Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.55 KB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***
NGUYỄN THỊ THANH LAN
ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP XI MĂNG: TRƯỜNG HỢP NHÀ
MÁY XI MĂNG LƯU XÁ, THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Môi trường
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. LÊ THU HOA
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thu Hoa.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn
toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên
Nguyễn Thị Thanh Lan
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu và học tập tại khoa Quản Lý
Tài Nguyên Môi Trường và Đô Thị, Viện đào tạo Sau đại học, trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo đã
tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 21 chuyên ngành quản lý kinh tế và các thành
viên trong lớp CH21Q đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thu Hoa, là người
đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi thực hiện hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn xí nghiệp xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên đã giúp đỡ để
tôi có được những thông tin cần thiết phục vụ nội dung luận văn.


Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và
ủng hộ để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN 2
LỜI MỞ ĐẦU 6
1.Lý do chọn đề tài 6
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.Phương pháp nghiên cứu 7
5.Những đóng góp khoa học của luận văn 8
6.Kết cấu luận văn: gồm 3 chương 8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH TRONG CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG 9
1.1Cơ sở lý luận về SXSH 9
1.1.1.1 Khái niệm SXSH 9
1.1.1.2 Đặc điểm của SXSH 9
1.1.1.3 Các giải pháp thực hiện sản xuất sạch hơn 10
Giảm chất thải tại nguồn 10
Tuần hoàn 11
Thay đổi sản phẩm 11
1.1.1.4 Lợi ích của sản xuất sạch hơn 12
SXSH là phương pháp giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia tăng hiệu quả sản
xuất. SXSH không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã
hội. Các lợi ích của SXSH có thể được tóm tắt như sau: 12
Lợi ích đối với doanh nghiệp: 12
Lợi ích của SXSH đối với xã hội: 13

1.1.2.2Quy trình công nghệ sản xuất xi măng 17
1.1.2.3Sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường của ngành xi măng 22
1.1.2.4Cơ hội sản xuất sạch hơn của ngành xi măng 26
Rào cản trong áp dụng SXSH tại Việt Nam 37
1.2.2.2 Kinh nghiệm thế giới về áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp xi
măng và bài học đối với Việt Nam 39
Kinh nghiệm của Ai Cập 39
Kinh nghiệm của Trung Quốc 41
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH 45
VÀ ÁP DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI
NGUYÊN 45
2.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá 45
2.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy xi măng Lưu Xá 45
2.2 Quy trình sản xuất xi măng và các vấn đề môi trường tại nhà máy xi măng Lưu Xá 48
2.1.2.3 Tình hình sử dụng nguyên liệu, năng lượng và các vấn đề môi trường tại nhà máy xi
măng Lưu Xá 52
2.3 Qúa trình triển khai áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá 57
Các giải pháp SXSH có chi phí đầu tư lớn 61
Trong giai đoạn 1 nhà máy thực hiện một giải pháp có vốn đầu tư lớn với số vốn đầu tư
trên 1,2 tỷ đồng đó là giải pháp: Chuyển đổi sang hệ thống đập hàm, búa trong hệ kín có
hút lọc bụi 61
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện SXSH của nhà máy
xi măng Lưu Xá 66
Hạn chế trong việc tổ chức, quản lý thực hiện SXSH 67
2.4.3Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 68
Nguyên nhân của những hạn chế 69
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG
SXSH ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG ĐẾN NĂM 2020 72
3.1 Chính sách phát triển SXSH ở Việt Nam 72

3.1.1 Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 72
3.1.2 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 74
3.1.3 Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 75
3.1.4 Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 76
3.2 Định hướng đẩy mạnh áp dụng SXSH đối ngành công nghiệp xi măng. 77
3.3 Giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với các doanh nghiệp sản xuất xi
măng 78
3.4 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng 80
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN 2
LỜI MỞ ĐẦU 6
1.Lý do chọn đề tài 6
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.Phương pháp nghiên cứu 7
5.Những đóng góp khoa học của luận văn 8
6.Kết cấu luận văn: gồm 3 chương 8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH TRONG CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG 9
1.1Cơ sở lý luận về SXSH 9
1.1.1.1 Khái niệm SXSH 9
1.1.1.2 Đặc điểm của SXSH 9
1.1.1.3 Các giải pháp thực hiện sản xuất sạch hơn 10
Giảm chất thải tại nguồn 10
Tuần hoàn 11
Thay đổi sản phẩm 11

