Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.65 KB, 89 trang )



1
mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ
của các chủ thể phát sinh từ các giao lu dân sự, kinh tế. Chúng ta đều biết
rằng, nhu cầu của các tổ chức và cá nhân trong đời sống xã hội vô cùng đa dạng
và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu đó, con ngời phải quan hệ với nhau thông
qua các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, vật phẩm. Công việc của các
bên đợc thực hiện thông qua những cam kết đó là hợp đồng. Nh vậy, hợp
đồng thể hiện trong hầu hết các quan hệ mua bán của các bên trong nhiều lĩnh
vực nh dân sự, kinh tế, nghiên cứu khoa học... Chính vì vậy, việc áp dụng
những giao dịch, cũng nh các nhu cầu về vận dụng pháp luật của nhà nớc để
đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, thực
hiện hợp đồng cũng nh giải quyết những tranh chấp liên quan đến hợp đồng là
hết sức cần thiết. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trờng, khi mà các quan hệ dân
sự kinh tế càng trở nên phức tạp và trong điều kiện nớc ta đã trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức Thơng mại Thế giới (WTO) thì yêu cầu này càng
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này đã đợc minh chứng trong chính các
quy định của nhiều văn bản pháp luật, nh Bộ luật Dân sự, Luật Thơng mại,
Bộ luật Hàng hải Việt Nam... Riêng Bộ luật Dân sự bao gồm 215 điều quy định
về hợp đồng dân sự trên tổng số 777 điều luật, chúng ta có thể thấy đợc tính
phức tạp, đa dạng cũng nh mức độ quan trọng của quan hệ hợp đồng. Ngoài
ra, Bộ luật Dân sự còn chứa đựng rất nhiều quy định có liên quan đến hợp đồng.
Tuy hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên nhng để sự tự
nguyện đó không không ảnh hởng tới lợi ích của ngời khác và lợi ích của
cộng đồng thì cần thiết có sự điều chỉnh của pháp luật.
Trải qua các thời kỳ kinh tế - xã hội, pháp luật về hợp đồng của Việt
Nam cũng có nhiều thay đổi. Trong thời kỳ kinh tế tập trung (trớc năm 1986)




2
vấn đề hợp đồng chủ yếu mang tính hành chính mà tập trung nhiều và biểu
hiện rõ nét đó là các hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh mà không thể hiện đúng
bản chất của hợp đồng. Sự ra đời của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh
Hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự năm 1995 và đặc biệt sự ra đời Bộ luật Dân
sự năm 2005, chế định hợp đồng đã đợc hoàn thiện ở một mức độ cơ bản.
Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 có nhiều quy định mới tiến bộ về hợp
đồng nhng việc áp dụng trong thực tế đang bộc lộ những điểm bất cập, những
thiếu sót hạn chế. Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu phải nghiên cứu làm rõ các quy
định mới của Bộ luật dân sự 2005 liên quan đến hợp đồng; đánh giá sự tác động
của chúng đến thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng, phát hiện những quy định
bất hợp lý và từ đó đề xuất khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp
luật đối với quan hệ hợp đồng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trờng
Xuất phát từ lý do nh vậy mà học viên đã chọn đề tài: "Hoàn thiện
pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trờng theo định hớng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khoa học pháp lý Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập
tới các vấn đề khác nhau của hợp đồng nh: đề tài luận án tiến sĩ "Chế độ hợp
đồng trong nền kinh tế thị trờng ở giai đoạn hiện nay" của tác giả Phạm Hữu
Nghị, Hà Nội, 1996; Đề tài luận án tiến sĩ "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật
kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nớc ta" của tác giả Bùi
Ngọc Cờng, 2001; Đề tài luận văn thạc sĩ "Hợp đồng kinh doanh vô hiệu và
hậu quả pháp lý của nó" của tác giả Lê Thị Bích Thọ, 2002; Công trình
nghiên cứu khoa học "Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về giao dịch dân sự
vô hiệu tại Tòa án nhân dân" của tác giả Nguyễn Văn Luật, 2003; "Hợp đồng
kinh doanh vô hiệu: Lý luận và thực tiễn", Tài liệu Hội thảo về việc xử lý hợp
đồng vô hiệu, Diễn đàn doanh nghiệp và Câu lạc bộ Luật gia Việt - Đức, Hà

Nội... và nhiều công trình của nhiều tác giả khác. Các công trình nghiên cứu


3
trớc đây là nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị tham khảo và cung cấp những
luận cứ khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Tuy nhiên, kể từ sau ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, cha
có một công trình nào đề cập hệ thống và toàn diện về hợp đồng cũng nh
điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn đặt mục đích nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về pháp
luật đối với quan hệ hợp đồng, đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng
trong điều kiện thi hành Bộ luật Dân sự 2005, đồng thời chỉ ra những khó
khăn, vớng mắc trong thực tế áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, đề xuất giải
pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật hợp đồng để nâng cao hiệu quả áp dụng của
pháp luật về hợp đồng trong thực tiễn.
Với mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Làm rõ vai trò của pháp luật trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
- Xác định cấu trúc pháp luật về hợp đồng trong điều kiện thực hiện
Bộ luật Dân sự 2005;
- Đánh giá thực trạng pháp luật đối với quan hệ hợp đồng ở Việt Nam;
- Đề xuất định hớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về pháp
luật đối với hợp đồng, các quy định pháp luật liên quan đến ký kết, thực hiện hợp
đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thực trạng của pháp luật đối với
ký kết hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, hiệu lực của hợp đồng, nghĩa vụ và tài

sản của các bên trong hợp đồng nhằm bảo đảm hợp đồng là một công cụ hiệu


4
quả trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của đôi bên, công cụ để thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn đợc thực hiện trên cơ sở phơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và t tởng Hồ Chí Minh về Nhà nớc và pháp luật. Bên cạnh đó,
để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, luận văn còn sử dụng nhiều
phơng pháp nghiên cứu khác nhau nh phơng pháp phân tích và tổng hợp,
so sánh, khảo sát thực tiễn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn có một số đóng góp mới về lý luận và thực tiễn nh sau:
Thứ nhất, luận văn đi sâu phân tích những quy định của pháp luật về
hợp đồng để từ đó nêu lên đợc những thiếu sót và bất cập đối với pháp luật về
hợp đồng trong điều kiện kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, luận văn đề xuất một số định hớng và giải pháp trong việc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong nền kinh tế thị trờng
định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu tổng hợp lý luận ở chơng một, phân tích thực
trạng ở chơng hai và những giải pháp của chơng ba của luận văn đã góp
phần cung cấp những luận cứ khoa học để thấy rõ vai trò của hợp đồng cũng
nh pháp luật về hợp đồng trong đời sống giao lu kinh tế và đặc biệt là các
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chơng, 7 tiết.




