Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đại đoàn kết dân tộc - động lực cơ bản của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.83 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
o0o




NGUYỄN THỊ ƯNG



ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC - ĐỘNG LỰC CƠ
BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC THEO
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA




Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80


LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG







HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang

MỞ ĐẦU
1
Chương 1
Vấn đề động lực của sự phát triển và vai trò
của đại đoàn kết trong sự phát triển của xã hội
6
1.1
Quan điểm về động lực của sự phát triển và
động lực của sự phát triển xã hội
6
1.2
Đại đoàn kết và vai trò của động lực đại đoàn
kết dân tộc đối với sự phát triển xã hội
19
Chương 2
Thực trạng việc phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc để tạo động lực cho sự
phát triển xã hội trong thời kỳ đổi mới
44
2.1
Những chủ trương, chính sách của Đảng Cộng

sản Việt Nam nhằm phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới
44
2.2
Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy
vài trò động lực của sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc hiện nay ở Việt Nam
61
Chương 3
Những giải pháp cơ bản để phát huy vai trò
động lực của khối đại đoàn kết dân tộc trong
quá trình phát triển đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa
79



3.1
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
79
3.2
Thực hiện công bằng xã hội
81
3.3
Chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội
87
3.4
Giáo dục truyền thống đoàn kết toàn dân tộc
93
3.5

Đấu tranh chống lại những luận điệu tuyên
truyền nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân
tộc
95

KẾT LUẬN
101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
102

1
M U
1. Tớnh cp thit ca ti
Để phát triển xã hội có nhiều động lực khác nhau. Động lực này có thể đ-ợc xác
định là con ng-ời, là lợi ích, là sự thống nhất hay đấu tranh giữa các mặt đối lập. Theo
quan điểm mácxít, trong xã hội có giai cấp đối kháng, đấu tranh giai cấp là một trong
những động lực của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, đại đoàn kết dân
tộc đã trở thành một động lực cơ bản để bảo vệ và phát triển đất n-ớc từ trên hai nghìn
năm nay.
i on kt dõn tc l mt truyn thng quý bỏu ca dõn tc Vit Nam. Truyn
thng ú ó c hun ỳc qua hng ngn nm lch s dng nc v gi nc; c th
thỏch qua cỏc cuc u tranh chng thiờn tai, v chng gic ngoi xõm. Nh cú truyn
thng quý bỏu ú, mi khi cú gic ngoi xõm, mi ngi nh mt ng dy vi quyt
tõm st ỏ Th hi sinh tt c ch khụng chu mt nc, nht nh khụng chu lm nụ
l. Truyn thng ú ó tr thnh mt giỏ tr, to nờn sc mnh bt dit ca dõn tc
Vit Nam.
Sc mnh ca i on kt dõn tc ó lm cho cụng cuc ginh c lp, xõy dng
v bo v T quc Vit Nam liờn tip i t thng li ny n thng li khỏc. Ch tch
H Chớ Minh ó tng núi:

on kt, on kt, i on kt
Thnh cụng, thnh cụng, i thnh cụng`
K tha truyn thng i on kt ca dõn tc v t tng i on kt ca H
Chớ Minh, k t i hi VI n nay, ng Cng sn Vit Nam ó ngy cng quan tõm,
chỳ ý n vic xõy dng khi i on kt ton dõn tc. Qua cỏc k i hi, t tng
v i on kt dõn tc luụn c b sung v hon thin, i hi IX ca ng ó
khng nh on kt v i on kt dõn tc l ng li chin lc, l ngun sc
mnh v ng lc to ln xõy dng v bo v T quc. n i hi X, t tng v
i on kt dõn tc ó c trỡnh by mt cỏch cụ ng nht, c a vo ch ca
i hi v c trỡnh by trong mc X thuc bỏo cỏo ca Ban chp hnh Trung ng
ng khúa IX vi tiờu : Phỏt huy sc mnh i on kt ton dõn tc tip tc i mi
phng thc hot ng ca Mt trn t quc Vit Nam v cỏc on th nhõn dõn.

2
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới có những diễn biến hết sức phong
phú và phức tạp.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong giai
đoạn hiện nay, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề
này, tuy nhiên chưa có đề tài nào tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề đại đoàn kết dân
tộc như là một trong những động lực cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, qua nghiên cứu các tài liệu, tác giả luận văn chọn vấn đề “Đại đoàn
kết dân tộc - động lực cơ bản của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, nhằm góp phần vào việc làm rõ thêm tầm quan
trọng của đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn mới của quá trình phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược trong đường lối cách mạng Việt Nam, là
một động lực chủ yếu cho sự phát triển của đất nước. Vì thế đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, bài viết tiếp cận vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể như:

- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc trong thời kỳ mới” của Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện
CTQG Hồ Chí Minh xuất bản năm 2004.
- “Đại đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Vũ Oanh xuất bản năm 1998.
- “Về động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội” của GS.TS. Lê Hữu Tầng xuất bản
năm 1997.
- “Động lực và tạo động lực phát triển xã hội” của TS. Hồ Bá Thâm xuất bản năm
2004.
- “Vai trò và cơ sở của đại đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Văn Đức
in trên Tạp chí Triết học, số 1, tháng 1-2008.
- “Đoàn kết xã hội - động lực phát triển xã hội” của Hà Văn Núi in trên Tạp chí Triết
học, số 6, tháng 6-2008.


3
Các đề tài trên là những tư liệu quan trọng để giúp cho tác giả luận văn có thể hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích
Từ góc độ triết học, luận văn làm rõ vai trò động lực phát triển xã hội của đại đoàn kết
dân tộc và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ quan điểm mácxít về động lực và vai trò động lực của đại đoàn kết dân tộc
trong quá trình phát triển xã hội Việt Nam.
- Phân tích những vấn đề đặt ra trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc thúc đẩy
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề đại đoàn kết dân tộc;
đồng thời luận văn cũng sử dụng các thành tựu của một số công trình khoa học đã được
công bố có liên quan tới nội dung được đề cập trong luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
- Các phương pháp khác như: phân tích, so sanh, tổng hợp,…
5. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề đại đoàn kết dân tộc là một đề tài rộng lớn, bao hàm nhiều nội dung phøc tạp.
Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào vai trò động lực
của đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới của Việt Nam.

4


6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc như là một động
lực cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo chuyên ngành Triết học cho những đối
tượng quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Vấn đề động lực của sự phát triển và vai trò động lực của đại đoàn kết
trong sự phát triển của xã hội.
Chương 2: Thực trạng việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để tạo động lực
cho sự phát triển xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Chương 3: Những giải pháp cơ bản để phát huy vai trò động lực của khối đại đoàn
kết dân tộc trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.















