Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần du lịch tân định Fiditourist

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.82 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
LỚP K44 TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG B2
***
Đề tài:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TÂN ĐỊNH FIDITOURIST
Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Lê Tô Minh Tân
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Văn Tiến Dũng
2. Lê Thị Thanh Nga
3. Trần Phương Quang
4. Nguyễn Thị Tường Vy
Huế, 11/2012
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................4
1.1 Mục đích của báo cáo...................................................................................4
1.2 Phương pháp và nguồn thông tin sử dụng để thực hiện báo cáo.................4
1.3 Cấu trúc báo cáo...........................................................................................5
1.4 Các phát hiện chính ....................................................................................5
1.5 Hạn chế báo cáo............................................................................................5
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................6
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp:..........................................................................6
2.2 Môi trường kinh doanh.................................................................................7
2.2.1 Kinh tế.....................................................................................................7
2.2.2 Văn hóa-xã hội.........................................................................................8
2.2.3 Các chính sách của nhà nước:..................................................................8


2.3 Đánh giá chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính..................................8
2.4 Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ........................................10
2.4.1 Doanh thu...............................................................................................11
2.4.2 Chi phí tài chính.....................................................................................11
2.4.3 Chi phí quản lý và bán hàng..................................................................11
2.4.4 Lợi nhuận sau thuế.................................................................................12
2.4.5 Lãi cơ bản trên cổ phiếu........................................................................12
2.4.6 Tiềm năng phát triển..............................................................................12
2.5 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.......................................................13
2.5.1 Cơ cấu tài sản.........................................................................................13
2.5.2 Cơ cấu nguồn vốn..................................................................................14
2.6 Phân tích nguồn hình thành vốn lưu động.................................................17
2.7 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................18
2.7.1 Mối liên hệ giữa dòng tiền và hoạt động sản xuất kinh doanh..............19
2.7.2 Mối liên hệ giữa dòng tiền và hoạt động đầu tư:...................................20
2.7.3 Mối liên hệ giữa dòng tiền và hoạt động tài chính................................21
2.8 Phân tích các tỷ số tài chính.......................................................................22
2.8.1 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán...........................................................22
2.8.2 Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động.............................................................25
2.8.3 Nhóm tỷ số cơ cấu vốn .........................................................................28
2.8.4 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời .........................................................29
2.8.5 Nhóm tỷ số giá trị thị trường:................................................................30
2.8.6 Phân tích dấu hiệu khủng hoảng............................................................32
2.9 Chấm điểm tín dụng doanh nghiệp.............................................................32
2.9.1 Các giả định và tài liệu trong quá trình chấm điểm...............................32
2.9.2 Bảng chấm điểm tín dụng doanh nghiệp...............................................33
2.9.3 Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp............................................42
2.10 Ma trận SWOT của Fiditour.....................................................................43
2.10.1 Điểm mạnh (Strength).........................................................................43
2.10.2 Điểm yếu (Weakness)..........................................................................43

2.10.3 Cơ hội (Opportunity)...........................................................................44
2.10.4 Thách thức (Threat).............................................................................44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CTCP TÂN ĐỊNH FIDITOURIST...................................................45
3.1 Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch........................................45
3.2 Đầu tư liên doanh, liên kết với các đối tác phát triển các khu Du lịch ......45
3.3 Duy trì tình hình tài chính ổn định ............................................................45
KẾT LUẬN.................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................47
PHỤ LỤC...................................................................................................................48
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTCP : Công ty cổ phần
CTTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn
BCTC : Báo cáo tài chính
FDT : Fiditourist
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh
BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
VLĐ : Vốn lưu động
NVNH : Nguồn vốn ngắn hạn
NVDH : Nguồn vốn dài hạn
HĐTC : Hoạt động tài chính
VSCH : Vốn chủ sở hữu
TSCĐ : Tài sản cố định
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NSNN : Ngân sách nhà nước
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp


Đề án chuyên ngành tài chính
1
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.........10
Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty.................................15
Bảng 3: Bảng vốn huy động và vốn lưu động ròng..................................................17
Bảng 4: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.................................................18
Bảng 5: Thay đổi hàng tồn kho và khoản phải thu qua các năm...........................20
Bảng 6: Thay đổi các khoản đầu tư qua các năm....................................................20
Bảng 7: Thay đổi các khoản mục trong dòng tiền từ HĐTC..................................21
Bảng 8: Các tỷ số khả năng thanh toán....................................................................22
Bảng 9: Các tỷ số hiệu quả hoạt động......................................................................25
Bảng 100: Các tỷ số cơ cấu vốn.................................................................................28
Bảng 111: Các tỷ số khả năng sinh lời......................................................................29
Bảng 122: Tỷ số P/E và EPS của FDT và các công ty khác trong ngành du lịch. .30
Bảng 133: Bảng phân tích dấu hiệu khủng hoảng...................................................32
Bảng 144: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp..........................................................33
Bảng 155: Chấm điểm đối với doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ....34
Bảng 166: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ............................35
Bảng 177: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý...36
Bảng 18: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân
hàng.............................................................................................................................38
Bảng 19: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh.....................39
Bảng 20: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác...........41
Bảng 211: Tổng hợp điểm các yếu tố phi tài chính..................................................42
Bảng 222: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp.............................................42
Đề án chuyên ngành tài chính
2