5
Chơng 1
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
trong nền kinh tế việt nam hiện nay

1. khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của hợp đồng
1.1.1. Khái niệm và những đặc điểm của hợp đồng
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng
Cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của hợp đồng đã hình thành
và phát triển hàng nghìn năm nay. Nó tồn tại và phát triển trong xã hội phơng
Tây, xã hội phơng Đông hay cả chính xã hội nh Bắc Mỹ, châu úc. Nh vậy,
để tìm hiểu thể nào là hợp đồng, cơ sở cho sự hình thành hợp đồng cũng nh
sự ra đời của pháp luật về hợp đồng, trớc hết ta khái quát tóm lợc những
quan điểm về hợp đồng của các nớc cũng nh các khu vực trên thế giới.
Khởi nguồn từ triết lý pháp luật tự nhiên, dựa trên các giá trị pháp luật
hợp đồng của La Mã và các học thuyết về quyền cá nhân, hợp đồng và pháp
luật hợp đồng phơng Tây đã có hơn hai nghìn năm để phát triển các học
thuyết về tính bắt buộc thực hiện của hợp đồng, công bằng, thống nhất về ý
chí và trách nhiệm đối với việc không tuân thủ nghĩa vụ và cam kết. Vì cá
nhân là trung tâm của xã hội phơng Tây nên sự bày tỏ ý chí cá nhân, các cam
kết và hợp đồng trở thành công cụ chủ yếu để tổ chức các quan hệ xã hội.
Điều đó cho thấy, trật tự xã hội từ nhỏ đến lớn đều dựa trên khế ớc - "khế
ớc xã hội ", những ngời nghỉ hu và chính sách an sinh là "khế ớc giữa các
thế hệ", còn trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh căn cứ theo "hợp
đồng công ty". Ví dụ, ngời Anh quan niệm về hợp đồng nh sau: Điểm cốt
yếu của hợp đồng là sự gặp gỡ các ý chí của các bên trong việc thoả thuận
cuối cùng và đầy đủ. Quan điểm của luật pháp Hoa Kỳ lại cho rằng: hợp đồng



6
nh một trong những phơng pháp khác thủ đắc quyền sở hữu động sản và chỉ
phân biệt nó với tặng cho (Commenarien on Laws of England). Tự do giao kết
và tuân thủ nội dung của hợp đồng là một yếu tố hình thành nên trật tự xã hội
phơng Tây. Ngợc lại, đối với phơng Đông, nền tảng của xã hội không phải
là chủ nghĩa cá nhân, mà là gia đình, là tính cộng đồng. Xã hội phơng Đông
tìm sự ổn định thông qua việc giữ gìn tôn ti trật tự, từ chuyện nhỏ trong gia
đình, đến việc "trong họ, ngoài làng", cho tới "quốc gia đại sự" con ngời cần
biết và tuân thủ bổn phận của mình theo "nhân, nghĩa, trí, lễ, tín". Hợp đồng
khi đợc thu nạp vào các xã hội phơng Đông truyền thống cần ghi nhận sự
tin tởng, quan hệ, thể hiện giữa các bên giao kết - một dấu hiệu của các ràng
buộc mang tính xã hội.
Nếu nh hợp đồng và đền bù là hai lĩnh vực pháp luật trái vụ cổ điển
của phơng Tây, thì các quy định về khế ớc cũng nh hợp đồng trong hệ
thống trong các bộ luật cổ Việt Nam, đợc thể hiện cụ thể nhất trong hệ thống
pháp luật của nhà Lê về các nội dung: hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng,
hình thức hợp đồng; nghĩa vụ thực hiện hợp đồng; phạt hợp đồng và đền bù
thiệt hại (theo cổ luật Việt Nam lợc khảo) đợc thể hiện ẩn dới các quy định
hình luật. Pháp luật thời Lê đề cao sự tự nguyện giao kết và thực hiện khế ớc,
quy định thể thức giao kết bằng văn bản, cách lập văn bản và làm cứng các
khế ớc, cho đến việc định hình phạt và đền bù cho vi phạm khế ớc.
Từ những quan điểm về hợp đồng nh đã nêu trên, ta thấy chủ thể của
hợp đồng chính là những cá nhân hoặc các tổ chức. Để tồn tại và phát triển,
mỗi cá nhân cũng nh mỗi tổ chức phải tham gia vào nhiều mối quan hệ xã
hội khác nhau. Trong các quan hệ đó, tồn tại mối quan hệ khi các bên thiết lập
với nhau để chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt, tiêu dùng và kinh doanh đóng một vai trò quan trọng nh là một tất
yếu đối với mọi đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển giao các lợi ích vật
chất, tài sản đó không thể tự chúng tìm đến với nhau để thiết lập các quan hệ.



