Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 120 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




HOÀNG THỊ THIỆP







VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN
TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ THANH HÓA HIỆN NAY







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC











HÀ NỘI - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




HOÀNG THỊ THIỆP







VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN
TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG Đ
ỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ THANH HÓA HIỆN NAY



Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRƯƠNG NGỌC NAM







HÀ NỘI - 2012



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS.
Trương Ngọc Nam.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2012.
Tác giả luận văn




Hoàng Thị Thiệp












MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1.
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ
8
1.1. Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam 8
1.1.1. Khái niệm văn hóa 8
1.1.2. Giá trị văn hóa 10
1.1.3. Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam 14
1.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 22
1.2.1. Quan điểm của Đảng vể công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 22
1.2.2. Những yêu cầu chung trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 27
1.2.3. Nội dung xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở 29
Chương 2.

THỰC TRẠNG PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TINH THẦN
TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ THANH HOÁ
37
2.1.
Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống ở Thanh Hoá và quan hệ của
chúng với xây dựng đời sống văn hóa
37
2.1.1. Cơ sở hình thành các giá trị văn hoá truyền thống của Thanh Hoá 37
2.1.2. Sắc thái văn hoá trong quá trình phát huy giá trị văn hoá truyền thống
dân tộc 48
2.1.3. Mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thành phố Thanh Hóa 51
2.2. Thực trạng phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 58
2.2.1. Chủ trương của thành phố Thanh Hóa về xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở 58
2.2.2. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở thành phố Thanh Hóa 64
2.2.3. Một số những hạn chế trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở trên địa bàn thành phố 76



Chương 3.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY CÁC GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
THANH HÓA
80
3.1. Cơ sở đề xuất phương hướng 80

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 81
3.1.2. Định hướng về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của tỉnh
Thanh Hóa 82
3.1.3. Định hướng cụ thể xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn thành
phố Thanh Hóa 84
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn thành phố
Thanh Hóa 85
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở thành phố
Thanh Hóa 85
3.2.2. Công tác tuyển chọn, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên tại các cơ sở
phường, xã 87
3.2.3. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ làm công tác văn hóa 89
3.2.4. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ văn hóa ở cơ sở 93
3.2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn của cán bộ văn hóa 95
3.2.6. Thực hiện đổi mới tổ chức quản lý cán bộ văn hóa ở cơ sở 96
KẾT LUẬN
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
101
PHỤ LỤC
105

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức các đơn vị phường, xã hoạt động văn hóa của Thành
phố Thanh Hóa 23
Bảng 1.1. Tổng số nhà văn hoá được xây dựng ở các phố, thôn từ năm 2005-
2010 30

Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính phường, xã trên điạ bàn thành phố Thanh Hóa 58
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy định về xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện
giai đoạn (2008- 2010) 59
Bảng 2.2: Số lượng các phường/xã đạt danh hiệu tiên tiến (từ 2008-2011) 62
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư trên địa bàn thành phố 65
Bảng 2.4: Số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa (từ 2008-2011) 70
Bảng 2.5: Kết quả vay vốn của các hộ gia đình 71
Bảng 2.6: Quy mô công sở xây dựng đơn vị văn hóa 73
Bảng 3.1: Quy hoạch cán bộ phụ trách các mảng văn hóa ở đơn vị cơ sở 91
Bảng 3.2: Quy hoạch cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở ở đơn vị phường, xã
thành phố Thanh Hóa 92

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học, Trung tâm
Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị đã tạo điều kiện tốt nhất cho khóa
học. Tôi xin cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
chúng tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, tôi xin cám ơn
PGS.TS Trương Ngọc Nam đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND thành phố Thanh Hóa,
Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố, UBND các đơn vị phường, xã trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa, Ban Giám hiệu trường Trung cấp nghề Nghi Sơn Thanh Hóa
đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tinh thần để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các bạn học viên lớp cao học K9 chuyên ngành Triết học đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như để hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Kính mong các thầy giáo, cô giáo góp ý kiến để kết quả nghiên cứu tiếp
theo được hoàn thiện hơn đưa ra những giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Thanh Hóa, tháng 10 năm 2012.
Tác giả


Hoàng Thị Thiệp



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH : Ban chấp hành
BTC : Ban tổ chức
CT : Chỉ thị
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam
HD : Hướng dẫn
KH : Kế hoạch
KT- XH : Kinh tế - xã hội
VHVN - TDTT : Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
TDĐKXD ĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
UBND : Ủy ban nhân dân
UBNDT/TP : Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố