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Đề án chuyên ngành tài chính
3
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Mục đích của báo cáo
Từ cơ sở lý luận và thực trạng hiện tại, chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin để
phân tích và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và xếp hạng tín dụng của
công ty.
Đưa ra những nhận xét và một số biện pháp.
Củng cố và nâng cao việc vận dụng lý thuyết các môn học: tài chính doanh nghiệp,
phân tích tài chính... trong thực tế.
1.2 Phương pháp và nguồn thông tin sử dụng để thực hiện báo cáo
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê: thu thập và xử lý số liệu từ BCTC của công ty trong 3 năm.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Dựa trên các số liệu đã tính toán tiến hành so
sánh, đối chiếu sự biến động qua các thời kỳ, cũng như so sánh với các đối thủ cạnh
tranh trong cùng ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên số liệu thu thập được, tiến hành phân
tích các chỉ số để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Một số phương pháp khác để phân tích và xử lý các vấn đề nghiên cứu.
Nhóm đã chọn công ty cổ phần Du lịch – Dịch vụ Hội An (HOT) làm đối thủ cạnh
tranh để so sánh các tỷ số vì:
- FDT và HOT cùng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn và nhà hàng
- Tổng tài sản của hai công ty gần tương đương nhau: FDT là 117.472.572.771
đồng và HOT là 148.278.382.121 đồng
Nguồn thông tin sử dụng:
Báo cáo sử dụng các nguồn thông tin sau: bản cáo bạch, báo cáo thường niên, báo
cáo tài chính trong 3 năm từ 2009 đến 2011 (bao gồm: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT,

thuyết minh BCTC) của công ty cổ phần Du lịch Tân Định Fiditourist.
Đề án chuyên ngành tài chính
4
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
1.3 Cấu trúc báo cáo
- Chương I: Giới thiệu.
- Chương II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
- Chương III: Kết luận chung và giải pháp.
1.4 Các phát hiện chính
- Doanh thu của công ty từ 2009-2011 tăng đều qua các năm
- Dòng tiền trong HĐKD và HĐĐT của công ty giảm từ năm 2009 - 2011
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế từ năm 2009 – 2011 tăng không đáng kể. Lợi
nhuận sau thuế của công ty từ năm 2009-2011 gần bằng nhau và khoảng 7,7 tỷ đồng
- Chi phí lãi vay của công ty từ năm 2009 – 2011 là bằng nhau khoảng 55,6 triệu
đồng
1.5 Hạn chế báo cáo
- Một số thông tin về công ty trong trường hợp không khai thác được nhóm đã đưa
ra các giả định. Tuy nhiên, các giả định này có thể không đúng với thực tế.
- Thông tin và số liệu sử dụng hoàn toàn được thu thập qua internet, không được
tiếp cận phỏng vấn, đối chiếu sổ sách, giấy tờ trực tiếp để làm sáng tỏ các vấn đề còn
thắc mắc nghi ngờ.
- Kiến thức và kinh nghiệm trong việc phân tích tài chính vẫn còn nhiều hạn chế.
Kết luận chưa bao hàm được yếu tố định tính, cụ thể là chưa có sự đánh giá riêng bằng
trực quan, bằng cảm nhận tinh tế, nhạy bén của một nhà đầu tư.
Đề án chuyên ngành tài chính
5
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp:
- CTCP Du Lịch Tân Định Fiditourist tiền thân là Trung tâm Dịch vụ Tân Định

được thành lập năm 1989.
- Năm 1994, Trung tâm Dịch vụ Tân Định được chuyển thành Công ty thương mại
và Dịch vụ Du lịch Tân Định trên cơ sở sát nhập thêm Chi nhánh Dịch vụ Du lịch
Fiditourist thuộc Liên hiệp sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Quận 1.
- Vào tháng 1 năm 2005, Công ty Thương mại Dịch vụ Du lịch Tân Định
Fiditourist chính thức chuyển đổi thành CTCP Du lịch Tân Định Fiditourist với số vốn
điều lệ ban đầu là 25 tỷ đồng.
- Là công ty liên tục nhiều năm kể từ 2001-Nay, Fiditour là một trong những
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hàng đầu với tổng doanh thu hàng năm đạt
300 tỷ và phục vụ 100.000 khách quốc tế và nội địa. Fiditour là thành viên chính thức
của các hiệp hội du lịch quốc tế (PATA, ASTA,JATA)
Lĩnh vực kinh doanh:
- Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, môi giới vận tải, kinh doanh vận
chuyển khách theo hợp đồng ôtô
- Đại lý đổi ngoại tệ
- Kinh doanh lưu trú du lịch: khách sạn, kinh doanh nhà hàng, karaoke
- Mua bán rượu, thuốc lá điếu sản xuất trong nước
- Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa, tàu thủy
- Cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà làm việc
- Dịch vụ quảng cáo, dịch vụ môi giới bất động sản, kinh doanh vũ trường và
massage (không kinh doanh tại trụ sở)
- Thiết kế tạo mẫu, kinh doanh nhà ở, quản lý dự án công trình công nghiệp, dân
dụng; dịch vụ tư vấn bất động sản (trừ dịch vụ mang tính pháp lý)
- Tư vấn du học; đào tạo dạy nghề; đại lý bảo hiểm; đại lý vận chuyển hàng hóa
- Mua bán mỹ phẩm; dịch vụ chăm sóc da.
- Cung cấp thông tin lên mạng internet.
Đề án chuyên ngành tài chính
6
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
- Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.

