Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thiết kế vector amirna đặc hiệu nhằm ức chế sự tái bản của begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá ở cà chua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





PHẠM THỊ THU HẰNG






THIẾT KẾ VECTOR AMIRNA ðẶC HIỆU NHẰM ỨC
CHẾ SỰ TÁI BẢN CỦA Begomovirus GÂY BỆNH
XOĂN VÀNG LÁ Ở CÀ CHUA”




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã số : 60 42 80

Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO










HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Phạm Thị Thu Hằng






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn ñến các thầy cô giáo trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội, Viện ðào tạo sau ñại học và các thầy cô trong Khoa
Công nghệ sinh học, bộ môn CNSH Thực vật ñã trang bị cho tôi những kiến
thức cơ bản và có ñịnh hướng ñúng ñắn trong quá trình học tập.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến T.S Nguyễn Thị
Phương Thảo ñã dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến toàn thể các cán bộ trong bộ
môn CNSH Thực vật - khoa Công nghệ sinh học ñã tạo mọi ñiều kiện thuận
lợi giúp ñỡ tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Học viên


Phạm Thị Thu Hằng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mụ hình viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích: 3
1.3 Yêu cầu 3
1.4. Ý nghĩa khoa học: 4
1.5. Ý nghĩa thực tiễn: 4
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Tình hình nghiên cứu về Tomato yellow leaf curl disease - TYLCD 5
2.1.1 Trên thế giới 5
2.1.2. Ở Việt Nam 6
2.2. Bệnh xoăn vàng lá cà chua 7
2.2.1 Triệu chứng bệnh 7
2.2.2 Tác nhân gây bệnh 7
2.3 ðặc ñiểm tác nhân gây bệnh 8
2.3.1 ðặc ñiểm genome của begomovirus 8
2.3.2 Tương tác giữa tác nhân gây bệnh và ký chủ 12
2.4 Phân loại TYLCV 13
2.5 Lan truyền 15
2.6 Biện pháp phòng trừ 15

2.7 ðặc ñiểm và con ñường truyền bệnh 17
2.7.1 Tái sinh của begomovirus 18
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

2.7.2 Cơ chế gây bệnh của begomovirus 19
2.8 Phòng trừ begomovirus 19
2.9 Bệnh do Begomovirus: 20
2.9.1 Bệnh khảm lá sắn 20
2.9.2 Bệnh cuốn lá bông 21
2.10 RNAi 22
2.10.1 Lịch sử phát hiện 22
2.10.2 Các phân tử RNA kích thước nhỏ (sRNA) 24
2.10.3 Ứng dụng công nghệ RNAi ở thực vật 31
2.10.4 Ứng dụng RNAi trong nghiên cứu trên cà chua 36
3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 Vật liệu 39
3.1.1 Trình tự virus: 39
3.1.2 Plasmid 42
3.1.3 Vi khuẩn 42
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu: 42
3.2.1 ðịa ñiểm nghiên cứu 42
3.2.2 Thời gian nghiên cứu: 3/2011 – 8/20123.3. Phương pháp nghiên cứu 43
3.3.1 Phương pháp tìm kiếm và so sánh trình tự gen 43
3.3.2 Thiết kế amiRNA 43
c. Nhân dòng cấu trúc pre-amiRNA 45
3.3.3 Thiết kế vector biểu hiện ở thực vật mang amiRNA 47
3.3.4 Biến nạp vector pPS1 + pre – amiRNA vào Agrobacterium

tumefaciens. 48
3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: 49
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 Thiết kế amiRNA 50
4.1.1 Lựa chọn vùng gen mục tiêu 50
4.1.2 Thiết kế cấu trúc amiRNA 58
4.2 Thiết kế vector chuyển gen vào cà chua trên thực nghiệm 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

4.2.1 Thay thế cấu trúc amiRNA tự nhiên bằng amiRNA nhân tạo 61
4.2.2 Kết quả PCR 61
4.2.2 Biến nạp plasmid tái tổ hợp vào trong tế bào khả biến E.coli chủng
TOP10 64
4.2.3 Xác ñịnh trình tự của cấu trúc pre-miRNA có mang miRNA nhân tạo
trong plasmid tái tổ hợp. 65
4.2.4 Cắt pJET 1.2/ blunt chứa pre-miRNA và pPS1 bằng enzyme Xho và
XbaI 67
4.2.5. Tạo vector pPS1 mang amiRNA-1 precursor 69
4.2.6 Tạo vector pPS1 mang pre - miRNA 73
4.2.7 Biến nạp vector pPS1 – TomiRNA vào tế bào khả biến A.
tumefaciens chủng LBA4404. 73
4.2.8 Kiểm tra khuẩn chứa plasmid tái tổ hợp 74
5 KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 82
PHỤ LỤC 91

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Từ viết vắt
1 amiRNA
Artificial miRNA
2
Amp
Ampicillin
3
BLAST
Basic Local Alignment Search Tool
4
bp
Base pair
5
CT
Công thức
6
Kan
Kanamycin
7
KH
Ký hiệu
8
miRNA
microRNA

9
NCBI
National Center for Biotechnology information
10 Nts Nucleotides
11
RE
Restriction Enzyme – Enzyme giới hạn
12
PCR
Polymerase Chain Reaction
13
RISC RNA Inducing Silencing Complex
14
RNAi
RNA interfering
15
sRNA

Small RNA
16
siRNA
Small interfering RNA
17
shRNA
Short hairpin RNA
18
Strep
Streptomycin
19
TYLCD

Tomato yellow leaf curl disease – Bệnh xoăn vàng
lá cà chua
20
TYLCV
Tomato yellow leaf curl virus – Virus gây bệnh
xoăn vàng lá cà chua
21 WMD3 Web microRNA designer v.3