7
Các quan hệ tài sản chỉ đợc hình thành từ những hành vi có ý chí của các chủ
thể. Mác nói rằng: "Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trờng và trao đổi
với nhau đợc. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau, thì những ngời giữ
chúng phải đối xử với nhau nh những ngời mà ý chí nằm trong các vật đó".
Mặt khác, nếu chỉ có một bên thể hiện ý chí của mình mà không đợc
bên kia chấp nhận cũng không thể hình thành mối quan hệ để qua đó thực
hiện việc chuyển giao tài sản hoặc làm một công việc đối với nhau đợc. Do
đó, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên thì quan hệ trao
đổi lợi ích vật chất mới đợc hình thành. Quan hệ đó đợc gọi là hợp đồng.
Nh vậy, cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để hình thành một hợp đồng là
việc thỏa thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng. Tuy
nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực pháp luật khi ý chí của các bên phù hợp
quy định của pháp luật. Các bên đợc tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng,
nhng sự "tự do" ấy phải đợc đặt trong giới hạn để không xâm hại đến lợi ích
của ngời khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng.
Khi hợp đồng đợc giao kết hợp pháp thì hợp đồng có hiệu lực pháp
luật đối với các bên giao kết. Nghĩa là, từ lúc đó, các bên đã tự nhận về mình
những nghĩa vụ pháp lý nhất định. Sự "can thiệp" của Nhà nớc không những
là việc buộc các bên phải giao kết hợp đồng phù hợp với lợi ích chung và đạo
đức xã hội mà còn buộc các bên phải thực hiện hợp đồng đúng với những cam
kết mà họ đã thoả thuận. Theo nội dung đã cam kết, dới sự hỗ trợ của pháp
luật, các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau.
Về bản chất, hợp đồng là một giao dịch mà trong đó các bên thỏa thuận
với nhau nhằm đi đến thống nhất để cùng nhau làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ nhất định. Trên phơng diện này, hợp đồng vừa đợc xem xét ở dạng
cụ thể vừa đợc xem xét ở dạng khái quát. Qua các thời kỳ phát triển kinh tế-
xã hội, pháp luật Việt Nam da ra những khái niệm khác nhau về hợp đồng.

Theo Điều 1 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991:


8
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán,
thuê, vay, mợn, tặng, cho tài sản làm một việc hoặc không làm một
việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các
bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng [73].
Bộ luật Dân sự 2005 đa ra định nghĩa về hợp đồng khái quát hơn:
"Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự" (Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005). Nh
vậy, hợp đồng dân sự không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển tài sản,
thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thỏa thuận để thay
đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó. Đối với các hợp đồng đợc ký kết nhằm
mục đích kinh doanh ngoài có những dấu hiệu chung của hợp đồng thì hợp
đồng doanh có sự khác biệt thêm. Hợp đồng kinh doanh đợc hiểu là sự thỏa
thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện
công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích tìm kiếm lợi nhuận với
sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Điều một Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 định nghĩa: Hợp đồng
kinh tế là những hợp đồng đợc ký kết giữa các bên nhằm sản xuất, mua bán,
lu thông hàng hóa, trao đổi dịch vụ, nghiên cứu, liên doanh liên kết giữa các
bên nhằm sản xuất, mua bán, lu thông hàng hóa, trao đổi, dịch vụ, nghiên
cứu, liên doanh, liên kết sản xuất nhằm bất kỳ một mục đích kinh doanh khác
để thực hiện tốt kế hoạch của bản thân các bên ký kết và thu lợi nhuận. Hoạt
động có thể bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đó có
thể là công ty nhà nớc, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công
ty hợp danh, doanh nghiệp t nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh,

doanh nghiệp 100% vốn đầu t nớc ngoài. Các doanh nghiệp ký kết hợp
đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Các hoạt động


9
kinh doanh hết sức đa dạng: đầu t vốn, sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ trên thơng trờng. Hợp đồng đợc ký kết trong nhiều lĩnh vực kinh
doanh khác nhau nh mua bán hàng hóa, vận chuyển, xây dựng, bảo hiểm, tín
dụng, đại lý, ủy thác, liên kết kinh doanh Hình thức của hợp đồng có thể
bằng lời nói, văn bản hoặc bằng các hành vi cụ thể.
Tóm lại, từ những nội dung cơ bản nhất của hợp đồng nói chung, hợp
đồng dân sự, hợp đồng trong hoạt động kinh doanh và cả quan điểm nớc
ngoài cũng nh quan điểm của các tổ chức thế giới cho thấy: Hợp đồng là
thoả thuận của các bên nhằm thống nhất các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
1.1.1.2. Những đặc điểm của hợp đồng
Trên cơ sở bản chất và khái niệm về hợp đồng đã nêu, ta thấy hợp đồng
có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng
Phạm vi chủ thể của hợp đồng rất rộng lớn. Tùy từng lĩnh vực và ngành
nghề khác nhau mà pháp luật giới hạn phạm vi chủ thể cho phù hợp để nhằm
bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Với các hợp đồng dân sự thông thờng, chủ thể là các cá nhân, pháp
nhân, hay các tổ chức khác. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ thể của
hợp đồng kinh doanh đợc quy định rất cụ thể đó thờng là thơng nhân đáp
ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Tựa chung lại, chủ thể của hợp đồng bao gồm cá nhân có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự, các tổ chức, doanh nghiệp, và các pháp
nhân khác đợc pháp luật thừa nhận có t cách pháp lý độc lập với nhau,
hoàn toàn bình đẳng với nhau khi tham gia quan hệ hợp đồng. Tuỳ từng loại
hợp đồng mà pháp luật có thể quy định những điều kiện ràng buộc cho các

chủ thể hợp đồng phải dáp ứng, ví dụ: cá nhân phải đủ độ tuổi, doanh nghiệp
phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp.


