Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 93 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





TRỊNH THỊ BẠCH TUYẾT






VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN
NGÀNH HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC










HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




TRỊNH THỊ BẠCH TUYẾT





VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN
NGÀNH HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80




Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN LỰC






HÀ NỘI - 2009






MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương 1. Vai trò của việc đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành
Hàng hải Việt Nam hiện nay 6
1.1. Đội ngũ thuyền viên và vai tro
̀
của đội ngũ thuyền viên đối với
ngành Hàng hải Việt Nam 6
1.1.1. Thuyền viên và quy định hệ thống chức danh thuyền viên 6
1.1.2. Vai trò của ngành Hàng hải đối với nền kinh tế quốc dân nước ta 8
1.1.3. Nguồn lực thuyền viên quyết định năng lực hoạt động của ngành
Hàng hải Việt Nam 9
1.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn lực thuyền
viên hiện nay 12

1.2.1. Giáo dục và đào tạo định hướng chiến lược đào tạo cho các cơ sơ
̉

đào tạo thuyền viên Việt Nam. 12
1.2.2. Giáo dục và đào tạo góp phần quyết định chất lượng nguồn lực
thuyền viên 14
Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng
hải ở Việt Nam hiện nay 17
2.1. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sơ
̉
đào tạo , huấn luyện
thuyền viên Việt Nam 17
2.1.1. Đánh giá thực trạng hệ thống cơ sơ
̉
đào tạo , huấn luyện thuyền
viên Việt Nam 17
2.1.2. Chương trình đào tạo Hàng hải (Maritime Education) hiện nay của
Việt Nam 20
2.1.3. Đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên 28
2.1.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 35
2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thuyền viên 36
2.2. Yêu cầu tổng quan về nguồn nhân lực hàng hải trên thế giới và thực
trạng chất lượng của đội ngũ thuyền viên đã được đào tạo ở Việt
Nam 41
2.2.1. Những yêu cầu tổng quan về nguồn nhân lực Hàng hải trên thế
giới 41
2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ thuyền viên đã được
đào tạo ở Việt Nam 44
Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện

nay 47
3.1. Kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện thuyền viên của một số nước trên
thế giới 47
3.1.1. Kinh nghiệm của một số nước thuộc khối ASEAN 47
3.1.2. Kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Trung Quốc 50
3.1.3. Kinh nghiệm đào tạo huấn luyện Hàng hải ở các nước phát triển
(lấy Nhật Bản làm ví dụ điển hình) 52
3.1.4. Những bài học mà Việt Nam có thể rút ra được từ kinh nghiệm
của các nước 55
3.2. Một số giải pháp về đào tạo nguồn lực thuyền viên của ngành hàng
hải ở Việt Nam 55
3.2.1. Tăng cường năng lực cho các cơ sơ
̉
đào tạo thuyền viên ở Việt
Nam 56
3.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp
thực tiễn hàng hải hiện nay 62
3.2.3. Năng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 73
3.2.4. Tăng cường thời gian và chất lượng luyện tập và thực tập tay nghề 77
3.2.5. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lối sống và đạo
đức cho sinh viên 79
3.2.6. Mở rộng liên kết và hợp tác quốc tế về đào tạo thuyền viên 80
Kết luận 82
Danh mục tài liệu tham khảo 85


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia có bờ biển chạy dọc theo chiều dài đất nước,
thềm lục địa rộng gần 1 triệu km
2
, gấp 3 lần diện tích đất liền, có nhiều giá trị
và tiềm năng to lớn. Hơn nữa, với vị trí gần đường Hàng hải quốc tế, thuận lợi
cho các dịch vụ Hàng hải và giao lưu với thị trường thế giới, ngành vận tải
biển được nước ta coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước.
Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã đề ra
“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó có chiến lược phát
triển vận tải biển, cảng biển, dịch vụ Hàng hải và nguồn nhân lực biển. Đây là
định hướng có tính quyết định đối với khai thác nguồn lực từ biển, đóng góp
cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong xu thế đi lên của đất nước và việc gia nhập WTO, ngành Hàng
hải Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế. Sự phát triển nhanh
chóng của đội tàu trong nước và dịch vụ xuất khẩu lao động thuyền viên đang
đặt ra cho các trường Hàng hải nước ta cơ hội đào tạo đội ngũ thuyền viên.
Việc cải tiến chương trình, phát triển đào tạo và huấn luyện thuyền viên được
coi là vấn đề cấp thiết, đó cũng là vấn đề tiên quyết góp phần tích cực trong
việc phát triển ngành Hàng hải.
Tuy vậy, bước đầu hội nhập và thực tiễn mấy năm qua cho thấy: đội
ngũ sĩ quan, thuyền viên có tăng lên đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu thị
trường nhưng đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết về mặt chuyên môn, nghiệp
vụ, kỹ năng thực hành, ngoại ngữ khi làm việc trên những con tàu hiện đại
hoặc tàu đa quốc tịch…
Sự hạn chế của đội ngũ thuyền viên do nhiều yếu tố, một trong những
yếu tố cơ bản là do chất lượng đào tạo thuyền viên còn những khiếm khuyết
chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.