1.1.1.4 Lợi ích của sản xuất sạch hơn 12
SXSH là phương pháp giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia tăng hiệu quả sản
xuất. SXSH không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã
hội. Các lợi ích của SXSH có thể được tóm tắt như sau: 12
Lợi ích đối với doanh nghiệp: 12
Lợi ích của SXSH đối với xã hội: 13
1.1.2.2Quy trình công nghệ sản xuất xi măng 17
1.1.2.3Sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường của ngành xi măng 22
1.1.2.4Cơ hội sản xuất sạch hơn của ngành xi măng 26
Rào cản trong áp dụng SXSH tại Việt Nam 37
1.2.2.2 Kinh nghiệm thế giới về áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp xi
măng và bài học đối với Việt Nam 39
Kinh nghiệm của Ai Cập 39
Kinh nghiệm của Trung Quốc 41
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH 45
VÀ ÁP DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI
NGUYÊN 45
2.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá 45
2.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy xi măng Lưu Xá 45
2.2 Quy trình sản xuất xi măng và các vấn đề môi trường tại nhà máy xi măng Lưu Xá 48
2.1.2.3 Tình hình sử dụng nguyên liệu, năng lượng và các vấn đề môi trường tại nhà máy xi
măng Lưu Xá 52
2.3 Qúa trình triển khai áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá 57
Các giải pháp SXSH có chi phí đầu tư lớn 61
Trong giai đoạn 1 nhà máy thực hiện một giải pháp có vốn đầu tư lớn với số vốn đầu tư
trên 1,2 tỷ đồng đó là giải pháp: Chuyển đổi sang hệ thống đập hàm, búa trong hệ kín có
hút lọc bụi 61
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện SXSH của nhà máy
xi măng Lưu Xá 66

Hạn chế trong việc tổ chức, quản lý thực hiện SXSH 67
2.4.3Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 68
Nguyên nhân của những hạn chế 69
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG
SXSH ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG ĐẾN NĂM 2020 72
3.1 Chính sách phát triển SXSH ở Việt Nam 72
3.1.1 Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 72
3.1.2 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 74
3.1.3 Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 75
3.1.4 Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 76
3.2 Định hướng đẩy mạnh áp dụng SXSH đối ngành công nghiệp xi măng. 77
3.3 Giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với các doanh nghiệp sản xuất xi
măng 78
3.4 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng 80
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN 2
LỜI MỞ ĐẦU 6
1.Lý do chọn đề tài 6
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.Phương pháp nghiên cứu 7
5.Những đóng góp khoa học của luận văn 8
6.Kết cấu luận văn: gồm 3 chương 8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH TRONG CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG 9
1.1Cơ sở lý luận về SXSH 9
1.1.1.1 Khái niệm SXSH 9

1.1.1.2 Đặc điểm của SXSH 9
1.1.1.3 Các giải pháp thực hiện sản xuất sạch hơn 10
Giảm chất thải tại nguồn 10
Tuần hoàn 11
Thay đổi sản phẩm 11
1.1.1.4 Lợi ích của sản xuất sạch hơn 12
SXSH là phương pháp giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia tăng hiệu quả sản
xuất. SXSH không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã
hội. Các lợi ích của SXSH có thể được tóm tắt như sau: 12
Lợi ích đối với doanh nghiệp: 12
Lợi ích của SXSH đối với xã hội: 13
1.1.2.2Quy trình công nghệ sản xuất xi măng 17
1.1.2.3Sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường của ngành xi măng 22
1.1.2.4Cơ hội sản xuất sạch hơn của ngành xi măng 26
Rào cản trong áp dụng SXSH tại Việt Nam 37
1.2.2.2 Kinh nghiệm thế giới về áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp xi
măng và bài học đối với Việt Nam 39
Kinh nghiệm của Ai Cập 39
Kinh nghiệm của Trung Quốc 41
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH 45
VÀ ÁP DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI
NGUYÊN 45
2.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá 45
2.1.1 Giới thiệu chung về nhà máy xi măng Lưu Xá 45
2.2 Quy trình sản xuất xi măng và các vấn đề môi trường tại nhà máy xi măng Lưu Xá 48
2.1.2.3 Tình hình sử dụng nguyên liệu, năng lượng và các vấn đề môi trường tại nhà máy xi
măng Lưu Xá 52
2.3 Qúa trình triển khai áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá 57
Các giải pháp SXSH có chi phí đầu tư lớn 61