10
Thứ hai, sự tự nguyện khi thỏa thuận và ký kết hợp đồng
Cơ sở hình thành hợp đồng là sự tự nguyện từ tự do ý chí của các bên.
Các điều kiện của hợp đồng đợc giải thích trong các điều kiện tự do ý chí,
xem xét về vấn đề tự do ý chí ta thấy: Một mặt, tự do ý chí đợc xuất phát từ
nền tảng là tự do cá nhân, có nghĩa là không ai có thể bị ép buộc làm hay
không làm một công việc gì đó ngoài ý muốn của họ, Mặt khác, tự do ý chí có
nghĩa là không ai có thể bị ép buộc làm hay không làm một công việc mà xuất
phát từ lợi ích của họ. Do vậy, hợp đồng đợc xem là sản phẩm của ý chí đợc
hình thành từ lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong
điều kiện đa dạng và phức tạp của các mối quan hệ ngày nay khi mà con
ngời sống trong sự phụ thuộc lẫn nhau, khi mà lợi ích kinh tế của mọi ngời
là không bằng nhau thì chính ích lợi của các bên khi tham gia giao kết hợp
đồng vẫn bị giới hạn và bắt buộc những lợi ích đó phải phù hợp với lợi ích
chung của xã hội.
Tính độc lập và sự phụ thuộc của hai nhóm lợi ích đó (lợi ích của các
bên tham gia hợp đồng và lợi ích của xã hội) đã làm nảy sinh nghĩa vụ trong
hợp đồng. Nh vậy, tự do ý chí, tự do thoả thuận và tự do giao kết hợp đồng
cũng bị giới hạn phần nào, sự giới hạn đó chính là sự can thiệp của pháp luật
thông qua việc nhà nớc ban hành những điều bắt buộc cho các bên tham gia
quan hệ hợp đồng (ví dụ: điều kiện chủ thể,).
Tóm lại, trên cơ sở tự do ý chí của các bên khi thỏa thuận và ký kết
hợp đồng, sự can thiệp của pháp luật về vấn đề hợp đồng sẽ bảo đảm cho các
quan hệ hợp đồng đợc phát triển ổn định và đúng định hớng đã dự định.
Thứ ba, các bên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Cơ quan nhà nớc đã đợc ấn định thì ngời cán bộ công chức phải có

nghĩa vụ hoàn thành, việc hoàn thành nghĩa vụ đó nh một yêu cầu bắt buộc.
Trong một cơ quan, tổ chức, nhiệm vụ của cán bộ cấp trên giao cho cán bộ cấp


11
dới phải phục tùng chịu sự phân công và chỉ đạo của cán bộ cấp trên. Trong
mối quan hệ này cơ sở hình thành quyền và nghĩa vụ bắt nguồn từ quyết định
đơn phơng của thủ trởng cấp trên, của cơ quan nhà nớc và nó mang tính
mệnh lệnh hành chính. Khác với tính bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
trong các quan hệ trên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng luôn
ngang bằng và bình đẳng nhau. Trong hợp đồng, quyền lợi của bên này có
nghĩa đó là nghĩa vụ của bên còn lại và ngợc lại nghĩa vụ của bên này chính
là quyền của bên còn lại. Quyền và nghĩa vụ của các bên hình thành từ sự tự
nguyện thoả thuận của các bên, các bên tự mình đàm phán, trao đổi và ghi
nhận quyền và nghĩa vụ đó.
Thứ t, về hình thức của hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng đợc ký kết dới nhiều
hình thức khác nhau nh: văn bản, lời nói hay các hành vi cụ thể; trong một số
trờng hợp khác pháp luật quy định hợp đồng phải ký dới một hình thức nhất
định (nh hợp đồng phải ký bằng văn bản có công chứng, chứng thực hợp lệ)
thì phải tuân thủ hình thức đó. Văn bản là hình thức có thể thể hiện một cách
hữu hình nội dung của hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Đó có
thể là bản hợp đồng với đầy đủ chữ ký của các bên hoặc công văn, tài liệu giao
dịch chứa đựng những nội dung chủ yếu của hợp đồng mà các bên đã thỏa
thuận đợc với nhau.
1.1.2. Phân loại hợp đồng
Tùy thuộc vào nội dung, tính chất hình thức của từng quan hệ hợp
đồng, ngời ta phân biệt thành nhiều loại hợp đồng khác nhau:
- Căn cứ vào nội dung và tính chất cụ thể của hợp đồng mà chia thành
từng loại hợp đồng riêng nh: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng xây dựng,

vận chuyển, tín dụng, thuê tài sản, hợp đồng dân sự, hợp đồng thơng mại,
hợp đồng lao động, hợp đồng khoa học công nghệ


12
- Căn cứ vào hình thức thể hiện, quan hệ hợp đồng chia thành: hợp đồng
bằng văn bản, hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng có chứng nhận, chứng thực...
+ Hợp đồng bằng văn bản
Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có
thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản và cùng ký xác nhận.
Khi có tranh chấp, hợp đồng đợc giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng
cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức hợp đồng đợc giao kết bằng lời nói.
Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của
mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với những hợp đồng có giá trị lớn, tính chất
phức tạp,các bên cha thực sự tin tởng nhau thì các bên thờng chọn hình thức
này. Thông thờng, hợp đồng đợc lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản,
coi nh đã có trong tay một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.
Trong những hợp đồng bằng văn bản có thể chia thành hợp đồng ký
bằng văn bản thông thờng và hợp đồng ký bằng văn bản có công chứng,
chứng thực hợp lệ.
+ Hợp đồng có chứng nhận, chứng thực
Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và
đối tợng của nó là những tài sản mà Nhà nớc cần quản lý, kiểm soát khi
chúng đợc dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác, thì các bên phải lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng đợc lập ra theo hình thức
này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật
không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhng để quyền lợi của mình đợc
đảm bảo, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.
+ Hợp đồng bằng lời nói
Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận

miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện
những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thờng đợc áp dụng trong


13
những trờng hợp các bên thân quen hoặc đã có độ tin tởng lẫn nhau hoặc đối
với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ đợc thực hiện và chấm dứt.
- Căn cứ vào sự tơng xứng về quyền và nghĩa vụ các bên, có thể chia
thành: Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
+ Hợp đồng song vụ
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có quyền và
nghĩa vụ. Hay nói cách khác, mỗi một bên chủ thể của hợp đồng song vụ là
ngời vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong nội dung của loại hợp
đồng này, quyền dân sự của bên này đối lập tơng ứng với nghĩa vụ của bên
kia và ngợc lại. Vì thế, nếu hợp đồng song vụ đợc giao kết theo hình thức
văn bản, thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản hợp đồng.
Tại khoản 1 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005 đã định nghĩa: "Hợp đồng song vụ
là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau" [56].
+ Hợp đồng đơn vụ
Hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa
vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là ngời có quyền nhng
không phải thực hiện một nghĩa vụ nào.
Việc xác định quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau giữa các chủ thể
trong hợp đồng dân sự đợc bắt đầu từ thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực.
- Căn cứ theo sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, có
thể chia thành:
+ Hợp đồng chính
Tại khoản 3 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Hợp đồng chính
là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác" Nh vậy, các
hợp đồng chính khi đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định

thì đơng nhiên phát sinh hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ
thời điểm giao kết.