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


vii

DANH MỤC BẢNG



STT Tên bảng Trang

2-1 Các begomovirus hại cây trồng ñược phát hiện cho tới nay tại
Việt Nam 6
3-1 Các vật liệu plasmid nghiên cứu 42
3-2 Các mồi sử dụng trong over lapping PCR tạo trình tự pre-
amiRNA 44
4-1 Các amiRNA sau lựa chọn 59
4-2 trình tự mồi pre-amiRNA 60
4-3 Các ñoạn oligo ñược sử dụng cho overlapping PCR 61
4-4 Sản phẩm PCR nhân dòng amiRNA 62
4-5 Kết quả kiểm tra căn trình tự TomiR5 ñược nhân dòng 65
4-6 Các sản phẩm có thể ñược hình thành khi xử lý plasmid tái tổ

hợp pZET1.2/blunt-(d) với XhoI và XbaI 68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii

DANH MỤ HÌNH


STT Tên hình Trang

2-1 Hình thái phân tử geminiviruses. 9
2-2 Tổ chức bộ gen của begomovirus 10
2-3 Quá trình nhân lên trong tế bào của begomovirus 13
2-4 DNA vệ tinh của begomovirus 17
2-5 Quá trình tái bản của begomovirus 18
2-6 Bệnh khảm lá sắn tại châu Phi 21
2-7 Bệnh cuốn lá bông: 22
2-8 Cơ chế hình thành miRNA ở thực vật 28
2-9 Mô hình sinh tổng hợp miRNA và siRNA 30
4-1 Vị trí các amiRNA trên genome begomovirus 59
4-3 Kết quả ñiện di phản ứng PCR nhân dòng sản phẩm a,b,c
TomiR1, TomiR2, TomiR3 62
4-4 Kết quả ñiện di phản ứng PCR nhân dòng sản phẩm a,b,c TomiR5 62
4-5 Kết quả ñiện di phản ứng PCR nhân dòng sản phẩm a, b, c
TomiR4, TomiR6 63
4-6 Kết quả ñiện di phản ứng PCR nhân dòng sản phẩm d TomiR1,
TomiR2, TomiR3, TomiR4, TomiR5, TomiR6 63
4-7 Kết quả biến nạp plasmid tái tổ hợp mang sản phẩm (d) vào tế

bào khả biến E.coli TOP 10 64
4-8 Kết quả ñiện di sản phẩm TomiR1-d, TomiR2-d, TomiR3-d,
TomiR4-d, TomiR5-d, TomiR6-d sau chiết gel bằng GeneJET™
Gel Extraction Kit 65
4-9 a. Cấu trúc và vị trí cắt RE-XhoI và XbaI trên PPSI 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ix

4-9 b. Vị trí cắt RE- XhoI và XbaI trên plasmid tái tổ hợp
pZET1.2/blunt-(d) 67
4-10 Kết quả ñiện di sản phẩm xử lý plasmid pJET1.2/ blunt (d) bằng RE 68
4-11. Trình tự của sản phẩm (d) mạch 5’-3’ sau khi ñược xử lý RE
XhoI và XbaI 69
4-12 Kết quả giải trình tự sản phẩm TomiR1-pJET, TomiR2-pJET,
TomiR3-pJET, TomiR4-pJET, TomiR5-pJET, TomiR6-pJET sau
khi cắt enzyme giới hạn X-hoI – XbaI 72
4-13 Kết quả ñiện di sản phẩm PCR kiểm tra sự có mặt của plasmid tái
tổ hợp pPS1 – TomiRNA với cặp mồi miR II, và miR III. 73
4-14 A. tumefaciens chủng LBA4404 biến nạp pPS1 – TomiRNA trên
môi trường chọn lọc 74
4-15 Kết quả ñiện di sản phẩm PCR kiểm tra khuẩn A. tumefaciens
sau biến nạp với cặp mồi II và III. 74
4-17 Kết quả giải trình tự sản phẩm tái tổ hợp mang vector biểu hiện pPS1. 79



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Cây cà chua, Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ Solanaceae, là loại cây
rau màu ñược trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu của tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc – FAO (2003), diện tích cà chua ñược
trồng trên toàn thế giới khoảng 3.9 triệu ha với sản lượng hàng năm là 108 triệu tấn
năm 2002.
Tuy nhiên, việc trồng trọt cà chua gặp nhiều khó khăn bởi các bệnh do vi
khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng. Trong ñó, bệnh xoăn vàng lá cà chua gây nên
bởi tomato yellow curl leaf virus (TYLCV) là một trong những bệnh ảnh hưởng
nghiêm trọng ñến năng suất cà chua ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Ở Mỹ, thiệt
hại do virus này gây ra ước khoảng 20% tổng sản phẩm cà chua thu hoạch. Trong
khi ñó, ở các nước Cộng hòa Dominica, Cuba, Mexico, Guatemala, Honduras,
Nicaraqua, Costa Rica, Venezuela và Brazil con số này thậm chí còn cao hơn, phụ
thuộc vào thời gian nhiễm bệnh mà sản lượng có thể tổn thất từ 30% ñến 100%
(Yehezkel Antignus, 2007). Trong những năm 1989 – 1995, tổn thất về giá trị kinh tế
ở Cộng hòa Domnica mà bệnh này gây ra khoảng 50 triệu ñôla (Polston và Anderson,
1997). Năm 1988, con số tổn thất sản lượng của Ai Cập trên diện tích khoảng 32000 ha
(Nakhla và cs, 1994).
Tại Việt Nam, bệnh xoăn vàng lá cà chua ñược xem là bệnh nguy hiểm do tỷ
lệ nhiễm bệnh cao gây thiệt hại lớn về năng suất ñược phát hiện ñầu tiên năm 1970.
Bệnh phát sinh và gây hại hầu hết ở các vùng trồng cà trong cả nước như Hà Nội,
Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Phòng…(Vũ Triệu
Mân và Lê Lương Tề, 2001). Phần lớn bệnh nặng vào tháng 8 – 12 (vụ sớm), vào
tháng 3 – 5 (vụ hè). Vụ cà chua chính vụ bệnh hại nhẹ hơn (Hà Viết Cường, 2008).
Dựa vào các phân tích phân tử, có ít nhất 3 loại begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá

cà chua ñược phát hiện ở Việt Nam gồm tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV)
(Green và cs. 2001), tomato yellow leaf curl Vietnam virus (TYLCVNV) và tomato
yellow leaf curl Kanchanaburi (TYLCKaV) (Hà và cs. 2008). Trong số 3 virus trên,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2