2

Do vậy, để nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế biển, việc nghiên cứu tình hình đào tạo đội ngũ
thuyền viên hiện nay để điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng đào tạo
các trường Hàng hải nói chung và đào tạo thuyền viên nói riêng là việc hết
sức quan trọng và cấp thiết. Đặc biệt việc đào tạo để thuyền viên không chỉ
kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ chuyên ngành mà còn chú ý giáo dục cho
thuyền viên ý thức làm việc, tinh thần trách nhiệm, tác phong công nghiệp, lối
sống chan hoà và lòng yêu nghề, coi đi biển là sự nghiệp lâu dài của mình là
công việc thường xuyên và mang tính thời sự.
Nhận thức từ yêu cầu trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề đào tạo
nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Triết học đồng thời mong góp một phần nhỏ vào
việc nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong ngành Hàng hải nói chung,
đội ngũ thuyền viên nói riêng, gần đây có nhiều người tập trung nghiên cứu:
- Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật “Nghiên cứu đổi mới chương trình
đào tạo trung học Hàng hải Việt Nam” do kỹ sư Phan Văn Tại thực hiện đã
phân tích và đánh giá thực trạng chương trình đào tạo các ngành trung cấp
Điều khiển tàu biển, trung cấp Vận hành máy tàu biển; so sánh với yêu cầu
tiêu chuẩn của STCW 95 và luật pháp Việt Nam về giáo dục và đào tạo nhằm
xây dựng chương trình đào tạo mới phù hợp với yêu cầu và nhu cầu hiện tại.
- Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật “Giải pháp nâng cao hiệu quả và
khả năng cạnh tranh quốc tế của xuất khẩu thuyền viên Việt Nam tới năm
2003” do kĩ sư Phạm Viết Cường thực hiện đã phân tích, thống kê, tổng hợp
và đánh giá thực trạng chất lượng thuyền viên Việt Nam, kinh nghiệm huấn
luyện, quản lý, xuất khẩu thuyền viên của các cường quốc về Hàng hải. Đồng



3

thời luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng thuyền viên, xu
hướng của thị trường thuyền viên trong những năm tiếp theo.
- Luận văn thạc sĩ khoa học triết học “Xu hướng và giải pháp phát triển
nguồn nhân lực ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” do
Nguyễn Thị Hồng Vân thực hiện nhằm phân tích những xu hướng và đề xuất
những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong thời kỳ CNH,
HĐH.
- Trong những năm trở lại đây đã có một số bài nghiên cứu, trao đổi xung
quanh việc đổi mới và phát triển nguồn lực lao động Hàng hải đăng trên các tạp
chí Hàng hải, Tạp chí biển Việt Nam, Giao thông vận tải…
+ Tác giả ThS. Mai Văn Khang “Phát huy nguồn lực lao động thuyền
viên của ngành Hàng hải Việt Nam” đã nghiên cứu, phân tích yếu tố con
người từ đã tóm tắt một số yêu cầu quan trọng đối với nguồn nhân lực.
+ Tác giả ThS. Văn Khang “Chiến lược đào tạo thuyền viên cho ngành
Hàng hải Việt Nam” đã đưa ra những đề xuất chung nhằm phát huy nguồn lực
lao động thuyền viên và chiến lược đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực thuyền
viên đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Các công trình trên đã phân tích nhiều vấn đề sâu sắc trong một số lĩnh
vực khác nhau để áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên đề tài này của chúng tôi
tập trung nghiên cứu lĩnh vực đào tạo thuyền viên đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế cũng như phát triển kinh tế biển Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
Làm rõ vai trò của đào tạo và thực trạng vấn đề đào tạo nguồn lực
thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thuyền viên Việt
Nam trong thời gian tới.



4

* Nhiệm vụ
- Làm rõ vai trò của đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực
thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực thuyền viên ở Việt Nam
hiện nay.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực thuyền
viên đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Công tác đào tạo nguồn lực thuyền viên - nguồn lực lao động chủ yếu
nhất trong ngành Hàng hải Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Các cơ sở đào tạo nguồn lực thuyền viên trong cả nước, chủ yếu ở Trường
Đại học Hàng hải và Cao đẳng Hàng hải I.
Về thời gian: Các số liệu tiến hành khảo sát trong luận văn được giới
hạn từ 1995 đến nay.
5. Cơ sơ
̉
lí luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lí luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về việc đào tạo nguồn lực con
người.
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn dựa trên những báo cáo tổng kết thực tiễn và tình hình đào tạo
thuyền viên ở các trường, trung tâm đào tạo thuyền viên ở Việt Nam trong thời

gian gần đây và tham khảo kinh nghiệm đào tạo thuyền viên của một số nước
trên thế giới.


5

* Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đã được xác định, luận văn vận
dụng phương pháp luận biện chứng duy vật mà chủ yếu là các phương pháp
phân tích - tổng hợp, so sánh, thống nhất lí luận với thực tiễn…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn làm rõ vai trò của việc đào tạo nguồn lực thuyền viên đạt
chuẩn quốc tế.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng
dạy, học tập, hoạch định chiến lược phát triển nguồn lực thuyền viên Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc thành 3 chương
Chương 1. Vai trò của việc đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng
hải Việt Nam hiện nay.
Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay.