5
Chƣơng 1
VẤN ĐỀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ ĐỘNG LỰC CỦA ĐẠI
ĐOÀN KẾT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI.
1.1. Quan điểm về động lực của sự phát triển và động lực của sự phát triển xã
hội.
1.1.1. Khái niệm về động lực của sự phát triển.
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã và
đang phát huy mọi động lực, tạo sức mạnh tổng hợp, xây dựng và phát triển đất nước vì
mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vấn đề động lực đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, chúng ta thường nói tới
động lực vật chất, động lực tinh thần, động lực chính trị. Nhận thức đúng động lực và phát
huy động lực là việc làm hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta hiện nay thì

việc đó có ý nghĩa quyết định tới thành công của sự nghiệp đổi mới. Vậy động lực của sự
phát triển là gì?
Khái niệm “động lực của sự phát triển” vốn xuất phát từ triết học và gắn chặt với
một khái niệm khác, như “nguồn gốc của sự phát triển”. Ngay từ thời cổ đại và đặc biệt từ
thời đại Khai sáng, khi bàn về mối quan hệ giữa vật chất và vận động, các nhà duy vật đã đặt vấn
đề vật chất luôn vận động và phát triển. Vậy thì cái gì là nguồn gốc và động lực của sự vận động
và phát triển đó? Do không tìm được cách giải quyết thấu đáo cho vấn đề đó nên không ít nhà
triết học phải từ bỏ lập trường duy vật để chấp nhận cách giải thích duy tâm về sự vận động của
vật chất. Chẳng hạn, một số nhà triết học khẳng định rằng mọi sự vận động đều do cái hích của
một lực hay một sự vật khác từ bên ngoài. Và cái hích đầu tiên làm cho thế giới vật chất này vận
động theo họ là cái hích của Thượng đế.
Khác với các nhà triết học duy tâm, khi bàn về mối quan hệ giữa vật chất và vận
động, Ăngghen cho rằng, vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức
tồn tại của vật chất”. Và, với tính cách là thuộc tính bên trong vốn có của vật chất, theo
quan điểm của triết học Mác-Lênin, vận động là sự tự vận động của vật chất, được tạo nên
do sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc của vật chất. Điều này
hoàn toàn trái ngược với các quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về vận động. Không có

6
một sức mạnh nào nằm ngoài vật chất lại có thể khiến cho vật chất vận động. “Cái hích ban
đầu của Thượng đế” chẳng qua chỉ là sự bịa đặt của những đầu óc duy tâm hoặc siêu hình
khi đối mặt với những bế tắc trong nhận thức khách quan. Từ những quan điểm về vận
động của vật chất nêu trên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác và những người theo triết
học mácxít đều coi nguồn gốc và động lực của sự phát triển xã hội là nguyên nhân bên
trong của sự vận động và phát triển. Song, nội dung của khái niệm nguồn gốc của sự phát
triển và động lực của sự phát triển lại được giải thích khác nhau. Một số tác giả cho rằng về
thực chất khái niệm “động lực của sự phát triển” đồng nhất với khái niệm “nguồn gốc của
sự phát triển”. Ngược lại, với ý kiến đó, đa số tác giả khác lại khẳng định rằng giữa hai
khái niệm nguồn gốc và động lực vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt. Sự thống nhất
của hai khái niệm đó được thể hiện ở chỗ, chúng đều là sự cụ thể hoá của phạm trù

“nguyên nhân” và đều gắn chặt với phạm trù “mâu thuẫn”. Song sự khác nhau giữa khái
niệm “nguồn gốc” và khái niệm “động lực” lại được giải thích theo nhiều cách khác nhau.
Một số tác giả hiểu nguồn gốc của sự phát triển là những mâu thuẫn còn động lực là những
nhân tố thực hiện việc giải quyết mâu thuẫn. Những người ủng hộ quan điểm này còn cho
rằng khái niệm “nguồn gốc của sự phát triển” được sử dụng cả trong tự nhiên lẫn trong xã
hội, còn khái niệm “động lực của sự phát triển” chỉ được sử dụng trong xã hội. Nếu hiểu
theo quan điểm này thì trong tự nhiên chỉ có nguồn gốc của sự phát triển chứ không có
động lực của sự phát triển vì sự phát triển trong tự nhiên diễn ra một cách tự phát, không
có sự tham gia của ý thức, còn trong xã hội, ngoài nguồn gốc là mâu thuẫn còn có động lực
của sự phát triển. Lại có một cách hiểu khác về sự khác nhau giữa khái niệm “nguồn gốc”
và khái niệm “động lực” của sự phát triển. Họ coi “nguồn gốc của sự phát triển” là những
nguyên nhân trực tiếp, còn “động lực của sự phát triển” là nguyên nhân gián tiếp. Như vậy,
việc phân biệt rạch ròi và hiểu một cách thấu đáo hai khái niệm đó là không đơn giản. Vì
mỗi người nghiên cứu đứng từ các góc độ khác nhau có thể đưa ra các ý kiến khác nhau về
hai khái niệm đó. Để phân biệt hai khái niệm trên, trong nội dung này chúng tôi muốn sử
dụng cách phân biệt của GS.TS Lê Hữu Tầng đã được trình bày trong cuốn sách: “Về động
lực của sự phát triển kinh tế-xã hội” (Nxb KHXH, HN, 1997).
Theo GS.TS Lê Hữu Tầng, “khi nói tới nguồn gốc hoặc động lực là muốn nói tới
vai trò của một yếu tố nào đó trong sự vận động và phát triển của sự vật, trong đó nguồn
gốc là cái gây nên sự vận động và phát triển, còn động lực là cái thúc đẩy sự vận động và

7
phát triển ấy” [56]. Nếu theo nghĩa đó mà xét thì trong mối tương quan với mâu thuẫn và
các hiện tượng khác, ta có thể thấy rằng mâu thuẫn vừa là nguồn gốc vừa là động lực của
mọi sự vận động, nhưng không phải cái nào là động lực đồng thời cũng là nguồn gốc.
Khẳng định điều này có nghĩa là khẳng định rằng để tìm ra nguồn gốc và động lực phát
triển của sự vật, chúng ta phải tiến hành phân tích các mâu thuẫn hiện đang tồn tại và tác
động trong sự vật. Nhưng ngoài những mâu thuẫn này còn phải tìm các yếu tố khác đóng
vai trò là động lực của sự phát triển đó nữa. “Như vậy, khái niệm “động lực của sự phát
triển” rộng hơn khái niệm “nguồn gốc của sự phát triển”. Động lực của sự phát triển bao