1
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Theo dòng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, văn hóa đóng một
vai trò cực kỳ quan trọng. Trải qua muôn vàn biến cố của lịch sử, dân dộc Việt Nam
vẫn trụ vững bởi đã tự xây dựng được một nền văn hóa đặc sắc, trong đó chứa đựng
một nội lực văn hóa mạnh mẽ. Truyền thống này tiếp tục được phát huy trong thế
kỷ 21, đồng thời được bổ sung thêm những yếu tố văn hóa mới, làm cho nền văn
hóa cách mạng Việt Nam ngày càng đậm đà, tiên tiến, “sâu rễ bền gốc” trong quần
chúng nhân dân.
Thời đại Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta, văn
hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy và góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của
nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đề ra
phương hướng chiến lược cùng các nhiệm vụ và giải pháp để lãnh đạo và thực hiện
thắng lợi xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
xây dựng văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò đặc biệt
quan trọng đảm bảo cho một dân tộc phát triển bền vững. Gía trị văn hóa tinh thần
truyền thống của Việt Nam gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun
đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng
yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn, tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng gắn kết cá
nhân gia đình - xã hội - Tổ quốc với quyết tâm xây dựng nền văn hóa dân tộc trên
con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đây chính là nội lực của nền văn hóa
Việt Nam trong sự hội nhập mạnh mẽ vào đời sống quốc tế trong những năm cuối
thế kỷ này đã mở đầu cho thế kỷ mới.
Để đảm bảo vững chắc cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tinh
thần truyền thống thì phải kết hợp với xây dựng kinh tế, phát triển kinh tế phải đi
đôi với phát triển văn hóa. Cái làm nên sức mạnh thời đại, cái làm cho một xã hội
trở nên hiện đại, văn minh không phải chỉ có công nghệ, kinh tế mà yếu tố quan

2

trọng hơn là văn hóa, đặc biệt những giá trị văn hóa truyền thống. Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII của Đảng xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mục tiêu, động lực để phát triển kinh tế xã hội” [16, tr.34]. Sự kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế cao với việc bảo tồn và chấn hưng văn hóa dân tộc với tư cách là
“sâu rễ bền gốc” cho sự phát triển bền vững của các quốc gia hiện nay trong đó có
dân tộc Việt Nam.
Trong thời kỳ đất nước mở cửa các sản phẩm văn hóa ngoại lai ồ ạt du nhập
vào nước ta, trong đó có rất nhiều sản phẩm mang nội dung độc hại, đến việc các
thế lực thù địch lợi dụng chính sách mở cửa của Đảng ta để thực hiện âm mưu “diễn
biến hòa bình” thông qua những loại hình văn hóa, làm vũ khí tiến công lợi hại cho
chúng, nhằm phá hoại công cuộc phát triển của đất nước.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa mới “làm cho văn hóa thấm sâu vào
toàn bộ đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thực hiện mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, tiến vững chắc lên chủ
nghĩa xã hội” [17, tr.24] . Do vậy chăm lo văn hóa là củng cố nền tảng tinh thần của
xã hội.
Chúng ta không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế với tiến bộ
công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Những
năm gần đây công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã
thu được những thành tựu quan trọng. Đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng
được nâng cao. Tuy nhiên, việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta hiện nay
còn gặp nhiều khó khăn cần được nhận thức đúng đắn và giải quyết có hiệu quả.
Bên cạnh đó, những mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang nảy sinh
không ít các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu làm xói mòn đạo đức, lối sống, thuần
phong mỹ tục trong bộ phận nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Vì vậy để
ngăn chặn những tiêu cực, văn hóa độc hại, tạo dựng môi trường văn hóa lành
mạnh, chúng ta cần coi trọng việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Đây là một yêu
cầu hết sức bức thiết và quan trọng, nó đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể
sát sao của cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự tự giác hưởng ứng tham gia của mọi


3
người và mỗi gia đình, cộng đồng dân cư ở cơ sở. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài
“Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở của Thành phố Thanh Hóa hiện nay”, để nghiên cứu có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa cấp bách vừa cơ bản, lâu dài.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hóa truyền thống từ lâu đã trở thành suối nguồn của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước, nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nhận
thức rõ văn hóa là nền tảng tinh thần là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đã
được nhiều tập thể tác giả, các nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề phát
huy giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện
nay là chưa nhiều.
Liên quan đến đề tài này đã có một số công trình khoa học đi sâu nghiên cứu
ở nhiều cấp độ khác nhau như:
Ngoài các công trình nghiên cứu của GS. Trần Văn Giàu, GS. Hoàng Trinh,
GS. Nguyễn Hồng Phong, GS Trần Ngọc Thêm… các công trình nghiên cứu tập thể
do GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS. TS. Hồ Sĩ Qúy, PGS. TS. Phạm Văn Đức; GS.
Phan Huy Lê và GS. TS.Vũ Minh Giang được công bố trước năm 1998. Từ sau hội
thảo khoa học quốc tế tại Hà Nội, ngày 02 - 03/01/1998 với chủ đề: “Truyền thống,
giá trị và phát triển”, trên tạp chí Triết học đã đăng một số bài viết của GS. TS
Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS. TS Nguyễn Văn Huyên, PGS. TS. Đặng Hữu Toàn,
Nguyễn Trần Bạt, Phạm Quang Nghị…
Bên cạnh đó, vấn đề này còn được thể hiện ở những luận văn, luận án như:
Kế thừa trong sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Luận án TS của
Nguyễn Thu Linh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong việc xây
dựng đời sống ở Việt Nam hiện nay. Luận án TS của Võ Văn Thắng, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khu vực II, 2008.