2 virus ñược phân lập trên mẫu cà chua gây bệnh xoăn vàng lá ở miền Bắc là
ToLCVV và TYLCVNV.
Các begomovirus lan truyền ngoài tự nhiên nhờ bọ phấn (B. tabaci) theo kiểu
bền vững tuần hoàn. TYLCV có phổ ký chủ rộng nhất trong nhóm begomovirus và
có khả năng gây nhiễm trên hơn 30 loài trong hơn 12 họ thực vật. Do ñó việc phòng
chống và tiêu diệt bệnh gây ra bởi virus này gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều
kỹ thuật ñã ñược tiến hành cùng lúc nhằm giảm tỷ lệ cây bị nhiễm TYLCV nhưng
không phải lúc nào cũng thành công. Các phương pháp xử lý tự nhiên còn dựa vào
cơ chế RNA silencing của cây. ðây là cơ chế quan trọng của thực vật (cũng như của
nấm, ñộng vật) nhằm ñiều hòa biểu hiện gen và chống sự xâm nhiễm virus. Cây có
một số ñường hướng silencing, trong ñó quan trọng nhất là ñường hướng RNA
silencing thông qua siRNA. ðây là ñường hướng xảy ra ở tế bào chất và trong
trường hợp chống sự xâm nhiễm virus. Tuy nhiên, RNA silencing là một cơ chế của
cây chống lại virus thì virus cũng có cơ chế ñể chống lại sự silencing của cây.
Người ta ñã chứng minh bằng thực nghiệm rằng C4 (hay AC4) của begomovirrus
có thể ức chế ñường hướng RNA silencing của cây ký chủ trong tế bào chất (Hà
Viết Cường, 2008).
Biện pháp ñược cho là tốt nhất ñể giảm sự thất thoát sản lượng do TYLCV là
tạo ra giống kháng virus (Lapidot và Friedmann, 2002; Morales, 2001; Pico và cs.
1996). Cho tới nay, người ta chưa phát hiện thấy gen kháng R chống lại
begomovirus trên cây cà chua trồng (Lycopersicon esculentum). Tuy nhiên một số
gen kháng chống lại begomovirus ñã ñược phát hiện thấy trên một số giống cà chua

dại. Ví dụ Ty1 gen ñược phân lập từ cây cà chua dại (Lycopersicon chilense) và là
một gen kháng trội không hoàn toàn. Ty-1 dường như tương tác với các protein chịu
trách nhiệm di chuyển của virus ñể tạo tính kháng. Ty-1 ñã ñược chuyển vào cà
chua trồng ñể tạo giống kháng (Hà Viết Cường, 2008).
Gần ñây, ứng dụng miRNA nhân tạo (artificial miRNA-amiRNA) như là các
tác nhân chống virus cũng ñã ñược công bố trên các ñối tượng: tymovirus (Turnip
yellow mosaic virus), và potyvirus (Turnip mosaic virus) (Niu và cs, 2006). Về mặt lý
thuyết, RNAi có thể sử dụng ñể “làm câm” sự sản xuất bất kỳ protein nào. ðiều này
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


3

mở ra tiềm năng sử dụng to lớn của RNAi: bằng việc thiết kế các RNAi nhân tạo với
các trình tự bổ sung ñặc hiệu cho một gen quan tâm nào ñó, gen này có thể bị “làm
câm” một cách chính xác.
Bên cạch sử dụng RNAi như một công cụ nghiên cứu ñể phát hiện và kiểm
tra chức năng của các gen, các nhà nghiên cứu giờ ñây ñã bắt ñầu xem xét ñến việc
sử dụng công nghệ này cho các ứng dụng thương mại trên thực vật. Ngoài ra, sử
dụng các RNAi còn có ưu ñiểm là chúng chỉ tham gia ức chế quá trình sau phiên mã
(ức chế dịch mã hoặc phân hủy mRNA) mà không sản sinh các protein lạ trong cây
vốn là vấn ñề ñang gây tranh cãi về an toàn sinh học của cây trồng biến ñổi gen.
Vấn ñề ñặt ra là việc ứng dụng công nghệ amiRNA cho cà chua có mang lại hiệu
quả kháng virus như mong muốn và cơ sở khoa học nào cho việc lựa chọn gen mục
tiêu trên vật chủ ñể làm câm và có hay không ức chế ñược sự tái bản của virus.
ðề tài nghiên cứu: “Thiết kế vector amiRNA ñặc hiệu nhằm ức chế sự tái
bản của Begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá ở cà chua” ñược thực hiện nhằm
khai thác những ưu ñiểm miRNA trong việc tạo giống kháng begomovirus. ðây là
một phần nội dung của ñề taì cấp nhà nước thuộc chương trình CNSH Nông Nghiệp
do TS ðặng Thị Vân – Viện Rau Hoa Quả Việt Nam chủ trì: “Nghiên cứu ứng dụng

kỹ thuật chuyển gene trong tạo giống kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua của
Việt Nam”
1.2. Mục ñích:
Thiêt kế ñược các vector chứa các trình tự miRNA ñặc hiệu nhằm ức chế sự
tái bản của Tomato yellow leaf curl virus phục vụ tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn
vàng lá.
1.3. Yêu cầu
• Xác ñịnh ñược các trình tự miRNA ñặc hiệu có khả năng ức chế sự biểu hiện
của vùng gen rep (Replication protein), vùng CR (Common region) của các chủng
begomovirus gây bệnh xoăn vàng lá trên cà chua phân lập từ Việt Nam.
• Thiết kế thành công các vector nhân dòng chứa cấu trúc miRNA ñã xác ñịnh
• Thiết kế thành công vector biểu hiện mang cấu trúc miRNA trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4

