Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đak Lak (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.33 KB, 126 trang )





BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


,












Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng



 








4





Tôi xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội
bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, Chi nhánh ĐăkLăk” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu cũng nhƣ kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.

T






















 1
1. Tính cấp thiết đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa nghiên cứu 2
6. Nội dung nghiên cứu 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

         
 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 7
1.1.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh
nghiệp 7
1.1.2 Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng trong Ngân hàng thƣơng
mại 8
1.1.3 Mục đích của xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh
nghiệp 11
1.2 CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP 13
1.2.1 Nội dung của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp. 13
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với

khách hàng doanh nghiệp 25


1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với khách hàng doanh nghiệp 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: 34

  35
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT
NAM-CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 35
2.1.1 Quá trình ra đời của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam,
Chi nhánh Đăk Lăk 35
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại VCB Đăk Lăk. 38
2.1.3 Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại VCB Đăk Lăk 39
2.2 KHÁI QUÁT CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VCB 41
2.2.1 Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB
42
2.2.2 Đánh giá công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp tại VCB 51
2.3 CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VCB ĐĂK LĂK 52
2.3.1 Nội dung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp tại VCB Đăk Lăk 52
2.3.2 Đánh giá kết quả công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại VCB Đăk Lăk 64
2.3.3 Đánh giá chung công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại VCB Đăk Lăk 68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 71


 73


TẠI VCB ĐĂK LĂK 73
3.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VCB ĐĂK LĂK ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 73
3.1.1 Mục tiêu định hƣớng 73
3.1.2 Định hƣớng các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh, tín dụng giai đoạn
2014-2016 74
3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI VCB ĐĂK LĂK 77
3.2.1 Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp 77
3.2.2 Một số giải pháp hỗ trợ cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với khách hàng doanh nghiệp tại VCB Đăk Lăk 85
3.2.3 Giải pháp khác 89
3.3 KIẾN NGHỊ 91
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc 91
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam 94
3.3.3 Kiến nghị khác 95
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 97
 99


.





Số bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Nhóm chỉ tiêu tài chính
14
Bảng 1.2
Nhóm chỉ tiêu phi tài chính
15
Bảng 1.3
Trọng số áp dụng tính điểm
16
Bảng 1.4
Phân loại các khoản vay
17
Bảng 2.1
Kết quả kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2010-2012
38
Bảng 2.2
Tình hình cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh từ
năm 2010-2012
39
Bảng 2.3
Xếp hạng doanh nghiệp theo lĩnh vực/ngành
45
Bảng 2.4
Tiêu chí phân loại qui mô doanh nghiệp
49
Bảng 3.1
Định hƣớng các chỉ tiêu kinh doanh, tín dụng đến năm

2016
75














1




1.  
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là nghiệp
vụ cơ bản, chiếm vai trò quan trọng nhất vì nó là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu
cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là nghiệp vụ tập trung hầu hết các rủi ro
nghiêm trọng, gây tổn thất cho các ngân hàng thƣơng mại. Rủi ro trong cho
vay còn nhân lên gấp bội, bởi vì ngân hàng không những gánh chịu những rủi
ro do những nguyên nhân chủ quan của ngân hàng mà còn gánh chịu những
rủi ro khách quan do khách hàng gây ra. Vì vậy, việc thực hiện quản trị rủi ro
nhất là rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lƣợng tín dụng