Vấn đề giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống cho thanh niên Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Luận văn của Hoàng Nguyễn Tuyết

4
Ngọc, Hà Nội 2010. Nội dung của luận văn này tập trung bàn về việc giáo dục giá
trị văn hóa tinh thần cho thanh niên Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại. Đây là
một cứ liệu quan trọng để tác giả kế thừa về mặt lý luận.
Các biện pháp hoàn thiện về quản lý nhà nước về văn hóa ở nước ta, luận
văn Thạc sĩ của Đinh Đức Thiện, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
2006. Luận văn này khá hoàn chỉnh nhưng chủ yếu chỉ bàn về các giải pháp hoàn
thiện quản lý nhà nước về văn hóa nói chung. Việc luận giải các giá trị văn hóa tinh
thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng như các giải pháp
nhằm phát huy các giá trị tinh thần truyền thống trong công tác xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở, các công trình khoa học tiêu biểu kể trên chưa bàn cụ thể đến.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu trực tiếp về phân vùng văn hóa,
văn hoá và giá trị văn hóa xứ Thanh. Đặc biệt Thanh Hóa có bộ Địa chí của tập thể
các nhà sử học, địa lý, kinh tế, văn hóa của Thanh Hóa đã tập trung làm rõ từng
mảng giá trị một. “Vấn đề về phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống
trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa”, tập
Địa chí Thanh Hóa chưa bàn cụ thể đến.
- Địa chí văn hóa (2000), Địa lý và lịch sử, tập 1, HĐND-UBNDT, Nxb Văn
hóa Thông tin. Đã làm rõ các nội dung xưa và nay của lịch sử Xứ Thanh, trong đó
có các giá trị văn hóa lịch sử, nhưng ở góc độ đời sống văn hóa của Thành phố hiện
nay thì chưa làm rõ.
- Địa chí Thanh Hóa (2001), Văn hóa và xã hội, tập 2, HĐND - UBND tỉnh,
Nxb văn hóa Thông tin, Chỉ bàn tới nội dung văn hóa xã hội khái quát, con người
tồn tại trong môi trường văn hóa, xã hội nói chung và về thành phố Thanh Hóa nói
riêng chưa đi sâu chưa cụ thể. Do vậy, đây là cứ liệu quan trọng để tác giả làm căn
cứ cơ bản nghiên cứu luận văn.
- Địa chí Thanh Hóa (2003 - 2004), Kinh tế, tập 3, HĐND - UBND tỉnh,

Nxb Văn hóa Thông tin.
- Tác phẩm “Nét đẹp Xứ Thanh” của tác giả Trần Đàm, Nxb Văn hóa Thông
tin, Bộ VH Thông tin, tác giả đã cho người đọc cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên,
con người Xứ Thanh nói chung xưa và nay nhưng tác giả chưa chỉ rõ góc độ đời
sống văn hóa tinh thần của người dân Xứ Thanh như thế nào.

5
- UBND Tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết phong trào thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Báo cáo
đưa ra việc hướng dẫn thực hiện các nội dung nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Việc làm rõ các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc
thì Báo cáo mới chỉ dừng lại ở vấn đề chung nhất mà chưa đưa ra cụ thể các giải pháp
thực hiện nội dung phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống ở từng cụm dân
cư như thế nào. Tác giả của luận văn đã đi tìm hiểu sâu sắc hơn nội dung này nhằm
làm rõ “vấn đề phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong công
tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa”.
- UBND tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết phong trào, “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” năm 2002 và phương hướng hoạt động 2003. Đã nêu
một số nội dung trong xây dựng đời sống văn hóa, riêng vấn đề phát huy các giá trị
văn hóa tinh thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đặc
biệt là trên địa bàn thành phố là chưa làm rõ.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Song, việc tìm hiểu “Vấn đề phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống
trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay”
thì chưa có một công trình nghiên cứu nào khai thác, nhất là dưới góc độ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Đề tài của luận văn nhằm mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát
huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng đời sống

văn hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Thực trạng phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở Thành phố. Luận văn cũng đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị văn hóa tinh thần truyền thống nâng
cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
- Làm rõ những khái niệm, nội dung của văn hóa tih thần truyền thống, đời
sống văn hóa ở cơ sở.