• Tạo dòng vi khuẩn Agrobacterium tumefacien chứa vector biểu hiện mang
cấu trúc miRNA ñặc hiệu phục vụ cho thí nghiệm chuyển gen
1.4. Ý nghĩa khoa học:
ðề tài ñã cung cấp một phương pháp mới trong nghiên cứu bệnh do virus
gây ra. ðây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống sử dụng các phương pháp
nghiên cứu hiện ñại có ñộ chính xác cao ñể tạo các vector chuyển gen phù hợp với
gen mục tiêu quan tâm.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn:
Cơ sở dữ liệu gồm các thông tin có hệ thống và chính xác ở mức phân tử mà
ñề tài ñã tạo ra sẽ là cơ sở ñể nghiên cứu và tạo cây cà chua chuyển gen kháng bệnh
xoăn vàng lá do begomovirus gây ra.




















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nghiên cứu về Tomato yellow leaf curl disease - TYLCD
2.1.1. Trên thế giới
Bệnh xoăn vàng lá cà chua (Tomato yellow leaf curl disease) là một trong
nhiều bệnh mới có sức tàn phá mạnh trên cà chua ở các nhiệt ñới và ôn ñới trên thế
giới. Bệnh do một phức hợp gồm ít nhất 6 loài virus trong chi Begomovirus thuộc
họ Germiniviridae gây ra (Abhary và cs, 2007; Díaz-Pendón và cs, 2010).

Mặc dù các loài Tomato yellow leaf curl virus - TYLCV lần ñầu tiên ñược
miêu tả ở vùng thung lũng Jordan – Israel ñầu những năm 60, các triệu chứng của
bệnh ñược xem là tương tự với bệnh xoăn vàng lá cà chua (TYLCD) ñược miêu tả
cũng ở vùng này những năm 1920 (Pico và cs, 1996; Antignus và cs, 1994). Ở
Israel suốt những năm 1990, hai chủng begomovirus kết hợp với TYLCD và ñược
ñặt tên là Tomato yellow leaf curl virus–Israel (TYLCV-IL; TYLCV-
IL[IL:Reo:86]-X15656) and Tomato yellow leaf curl virus–Mild (TYLCV-Mld;
TYLCV-Mld[IL:93] – X76319) (Antignus và cs, 1994; Navot và cs, 1991). Sau ñó,
chủng TYLCV-IL ñược xác ñịnh là tái tổ hợp của chủng TYLCV-Mld và những
loài begomovirus khác có liên quan ñến Tomato leaf curl Karnataka virus
(ToLCKV; (Navas-Castillo và cs, 2000)). TYLCV-IL chứa hầu hết các trình tự
TYLCV-Mld nhưng ñầu 5’ gen rep của nó lại giống với loài ToLCKV. Các chủng
TYLCV ñặc trưng khác sau ñó như Gezira (ví dụ là TYLCV-Gez[SD:96]), Iran (ví
dụ là TYLCV-IR[IR:98]) và Oman (ví dụ là TYLCV-OM[Om:Alb:05]) cũng có
bằng chứng biểu hiện sự phát sinh thông qua tính duy nhất mặc dù tương tự các
hiện tượng tái tổ hợp giữa các loài.
Trong tất cả các chủng TYLCV ñã biết, hai chủng TYLCV-IL và TYLCV-
Mld có phạm vi ñịa lí rộng lớn từ thế giới cũ từ phía ñông Nhật Bản (Sugiyama và
cs, 2008) ñến phía tây Tây Ban Nha (Navas-Castillo và cs, 1999), các quần ñảo Ấn
ðộ Dương (Peterschmitt và cs, 1999) và phía Nam Australia (Stonor và cs, 2003).
Thêm vào ñó, chủng TYLCV-IL ít nhất ñã xuất hiện và di chuyển hai lần từ thế
giới cũ sang thế giới mới (McGlashan D, 1994; Duffy và cs 2007) và hiện ñang lây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


6

lan vào Bắc và Nam Mỹ (Zambrano và cs, 2007)-(Czosnek và cs, 1997). Sự giao
thương quốc tế các loại giống cây trồng diễn ra phổ biến, rộng rãi khiến cho việc lây
lan virus gây bệnh ra toàn cầu không còn là ñiều ngạc nhiên.