là điều kiện sống còn để các ngân hàng ổn định và phát triển.
Các NHTM đã không ngừng mở rộng mạng lƣới, cải tiến công nghệ và
hoàn thiện các quy trình nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ đồng
thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Điều đó, đòi hỏi ngân hàng phải có
những giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý nhằm hạn chế, kiểm soát tốt nhất
các rủi ro tín dụng. Trên thực tế, các ngân hàng ngày nay có nhiều biện pháp
để quản lý rủi ro tín dụng, trong đó xếp hạng tín dụng nội bộ là một trong
những công cụ quản lý rủi ro tín dụng một cách khoa học và hiệu quả mà các
NHTM hiện nay đang triển khai áp dụng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
việc XHTD nên từ năm 2008 VCB đã bắt đầu xây dựng một hệ thống xếp
hạng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng với yêu cầu cơ quan quản
lý. Tuy nhiên, từ khi áp dụng chính thức trên toàn hệ thống VCB nói chung và
VCB Đăk Lăk thì công tác XHTD nội bộ này vẫn còn tồn tại ít nhiều khuyết
điểm cần phải đƣợc bổ sung, chỉnh sữa để có thể áp dụng đƣợc yêu cầu quản
trị rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai. Đó cũng
là lý do cần thiết để tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công
2


tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh ĐăkLăk”

- Lý luận về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh
nghiệp của NHTM.
- Đánh giá thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh ĐăkLăk.
Xác định những kết quả đạt đƣợc, tồn tại trong công tác này và nguyên nhân
của những tồn tại trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác XHTD nội bộ đối với
khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam- Chi

nhánh ĐăkLăk trong thời gian tới.

- Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ:
Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp thống kê phân
tích và tổng hợp, phƣơng pháp so sánh…thu thập các số liệu quá khứ để phân
tích sự vận động của hiện tƣợng nghiên cứu.
- Nguồn thông tin dữ liệu đƣợc lấy từ nhiều nguồn bao gồm: số liệu của
Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh ĐăkLăk và một số
đơn vị, cá nhân khác.

- Đối tƣợng nghiên cứu: là công tác XHTD nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp đang áp dụng tại VCB ĐăkLăk.
- Phạm vi nghiên cứu: Khách hàng doanh nghiệp tại VCB Đăk Lăk, giai
đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và công trình khoa học đã đƣợc công
3


bố có liên quan đến công tác xếp hạng tín dụng, luận văn đã có những đóng
góp sau:
- Tổng hợp và trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về xếp
hạng tín dụng, công tác xếp hạng tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại.
- Qua phân tích, đánh giá thực trạng xếp hạng tín dụng của VCB Đăk Lăk,
luận văn chỉ ra những hạn chế và tồn tại trong công tác xếp hạng tín dụng nội
bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB ĐăkLăk.
- Luận văn đã đƣa ra đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại VCB
Đăk Lăk.


Nội dung chính của luận văn bao gồm các chƣơng sau:
Chƣơng 1: Lý luận chung về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại VCB Đăk Lăk
Chƣơng 3: Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại VCB Đăk Lăk

Năm 2005 Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) ban hành quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi
ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng”. Với quy định tại điều
7, quyết định 493 NHNN đã có định hƣớng khuyến khích các ngân hàng
thƣơng mại (NHTM) chủ động nghiên cứu triển khai XHTD làm cơ sở để
phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phƣơng pháp định tính. Đây là căn cứ
để các NHTM xây dựng và triển khai XHTD, phục vụ quản lý rủi ro tín dụng
4


và thực hiện chính sách khách hàng. Sau một thời gian thực hiện công tác
XHTD khách hàng của các Ngân hàng đã đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu.
Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của XHTD, chủ động nghiên cứu triển khai trong hoạt động tín dụng. Về cơ
bản việc XHTD tại các NHTM đều đã tính đến yếu tố định tính và định
lƣợng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Kết quả XHTD tại
một số ngân hàng đã đƣợc sử dụng đề xuất cấp tín dụng và đƣa ra chính sách
lãi suất, giới hạn tín dụng với khách hàng (trên cơ sở chấm điểm tín dụng dựa
trên tính chất tài sản bảo đảm, hạn chế rủi ro tín dụng của khách hàng, mức độ
rủi ro của ngành hàng). Một số NHTM đã đƣợc NHNN phê duyệt XHTD và
cho phép thực hiện phân loại nợ theo định tính. Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín
dụng hiệu quả hơn, khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng đƣợc cải thiện