6
- Làm rõ tầm quan trọng và nội dung của việc phát huy giá trị văn hóa tinh
thần truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở.
- Phân tích đánh giá thực trạng của việc phát huy các giá trị văn hóa tinh
thần truyền thống ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa hiện nay và nguyên nhân của
nó.
- Đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
của việc phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong việc xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Luận văn đi sâu tìm hiểu nội dung các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống
dân tộc trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Luận văn không đề cập đến nội dung phát huy giá trị văn hóa tinh thần
truyền thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới nói chung trên địa bàn cả
tỉnh. Phạm vi nghiên cứu ở thành phố.
- Ở mỗi địa phương, tầm quan trong của việc phát huy các giá trị văn hóa
tinh thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở mình là không
giống nhau. Do vậy, trong khuôn khổ đề tài luận văn chỉ tập trung vào phân tích
thực trạng, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát huy các
giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng đời sống văn

hóa ở cơ sở của thành phố Thanh Hóa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về văn hóa, giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc, đặc trưng văn hóa của vùng, miền, địa phương xứ Thanh.
- Luận văn kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
có liên quan.

7
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp logic - lịch sử, phân tích tổng hợp, phương
pháp so sánh, điều tra xã hội học để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ thực trạng xây dựng đời sống văn hóa “tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc” ở cơ sở trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
- Từ việc phân tích thực trạng rút ra những tồn tại yếu kém trong việc phát
huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở trên địa bàn thành phố xứ Thanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc phát huy các giá trị văn hóa
tinh thần truyền thống trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của thành Phố.
- Với kết quả đạt được luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thêm cho
những chính sách về văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa trong công tác giảng dạy,
hướng dẫn về văn hóa, phát huy các giá trị về văn hóa tinh thần trên địa bàn dân cư
hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn kết cấu 3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống với việc xây dựng đời sống

văn hóa ở cơ sở.
Chương 2: Thực trạng phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở thành phố Thanh Hóa.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa
bàn thành phố Thanh Hóa.

8
Chương 1
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG
VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ

Theo dòng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, văn hóa đóng một
vai trò cực kỳ quan trọng. Trải qua muôn vàn biến cố của lịch sử, dân tộc Việt Nam
vẫn trụ vững bởi đã tự xây dựng được một nền văn hóa đặc sắc, trong đó chứa đựng
một bản lĩnh, một nội lực văn hóa mạnh mẽ. Truyền thống này tiếp tục được phát
huy trong thế kỷ XXI, đồng thời được bổ sung thêm nhiều yếu tố văn hóa mới, làm
cho nền văn hóa cách mạng Việt Nam ngày càng đậm đà, tiên tiến.
Để phát huy được những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của cha ông ta, cần
có sự tham gia của toàn thể quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam. Cần có sự kết hợp hữu cơ giữa xây dựng phát triển văn hóa, nhấn
mạnh những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống đặc sắc. Với hoạt động thực tiễn
làm cho hệ giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc từng bước được hiện thực
hóa trong đời sống, trở thành động lực phát triển đất nước.
Nhằm làm rõ nội dung của giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam, cần thiết phải làm rõ vấn đề như thế nào là văn hóa, giá trị văn hóa, giá
trị văn hóa tinh thần truyền thống… cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của một
số giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam.
1.1. Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
1.1.1. Khái niệm văn hóa

Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại có viết và căn dặn Đảng ta là
“Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hóa nhằm nâng cao đời
sống của nhân dân” [27, tr.45]. Thực hiện Di chúc của người Đảng và Nhà nước ta
có nhiều chủ trương, nghị quyết chỉ đạo các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ
sở luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa nghệ thuật, thường xuyên chăm lo đời
sống văn hóa, đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở. Nhằm đáp
ứng nhu cầu của nhân dân lao động, đồng thời thu hút đông đảo quần chúng tham

9
gia vào quá trình gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống
của dân tộc.
Văn hóa thường được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau, chúng ta không
nhận thức văn hóa như một hoạt động riêng biệt có tính ngành nghề. Văn hóa là
hoạt động sáng tạo nhằm phát huy những năng lực của bản chất con người để vươn
tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ.
Đây là hoạt động nhằm tạo ra giá trị chuẩn mực xã hội, nuôi dưỡng sự hình
thành nhân cách con người. Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động
nào của con người. Dù đó là hoạt động sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần hay
trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội.
Theo thống kê hiện nay, có khoảng 300 định nghĩa khác nhau về văn hóa, tùy
theo góc độ nghiên cứu mà mỗi nhà văn hóa thường nhấn mạnh vào một khía cạnh
nào đó. Vì thế nhà xã hội học người Pháp Mercier đã ví thuật ngữ văn hóa như một
“tòa nhà đa diện” phức tạp về sắc thái ý nghĩa và thể hiện những cái nhìn nhiều
chiều. Nhưng trong phạm vi luận văn này chúng tôi cũng xin dẫn ra một vài định
nghĩa về văn hóa mang tính bao quát.
Khi nói về văn hóa, Hồ Chí Minh có quan niệm sâu sắc rằng:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày ăn mặc ở và các phương thức sử
dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [5, tr.4]. Như vậy văn

hóa trở thành sức mạnh tinh thần của toàn xã hội, thành động lực thúc đẩy cho kinh
tế, cho chính trị. Văn hóa được người xem xét trong sự thống nhất giữa kinh tế với
chính trị. Nói các khác giữa văn hóa và chính trị có sự đan xen với nhau.
Văn hóa là một hệ thống diễn biến trong lịch sử và nằm trong quá trình phát
triển xã hội. Một hệ thống sản xuất ra những giá trị tinh thần, duy trì phân phối và
tiêu thụ những giá trị đó. Một hệ thống nhằm đảm bảo sự đào tạo ra những con
người về mặt tri thức, tình cảm và đạo đức, thành những thành viên tích cực của xã
hội đồng thời cũng đảm bảo cho những người này về nhu cầu tinh thần của họ, một
sự đặc thù, có phân biệt diễn ra trong tất cả mọi giai đoạn phát triển của nhân loại

