Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 150 trang )

HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
_________________________


HÀ THỊ THANH THẢO



TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỚI MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ



Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYÊ
̃
N THÊ
́
CHINH




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG 7
1.1. Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường 7
1.1.1. Phát triển công nghiệp 7
1.1.2. Môi trường 15
1.1.3. Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường 22
1.2. Vai trò của Nhà nước trong kiểm soát bảo vệ môi trường trước áp lực
phát triển công nghiệp 28
1.3. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với
bảo vệ môi trường 32
1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với
bảo vệ môi trường ở Singapo 35
1.3.2. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với
bảo vệ môi trường ở Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan 37
1.3.3. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với
bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng 39
1.3.4. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với
bảo vệ môi trường ở Hải Dương 40
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỚI MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH PHÚ THỌ 44
2.1. Khái quát quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ 44
2.1.1. Khái quát những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp tỉnh
Phú Thọ 44
2.1.2. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ 52
2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Phú Thọ 54
2.1.4. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh Phú Thọ 56
2.1.5. Cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ 58
2.2. Đánh giá tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường ở tỉnh

Phú Thọ 60
2.2.1. Tác động tới môi trường đất 60
2.2.2. Tác động tới môi trường nước 66
2.2.3. Tác động đến môi trường không khí 78
2.2.4. Nguyên nhân 82
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC
CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG Ở
TỈNH PHÚ THỌ 90
3.1. Cơ sở cho đề xuất giải pháp 90
3.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng về bảo vệ môi trường dưới tác động
của phát triển công nghiệp 90
3.1.2. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 91
3.1.3. Pháp luật của Nhà nước 94
3.1.4. Công tác phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở tỉnh
Phú Thọ trong thời gian qua 94
3.2. Giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp
tới môi trường ở tỉnh Phú Thọ 103
3.2.1. Các chính sách liên quan 103
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và kế hoạch thực hiện 109
3.2.3. Giải pháp về giám sát của người dân 110
3.2.4. Giải pháp đối với doanh nghiệp 111
KẾT LUẬN 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
PHỤ LỤC 127


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUÂ
̣
N VĂN


BOD: Nhu cầu Oxi sinh hóa
CCN: Cụm công nghiệp
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
COD: Nhu cầu Oxi hóa học hóa
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
KCX: Khu chế xuất
KCN: Khu công nghiệp
ONMT: Ô nhiễm môi trường
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc








MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển công nghiệp là một tất yếu khách quan đối với bất kỳ một
quốc gia nào trong lịch sử nền văn minh nhân loại. Đây cũng được coi là một
trong những thước đo vô quan trọng về trình độ phát triển của các quốc gia.
Vì vậy phát triển công nghiệp đang là vấn đề rất được quan tâm ở tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Phát triển công nghiệp được đẩy mạnh thì các quốc gia trên thế giới

càng phải chống chịu với nhiều tác động tiêu cực mà nó mang tới, đặc biệt là
các vấn đề liên quan tới suy giảm và ONMT. Thế giới đang được chứng kiến
sự phát triển chưa từng thấy của sản xuất công nghiệp, tuy nhiên để có sự phát
triển ấy, môi trường cũng đang bị hủy hoại nghiêm trọng ở nhiều quốc gia,
nhất là các nước đang phát triển đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển công nghiệp đã có đóng góp không nhỏ
cho những thành công ấy. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề phát triển công
nghiệp liên quan tới ONMT đã gây ra nhiều tổn hại cả về kinh tế và xã hội.
Việt Nam cần phải tìm ra những chính sách phát triển thật sự hợp lý để
không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn bảo vệ môi trường nhằm hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu quốc gia không thể đạt được nếu
mỗi địa phương không xây dựng cho mình một chiến lược phát triển cụ thể.
Phú Thọ là một tỉnh vùng Trung du Bắc bộ, công nghiệp đã sớm được
chú trọng phát triển từ những năm 60 của thế kỉ XX. Từ khi tái lập tỉnh
(1997) tới nay, Phú Thọ đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển công
nghiệp, vì vậy công nghiệp đã và đang ngày càng có vai trò chủ đạo trong