6

Chương 1
VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN
NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Đội ngũ thuyền viên và vai tro
̀
của đội ngũ thuy ền viên đối với
ngành Hàng hải Việt Nam
Nguồn lực lao động quan trọng nhất của ngành Hàng hải Việt Nam
hiện nay là đội ngũ thuyền viên làm việc trên các tàu biển. Đây là một yếu tố
quan trọng không thể thiếu được, nó là động lực chủ yếu tác động trực tiếp
nhất đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp vận tải biển nói riêng và toàn
ngành Hàng hải nói chung.
1.1.1. Thuyền viên và quy định hệ thống chức danh thuyền viên
Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm
thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên
tàu biển.
Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh
trên tàu biển Việt Nam.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau
đây:
- Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc
trên tàu biển Việt Nam.
- Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi lao động, khả năng chuyên môn và
chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
- Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển.
- Có sổ thuyền viên.
- Có hộ chiếu thuyền viên để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền

viên đã được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế [37].


7

Quy định hệ thống chức danh thuyền viên
Căn cứ mức độ trách nhiệm phải thực hiện các chức năng được quy
định trong Bộ luật STCW 95 nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của con tàu, sự
an toàn của người và bảo vệ môi trường biển, các chức danh của thuyền viên
trên tàu biển Việt Nam được phân thành các nhóm như sau:
- Mức trách nhiệm quản lý: bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm các
chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai với trách nhiệm như
sau.
+ Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu
+ Đại phó là một sĩ quan boong có cấp bậc kề sát thuyền trưởng, được
quyền thay thế thuyền trưởng chỉ huy con tàu trong các trường hợp thuyền
trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức danh của mình.
+ Máy trưởng là một sĩ quan máy cao nhất chịu trách nhiệm về sức đẩy
cơ học của con tàu và về vận hành cũng như bảo quản các thiết bị cơ khí và
điện của tàu.
+ Sĩ quan máy hai là một sĩ quan máy có cấp bậc kề sát máy trưởng,
chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu, về khai thác, bảo dưỡng máy và
trang thiết bị điện của con tàu trong trường hợp máy trưởng mất khả năng
đảm nhiệm chức danh của mình.
- Mức trách nhiệm vận hành bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm các
chức danh sĩ quan boong, sĩ quan máy và sĩ quan vô tuyến điện với trách
nhiệm như sau:
+ Sĩ quan boong là một sĩ quan có trình độ chuyên môn theo quy định
tại các điều khoản của Chương II - Công ước STCW 78/95.
+ Sĩ quan là một sĩ quan có trình độ chuyên môn theo quy định tại các

điều khoản của Chương III - Công ước STCW 78/95.


8

+ Sĩ quan vô tuyến điện là một sĩ quan đã được cấp “giấy chứng nhận
khả năng chuyên môn” thích hợp theo các quy tắc vô tuyến của cơ quan có thẩm
quyền quy định và các điều khoản của Chương IV - Công ước SCTW 78/95.
- Mức trách nhiệm trợ giúp bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm
chức danh thủy thủ, thợ máy trực ca.
1.1.2. Vai trò của ngành Hàng hải đối với nền kinh tế quốc dân nước ta
Ngành Hàng hải (Vận tải biển) là ngành vận tải rất quan trọng trong hệ
thống vận tải của Việt Nam. Mục tiêu chủ yếu của vận tải biển là đáp ứng yêu
cầu trao đổi hàng hoá bằng đường biển giữa các khu vực trong nước, vận
chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu đồng thời tham gia vào thị trường thuê tàu
thế giới.
Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Hàng hải Việt
Nam có một vị trí, vai trò hết sức to lớn, thể hiện tầm quan trọng đó trong
những khía cạnh sau:
Thứ nhất: Ngành Hàng hải giữ vai trò quan trọng trong giao lưu kinh
tế giữa các vùng trong nước và giữa Việt Nam với nước ngoài. Trong giai
đoạn vừa qua, gần như toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu và một phần đáng kể
hàng hoá trao đổi giữa các vùng trong nước đã được vận chuyển bằng đường
biển.
Thứ hai: Ngành Hàng hải đóng góp to lớn vào việc bảo đảm hoạt động
xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong điều kiện quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta ngày càng mở rộng, hầu hết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được
vận chuyển bằng đường biển, thì vai trò của ngành Hàng hải đối với các hoạt
động ngoại thương càng được thể hiện một cách rõ rệt.
Thứ ba: Ngành Hàng hải góp phần không nhỏ trong cán cân thanh toán

của đất nước thông qua các hoạt động có thu nhập bằng ngoại tệ; đồng thời
thông qua số lượng và giá trị hàng hoá vận chuyển, ngành này còn tác động
đến cán cân thương mại - bộ phận quan trọng nhất trong cán cân thanh toán


