KHÁI QUÁT CHUNG
I. VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI
Văn Miếu - Quốc Tử Giám với những hàng bia tiến sĩ thời Lê là một biểu
tượng sáng chói của tinh thần hiếu học và thái độ coi trọng nhân tài của nhõn
dõn Việt Nam. Đó là một nét lịch sử, một nét văn minh của người Việt. Có rất
nhiều người đã nhân cách đánh giá Văn Miếu - Quốc Tử Giám dưới nhiều góc
độ khác nhau.
Với việc tiếp thu những thành tựu của các công trình khoa học có trước
tác giả Đinh Ngọc Triển đã tìm ra những nét rất mới mẻ trong luận văn tìm hiểu
về “Văn Miếu - Quốc Tử Giám” gắn với chế độ học hành thi cử thời Lê trong
khoảng thời gian từ 1428 - 1788”.
Luận văn trước hết là những trang viết nhỏ về tình hình chính trị, văn hóa,
tư tưởng, đặc biệt về giáo dục khoa cử thời Lê. Từ đó chúng ta cũng bước đầu
có những hình dung được những nét lớn của nền giáo dục gần 10 thế kỉ của nhà
nước phong kiến Việt Nam.
Luận văn còn khai thác các tư liệu lịch sử, văn hóa, chú trọng đi sâu phân
tích giá trị đặc biệt của hệ thống văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám,
qua đó khẳng định và nêu bật truyền thống hiếu học, coi trọng việc đào tạo nhân
tài của đ. Tìm hiểu nền giáo dục, khoa cử theo ý thức hệ nho giáo, tác giả sẽ tìm
hiểu rõ hơn về sản phẩm của nó, những nguồn tri thức được đào tạo công phu về
kiến thức, cách ứng xử xã hội, về phẩm chất và năng lực làm việc.
Cuối cùng luận văn còn là những gợi ý giúp người đọc hiểu hơn về những
vấn đề của công cuộc cải cách giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay.
II. ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN CHÚNG
TA TÌM HIỂU SƠ QUA MỤC LỤC CỦA BẢN LUẬN VĂN
Luận văn gàn 3 chương và phần phụ lục.
. Chương 1 có tiêu đề “Bối cảnh xã hội thời Lê”. Tác giả phác thảo đại thể
xã hội Đại Việt thế kỉ 15, 16, 17, 18.
1
. Trên các mặt thể chế chính trị và thành quả về giáo dục, tư tưởng; đặc
biệt nhấn mạnh tới vị trí, chỗ đứng của Nho giáo, học thuyết Nho gia và tư
tưởng Lê Thánh Tông.
. Chương 2 với nội dung “Văn Miếu - Quốc Tử Giám thờ Lê” đã khảo tả
lại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
. Chương 3 có tự đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chế độ thi cử thời
Lê”. Đây là chương quan trọng trong luận văn, được bố cục chặt chẽ: chế độ học
tập, thi cử ở trường giám, khoa cử và hệ thống bia tiến sĩ thời Lê; chế độ đãi ngộ
và bổ dụng tiến sĩ của nhà Lê và điểm qua một số gương mặt tiêu biểu thời kì
này.
. Cuối cùng người viết điểm qua các giá trị về nhiều mạt của Văn Miếu -
Quốc Tử Giám. Dành một số trang phân tích điều hay, cái dở của nền giáo dục,
thi cử xưa vốn gắn liền với di tích lịch sử này; nhấn mạnh vai trò hàng đầu của
việc giáo dục luân lý, rèn luyện đạo đức.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGUỒN SỬ LIỆU
Hiểu được nội dung của luận văn chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp
cận, nhận diện và phân loại các nguồn sử liệu đã được tác giả sử dụng.
Có rất nhiều cách phân loại sử liệu khác nhau như sử liệu thành văn hay
không thành văn, sử liệu trực tiếp hay gián tiếp… Trong bài viết này chúng tôi
phân chia sử liệu theo đặc trưng loại hình.
Nguồn sử liệu được tác giả sử dụng rất phong phú gồm:
1. Sử liệu vật thực
- Sử liệu vật thực là những dấu tích vật chất của môi trường tự nhiên và
cuộc sống con người, là nguồn sử liệu đáng tin cậy. Nguồn sử liệu vật thực mà
tác giả của luận văn sử dụng là 82 bia tiến sĩ, là công trình kiến trúc của Văn
Miếu - Quốc Tử Giám còn tồn tại tới ngày nay. Đây là một nguồn sử liệu hết
sức quan trọng, phản ánh nhiều thông tin và tạo độ tin cậy cho bài luận văn.
2. Sử liệu hình ảnh
2
Đây là loại sử liệu có tính chất đặc biệt, ta có thể thấy được, nghe, nhìn…
qua các chất liệu khác nhau. Trong luận văn tác giả có dựa vào những bản vẽ, sơ
đồ xưa.
- Sơ đồ khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Sơ đồ trường Giám thời Lê.
- Bản vẽ kiến trúc việc trùng tu năm 1991
- Sơ đồ hệ thống bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Để đem ra so sánh, phân tích hay chứng minh. Tác giả còn sử dụng những
ảnh chụp để làm rõ hơn co các mô tả của mình. Hay qua việc so sánh họa tiết,
cách khắc trạm trên bia tác giả thấy được khả năng thẩm mỹ và quá trình nhận
thức của từng thời kì. Cần phải thấy rằng nguồn sử liệu hình ảnh mà tác giả sử
dụng là tương đối chính xác. Bởi ảnh chụp không phải là sự “làm lại” như tấm
ảnh tướng Đờ Cát -tơ-ri ở hầm chỉ huy (Điện Biên Phủ - 1954). Đây là những
tấm ảnh thật, những tấm bia thật, những hoa văn của thời xưa được đem ra phân
tích. Tính tin cậy của nguồn sử liệu được đảm bảo.