10
và thích hợp với những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Theo GS. Hà Văn Tấn “Văn
hóa là hệ thống ứng xử của con người, với thiên nhiên và xã hội trong hoạt động
sinh tồn và phát triển của mình. Nói khác đi Văn hóa là sản phẩm hoạt động của con
người, trong mối quan hệ tương tác giữa tự nhiên và xã hội, diễn ra trong không
gian thời gian và hoàn cảnh nhất định”. Văn hóa luôn gắn liền với sự phát triển và
hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội, mở hướng đi mới cho sự phát triển của loài
người trong tương lai.
Để tiếp cận gần hơn về hiện tượng tinh tế và phức tạp này Đảng cộng sản
Việt Nam đã nhận định và xắp xếp vào ba loại định nghĩa sau:
- Văn hóa hiểu theo nội dung cả khoa học, mỹ thuật, giáo dục, văn hóa nghệ thuật.
- Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả trình độ phát triển về vật chất và
tinh thần.
- Văn hóa đặt trong phạm vi lối sống, nếp sống đạo đức xã hội, văn hóa nghệ
thuật.
Như vậy, văn hóa là sự biểu hiện của phương thức sống tồn tại người, là sự
phản ánh tổng thể các giá trị do con người sáng tạo ra trong tất cả các lĩnh vực của
cuộc sống, được tích lũy duy trì bảo tồn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử,
theo đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
1.1.2. Giá trị văn hóa

Bàn về giá trị văn hóa, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Gía trị trước hết là
một phạm trù triết học dùng để chỉ sự đánh giá những thành quả lao động sáng tạo vật
chất và tinh thần của con người. Nó có tác dụng định hướng, đánh giá điều chỉnh các
hoạt động xã hội, nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt đẹp, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Từ “giá trị” ngay từ thời cổ đại nó đã được các nhà triết học Hy lạp, Ấn Độ,
Trung Hoa nhắc tới. Ở Phương Tây khái niệm giá trị được đề cập rất nhiều trong
các lĩnh vực khoa học như: tâm lý học, đạo đức, xã hội học, triết học, kinh tế học
vào khoảng thể kỷ XVIII nhưng sang thế kỷ XIX giá trị mới được tách riêng thành
khoa học độc lập và được các nhà giá trị học phân tích một cách sâu sắc.
Lốtxơ (nhà Triết học văn hóa người Anh) đã đưa ra học thuyết “giá trị” khi
phê phán chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa duy lý. Ông đã luận chứng cho tính

11
chân lý của nhận thức dựa trên giá trị khách quan của chân lý logíc và toán học.
Nhà giá trị học Vinđenban là học trò của Lốtxơ thì coi giá trị là những chuẩn mực,
là cái phông chung nhất cho mọi chức năng của văn hóa là cơ sở cho việc thực hiện
bất cứ giá trị riêng biệt nào. Người học trò của Lốtxơ cho rằng “cái thiện và cái đẹp
được thể hiện như là một giá trị còn khoa học pháp luật, nghệ thuật đặc biệt là tôn
giáo được xem như là giá trị thiện mỹ của văn hóa mà thiếu chúng con người không
thể tồn tại” [52, tr.223].
Trong triết học văn hóa, nhà nhân chủng học Hoa Kỳ Kuluckhôn đã coi “giá
trị mang trong bản thân nó những quan niệm bộc lộ hay thầm kín về cái ao ước
riêng của một cá nhân hay một nhóm người. Các quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn
của các phương thức, phương tiện và mục đích khả thi của hành động” [52, tr.54].
Cuối thế kỷ XIX nhà triết học F.Nietzsche khi chứng kiến sự sụp đổ của tất cả
mọi giá trị văn hóa, tôn giáo, đạo đức trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đã
khẳng định rằng, việc xác định giá trị chính là một trong những nhiệm vụ của tương lai.
Nhìn chung, các quan điểm trên giải thích giá trị xuất phát từ lý thuyết và thế
giới quan của riêng mình. Số khác lại căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử hay vào quyền
lợi chính trị - xã hội. Nhưng tất cả đều chưa lý giải một cách khoa học và triệt để