14
+ Hợp đồng phụ
"Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc và hợp đồng chính"
(khoản 4 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005). Trớc hết các hợp đồng phụ muốn
có hiệu lực phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, về nội
dung, về hình thức v.v... Mặt khác, dù rằng đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện
nói trên nhng hợp đồng vẫn không có hiệu lực nếu hợp đồng chính (hợp đồng
mà nó phụ thuộc) bị coi là không có hiệu lực.
- Căn cứ theo tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, có thể
chia thành:
+ Hợp đồng có đền bù
Là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể khi đã thực hiện cho
bên kia một lợi ích sẽ nhận đợc từ bên kia một lợi ích tơng ứng. Chúng ta
biết rằng, đặc điểm cơ bản của quan hệ tài sản trong giao lu dân sự là sự trao
đổi có đền bù. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ bên này hởng lợi ích vật chất
thì bên kia hởng lợi ích vật chất mới đợc coi là "đền bù tơng ứng". Do nhu
cầu đa dạng, các bên có thể thỏa thuận để giao kết những hợp đồng mà trong
đó một bên hởng lợi ích vật chất nhng bên kia lại hởng một lợi ích thuộc
về tinh thần. Cần xác định rằng các hợp đồng mang tính chất đền bù đa phần
là hợp đồng song vụ cũng nh đa phần các hợp đồng song vụ đều mang tính
đền bù. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều hợp đồng dù mang tính chất đền
bù nhng lại là hợp đồng đơn vụ nh hợp đồng cho vay có lãi mà hiệu lực của
nó đợc xác định tại thời điểm bên vay đã nhận tiền. Mặt khác, có nhiều hợp
đồng song vụ nhng không mang tính chất đền bù nh hợp đồng gửi giữ
không có thù lao.
+ Hợp đồng không có đền bù

Hợp đồng không đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên nhận
đợc từ bên kia một lợi ích nhng không phải giao lại một lợi ích nào. Bên


15
cạnh việc sử dựng hợp đồng làm phơng tiện trao đổi những lợi ích, các chủ
thể còn dùng nó làm phơng tiện để giúp đỡ nhau. Vì vậy, hợp đồng không có
đền bù thờng đợc giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tơng thân,
tơng ái giữa các chủ thể. Có thể nói rằng, nếu tiền đề của hợp đồng có đền bù
là những lợi ích (mà đa phần là lợi ích vật chất) thì tiền đề của hợp đồng
không có đền bù là mối quan hệ tình cảm sẵn có giữa các chủ thể. Đây là một
loại hợp đồng dân sự mà tính chất của nó đã vợt ra ngoài tính chất của quy
luật giá trị bởi sự chi phối của yếu tố tình cảm. trên sơ sở tình cảm, các bên
thiết lập các hợp đồng không có đền bù để giúp đỡ nhau. Do đó, trong quá
trình giao kết loại hợp đồng này dù đã hứa hẹn (đã có sự thống nhất ý chí)
nhng việc chấp nhận đề nghị không mang tính chất ràng buộc đối với bên
đợc đề nghị. Vì vậy, đối với hợp đồng tặng cho tài sản, pháp luật đã quy định
có hiệu lực khi các bên đã thực tế trao cho nhau đối tợng tặng cho hoặc đã
hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu.
- Căn cứ vào thời điểm phát sinh hiệu lực, có thể chia thành:
+ Hợp đồng ng thuận
Hợp đồng ng thuận là những hợp đồng mà theo quy định của pháp
luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh quay sau khi các bên đã thỏa
thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong trờng hợp
này, dù rằng các bên cha trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết nhng
đã phát sinh quyền yêu cầu của bên này đối với bên kia trong việc thực hiện
hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng ng thuận là những hợp đồng mà thời
điểm có hiệu lực của nó đợc xác định tại thời điểm giao kết.
+ Hợp đồng thực tế
Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực

của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối
tợng của hợp đồng.


16
- Căn cứ vào tính chất của nội dung của hợp đồng, ngời ta có thể hợp
đồng thành các loại hợp đồng nh: hợp đồng dân sự, hợp đồng thơng mại,
hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, hợp đồng lao động, hợp đồng khoa học
công nghệ
- Ngoài các cách phân loại hợp đồng nh trên, pháp luật của nhiều
nớc còn có nhiều cách phân loại hợp đồng khác
Tóm lại, việc phân chia hợp đồng dân sự thành các loại nói trên vừa
dựa vào sự quy định của pháp luật, vừa dựa trên phơng diện lý luận, vừa dựa
trên phơng diện thực tiễn. Qua đó, nhằm xác định đợc những đặc điểm
chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong
quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng
1.1.3. Vai trò của hợp đồng
Xuất phát từ bản chất của hợp đồng cũng nh các hình thức khác nhau
của hợp đồng đã đợc pháp luật ghi nhận và đã có ý nghĩa đối với đời sống xã
hội. Ta thấy hợp đồng có một số vai trò nhất định nh sau:
- Hợp đồng là cơ sở quan trọng để xây dựng và thực hiện kế hoạch của
các bên. Có thể khẳng định rằng trong tất cả mọi vấn đề nếu không xây dựng
kế hoạch cụ thể và chi tiết thì mọi công việc tiến hành đều rơi vào tình trạng
không có phơng hớng và để bảo đảm việc xây dựng kế hoạch đợc bảo đảm
thì một trong những cơ sở quan trọng bắt nguồn của vấn đề chính là hợp đồng.
Hợp đồng là một phơng tiện để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các bên
ký kết. Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, cơ sở để cho
sự phân minh cũng nh khẳng định tính đúng sai không thể có nội dung nào
khác quan trọng hơn đó chính là hợp đồng. Bên cạnh những nội dung chính
của hợp đồng nh: tên của hợp đồng, tên chủ thể, tên mặt hàng, phơng thức