và dần tiệm cận thông lệ quốc tế.
Bên cạnh một số kết quả đạt đƣợc, XHTD nội bộ còn những hạn chế nhất
định, do vậy thời gian qua các Ngân hàng cũng nhƣ các đơn vị, cá nhân ở Việt
Nam tiến hành nhiều hoạt động học tập, nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn
công tác XHTD nói chung và công tác XHTD nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp nói riêng tại NHTM.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả cũng đã tham khảo từ một số
nghiên cứu đi trƣớc có liên quan, nhƣ:
- Đề tài: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, chi
nhánh Bình Định”, tác giả Thái Vĩnh Chí, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng
(2012).
- Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng trong cho
vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân”, Nguyễn Thanh Minh,
Luận văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Đà Nẵng (2012).
5


- Bài báo đăng tại trang websites:
+ “Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam – thực
trạng và giải pháp hoàn thiện”, tác giả: TS Phạm Huy Hùng, chủ tịch HĐQT-
Vietinbank.
+ “Xếp hạng tín dụng đối với bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng của Ngân
hàng thương mại”, tác giả: Nguyễn Văn Tuân, Phó tổng Giám đốc VCB
Qua đó nhận thấy, liên quan đến công tác XHTD nội bộ, hệ thống XHTD
nội bộ, các tác giả nêu bật đƣợc tầm quan trọng của công tác XHTD nội bộ
đối với các NHTM ở Việt Nam. Khẳng định đó là một trong những công cụ
quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp
tín dụng cho khách hàng. Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng XHTD nội
bộ tại các NHTM Việt Nam, các tác giả đƣa ra những hạn chế còn tồn tại và

đề xuất giải pháp hoàn thiện khá hợp lý và mang tính thực tiễn cao.
Các tác giả đã hệ thống hóa tƣơng đối đầy đủ cơ sở lý luận về hệ thống
XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu chấm
điểm, cách tính điểm của hệ thống.
Đối với phân tích, đánh giá thực tế thực hiện công tác XHTD nội bộ tại
các ngân hàng: các tác giả khái quát đƣợc cơ bản hoạt động kinh doanh của
VCB, VCB Đăk Lăk trong đó có những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của hệ thống
XHTD nội bộ. Các tác giả đã nêu đƣợc những khó khăn về việc thu thập
thông tin tài chính chƣa đáng tin cậy do các doanh nghiệp Việt Nam chƣa
tuân thủ nghiêm túc pháp luật về kế toán, thống kê,…nên cung cấp cho ngân
hàng các báo cáo tài chính với số liệu chƣa đáng tin cậy, làm ảnh hƣởng kết
quả xếp hạng khách hàng. Tác giả đã nêu đƣợc tính khả thi và hữu ích của hệ
thống XHTD.
Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện: Tác giả nêu đƣợc đề xuất hoàn
thiện mô hình tổ chức nhân sự cho công tác XHTD nội bộ. Hoàn thiện
6


phƣơng pháp XHTD, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu
đồng bộ, giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTD trong hoạt động tín
dụng, đƣa bổ sung thêm chỉ tiêu là giá trị tài sản bảo đảm vào hệ thống
XHTD.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu công tác xếp hạng tại VCB, VCB Đăk
Lăk chỉ mới tìm hiểu, phân tích về hệ thống XHTD một chƣơng trình để chấm
điểm tự động dùng để nhập dữ liệu, chấm, tính điểm, xếp hạng khách hàng
thuộc công tác XHTD nội bộ chƣa đi sâu vào các nội dung của công tác
XHTD một cách toàn diện.
Mối liên hệ của những nghiên cứu trƣớc đây, nêu trên với việc nghiên cứu
đề tài: “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh

ĐăkLăk” lần này. Trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn qua quá
trình thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại VCB Đăk Lăk và cơ sở
lý luận cũng nhƣ các kết luận từ nghiên cứu của những tác giả đi trƣớc.
Những cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần hoàn
thiện theo đề tài này sẽ đƣợc nghiên cứu, đƣa ra trên cơ sở kế thừa, đề xuất
thêm so với những nghiên cứu trƣớc đây cũng nhƣ hƣớng đến việc hoàn thiện
hơn công tác XHTD nội bộ áp dụng trong thực tiễn.