hàm cả nguồn gốc với tính cách là hạt nhân lẫn các yếu tố khác mà thông qua đó tác dụng
của nguồn gốc được tăng cường thêm. Nói cách khác, nếu nguồn gốc là cái gây nên sự
phát triển thì động lực là cái thúc đẩy, là cái làm gia tăng sự phát triển ấy. Vì vậy, tìm động
lực của sự phát triển là tìm cái thúc đẩy sự phát triển khi bản thân sự phát triển đó đã có, đã
nảy sinh.” [56]
Như vậy, khái niệm nguồn gốc của sự phát triển và khái niệm động lực của sự phát
triển có sự khác nhau: một cái gây nên sự phát triển và một cái thúc đẩy sự phát triển đó.
Nói cách khác, nguồn gốc là nguyên nhân xét đến cùng của sự phát triển, còn động lực
được xem như nguyên nhân trực tiếp hơn của sự phát triển đó. Có thể khái quát lại rằng,
động lực của sự phát triển là cái thúc đẩy sự phát triển; tất cả những cái đóng vai trò là
nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của một sự vật nào đó đều là động lực của sự phát triển
của sự vật ấy.
Vậy, với định nghĩa như trên thì động lực của sự phát triển của sự vật sẽ gồm
những loại nào?
Sự phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng đều có nguyên nhân bên trong và nguyên
nhân bên ngoài. Khi nói đến động lực thúc đẩy sự phát triển của sự vật A nào đó thì phải
nói đến cả động lực bên trong và động lực bên ngoài của nó. Trong mối quan hệ giữa động
lực bên trong và động lực bên ngoài thì động lực bên trong là trực tiếp, còn động lực bên
ngoài là gián tiếp, nghĩa là động lực bên ngoài phải thông qua động lực bên trong để phát
huy tác dụng. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa động lực bên trong và động lực bên ngoài tuỳ
thuộc vào từng sự vật cụ thể. Có động lực đối với sự vật này là động lực bên trong nhưng
đối với sự vật khác lại là động lực bên ngoài. Mỗi sự vật có nhiều động lực bên trong và
nhiều động lực bên ngoài, và mỗi động lực lại có vị trí và vai trò không giống nhau. Có

8
động lực là chủ yếu và có động lực là thứ yếu; có động lực là cơ bản và có động lực là
không cơ bản; có động lực là trực tiếp và có động lực là gián tiếp Mỗi động lực có một vị
trí và vai trò xác định trong hệ thống các động lực của mỗi sự vật. Để góp phần thúc đẩy sự
phát triển của sự vật A nào đó, chúng ta không những cần phải xác định đúng hệ thống các
động lực của sự phát triển của nó, mà còn phải xác định đúng vai trò và vị trí của từng

động lực trong từng giai đoạn cụ thể.
Để làm rõ hơn nội hàm của khái niệm “động lực của sự phát triển” theo định nghĩa
đã nêu trên, cần phải làm rõ một vấn đề lý luận quan trọng có liên quan, đó là mâu thuẫn
có phải là động lực của sự phát triển hay không? Như chúng ta đã biết, vận động là một
phạm trù quan trọng của triết học. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận
động là một sự biến đổi nói chung. Ăngghen viết: “vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất
( ) bao gồm tất cả mọi sự phát triển và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi
vị trí đơn giản cho đến tư duy” [10, tr. 519]. Trên cơ sở kế thừa và khái quát những thành
tựu của triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử nhận thức, triết học Mác-Lênin khẳng
định: vật chất không do ai sáng tạo ra và không bị tiêu diệt, cho nên vận động với tính cách
là phương thức tồn tại tất yếu của vật chất cũng không thể bị mất đi hoặc được sáng tạo ra.
Thừa nhận sự tồn tại vĩnh cửu của vật chất, trên thực tế cũng có nghĩa là thừa nhận tính bất
sinh, bất diệt của vận động. Vật chất không thể tồn tại bằng cách nào khác ngoài vận động.
Mặc dù khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh cửu của nó, nhưng triết
học Mác-Lênin cũng không vì thế mà phủ nhận hiện tượng đứng im của thế giới vật chất.
Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận rằng trong quá trình vận động không
ngừng của thế giới vật chất chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện
tượng đứng im tương đối. Không có hiện tượng đứng im tương đối thì không có sự vật nào
tồn tại được. Hiện tượng đứng im tương đối hay là trạng thái cân bằng tạm thời của sự vật
trong quá trình vận động của nó, trên thực tế, chỉ xảy ra khi sự vật được xem xét trong một
quan hệ xác định nào đó. Trên cơ sở đó mà Ăngghen đã rút ra kết luận: “Mọi sự cân bằng
chỉ là tương đối và tạm thời” [10, tr. 471] trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế
giới vật chất.
Mọi sự vật đều luôn luôn vận động và có thể diễn ra theo nhiều chiều hướng khác
nhau, trong đó có vận động đi lên (hay còn gọi là phát triển) và vận động đi xuống (hay
còn gọi là thụt lùi, thoái hoá). Trên thực tế, có một số sự vật vận động theo chiều hướng

9
phát triển; một số sự vật vận động theo chiều hướng thoái hoá, thụt lùi; một số sự vật lại
vận động không theo chiều hướng phát triển cũng không theo chiều hướng thụt lùi, thoái

hoá
Nếu như vận động là mọi sự biến đổi nói chung trong đó bao hàm cả sự phát triển
và sự thụt lùi, thì phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
và phát triển là một trường hợp của sự vận động. Như vậy, vận động không đồng nhất với
phát triển và cũng không đồng nhất với thụt lùi. Vậy, vấn đề đặt ra là, cái đóng vai trò là
nguyên nhân gây ra sự vận động của một sự vật có đồng nhất với cái thúc đẩy sự phát
triển, hay có đồng nhất với cái kìm hãm của sự phát triển của sự vật ấy hay không? Nguồn
gốc hoặc nguyên nhân bên trong gây ra sự vận động của mỗi sự vật là những mâu thuẫn ở
bên trong nó (mâu thuẫn nói ở đây là mâu thuẫn biện chứng). Nhưng phải chăng mâu thuẫn
bên trong sự vật A nào đó đều là động lực bên trong của sự phát triển của sự vật A, hoặc
đều là phản động lực bên trong của sự phát triển của sự vật A?
Khi bàn về vấn đề này, có rất nhiều quan niệm khác nhau được đưa ra. Những
người theo quan điểm duy tâm thường tìm nguồn gốc của sự vận động và phát triển không
phải ở những mâu thuẫn nội tại của sự vật mà ở những lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức
của con người, ở lý trí, của cá nhân kiệt xuất. Do phủ nhận sự tồn tại khách quan của mâu
thuẫn trong sự vật và hiện tượng, những người theo quan điểm siêu hình tìm nguồn gốc của
sự vận động và sự phát triển ở sự tác động từ bên ngoài đối với sự vật. Rốt cuộc, họ đã
phải nhờ đến “cái hích đầu tiên” như ở Newton, hay cầu viện tới Thượng đế như ở Arixtốt.
Như vậy, bằng cách này hay cách khác, quan điểm siêu hình về nguồn gốc vận động và
phát triển sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm.
Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm
thấy nguồn gốc của sự vận động và phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu
thuẫn của sự vật quy định, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại
trong các sự vật và hiện tượng.
Dưới hình thức chung nhất, tư tưởng xem mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động
và phát triển đã được Hêraclít nói tới và được Hêghen phát triển lên trong sự vận dụng vào

