Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM TRONG VIỆC XÂY DỰNG NƯỚC ĐẠI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.51 KB, 6 trang )

HoangDo sưu tầm
Văn Miếu - Quốc Tử Giám và những ảnh hưởng của nho giáo thời kỳ hậu Lê
trong việc xây dựng nhà nước Đại Việt
Một quần thể di tích đa dạng và nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, nơi dựng Bia Tiến sỹ
trước đây: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thì nay vẫn là nơi hội tụ, tôn vinh cho các học sỹ hiền
tài và còn là điểm đến cầu may của một số thi nhân trước kỳ thi cử.
Một tên gọi kép "Văn miếu - Quốc tử Giám" với ý nghĩa nơi tôn thờ nhân văn
(Literature's Temple) và nơi đào tạo các Quốc tử - các bậc đại quyền quý của triều đình. Giá
trị nguyên thủy của Văn Miếu- Quốc Tử Giám so với mục đích sử dụng chúng có bị thay đổi
ít nhiều trong các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là triều Lý, triều Trần và triều Lê,
nhưng vẫn có một nét chung, là nơi tôn vinh và đào tạo các hiền tài người Việt. Trong bài
viết này, tác giả chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh là, di tích lịch sử này có những ảnh
hưởng của Nho Giáo trong các thời kỳ phong kiến Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ hậu Lê, để
xây dựng được một Nhà nước Đại Việt cường thịnh.
1. Khái quát về kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, thời Lý Thánh Tông. Năm 1076,
Lý Nhân Tông cho lập Trường Quốc Tử Giám; có thể coi đây là Trường Đại học đầu tiên ở
Việt Nam. Vào thời kỳ đầu, Trường chỉ dành riêng cho con vua và con của các bậc đại
quyền quý đến học. Vì vậy, Trường được mang tên “Quốc Tử”. Từ năm 1253, vua Trần
Nhân Tông cho mở rộng Trường Quốc Tử Giám và cho phép cả con em của thường dân học
xuất sắc đến học.
Năm 1762, Lê Hiến Tông cho sửa lại Quốc Tử Giám và năm 1785, đổi thành Nhà
Thái học. Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã bị thay đổi, sửa chữa nhiều lần do loạn lạc, chiến
tranh. Toàn bộ Văn Miếu hiện nay là kiến trúc thời kỳ đầu nhà Nguyễn. Do vậy, người ta
chưa khảo cứu được Nhà Thái học thời Lý - Trần có quy mô như thế nào. Riêng thời nhà Lê,
Nhà Thái học được Lê Quý Đôn mô tả là "có 3 gian, có tường ngang, lợp bằng ngói đồng.
Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều 3
dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người". Căn cứ vào những cứ liệu khảo cứu được, ngày
nay, Nhà Thái học được phục dựng lại.
HoangDo sưu tầm
Năm 1802, Gia Long cho xây thêm Khuê Văn Các. Toàn bộ Văn Miếu được phân