Trong giai đoạn 1 nhà máy thực hiện một giải pháp có vốn đầu tư lớn với số vốn đầu tư
trên 1,2 tỷ đồng đó là giải pháp: Chuyển đổi sang hệ thống đập hàm, búa trong hệ kín có
hút lọc bụi 61
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện SXSH của nhà máy
xi măng Lưu Xá 66
Hạn chế trong việc tổ chức, quản lý thực hiện SXSH 67
2.4.3Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế 68
Nguyên nhân của những hạn chế 69
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG
SXSH ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG ĐẾN NĂM 2020 72
3.1 Chính sách phát triển SXSH ở Việt Nam 72
3.1.1 Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 72
3.1.2 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 74
3.1.3 Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 75
3.1.4 Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 76
3.2 Định hướng đẩy mạnh áp dụng SXSH đối ngành công nghiệp xi măng. 77
3.3 Giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với các doanh nghiệp sản xuất xi
măng 78
3.4 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng 80
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SXSH : Sản xuất sạch hơn
UNEP: hương trình Môi trường Liên hợp quốc (United Nation Environmental
Program)
CPI: Hợp phần SXSH trong công nghiệp (Cleaner Production in Industry
component)
CN : Công nghiệp
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH TRONG CÔNG

NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
1.1 Cơ sở lý luận về SXSH trong công nghiệp
Trong phần này tác giả trình bày khái niệm và những lý thuyết cơ bản về
SXSH. Trong đó có các giải pháp về SXSH bao gồm 3 nhóm giải pháp đó là giảm
chất thải tại nguồn, tuần hoàn, thay đổi sản phẩm và trong mỗi nhóm giải pháp này
bao gồm rất nhiều các giải pháp cụ thể.
Tiếp đến tác giải đề cập tới lợi ích mà SXSH mang lại cho doanh nghiệp và
cho toàn xã hội đó là các lợi ích như: giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng, tiếp
cận tài chính dễ dàng hơn, các cơ hội thị trường mới được cải thiện, tạo nên hình
ảnh công ty tốt hơn, tuân thủ môi trường tốt hơn, …
Ở phần này tác giả cũng nêu ra các các bước thực hiện SXSH: bao gồm 6 bước.
Kết thúc phần các lý thuyết cơ bản, tác giả đi vào trình bày SXSH trong ngành
công nghiệp xi măng: trong phần này, tác giả nêu tổng quan về ngành công nghiệp xi
măng trên thế giới và ở Việt Nam; Quy trình công nghệ sản xuất xi măng; Tình hình
sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường trong sản xuất xi măng; qua đó nêu lên
tiềm năng cho SXSH trông ngành công nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam.
1.2 Tình hình áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp xi măng trên thế giới
và ở Việt Nam hiện nay
Về tình hình áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp xi măng trên thế giới và
ở Việt Nam. Trước hết tác giả nêu ra 2 ví dụ thực hiện SXSH thành công trong sản
xuất xi măng đó là kinh nghiệm SXSH trong sản xuất xi măng ở Ai Cập và ở Trung
Quốc từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện SXSH cho ngành xi
măng ở Việt Nam.
Đề cập tới tình hình ứng dụng SXSH ở Việt Nam, tác giả đã đề cập tới các
chính sách của nhà nước về SXSH và thực tiễn áp dụng của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời gian qua; và các rào cản mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải
khi thực hiện SXSH.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ÁP
DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN
2.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá

Các nội dung chính trong phần này:
Trước hết tác giả giới thiệu chung để đưa ra cái nhìn tổng quan về nhà máy: ở
phần này tác giả đã giới thiệu sơ lược một số nét cơ bản về nhà máy bao gồm năm
thành lập, vị trí địa lý, công nghệ sản xuất, công suất, sản phẩm chính , cơ cấu tổ
chức quản lý của nhà máy.
Tổng quan về sản xuất: tác giả mô tả tóm tắt các công đoạn sản xuất xi măng
của nhà máy xi măng Lưu Xá; khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của nhà
máy trong những năm gần đây.
Tiếp đến, tác giả đề cập tới một vấn đề hết sức quan trọng đó là hiện trạng môi
trường của nhà máy xi măng Lưu Xá: bao gồm các dòng thải chính: khí thải, nước
thải, dòng chất thải rắn; tác giả cũng đưa ra sơ đồ dòng thải chi tiết cho từng công
đoạn sản xuất xi măng của nhà máy.
2.2 Thực trạng áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá
Các nội dung chính được tác giả đề cập trong phần này:
- Đội SXSH của nhà máy xi măng Lưu Xá
- Việc áp dụng SXSH của nhà máy xi măng Lưu Xá được thực hiện bắt đầu từ
năm 2007 qua các giai đoạn:
 Giai đoạn 1: từ tháng 5/2007 đến tháng 11/2007 : với 18 giải pháp được thực hiện
 Giai đoạn 2: từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008: có 1 giải pháp được thực hiện
 Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay: duy trì các giải pháp đã thực hiện ở 2
giai đoạn trước và không có giải pháp mới được thực hiện
Các giải pháp đã được thực hiện được phân tích và phân chia theo tiêu chí giải
pháp không tốn chi phí hoặc chi phí thấp và các giải pháp có vốn đầu tư lớn.
2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá
Tác giả đánh giá những thành tựu mà nhà máy đã đạt được từ khi thực hiện
SXSH (năm 2007) : ở phần này tác giả đã đánh giá những thành tựu nhà máy đã đạt
được về mặt kinh tế, môi trường, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và nguyên nhân để
nhà máy đạt được những thành tựu đó.
Sau đó, tác giả nêu lên những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện
SXSH ở nhà máy và nguyên nhân của những hạn chế đó, bao gồm các nguyên nhân

chủ quan từ phía nhà máy và các nguyên nhân khách quan từ thị trường và hỗ trợ
của nhà nước.
Thông qua việc đánh giá những thành tựu và hạn chế của nhà máy trong thời
gian thực hiện SXSH, tác giả có cơ sở để đi tới chương 3, định hướng giải pháp và
kiến nghị nhằm đẩy mạnh áp dụng SXSH cho nhà máy xi măng Lưu Xá nói riêng
và toàn ngành xi măng nói chung.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG SXSH
ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG ĐẾN NĂM 2020
3.1 Chính sách phát triển SXSH ở Việt Nam
Ở phần này, tác giả đề cập tới những chiến lược của Nhà nước nhằm thúc đẩy
phát triển áp dụng SXSH tại Việt Nam trong thời gian qua. Bao gồm: Chiến lược
Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020; Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh; Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
3.2 Định hướng đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá,
Thái Nguyên
Căn cứ vào tình hình thực trạng áp dụng SXSH của nhà máy xi măng Lưu Xá
trong giai đoạn 2007 đến nay, tác giả đưa ra một số định hướng về hệ thống quản lý,
kiểm soát; định hướng về nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ công nhân
viên, định hướng về nghiên cứu áp dụng các giải pháp mới, nhằm đẩy mạnh
phong trào áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá trong thời gian tới.
3.3 Giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá trong
thời gian tới
Ở phần này, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp đối với nhà máy xi măng
Lưu Xá trong thời gian tới. Bao gồm các nhóm giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức và tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên
- Hoàn thiện cơ chế chính sách và cơ cấu tổ chức quản lý
- Cơ chế giám sát chặt chẽ
- Giải pháp về vốn
- Giải pháp về công nghệ