Mục đích của công ty:
- Tiếp tục cải tiến hoạt động tiếp thị, quảng bá, quản lý chất lượng, chăm sóc
khách hàng nhằm gia tăng sự nhận biết thương hiệu Fiditour trong và ngoài nước. Tăng
cường quảng bá trên các phương tiện
- Tập trung phát triển nguồn khách hàng của thị trường quốc tế, du lịch trong
nước, du lịch nước ngoài; Chú trọng trong việc chăm sóc khách hàng và đối tác kinh
doanh
- Đa dạng hóa sản phẩm lữ hành, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động chi nhánh;
- Tiếp tục củng cố hoạt động của khối lưu trú, tập trung chỉnh trang cơ sở vật chất
và tăng cường công tác quản lý tài chính…
2.2 Môi trường kinh doanh
2.2.1 Kinh tế
Kinh tế thế giới trong những năm qua có những diễn biến hết sức phức tạp, khó
lường. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế - xã hội nước ta và ngành du
lịch vốn rất nhạy cảm nói riêng. Bên cạnh đó, cạnh tranh quốc gia, trong đó lĩnh vực du
lịch nhất là các quốc gia trong cùng khu vực đang càng trở nên gay gắt. Để du lịch thật
sự đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế, xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, vùng sâu, vùng xa, toàn ngành du lịch cần phải
tập trung làm chuyển biến mạnh mẽ các lĩnh vực: xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch
chất lượng cao, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị tăng cao để đáp ứng nhu cầu của
du khách trên cơ sở phát huy, khai thác sự độc đáo, đa dạng trong bản sắc văn hóa dân
tộc, sự phong phú, ưu đãi của thiên nhiên của nước ta. Đồng thời, tích cực nghiên cứu
nhu cầu của các đối tượng khách ở các thị trường khác nhau, từ đó xây dựng sản phẩm
du lịch có chất lượng, giá trị cao, phát triển thành những thương hiệu du lịch nổi tiếng,
có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, tập trung ưu tiên phát triển các loại
hình du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch sinh thái, Đặc biệt, cần
phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương, hướng tới
hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng du lịch.
Đề án chuyên ngành tài chính
7

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
2.2.2 Văn hóa-xã hội
Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp dẫn. Với diện tích
phần đất liền của Việt Nam trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến bắc-nam với 3/4
đồi núi, địa hình, khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo hệ sinh thái vô cùng đa dạng và
phong phú thể hiện qua những danh lam thắng cảnh như Hạ Long, Sapa, Phong Nha-Kẻ
Bàng, Vân phong... là những kỳ quan của thời đại có sức hút du lịch mạnh mẽ. Có thể
nói, Việt nam được xếp vào danh mục các quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài
nguyên thiên nhiên là điều kiện tốt để phát triển du lịch.
Với 3.200 km bờ biển và trên 4000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa; nhiều bãi biển như Sầm Sơn, Thiên Cầm, Non Nước, Mỹ Kê, Mũi Né,
Vũng Tàu.., vịnh đẹp và nổi tiếng như Hạ Long, Nha Trang, Xuân Đài, cùng với các đảo
gần bờ như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc... là thế mạnh
nổi trội của Việt Nam đối với phát triển du lịch biển đảo.
Với trên 4000 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh
sống trải dài từ bắc chí nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà thể hiện qua lối
sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là các di sản văn
hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây Nguyên, Đề
Tháp Mỹ Sơn... là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên du lịch nhân
văn.
2.2.3 Các chính sách của nhà nước:
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua các
Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư,
Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là
ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh
Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống.
Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.
2.3 Đánh giá chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính trong năm 2011 của Công ty cổ phần du lịch Tân Định
Fiditourist được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế
Đề án chuyên ngành tài chính
8
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
(IFC là thành viên hãng AGN International) với ý kiến của kiểm toán viên đối với
BCTC là ý kiến chấp nhận toàn phần. Chính sách kế toán của doanh nghiệp hầu như
không thay đổi qua các năm ngoại trừ khoản mục hàng tồn kho trong năm 2011, hàng
tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực
hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao
động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia. Giá
trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí ước
tính để hoàn thành sản phẩm cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty được trích lập theo quy định kế toán
hiện hành. Theo đó công ty được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lỗi thời,
hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn gía trị
thuần có thể thực hiện được tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.
Đối với HOT - công ty được chọn là đối thủ cạnh tranh của FDT, chính sách kế toán
của 2 công ty trong năm 2011 hầu như giống nhau ngoại trừ khoản mục hàng tồn kho:
Đối với FDT:
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá
thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao
gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất
chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng
tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia.
Đối với HOT:
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan

trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Đề án chuyên ngành tài chính
9
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
2.4 Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 1: Bảng phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: Triệu Đồng
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
1 Doanh thu bán hàng 306,066 402,447 460,027 31.49% 14.31%
2 Các khoản giảm trừ 553 529 686 -4.34% 29.68%
3 Doanh thu thuần 305,512 401,917 459,340 31.56% 14.29%
4 Giá vốn hàng bán 284,872 377,745 431,818 32.60% 14.31%
5 Lợi nhuận gộp 20,640 24,172 27,522 17.11% 13.86%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 3,419 3,476 2,914 1.67% -16.17%
7 Chi phí tài chính 275 351 313 27.64% -10.83%
8 Chi phí quản lí và bán hàng 16,175 19,237 23,419 18.93% 21.74%
9 Lợi nhuận từ HĐKD 7,609 8,059 6,703 5.91% -16.83%
10 Lợi nhuận khác 1,686 2,149 3,741 27.46% 74.08%
11 Lợi nhuận trước thuế 9,296 10,209 10,445 9.82% 2.31%
12 Thuế TNDN 1,549 2,519 2,619 62.62% 3.97%
13 Lợi nhuận sau thuế 7,746 7,689 7,825 -0.74% 1.77%
14 EPS ( đơn vị: Đồng) 2,536 2,517 2,562 -0.75% 1.79%
Đề án chuyên ngành tài chính 10
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
2.4.1 Doanh thu
Doanh thu bán hàng và doanh thu thuần của công ty tăng đáng kể qua các năm.
Năm 2010 tăng trưởng 31,49% đến năm 2011 doanh thu vẫn tăng nhưng mức tăng
không đáng kể chỉ ở mức: 14,31% dưới mức trung bình của ngành. Sự sụt giảm doanh
thu này là do đâu? Việc giảm sút này đến từ 2 nguyên nhân chính sau:
Doanh thu từ dịch vụ cung cấp ăn uống đã giảm sút đáng kể năm 2010 đạt được