2
việc phát triển kinh tế của tỉnh. Công nghiệp là ngành đóng góp tích cực nhất
trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
cho người dân, đồng thời đây cũng là ngành quan trọng nhằm đảm bảo thực
hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH đất nước mà Đảng đã đề ra.
Tuy nhiên phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ vẫn đang tồn đọng
những bất cập như: tốc độ phát triển chưa nhanh và không đồng đều; môi
trường đang xuống cấp nghiêm trọng trước tác động của phát triển công
nghiệp đe dọa sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh
Việc nghiên cứu tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường,

đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí; trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đồng thời bảo vệ môi trường ở
Phú Thọ là đòi hỏi mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quá trình phát triển công nghiệp và tác động của nó tới những biến đổi
môi trường đang là vấn đề chung mang tính toàn cầu. Kết hợp đồng thời các
biện pháp phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường đang là vấn đề
trọng yếu trong chiến lược phát triển của các quốc gia.
Phát triển công nghiệp và tác động của nó tới môi trường đang thu hút được
sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, các hội nghị, chương trình được tổ chức nghiên cứu vấn đề này.
- Năm 1994, tác giả Võ Đại Lược đã trình bày những chính sách thúc
đẩy phát triển công nghiệp Việt Nam trong tình hình mới trong tác phẩm:
“Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong quá trình đổi mới”. Đến
năm 2005 nhà xuất bản Lý luận chính trị quốc gia có công trình: “Hoàn thiện
chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”. Tác giả Lê Quang Tám đã khái
quát những thành tựu công nghiệp Việt Nam từ đó rút ra những định hướng
cho quá trình phát triển công nghiệp trong tương lai trong công trình: “Công
nghiệp Việt Nam thành tựu và triển vọng”, tạp chí Thương mại, 2003. Năm

3
1999, nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân cho xuất bản tác phẩm “giáo
trình kinh tế và quản lý công nghiệp” của Nguyễn Đình Phan. Tác phẩm đã
chỉ ra vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời nêu ra sự cần thiết
của việc quản lý công nghiệp của nhà nước.
Trong những năm qua rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học chọn nghiên
cứu về môi trường để thấy sự cần thiết phải bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững. Năm 2003, nhà xuất bản Thống kê xuất bản “Giáo trình
kinh tế và quản lý môi trường” của PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh; Đặng Như
Toàn với tác phẩm “bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội của nó”,…

Nhận thấy mối quan hệ tác động giữa phát triển kinh tế, phát triển công
nghiệp với môi trường, một số tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Năm
1995 Trần Thanh Lâm đã “Phân tích ảnh hưởng của phát triển công nghiệp
đến môi trường đô thị Hà Nội”. Lê Huy Bá trình bày mối quan hệ giữa môi
trường với phát triển bền vững trong “Tài nguyên môi trường và phát triển
bền vững”.
Như vậy các công trình nghiên cứu gắn vấn đề phát triển công nghiệp
với bảo vệ môi trường còn hạn chế, các công trình hầu hết nghiên cứu sự tác
động của phát triển công nghiệp tới môi trường ở tầm quốc gia.
Tuy nhiên cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về
phát triển công nghiệp và tác động của nó tới môi trường tỉnh Phú Thọ.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích:
Nghiên cứu tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú
Thọ, từ đó đưa ra những giải pháp cho phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ
môi trường của tỉnh.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận tác động của phát triển công nghiệp tới
môi trường và kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công

4
nghiệp với môi trường.
- Khảo sát và đánh giá những tác động của phát triển công nghiệp tới
môi trường tỉnh Phú Thọ (từ 1997 đến nay).
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp đi đôi với
bảo vệ môi trường ở tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Về đối tượng:
Đề tài lấy ngành công nghiệp, lĩnh vực môi trường và những tác động của
phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu.

* Về phạm vi nghiên cứu:
+ Về học thuật: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tác
động của phát triển công nghiệp tới môi trường. Trong lĩnh vực môi trường,
luận văn tập trung nghiên cứu môi trường đất, môi trường không khí và môi
trường nước.
+ Phạm vi lãnh thổ: Địa bàn tỉnh Phú thọ.
+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu ngành công nghiệp và lĩnh
vực môi trường tỉnh Phú Thọ từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay .
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
- Quan điểm tổng hợp, quan điểm biện chứng: Dựa trên quan điểm này
nhằm tránh bỏ sót hoặc những đánh giá có tính phiến diện. Nhờ quan điểm tổng
hợp, quan điểm biện chứng chúng ta có thể thấy được xu thế phát triển tất yếu của
sự vật hiện tượng.
Sử dụng quan điểm tổng hợp, quan điểm biện chứng sẽ giúp tác giả có một
nhìn nhận toàn diện về phát triển công nghiệp, những tác động của phát triển công
nghiệp đối với môi trường của tỉnh Phú Thọ.
- Quan điểm hệ thống, quan điểm nhân quả: Trên cơ sở quan điểm hệ