9

của đất nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta còn
trong tình trạng thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn vật tư, thiết bị và phải nhập
khẩu với số lượng lớn.
Thứ tư: Ngành Hàng hải còn có vai trò đặc biệt trong an ninh quốc
phòng, bảo đảm an toàn, tìm kiếm cứu nạn, góp phần bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ và
an toàn lãnh hải, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
1.1.3. Nguồn lực thuyền viên quyết định năng lực hoạt động của
ngành Hàng hải Việt Nam
Dưới dạng tổng quát, khái niệm “nguồn lực” được hiểu là toàn bộ các
yếu tố cả vật chất lẫn tinh thần đã, đang và sẽ có khả năng tạo ra sức mạnh
cho sự phát triển và trong những điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình cải
biến xã hội của một quốc gia, dân tộc. Nghĩa là, khái niệm nguồn lực có phạm
vi bao quát rộng, nó hàm chứa không chỉ những yếu tố đã và đang tạo ra sức
mạnh trên thực tế mà cả những yếu tố mới ở dạng sức mạnh tiềm năng; nó
không chỉ nói lên sức mạnh mà còn chỉ ra nơi bắt đầu, phát sinh hoặc nơi có
thể cung cấp sức mạnh; nó phản ánh không chỉ số lượng mà còn cả chất lượng
các yếu tố, đồng thời nói lên sự biến đổi không ngừng của các yếu tố đó.
Việc phân loại nguồn lực tuỳ thuộc vào cách xác định các tiêu chí và ở
việc xem xét chúng trong các quan hệ xác định. Chẳng hạn, theo tiêu chí khái
quát, nguồn lực được phân thành: nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần;
theo quan hệ bên trong - ngoài, và mỗi quốc gia với tư cách là một sự vật, thì
có nguồn lực bên trong (con người, vốn trong nước, cơ sở vật chấ t- kỹ thuật,
tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý ) và nguồn lực bên ngoài (sự trợ giúp của

nước ngoài, của các tổ chức quốc tế như vốn, công nghệ, thị trường, kinh
nghiệm quản lý ), theo chủ thể - khách thể, thì có nguồn lực chủ quan (con
người) và các nguồn lực khách quan (tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, vốn
trong nước và nước ngoài ), theo quan hệ rộng - hẹp, thì những yếu tố tạo
nên một nguồn lực nào đã lại trở thành những nguồn lực của chính nguồn lực


10

đó, thí dụ giáo dục cũng là một nguồn lực góp phần tạo nên nguồn lực con
người, hay trí tuệ cũng được coi là một nguồn lực trong nguồn lực con người;
theo quan hệ nhân - quả, thì tất cả những yếu tố tạo nên sức mạnh thúc đẩy sự
phát triển xã hội đều được coi là nguồn lực [32, tr.59-60].
Trong thời đại ngày nay, đối với tất cả các quốc gia, việc huy động, xác
định một cách đúng đắn và hiệu quả các nguồn lực đều có ý nghĩa to lớn trong
việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định cần khai thác và sử dụng nhiều
nguồn lực khác nhau trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, nó có vai
trò quyết định, điều này càng có ý nghĩa hơn khi mà ở nước ta nguồn lực tài
chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Hơn nữa, các nguồn lực khác đều có
thể bị khai thác cạn kiệt chỉ có con người - một nguồn lực gần như vô tận, đặc
biệt là tri thức của con người.
Nguồn lực lao động quan trọng nhất của ngành Hàng hải Việt Nam
hiện nay là đội ngũ thuyền viên làm việc trên các tàu biển. Đây là một yếu tố
quan trọng không thể thiếu, nó là động lực chủ yếu tác động trực tiếp nhất đến
hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp vận tải biển nói riêng và toàn ngành
Hàng hải nói chung. Trên thực tế, đội ngũ này so với yêu cầu phát triển trong
tương lai còn thiếu hụt lớn và xét về cơ cấu, trong đội ngũ này đang có tình
trạng vừa thiếu lại vừa thừa.
Ở nước ta, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường với cơ chế “mở”

theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” thì ngành
Hàng hải cũng được đặc biệt quan tâm, được coi là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của đất nước.
Trong chiến lược phát triển ngành Hàng hải Việt Nam, Đảng và Nhà nước
đang từng bước triển khai thực hiện, trong đó chính sách “phát triển nguồn
nhân lực” là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Điều đó là tất yếu bởi lẽ đội ngũ
sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam là yếu tố quan trọng và