3.4 Kiến nghị đối với cơ quan chức năng
- Kiến nghị đối với nhà nước: bao gồm các nhóm kiến nghị về tuyên truyền
giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện SXSH; Tăng cường công tác
quản lý của nhà nước về SXSH; Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng
các công cụ kinh tế tạo động lực thúc đẩy áp dụng SXSH; Đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về SXSH.
- Kiến nghị đối với Bộ Công Thương: gồm các nhóm kiến nghị về tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho các đối tượng lien quan; xây dựng chương trình và
biên soạn tài liệu về SXSH; Tổ chức các lớp tập huấn và tư vấn thực hiện SXSH;
Duy trì và cập nhật trang thông tin điện tử về SXSH; Hỗ trợ về kỹ thuật cho các cơ
sở sản xuất công nghiệp
- Một số kiến nghị đối với tỉnh Thái Nguyên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Sản xuất sạch hơn” là khái niệm đã rất quen thuộc và trở thành xu hướng
chung của các nước trên thế giới. “Sản xuất sạch hơn” được áp dụng với mục đích
giảm phát thải vào môi trường tại nguồn trong các quá trình sản xuất, đó là cách tiếp
cận chủ động theo hướng dự đoán và phòng ngừa ô nhiễm từ chất thải phát sinh
trong các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này còn khá lạ lẫm.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu
như vẫn chưa nhận thức rõ về khái niệm sản xuất sạch hơn cũng như những lợi ích
mà SXSH mang lại, bởi thế họ vẫn chưa có sự quan tâm và thực hiện nghiêm túc
trong vấn đề này . Chính vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu và nâng cao nhận thức về
sản xuất sạch hơn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đẩy mạnh ứng dụng sản
xuất sạch hơn tại Việt Nam.
Sản xuất sạch hơn bắt đầu triển khai ở nước ta từ năm 1998, tuy nhiên, ban đầu
tập trung chủ yếu trong một số ngành công nghiệp như dệt – nhuộm, thực phẩm. Đối
với ngành sản xuất vật liệu xây dựng một trong những nhóm ngành tiêu thụ tài nguyên
thiên nhiên lớn và gây các tác động xấu tới môi trường thì vấn đề này mới chỉ được
quan tâm tại một số doanh nghiệp trong những năm gần đây, trong đó, đi tiên phong về

sản xuất sạch hơn trong nhóm ngành này phải kể đến ngành công nghiệp sản xuất xi
măng mà tiêu biểu là nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên, một doanh nghiệp đi
đầu trong ngành xi măng về áp dụng SXSH vào quá trình sản xuất. Thông qua việc
nghiên cứu đề tài : “Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi
măng: trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên” để làm rõ những thành
tựu và hạn chế của nhà máy trong ứng dụng sản xuất sạch hơn, từ đó đề xuất định
hướng và giải pháp để đẩy mạnh áp dụng sản xuất sạch hơn đối với nhà máy xi măng
Lưu Xá nói riêng và các cơ sở sản xuất xi măng nói chung.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận về sản xuất sạch hơn và việc áp dụng sản xuất sạch hơn
trong ngành công nghiệp xi măng.
- Phân tích thực trạng ứng dụng sản xuất sạch hơn của nhà máy xi măng Lưu Xá.
- Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường của việc ứng dụng sản xuất
sạch hơn của nhà máy.
- Đề xuất định hướng các giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH tại nhà máy xi
măng lưu xá nói riêng và ngành xi măng nói chung giai đoạn đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công
nghiệp xi măng
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: những nội dung cơ bản về sản xuất sạch hơn và ứng dụng
trong công nghiệp sản xuất xi măng.
Phạm vi không gian: nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên
Phạm vi thời gian : nghiên cứu sẽ được thực hiện đối với giai đoạn từ năm
2007 - 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm các phương pháp sau đây:
Phương pháp thu thập thông tin
Tài liệu thứ cấp

- Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình đã được học và tham khảo,các
thông tin được đăng tải trên các trang mạng có liên quan đến SXSH và ngành sản
xuất xi măng, các tác động môi trường của các nhà máy sản xuất xi măng.
- Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về tình hình áp dụng SXSH trong sản
xuất xi măng
- Thu thập thông tin về nhà máy xi măng Lưu Xá: về tình hình sản xuất, các
vấn đề môi trường và thực trạng áp dụng SXSH tại nhà máy
Tài liệu sơ cấp
Tham quan nhà máy xi măng Lưu Xá, thu thập thông tin, số liệu, tài liệu và
xem xét hoạt động, tìm hiểu quy trình công nghệ cho các công đoạn sản xuất, các
giải pháp SXSH mà nhà máy đã thực hiện.
Khảo sát phương cách quản lý và tổ chức sản xuất của nhà máy, tình hình hoạt
động của tổ SXSH .
Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được
- Tổng hợp phân tích các tài liệu về tình hình sản xuất, thực trạng ô nhiễm của
nhà máy xi măng Lưu Xá
- Tổng hợp các tài liệu về các giải pháp SXSH đã được nhà máy thực hiện từ năm
2007 đến nay, phân tích các kết quả đạt được về cả mặt kinh tế và môi trường. Trên cơ
sở phân tích các dữ liệu đó, đánh giá hiệu quả thực hiện SXSH của nhà máy.
Phương pháp chuyên gia
Được sự chỉ dẫn và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các
cán bộ trong tổ SXSH của nhà máy xi măng Lưu Xá từ đó đề xuất một số định
hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng SXSH cho nhà máy xi măng Lưu Xá nói
riêng và ngành xi măng nói chung trong thời gian tới.
5. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Trên phương diện lý luận: tổng quan có chọn lọc về cơ sở lý luận của sản
xuất sạch hơn đối với ngành công nghiếp sản xuất xi măng.
- Trên phương diện thực tiễn: phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng sản xuất
sạch hơn tại nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên, làm rõ những kết quả đạt
được cũng như hạn chế và nguyên nhân của những kết quả hạn chế đó. Từ đó đưa ra