bản chất của giá trị. Mãi đến triết học Mác mới đưa ra một quan niệm đầy đủ về bản
chất xã hội, tính lịch sử và tính thực tiễn của giá trị.
Chủ nghĩa Mác khi nói tới giá trị là phải nói tới quan hệ, quan hệ đó nảy sinh
từ thực tiễn lao động sản xuất vật chất và đới sống xã hội của con người. Gía trị
không phải là những cái tiên nghiệm thần bí, có từ hư vô mà mọi giá trị đều có
nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng. Con người có khả năng nhận thức
được giá trị và thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm giá trị. Do đó giá trị mang tính
khách quan, điều này thể hiện ở chỗ giá trị chỉ tồn tại trong mối liên hệ tồn tại với
nhu cầu của con người. Sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi một nhu cầu của thực tiễn
trong đó con người sống và hoạt động cần có thước đo giá trị làm chuẩn mực.
Cho nên “từ góc độ triết học văn hóa thì đời sống con người về thực chất là
một thế giới của các giá trị” [52, tr.54]. Giá trị trở thành hình thức biểu hiện thái độ
của con người đối với những chuẩn mực văn hóa do chính họ trực tiếp đúc kết nên

12
theo đời sống lịch sử của cộng đồng họ. Nếu nhận thức được giá trị, mỗi cá nhân sẽ
hoạch định được tương lai, đánh giá hiện tại và lưu giữ trong trí nhớ cái quá khứ.
Chủ nghĩa Mác gắn giá trị với nhu cầu và là thước đo tính nhân bản của con
người. Thực chất của giá trị là những quan hệ tốt đẹp đánh dấu sự phát triển về mặt
chân, thiện, mỹ mà xã hội đã đạt được nhằm phát triển và hoàn thiện đời sống xã hội.
Về giá trị chân, thiện, mỹ, GS. Nguyễn Tài Thư nhận xét: “Nói đến giá trị là nói đến
cái có ích, có lợi cho nhân dân, cho dân tộc, cho sự phát triển xã hội, nói tới những gì
mà có thể thỏa mãn nhu cầu lợi ích của con người trong lịch sử” [22, tr.136].
Như vậy, giá trị là một phạm trù cơ bản liên quan đến đời sống con người,
đến thực tiễn xã hội, giá trị giúp con người điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc
sống. Nói đến giá trị nghĩa là luôn muốn khẳng định mặt tích cực coi giá trị gắn liền
với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp thôi thúc con người ta hành động và không
ngừng vươn tới đem lại sự phát triển cho con người và cho xã hội.
Mỗi một dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những giá trị
văn hoá truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị văn hoá truyền

thống đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều
thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của một cộng đồng dân tộc. Giá trị văn hoá
truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh
để phát triển đất nước.
Theo GS. Trần Văn Giàu: “Giá trị văn hoá truyền thống được hiểu là những
cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị. Thậm chí không phải bất kỳ cái
gì tốt đều được gọi là giá trị, mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng
tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, hành động của một dân tộc thì
mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm “giá trị truyền thống”. GS. TSKH. Trần
Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hoá là khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và
tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định hoá dưới dạng những
phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…” [36, tr.26].
“Nền văn hoá được truyền lại được gọi là truyền thống văn hoá. Như vậy, nó
phản ánh được những thành tựu con người, tích tập được trong quá trình tìm hiểu,

13
thực hiện và truyền bá ý nghĩa sâu lắng nhất của cuộc sống. Đó chính là truyền
thống theo nghĩa hài hoà của nó như là hiện thân của trí tuệ” [20, tr.19].
Theo TS.Trần Nguyên Việt thì: “Có thể coi truyền thống là một bộ phận
tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình hình
thành và phát triển của các nền văn hoá tinh thần và vật chất, là một giá trị nhất
định, đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói chung” [19,
tr.113]. Như vậy có thể khẳng định, giá trị văn hoá trở thành một bộ phận thiết yếu
của cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống. Văn hoá truyền thống mang tính
giá trị bởi vì nó là chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho quan hệ ứng xử
giữa người và người trong một cộng đồng, một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc
nhất định.
Giá trị văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc là những nguyên lý đạo đức lớn
mà con người trong một nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào
để phân biệt phải trái, đúng sai, để định hướng cho hoạt động vì mục đích xây dựng

cuộc sống tự do và tiến bộ của dân tộc đó.
Hơn nữa, văn hoá ra đời trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Những giá trị
của nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiều thế hệ và giá trị văn hoá đó được gìn giữ,
được phát huy lên một tầm cao mới. Qua hàng ngàn năm lịch sử, các giá trị văn hoá
truyền thống Việt Nam như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng
đồng được lưu truyền phát triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, những giá trị văn hoá đã được gạn lọc khẳng định qua nhiều thế
hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ được lịch sử thừa nhận. Nó là một trong
những hệ giá trị của văn hoá dân tộc, một thành tố ổn định của ý thức xã hội. Ở Việt
Nam đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “lá lành đùm lá rách” trở thành
những giá trị ổn định. Nó là những thước đo khuôn mẫu nhân cách con người, hành
vi của mỗi cá nhận và cộng đồng xã hội.
Như vậy, giá trị văn hoá của dân tộc đã mang trong mình nó tính giá trị, tính
ổn định và tính lưu truyền đã tạo nên dáng vẻ riêng của giá trị văn hoá Việt Nam.
Trong những cuộc đụng đầu lịch sử với những kẻ thù hung bạo nhất dân tộc ta tìm
thấy sức mạnh trong những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam.