thanh toán... nhng trong đó có nhiều hợp đồng quy định rất cụ thể tiến độ


17
thực hiện các nội dung đợc thoả thuận trong hợp đồng (ví dụ nh các hợp
đồng liên quan đến xây dựng công trình, các loại hợp đồng BOT, BT,) và
nh vậy nội dung hợp đồng sẽ trở thành tiêu chí để kiểm tra việc thực hiện các
thoả thuận của các bên. Hay nói cách khác, hợp đồng đợc xem nh công cụ
để các bên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
- Hợp đồng làm cho lợi ích của các bên ký kết phù hợp với lợi ích
chung của nền kinh tế quốc dân. Cho dù nội dung của hợp đồng chủ yếu đợc
các bên tự thoả thuận nhng sự thoả thuận đó phải trong khuôn khổ pháp luật
và việc các nhà xây dựng pháp luật trong quá trình soạn thảo để ban hành đã
phải tính toán các lợi ích của nền kinh tế quốc dân.
- Hợp đồng là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của cơ chế quản
lý mới. Một trong những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trờng định
hớng xã hội chủ nghĩa là sự điều tíêt của nền kinh tế đợc đặt dới điều tiết
của nhà nớc và sự tự điều tiết của các quy luật thị trờng. Nhà nớc chỉ tập
trung quản lý ở tầm vĩ mô, còn quá trình tổ chức và quản lý sẽ thuộc về các
doanh nghiệp. Đối với các giao lu dân sự thông thờng, Nhà nớc luôn đề
cao quyền tự do của cá nhân, chính vì vậy việc quản lý của nhà nớc cũng nh
việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên chủ yếu đợc đánh giá qua sự
thoả thuận của các bên. Nếu nh trớc đây, Nhà nớc luôn là trung tâm quản
lý trực tiếp đối với doanh nghiệp thì nay sự quản lý đó lại để cho các doanh
nghiệp tự quản lý và nhà nớc chỉ tập trung quản lý theo phơng pháp mới
nh quản lý về thuế, quản lý tỷ giá hối đoái, quản lý về chính sách thơng
mại, và quản lý xã hội bằng pháp luật. Nh vậy, một trong những nội dung
quan trọng để nhà nớc quản lý và bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các cá
nhân và tổ chức đó là hợp đồng. Bên cạnh nhà nớc sử dụng hợp đồng nh
một công cụ quản lý mới thì chính các tổ chức với tổ chức, tổ chức với cá

nhân thành viên có liên quan, cá nhân với cá nhân, hợp đồng cũng là cơ sở tạo
sự ràng buộc lẫn nhau và trở thành công cụ quản lý hiệu quả.


18
1.2. khái niệm, nguyên tắc, cấu trúc của pháp luật về hợp đồng
1.2.1. Khái niệm pháp luật về hợp đồng
Từ khái niệm về hợp đồng, các đặc điểm của hợp đồng cũng nh vai
trò của hợp đồng đã trình bày ở phần một của chơng một cho ta thấy các
quan hệ về hợp đồng tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau: từ lĩnh vực kinh
doanh, linh vực dân sự, lao động, tín dụng và khoa học công nghệ. Điều này
cho thấy quan hệ hợp đồng có phạm vi rất rộng. Quan hệ hợp đồng có thể chỉ
là các quan hệ rất đơn giản nh việc mua bán hàng hoá đơn gian của đời sống
dân sự hàng ngày(trong những trờng hợp này, các hợp đồng thờng chỉ là
hợp đồng bằng lời nói) tới các hợp đồng có nội dung rất phức tạp bao gồm
nhiều chủ thể tham gia, nội dung lớn với nhiều bộ phận khác nhau đẻ thực
hiện các nội dung công việc đã thoả thuận trong hợp đồng (trong trờng hợp
này, các hợp đồng thờng là hợp đồng thơng mại, hợp đồng xây dựng BTO,
BOT, BT, hay các hợp đồng mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu). Để bảo đảm
các quan hệ hợp đợc phát triển đúng mục đích và yêu cầu của nhà nớc cũng
nh quan hệ hợp đồng đợc ký kết và thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng và
tự nguyện của các bên, bảo đảm lợi ích cũng nh nghĩa vụ cho các bên tham
gia ký kết thì quan hệ hợp đồng cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật.
Do tính chất đa dạng của hợp đồng là tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội chính dẫn tới các quy định pháp luật do nhà nớc ban
hành để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng cũng tồn tại trong nhiều ngành luật
khác nhau, trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bộ luật Dân sự
là văn bản pháp luật chứa dựng nhiều quy định nhất về hợp đồng, đây cũng là
văn bản quy định luật chung về hợp đồng. Bên cạnh Bộ luật Dân sự, luật
Thơng mại, Luật Điện lực, Bộ luật Lao độngcũng quy định về vấn đề hợp

đồng và chúng đợc áp dụng cho các hợp đồng chuyên ngành. Nh vậy, đối
với nhiều nhóm quan hệ có tính độc lập sẽ hình thành một ngành luật riêng: ví
dụ, quan hệ lao động sẽ đợc điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động, các quan hệ