làm 5 khu:
- Khu thứ nhất, bắt đầu từ cổng chính Văn Miếu Môn đến cổng Đại Trung Môn. Hai
bên có cửa, gọi là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn;
- Khu thứ hai, là Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các;
- Khu thứ ba, là Hồ nước Thiên Quang (Giếng soi ánh Mặt trời);
- Khu thứ tư, là khu trung tâm với 2 công trình kiến trúc nối tiếp nhau: Tòa Bái
Đường và Tòa Thượng cung;
- Khu thứ năm, là Đền Khải Khánh. (1).
2. Khái quát về Nho Giáo
Nho Giáo được hình thành từ thời Tây Chu, với sự đóng góp đặc biệt của Chu Công
Đán (còn gọi là Chu Công). Đến thời Xuân Thu, Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu
Công và truyền bá tư tưởng đó. Chính vì vậy mà đời sau người ta coi Khổng Tử là người
sáng lập ra Nho Giáo. Sau khi khổng tử mất, tư tưởng Nho Giáo của ông rơi vào thời kỳ
khủng hoảng, đặc biệt là thời kỳ "đốt sách, chôn nho" của nhà Tần.
Đến đời nhà Hán, Nho giáo được phục hồi và trở thành hệ tư tưởng chính thống, bảo
vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Từ đây, Nho giáo được gọi là
Hán nho. Hán nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị. Thiên tử là con trời, dùng lễ trị để
che đậy pháp trị.
Đến đời nhà Tống, Nho giáo được gọi là Tống nho. Tống nho được bổ sung các yếu
tố tâm linh lấy từ Phật Giáo và các yếu tố siêu hình lấy từ Đạo Giáo để phục vụ cho việc đào
tạo quan lại và cai trị.
Cốt lõi của Nho Giáo là Nho gia. Đây là học thuyết có ý nghĩa chính trị để tổ chức xã
hội. Muốn thực sự đạt được lý tưởng đó, xã hội phong kiến phải đào tạo được người cai trị
kiểu mẫu, mà theo hệ tư tưởng này, đó là "quân tử', khác với "tiểu nhân" trong xã hội. Nho
gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ nhân tố đạo đức và Đạo ở đây được hàm chứa cả
nguyên lý vận hành của vũ trụ. Đạo vận hành trong vũ trụ, khi giáng vào người, sẽ được
mạnh. Ví như, trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức nắm được đạo trời Đương
nhiên, ngày nay khi ta xem xét tư tưởng của Nho Giáo, đã thấy bộc lộ những mâu thuẫn nội
HoangDo sưu tầm
tại không thể chấp nhận được, mà điển hình là mâu thuẫn trong quan điểm lấy dân làm gốc,

nhưng lại phân biệt xã hội ra hai loại người:"quân tử" và "tiểu nhân" mà quân tử là người
nắm được đạo trời để cai trị dân - tiểu nhân.
3. Những ảnh hưởng của Nho Giáo thời kỳ Hậu Lê trong việc xây dựng nhà nước
pháp quyền và phát triển văn hoá
Trong suốt ngàn năm Bắc thuộc, hệ tư tưởng để tập hợp dân tộc, chống đồng hóa
quyết liệt của người Việt bản địa chủ yếu được tăng cường bằng văn hóa Phật Giáo. Nhưng
đến thế kỷ thứ 10, người Việt lại có sự lựa chọn mới, chủ động bổ sung hệ tư tưởng Nho
Giáo. Mục đích cơ bản của việc tiếp cận Nho Giáo, chính là để học cách tổ chức nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền, đủ sức mạnh nội trị và đặc biệt là đủ sức chống lại chính
các thế lực phong kiến phương Bắc (2).
Biểu hiện ảnh hưởng tư tưởng Nho Giáo được nhìn thấy rõ ngay từ thời nhà Lý, khi
xây dựng Văn Miếu. Văn Miếu được xây dựng là để tạo nơi tôn thờ, và ở đây, xuất phát từ
tư tưởng tôn thờ nhân văn. Năm Thuần vũ thứ hai, đời Lý Thánh Tông, trong Điện thờ tại
đây, đã cho đắp tượng Chu công, Khổng Tử và Tứ Phối (3). Năm 1156, Lý Anh Tông cho
sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng tử. Thời kỳ nhà Nguyễn, Trường Giám cũ ở phía sau
Văn Miếu, lại được quy định, là làm Nhà Khải Khánh để thờ cha, mẹ Khổng Tử. Rõ ràng là,
các triều đại phong kiến Việt Nam đều nhìn nhận thấy rằng, trong các lễ nghi triều chính,
trong việc xây dựng luật pháp và cả trong nếp sống hàng ngày đã lựa chọn Nho Giáo làm tư
tưởng chỉ đạo - tư tưởng Khổng Mạnh, như một Quốc Giáo.
Ở đây, chúng ta cần phân tích và nhìn nhận sự tiếp cận Nho Giáo có lựa chọn của các
triều đại phong kiến Việt Nam trong phần cuối của bài này. Trước hết, cần phân biệt rõ khái
niệm: Nho Giáo và Nho gia trong việc sử dụng Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nho gia mang
tính học thuật, còn gọi là Nho học; còn Nho Giáo mang tính chất tôn giáo. Khi chấp nhận tư
tưởng Khổng Mạnh, các triều đình phong kiến Việt Nam tiếp cận cả Nho Giáo và Nho gia.
Ở Nho Giáo, Văn Miếu trở thành Thánh đường; Khổng tử trở thành Giáo chủ và từ đó, giáo
lý chính là các tín điều mà các Nhà Nho phải tuân theo. Ở Nho gia, Văn Miếu chính là
trường học - Quốc Tử Giám. Sự hòa quyện giữa những tư tưởng đó thể hiện ngay trong
trong các sách kinh điển chính thống của Nho Giáo, như các Bộ Ngũ Kinh và Bộ Tứ Thư và
trong quá trình xây dựng và sử dụng Văn Miếu - Quốc Tử Giám của các triều đình phong
HoangDo sưu tầm