10
nhận thức. Hêghen viết: “mâu thuẫn, thực tế là cái thúc đẩy thế giới” [31, tr. 280]. Hơn

nữa, ông còn xem “mâu thuẫn là cội nguồn của tất cả vận động và sự sống” [32, tr. 65]
C.Mác. Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận
điểm đó trên cơ sở biện chứng duy vật. Mác viết: “Cái cấu thành bản chất của sự vận động
biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt
ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới” [6, tr. 191]. Nhấn mạnh tư tưởng đó,
V.I.Lênin đã viết: “sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mâu thuẫn đối lập” [60, tr.
379].
Để hiểu được kết luận đó, chúng ta phải tìm nguyên nhân chân chính và cuối cùng
của mọi sự vật là sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính sự tác động qua lại đó tạo thành
nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Mâu thuẫn là sự tác động qua lại lẫn nhau của
các mặt, các khuynh hướng đối lập. Sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập
quy định một cách tất yếu những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại cũng như của
sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống. Chẳng
hạn, bất kỳ một sinh vật nào cũng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có sự tác động
qua lại giữa đồng hoá và dị hoá. Sự tiến hoá của các giống loài không thể có được, nếu
không có sự tác động qua lại giữa di truyền và biến dị. Tư tưởng, nhận thức của con người
không thể phát triển nếu không có sự cọ sát thường xuyên với thực tiễn, không có sự tranh
luận để làm rõ đúng, sai
Sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và
tính thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính
thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
Tóm lại, dựa trên những cơ sở của sự phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định
khái niệm “động lực của sự phát triển” nói lên cái thúc đẩy sự phát triển. Qua đó, làm rõ
hơn vấn đề mâu thuẫn biện chứng có phải là động lực của sự phát triển hay không? Câu trả
lời ở đây là mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển chứ không phải là động
lực của sự phát triển. Từ những kết luận đó, ở phần tiếp theo sẽ đi vào phân tích rõ hơn
động lực của sự phát triển trong xã hội là gì?
1.1.2. Khái niệm về động lực của sự phát triển xã hội

11

Như ở phần trên đã phân tích, động lực của sự phát triển là cái thúc đẩy sự phát
triển thì động lực của sự phát triển xã hội chính là cái thúc đẩy sự phát triển xã hội. Khi đi
tìm động lực của sự phát triển xã hội có nghĩa là chúng ta phải tìm xem những cái gì là cái
thúc đẩy sự phát triển xã hội? Trước khi trả lời câu hỏi cái gì là động lực của sự phát triển
xã hôi, chúng ta phải làm rõ câu hỏi xã hội là gì?
Xã hội là một hình thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động này lấy
mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người và người làm nền tảng. “Xã
hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những
quan hệ của các cá nhân đối với nhau” [5, tr. 11]. Theo Mác, “xã hội – cho dù nó có hình
thức gì đi nữa – là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” [13, tr.
355]. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình, con người đã
làm nên lịch sử, tạo ra xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ
phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp quy luật với tự nhiên, là hình thức tổ chức vật
chất cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài và phức tạp của tự
nhiên.
Xã hội là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên. Song đồng thời với quá trình tiến hoá
liên tục của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình. Ở mỗi giai
đoạn lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu xã hội đặc thù. Hình thái kinh tế - xã hội, được coi
như những nấc thang của sự phát triển xã hội. Nền tảng của mỗi xã hội cụ thể này là những
mối quan hệ sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người và người, trên cơ sở
đó hình thành nên một thượng tầng kiến trúc tương ứng.
Các mối quan hệ hình thành trong quá trình lao động sản xuất là cơ sở của tất cả
những quan hệ xã hội khác, kể cả những quan hệ về tư tưởng, về chính trị giữa người và
người trong xã hội có giai cấp.
C.Mác viết: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta
gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai
đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại,
xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ xã hội như vậy, mỗi tổng
thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”
[12, tr. 657]. Mỗi giai đoạn phát triển đặc thù của lịch sử nhân loại, hay mỗi một xã hội,


12
đều được đặc trưng bởi một tổng thể quan hệ xã hội. Song, quan hệ xã hội chỉ là hình thức
xã hội của một phương thức sản xuất nhất định, còn nội dung của nó lại chính là lực lượng
sản xuất. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là
thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biến tự nhiên nhằm đảm bảo
sự sinh tồn và phát triển của con người và xã hội.
Với tư cách là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, và cũng là sản phẩm của sự tác
động qua lại giữa người và người, xã hội vừa phải tuân theo những quy luật của tự nhiên,
vừa phải tuân theo những quy luật vốn có của xã hội. Cũng như các quy luật tự nhiên, các
quy luật xã hội cũng mang tính khách quan. Ph.Ăngghen nhận xét, cái đã đúng với tự
nhiên thì sẽ đúng với lịch sử xã hội. Song lịch sử phát triển của xã hội về căn bản khác với
lịch sử của tự nhiên ở một điểm: “Trong tự nhiên (chừng nào chúng ta không xét đến ảnh
hưởng ngược trở lại của con người đối với tự nhiên) chỉ có những nhân tố vô ý thức, mù
quáng tác động lẫn nhau, và chính trong sự tác động lẫn nhau ấy mà quy luật chung biểu
hiện ra Trái lại, trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động hoàn toàn chỉ là những con người
có ý thức, hành động có suy nghĩ hay có nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất
định, thì không có gì xảy ra mà lại có ý định tự giác, không có mục đích mong muốn” [11,
tr. 435].
Như vậy, quy luật của tự nhiên được hình thành xuyên qua vô số những tác động tự
phát, mù quáng của các yếu tố tự nhiên, còn quy luật xã hội được hình thành trên cơ sở
hoạt động có ý thức của con người. Xã hội là sản phẩm hoạt động của con người, mà “tất
cả cái gì thúc đẩy con người hoạt động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ” [11, tr.
438]. Do vậy, quy luật xã hội chẳng qua chỉ là quy luật hoạt động của con người theo đuổi mục
đích của mình.
Sự tác động của quy luật xã hội diễn ra thông qua hoạt động của con người, tức
thông qua hoạt động thực tiễn của con người, như lao động sản xuất, đấu tranh hay đoàn
kết giai cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của mình, và thúc đẩy lịch sử phát triển. Không có
những hoạt động như vậy của con người thì không có bất kỳ một sự tiến bộ lịch sử nào.