19
dân sự sẽ đợc điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự Đối với các quan hệ hợp đồng
xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau và thể hiện ở nhiều dạng quan hệ
khác nhau (quan hệ dân sự, quan hệ thơng mại) dẫn tới pháp luật về hợp
đồng cũng rất đa dạng và tồn tại trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau(Bộ
luật Dân sự, luật Thơng mại, Luật bảo hiểm, luật Điện lực). Từ những nội
dung đã phân tích nh trên, ta có bớc đầu hình dung pháp luật về hợp đồng là
hệ thống các quy định do Nhà nớc ban hành để điều chỉnh các quan hệ về
hợp đồng. ở Việt Nam, do tính chất riêng biệt của quan hệ hợp đồng tồn tại
trong nhiều nhành nghề khác nhau, nhièu lĩnh vực khác nhau mà Quốc hội của
nớc Việt Nam sẽ không ban hành văn bản pháp luật quy định riêng biệt về
hợp đồng. Các quy định pháp luật về hợp đồng của nớc ta tồn tại trong nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Ngoài các quy định chung về hợp
đồng trong Bộ luật Dân sự có thể tìm thấynhững quy định về từng hợp đồng cụ
thể trong các văn bản khác nhau nh: Luật Thơng mại, Luật Kinh doanh bảo
hiểm... Các hợp đồng trong những lĩnh vực khác nhau sẽ do pháp luật chung về
hợp đồng kết hợp với pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Chẳng hạn, hợp đồng
thơng mại sẽ do Bộ luật Dân sự và Luật Thơng mại điều chỉnh; hợp đồng lao
động sẽ do Bộ luật Lao động điều chỉnh... Khi nói tới pháp luật về hợp đồng,
nhiều ngời có quan điểm rằng phải tách riêng từng loại hợp đồng riêng biệt.
Chẳng hạn, hợp đồng dân sự sẽ có những nội dung và đặc điểm khác với hợp
đồng trong kinh doanh, hợp đồng thơng mại khác với hợp đồng lao động
Tuy nhiên, để cho hợp đồng đợc ký kết giữa các chủ thể đợc thực
hiện có hiệu quả và bảo đảm đợc sự quản lý của nhà nớc thì nhà nớc ban
hành nhiều quy phạm pháp luật để áp dụng trong việc cụ thể hóa các vấn đề

của hợp đồng. Nh vậy, pháp luật về hợp đồng bao gồm một hệ thống các văn
bản pháp luật khác nhau, trong mỗi văn bản pháp luật đó sẽ bao gồm nhiều điều
luật quy định cụ thể hóa các nội dung của hợp đồng, định hình các quy tắc xử
sự của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Từ đó ta có thể kết luận pháp luật


20
về hợp đồng nh sau: Pháp luật về hợp đồng là một hệ thống các quy tắc xử
sự, do các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện
nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hợp đồng.
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hợp đồng
1.2.2.1. Tôn trọng quyền thỏa thuận tự nguyện của các bên
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng có quyền tự do cam kết, thỏa
thuận phù hợp với pháp luật trong việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ
dân sự. Mọi cam kết và thỏa thuận hợp pháp đợc pháp luật bảo hộ.
Khi cam kết, thỏa thuận các bên hoàn toàn tự nguyện, không đợc ai
dùng bất cứ thủ đoạn nào nhằm buộc một ngời cam kết, thỏa thuận trái với ý
chí của ngời đó. Mọi cam kết, thỏa thuận không có sự tự nguyện của các bên
có thể coi là vô hiệu.
Khi tiến hành thỏa thuận các chủ thể đều bình đẳng, không đợc lấy
bất cứ một lí do nào về sự khác biệt để đối xử không bình đẳng. Các chủ thể
bình đẳng về năng lực pháp luật, bình đẳng giữa các hình thức sở hữu khi giao
kết hợp đồng. Bình đẳng của các chủ thể đợc thể hiện ở các điểm sau:
- Bình đẳng trong việc tham gia vào các quan hệ hợp đồng không phụ
thuộc vào giới tính và các địa vị xã hội khác;
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi chúng đợc xác lập. Các bên
phải thực hiện nghĩa vụ đối với những ngời có quyền;
- Bình đẳng về trách nhiệm dân sự nếu bên có nghĩa vụ không thực
hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm dân sự đối với
bên có quyền.

Trong quan hệ hợp đồng các bên phải hợp tác, giúp đỡ nhau để tạo lập
và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận. Ngoài ra, đòi hỏi các bên
phải tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục và hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên,


21
trong quan hệ dân sự các bên đợc suy đoán là trung thực, thiện chí. Nếu một
bên cho rằng bên kia không trung thực, thiện chí phải có chứng cứ.
1.2.2.2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ
hợp đồng
Trách nhiệm trong hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lí nhng
trớc tiên là trách nhiệm của ngời vi phạm đối với ngời bị vi phạm. Ngời
có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của họ nếu các quyền và
nghĩa vụ đó phát sinh từ các căn cứ hợp pháp. Nếu không thực hiện phải tự
chịu trách nhiệm và có thể bị cỡng chế thi hành nghĩa vụ và phải bồi thờng
thiệt hại (nếu có). Mỗi chủ thể tham gia phải tự chịu trách nhiệm về hành vi
của mình (Điều 7 Bộ luật Dân sự).
Quyền sở hữu và các quyền tài sản khác là những quyền quan trọng
nhất của công dân cũng nh tổ chức trong giao lu dân sự, kinh tế; là cốt lõi
trong các quyền dân sự của các chủ thể và chi phối các quyền năng khác. Mọi
chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản của các chủ thể
khác. Khi có hành vi xâm phạm đến tài sản của ngời khác, ngoài việc áp
dụng các biện pháp cỡng chế (hình sự, hành chính) cơ quan nhà nớc có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự với mục đích khôi phục lại tình
trạng tài sản của ngời bị xâm phạm, bảo đảm quyền sở hữu tài sản của các
chủ thể đợc thực hiện bình đẳng (Điều 9 Bộ luật Dân sự).
1.2.2.3. Bảo vệ trật tự công và lợi ích của ngời thứ ba ngoài quan
hệ hợp đồng
"Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không đợc xâm
phạm đến lợi ích của Nhà nớc, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của

ngời khác".
Việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp đồng nhằm thỏa mãn
nhu cầu vật chất và tinh thần của các bên tham gia vào quan hệ đó. Tuy nhiên,