Có thể coi khu vực ðịa Trung Hải và Trung ðông là trung tâm ña dạng của
TYLCV (Fauquet và cs, 2005) vì ñây ñược xem là nơi phát sinh virus. Những vùng
này có khí hậu thích hợp cho cây cà chua và theo FAOSTAT, 2008 sản lượng cà
chua vùng này cung cấp chiếm ñến 30% trên toàn cầu. Những năm gần ñây, trên
một phần lãnh thổ Iran – nơi có khí hậu ấm và khô ñã có tỷ lệ gia tăng ổn ñịnh bệnh
do germinivirus lây truyền bởi bọ phấn trắng trên cây cà chua (Bananej và cs, 2004),
(Bananej và cs, 2009)-( Hajimorad và cs, 1996).
2.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là trung tâm ña dạng của begomovirus. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ
xác ñịnh ñược một số begomovirus sau gây bệnh trên cà chua:
Bảng 2-1 Các begomovirus hại cây trồng ñược phát hiện
cho tới nay tại Việt Nam
STT Virus Khu vực
1 Tomato leaf curl Vietnam virus (ToLCVV) Cả nước
2
Tomato yellow leaf curl Vietnam virus
(TYLCVNV)
Miền Bắc
3
Tomato yellow leaf curl Kanchanaburi virus
(TYLCKaV)
Miền Trung, miền Nam
4 Tomato leaf curl Dan Xa virus (ToLCDXV)* Miền Bắc
5 Tomato leaf curl Hainan virus (ToLCHV) Miền Bắc
6 Tomato leaf curl Hanoi virus (ToLCHanV) Miền Bắc
Ghi chú * ToLCDXV mới ñược ICTV phân loại lại, còn trong công bố ban ñầu,
virus này ñã ñược các tác giả phân loại không chính xác là Tomato yellow leaf curl
Vietnam virus-DX1.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



7

2.2. Bệnh xoăn vàng lá cà chua
2.2.1. Triệu chứng bệnh
Bệnh xoăn vàng lá xuất hiện triệu chứng trong vòng 2-4 tuần sau khi nhiễm
bệnh và phát triển ñầy ñủ triệu chứng trong vòng 2 tháng. Triệu chứng có thể
thay ñổi theo ñiều kiện môi trường, giai ñoạn sinh trưởng và ñiều kiện sinh lý
của cây tại thời ñiểm nhiễm bệnh.
Triệu chứng sớm nhất là lá cong xuống dưới vào phía bên trong. Lá không có
hình dạng, nhỏ hẹp, biến vàng từ mép và chóp lá lan vào giữa gân; lá cuốn cong lên
phía trên thành hình thuyền; lá non biến vàng mạnh, giòn và nhỏ hẹp. Bên cạnh ñó,
triệu chứng biến vàng ñặc biệt rõ ở các lá non. Cuống lá có thể xoắn vặn. Cây lùn
còi cọc, mọc nhiều cành nhánh nhỏ, ñốt thân ngắn. Cây nhiễm sớm thường không ra
quả do hoa bị rụng.
Một số cây trồng khác cũng có thể bị nhiễm loại virus này như ớt (Capsicum
annum, Capsicum chinense) và ñậu Pháp (Phaseolus vulgaris), các loại cây cảnh
như lisianthus (Eustoma grandiflorum), pointsettias…nhưng triệu chứng không rõ
ràng như trên cà chua.
2.2.2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh xoăn vàng lá cà chua (Tomato yellow leaf curl diseases – TYLCD) hay
còn gọi là bện virus gây ra bởi bọ phấn trắng ñược phát hiện ñầu tiên vào những
năm 1964 và 1966 (Cohen và Harpaz, 1964; Cohen và Nitzany, 1966) và ñược
chứng minh là bệnh gây ra bởi geminivirus vào năm 1988 (Czosnek và cs, 1988).
Trước những năm 90, tác nhân gây bệnh xoăn vàng lá cà chua ñã ñược xác ñịnh
là một phức hợp nhiều begomovirus. Các begomovirus gây bệnh thường ñược ñặt
tên theo cây ký chủ (tomato) và triệu chứng (chủ yếu dưới 2 dạng xoăn lá (leaf curl)
và biến vàng (yellow) nên tên virus gây bệnh thường là “Tomato yellow leaf curl
virus” và một số các isolate virus gây bệnh thường ñược kèm theo 1 từ chỉ ñịa
phương nơi bệnh xuất hiện. Ví dụ, dưới ñây là một số begomovirus ñã ñược phân

lập từ nhiều nới trên thế giới:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

• Tomato yellow leaf curl - Is (TYLCV-Is) phân lập từ Israel,
• Tomato yellow leaf curl – Sar (TYLCV-Sar) phân lập từ ñảo Sardinia –Ý
• Tomato yellow leaf curl – Th (TYLCV-Th) phân lập từ Thái Lan…
• Tomato leaf curl virus-Au (ToLCV-Au) phân lập từ Úc
• Tomato leaf curl Guzarat virus (ToLCGV) phân lập từ tỉnh Guzarat
(Pakistans)
Từ những năm 90 trở lại ñây, sự tiến bộ của công nghệ sinh học ñã cho phép giải
trình tự toàn bộ bộ gen virus và xác ñịnh danh tính virus một cách dễ dàng. Dựa vào
các phân tích phân tử, Ủy ban Phân loại Virus Quốc tế (ICTV) ñã xác ñịnh ngưỡng
phân biệt loài begomovirus là 89 % mức ñồng nhất trình tự nucleotide của phân tử
DNA-A. Chỉ tiêu này ñã cho phép tách ñược nhiều begomovirus, vốn ñược xem là
các isolate khác nhau của cùng một virus gây bệnh xoăn vàng lá cà chua, thành các
virus phân biệt; ví dụ
• TYLCV-Sar trở thành Tomato yellow leaf curl Sardinia virus (TYLCSV)
• TYLCV-Ch trở thành Tomato yellow leaf curl China virus (TYLCCNV)
• TYLCV-Th trở thành Tomato yellow leaf curl Thailand virus (TYLCSV).
• TYLCV-Is phân lập từ Israel, do quyền ưu tiên, ñược công nhận là Tomato
yellow leaf curl virus (TYLCV).
Như vậy, tác nhân gây bệnh xoăn vàng lá cà chua ñược xem là một phức hợp
nhiều begomovirus khác nhau. Hiện nay, có khoảng 60 begomovirus gây bệnh xoăn
vàng lá cà chua khắp thế giới. Hậu quả là, dựa trên triệu chứng quan sát, bệnh
không thể ñược gán cho một loài begomovirus cụ thể trừ phi danh tính của virus ñã
ñược xác ñịnh.
2.3. ðặc ñiểm tác nhân gây bệnh