9,110 triệu đồng nhưng đến năm 2011 chỉ còn lại 6,053 triệu đồng. Sự sụt giảm này có
phải chăng là do các nhà quản trị rất quan tâm đến chế độ ăn uống cho khách hàng. Có
thể đây là một trong những chiến lược kinh doanh của các nhà quản trị. Nhưng nhà
quản trị đã sai trong việc chọn lựa của mình vì trong lĩnh vực kinh doanh du lịch thì có
đôi khi có một số khách muốn ra ngoài tự do ăn uống hơn là việc bó buộc ăn uống đi
liền với thuê khách sạn. Do đó doanh số thu từ hai nguồn này giảm đáng kể như vậy.
Nguyên nhân thứ 2 là việc hàng bán bị trả lại tăng lên gấp đôi so với năm 2010.
Nhưng do lượng hàng bán bị hoàn trả này không chiếm tỷ trọng nhiều trong việc đem
lại nguồn doanh thu. Nhưng đó cũng là vấn đề lo ngại mà các nhà quản trị cần lưu ý để
giảm lượng này xuống càng tối thiểu càng tốt.
Nếu các nhà quản trị quan tâm hơn nữa những vấn đề trên thì có thể doanh thu bán
hàng sẽ tăng lên đáng kể.
2.4.2 Chi phí tài chính
Chi phí tài chính năm 2011 giảm đáng kể so với năm 2010: 10,83%. Mặc dù năm
2011 có thêm nhiều phát sinh phải chi chẳng hạn khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính và các khoản chi phí khác nhưng khoản giảm trừ do lỗ trong thu đổi ngoại tệ đáng
kể đã ảnh hưởng đáng kể đến khoản chi phí tài chính của công ty. Đây là dấu hiệu đáng
mừng.
2.4.3 Chi phí quản lý và bán hàng
Năm 2011, Công ty hoạt động thêm nhiều ngành nghề kinh doanh nên chi phí
quản lý năm nay cũng tăng hơn so với hai năm trước. Năm 2010/2009 ở mức 18,93%
nhưng đến năm 2011/2010 thì tăng lên mức 21,74%.
Đề án chuyên ngành tài chính
11
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
2.4.4 Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp = lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Qua công thức trên cùng với bảng phân tích đã cho ta thấy được nguyên nhân do
đâu mà lợi nhuận sau thuế của năm 2010 lại sụt giảm hơn hai năm 2009 và 2011. Năm

2009 đạt 7,7 tỷ nhưng sang năm 2010 chỉ còn lại 7,6 tỷ đến 2011 lợi nhuận lại tăng lên
7,8 tỷ. Mặc dù hai năm 2010, 2011 lợi nhuận trước thuế của công ty đều cao nhưng năm
2010 phải chi một khoản lớn trong để đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.4.5 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
EPS năm 2010 đã giảm hơn năm 2009, từ 2,536 đồng xuống còn 2,517 đồng là do
năm này lãi sau thuế của Công ty giảm sút xuống ở mức 7,6 tỷ trong khi đó năm trước
đạt 7,7 tỷ. Nhưng đến năm 2011, EPS lại tăng lên 2,562 đồng là do lợi nhuận phân bổ
cho cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông tăng từ 7,6 lên 7,8 tỷ.
2.4.6 Tiềm năng phát triển
Do lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành
và nhà hàng khách sạn nên có thể xem trình độ công nghệ của Fiditour thể hiện ở các
sản phẩm du lịch, chất lượng phục vụ du khách, năng lực quản lý điều hành hoạt động
lữ hành và cơ sở vật chất hạ tầng nhà hàng khách sạn.
Sản phẩm đa dạng, độc đáo và tiện ích: Khẳng định uy tín thương hiệu của mình,
Fiditour luôn chủ động trong việc khai phá, sáng tạo nên những sản phẩm độc đáo và
chất lượng nhất để phục vụ khách hàng. Công ty tin rằng với một ngân hàng sản phẩm
du lịch đa dạng, phong phú và luôn được làm mới, Fiditour sẽ mang đến cho khách hàng
rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, đầy thú vị và tiện ích.
Phục vụ khách hàng tận tụy, nhiệt tình: “Tất cả vì khách hàng” là phương châm
phục vụ khách hàng của Fiditour. Được đào tạo bài bản và không ngừng huấn luyện
định kỳ thường xuyên để nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, nhân viên Fiditour luôn nhạy
bén trong việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng, sẵn sàng tiếp nhận những góp ý chân
thành của khách hàng về chất lượng dịch vụ để không ngừng cải tiến và hoàn thiện sản
phẩm của mình.
Đề án chuyên ngành tài chính
12
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
Cơ sở vật chất hạ tầng nhà hàng khách sạn: Các nhà hàng khách sạn của Công ty
đều có vị trí thuận tiện dễ tiếp cận ngay trong trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc
biệt, khách sạn – nhà hàng xoay Hoàng Gia của Công ty là kiến trúc vòng xoay, duy