22
khi thực hiện các hành vi không đợc phép thực hiện tùy tiện mà phải thực
hiện trong khuôn khổ, giới hạn của hợp đồng. Quyền của một chủ thể đợc
giới hạn bởi quyền của các chủ thể khác, lợi ích của Nhà nớc, lợi ích công
cộng, nhằm bảo đảm việc các chủ thể gây thiệt hại cho các chủ thể còn lại thì
phải bồi thờng các thiệt hại nh đã thỏa thuận trong hợp đồng.
1.2.2.4. Tôn trọng và tuân thủ pháp luật, đạo đức và truyền thống
tốt đẹp
Quan hệ hợp đồng luôn luôn đề cao tính tự nguyện và sự tự do ý chí
của các bên trong việc thoả thuận ký kết hợp đồng, Nội dung này của hợp
đồng luôn đợc pháp luật ghi nhận và bảo đảm. Tuy nhiên, việc phát huy
quyền tự do hợp đồng của các bên luôn phải đợc đặt trong mố quan hệ với lợi
ích của ngời khác và những giá trị văn hoá truyền thống. Chính vì vậy, quyền
tự do hợp đồng luôn phải đợc đặt trong khuôn khổ pháp luật của nhà nớc,
nghĩa là các bên đợc quyền phát huy tối đa quyền tự do hợp đồng nhng việc
phát huy đó phải đặt trong sự kiểm soát của pháp luật (trong khuôn khổ pháp
luật). Bên cạnh việc tuân thu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật các
ben tham gia hợp đồng cần phải tôn trọng những giá trị đạo đức và những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tình đoàn két tơng thân tơng ái, mỗi ngời
vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi ngời và vì truyền thống tốt đẹp của các dân
tộc anh em tren đất nớc Việt Nam
1.2.3. Cấu trúc của pháp luật hợp đồng trong pháp luật Việt Nam
hiện hành
Xét về cấu trúc hình thức thì pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng
rất đa dạng, tồn tại trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Ngoài

những quy định trực tiếp về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, còn có thể tìm
thấy nhiều quy định có liên quan đến hợp đồng trong nhiều văn bản pháp luật
khác nhau thuộc các lĩnh vực kinh tế nh: kinh doanh điện lực, thơng mại, tín


23
dụng, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, vận chuyển, đầu t, chuyển giao công
nghệ, đất đai...
Để đơn giản trong việc xác định cấu trúc hình thức của pháp luật
hợp đồng, có thể chia hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng thành
hai nhóm:
Nhóm văn bản quy phạm pháp luật quy định các vấn đề chung về hợp đồng
Nhóm văn bản pháp luật này quy định những vấn đề chung, mang tính
nguyên tắc về mọi loại hợp đồng, không phân biệt lĩnh vực phát sinh quan hệ
hợp đồng. Các văn bản pháp luật chung về hợp đồng là Bộ luật Dân sự
Pháp luật chung về hợp đồng của nớc ta có nhiều thay đổi qua từng
thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội:
- Giai đoạn trớc ngày 01/01/2006 (là ngày Bộ luật Dân sự năm 2005
có hiệu lực)
Trong giai đoạn này thì pháp luật chung về hợp đồng chủ yếu đợc điều
chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 1995(áp dụng cho các hợp đồng dân sự) và Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 (áp dụng cho các hợp đồng đợc coi là
hợp đồng kinh doanh).
- Giai đoạn sau ngày 01/01/2006:
Kể từ ngày 01/01/2006 thì luật chung về hợp đồng chỉ là Bộ luật Dân
sự năm 2005. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thay thế cho Bộ luật
Dân sự năm 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.
Nhóm văn bản quy phạm pháp luật quy định các nội dung về hợp
đồng chuyên ngành
Bên cạnh những quy định trong các văn bản pháp luật chung về hợp đồng

thì trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể, Nhà nớc còn ban hành các quy định riêng
về từng loại hợp đồng. Đây là nhóm văn bản pháp luật chuyên ngành về hợp


24
đồng. Ví dụ: Luật Điện lực, Luật Thơng mại, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh
bảo hiểm, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam,
Luật Giao thông đờng bộ, Luật Giao thông đờng thủy nội địa...
- Pháp luật về hợp đồng chuyên ngành
Trong từng lĩnh vực kinh tế có thể có những quy định riêng về từng
loại hợp đồng cụ thể. Ví dụ:
+ Luật Điện lực và các văn bản hớng dẫn thi hành nh Nghị định số
105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết
và hớng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
+ Luật Thơng mại năm 2005.
+ Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 01/4/2006).
+ Luật Kinh doanh bảo hiểm (09/12/2000).
+ Luật Đất đai năm 2003.
Xét về cấu trúc nội dung thì pháp luật về hợp đồng điều chỉnh các vấn
đề chủ yếu sau:
-Các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ hợp đồng
-Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các trờng hợp đồng vô hiệu và
xủ lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
-Điều kiện để các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng
-Nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Thực hiện hợp đồng.
+ Sửa đổi, bổ sung, chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng,
chấm dứt, thanh lý hợp đồng.



25
-Thủ tục giao kết hợp đồng Pháp luật hợp đồng quy định về các vấn đề
sau đây:
+ Bản chất của hợp đồng và các nguyên tắc giao kết hợp đồng.
+ Điều kiện và thủ tục giao kết hợp đồng.
+ Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trờng hợp hợp đồng
dân sự vô hiệu.
+ Đại diện và ủy quyền ký kết hợp đồng.
Trong cấu trúc nội dung của mỗi hợp đồng thờng là một tập hợp các
điều khoản đợc ấn định theo sự thỏa thuận của hai bên. Tùy theo mục đích,
đối tợng và tính chất của hợp đồng mà trong từng hợp đồng sẽ bao gồm
nhiều hay ít các điều khoản. Pháp luật hợp đồng điều chỉnh hợp đồng cụ thể
cũng không đồng nhất với nhau. Nghĩa là, tùy từng loại đối tợng của hợp
đồng mà các quy định về hợp đồng của luật dân sự đợc áp dụng hay các luật
chuyên ngành đợc áp dụng.
1.2.4. Nguyên tắc áp dụng phối hợp quy định trong các văn bản
pháp luật
- Trong quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành
+ Nếu một vấn đề cùng đợc quy định cả trong luật chung và luật
chuyên ngành thì u tiên áp dụng luật chuyên ngành.
+ Nếu có vấn đề luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy
định của luật chung.
- Trong quan hệ giữa các văn bản của một nhóm luật chung và của
một nhóm luật chuyên ngành
Ưu tiên áp dụng các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Theo Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật thì giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật
đợc xác định theo thứ tự sau: Cao nhất là Hiến pháp tới Bộ luật tới Luật, Nghị

×