5
thống và quan điểm nhân quả, tác giả có thể hiểu rõ bản chất của các hiện
tượng kinh tế liên quan tới phát triển công nghiệp và tác động của phát triển
công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ. Từ đó, tác giả có thể đưa ra các giải
pháp hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp tới môi trường.
- Quan điểm thực tiễn: các kết quả đánh giá, nghiên cứu và những nhận
định đưa ra dựa vào điều tra thực tiễn và tổng kết đúc rút từ thực tiễn. Trong
suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả luôn tôn trọng thực tiễn, dựa trên
thực tiễn khách quan để nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận. Những sự
kiện liên quan tới tác động của phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ luôn được
cập nhật một cách trung thực nhất.

* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập các cơ sở dữ liệu, số liệu.
Điều tra thu thập các cơ sở dữ liệu, số liệu là phương pháp quan trọng,
định hướng cho toàn bộ luận văn. Với những cơ sở dữ liệu được thu thập,
luận văn có những cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản nhất liên quan tới đề tài
nghiên cứu gồm: công nghiệp, phát triển công nghiệp, môi trường, tác động
của phát triển công nghiệp tới môi trường đất, môi trường nước, môi trường
không khí.
- Phương pháp điều tra thực tiễn từ các cơ sở ban ngành chức năng
trong tỉnh.
Nghiên cứu tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường của tỉnh
Phú Thọ, luận văn cần phải có dữ liệu, số liệu để chứng minh. Có rất nhiều
phương pháp để thu thập nguồn thông tin này, song trong phạm vi của luận
văn tác giả sử dụng phương pháp điều tra thực tiễn từ các sở ban ngành chức
năng trong tỉnh. Trên cơ sở số liệu, dữ liệu được điều tra, tác giả đã có được
hệ thống tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích cơ sở dữ liệu, số liệu điều tra thông
qua phần mềm, máy tính.

6
Từ toàn bộ cơ sở dữ liệu, số liệu mà tác giả thu thập được, tác giả tiến
hành phân tích về phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ, đặc biệt tác giả đi sâu
phân tích tác động của phát triển công nghiệp tới môi trường đất, môi trường
nước, môi trường không khí của tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình phân tích, tác
giả đã sử dụng các công cụ trợ giúp đặc biệt từ máy tính để xây dựng các bản
đồ, biểu đồ, đồ thị thể hiện sự phát triển công nghiệp và mức độ tác động của
phát triển công nghiệp tới môi trường của tỉnh Phú Thọ. Tổng hợp, phân tích
là phương pháp được tác giả sử dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Nhờ có phương pháp này, luận văn có được luận cứ thuyết phục và các nhận
định chính xác.

6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Góp phần xác định và hoàn thiện nghiên cứu về mặt khoa học tác
động của phát triển công nghiệp tới môi trường.
- Các kết quả nghiên cứu là những luận cứ có tính khoa học, do vậy có
thể làm tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho giảng dạy và học tập. Ngoài ra, là
tư liệu tham khảo tốt cho địa phương trong xem xét đánh giá tác động của
phát triển công nghiệp tới môi trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của phát triển công
nghiệp tới môi trường.
Chƣơng 2: Thực trạng tác động của phát triển công nghiệp tới môi
trường tỉnh Phú Thọ.
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của quá
trình phát triển công nghiệp tới môi trường tỉnh Phú Thọ.