kiến Việt Nam, mà tư tưởng Nho Giáo và Nho học được thể hiện rõ nét nhất trong thời kỳ
hậu Lê.
Năm 1484, Hoàng đế Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập Bia Tiến sỹ lần đầu tiên
tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để ghi danh và tôn vinh những Tiến sỹ từ khóa 1442 trở đi,
gồm những vị thi đỗ Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám Hoa, Hoàng giáp và người có tài, có
đức của dân tộc Đại Việt. Các thế hệ sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh
mới. Nhà Bia Tiến sỹ được bố trí hai bên Hồ Thiên Quang của Văn Miếu. Mỗi bia được đặt
trên lưng một con rùa. Hiện nay còn 82 bia ghi các danh nhân từ các khóa thi năm 1442 đến
năm 1779. Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn lập Quốc Sử Viện, Hàn lâm Viện, Kho Bí thư sách
và Hội Tao Đàn. Năm 1785, thời Lê Hiển Tông, Quốc Tử Giám được đổi thành Nhà Thái
học. Lê Thánh Tông rất chú ý vận dụng tư tưởng Nho Giáo để xây dựng luật pháp, và coi
như một trong các pháp môn để xây dựng một Nhà nước phong kiến tập quyền Đại Việt.
Theo đánh giá của các sử gia, việc ra đời của Bộ Luật Hồng Đức, Đại Việt đã trở thành một
nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Sự tiến bộ về luật pháp với tư
tưởng Nho Giáo thời hậu Lê còn được đánh giá là tiến bộ hơn hẳn các luật pháp thời kỳ nhà
Hán. Điều đó thể hiện, cơ sở của luật pháp là lấy dân làm gốc và trọng dụng nhân tài, không
phân biệt quân tử và tiểu nhân. Trong 13 chương của Bộ Luật Hồng Đức, có những nội dung
rất quan trọng, thể hiện nhà vua đã mong muốn xây dựng đời sống bình yên và thịnh vượng
của toàn thể nhân dân lao động như việc phát triển, chấn hưng nông nghiệp, coi đó là nền
tảng của sự ổn định kinh tế xã hội và kết hợp giao lưu nghiệp đoàn, khuyến khích thủ công
nghiệp, thương nghiệp; bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân; chống tham nhũng triệt
để; chống sự lạm quyền và ức hiếp quần chúng; bênh vực và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
Lê Thánh Tông là người rất trọng dụng người có tài. Cũng tại Văn Miếu, có ghi danh sỹ nổi
tiếng thời kỳ nhà Lê, Thân Nhân Trung trên một tấm bia. Ông có Sớ dâng vua “Chiêu nạp
nhân tài” và cho rằng, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Sự ngưỡng mộ nhân tài của Lê
Thánh Tông còn thể hiện ở việc trọng dụng các nhà hiền triết. Ông đã giao cho Ngô Sĩ Liên
phụ trách soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - một Bộ Quốc sử nổi tiếng vào bậc nhất và còn
giá trị cho đến ngày nay. Có lần Lê Thánh Tông trách lỗi cựu thần Ngô Sĩ Liên và Nghiêm
Nhân Thọ, vị Hoàng đế 20 tuổi Lê Thánh Tông đã bảo họ rằng: "Ta mới coi chính sự, sửa
mới đức tính, ngươi bảo nước ta là phiên bang của Trung Quốc thời sưa, thế là ngươi theo

