản, hạ tầng cơ sở cần được quan tâm bảo vệ:
 Người già Người tàn tật
 Nhiều trẻ em  Nhiều phụ nữ
 Nhà tạm  Cơ sở hạ tầng yếu cần được gia cố (đê điều, cầu cống)

Sử dụng công cụ vẽ bản đồ để đánh giá khả năng:

Chỉ rõ phân bố nhà cửa, ruộng đồng, đường
sá, sông ngòi, những nơi nằm trong khu vực
có nhiều khả năng của cộng đồng.
 Dự trữ lương thực
 Phương tiện y tế
 Đường bê tông
 Nguồn nước sạch
 Nhà kiên cố, các điểm sơ tán

2. ĐI KHẢO SÁT THEO ĐƯỜNG CẮT

Đi khảo sát theo đường cắt qua cộng đồng cùng v
những người nắm vững thông tin về cộng đồng để
đánh giá bằng cách quan sát, hỏi, lắng nghe và ghi
lại những đặc điểm chính của địa phương lên biểu

đồ.
ới


a) Dùng để:
¾ Lập biểu đồ chỉ rõ sự tương tác giữa môi
trường tự nhiên và các hoạt động của con
người về mặt không gian và thời gian.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Phụ lục 2 Trang
69
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
¾ Xác định được các khu vực nguy hiểm, các điểm sơ tán, những nguồn lực địa phương
được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, các khu vực sử dụng đất hoặc tìm hiểu các
vấn đề tồn tại và các cơ hội.

b) Cách thực hiện:
 Dựa vào bản đồ, chọn một đường cắt (có thể nhiều hơn) để đi khảo sát.
 Chọn một nhóm từ 6 đến 10 người đại diện cho cộng đồng theo lát cắt đã chọn và giải
thích cho họ biết rõ mục đích của việc đánh giá.
 Đi đánh cùng các đại diện cộng đồng, chú ý đến các đặc điểm về địa lý (vùng thấp
trũng, sông ngòi, động cát, và các vùng đất đai thổ nhưỡng khác nhau); các hoạt động
của người dân địa phương (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chợ) và cơ sở
hạ tầng của địa phương (nhà ở, đường sá, cầu cống, chợ...)
 Trong khi khảo sát, ghi lại những thông tin một cách cẩn thận và dành thời gian hỏi
dân địa phương nơi có những vấn đề cần quan tâm. Cọn những câu hỏi phù hợp với
nội dung cần đánh giá.

3. THÔNG TIN LỊCH SỬ

a) Dùng để:
¾ Thu thập thông tin về những sự kiện đã xảy ra trước đây, giúp người dân nhận biết
được những thay đổi.
¾ Hiểu rõ hơn về những hiểm họa và thảm
họa đã xảy ra và những thay đổi về bản
chất của nó.
¾ Hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại ở cộng
đồng (mối liên hệ giữa hiểm họa và tình
trạng dễ bị tổn thương).
b) Cách thực hiện:
 Tổ chức buổi thảo luận có sự tham gia
của người dân nắm được những thông tin
chủ chốt của cộng đồng (người già, lãnh
đạo xã, giáo viên)
 Mời được càng nhiều người dân tham gia c
hội được nghe về lịch sử của cộng đồng mình.
Hỏi ngườ
àng tốt, đặc biệt là thanh niên để họ có cơ
 i dân về những hiểm họa lớn đã từng xảy ra tại địa phương và tác hại của nó?
 n dắt có thể hỏi những người nắm vững thông tin về địa phương qua các sự
i

 n bảng hoặc trên giấy khổ lớn và trình bày
c) Ví dụ về thông tin lịch sử:
ử dụng công cụ thông tin lịch sử để đánh giá Hiểm họa:
Những thay đổi trong cách sử dụng đất (mùa vụ, vùng có rừng trước đây); những thay
đổi về an ninh lương thực hay dinh dưỡng; những thay đổi về tổ chức xã hội tại địa
phương.
Người dẫ
kiện của cá nhân liên quan đến một vấn đề nào đó và tổng hợp lại những thông tin

quan trọng một cách chi tiết. Có thể sử dụng "lần theo dấu ấn lịch sử" bằng cách hỏ
người dân địa phương lần lại thời gian đã qua để nhớ lại những sự kiện, nguyên nhân
và những yếu tố liên quan đến sự kiện đó.
Những câu chuyện lịch sử có thể ghi lại trê
theo nhiều cách tuỳ chọn.


S
Dấu

Thảm
họa
Năm
Các yếu
tố
hiệu
cảnh
Thời gian
báo trước
Tốc độ
xảy ra
Thời gian
xuất hiện
Thời gian
kéo dài
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2)

Phụ lục 2 Trang
70

×