11

không thể thiếu, nó là động lực chủ yếu tác động đến hiệu quả kinh tế của các
doanh nghiệp vận tải biển nói riêng và toàn ngành Hàng hải nói chung. Hàng
hải là một ngành hoạt động trong môi trường khắc nghiệt - môi trường biển.
Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều tai nạn Hàng hải nghiêm trọng, có thể gọi là
những thảm hoạ. Biển đã nuốt trôi những con tàu khổng lồ, cuốn theo nhiều
sinh mạng, của cải và gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường. Để ngăn ngừa
những thảm hoạ này, trước hết người ta cho rằng cách tốt nhất phải có tàu và
trang thiết bị tốt. Do đó, tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã đưa ra những
luật lệ, qui định, yêu cầu… đối với tàu và trang thiết bị trên tàu nhằm giúp
cho “Hàng hải an toàn hơn, biển cả trong sạch hơn”. Tuy nhiên, bản thân mỗi
con tàu chỉ là những khối sắt thép vô tri, vô giác, dù có hiện đại nhất thì con
người mới chính là “linh hồn” thổi sức sống cho mỗi con tàu, làm cho nó
hoạt động được. Theo thống kê của các chuyên gia thì khoảng 80% tai nạn
Hàng hải là do có sai sót của con người. Hầu như (nếu không muốn nói là tất cả)
các vụ đâm, va và mắc cạn đều do sai sót của con người. Các vụ cháy nổ cũng
chủ yếu do thiếu sót của con người gây ra. Việc chìm và đắm tàu do thời tiết có
thể coi là bất khả kháng, nhưng cũng có thể hạn chế được nếu sử dụng dịch vụ
dẫn đường để tránh thời tiết xấu. Ngay cả các vụ tai nạn liên quan đến hỏng hóc
cơ khí đôi khi cũng có thể do lỗi bảo dưỡng thiết bị gây nên. Quan tâm đến yếu

tố con người trong an toàn Hàng hải, IMO đã có những bộ luật mang tính nhân
văn như Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp giấy chứng nhận và
trực ca của thuyền viên (STCW). Một Bộ luật về yếu tố con người (Bộ luật Quản
lý an toàn quốc tế ISM Code) cũng đã được thử nghiệm. Ngoài ra, IMO cũng
chuẩn hóa chương trình đào tạo cho các trường và các viện Hàng hải theo các
chương trình mẫu (model course), được biên soạn bởi các chuyên gia có kinh
nghiệm, để cung cấp tài liệu đào tạo thuyền viên, phổ biến những nghiên cứu về
Hàng hải.


12

Các trường Hàng hải các cấp của các quốc gia trên thế giới có nhiệm vụ
đào tạo và huấn luyện cho các sĩ quan, thuyền viên làm việc trên các tàu vận
tải biển của đội tàu biển quốc gia và phục vụ cho xuất khẩu thuyền viên ra
nước ngoài. Ngoài ra, các trung tâm huấn luyện thuyền viên của các trường
Hàng hải ở các quốc gia còn được giao nhiệm vụ huấn luyện và cấp các
chứng chỉ chuyên môn đi biển cho thuyền viên theo công ước của IMO bao
gồm: Chứng chỉ an toàn cơ bản; Chứng chỉ nghiệp vụ; Chứng chỉ đặc biệt
Do đó, trách nhiệm của các trường Hàng hải các cấp của mỗi quốc gia hiện
nay rất nặng nề. Vì chất lượng một con tàu đi biển phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ chuyên môn của đội ngũ sĩ quan, thuyền viên trên tàu, mặt khác, trình
độ chuyên môn của đội ngũ sĩ quan, thuyền viên trên các con tàu vận tải biển
lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo, huấn luyện của các cơ sở đào
tạo, huấn luyện Hàng hải. Chính vì lẽ đó mà chất lượng đào tạo, huấn luyện sĩ
quan, thuyền viên tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải đang được
Chính phủ của các quốc gia có ngành Hàng hải nói chung và Việt Nam nói
riêng rất quan tâm.
1.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn lực
thuyền viên hiện nay

1.2.1. Giáo dục và đào tạo định hướng chiến lược đào tạo cho các cơ

̉
đào tạo thuyền viên Việt Nam
“Giáo dục - đào tạo” là những hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện và
phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ngay từ trong xã hội
nguyên thuỷ đã xuất hiện nhu cầu truyền cho nhau những hoạt động sống nói
chung để chống lại những nguy hiểm do tự nhiên đem lại. Quá trình đó ngày
càng phát triển và trở thành một hoạt động tất yếu, cơ bản hình thành nên
nhân cách con người và được thực hiện một cách có tổ chức, có định hướng
với tư cách là một nền giáo dục xã hội


13

Thời kì hiện nay được coi là bắt đầu kỷ nguyên phát triển mới của loài
người. Nguồn lực cho thời kì này tuy được đề cập rất nhiều nhưng nguồn lực
con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất hiện nay. Tất cả các nước khi bước
vào thế kỷ XXI đều nhận thức rằng sự phát triển của quốc gia nhờ vào nguồn
lực số một là nguồn lực con người, trong đó chất lượng của nguồn lực này
được nâng lên không thể bằng con đường nào khác ngoài việc đầu tư phát
triển giáo dục - đào tạo.
Theo Từ điển Hán Việt:“Giáo dục là hoạt động có tổ chức nhằm mục
đích đào tạo con người”.
Trong quan niệm của Giáo dục học, “giáo dục theo nghĩa rộng là quá
trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có ý thức, có kế
hoạch thông qua các hoạt động, các quan hệ giữa người giáo dục và người
được giáo dục, nhằm truyền đạt và lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội
của loài người đã tích luỹ được”
“Khái niệm giáo dục theo nghĩa hẹp là công tác giáo dục chuyên biệt

do nhà giáo dục tiến hành, nhằm hình thành hệ thống các phẩm chất nhất định
như: đạo đức, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, quan điểm thẩm mỹ, động cơ,
thái độ, và những nét tính cách của nhân cách”
Đào tạo là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người lĩnh hội
và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống nhằm
chuẩn bị cho người đã thích nghi với cuộc sống và khả năng tiếp nhận sự phân
công lao động nhất định, hoàn thành tốt công việc được giao.
Báo cáo chính trị tại Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định:
"Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững”;