14
1.1.3. Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Mỗi một dân tộc có một hệ thống các giá trị văn hoá tinh thần khác nhau. Hệ
thống các giá trị truyền thống ấy là cốt lõi văn hoá dân tộc, là hạt nhân liên kết cộng
đồng, là chuẩn mực định hướng cho các thành viên trong cộng đồng thống nhất
hành động.
Theo cách đánh giá của GS.Trần Văn Giàu: “Truyền thống là những đức tính
hay thói tục kéo dài qua nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có tác dụng, tác
dụng đó có thể là tích cực có thể là tiêu cực [19, tr.50].
Từ điển Bách khoa Xô Viết định nghĩa: “Truyền thống là những yếu tố văn
hoá, xã hội truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ trong các xã hội, giai
cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong
các chế định xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục, tập

quán và lối sống” [19, tr.11].
Truyền thống là một cộng đồng người được hình thành, phát triển, biến đổi
theo tiến trình lịch sử và tất nhiên không phải là bản thân lịch sử. Truyền thống của
một cộng đồng không phải là cái có sẵn, cũng không phải sản phẩm thuần tuý chủ
quan của con người mà nó được hình thành trong quá trình lịch sử. Nó là sản phẩm
của sự thống nhất của điều kịên khách quan và chủ quan, chịu sự chi phối của môi
trường tự nhiên, điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử và xã hội.
Truyền thống với tư cách là tổng hợp những tư tưởng tình cảm, phong tục tập
quán, lối sống của một cộng đồng người, hình thành trong quá trình lịch sử, tương
đối ổn định được truyền từ đời này sang đời khác bao hàm cả mặt tích cực và mặt
tiêu cực, hình thành nên những truyền thống tốt đẹp và những truyền thống tiêu cực.
Nghĩa là cái được quan niệm là giá trị ở dân tộc này nhưng lại không được coi là giá
trị trong quan niệm của dân tộc khác. Rõ nhất là trong các câu ca dao tục ngữ: “Bầu
ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “lá lành đùm lá
rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “môi hở răng lạnh”… là những truyền thống tốt.
Nhưng “mê tín dị đoan”, “buôn thần bán thánh”, “con gà tức nhau tiếng gáy” là
những truyền thống xấu cần phải loại bỏ.

15
Trong bài “Đạo đức cách mạng” (tháng 12 - 1958), Hồ Chí Minh đã nói:
“Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách
mạng tiến bộ. Chúng ta không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó rất cẩn thận, rất
chịu khó, rất lâu dài”. Vậy không một quá khứ nào có thể giữ nguyên vẹn khi gia
nhập vào đời sống hiện đại và đi tới tương lai. Do vậy, “truyền thống” là tất cả
những gì còn lưu lại cho chúng ta, nhưng không còn nguyên vẹn như cũ nữa mà đã
được “thăng hoa”, quan trọng hơn nữa là nhìn nhận truyền thống không phải là di
tích của quá khứ mà là hơi thở kết nối giá trị mới.
Mặt khác, truyền thống còn là nơi dung dưỡng duy trì, làm sống lại mặt bảo
thủ, lạc hậu khi điều kiện và hoàn cảnh đã thay đổi. Mặt này góp phần kiềm hãm,
níu kéo làm chậm chễ sự phát triển của một quốc gia dân tộc. Như vậy văn hoá

truyền thống là một bộ phận của truyền thống, là mặt tích cực, mặt giá trị của truyền
thống.
Nếu như chúng ta quan niệm bản sắc văn hoá dân tộc là toàn bộ tâm hồn khí
phách sâu xa nhất của dân tộc, nơi hội tụ những phẩm chất đặc sắc nhất của văn hoá
cộng đồng, là cốt lõi bên trong như là tấm căn cước của một dân tộc thì giá trị văn
hoá tinh thần truyền thống dân tộc là khía cạnh, là những nét độc đáo của bản sắc
dân tộc. Nói cách khác giá trị truyền thống dân tộc là những thành tố cấu thành bản
sắc văn hoá dân tộc.
Vì vậy, khi nói đến văn hoá truyền thống dân tộc là nói đến những truyền
thống đã được lịch sử đánh giá, khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng
đồng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đồng thời khi xem xét đánh giá truyền
thống và các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống cần phải có quan điểm biện
chứng, quan điểm lịch sử cụ thể, nghĩa là phải đặt chúng trong những điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử nhất định của cả quá khứ và hiện tại.
Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc ta là do chính cộng đồng
người Việt tạo dựng nên, phát triển và bồi đắp từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày
hôm nay. Dân tộc ta đã phải chịu ách đô hộ ngàn năm của bọn phong kiến phương
Bắc nhưng không vì thế mà nhân dân ta đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc mà qua
chiến tranh còn làm phong phú thêm bản sắc văn hoá cho dân tộc mình.