nhất có mặt ở Việt Nam. Tọa lạc tại tầng 9, thực khách có thể vừa ăn vừa ngắm toàn
cảnh thành phố khi nhà hàng liên tục xoay 360 độ trong vòng 90 phút.
Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Với đặc thù của sản phẩm du
lịch luôn cần được “làm mới” nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn phong phú cho khách
hàng, Công ty luôn chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển những sản phẩm dịch
vụ mới, lạ cũng như bổ sung nhiều tiện ích hơn cho du khách. Các sản phẩm tour du lịch
được thiết kế theo các tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất và luôn được điều chỉnh cho phù
hợp với từng đối tượng khách hàng. Công ty cũng thiết kế các tour du lịch chuyên biệt
theo yêu cầu riêng của từng khách hoặc nhóm khách nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng và
phong phú của du khách. Trong những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu của thị
trường, Fiditour là một trong các đơn vị sớm chủ động thiết kế và tổ chức dịch vụ MICE
.
Bên cạnh đó, để có thể phục vụ các tour du lịch xa và dài ngày như châu Phi, châu
Mỹ, châu Úc, châu Âu... cho các khách hàng có thu nhập cao, Công ty tổ chức bộ phận
chuyên biệt chuyên phục vụ du khách từ các tour trọn gói đến dịch vụ từng phần (như
đặt vé máy bay, đăng ký khách sạn, tàu – xe, cũng như tư vấn visa ...), từ tham quan đến
dự hội nghị, hội chợ hoặc việc riêng.... với tính toán hợp lý nhất về thời gian và chi phí.
Mặt khác, Công ty đang hướng tới mở rộng các loại hình du lịch khác như du lịch
thám hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch khảo sát thị trường, ...
2.5 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
2.5.1 Cơ cấu tài sản
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản, ta thấy được 2 năm đầu 2009 và 2010 Công ty
vẫn còn chú trọng tăng tài sản ngắn hạn nhưng đến năm 2011 thì đã có phần thay đổi
trong việc đầu tư vào phát triển dần tài sản dài hạn. Cụ thể năm 2009 các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn: 10,046 triệu đồng nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 59 triệu
đồng và qua năm 2011 thì công ty không còn đầu tư vào khoản mục này nữa. Không
những vậy, qua bảng số liệu ta còn thấy được lượng tiền mặt và những khoản tương
Đề án chuyên ngành tài chính
13
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist

đương tiền lưu trữ tại công ty giảm dần qua các năm thay vào đó là sự tăng dần lượng
tiền trong đầu tư tài chính dài hạn năm 2009 chỉ đạt 2,22 triệu đồng chiếm 11.23%
những đến năm 2011 đã tăng lên mức 3,68 triệu đồng chiếm 14.92%.
Ngoài ra, để phục vụ cho chiến lược tăng trưởng trong kinh doanh năm 2010, hàng
tồn kho đã tăng khá cao làm cho tài sản ngắn hạn cũng tăng lên đáng kể 132 tỷ. Nhưng
qua năm 2011 thì tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đã thay đổi đáng kể, tài sản ngắn
hạn từ 83.18% năm 2010 nay đã giảm xuống còn 78.95%. Trong khi đó tài sản dài hạn
năm 2010 chỉ ở mức 16.82% những sang năm 2011 đã tăng lên 21.05%, qua đó chứng
tỏ rằng năm 2011 các nhà quản trị của Công ty đã thay đổi chiến lược của mình trong
việc đầu tư vào dài hạn thay cho việc đầu tư vào ngắn hạn như những năm trước đó.
Mặc dù vậy sự thay đổi này vẫn chưa đáng kể vì lượng đầu tư vào dài hạn vẫn còn hạn
chế do các năm trước khoản mục này chưa được các nhà quản trị quan tâm. Đây cũng là
một dấu hiệu đáng mừng trong vấn đề phát triển công ty.
2.5.2 Cơ cấu nguồn vốn
Qua bảng phân tích kết cấu nguồn vốn của Công ty, ta thấy được cơ cấu nguồn
vốn qua 2 năm 2009 và 2010 tăng nợ phải trả và giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải
trả tăng tỷ trọng từ 49.02% năm 2009 lên 65.87% năm 2010. Sự gia tăng nợ phải trả chủ
yếu là do nợ ngắn hạn tăng lên qua các năm. Năm 2009, nợ phải trả là 50,919 triệu đồng
đến năm 2010 tăng lên đến mức 71,969 triệu đồng do Công ty tăng cường vốn lưu động
để phục vụ cho kế hoạch tăng trưởng doanh thu.
Tuy nhiên, công ty đã thanh toán gần hết số vay và nợ dài hạn của năm trước nên
năm 2011 cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả và tăng
nguồn vốn chủ sở hữu (năm 2011 tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống còn 53,70% và vốn
chủ sở hữu tăng lên 46,30%).
Việc gia tăng vốn chủ sở hữu giúp cho công ty có nguồn tài chính ổn định thực
hiện chiến lược phát triển dài hạn của công ty và ban giám đốc cần phải sử dụng vốn
hợp lý để tạo ra hiệu quả cao.
Đề án chuyên ngành tài chính
14
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist

Bảng 2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty
KHOẢN MUC
2009 2010 2011 So sánh
Số lượng
Tỷ
trọng
Số lượng
Tỷ
trọng
Số lượng
Tỷ
trọng
2010/2009 2011/2010
TÀI SẢN
A/ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 86,569,494,140 81.34% 132,171,385,717 83.18% 92,749,426,062 78.95% 2.25% -5.08%
I/Tiền và các khoản tương đương tiền 32,865,689,892 37.96% 37,379,639,805 28.28% 25,748,095,850 27.76% -25.51% -1.84%
II/Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 10,046,062,000 11.60% 59,018,000 0.04% -99.62%
III/Các khoản phải thu ngắn hạn 17,137,601,109 19.80% 40,422,816,883 30.58% 30,831,753,577 33.24% 54.49% 8.69%
1/ Phải thu khách hàng 14,026,318,471 81.85% 31,687,108,763 78.39% 22,383,155,007 72.60% -4.22% -7.39%
2/ Trả trước cho người bán 2,014,379,546 11.75% 7,147,731,502 17.68% 8,123,585,871 26.35% 50.44% 49.01%
3/ Các khoản phải thu khác 1,096,903,092 6.40% 1,587,976,618 3.93% 325,012,699 1.05% -38.62% -73.17%
IV/ Hàng tồn kho 16,965,994,877 19.60% 34,942,549,589 26.44% 20,782,147,224 22.41% 34.90% -15.25%
V/ Tài sản ngắn hạn khác 9,554,146,262 11.04% 19,367,361,440 14.65% 15,387,429,411 16.59% 32.77% 13.22%
B/ TÀI SẢN DÀI HẠN 19,856,533,602 18.66% 26,734,045,886 16.82% 24,723,146,709 21.05% -9.83% 25.10%
I/ Các khoản phải thu dài hạn 39,500,000 0.20% 31,600,000 0.12% 23,700,000 0.10% -40.58% -18.90%
1/ Phải thu dài hạn của khách hàng
2/ Phải thu dài hạn nội bộ
3/ Phải thu dài hạn khác 39,500,000 31,600,000 23,700,000
II/ Tài sản cố định 15,253,699,935 76.82% 20,478,762,620 76.60% 17,896,160,581 72.39% -0.28% -5.50%
III/ Bất động sản đầu tư

IV/ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,229,720,000 11.23% 2,837,120,000 10.61% 3,687,562,297 14.92% -5.49% 40.55%
V/ Tài sản dài hạn khác 2,333,613,667 11.75% 3,386,563,266 12.67% 3,115,723,831 12.60% 7.79% -0.51%
Đề án chuyên ngành tài chính 15
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
TỔNG TÀI SẢN 106,426,027,742 100.00% 158,905,431,603 100.00% 117,472,572,771 100.00%
NGUỒN VỐN
A/ NỢ PHẢI TRẢ 52,169,941,670 49.02% 104,676,875,240 65.87% 63,078,110,221 53.70% 34.38% -18.49%
I/ Nợ ngắn hạn 50,919,606,260 97.60% 71,969,495,427 68.75% 48,203,859,710 76.42% -29.56% 11.15%
1/ Vay và nợ ngắn hạn 545,000,000 1.07% 545,000,000 0.76% 545,000,000 1.13% -29.25% 49.30%
2/ Phải trả người bán 3,299,211,371 6.48% 9,626,546,777 13.38% 6,068,189,484 12.59% -5.89%
II/ Nợ dài hạn 1,250,335,410 2.40% 32,707,379,813 31.25% 14,874,250,511 23.58% -24.53%
1/ Phải trả dài hạn người bán
2/ Phải trả dài hạn khác 1,250,335,410 1,093,445,510 1,311,598,198
3/ Vay và nợ dài hạn
B/ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 54,256,086,072 50.98% 54,228,556,363 34.13% 54,394,462,550 46.30% -33.06% 35.68%
I/ Vốn chủ sở hữu 53,596,356,917 98.78% 54,228,556,363 100.00% 54,394,462,550 100.00% 1.23% 0.00%
1/ Vốn đầu tư của chủ sở hữu 30,545,000,000 56.99% 30,545,000,000 56.33% 30,545,000,000 56.15% -1.17% -0.31%
2/ Thặng dư vốn cổ phần
3/ Quỹ đầu tư phát triển 5,026,050,568 9.38% 5,432,150,291 10.02% 5,508,056,477 10.13% 6.82% 1.09%
4/ Quỹ dự phòng tài chính 1,303,148,877 2.43% 1,619,248,600 2.99% 1,619,248,600 2.98% 22.81% 0.31%
5/ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 16,722,157,472 31.20% 16,722,157,472 30.84% 16,722,157,473 30.74% -1.17% -0.31%
II/ Nguồn kinh phí và quỹ khác 659,729,155
TỔNG NGUỒN VỐN 106,426,027,742 100.00% 158,905,431,603 100.00% 117,472,572,771 100.00%
Đề án chuyên ngành tài chính 16
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
2.6 Phân tích nguồn hình thành vốn lưu động
Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm vốn lưu động ròng và
vay nợ ngắn hạn:
VỐN LƯU ĐỘNG = VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG + VAY NỢ NGẮN HẠN
Trong đó, vốn lưu động ròng là chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn:

VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG = NGUỒN VỐN DÀI HẠN - TÀI SẢN DÀI HẠN
Bảng 3: Bảng vốn huy động và vốn lưu động ròng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Chênh lệch
2010/2009 2011/2010
Vốn lưu động 35,535 60,746 45,090 25,211 -15,656
Vốn lưu động ròng
34,990 60,201 44,545 25,211 -15,656
Nợ vay ngắn hạn
545 545 545
VLĐ ròng/VLĐ 98.47% 99.10% 98.79% 0.64% -0.31%
VLĐ ròng/TSNH
40.42% 45.55% 48.03% 5.13% 2.48%
Nợ ngắn hạn/VLĐ
1.53% 0.90% 1.21% -0.64% 0.31%
Biểu đồ 1: Tình hình vốn lưu động của FDT
Năm 2010, vốn lưu động ròng tăng hơn 25 tỷ là do nguồn vốn dài hạn tăng hơn
32 tỷ trong khi đó tài sản dài hạn chỉ tăng hơn 6 tỷ. Bước sang năm 2011 thì vốn lưu
động ròng đã giảm xuống còn ở mức 44,545 triệu đồng giảm hơn 15 tỷ. Tuy năm 2011
vốn lưu động ròng vẫn cao hơn năm 2009 nhưng dấu hiệu sụt giảm này là một dấu hiệu
đáng lo. Nguyên nhân là do cả hai yếu tố nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn đều sụt
giảm đi đáng kể. Năm 2010, tài sản dài hạn ở mức 26,734 triệu đồng sang năm 2011 còn
Đề án chuyên ngành tài chính
17
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
giảm xuống 24,723 triệu đồng. Bên cạnh đó nợ dài hạn năm 2011 cũng giảm xuống còn
14,874 triệu đồng giảm đi 17 tỷ . Qua đó ta thấy được công ty vẫn có khả năng thanh
toán tốt. Và công ty đang từng bước dần dần đầu tư vào các hạn mục dài hạn thay vì đầu
tư vào ngắn hạn như hai năm trước.
Năm 2009, vốn lưu động của công ty trên 35 tỷ, trong đó vốn lưu động ròng chiếm

98.47% và nợ vay ngắn hạn chiếm 1.53%. Năm 2010, vốn lưu động của công ty đã lên
đến trên 60 tỷ, trong đó vốn lưu động ròng chiếm 99.10% và nợ ngắn hạn chiếm 0.90%.
Đến năm 2011, vốn lưu động của công ty giảm xuống còn trên 45 tỷ, với tỷ lệ vốn lưu
động ròng là 98.79% và tỷ lệ nợ vay ngắn hạn là 1.21%.
Tỷ số vốn lưu động ròng trên vốn lưu động năm 2010 tăng 0.64% so với
năm 2009, và vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn cũng tăng từ 40.42% lên mức
45.55% (tăng 5.13%). Với chính sách tăng vay nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn
hạn, công ty sử dụng nguồn vốn linh hoạt hơn, giảm chi phí sử dụng vốn, đồng thời
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty phải đối mặt với áp lực khả năng
thanh khoản nếu tài sản ngắn hạn không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn.
Năm 2011, tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động giảm 0.31%, trong khi tỷ lệ
nợ vay ngắn hạn trên vốn lưu động lại tăng 0.31%. Cụ thể, vốn lưu động ròng trên tài
sản ngắn hạn là 48.03% (tăng 2.48%).
Với quan điểm thận trọng trong việc sử dụng vốn, công ty phải chịu chi phí sử
dụng vốn lớn hơn, do chi phí nguồn vốn dài hạn lớn hơn nhiều so với nguồn vốn ngắn
hạn. Đồng thời sự linh hoạt trong sử dụng vốn chưa được cao, dễ dẫn đến tình trạng
thừa vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Tuy nhiên, với chính sách sử dụng vốn này, chứng
tỏ cơ cấu tài chính của doanh nghiệp khá an toàn, rủi ro tài chính cũng như rủi ro
thanh khoản thấp vì doanh nghiệp đủ khả năng sử dụng nguồn vốn dài hạn của
mình để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
2.7 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 4: Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đơn vị tính: đồng
Đề án chuyên ngành tài chính
18
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011
LỢI NHUẬN SAU THUẾ 7,746,971,370 7,689,498,616 7,825,941,237
LCT TỪ HĐKD 5,805,826,338 2,943,549,304 -2,539,063,649
LCT TỪ HĐĐT 15,630,442,943 4,569,108,609 513,864,533

LCT TỪ HĐTC -5,498,100,000 -2,998,708,000 -9,735,836,500
LCT THUẦN TRONG KỲ 15,938,169,281 4,513,949,913 -11,761,035,616
ĐẦU KỲ 16,927,520,611 32,865,689,892 37,379,639,805
CUỐI KỲ 32,865,689,892 37,379,639,805 25,748,095,850
CHỈ TIÊU
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
LỢI NHUẬN SAU THUẾ -57,472,754 99.26% 136,442,621 101.77%
LCT TỪ HĐKD -2,862,277,034 50.70% -5,482,612,953 -86.26%
LCT TỪ HĐĐT -11,061,334,334 29.23% -4,055,244,076 11.25%
LCT TỪ HĐTC 2,499,392,000 54.54% -6,737,128,500 324.67%
LCT THUẦN TRONG KỲ -11,424,219,368 28.32% -16,274,985,529 -260.55%
ĐẦU KỲ 15,938,169,281 194.16% 4,513,949,913 113.73%
CUỐI KỲ 4,513,949,913 113.73% -11,631,543,955 68.88%
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của FDT qua 3 năm từ 2009 – 2011, cho thấy lợi nhuận
sau thuế của công ty trong 3 năm gần bằng nhau. Năm 2010 có giảm so với năm 2009
khoảng 57 triệu và năm 2011 tăng so với năm 2010 là 136 triệu.
Lưu chuyển tiền trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, và tài chính qua các năm đều
giảm.
Để hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề trên và hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính
của công ty trong giai đoạn này như thế nào, ta đi sâu vào tìm hiểu mối liên hệ giữa
dòng tiền và các hoạt động của công ty.
2.7.1 Mối liên hệ giữa dòng tiền và hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Khoản phải thu
Trong năm 2010, khoản phải thu tăng 32,4 tỷ so với năm 2009. Nguyên nhân là do
năm 2010, khách hàng mua vé máy bay nợ hơn 9 tỷ và khách hàng mua tour nợ gần 9
tỷ so với năm 2009.
Trong năm 2011 khoản phải thu có giảm so với năm 2010 và giảm gần 14,1 tỷ. Đều
này chứng tỏ trong năm 2011, công ty đã tăng cường thu hồi các khoản phải thu của
khách hàng trong năm 2010. Ngoài ra trong năm 2011 khoản phải thu giảm do công ty