Nhu cầu tự nó chỉ là động lực tiềm tàng, còn động lực thực tế là hành động tìm ra phương
thức để thoả mãn nhu cầu. Chính vì thế, có thể nói hoạt động của con người, có sự tác

13
động qua lại giữa nhu cầu và hoạt động thoả mãn nhu cầu (hay là lợi ích) là động lực phát
triển xã hội.
Khi phân tích vai trò của nhu cầu trong sự phát triển của sản xuất, C.Mác đã khẳng
định rằng “không có nhu cầu thì không có sản xuất” [56, tr. 28], mặc dù chính sản xuất đã
làm nảy sinh nhu cầu. Vì vậy, Mác đã bắt đầu nghiên cứu lịch sử. Tiền đề đó là “người ta
phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước
hết con người cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo”[56, tr. 28]. Đó là một chân
lý hết sức hiển nhiên và sơ đẳng mà suốt nhiều thế kỷ con người không nhận ra. Và để có
thức ăn, thức uống, nhà ở quần áo thì con người phải lao động sản xuất.
Việc sản xuất ra những tư liệu nhằm thoả mãn những nhu cầu tối thiểu ấy C.Mác coi là
hành vi lịch sử đầu tiên. C.Mác viết: “Hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu
để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất, và đó là hành vi
lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước,
người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ nhằm để duy trì đời sống con người” [56, tr.
28].
Như vậy, nhu cầu sống còn (ăn, ở, mặc) là những nhu cầu không thể thiếu được của
con người. Nhưng khi những nhu cầu đó đã được thoả mãn thì ở con người lại xuất hiện
những nhu cầu mới. Việc sản sinh ra những nhu cầu mới này cũng được C.Mác gọi là hành
vi lịch sử đầu tiên. Khi nhu cầu mới xuất hiện, con người lại tìm phương tiện để thoả mãn
nhu cầu đó. Bên cạnh việc sản xuất ra những tư liệu nhằm thoả mãn nhu cầu ăn, mặc, ở của
con người và sự xuất hiện nhu cầu mới, theo C.Mác còn có một quan hệ tham dự ngay từ
đầu vào quá trình phát triển lịch sử là “hàng ngày tái tạo ra đời sống bản thân mình, con
người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở-đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha
mẹ và con cái, đó là gia đình” [56, tr. 28]. Việc sinh con cái cũng chính là nhu cầu sống
còn của loài người, nhu cầu duy trì nòi giống, duy trì sự tồn tại của cả loài người.
Như vậy, nhu cầu và hoạt động thoả mãn nhu cầu vừa là một quy luật cơ bản của

lịch sử, vừa là động lực sâu xa của sự phát triển xã hội. Con người, nói rộng ra là xã hội,
theo Hêghen là một thực thể nhu cầu. Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá
nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn bộ xã hội muốn có những điều kiện
nhất định để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là thuộc tính vốn có, là cơ cấu và chức năng tồn

14
tại của con người, xã hội và với nghĩa này ta nói con người đang hoạt động, đang phát
triển, và là động lực của sự phát triển. Có nhiều cấp độ động lực, động lực trực tiếp và
động lực gián tiếp, động lực chủ yếu và động lực thứ yếu Rõ ràng là nếu không nhìn
động lực của sự vận động và phát triển xã hội dưới góc độ nhu cầu, lợi ích thì không thể
hiểu được đời sống xã hội, những nhân tố thúc đẩy, duy trì hoạt động của con người,
những nhân tố ảnh hưởng tới nhân cách con người và tiến trình, gia tốc của sự biến đổi xã
hội, nhất là nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Đã có một thời chúng ta đã không, hoặc phân tích
không đầy đủ động lực phát triển nên đã có cái nhìn phiến diện, khô cứng về sự phát triển.
Nhu cầu và thoả mãn nhu cầu bằng hệ thống các phương thức thoả mãn nhu cầu là
một mâu thuẫn biện chứng, tức là vừa có sự khác nhau, đối lập nhau, vừa có sự liên hệ
ràng buộc, thống nhất với nhau, chính sự tác động qua lại giữa chúng mới là động lực của
mọi sự vận động và phát triển. Ở đây không có thống nhất thuần tuý và đối lập thuần tuý
mà là cái này bao hàm cái kia. Vừa thống nhất, vừa đối lập, vừa tác động qua lại, cấu thành
đủ ba mặt đó mới là động lực, mà theo Lênin, sự thống nhất các mặt đối lập là bản chất của
mâu thuẫn biện chứng. Vì vậy, không có động lực phi mâu thuẫn. Khi nói đoàn kết là động
lực thì đó là phương thức thực hiện động lực, vì đằng sau sự đoàn kết là sự nhất trí, đồng
thuận về lợi ích của cá nhân với xã hội, giữa những dân tộc và các giai tầng, và đoàn kết là
một hành động thúc đẩy sự phát triển. Đoàn kết như vậy bao hàm cả thống nhất và đấu
tranh giữa các nhân tố được tiếp cận theo cách thống nhất các mặt đối lập.
Tuyệt đối hoá sự thống nhất, tuyệt đối hoá mặt đối lập hoặc tuyệt đối hoá đấu tranh
đều không đúng. Trong quan hệ của hai tính chất đó thì đấu tranh, tác động qua lại là
thường xuyên, mạnh mẽ, tuyệt đối. Đấu tranh, cuối cùng, làm thay đổi các mặt đối lập,
thiết lập mặt đối lập mới và sự vật mới ra đời. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin, đó là sự dung hợp, kết hợp các mặt đối lập tạo nên sự phát triển của lịch sử.

Động lực, tạo động lực và phát huy động lực là vấn đề vừa có tính khoa học vừa có
tính nghệ thuật nên luôn luôn phải xem xét rất biện chứng, hiểu nó bằng tư duy biện chứng
của sự phát triển. Về mặt nhận thức cần khắc phục lối nhìn tuyệt đối hoá từng mặt và nếu
không hiểu nó ở chiều sâu biện chứng triết học của vấn đề sẽ thiếu cách nhìn nhất quán
trong các hình thức, các cấp độ, các loại hình động lực cũng như phương thức thực hiện
động lực trong sự phát triển xã hội.