7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƢỜNG

1.1. Tác động của phát triển công nghiệp tới môi trƣờng
1.1.1. Phát triển công nghiệp
1.1.1.1. Quan điểm về phát triển công nghiệp
* Quan điểm về công nghiệp:
Công nghiệp không phải là ngành mới trong nền kinh tế quốc dân. Xét
trong quá trình lịch sử của hoạt động sản xuất công nghiệp, mỗi quốc gia có
những đặc thù riêng nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp được
tách ra khỏi nông nghiệp và trở thành một ngành kinh tế độc lập. Vì vậy mà

cho tới nay có nhiều quan điển khác nhau về “công nghiệp”:
Theo giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp - Đại học Kinh tế quốc
dân: Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ
phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm ba loại
hoạt động chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nhiên liệu
nguyên thủy; sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của
nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau
của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá
trình sản xuất và trong sinh hoạt [25, tr.5].
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Công nghiệp là một bộ phận của
nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế
tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp
theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất với quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc
đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật”.
Tổ chức Công nghiệp của Liên hợp quốc lại có quan điểm cho rằng:
“Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất

8
định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công
nghiệp bao gồm cả ba loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công
nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó” [2, tr.9].
Như vậy có thể hiểu công nghiệp là một bộ phận chủ lực của nền kinh
tế quốc dân, thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, là một quá trình sản xuất
chuyên môn hóa hợp thành từ nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau có
gắn bó mật thiết với yếu tố công nghệ.
* Quan điểm về phát triển công nghiệp
Phát triển công nghiệp có thể được hiểu là sự tăng tiến về mọi mặt của
nền công nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Phát triển công nghiệp chính là sự tăng trưởng trong sản xuất công
nghiệp gắn với sự hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức sản xuất nhằm thúc đẩy phát

triển kinh tế. Trên cơ sở đó, phát triển công nghiệp tiến tới nâng cao chất
lượng sống và đảm bảo công bằng xã hội.
Muốn phát triển công nghiệp cần phải có tăng trưởng trong sản xuất
công nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào tăng trưởng công nghiệp cũng
dẫn tới phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp được biểu hiện đồng
thời ở ba nội dung sau:
- Tăng trưởng công nghiệp tức là sự gia tăng thu nhập của ngành công
nghiệp trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng công
nghiệp biểu hiện ở tăng quy mô, tốc độ và tăng giá trị sản xuất công nghiệp
bình quân theo đầu người.
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp (cơ cấu ngành, cơ cấu vùng
và cơ cấu thành phần kinh tế) theo hướng tiến bộ, tăng yếu tố khoa học công
nghệ sử dụng trong sản xuất, tăng tỷ trọng những ngành tạo ra sản phẩm có
hàm lượng tri thức lớn, giảm tỷ trọng những ngành sản xuất sản phẩm thô.
- Công nghiệp phải đảm bảo xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, cung cấp trang thiết bị để phát triển kinh tế, đồng thời phải đảm

9
bảo yếu tố thúc đẩy cải thiện đời sống nhân dân.
Phát triển công nghiệp là một yếu tố toàn diện, nó là sự kết hợp mang
tính chất biện chứng giữa tăng trưởng công nghiệp với giải quyết những vấn
đề mang tính xã hội.
1.1.1.2. Vai trò của phát triển công nghiệp
Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vai trò chủ
đạo trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo của công
nghiệp được thể hiện ở khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển của
các ngành kinh tế khác. Vai trò của công nghiệp là tất yếu khách quan:
- Công nghiệp có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế: Công
nghiệp là ngành ít chịu ảnh hưởng của tự nhiên như các ngành kinh tế khác.
Công nghiệp cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao do áp dụng yếu tố khoa

học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Chưa có dấu
hiệu nào cho thấy GDP bình quân trên đầu người cao mà công nghiệp lại
giảm tỷ trọng. Điều đó cho thấy công nghiệp có đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế.
Ở Việt Nam công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP.
Giai đoạn 2001 - 2005 GDP đạt 7,8 % trong đó tốc độ tăng trưởng của công
nghiệp là 10,2%, năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,4%, trong đó công
nghiệp tăng trưởng xấp xỉ 16%, năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam có giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế chỉ còn 5,2% trong đó tốc
độ tăng của công nghiệp là 9%.
- Công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà
không có ngành sản xuất vật chất nào so sánh được: trong nghiên cứu về tái
sản xuất, Mác chỉ ra tái sản xuất tư liệu sản xuất luôn là yếu tố quyết định đối
với tái sản xuất mở rộng. Phát triển quan điểm của Mác, Lênin khẳng định
“ưu tiên” phát triển sản xuất tư liệu sản xuất, đặc biệt trong điều kiện kỹ thuật
ngày càng tiến bộ. Nhờ ưu thế về khoa học công nghệ, công nghiệp đã tạo ra

