Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.17 KB, 17 trang )

Lời Nói Đầu
Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của
gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố
nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và
không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các
quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ
chồng là một vấn đề đang được xem xét và quan tâm đúng mức. Đây không
phải là quy định mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng trên
cơ sở sự kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18), quy định
này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển
của xã hội. Kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, các
quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống,
phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn
nhân và gia đình Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó
có quy định về “chia tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn
nhân”, là một quy định rất sáng tạo của nhà làm luật, đây được coi là giải
pháp tối ưu trong nền kinh tế hiện nay và hậu quả pháp lý của nó sẽ ra sao?
Còn gì chưa tốt ?
Để tìm hiểu rõ về vấn đề này chúng em đã quyết định chọn đề tài:
“ Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân”.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân,
huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ
nền tảng của mỗi gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình
cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật
chất bởi đó là một nhu cầu không thể thiếu bảo đảm cuộc sống gia đình. Xác
định được tầm quan trọng đó mà pháp luật nước ta đã có nhiều quy định cụ
thể về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung cũng như chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng. Việc pháp luật cho phép vợ


chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đang thực sự là một giải
pháp hay và hậu quả pháp lý của nó cũng còn có nhiều điều phải bàn
NỘI DUNG.
1. Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân.
1. 1. Chế độ tài sản của vợ chồng.
*. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng .
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp những quy phạm pháp luật
điều chỉnh về sở hữu tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ
xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản
2
riêng và các trường hợp, nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật
định.
1.2 .khái niệm về chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ
hôn nhân.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một điểm tiến bộ
trong pháp luật Việt Nam nó được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 tại Điều 29:
“1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng,
thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có
thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn
bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về
tài sản không được pháp luật công nhận”.
Có thể hiểu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân như việc chuyển
một hoặc nhiều tài sản vốn thuộc khối tài sản chung vào khối tài sản của vợ
hoặc chồng. Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, vợ và
chồng có thể thỏa thuận người này hoặc người kia được nhiều hay ít tài sản.
Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, trong
trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong

thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn bản
giữa vợ và chồng, hoặc bản án, quyết định của Toà án. Khi chia tài sản chung
trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi.
Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so với chế định ly
thân được quy định trong pháp luật của một số nước phương Tây. Tuy nhiên,
quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi rất nhiều.
Theo Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình và theo Điều 8 Nghị định số 70,
phần tài sản mà vợ, chồng được chia, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, thu nhập
3
do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác
của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên trừ khi
vợ chồng có thoả thuận khác.
a. lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định này xuất phát từ đời sống xã hội: có một số trường hợp vì lý do
nào đó, vợ chồng dù có mô thuẫn sâu sắc, nhưng không muốn ly hôn mà
chit muốn ra ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung (như vợ chồng đã
già, dù có mô thuẫn sau sắc nhưng ly hôn sợ ảnh hưởng đến hòa khí trong
gia đình con, cháu lo buồn, hàng xóm chê cười, họ chỉ yêu cầu chia tài
sản chung…)
Một số trường hợp vì công việc kinh doanh buôn, bán mà vợ chồng cần
phải “chớp thời cơ” để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, liên quan
tớ “vố liếng” mà người vợ hoặc người chồng không đủ để dùng vào việc
đầu tư kinh doanh, buôn bán: khi sử dụng tài sản chung, phái người
chồng hoặc người vợ kia lại không đồng ý sử dụng vào công việc kinh
doanh, buôn bán đó do không nhân thức được “công việc làm ăn” của
người vợ hoặc chồng mình hay vì lý do nào đó. Người vợ hoặc người
chồng đã yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
với mục đích lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung để làm
vốn đầu tư kinh doanh.
Cũng có trường hợp do vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng

(như trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc chồng
đó đã vay nợ một khoản tiền hay một tài sản sử dụng cho nhu cầu riêng).
Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận
được về việc lấy tài sản chung để giả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng
có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để người vợ
4
hoặc người chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của
vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay của người khác. Để
có thể hiểu rõ hơn sao họ lại phải chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân ta có thể làm rõ như sau;
Theo Điều 29, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Khi hôn nhân
tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa
vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận
chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không
thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết”.
*. Đầu tư kinh doanh riêng.
Trên thực tế tài sản chung vẫn có thể được đầu tư kinh doanh riêng
đồng thời vẫn giữ nguyên quy chế tài sản chung: người đầu tư kinh doanh sẽ
có độc quyền khai thác công dụng của tài sản, do áp dụng nguyên tắc theo đó,
vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản chung, đặc biệt là
nguyên tắc quản lý riêng đối với tài sản chung dùng cho hoạt động nghề
nghiệp. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung để tài sản được đầu tư kinh doanh
riêng hưởng quy chế tài sản riêng tỏ ra có ích trong trường hợp người đầu tư
kinh doanh muốn định đoạt tài sản hoặc xác lập các giao dịch quan trọng có
liên quan đến tài sản (như cầm cố, thế chấp) theo những thủ tục đơn giản mà
không mất nhiều thời gian.
Trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng xuất phát từ việc tôn
trọng quyền tự do kinh doanh riêng của cá nhân, nếu một trong hai vợ chồng
muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng, tạo
điều kiện cho vợ, chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tư kinh doanh. Mặt khác,

quy định này còn nhằm bảo vệ lợi ích gia đình, bảo đảm cuộc sống ổn định
của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của
5
hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra. Như vậy, chia tài sản chung như một biện
pháp hỗ trợ hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của vợ và chồng.
*.Trường hợp vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng.
Nếu vợ (chồng) phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có
tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ thực hiện nghĩa vụ thì vợ chồng có
thể chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ của mình. Nghĩa vụ đó có thể là
trả nợ riêng, cấp dưỡng,…Tuy nhiên phải xác định rõ tầm quan trọng của
nghĩa vụ, các nghĩa vụ phải có một tầm quan trọng nhất định. Không chỉ vì
cần trả một món nợ riêng rất nhỏ mà phải chia một khối tài sản chung có giá
trị rất lớn. Tính chất nhỏ hay lớn phụ thuộc trên sự so sánh giữa giá trị của
món nợ phải trả và của khối tài sản riêng hiện hữu của người mắc nợ, nếu khối
tài sản riêng hiện hữu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì không có lý do gì phải
chia tài sản chung. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khối tài sản riêng đủ thậm
chí dư thừa nhưng việc chia tài sản chung vẫn tỏ ra cần thiết, do các tài sản
riêng có giá trị đồng thời cũng là những tài sản có giá trị lớn hoặc hoa lợi, lợi
tức là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Việc chia tài sản chung cũng cần xác định khi nào chia tài sản chung
để thực hiện nghĩa vụ riêng. Thực ra, nếu vợ chồng đồng ý trả nợ thì họ có thể
lấy bất cứ tài sản nào mà không cần biết nó là riêng hay chung. Vấn đề chia
tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ riêng chỉ được đặt ra trong trường hợp
người mắc nợ muốn trả nợ nhưng không có đủ tài sản riêng để trả trong khi vợ
hoặc chồng lại hoàn toàn thờ ơ, hoặc cả vợ và chồng đều không muốn trả nợ.
Điều đó có nghĩa việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để thực hiện
nghĩa vụ riêng thường được thực hiện bằng con đường tư pháp, theo yêu cầu
của người có nghĩa vụ riêng.
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để thực hiện nghĩa vụ chính
đáng riêng của vợ chồng được xem là một giải pháp tốt gìn giữ hạnh phúc gia

6

×