7



 G 
TRONG

1.1  
 
1.1.1 ng 

Tín dụng: Xuất phát từ chữ la tinh là Creditium có nghĩa là sự tin tƣởng,
tín nhiệm. Tiếng Anh và tiếng Pháp đều lấy từ gốc này viết là Credit. Theo
ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng là sự vay mƣợn lẫn nhau. Trong thực
tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy
theo bối cảnh cụ thể. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu là một giao
dịch về tài sản trên cơ sở có sự hoàn trả giữa hai chủ thể hay là phƣơng pháp

chuyển dịch từ quỹ cho vay sang ngƣời đi vay hay là một số tiền cho vay mà
các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng (còn gọi là cho vay).
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với mọi chủ thể
khác trong nền kinh tế xã hội. Trong mối quan hệ này, ngân hàng đóng vai trò
là trung gian, vừa là ngƣời cho vay vừa là ngƣời đi vay.
Theo công ty Mood’s thì “Xếp hạng tín dụng là ý kiến về khả năng và sự
sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một
khoản nợ nhất định trong suốt thời gian tồn tại của khoản nợ”.
Từ các định nghĩa trên, thì xếp hạng tín dụng có thể đƣợc khái quát nhƣ
sau: “Xếp hạng tín dụng là việc đƣa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với
mức độ tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc vào các yếu
tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi
các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của ngƣời đi
8


vay”. XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp là công cụ quan trọng
giúp ngân hàng đánh giá, thẩm định khách hàng doanh nghiệp trƣớc, trong và
sau khi cấp tín dụng. Hệ thống xếp hạng là một chƣơng trình đƣợc ngân hàng
xây dựng, thiết lập với những chỉ tiêu chấm điểm đƣợc xác định trƣớc để
phục vụ việc chấm điểm XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện công tác XHTD, Cán bộ ngân hàng làm công tác
XHTD tiến hành nhập các thông tin tài chính và phi tài chính,… của doanh
nghiệp cần xếp hạng vào từng chỉ tiêu chấm điểm của hệ thống này và sau đó
thực hiện tính điểm, xếp hạng thì hệ thống sẽ cho ra kết quả chấm điểm, mức
điểm, thứ hạng của từng doanh nghiệp đƣa vào thực hiện XHTD.
            

Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng là một trong những
hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết. Có thể nói rủi ro đƣợc xem là một

yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại
trên thị trƣờng. Rủi ro trong cho vay còn đƣợc nhân lên gấp bội bởi vì Ngân
hàng không phải hứng chịu những rủi ro do những nguyên nhân chủ quan của
mình mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra. Hơn nữa, rủi ro
trong hoạt động ngân hàng có thể gây ra những tổn thất to lớn cho nền kinh tế
hơn bất cứ rủi ro của các loại hình doanh nghiệp khác vì tính chất lây lan của
nó có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế của một quốc gia trên
toàn thế giới. Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay thì các
NHTM cần có một số công cụ xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt
động kinh doanh của chính mình.
a) Xếp hạng tín dụng phục vụ công tác quản trị rủi ro
Tăng trƣởng tín dụng đi đôi với việc đo lƣờng rủi ro phát sinh để có các
giải pháp kiểm soát luôn là nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng. Công tác xếp
9


hạng tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phân tích đánh giá thƣờng
xuyên khách hàng cả trƣớc và sau khi cấp tín dụng.
- 
Khi khách hàng đề nghị vay vốn, ngân hàng dựa nguồn thông tin thu
thập đƣợc về khách hàng, thực hiện phân tích các yếu tố định lƣợng và định
tính để đo lƣờng khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Số liệu
phân tích là cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn và kết quả xếp hạng
là một trong những căn cứ quan trong để quyết định cho vay hay từ chối cho
vay. Nếu cho vay thì căn cứ vào xếp hạng này để định giá khoản vay, áp dụng
chính sách tín dụng thích hợp khác để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong quá
trình cho vay sau này.
- 
Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, định kỳ ngân hàng phải tiến hành
phân tích khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng cho các khoản đã cho