2.3.1. ðặc ñiểm genome của begomovirus
2.3.1.1. ðặc ñiểm hình thái
Virus xoăn (vàng) lá cà chua thuộc chi Begomovirus trong họ Geminiviridae.
Hầu hết các loài begomovirus có bộ gen kép gồm hai phân tử DNA là DNA-A (kích
thước 2.6 – 2.8kb) và DNA-B (kích thước 2.5 – 2.8kb). Begomovirus ñược lan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

truyền nhờ loài bọ phấn trắng Bemisa tabaci theo kiểu bền vững tuần hoàn. Hai loài
TYLCV và TYLCSV ñược chứng minh là hai loài virus ñầu tiên có bộ gen DNA
ñơn. Như vậy, các chức năng chủ yếu của virus phải ñược quy ñịnh bởi protein
ñược mã hóa của DNA ñơn của các virus TYLCV, TYLCSV ToLCV hay nói theo
cách khác là ñược mã hóa bởi phân tử DNA-B và tất cả các virus sợi vòng ñơn gây
bệnh xoăn vàng lá cà chua.
Hình thái phân tử (virion) của begomovirus giống như của các geminivirus khác,
ñều có hình cầu kép. Phân tử virus thực chất là 2 hình cầu 20 mặt (icosahedron),
mỗi mặt là 1 tam giác ñều với số ñơn vị tam giác (T) trên mỗi mặt = 1, nối với nhau
ñể tạo ra phân tử hình cầu ña diện kép (gemini). Do nối với nhau nên 2 hình cầu này
không hoàn thiện dẫn tới trên mỗi hình cầu chỉ có 55 tiểu phần protein (protein vỏ)
ñược xắp xếp thành 11 ñơn vị hình thái, mỗi ñơn vị gồm 5 tiểu phần protein
(pentameric capsomer). Kết quả là toàn bộ phân tử có 110 tiểu phần và 22 ñơn vị
hình thái.
Cần chú ý là ñối với các begomovirus có bộ gen kép thì mỗi phân tử chỉ chứa 1
phân tử DNA genome.

Hình 2-1 Hình thái phân tử geminiviruses.
A: Phân tử Tomato yellow leaf curl virus (TYLCV), bar = 100 nm (Gafni, 2003).
B: Mô hình phân tử Maize streak virus (MSV) (Zhang và cs., 2001).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10

2.3.1.2. Cấu trúc genome
Các begomovirus là các virus thực vật có bộ gen DNA sợi vòng ñơn có kích
thước khoảng 2.6 – 2.8 kb. Chúng hoặc có bộ gen kép (bipartite) gồm 2 phân tử
DNA gọi là DNA-A và DNA-B hoặc có bộ gen ñơn (monopartite) tương ñương
DNA-A.
ðối với các virus có bộ gen ñơn thì DNA của chúng chứa 6 gen ñược tổ chức
theo 2 chiều ngược nhau.
Trên chiều kim ñồng hồ (chiều virus) có 2 ORF là (i) V1 mã hóa vỏ protein (CP)
có chức năng chính là tạo vỏ phân tử virus, lan truyên qua vector, vận chuyển bộ
gen virus vào và ra khỏi nhân tế bào ký chủ và vận chuyển bộ gen virus giữa các tế
bào; và (ii) V2 mã hóa protein V2 có chức năng liên quan ñến vận chuyển virus
giữa các tế bào.

Hình 2-2: Tổ chức bộ gen của begomovirus
(Hà Viết Cường, 2008;

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11

Trên chiều ngược kim ñồng hồ (chiều sợi tương ñồng virus) có 4 ORF là (i)
C1 mã hóa protein tái bản hay còn gọi là protein Rep có chức năng chính là cắt - nối
bộ gen virus tại một vị trí ñặc biệt ở vùng nguồn gốc tái bản và tương tác với
protein ký chủ ñể tạo ñiều kiện thuận lợi cho tái sinh virus, (ii) C2 mã hóa 1 protein

hoạt hóa phiên mã (TrAP, transcriptional activator protein), (iii) C3 mã hóa 1
protein tăng cường tái bản (REn, replication enhancer) và (iv) C4 mã hóa protein
C4 với chức năng liên quan ñến phổ ký chủ và phát triển triệu chứng, ức chế hoạt
ñộng câm gen của tế bào ký chủ.
Giữa 2 vùng gen mã hóa ngược chiều nhau ở trên là một vùng liên gen không
mã hóa IR (intergenic region). Vùng IR chứa nguồn gốc tái bản (ori = origin of
replication) gồm (i) các chuỗi lặp ñảo (iteron) cần thiết cho sự nhận biết và gắn kết
của protein Rep và (ii) một cấu trúc kẹp tóc (hairpin) hay còn gọi là thân – thòng
lọng (stem – loop), trong ñó chuỗi TAATATTAC trên vùng thòng lọng là giống
nhau ở tất cả các begomovirus. Vị trí T
7
-C
8
của chuỗi này là nơi protein Rep cắt và
nối bộ gen begomovirus trong quá trình tái bản.
ðối với các begomovirus có bộ gen kép thì DNA-A có tổ chức bộ gen và
chức năng các gen tương tự như DNA-A của các begomovirus có bộ gen ñơn
(tên các ORF ñược thêm ký tự A vào ñằng trước thành AV1, AV2, AC1, AC2,
AC3 và AC4). Cần chú ý là tất cả các begomovirus ở Tân thế giới (châu Mỹ) ñều
thiếu ORF AV2.
Phân tử DNA-B của begomovirus chỉ chứa 2 ORF ñược sắp xếp theo 2 chiều
ngược nhau. Trên chiều kim ñồng hồ có ORF BV1 mã hóa protein con thoi (NSP,
nuclear shuttle protein) có chức năng chính là vận chuyển bộ gen virus vào và ra
khỏi nhân tế bào. Trên chiều ngược kim ñồng hồ có ORF BC1 mã hóa protein vận
chuyển (MP, movement protein) có chức năng vận chuyển bộ gen virus giữa các tế
bào ký chủ.
Ở vùng IR của DNA-A và DNA-B của các begomovirus có bộ gen kép có
một chuỗi bảo thủ cao (khoảng 150 nucleotide) giữa 2 phân tử gọi là vùng chung
CR (common region). Vùng CR chứa chuỗi ori. Sở dĩ có vùng chung này vì DNA-B
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