10
khối lượng sản phẩm to lớn cho xã hội, đồng thời đây là ngành trang bị cho
các ngành kinh tế khác, nó có thể sản xuất ra những sản phẩm mà không một
ngành nào có khả năng thay thế.
- Công nghiệp thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao năng suất
lao động góp phần vào tăng tích lũy của nền kinh tế: Sự phát triển mạnh mẽ
của công nghiệp làm xuất hiện nhiều ngành mới, nhiều lĩnh vực mới, KCN,
KCX mới đòi hỏi một khối lượng lớn lao động. Như vậy, phát triển công
nghiệp đã góp phần giải quyết một lượng lao động đang thừa tương đối từ
nông nghiệp chuyển sang. Trong công nghiệp có gắn kết với tiến bộ khoa học
kỹ thuật, vì vậy lao động cũng phải luôn được nâng cao trình độ và tác phong
làm việc. Điều đó tạo ra một năng xuất lao động cao, tốc độ tăng trưởng của
công nghiệp không ngừng tăng lên sẽ tạo điều kiện để tăng tích lũy cho doanh

nghiệp, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước đồng thời cải thiện đời sống
người lao động
- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, phân công lao động hợp lý, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa
các vùng, miền: bất kì một ngành công nghiệp nào dù ít hay nhiều cũng phải
sử dụng tài nguyên. Mỗi vùng miền lại có lợi thế riêng về những loại tài
nguyên khác nhau vì vậy nếu biết cách tận dụng lợi thế ấy sẽ là cơ hội để thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền. Xây dựng những KCX, KCN
tại những vùng có lợi thế sẽ kéo theo một số lượng dân cư tập trung nhằm
phân bố lại dân cư một cách hợp lý.
- Phát triển công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa: Phát triển công
nghiệp và đô thị hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Công nghiệp hóa tất
yếu dẫn tới tập trung sản xuất, tập trung dân cư kéo theo sự hình thành các
hoạt động dịch vụ đi kèm. Tập trung các yếu tố này là tiền để để hình thành
các đô thị, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
- Phát triển công nghiệp thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế quốc dân

11
phát triển theo hướng CNH, HĐH. Công nghiệp không chỉ là ngành có đóng
góp to lớn nhất vào sự nghiệp CNH, HĐH mà nó còn thúc đẩy các ngành sản
xuất khác phát triển theo hướng CNH, HĐH. Công nghiệp tạo tiền đề để
chuyển nền sản xuất từ nhỏ lẻ, tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa với sản
xuất lớn.
1.1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp
Phát triển công nghiệp cần phải tính tới những yếu tố cụ thể tác
động như:
- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý có vai trò quan trọng để xác định điểm xây
dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, phân bố các ngành hay tổ chức lãnh thổ
công nghiệp. Trên thế giới, các cơ sở công nghiệp tùy thuộc vào tính chất của
từng ngành mà người ta chọn vị trí khác nhau. Thường các yếu tố thuận lợi

như gần trục giao thông, gần nguồn nước, gần khu vực có đông dân cư, gần
nơi có nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào,… sẽ được tính tới khi xây dựng các
khu công nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
* Tài nguyên đất: đối với sản xuất công nghiệp đất có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp mặt bằng để bố trí các cơ sở, CCN hay các KCN.
Một số loại đất có vai trò đặc biệt trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
sản xuất gốm sứ,… như đất phù sa, đất sét, cao lanh, đất hiếm,… Quỹ đất
dành cho mọi hoạt động của con người là có hạn vì vậy phát triển công
nghiệp cần phải hạch toán cụ thể.
* Tài nguyên nước: nước là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa
chọn lĩnh vực sản xuất và phân bố lãnh thổ công nghiệp. Trong tổng lượng
nước ngọt được sử dụng, có tới 69% lượng nước sử dụng trong công nghiệp,
23% sử dụng trong nông nghiệp, còn lại là sử dụng cho sinh hoạt và các mục
đích khác. Điều đó cho thấy nước là một trong những yếu tố hàng đầu phải
tính tới khi lựa chọn, nhất là đối những ngành sử dụng nhiều nước thì tiêu chí