vay, dựa vào nguồn thông tin thu thập đƣợc về khách hàng đi vay từ lúc giải
ngân cho đến thời điểm tái xếp hạng, nhằm đánh giá việc thực hiện các cam
kết của khách hàng trong hợp đồng tín dụng, chú trọng đến những phạm vi
hợp đồng, từ đó so sánh đánh giá sự thay đổi rủi ro tín dụng so với ban đầu.
Qua đó, điều chỉnh mức hạng của khách hàng. Đồng thời, đó là cơ sở để đƣa
ra giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín
dụng. Nếu rủi ro tín dụng thay đổi theo chiều hƣớng tăng, ngân hàng có thể
yêu cầu khách hàng đi vay bổ sung vốn tự có hoặc tài sản thế chấp hoặc yêu
cầu bảo lãnh làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng. Nhƣ vậy, tái xếp hạng
khách hàng đi vay theo định kỳ để xem xét sự thay đổi rủi ro so với ban đầu
nhằm có biện pháp thích hợp có hiệu quả giảm thiểu nguy cơ gây rủi ro tín
dụng. Từ đó, tại điều kiện mở rộng và đa dạng hóa hình thức tài trợ,…điều
này đặc biệt có ý nghĩa trong xu hƣớng cho vay tín chấp ngày càng tăng giúp
10


ngân hàng lựa chọn những khách hàng tốt để cho vay và là cơ sở để khách
hàng tự soát xét chính mình.
- 
Khách hàng không hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng nhƣ đúng cam kết,
tức là xuất hiện khoản nợ quá hạn. Việc XHTD khách hàng không hoàn trả nợ
đúng hạn là cơ sở để xác định mức tổn thất tín dụng hoặc đƣa ra các biện pháp
giảm tổn thất mà ngân hàng phải hứng chịu.
b) Cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng
Trên cơ sở định hạng khách hàng, Ngân hàng có thể xác định một cách hợp
lý, chính xác ở mức độ cao nhất lƣợng tổn thất tín dụng theo từng sản phẩm hoặc
lĩnh vực, ngành kinh tế, phân tích đƣợc lợi nhuận của các dòng theo sản phẩm,
kết hợp với việc áp dụng chính sách khách hàng về lãi suất cho vay, hạn mức
cho vay, thời hạn tín dụng phù hợp từ đó hình thành lên một chiến lƣợc trong
hoạt động tín dụng đạt chất lƣợng cao, cụ thể: Đối với doanh nghiệp có độ tín

nhiệm cao, định hạng cao ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ƣu đãi cho vay với
lãi suất thấp, số lƣợng vay nhiều, điều kiện cho vay nới lỏng,…Ngƣợc lại, đối
với doanh nghiệp có độ tín nhiệm thấp, định hạng thấp cũng đồng nghĩa với
những khoản tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro, Ngân hàng sẽ áp dụng chính sách
cho vay và biện pháp chặt chẽ hơn nhằm hạn chế khả năng rủi ro tín dụng xảy ra.
c) Góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của Ngân hàng
Hai nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là doanh nghiệp sử dụng đúng
mục đích đã thỏa thuận và hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng tín
dụng ký kết và tái xét xếp hạng đƣợc tiến hành định kỳ (sau khi hợp đồng tín
dụng đã đƣợc ký kết), dựa trên cơ sở phân tích khả năng và thiện chí trả nợ ngân
hàng với mục đích hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là biện pháp phòng bệnh nhằm
thực hiện tốt các nguyên tắc cho vay của ngân hàng, đặc biệt là nguyên tắc
“Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trng hợp đồng tín dụng”.
11