14

Đầu tư đào tạo phát triển nguồn lực con người được hiểu ở cả ba lĩnh
vực chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống và giáo dục đào tạo,
nhưng trong đó giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng nhất, đặc biệt là đào tạo
trong giai đoạn hiện nay. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm đào
tạo được hiểu là:
“Đào tạo, quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người
đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ
thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng
nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình vào việc phát triển xã
hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Về cơ bản, đào tạo là
giảng dạy và học tập trong nhà trường phải gắn với giáo dục đạo đức, nhân
cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của một người còn
do việc tự đào tạo của người đã thể hiện ra ở việc tự học và tham gia các
hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó

quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào
tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Tuỳ theo
tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt đào tạo
chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ cho nhau
với những nội dung do các đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ xã hội, của
tình trạng khoa học, kỹ thuật và văn hoá của đất nước. Khái niệm giáo dục
nhiều khi bao gồm cả các khái niệm đào tạo. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo
cấp tốc, đào tạo chuyên môn, đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn,
đào tạo từ xa” [52, tr.735].
1.2.2. Giáo dục và đào tạo góp phần quyết định chất lượng nguồn lực
thuyền viên
Giáo dục và đào tạo là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có mối
quan hệ biện chứng với nhau. “Giáo dục” theo nghĩa rộng bao hàm cả đào tạo
vì một mục đích chung là bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực và các


15

phẩm chất của con người nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, góp
phần tích cực vào việc phát huy nguồn lực con người với tư cách là một
nguồn nội lực của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mặt khác, giáo dục là một trong những biện pháp cơ bản của đào tạo, tức là
muốn đào tạo một con người thì nhất thiết phải thông qua con đường giáo
dục, ngược lại, giáo dục cũng nhằm vào mục tiêu đào tạo con người, coi con
người là mục tiêu cơ bản nhất. Vì thế mà trong quá trình giáo dục đã bao hàm
yếu tố của đào tạo và trong bất cứ một hoạt động đào tạo nào cũng phải chứa
đựng hiện tượng giáo dục.
Ngày nay, khi nói đến việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực
con người, bên cạnh những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của người
lao động người ta nói nhiều đến những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực

đó. Bởi vì, nói đến nguồn lực con người không chỉ nói đến số lượng, mà điều
quan trọng hơn là chất lượng của nó, tức là những con người đã qua giáo dục
và đào tạo. Nếu chỉ có lao động dồi dào, nguồn nhân công rẻ không thôi sẽ
không đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế như hiện nay. Những năm qua,
kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng cơ bản Việt
Nam vẫn là một quốc gia nghèo. Vì thế, yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo cả
về số lượng và chất lượng ngày càng mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát
triển của nước ta hiện nay. Tốc độ phát triển đất nước phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng nguồn lực con người. Chất lượng nguồn nhân lực lại phụ thuộc
vào chất lượng và hiệu quả đào tạo. Để từng bước nâng cao chất lượng đào
tạo cần nâng cao hiệu quả đào tạo trong đó có việc đổi mới phương thức tổ
chức đào tạo, chương trình và phương pháp đào tạo, kiên quyết ngăn chặn và
xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực trong môi trường giáo dục, tăng
cường đầu tư phương tiện giảng dạy và học tập, song, quan trọng hơn là chăm
lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên tâm huyết
với sự nghiệp giáo dục, có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo hiệu quả
trong sự nghiệp trồng người.


16

Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò nguồn lực con người - yếu tố cơ
bản, quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình
phát triển kinh tế - xã hội; cũng như mục đích, ý nghĩa, nhu cầu của việc
không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo là nhiệm vụ cốt lõi, hệ
thống đào tạo huấn luyện Hàng hải Việt nam đã được hình thành theo nhiều
giai đoạn. Tuy nhiên, chỉ khi Công ước quốc tế về huấn luyện, cấp chứng chỉ
cho thuyền viên sửa đổi ra đời (Công ước STCW 78/95), thì hệ thống đào tạo
huấn luyện Hàng hải của Việt Nam mới thực sự có hệ thống và tuân thủ hoàn
toàn theo đòi hỏi của Công ước. Trong giai đoạn gần đây, chúng ta đã đào tạo