đường chết, mang lòng không vua". Tuy nói vậy, Lê Thánh Tông vẫn trọng dụng Ngô Sĩ
Liên. (4). Cũng vì thế mà dưới thời kỳ ông trị vì, đã xuất hiện nhiều học giả nổi tiếng, như
HoangDo sưu tầm
nhà toán học, trạng nguyên Lương Thế Vinh với tác phẩm “Toán pháp đại thành”; Phan Phu
Tiên, với tác phẩm “Bản thảo thực vật toát yếu ”. Việc phát triển nhân tài gắn liền với yêu
cầu giáo dục Nho học một cách nề nếp trong các trường học. Ngoài trường Quốc Tử Giám
và các viện lớn, còn có các trường học ở các đạo, phủ, thừa với nhiều học trò đến học. Trong
giáo dục, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý chống gian lận trong thi cử. Ông đã nhiều lần đích
thân chấm bài và khảo lại các bài thi có nghi ngờ.
Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt được 38 năm, nhưng ông đã để lại những giá trị văn
hoá, xã hội to lớn. Ngoài Hồng Đức hình luật, trong thời kỳ của ông còn xuất hiện những
công trình nổi tiếng như Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc
âm tập, các bộ sách Thiên Nam dư hạ tập, Quỳnh uyển cửu ca Năm 1464, ông rửa oan cho
nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế. Ông ca ngợi Nguyễn Trãi
là "ức trai tâm thượng quang Khuê táo", truy tặng tước Tán Trù Bá (5). Động lực mãnh liệt
với việc làm cụ thể của Lê Thánh Tông đã đưa ông đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây
dựng, phát triển đất nước hồi thế kỷ XV.
Văn Miếu- Quốc Tử Giám và những ảnh hưởng của Nho Giáo đối với Triều Lê của
Nhà nước phong kiến Đại Việt thể hiện rất rõ nét qua ý trí xây dựng nhà nước pháp quyền
hùng mạnh và việc phát triển Nho học với những tấm gương của các hiền triết, mà trong đó,
có chính Đức Vua. Trong một bài thơ nôm, Lê Thánh Tông đã viết:
Trống dời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.
Chính sự phát triển Nho học và sự tiếp cận Nho Giáo có chọn lọc kết hợp phát triển
tư tưởng Phật giáo vốn có của mình, mà triều Lê đã xây dựng được một Nhà nước pháp
quyền hùng mạnh trong thời kỳ phong kiến Việt Nam.
________________________________
Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Tam Khang: Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB. Xây dựng, 1991;
2. KVD: Thành cổ Luy Lâu với Dấu ấn khai sinh Phật Giáo và Nho Giáo Việt Nam,

TC "Dấu ấn thời gian", số 4/2007 );
HoangDo sưu tầm
3. TG: Tứ Phối gồm: Nhan tử, Tăng tử, Tử tư và Mạnh tử;
4. Đặng Đức Siêu: Lê Thánh Tông, "E. Books 2. KVD ";
5. Ngô Sĩ Liên : Đại Việt Sử ký Toàn thư - Kỷ nhà Lê, "E. Books 1. TQ-KVD".

×