15
1.2. Đại đoàn kết và vai trò của động lực đại đoàn kết dân tộc đối với sự phát
triển xã hội
Mỗi quốc gia dân tộc trong mỗi giai đoạn phát triển của mình đều tìm kiếm và phát
huy những động lực để đưa đất nước mình không ngừng tiến lên. Các động lực phát triển
của các nước không hoàn toàn giống nhau, vì mỗi quốc gia đều có những đặc trưng riêng
về điều kiện lịch sử, văn hoá, địa lý , đều phải vượt qua những trở ngại và phải giải quyết
những mâu thuẫn riêng của mình. Có thời kỳ ở nước ta và nhiều nước khác đã lấy đấu
tranh giai cấp để giải quyết vấn để “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
và coi đó là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nhưng trên thực tế, nhiều cuộc đấu
tranh gay go, ác liệt giữa các nhóm, các tầng lớp dân cư trong xã hội chẳng những không
thúc đẩy sự phát triển xã hội mà còn kìm hãm sự phát triển xã hội vì xã hội đã mất đi
những nguồn nhân lực và tài lực quý giá. Đối với Việt Nam chúng ta, qua quá trình tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn, Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định
một quan điểm lớn: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên
cơ sở liên minh giữa công nông với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà
các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành
phần kinh tế toàn xã hội”, “kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn giương
cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động
lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [23, tr. 44]. Quan điểm trên đây là kết quả tổng
kết các giai đoạn phát triển của đất nước trong lịch sử cũng như đương đại, là sự cụ thể hoá
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và là sự tiếp thu kinh nghiệm của thời đại.
Quan điểm trên đây đồng thời là một bước phát triển mới trong tư duy lý luận; nó phản ánh

đúng quy luật khách quan của đất nước, khắc phục được sai lầm của quan điểm trước đây
là cường điệu động lực đấu tranh giai cấp, đồng thời mở ra một triển vọng mới cho sự phát
triển không ngừng của đất nước. Đến Đại hội lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan
điểm lớn này: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược
của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa
quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [26, tr.
40].

16
Tuy nhiên, việc nhận thức đúng đắn quan điểm trên đây và vận dụng quan điểm đó
trong cuộc sống lại là một quá trình không đơn giản. Đặc biệt trong tình hình phức tạp hiện
nay của nước ta, không ít lực cản đã làm cho động lực “đại đoàn kết dân tộc” bị hạn chế
tác dụng to lớn. Điều đó đòi hỏi sự nghiên cứu căn bản về vai trò của động lực “đại đoàn
kết dân tộc” cả về lý luận và thực tiễn.
1.2.1. Thực chất của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc
1.2.1.1. Quan điểm chung về đại đoàn kết
Đoàn kết là một hiện tượng nhiều người liên kết thành một khối thống nhất cùng
hoạt động vì mục đích chung. Khái niệm đoàn kết có khi còn được hiểu là: đồng tâm, hiệp
lực, tề tâm nhất trí, liên hợp, kết hợp
Đoàn kết còn là sự tập hợp mọi lực lượng cá thể thành lực lượng tập thể của cả
cộng đồng, nhưng đó không phải là một sự tập hợp tự phát, giản đơn, ô hợp. Khái niệm
đoàn kết hàm chứa những nội hàm phong phú.
Đoàn kết theo Đại từ điển Tiếng Việt đó là kết thành một khối, thống nhất ý chí,
không mâu thuẫn, không đối nhau. Đoàn kết hiểu theo nghĩa chung nhất là sự đồng tâm,
hợp lực của một cộng đồng người cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, gian khổ nhằm đạt
tới mục đích chung nhất.
Theo lý thuyết hệ thống, đoàn kết là sự tập hợp các nhân tố riêng lẻ thành một hệ
thống có trật tự theo một quy trình nhất định, tạo nên một tổng hợp sức mạnh. Tập hợp đó
không phải là một con số cộng giản đơn các cá nhân, mà là sự tập hợp có ý thức của các cá

nhân với nhau để bù đắp lẫn nhau những thiếu hụt và hạn chế của từng cá nhân. Thành ngữ
“một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thể hiện ý nghĩa sức mạnh
của đoàn kết.
Từ góc độ xã hội, đoàn kết là sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội, mọi
người chấp nhận nhau và thuận lòng gắn bó với nhau để cùng hành động cho một mục tiêu
chung. Cho dù còn có sự khác biệt nhất định, nhưng mọi thành viên sẵn sàng đồng tình
hành động vì một mục tiêu chung; trong mục tiêu chung đó, mọi người đều tìm thấy lợi ích
của mình, tìm thấy chỗ đứng của mình trong dòng chảy của lịch sử và được xã hội thừa nhận, tôn
trọng.

17
Từ góc độ kinh tế, đoàn kết là một quá trình giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích,
những xung đột về quyền lợi để đi đến sự hài hoà mà mọi người có thể chấp nhận được, có
thể thoả mãn được quyền lợi của mình.
Từ góc độ tâm lý, đoàn kết là sự bao dung, là lòng nhân ái bởi tình thương và lẽ
phải, bởi truyền thống dân tộc “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải
thương nhau cùng”.
Từ góc độ văn hoá, đoàn kết là một giá trị văn hoá đạo đức của con người. Trong
đoàn kết, con người thể hiện ý thức cộng đồng, lòng vị tha và tinh thần trách nhiệm gắn bó
giữa các cá thể và tập thể; thể hiện ý thức mình vì mọi người và mọi người vì mình. Đoàn
kết là một hành vi ứng xử thể hiện một giá trị cao cả và tốt đẹp xứng đáng với bản tính con
người, thoát khỏi tính bầy đàn, mà nếu không biết gìn giữ sự đoàn kết thì sẽ làm mất đi
phần văn hoá người.
Từ góc độ tổ chức, đoàn kết trong một tổ chức là cấp độ cao của sự tập hợp. Trong
tổ chức, tính cố kết, tính ràng buộc, tính chế định lẫn nhau được nâng lên đến mức nếu tách
khỏi tổ chức thì mỗi cá thể sẽ không phát huy được vai trò của mình trong xã hội.
Đoàn kết là thành quả của con người trong lao động và đấu tranh. Đoàn kết do con
người và vì con người; đoàn kết thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên phía trước và mang
lại hạnh phúc cho con người bằng tất cả tiềm năng và sức mạnh của nó. Sự đoàn kết giữa
con người với con người là nhu cầu tự thân, liên quan đến sự sống còn của con người; bị

chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử và môi trường sống cụ thể.
Việt Nam là một quốc gia có hàng ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam có lòng
yêu nước nồng nàn, có ý chí độc lập tự chủ, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thuỷ chung,
sống với nhau bằng tình đoàn kết hoà hiếu, bằng nghĩa tình đồng bào sâu nặng. Truyền
thống đó đã được hun đúc, kết tinh từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là lẽ sống, là sức
mạnh để nhân dân ta chiến đấu, xây dựng non sông, bảo tồn và phát triển đất nước. Trước
khi hình thành một quốc gia với một biên giới rộng lớn, riêng biệt, Việt Nam đã là một dân
tộc gồm nhiều cộng đồng người cùng sinh sống trên một địa bàn, cùng chung một số phận
trước nạn xâm lăng và trước thiên tai. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, tính dân tộc của
các cộng đồng dân cư ngày càng nổi lên rõ rệt. Mặc dù dân tộc Việt Nam bị nước ngoài (cả
phương Đông và phương Tây) đô hộ nhiều thế kỷ, nhưng bản sắc dân tộc Việt Nam không