3. Sử liệu truyền miệng
Nguồn sử liệu truyền miệng gồm tất cả những thông tin về lịch sử còn
chưa được tập hợp, còn lưu truyền trong tự nhiên, trong dân gian.
Trong luận văn nguồn sử liệu này được người sử dụng ít, dùng để minh
chứng cho ý này hay ý kia rất nhỏ. Mỗi huyền thoại, truyền thuyết được sử dụng
đều được bao phủ màu sắc kỳ bí nhưng tác giả đã biết bóc tách và nắm bắt được
cốt lõi lịch sử của nó làm dẫn chứng, tăng thêm phần phong phú của bài viết.
4. Sử liệu chữ viết
Đây là loại sử liệu rất phong phú, được tác giả sử dụng nhiều nhất và đem
lại nhiều nguồn thông tin nhất. Nói về nguồn sử liệu chữ viết đã được tác giả sử
dụng chúng ta có một danh sách tài liệu tham khảo gồm ….. tài liệu sau:
a. Danh sách phụ lục:
- Phụ lục I: Danh sách:
1. Thống kê các khoa thi từ 1426 đến 1787.
3
2. Thống kê các đợt dựng bia tiến sĩ hiện còn ở Văn Miếu - Quốc Tử
Giám.
3. Danh sách Tế tửu - tư nghiệp Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
4. Danh sách trạng nguyên từ 1442 dến 1779
5. Danh dách bảng nhãn từ 1442 - 1779
6. Danh sách thám hoa từ 1442 - 1779.
PHỤ LỤC II:
1. Tứ phối, Thập nhị triết và Thất thập nhị hiền.
2. Tiểu sử Chu Văn An (1292 - 1370).
3. Bài văn sách thi đình của Nguyễn Trực.
PHỤ LỤC III:
1. Bản dịch bài kí 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám .
2. Bài kí về nhà bia tiến sĩ.
b. Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Đại Việt sử ký toàn thư T2, T3 (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Phan
Huy Lê khảo cứu về tác giả, tác phẩm).
2. Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789). Ngô Thế Long dịch, Nguyễn Kim
Hưng, Nguyễn Đồng Chi hiệu đính.
3. Đại việt lịch triều đăng khoa lục, Nguyễn Hoàn, Uông Sĩ Lãng, Võ
Miên, Phan Trọng Phiên, Tạ Thúc Khải (dịch).
4. Khâm định Việt sử thông giám cương mục Quốc sử quán triều Nguyễn.
5. Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Phạm Trọng Điền phiên dịch chú
thích, Nxb Sử học, Hà Nội 1962.
6. Lê Quý Đôn toàn tập (tập 3: Đại Việt thông sử). H.KHXH-1977.
7. Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú. T1: Nhân vật chí,
Quan chức chí. - T2: Khoa mục chí. Viện sử học.
8. Vũ Trung tùy bút Phạm Đình Hổ, Nxb Văn học H.1972.
9. Alexandax Barton Woodside: Việt Nam và mô hình Trung Quốc (Chu
Tuyết Lan dịch), Nxb Đại học Havớt-1971 (Vietnam and the chinese model).
10. Đào Duy Anh - Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn phương.
4
11. Nguyễn Bắc - Hà Nội tự điển, Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Vĩnh Phúc.
Nxb Hà Nội - 1990, B
12. Ban quản lý di tích: Hồ sơ di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.
- Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội.
13. Trần lâm Biền - Cây cỏ trong nghệ thuật tạo hình cổ của người Việt -
Tạp chí Mỹ thuật, Kỷ yếu số 8/1993.
14. Nguyễn Du Chi - nghệ thuật trang trí trên các bia tiến sĩ đời Lê ở Văn
Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. - Tạp chí khảo cổ học số 5, 6 tháng 6/1970.
15. Trần Bá Chí - Tìm hiểu Nguyễn Trãi về mặt giáo dục - Tạp chí Văn
học nghệ thuật năm 1980 tr.7-9.
16. Đàm Văn Chí - Lịch sử văn hóa Việt Nam - Nxb thành phố Hồ Chí
Minh 1992.
17. Nguyễn Vũ Chiến - Quốc Tử Giám và Quốc học trong thư tịch cổ -
khóa luận, sinh viên khóa 29 năm 1985. GS. Trần Bá Chí hướng dẫn.
18. Phạm Cúc: Hồ Quý Ly - Nhà cải cách giáo dục tiến bô. Tạp chí NCLS
số 5 năm 1992, tr 36, 37.
19. Phan Đại Doãn: về vai trò của Nho giáo và phật giáo trong xã hội
nước ta. Tạp chí xã hội học số 4/89 tr.65-67.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng nguồn sử liệu chữ viết mà tác giả luận
văn sử dụng là rất nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc khối lượng lớn kiến thức
và thông tin cần phải được xử lý. Đặc biệt nguồn sử liệu chữ viết mang đậm
nhận thức chủ quan của người viết. Vì vậy rất khó khăn trong tiếp cận nguồn sử
liệu này. Điều đáng quý của tác giả luận văn là đã biết chọn lọc rất tỉ mỉ, chính
xác những gì mình cần để chứng minh cho luận luẩn của bài viết. Khi đó vào cụ
thể từng phần của luận văn chúng ta sẽ thấy được điều đó.
5