16
Trong quá trình tiếp thu các loại hình văn hoá nhân dân ta đã biết biểu đạt
một cách sáng tạo cho phù hợp với thực tế lịch sử nhằm chuyển tải những giá trị
văn hoá dân tộc. Với phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi tiếp xúc với các
nền văn hoá lớn ông cha ta không bao giờ có thái độ vong bản, cũng không rơi vào
tâm lý mặc cảm, tự ti mà luôn sáng tạo để có một nền văn hoá độc lập mà không
biệt lập, hội nhập mà không hoà tan.
Thật vậy, dân tộc nào cũng có giá trị văn hoá tinh thần truyền thống riêng
của mình, không phân biệt màu da, chủng tộc, đó là những giá trị tốt đẹp về phong
tục tập quán, cách ứng xử… theo hướng chân, thiện, mỹ. Đó là những giá trị văn

hoá tinh thần truyền thống tốt đẹp được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác trong suốt chiều dài của lịch sử. Nó chiếm một vị trí cốt lõi trong hệ giá trị
tinh thần của dân tộc ta.
Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc sẽ luôn được bổ sung bồi đắp
những giá trị mới, thích ứng với điều kiện mới để từ đó tạo ra những giá trị văn hoá
mới phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhưng về bản chất thì không thay đổi. Nói
khác đi là nó không có sự thay đổi cơ bản về chất. Vì thế, giá trị văn hoá tinh thần
truyền thống được ví như nền tảng vững chắc, là điểm tựa cho mỗi dân tộc trên con
đường phát triển cùng nhân loại.
Các giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình
thành trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu
và tiếp thu tinh hoa của các nền văn hoá khác. Theo GS.Trần Văn Giàu giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: “Yêu nước, cần cù, anh hùng sáng
tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [20, tr.94].
Đó là “Lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần cộng
đồng gắn kết cá nhân, gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái bao dung trọng
nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, là đức hy sinh cao
thượng, tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, là sự tế nhị trong cư
xử, tính giản dị trong lối sống” [14, tr.90].
Cũng như bất kỳ một dân tộc nào khác, dân tộc ta muốn sinh tồn thì phải liên
tục chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đó là một quá trình lao động vất vả, kiên trì,

17
gian khổ và anh dũng chống lại hạn hán, lũ lụt, bão táp. Thiên tai là kẻ thù nguy
hiểm nhất và là thử thách đầu tiên trong cuộc sống của nhân dân ta. Từ khi dựng
nước cho tới nay, dân tộc ta đã liên tiếp đương đầu với giặc ngoại xâm. Địch hoạ là
mối đe doạ thường xuyên và nguy hiểm nhất đối với dân tộc. Cuộc đấu tranh lâu dài
để tồn tại và phát triển, vượt qua chông gai, hoạn nạn, do thiên tai, địch hoạ là
trường học lịch sử rèn luyện bản lĩnh dân tộc, hun đúc nên giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc Việt Nam.

Tuy có những quan điểm cụ thể khác nhau, cách diễn đạt khác nhau nhưng
tất cả đều khẳng định rõ vị trí nổi bật của các giá trị văn hoá truyền thống của dân
tộc bao gồm những giá trị truyền thống cơ bản sau:
- Tinh thần yêu nước.
Trong số những giá trị văn hoá truyền thống quý giá của dân tộc thì “yêu
nước là hệ giá trị cao nhất trong hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc Việt
Nam” [20, tr.24]. Yêu nước là tư tưởng tình cảm phổ quát của mỗi dân tộc, quốc gia
trên thế giới, nhưng ở Việt Nam nó đã trở thành chủ nghĩa yêu nước. “Chủ nghĩa
yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam được bắt đầu bằng tình cảm tự
nhiên của mỗi người với quê hương mình tiến lên thành tư tưởng và hệ thống tư
tưởng, làm chủ sự nhận thức đúng, sai, tốt xấu, nên chăng và chỉ đạo rất nhiều
phương lược xây dựng và bảo vệ nước nhà” [21, tr.7]. Chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam là sản phẩm chuẩn mực nhất của đạo lý và đứng đầu bậc thang giá trị truyền
thống dân tộc. Đối với mỗi người, lòng yêu nước phát triển từ những tình cảm bình
dị và gần gũi với mỗi người ruột thịt, dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng
xóm, quê hương và cao hơn hết là lòng yêu tổ quốc, lòng tự hào dân tộc.
Có thể nói rằng lịch sử dân tộc ta từ khi dựng nước cho đến nay là lịch sử
dân tộc chống ngoại xâm. Cho nên, yêu nước trước hết là tập trung ở tinh thần
chống giặc ngoại xâm, “nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”, thực hiện chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Tinh thần yêu nước ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có
lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa
đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn

×