d) Giúp ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro
Căn cứ theo Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN “Tổ chức tín dụng
có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính
thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro và đƣợc sự
đồng ý của NHNN” cụ thể phân loại nhƣ sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là
khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy
giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá
là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc
tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ đƣợc TCTD đánh giá là khả
năng tổn thất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc TCTD
đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Việc phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính khác với việc phân loại nợ
vẫn đƣợc sử dụng trƣớc đây, dựa vào tuổi nợ của khoản vay. Việc phận loại các
khoản nợ này dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng về khách hàng
vay vốn.
1.1.3    

a) Đối với ngân hàng thương mại
Hoạt động của NHTM bao gồm nhiều loại nghiệp vụ nhƣng tựu trung lại là
loại hình kinh doanh tiền tệ - tín dụng của một loại trung gian tài chính dựa trên
12


cơ sỡ thu hút tiền của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền để
cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Để duy trì khả năng hoàn trả số
tiền huy động của khách hàng và bảo trì vốn thì NHTM phải bảo đảm thu hồi
đƣợc số vốn đã cho vay của mình. Vì vậy, mục đích của XHTD đối với ngân
hàng là:
 
Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng. Để
giảm thiểu rủi ro tín dụng thì các ngân hàng áp dụng các biện pháp nhƣ: thẩm
định hiệu quả phƣơng án kinh doanh, giám sát quá trình hoạt động và tình hình
tài chính khách hàng, xem xét khả năng trả nợ, quy định hạn mức tín dụng, tài
sản thế chấp,…Bên cạnh các biện pháp đó thì XHTD đã cho thấy phần nào mức
độ rủi ro của khách hàng nên để hạn chế rủi ro các NHTM chỉ xét cho vay những
khách hàng có kết quả XHTD đạt một mức đƣợc quy định cụ thể.
 X

Chính sách khách hàng của ngân hàng sẽ đƣợc áp dụng cho từng nhóm khách
hàng dựa trên kết quả của XHTD. Chính sách khách hàng bao gồm: chính sách tín
dụng, chính sách lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo, chính sách các loại phí…
b) Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán.
XHTD cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà đầu tƣ về tình trạng của
nhà phát hành để lựa chọn khi đầu tƣ vào một loại chứng khoán thích hợp, đồng
thời tạo điều kiện huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán thực hiện đƣợc dễ
dàng, thuận tiện hơn. Ngày nay hầu hết thị trƣờng chứng khoán của các nƣớc
trên thế giới đều tồn tại các tổ chức xếp hạng tín dụng, đây là xu thế phù hợp với
điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, vì thế kết quả xếp hạng tín dụng là một nguồn
cung cấp thông tin cho những nhà đầu tƣ, kết quả xếp hạng tín dụng làm xóa tan
đi khoảng tối thông tin giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Vai trò quan trọng
của xếp hạng tín dụng trên thị trƣờng tài chính là:
13


- Các nhà đầu tƣ sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng để thực hiện chiến lƣợc
đầu tƣ sao cho rủi ro thấp nhất nhƣng kết quả đạt đƣợc nhƣ mong muốn.
- Các tổ chức đi vay cần huy động vốn sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng
để tạo niềm tin với nhà đầu tƣ, từ đó thực hiện đƣợc chiến lƣợc huy động vốn
với chi phí thấp, huy động lƣợng vốn nhƣ mong muốn.
- Thông qua xếp hạng tín dụng các tổ chức khác sử dụng kết quả xếp hạng
tín dụng để quảng bá hình ảnh của tổ chức mình, cung cấp thông tin cho các đối
tác, tạo niềm tin của thị trƣờng.
1.2 CÔNG TÁC 



Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
đang xây dựng và áp dụng để xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh

nghiệp thƣờng bao gồm các nội dung sau:
- Xác định ngành kinh tế: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc thiết lập
sẵn một số ngành kinh tế chung nhất, cán bộ làm công tác xếp hạng sẽ dựa vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà lựa chon hoạt động sản xuất
kinh doanh chính của khách hàng cần xếp hạng cho phù hợp với ngành nghề mà
doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh chính.
- Xác định quy mô: Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào
ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu thông thƣờng đƣợc
xác định gồm: Số lƣợng lao động; Doanh thu thuần; Nguồn vốn chủ sở hữu;
Tổng tài sản. Kết quả xếp hạng sẽ xác định quy mô của doanh nghiệp đƣợc xếp
hạng thành 03 quy mô nhƣ: Quy mô lớn; Quy mô trung bình và quy mô nhỏ.
14


- Xác định loại hình sở hữu của doanh nghiệp, thông thƣờng bao gồm các
loại hình nhƣ: Doanh nghiệp nhà nƣớc; Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài;
Doanh nghiệp khác.
- Nội dung chấm điểm, gồm có 2 phần chính đó là:
+ Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên
phƣơng pháp định lƣợng qua việc phân tích báo cáo tài chính của 01 hay 02 năm
gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu thƣờng đƣợc xem xét bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu
Chỉ tiêu chi tiết
Tính thanh khoản
- Khả năng thanh toán hiện hành
- Khả năng thanh toán nhanh
- Khả năng thanh toán tức thời.
Hoạt động
- Vòng quay vốn lƣu động

- Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay khoản phải thu
- Vòng quay tài sản cố định
Cân nợ
- Tổng nợ/Tổng TS
- Nợ dài hạn/VCSH
Thu nhập
- Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
- Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần
- Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bình quân
- Lợi nhuận sau thuế/ VCSH.

+ Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá bằng phƣơng
pháp định tính và định lƣợng, bao gồm nhóm chỉ tiêu:
15



Nhóm chỉ tiêu
Chỉ tiêu chi tiết
Khả năng trả nợ
- Khả năng trả nợ trung hạn,
- Khả năng trả nợ theo đánh giá của cán bộ ngân
hàng
Trình độ quản lý và môi
trƣờng nội bộ của doanh
nghiệp
- Nhân thân của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp,
- Kinh nghiệm chuyên môn, học vấn, năng lực
điều hành, quan hệ với các cơ quan hữu quan, tính

năng động, nhạy bén của ngƣời đứng đầu doanh
nghiệp,
- Môi trƣờng kiểm soát nội bộ , cơ cấu tổ chức,
nhân sự của doanh nghiệp,
- Tầm nhìn chiến lƣợc kinh doanh từ 02-05 năm
của doanh nghiệp.
Quan hệ với ngân hàng
- Lịch sử quan hệ vay trả nợ với ngân hàng, tình
hình cơ cấu nợ, nợ quá hạn,
- Tình hình cung cấp thông tin theo yêu cầu của
ngân hàng,
- Tỷ trọng doanh thu chuyển qua ngân hàng,
- Mức độ sử dụng dịch vụ của ngân hàng; thời
gian quan hệ với ngân hàng,
- Tình hình quan hệ tín dụng với các tổ chức tín
dụng khác,
- Định hƣớng quan hệ tín dụng với khách hàng.
Nhân tố ảnh hƣởng đến
ngành
- Triển vọng ngành,
- Các chính sách bảo hộ/ƣu đãi của Nhà nƣớc,
- Ảnh hƣởng của các chính sách nƣớc- thị trƣờng
xuất khẩu chính,
- Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của
16


doanh nghiệp vào các điều kiện tự nhiên.
Đặc điểm của doanh nghiệp
- Mối quan hệ với công ty mẹ,

- Sự phụ thuộc nhà cung cấp đầu vào, ngƣời tiêu
thụ sản phẩm đầu ra,
- Tốc độ tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận, - Số
năm hoạt động trong ngành thƣơng hiệu của
doanh nghiệp, Khả năng tiếp cận vốn,
- Triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

+ Thang điểm cho từng chỉ tiêu: Thông thƣờng số điểm cho mỗi chỉ tiêu
đƣợc đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy
thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp của khách hàng.
+ Tổng hợp điểm của khách hàng doanh nghiệp:
Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính* Trọng số phần tài chính + Điểm
các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính
Trong đó, trọng số của phần tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào các
báo cáo tài chính của khách hàng có đƣợc kiểm toán hay không đƣợc kiểm
toán. Theo đó, báo cáo tài chính khách hàng đã đƣợc kiểm toán thì sẽ nhận
đƣợc trọng số phần tài chính và phi tài chính cao hơn doanh nghiệp chƣa
đƣợc kiểm toán báo cáo tài chính.