Đề án chuyên ngành tài chính
19
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
không còn cho khách hàng nợ nhiều về tiền vé máy bay và tour như năm 2010. Điều này
có thể nói lên do kinh tế khó khăn nên khách hàng ít sử dụng các dịch vụ của công ty
hoặc do công ty thay đổi chính sách nợ đối với khách hàng. Ngoài ra trong năm 2011
khoản mục trả trước cho người bán không có, ở năm 2010 là 7,1 tỷ đồng. Đây cũng là
nguyên nhân làm cho khoản phải thu năm 2011 giảm hơn năm 2010
b. Hàng tồn kho
FDT là công ty hoạt động trong ngành du lịch nên hàng tồn kho chủ yếu của công ty
là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chủ yếu là chi phí các tour đã và đang thực hiện
chưa quyết toán xong)
Năm 2010 hàng tồn kho tăng so với năm 2009 là 17,9 tỷ nhưng năm 2011 giảm so
với năm 2010 là 14,1 tỷ. Qua đó cho chúng ta thấy mặc dù hàng tồn kho của công ty
giảm nhưng dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn âm, nguyên nhân do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát và rủi ro về tỷ giá.
Bảng 5: Thay đổi hàng tồn kho và khoản phải thu qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng.
Năm Khoản phải thu Hàng tồn kho
2011 14,132 14,160
2010 -32,463 -17,976
2009 -3,957 -6,419

Do dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm liên tục nên doanh nghiệp không
thể tự tạo ra được dòng tiền để phục vụ cho các khoản đầu tư cần thiết. chia lợi nhuận và
chi trả các khoản nợ ngắn hạn khác mà chủ yếu phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài.
2.7.2 Mối liên hệ giữa dòng tiền và hoạt động đầu tư:
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của công ty trong 3 năm từ 2009 đến 2011 giảm liên
tục.
Bảng 6: Thay đổi các khoản đầu tư qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng.
Năm 2009 2010 2011 Thay đổi %
Đề án chuyên ngành tài chính
20
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
2010 2011 2010 2011
Mua sắm
TSCĐ
1.376 9.045 1.620 7.669 -7.425 557,34% -82,09%
Thanh lý
TSCĐ
335 846 203 511 -643 152,54% -76%
Trong năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn, cũng như
những doanh nghiệp khác trên thị trường. FDT có xu hướng thu hẹp sản xuất cụ thể là
các chỉ tiêu chính trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư của công ty giảm. Hoạt động mua
sắm tài sản cố định trong năm 2011 giảm 7.425 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng
giảm 82,09%. Hoạt động thanh lý tài sản cố định cũng có khuynh hướng giảm đáng kể
và giảm 643 triệu đồng tương ứng giảm 76%. Xuất phát từ những lý do trên. dòng tiền
từ hoạt động đầu tư của FDT trong năm 2011 giảm so với năm 2010 là 4,055 triệu
tương ứng giảm 88,75%.
2.7.3 Mối liên hệ giữa dòng tiền và hoạt động tài chính
Bảng 7: Thay đổi các khoản mục trong dòng tiền từ HĐTC
Đơn vị tính: triệu đồng.
Năm 2009 2010 2011
Thay đổi %
2010 2011 2010 2011
Phát hành
CP, VCSH
Tiền chi mua
cổ phiếu

Vay ngắn
hạn, dài hạn
Chi trả nợ
gốc vay
Cổ tức, lợi
nhuận đã trả
5,948 2,989 9,736 -2,959 6,747 54.54% 324.67%
Từ năm 2009 – 2011, dòng tiền trong HĐTC của công ty chủ yếu là chi trả cổ tức
cho cổ đông. Mặc dù trong năm 2011 LNST của công ty có tăng so với năm 2010 nhưng
tỷ lệ tăng không đáng kể nhưng tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty thì tăng 324.67% đều
này chứng tỏ HĐQT đã giữ đúng cam kết với nhà đầu tư. Đây cũng là một chiến lược
của công ty để thu hút các nhà đầu tư sau này khi công ty phát hành thêm cổ phiếu.
Đề án chuyên ngành tài chính
21
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Fiditourist
2.8 Phân tích các tỷ số tài chính
2.8.1 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
Bảng 8: Các tỷ số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu thanh toán 2009 2010 2011
HOT
(2011)
TB
ngành
Tỷ số thanh toán hiện hành
1,70 1,84 1,92 1,59 3,94
Tỷ số thanh toán nhanh
1,37 1,35 1,49 1,55 3,76
Tỷ số thanh toán bằng tiền
0,65 0,52 0,53 1,00 2,35
Tỷ số thanh toán lãi vay

168,23 184,66 188,90 - 36,90
Biểu đồ 2: Khả năng thanh toán của FDT, HOT và ngành du lịch
a. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty qua 3 năm khá cao. Tỷ số thanh toán
ngắn hạn cao như vậy là bởi vì tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng tài sản.
Đến năm 2011, tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty tăng lên 1,92 tức có 1 đồng nợ
ngắn hạn của công ty được đảm bảo thanh toán bởi 1,92 đồng tài sản lưu động, cho thấy
khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty có tăng một mức đáng kể. Điều này có thể
được giải thích là do mức tăng tài sản ngắn hạn cao hơn mức tăng của các khoản nợ
ngắn hạn. Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên.
Đề án chuyên ngành tài chính
22

×