một số đề xuất định hướng và các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng SXSH đối với nhà
máy xi măng Lưu Xá nói riêng và các cơ sở sản xuất xi măng nói chung cũng như
một số kiến nghị với các cơ quan bộ ngành có liên quan.
6. Kết cấu luận văn: gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
sản xuất xi măng
Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và áp dụng SXSH tại nhà máy xi
măng Lưu Xá, Thái Nguyên
Chương III: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với ngành
công nghiệp xi măng giai đoạn đến năm 2020
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH
TRONG CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
1.1 Cơ sở lý luận về SXSH
1.1.1 SXSH trong công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm SXSH
Theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc ( United Nations Evironment
programme - UNEP, 1994), sản xuất sạch hơn được định nghĩa như sau:
Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về
môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và độc tính của tất cả các chất
thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và
phát triển các dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn đòi hỏi chúng ta thay đổi thái độ ứng xử, thực hiện quản lý
môi trường có trách nhiệm và đánh giá các phương án công nghệ.
1.1.1.2 Đặc điểm của SXSH

Theo tài liệu hướng dẫn về SXSH được ban hành năm 2010 bởi Văn phòng
giúp việc Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 – Bộ
Công Thương, SXSH có một số đặc điểm như sau:
- SXSH không chỉ là một chương trình nhằm đổi mới công nghệ/thiết bị, cắt
giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường mà SXSH còn là công cụ để
quản lý doanh nghiệp nhằm kiểm soát quá trình tốt hơn; sử dụng hiệu quả nguyên
vật liệu và năng lượng; ngăn ngừa và giảm ô nhiễm ngay từ đầu nguồn. Như vậy,
SXSH giúp hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường – xã hội.
- SXSH áp dụng được cho mọi quy mô doanh nghiệp từ doanh nghiệp gia đình
cho tới tập đoàn đa quốc gia.
- SXSH không nhất thiết là phải đầu tư nhiều tiền. Chỉ cần thực hiện các biện pháp
quản lý nội vi (chi phí thấp) đã có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí.
- Thực hiện SXSH đòi hỏi doanh nghiệp phải có cam kết, quyết tâm và sự
tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi người trong doanh nghiệp; thực hiện
đúng trình tự, phương pháp.
- SXSH cần được duy trì thường xuyên và liên tục.
- SXSH giúp doanh nghiệp tiết giảm được mức sử dụng nguyên liệu và các
đầu vào khác.
- SXSH cung cấp cơ hôi trực tiếp để giảm chi phí sản xuất.
1.1.1.3 Các giải pháp thực hiện sản xuất sạch hơn
Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các
thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có
thể được chia thành các nhóm sau:
- Giảm chất thải tại nguồn
- Tuần hoàn
- Thay đổi sản phẩm
Giảm chất thải tại nguồn
- Quản lý nội vi: là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.
Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi
xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các

điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất. Mặc
dù quản lý nội vi đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng
như việc đào tạo nhân viên.
- Kiểm soát quá trình: tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu
hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của
quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ…cần được giám sát
và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc
kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc
giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
- Thay đổi nguyên liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có
thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao
hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản
phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
- Cải tiến thiết bị: là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít thơn.
Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa,
là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong
thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi
tiết được mạ.
- Công nghệ sản xuất mới: là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả
hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng
dung tỷ thấp hơn. Giair pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản
xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng
tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
Tuần hoàn
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ
một quá trình cho quá trình giặt khác.
- Tạo ra các sản phẩm phụ: là việc thu thập (và xử lý) các dòng thải để có thể
trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men

bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn
thực phẩm.
Thay đổi sản phẩm
- Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ
bản của sản xuất sạch hơn.
- Đổi mới sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản
phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp đậy
bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránh được các vấn đề về môi trường
cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể
đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hóa chất độc hại sử dụng.
- Cải tiến bao gói: vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo
vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cac-tông cũ
thay cho các loại xốp để bảo vệ vật dễ vỡ.
1.1.1.4 Lợi ích của sản xuất sạch hơn
SXSH là phương pháp giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia
tăng hiệu quả sản xuất. SXSH không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các lợi ích của SXSH có thể được
tóm tắt như sau:
Lợi ích đối với doanh nghiệp:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất
SXSH dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa là có nhiều sản phẩm
được sản xuất ra hơn trên một đơn vị đầu vào nguyên liệu thô, đồng thời chất lượng sản
phẩm cũng tốt hơn. Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp.
- Giảm chi phí xử lý chất thải
Mục tiêu của SXSH là giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các chất thải
bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn,…tại nơi pháp sinh, do đó các chi phí liên
quan để xử lý lượng chất thải này sẽ giảm đi.
- Cơ hội thị trường mới
Nhận thức về các vấn đề môi trường của người tiêu dung ngày càng nâng cao
đòi hỏi các công ty phải chứng tỏ sự gần gũi của sản phẩm và quá trình sản xuất của

họ với môi trường, đặc biệt là ở các nước phát triển. Việc áp dụng SXSH sẽ đáp ứng
yêu cầu thị trường và khả năng tiếp cận với “thị trường xanh” của Công ty tăng lên.
Ngày nay, những sản phẩm mang “nhãn hiệu xanh”, “nhãn hiệu sinh thái” đã
trở nên quen thuộc với nhiều người.
- Tuân thủ tốt những quy định chung về môi trường
Việc áp dụng SXSH làm giảm khối lượng và nồng độ của các chất thải hoặc
loại bỏ các nguyên nhân gây ra các chất thải có nghĩa là sẽ dễ dàng thỏa mãn những
quy định và tiêu chuẩn về môi trường và làm giảm các tác động môi trường của cơ
sở công nghiệp đó.
- Cải thiện môi trường lao động
SXSH không những cải thiện môi trường bên ngoài cơ sở công nghiệp mà còn
cải thiện môi trường bên trong nhà máy. Bộ mặt nhà máy sẽ sạch hơn, không còn
hiện tượng nước thải và các chất thải rơi vãi, rò rỉ gây ô nhiễm làm mất mỹ quan
khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp sản xuất.
- Tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính
Hiện nay, các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến vấn đề xuống cấp của
môi trường và những dự án tìm kiếm vốn vay hay trợ giúp tài chính luôn được xem
xét kỹ lưỡng về mặt ảnh hưởng tác động đến môi trường. SXSH sẽ tạo ra một hình
ảnh môi trường tốt đẹp của người vay tiền và do vậy việc tiếp cận đến với các
nguồn tài chính sẽ dễ dàng hơn.
- Tăng uy tín Công ty
SXSH phản ánh và cải thiện bộ mặt, uy tín của công ty. Hiển nhiên, một công
ty với danh tiếng xanh sẽ được xã hội và các cơ quan quản lý chấp nhận tốt hơn.
Lợi ích của SXSH đối với xã hội:
Áp dụng SXSH không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn mang
lại lợi ích cho toàn xã hội. Những lợi ích về môi trường và xã hội mà SXSH mang
lại đó là:
- Giảm phát thải ra môi trường qua đó cải thiện môi trường sống
- Giảm sử dụng tài nguyên và năng lượng dẫn đến giảm khai thác nhiên liệu
hóa thạch

- Cải thiện môi trường qua đó cải thiện sức khỏe của người lao động và cộng
đồng dân cư
1.1.1.5 Các bước thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn
Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng
có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh
nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ.
Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi:
Các chất thải và phát thải Ở ĐÂU sinh ra?
Các chất thải và phát thải phát sinh do NGUYÊN NHÂN nào?
Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp NHƯ
THẾ NÀO?
Đánh giá SXSH là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất
hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm.
Quá trình đánh giá SXSH được chia thành sáu bước đó là:
1. Khởi động;
2. Phân tích các công đoạn sản xuất;
3. Phát triển các cơ hội SXSH;
4. Lựa chọn các giải pháp SXSH;
5. Thực hiện các giải pháp SXSH;
6. Duy trì SXSH
Hình 1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH tại cơ sở sản xuất
(Nguồn: Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp của Bộ Công Thương)

×