Các chỉ tiêu tài chính
35%
30%
Các chỉ tiêu phi tài chính
65%
60%


17


+Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng: Tổng điểm kết hợp của hai yếu
tố định tính và định lƣợng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản vay, chi
tiết theo.

STT






(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
90 -100
AAA
1
Đủ tiêu
chuẩn
- Là khách hàng đặc biện tốt, hoạt
động kinh doanh có hiệu quả rất
cao và liên tục tăng trƣởng mạnh
- Tiềm lực tài chính đặc biệt mạnh

đáp ứng đƣợc tốt mọi yêu cầu trả
nợ
- Cho vay đối với khách hàng này
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi vay đúng hạn.
2
83-90
AA
1
Đủ tiêu
chuẩn
- Là khách hàng rất tốt, hoạt động
kinh doanh có hiệu quả và tăng
trƣởng vững chắc
- Tình hình tài chính tốt đảm bảo
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài
chính đã cam kết
- Cho vay đối với khách hàng này
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi vay đúng hạn.
3
77-83
A
1
Đủ tiêu
chuẩn
- Là khách hàng tốt, hoạt động
kinh doanh luôn tăng trƣởng và có
18



hiệu quả.
- Tình hình tài chính ổn định, khả
năng trả nợ đảm bảo.
- Cho vay đối với khách hàng này
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi vay đúng hạn.
4
71-77
BBB
2
Cần chú
ý
- Là khách hàng tƣơng đối tốt, hoạt
động kinh doanh có hiệu quả
nhƣng nhạy cảm về các điều kiện
thay đổi về ngoại cảnh.
- Tình hình tài chính ổn định
- Cho vay đối với khách hàng này
có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ
gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách
hàng suy giảm khả năng trả nợ.
5
65-71
BB
2
Cần chú
ý
- Là khách hàng bình thƣờng, hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, tuy

nhiên hiệu quả không cao và rất
nhạy cảm với các điều kiện ngoại
cảnh.
- Khách hàng này có một số yếu
điểm về mặt tài chính, về khả năng
quản lý.
- Cho vay đối với các khách hàng
này có khả năng thu hồi đầy đủ cả
nợ gốc, lãi nhƣng dấu hiệu khách
hàng suy giảm khả năng trả nợ.
19


6
59-65
B
3
Cần chú
ý
- Là khách hàng cần chú ý, hoạt
động kinh doanh gần nhƣ không có
hiệu quả, năng lực tài chính suy
giảm, trình độ quản lý còn nhiều
bất cập.
- Dƣ nợ vay của khách hàng này có
khả năng tổn thất một phần nợ gốc
và nợ lãi.
7
53-59
CCC

3
Dƣới tiêu
chuẩn
- Là khách hàng yếu, hoạt động
kinh doanh cầm chừng, năng lực
quản trị không tốt.
- Tài chính mất cân đối và chịu tác
động lớn khi có thay đổi về môi
trƣờng kinh doanh.

- Dƣ nợ vay của khách hàng này có
khả năng tổn thất một phần nợ gốc
và nợ lãi.
8
44-53
CC
3
Dƣới tiêu
chuẩn
- Là khách hàng yếu kém, hoạt
động kinh doanh thua lỗ và rất ít
khả năng phục hồi.

- Dƣ nợ vay của khách hàng này có
khả năng tổn thất một phần nợ gốc
và lãi.
9
35-44
C
4

Nghi ngờ
- Là khách hàng rất yếu, kinh
doanh thua lỗ và rất ít khả năng

×