và huấn luyện được số lượng lớn sĩ quan thuyền viên có trình độ phục vụ cho
ngành Hàng hải trong nước và xuất khẩu thuyền viên. Mặc dù vậy, sau khi
tham gia thị trường thuyền viên quốc tế, đội ngũ thuyền viên của chúng ta còn
nhiều điểm yếu cần phải khắc phục. Trước tình hình mới của thị trường lao
động Hàng hải thế giới, ngành đào tạo - huấn luyện Hàng hải Việt Nam đang
đứng trước vận hội to lớn chiếm lĩnh thị trường lao động trình độ cao đầy
tiềm năng này. Cùng với vận hội này, thách thức đặt ra là phải nhanh chóng
nâng cao được số lượng sĩ quan, thuyền viên có trình độ đáp ứng được yêu
cầu quốc tế. Điều đặc biệt đó càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hiện nay với
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, khi mà khoa học và công nghệ
đã và đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão, những thành tựu của nó được ứng
dụng vào mọi lĩnh vực trong đó có ngành Hàng hải, đặc biệt, trên tàu biển
hiện nay công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng rãi, mức độ tự động
hoá ngày càng cao. Do đó, đòi hỏi đội ngũ sĩ quan, thuyền viên Việt Nam
không những tăng về số lượng, mà còn giỏi về chất lượng, tinh thông về
nghiệp vụ và ngoại ngữ… đạt chuẩn quốc tế; nhằm đáp ứng, thoả mãn nhu
cầu của sự phát triển nền kinh tế đất nước; làm chủ được sự tiến bộ của khoa
học và công nghệ, đảm đương điều khiển được đội tàu biển quốc gia và cung
cấp thuyền viên cho đội tàu thế giới.



17

Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN
NGÀNH HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sơ
̉

đào tạo , huấn luyện
thuyền viên Việt Nam
2.1.1. Đánh giá thực trạng hệ thống cơ sơ
̉
đào tạo, huấn luyện
thuyền viên Việt Nam
Hiện nay, đội ngũ sĩ quan, thuyền viên của nước ta được cung cấp từ
nhiều nguồn khác nhau ngoài hệ thống đào tạo huấn luyện chính thống trực
thuộc Bộ Giao thông Vận tải,cụ thể như:
Hình 2.1.1. Hệ thống cơ sở cung cấp sĩ quan, thuyền viên hiện tại ở Việt Nam

Qua sơ đồ này ta thấy: có nhiều bộ, ngành tham gia cung cấp thuyền
viên cho ngành Hàng hải Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng từ
5-10% số sĩ quan và từ 10-15% số thủy thủ, thợ máy đang làm việc trên các
Bộ Thủy sản
Cục
Hàng
hải
Việt
Nam
Chính phủ
Bộ Giao thông
Vận tải
Bộ Quốc
phòng
Đào tạo
nước
ngoài
Trường
Đại học

Hàng hải
Việt Nam
Trường
Đại học
GTVT
TP. HCM
Trường
Đại học
Nha
Trang
Các trường
TH, CNKT
TS TW và
ĐF
Hệ
thống
Nhà
nước
Liên
kết đào
tạo
Quân
chủng
Hải
quân
Trường
Cao
đẳng
Hàng
hải I

Trường

Nghề
Hàng
hải II
Học
viện
Hải
quân
Các
trường
TH Hải
quân
Trường
CĐ nghề
Bách
nghệ
HP
Bộ LĐ
TB&XH


18

tàu thuộc các công ty vận tải biển Việt Nam được đào tạo ngoài các cơ sở đào
tạo của Bộ Giao thông - Vận tải.
Thực tiễn cho thấy, ngoài việc đào tạo thuyền viên phục vụ cho đội tàu
mang tính đặc thù của ngành, các ngành còn có những đội tàu tham gia vận
chuyển hàng hoá, hành khách… làm đa dạng, phong phú ngành Hàng hải,
song cũng đưa lại sự phức tạp, thiếu đồng bộ trên lĩnh vực này. Hiện nay, Bộ

Giao thông - Vận tải đã và đang tích cực áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp
để từng bước củng cố, tăng cường công tác quản lý, áp dụng rộng rãi, thống
nhất đồng bộ trong cả nước về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực Hàng hải.
Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trung nhận xét, đánh giá về công
tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên phục vụ cho đội tàu thương mại quốc gia
và nhu cầu xuất khẩu thuyền viên.
Các cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Việt Nam gồm có:
- Phía Bắc: Trường Đại học Hàng hải, Trường Cao đẳng Hàng hải I và
Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng.
- Phía Nam: Trường Đại học Giao thông - Vận tải (Tp.HCM) và
Trường Cao đẳng Nghề Hàng hải II;
- Trong các trường Đại học và Cao đẳng trên đều có các Trung tâm
huấn luyện Hàng hải với các chức năng huấn luyện An toàn cơ bản, huấn
luyện nghiệp vụ Hàng hải và huấn luyện đặc biệt
Đối với tất cả các cơ sở đào tạo Hàng hải hiện nay, tuy chịu sự quản lý
của Bộ Giao thông - Vận tải, nhưng về đề cương, chương trình đào tạo đều
chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vậy nên, đặc điểm nổi bật về
đảm bảo chất lượng chuyên môn của các cơ sở đào tạo như sau:
- Tổ chức tuyển sinh đầu vào theo quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành. Thí sinh đầu vào đều có trình độ phổ thông trung học; thời gian đào
tạo: Đại học 4 - 4,5 năm; Cao đẳng 3 năm; Trung cấp 2 năm.