18
bị đồng hoá. Có được điều đó là nhờ dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, một truyền thống
mà nếu như không có nó, một dân tộc nhỏ bé như nước Việt Nam làm sao có đủ sức mạnh
để chống lại sự xâm lăng của giặc ngoại xâm. Một truyền thống đã thấm sâu vào từng thớ
thịt của từng cá nhân trong xã hội. Đoàn kết để tồn tại, đoàn kết để chống giặc ngoại xâm,
đoàn kết để phát triển.
1.2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
Trong suốt cả cuộc đời hoạt động của mình, để đạt đến mục tiêu, lý tưởng cách
mạng, cùng với việc khẳng định trước tiên phải có “Đảng cách mạng” để lãnh đạo, dắt dẫn
con thuyền cách mạng, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân nhằm tập hợp, huy động mọi lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại để giành thắng lợi.
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trước hết thể hiện tư tưởng nhân văn của
Người; là sự kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cộng đồng của dân tộc Việt Nam,
của nền văn hoá Việt Nam, của tư tưởng đoàn kết quốc tế của chủ nghĩa Mác-Lênin; được
xây dựng, bổ sung và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đại đoàn kết không
chỉ là tư tưởng lớn, nổi bật của Hồ Chí Minh, mà đã trở thành một đường lối chiến lược, là
nguồn sức mạnh và động lực to lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như cách mạng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trước hết thể hiện ở chỗ Người thấy rõ sức
mạnh to lớn có ý nghĩa quyết định của sự đoàn kết đối với thắng lợi của cuộc cách mạng.
Khi nghiên cứu lịch sử dân tộc, đầu năm 1942, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: “Lúc nào dân
ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không
đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [44, tr.217]. Từ lịch sử nước nhà, từ thực tiễn cách
mạng, Người nêu cao chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công,
đại thành công”. Theo Người, đại đoàn kết có sức mạnh to lớn, đoàn kết đồng nghĩa với
chiến thắng, ngược lại, mất đoàn kết là thất bại. “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Vì
vậy, muốn giành được thắng lợi cách mạng thì phải đoàn kết dân tộc. Trên báo Thanh niên
số 1, ngày 21 tháng 6 năm 1925, Người viết: “Để dẫn dắt nhân dân làm một sự nghiệp vĩ
đại cần phải có một sức lãnh đạo, sức lãnh đạo đó không phải của một vài người thôi, mà
sinh ra từ sự hiệp lực của hàng ngàn, hàng vạn người”.

19
Vậy đại đoàn kết là gì? Trong bài Nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên-
Việt toàn quốc ngày 10 -1-1955, Bác viết “Đại đoàn kết: Đại đoàn kết tức là trước hết phải
đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng
lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà,
gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân
khác”[46, tr. 438]. Định nghĩa trên cũng chỉ rõ nguyên tắc đầu tiên của đại đoàn kết đó là
coi việc đoàn kết đại đa số công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác là nền gốc,
cơ sở của đoàn kết. Để bổ sung cho định nghĩa đó, Hồ Chí Minh cũng đưa ra một số
nguyên tắc cơ bản khác:
- Đoàn kết rộng rãi và lâu dài: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn
kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị” [46,
tr. 438]. Nguyên tắc rộng rãi thể hiện ở chỗ: “Ai có tài, có sức, có đức, có lòng phụng sự
Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”[46, tr. 438]. “Bất kỳ ai mà thật thà tán
thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng
ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [46, tr. 438].

Nguyên tắc lâu dài thể hiện cả ở cơ sở và mục tiêu của đại đoàn kết chính là lợi ích
dân tộc: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải
đoàn kết để xây dựng nước nhà”.
Thứ hai, muốn đại đoàn kết dân tộc phải có Đảng lãnh đạo và phải tập hợp quần
chúng trong tổ chức Mặt trận thống nhất rộng rãi. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam, do Hồ Chí Minh soạn thảo đã chỉ rõ:
“1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày
nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến.
3. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã)
khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.
4. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi vào
phe vô sản giai cấp” [44, tr. 3].

20
Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình, trước hết phải giữ được sự đoàn kết, nhất trí
trong Đảng về đường lối, chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện. Người nói: “Đoàn
kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”, “Đảng ta là một Đảng
lãnh đạo. Tất cả đảng viên dù ở cương vị khác nhau, làm công tác khác nhau cũng đều phải
đoàn kết nhất trí để làm tròn nhiệm vụ của Đảng giao cho” [43, tr. 3]. Đoàn kết là yếu tố
quan trọng để giữ gìn, phát huy truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết. Từ đó,
Người yêu cầu: “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết
nhất trí của Đảng cũng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, đánh mất sự đoàn kết nhất trí
trong Đảng, làm Đảng chia rẽ, suy yếu chính là đánh mất vai trò lãnh đạo cách mạng của
Đảng. Bởi sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. Trước khi qua đời Người còn căn
dặn: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây
dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [50, tr. 500].
Thứ ba, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo lấy mục tiêu

chung làm điểm tương đồng. Người chỉ rõ, muốn cho hàng ngàn, hàng vạn người đoàn kết
chặt chẽ với nhau, thì họ phải có cùng một ý chí như nhau, có như vậy mới có đoàn kết. Ý
chí như nhau đó là nhiệm vụ dân tộc, là lợi ích dân tộc.
Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam là cách mạng vô sản, gắn
liền với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Động lực cách mạng là toàn thể nhân dân lao
động Việt Nam mà nòng cốt là liên minh công, nông, trí thức – lực lượng cơ bản nhất, điều
kiện quyết định nhất để hiện thực hoá mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quan
niệm này vượt lên trên quan điểm truyền thống đương thời, mở ra hướng nhận thức và tư
duy lý luận mới về xác định lực lượng cách mạng, nó tổng kết sâu sắc toàn bộ kinh nghiệm
thực tiễn các phong trào cách mạng trong nước và các cuộc cách mạng điển hình trên thế
giới.
Hồ Chí Minh nhiều lần sử dụng cụm từ “liên minh công nông”, nhưng Người cũng
rất coi trọng trí thức. Người chỉ rõ, chúng ta giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ mới
trong điều kiện hơn 90% dân số mù chữ, vì thế, trí thức đối với nước nào cũng quý, đối với
nước ta càng quý hơn. Do vậy, trong quá trình cách mạng, vai trò của trí thức ngày một
nâng cao. Hồ Chí Minh khẳng định: “Trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng
chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa cũng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại

21
càng cần” [45, tr. 39]. Từ đó, Người kêu gọi: “công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành
một khối” [47, tr.214]. Khối đoàn kết đó được Người giải thích:
“Công nông trí thức hoá
Trí thức công nông hoá.
Nghĩa là công nông cần học tập văn hoá để nâng cao trình độ tri thức của mình, trí
thức cần gần gũi công nông và học tập tinh thần, nghị lực, sáng kiến và kinh nghiệm của
công nông” [45, tr. 204]
Theo Hồ Chí Minh xu hướng hợp tác, đoàn kết giữa công nhân, nông dân với trí
thức dựa trên những cơ sở khách quan, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích không chỉ riêng của
giai cấp công nhân mà còn của cả giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Công nhân
thông qua chính đảng của mình đề ra đường lối cách mạng nhằm thực hiện cách mạng giải

phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng để thực hiện đường lối đúng cần có
lực lượng. Bằng hành động và chính sách thực tiễn, giai cấp công nhân lôi kéo mọi tầng
lớp lao động, trước hết là nông dân và trí thức về phía mình, cùng với họ xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Đây chính là điều kiện để giai cấp công nhân củng cố vai trò chính trị tiên
phong của mình. Người chỉ rõ: “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo, thì nông dân mới
được giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì giai cấp công nhân mới
lãnh đạo được cách mạng đến thắng lợi. Cho nên giai cấp công nhân phải chăm chú đến
vấn đề nông dân, phải củng cố công nông liên minh” [45, tr. 459]. Đây là mối quan hệ gắn
bó mật thiết, máu thịt tạo thành một chỉnh thể mà trong đó mỗi yếu tố có một vị trí và vai
trò đặc thù không thể thay thế. Trong mối quan hệ đó, sức mạnh và chất lượng của khối
liên minh phụ thuộc vào chất lượng của từng thành tố. Do đó, củng cố và tăng cường khối
liên minh công, nông, trí phải gắn liền chặt chẽ với quá trình xây dựng và phát triển giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Về đoàn kết tôn giáo, để thực hiện đoàn kết tôn giáo, theo Hồ Chí Minh trước hết
phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi người dân. Tuy nhiên,
sự tự do tín ngưỡng, tự do lựa chọn tôn giáo của nhân dân không được cản trở đến đời sống
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội , không được trái với chính sách và pháp luật của Nhà
nước.

22
Đối với đồng bào các tôn giáo, Hồ Chí Minh chủ trương tuyên truyền, vận động để
họ hiểu rõ và tin tưởng vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tự do tín
ngưỡng, tự do giáo dục quần chúng thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng của mình.
Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực trong việc tôn trọng đức tin tôn giáo của
nhân dân. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân chỉ thực sự được đảm bảo khi
được gắn với độc lập tự do của Tổ quốc. Vì thế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là điều
kiện tiên quyết, là cơ sở nền tảng để nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo Hồ Chí Minh không phải là
sách lược chính trị, nhằm tranh thủ tập hợp lực lượng, mà cao hơn đó là sự ứng xử văn hoá
đối với đời sống tâm linh của con người. Đây là một trong những phương pháp đoàn kết

tôn giáo đúng đắn của Người, nó phản ánh được tinh thần dân chủ và nhân văn sâu sắc, có
sức mạnh quy tụ được quần chúng tín đồ xung quanh Đảng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp
kháng chiến và xây dựng đất nước.
Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
phải tìm thấy sự tương đồng giữa mục tiêu, lý tưởng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng với những niềm tin, lý tưởng lành mạnh của tôn giáo, kiên quyết loại trừ mọi
sự đối đầu giữa hai loại đó. Dưới bình diện chung nhất, sự tương đồng đó biểu hiện ở sự
thống nhất về cơ bản trong mục tiêu giải phóng con người, muốn xoá bỏ mọi tình trạng áp
bức, bóc lột, bất công; mọi người được sống hoà bình, hữu nghị của một thế giới đại đồng,
không có chế độ người bóc lột người; cả học thuyết tôn giáo chân chính và học thuyết cách
mạng thực sự trong thời đại ngày nay đều có vai trò to lớn trong việc hoàn thiện con người.
Tính tương đồng giữa mục tiêu của những lý thuyết tôn giáo chân chính và chủ
nghĩa xã hội là cơ sở để đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết giáo dân theo những tôn giáo khác
nhau cũng như đoàn kết giữa người cộng sản và người theo tôn giáo.
Sự thống nhất và đoàn kết tôn giáo trên cơ sở mẫu số chung là quyền lợi dân tộc và
quyền lợi của con người là phương pháp đoàn kết cơ bản, đúng đắn, nhằm tạo nên sự nhất
trí cao độ của toàn dân, tạo nên một trận tuyến chung của mọi tầng lớp nhân dân yêu nước,
phấn đấu cho nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước theo
hướng tiến bộ. Đồng thời đây cũng là cơ sở vững chắc để bác bỏ mọi mưu toan lợi dụng
tôn giáo của kẻ thù, hòng chia rẽ tôn giáo và dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân

23
tộc. Chính nhờ phương pháp đoàn kết khoa học và giàu ý nghĩa thực tiễn này mà đồng bào
các tôn giáo đã tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành, gắn bó với cách
mạng trong suốt quá trình tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hồ Chí Minh cho rằng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhân dân Việt Nam đấu
tranh và đổ máu đã nhiều nhưng chưa giành được độc lập vì toàn dân chưa đoàn kết thành
một khối. Muốn cách mạng thành công, dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do hạnh
phúc cần phải giác ngộ, tổ chức, đoàn kết toàn dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất.

Từ truyền thống và thực tiễn đấu tranh của dân tộc ta, Hồ Chí Minh khẳng định: “Sử ta dạy
cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do.
Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.
Hồ Chí Minh cũng chỉ ra: dưới ách thống trị của thực dân đế quốc, dân tộc Việt
Nam chịu thân phận nô lệ, bị đầu độc, huỷ hoại cả về thể xác lẫn tinh thần, nhưng do có
truyền thống đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm và cường quyền; được giáo dục, giác
ngộ nhất định nhân dân Việt Nam sẽ đoàn kết đứng lên giành độc lập tự do, quyền sống,
quyền làm người của mình.
Cách mạng chỉ thắng lợi khi nào toàn dân tự giác muôn người như một đoàn kết
thống nhất. Trong thời đại ngày nay, kinh nghiệm Việt Nam và Cách mạng Tháng Mười
Nga cho thấy: muốn có một dân tộc đoàn kết tự giác thì phải có vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản – đội tiền phong của giai cấp công nhân. Sớm ý thức được đòi hỏi khách quan
này, ngay từ nửa cuối những năm 20 của thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã xác định: cách mạng
Việt Nam muốn thành công thì trước tiên phải có đảng cách mạng lãnh đạo. Sứ mạng của
đảng cách mạng là: trong nước thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài nước thì liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi – tức là thực hiện sứ mạng đại đoàn
kết để đưa cách mạng đến thành công.
Để Đảng có thể hoàn thành được sứ mạng lịch sử đó, Hồ Chí Minh đã yêu cầu
Đảng Cộng sản Việt Nam phải là một đảng trung thành nhất với lý tưởng giải phóng dân
tộc, đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho cả dân tộc; đồng thời phải là đảng chân thành
nhất thực hiện đại đoàn kết, đoàn kết lâu dài, bền vững; và trong khối đại đoàn kết đó,
Đảng phải luôn luôn đi tiền phong. Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có một đảng như thế, mới

×