12

không thể tự tái bản mà phải cần sự nhận biết và cắt – nối của protein Rep mã hóa
trên DNA-A ñể tái bản ñược trong tế bào ký chủ.
2.3.2. Tương tác giữa tác nhân gây bệnh và ký chủ
ðặc ñiểm sinh học phân tử của geriminivirus ñược nghiên cứu một cách rộng rãi
ñặc biệt là sự tái bản (Gutierrez, 1999), sự tương tác của virus với vật chủ
(Gutierrez, 2000; Hanley-Bowdoin và cs, 2000; Hanley-Bowdoin và cs, 2004) và
trong nghiên cứu về khả năng của chúng kháng lại hệ thống phòng thủ của vật chủ
bằng cách ngăn chặn sự làm câm (Bisaro, 2006).
Các chức năng của protein ñược xác ñịnh ñầu tiên trong mối liên hệ với
begomovirus, ví dụ với loài Tomato golden mosaic virus (TGMV). Sau khi ñược
dẫn truyền nhờ côn trùng ñể xâm nhập và gây tổn thương cho vật chủ qua hệ thống
phloem, các germinivirus có thể dễ dàng di chuyển và ñi vào trong nhân tế bào vật
chủ. Qúa trình này chưa ñược nghiên cứu chi tiết cho từng virus cụ thể mặc dù các
nhà khoa học cũng mở rộng nghiên cứu sự xâm vào nhân ở loài TYLCV. Khi ñã di
chuyển ñược trong nhân tế bào, DNA sợi vòng ñơn của virus ñược biến ñổi thành
sợi ñôi DNA trung gian tái bản. ðối với các mastrevirus các nhà khoa học ñã chỉ ra
rằng những sợi DNA nhỏ hỗ trợ virus làm việc như những ñoạn mồi cho quá trình
tổng hợp sợi bổ sung. Chu kỳ nhân lên của begomovirus bao gồm cả TYLCV còn
chưa ñược biết ñến. Sợi dsDNA kết hợp với histone và ñược xem như những
minichrosome hoạt ñộng như ñoạn khuôn cho quá trình phiên mã và sau ñó là quá
trình tái bản vòng lăn tạo ra nhiều bản copy là sợi ssDNA. Những sợi này ñược
sao chép lại trong sợi dsDNA hoặc ñược kết hợp với 1 loại protein NSP
(capsid/nuclear shuttle protein). Với sự hỗ trợ của 1 loại protein vận chuyển
(movement protein) phức hợp DNA-protein sẽ xâm nhập các tế bào bên cạnh.
Cuối cùng phức hợp này sẽ xâm nhập vào không bào và lan rộng khắp cơ thể vật
chủ. Ngược lại với nhiều loài begomovirus khác, TYLCV lại bị giới hạn xâm nhập

vào hệ thống phloem, có lẽ do kết quả của tính hướng kích thích của mô thực vật
bị giới hạn mà một số loài TYLCV vòng ñơn này không thể ñược chuyển tự ñộng
vào vật chủ một cách dễ dàng. Do ñó, sự di truyền ngược của chúng vào thực vật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

phụ thuộc vào việc sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens có chèn DNA
qua vector T-DNA hay việc sử dụng sung bắn gen.

Hình 2-3: Quá trình nhân lên trong tế bào của begomovirus
(Rob W Briddon, John Stanley, 2009)
2.4. Phân loại TYLCV
TYLCV là loại virus thực vật có DNA kép, thuộc họ Geminiridae, chi
Begomovirus. Geminiridae là họ virus thực vật lây nhiễm rộng, ñược chia thành bốn
chi: Curtovirus, Topocuvirus, Mastrevirus và Begomovirus (Fauquet và cs,2008).
Sự phân chia này chủ yếu dựa trên phạm vi ký chủ, biểu hiện kiểu hình, con ñường
lây nhiễm, ñặc ñiểm protein vỏ và sự nhận dạng trình tự nucleotide.
Mỗi thành viên trong họ Geminiviridae ñều có bộ gen DNA vòng ñơn gồm
một hoặc hai thành phần và lần lượt ñược gọi là vòng ñơn hay vòng kép. Các thành
phần của bộ gen ñược nhân lên, tái bản và bao bọc (encapsidated) trong nhân của tế
bào thực vật bị lây nhiễm và có khả năng di chuyển trong và giữa các tế bào.
Curtovirus (loài ñặc trưng Beet curly top virus) là một trong 3 chi thuộc họ
Geminiviridae. Chi này có bộ gen vòng ñơn, mã hóa cho 6 – 7 protein là những
protein ñược dẫn truyền bởi những côn trùng nhảy (leafhoppers) thuộc họ
Cicadellidae truyền bệnh cho các thực vật hai lá mầm như củ cải ñường, dưa và cà
chua.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………