19

- Sau khi tốt nghiệp học viên được cấp bằng tốt nghiệp đào tạo, Giấy
chứng nhận khả năng chuyên môn và một số chứng chỉ huấn luyện Hàng hải.
- Nội dung, chương trình đào tạo bao gồm: các môn cơ bản, các môn cơ
sở chuyên ngành, các môn chuyên môn, tiếng Anh và thời gian thực tập tại
xưởng, tại tàu.

Hình 2.1.2. Mô hình đào tạo Hàng hải trình độ “Đại học”








Mạng lưới cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Việt Nam thể hiện
trên hình vẽ sau:


Hình 2.1.3. Sơ đồ hệ thống đào tạo
và huấn luyện hàng hải tại
Việt Nam

Hình 2.1.4. Các Trường đào
tạo và huấn luyện hàng hải
tại Việt Nam

Bộ Giao thông
Vận tải

Bộ Giáo dục &
Đào tạo

Cục Hàng
hải Việt
Nam


Trường ĐH
Hàng hải

Trường ĐH
GTVT TP
HCM

Trường CĐ
Hàng hải I

Trường CĐ
Nghề Hàng
hải II


Cao đẳng
Hàng hải TW
I

Trường Đại học
Hàng hải

Cao đẳng Nghề
Hàng hải II

ĐH GTVT Tp
HCM



CĐ Nghề
Bách nghệ
HP

CĐ Nghề Bách
nghệ Hải
Phòng

Học sinh tốt
nghiệp Trung
học Phổ
thông
Thi quốc gia
(Toán, Lý,
Hóa)
Đào tạo Đại học- thời gian 4,5 năm
Bằng
TN
Đại
học
Các môn cơ bản
1,5 năm
Các môn cơ sở
1,5 năm
Chuyên ngành
Thực tập


20


Như vậy, trên thực tế thấy rằng ở Miền Trung mặc dù là nơi có nhiều
cảng biển, nhiều khu công nghiệp tầm cỡ quốc gia đồng thời có nhiều tiềm
năng rất tốt trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải, song
hiện nay chưa có bất kỳ một cơ sở đào tạo, huấn luyện Hàng hải nào. Bên
cạnh đó, là một trong những vùng có nền kinh tế chậm phát triển của cả nước,
nguồn nhân lực trẻ của miền Trung chưa có điều kiện để theo học các cơ sở
tại Hải Phòng hay Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nguyên nhân chính của
hiện tượng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển
công nghiệp Hàng hải tại miền Trung.
Hệ thống đào tạo, huấn luyện Hàng hải hiện tại là tương đối phù hợp với
yêu cầu thực tế, tuy nhiên chưa thực hiện được đào tạo liên thông, chưa có sự
gắn kết một cách chặt chẽ về chuyên môn, nghiệp vụ, huấn luyện.
Việc sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở, điều chỉnh lại hệ thống đào tạo,
huấn luyện Hàng hải là vấn đề rất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu về
nguồn nhân lực cho ngành Hàng hải, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường
thuyền viên thế giới.
2.1.2. Chương trình đào tạo Hàng hải (Maritime Education) hiện nay
của Việt Nam
Trên cơ sở các số liệu thống kê về đề cương đào tạo Hàng hải của các
hệ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật, thời gian dành cho đào
tạo lý thuyết và dành cho thực hành, thí nghiệm dựa theo bảng phân bố sau.


21

Bảng 2.1.1. Phân bổ thời gian đào tạo của các hệ theo cấp độ đào tạo

Bảng 2.1.2. Phân bổ thời gian đào tạo của các hệ theo các nhóm môn học

* Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo Hàng hải hệ đại học

Chương trình đào tạo hệ đại học Hàng hải hiện hành cho các ngành đi
biển (Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển) tại trường Đại học Hàng hải có
nhiều điểm không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Một trong những điểm không còn phù hợp có thể nhận thấy qua bảng tổng
hợp phân bố thời gian đào tạo.
TT
Hệ đào tạo
Thời gian
(Tháng)
Tổng
số
tiết
Tổng số
tiết
lý thuyết
Tổng số tiết
bài tập, thực
hành
Số
tiết
Tỷ lệ
(%)
Số tiết
Tỷ lệ
(%)
1
Đại học
60
4570
3735

81,73
835
18,27
2
Cao đẳng
36
2845
2220
78,03
625
21,97
3
Trung học
24
1880
1300
69,15
580
30,85
4
CNKT
15
1140
752
65,96
388
34,04
5
SQQL hạng  500 GT
03

350
250
71,43
100
28,57
6
SQQL hạng < 500 GT
02
240
187
77,92
53
22,08


Hệ trung học
Hệ cao đẳng
Hệ đại học
Lái
Máy
Lái
Máy
Lái
Máy
Giáo dục đại cương
283
390
465
690
765

855
Cơ sở ngành
270
377
420
540
960
1290
Chuyên ngành
753
753
885
1005
1350
1200
Tiếng Anh
405
405
285
270
345
330
Thực tập
200
200
300
285
300
285

×