Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
372
THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÔ HÌNH CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG
DESIGN AND CREATE MODEL OF AUTOMATED FEEDING WORKPIECES
SVTH: ĐINH DUY AN
Lớp 05CĐT, Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. NGÔ TẤN THỐNG
Khoa cơ khí, Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Dựa trên cơ sở các thiết bị điều khiển tự động đề tài nghiên cứu được áp dụng để thiết kế chế
tạo mô hình cấp phôi tự động được điều khiển bằng rơle.
ABSTRACT
Basing on automatic control devices thesis is applred to design and create model of automated
feeding workpieces by control relay.
1. Giới thiệu chung về hệ thống cấp phôi tự động
Trong thực tế hiện nay có rất nhiều nhà máy và xí nghiệp được trag bị các hệ thống cấp
phôi tự động như hệ thống cấp phôi tự động cho máy khoan, hệ thống cấp phôi tự động cho
máy phay…nhằm nâng cao năng suất và đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất.
2. Nội dung
Qui trình của một hệ thống cấp phôi tự động:
2.1. Xây dựng lý thuyết điều khiển điện khí nén
Hệ thống điều khiển bằng khí nén được sử dụng trong nhiều lỉnh vực mà ở đó có sự
nguy hiểm hay xảy ra các vụ nổ như các thiết bị phun sơn. Ngoài ra hệ thống điều khiển bằng
khí nén được sử dung trong các dây chuyền rửa tự động, trong các thiết bị vận chuyển và kiểm
tra các thiết bị lò hơi, thiết bị đóng gói trong công nghiệp.
Ưu điểm: do khả năng chịu nén (đàn hồi) lớn của không khí có thể truyền tải năng lượng xa
bởi vì độ nhớt động học của khí nén nhỏ và tổn thất áp suất trên đường dẫn thấp,khí nén
không gây ô nhiễm môi trường, hệ thống phòng ngừa quá áp suất được đảm bảo, hệ thống khí
nén có tác động nhanh.
Nhược điểm: gây tiếng ồn trong qúa trình làm việc thiết bị khó chế tạo giá thành cao.
Hệ thống điều khiển điện: hệ thống được biểu diễn một cách tổng quát theo hình 1
mạch điều khiển thông thường là điện một chiều 24VDC
2.2. Các yêu cầu kỷ thuật của mô hình cấp phôi tự động
Thuyết kế truyền động đai được tiến hành theo các bước sau:
Chọn loại đai
Xác định các kích thước và thong số bộ truyền
Xác địng các thông số của đai theo chỉ tiêu và khả năng kéo của đai và về tuổi thọ
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
373
Xác định lực căng của đai, và lực tác dụng lên trục
Theo hình dạng tiết diện đai, phân ra: đai dẹt (tiết diện chữ nhật) đai hình thang, đai
hình chêm và đai răng.
Thiết kế truyền động bánh răng được tiến hành theo các bước sau:
Chọn vật liệu
Xác định ứng suất cho phép
Tính sơ bộ một kích thước cơ bản của truyền động bánh răng, trên cơ sở đó xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bộ truyền rồi tiến hành kiểm nghiệm răng về độ bền
tiếp xúc và độ bền uốn.
Xác định các kích thước hình học của bộ truyền
2.3. Tính cấp thiết đề tài
Ngày nay việc tự động hoá các quá trình sản xuất ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn.
Chính vì vậy việc xây dựng mô hình điều khiển tự động để hổ trợ giảng dạy là điều cần thiết.
Việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy giúp cho sinh viên chuyên ngành cơ khí cơ điện tử học
tốt hơn môn thiết kế máy theo ý tưởng, xây dựng chương trình điều khiển máy theo tuần tự.
2.3.1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài này là giúp cho các em học sinh, sinh viên chuyên ngành cơ khí
chế tạo máy học tốt hơn môn lập trình tự động.
2.3.2. Xây dựng thiết kế chế tạo mô hình cấp phôi tự động
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, để muốn có một chi tiết dạng hộp yêu cầu được
khoan hai lỗ ở hai bề mặt vuông góc của chi tiết đó. Thông thường việc gá đặt chi tiết lên bàn
máy mất thời gian và không đảm bảo độ chính xác. Từ yêu cầu cấp thiết trong quá trình học đã
tạo động lực cho em thiết kế chế tạo mô hình cấp phôi tự độnh cho máy khoan
2.3.3. Nguyên lý hoạt động của mô hình cấp phôi tự động
Hệ thống băng tải có nhiệm vụ cấp phôi cho bàn máy thông qua pittông đẩy phôi vào bàn
máy sau đó pittông lui về pittông thứ hai được gắn trên bàn máy kẹp chi tiết, pittông thứ ba
đẩy máy khoan đi xuống thực hiện gia công lỗ thứ nhất song pittông đẩy máy khoan đi lên lúc
này chi tiết vẫn được gá trên bàn máy pittông thứ tư đẩy bàn máy quay một góc 90 độ pittông
thứ ba đẩy máy khoan đi xuống thực hiện gia công lỗ thứ hai song chi tiết được tháo tự động
và chu trình mới kế tiếp thực hiện.
3. Kết luận
Qua đề tài này tôi được tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực thiết kế chế tạo mô hình cấp phôi tự
động củng như việc ứng dụng điện khí nén trong quá trình điều khiển hệ thống cấp phôi tự
động. Đề tài này giúp cho sinh viên chuyên ngành cơ khí cơ điện tử học tốt hơn môn thiết kế
máy theo ý tưởng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển (2000), Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp (1997), Chi tiết máy.
[3] Nguyễn Hữu Lộc (2002), Auto cad 2000.