14

Chi Mastrevirus bao gồm các loài Maize streak virus, 12 loài khác và 06 các
loài chưa xác ñịnh. Chi này có bộ ben ñơn mã hóa cho 4 protein. Sự lây nhiễm của
chi này ñược tìm thấy trên các thực vật một lá mầm và cũng ñược dẫn truyền bởi
các loài bọ nhảy họ Cicadellidae theo kiểu bền vững tuần hoàn và không nhân lên
trong cơ thể ký chủ.
Chi Topocuvirus mà nhóm ñiển hình là Tomato pseudo-curly top virus có sự
khác biệt với các chi khác trong họ Germiniviridae dựa trên việc sử dụng các cơ
quan vật chủ, loài côn trùng hút nhựa cây Micrutalis malleifera và ñặc biệt là chi
này có sự kết hợp với các loài virus lạ ñể tạo một chi mới (Briddon và cs,1996). Chi
Topocuvirus có bộ gen ñơn mã hóa cho 6 protein.
Chi Topocuvirus có một loài ñại diện là Tomato pseudo-curly top virus và có sự
khác biệt với các virus khác trong họ Geminivirus dựa trên việc sử dụng các cơ quan
khác nhau trên vật chủ, các loài côn trùng hút nhựa cây thuộc họ Membracidae
(Hemiptera: Micrutalis malleifera). Chi Topocuvirus có bộ gen vòng ñơn mã hóa cho
6 protein. Trên sợi sense của virus có 2 protein ñược mã hóa là protein vận chuyển
(MP) và protein vỏ (CP).
Begomovirus là chi duy nhất trong họ Geminiviridae có chứa bộ gen sợi vòng
ñơn gồm 1 phân tử DNA-A hoặc sợi vòng kép gồm 2 phân tử DNA-A và DNA-B.
ðối với các virus có bộ gen ñơn thì DNA của chúng chứa 6 gen ñược tổ chức theo 2
chiều ngược nhau. ðối với các begomovirus có bộ gen kép thì DNA-A có tổ chức
bộ gen và chức năng các gen tương tự như DNA-A của các begomovirus có bộ gen
ñơn. Phân tử DNA-B của chúng chỉ chứa 2 ORF ñược sắp xếp theo 2 chiều ngược
nhau. Chi này chiếm trên 80% (117 trên 133) số loài germinivirus ñã ñược biết ñến
(Stanley và cs., 2005) và là loài gây hại nghiêm trọng ñối với nông nghiệp. Chúng
có thể gây hại hoàn toàn năng suất trên các cây trồng quan trọng khác nhau. Loài
này ñược lây truyền qua bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và lây nhiễm trên các cây
hai lá mầm. Mỗi năm số lượng thuộc loài này ñược biêt ñến ngày càng tăng

(Fauquet và cs, 2008).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15

2.5. Lan truyền
Tất cả các begomovirus lan truyền ngoài tự nhiên nhờ bọ phấn theo kiểu bền
vững tuần hoàn. Chưa có bằng chứng chứng minh begomovirus nhân lên trong cơ
thể bọ phấn. Bọ phấn dùng vòi chọc vào mô mạch dẫn ñể hút dịch cây từ mạch
phloem. Virus ñược hút qua vòi, tới diều, thấm qua màng ruột vào xoang cơ thể, ñạt
tới tuyến nước bọt và cuối cùng vào ống nước bọt.
Nghiên cứu với TYLCV cho thấy thời gian chích nạp và chích truyền tối
thiểu của bọ phấn là khoảng 15 – 20 phút. Kể từ khi bắt ñầu chích nạp, virus ñược
phát hiện có mặt ở phần ñầu sau khoảng 10 phút, ở ruột giữa sau khoảng 50 phút, ở
xoang cơ thể sau khoảng 90 phút và ở tuyến nước bọt sau khoảng 7 giờ. Thời gian
từ khi virus ñược phát hiện thấy ở tuyến nước bọt tới khi bọ phấn có thể truyền
ñược bênh là khoảng 1 giờ. Như vậy thời kỳ ẩn của TYLCV trong cơ thể bọ phấn là
khoảng 8 giờ. Số lượng virus ñược tích lũy ñạt cực ñại (khoảng 600 triệu phân tử
virus) nếu ñể bọ phấn chích nạp trên cây bệnh 12 giờ. Thời gian này ñối với
TYLCSV là 24 giờ.
Sau thời gian chích nạp khoảng 1-2 ngày, virus có thể ñược duy trì trong cơ
thể bọ phấn nhiều tuần (3 tuần ñối với TYLCSV) hoặc cả ñời như ñối với TYLCV.
Virus có thể truyền qua giao phối từ bọ phấn ñực sang bọ phấn cái và ngược
lại. ðã có bằng chứng cho thấy TYLCV có thể truyền qua trứng mặc dù tỷ lệ truyền
bệnh của bọ phấn trưởng thành phát triển từ trứng mang virus là rất nhỏ. Trái lại, thí
nghiệm với Tomato mottle virus (ToMoV) cho thấy bọ phấn không truyền virus này
qua trứng.
Một cá thể bọ phấn có thể truyền bệnh sau khi chích nạp 24 giờ mặc dù tỷ lệ
truyền bệnh không cao; tỷ lệ truyền bệnh ñạt 100 % nếu sử dụng 5 – 15 bo phấn. Bọ

phấn cái truyền virus hiệu quả hơn bọ phấn ñực và hiệu quả truyền tốt nhất khi bọ
phấn trưởng thành ở 1 -2 tuần tuổi và giảm dần theo thời gian sinh trưởng của bọ
phấn. Hiệu quả truyền virus giảm theo tuổi là do lượng virus ñược chích nạp giảm.
2.6. Biện pháp phòng trừ
Việc kiểm soát TYLCV thường khó khăn và ñòi hỏi nhiều chi phí mà không
phải lúc nào cũng thành công. Ở các vùng trồng cà chua trên khắp thế giới, nhiều

×