12
gần nguồn nước lại là tiêu chí quan trọng nhất.
* Khí hậu: Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định tới phân bố và hình
thức tổ chức công nghiệp. Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động mạnh mẽ tới
hoạt động của tất cả các ngành công nghiệp. Khí hậu chi phối cả việc lựa
chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đồng thời nó tác động cả tới đầu tư cho
sản xuất công nghiệp.
* Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản là thành tố được sử dụng trực
tiếp trong công nghiệp. Khoáng sản đa dạng về chủng loại: rắn, lỏng, khí. Các
loại khoáng sản là cơ sở trực tiếp để phát triển các ngành công nghiệp công
nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất vật liệu như luyện kim, cơ khí, hóa
chất,…
Tài nguyên khoáng sản được coi là yếu tố có vai trò quan trọng nhất đối

với sự phát triển công nghiệp. Tương ứng với số lượng, chủng loại, phân bố, trữ
lượng khoáng sản là quy mô, số lượng, loại hình tổ chức hoạt động công nghiệp.
- Các yếu tố kinh tế - xã hội:
* Dân cư và nguồn lao động: dân cư và nguồn lao động vừa là nguồn
lực vừa là yếu tố quan trọng nhất cấu thành lực lượng sản xuất vừa là lực
lượng tiêu thụ mọi sản phẩm của sản xuất công nghiệp.
Số lượng, mật độ phân bố dân cư và chất lượng nguồn nhân lực có ảnh
hưởng lớn tới phân bố và tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Thực tế đã chứng minh,
những khu vực có nguồn lao dào song chất lượng nguồn nhân lực không cao sẽ
phù hợp với những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông như:
sản xuất gia công, công nghiệp chế biến, công nghiệp giày da, công nghiệp dệt
may,… Những khu vực có nguồn nhân lực với chất lượng cao sẽ có lợi thế khi
phát triển những ngành có hàm lượng chất xám cao như: công nghiệp điện tử -
tin học, công nghiệp cơ khí chính xác,… Một số ngành công nghiệp lựa chọn
khu vực đông dân cư để thuận tiện cho tiêu thụ sản phẩm.
* Khoa học công nghệ: khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực khác

13
nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau biểu hiện sự thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn, giữa nghiên cứu và ứng dụng. Việc ứng dụng những
thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới thúc đẩy mạnh mẽ nền sản xuất
trong đó có công nghiệp. Khoa học và công nghệ ngày nay đang dần trở thành
một trong những nhân tố không chỉ quyết định năng lực cạnh tranh, là chìa
khóa để mở ra cánh cửa và khai thác tiềm năng của một quốc gia mà còn đang
dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
* Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất công nghiệp: kết cấu hạ tầng
cơ sở cho phát triển công nghiệp bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, thông
tin liên lạc, hệ thống kho bãi,… Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho sản xuất
công nghiệp được đánh giá như xương sống, giá đỡ cho sự phát triển công
nghiệp. Đây là điều kiện tiên quyết để sản xuất công nghiệp có thể tiến hành

một cách thông suốt và thuận lợi.
* Thị trường và đường lối chính sách phát triển công nghiệp:
Thị trường đối với phát triển công nghiệp phải tính tới cả hai yếu tố thị
trường các yếu tố đầu vào và thị trường các sản phẩm đầu ra. Dù bất cứ loại
thị trường nào cũng đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới phân bố, cơ cấu công nghiệp.
Một sự thay đổi dù là nhỏ về thị trường đều có ảnh hưởng tới chiến lược phát
triển công nghiệp.
Điều tiết quá trình sản xuất công nghiệp không chỉ bằng cơ chế thị
trường mà còn do đường lối chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.
Đường lối phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia trong các thời kì lịch sử
đều có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của quá trình sản xuất công nghiệp,
phân bố lãnh thổ công nghiệp, cơ cấu công nghiệp, hình thức đầu tư vào công
nghiệp,
1.1.1.4. Một số ngành công nghiệp gây ONMT điển hình
* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành bao gồm nhiều loại hình, nhiều

14
lĩnh vực từ sản xuất xi măng, sản xuất gạch, ngói, gốm xây dựng,… Tuy
nhiên, đây là ngành sử dụng lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn bao gồm cả
vật liệu không thể tái tạo (đất, cát, sỏi,…) và cả những vật liệu có thể tái tạo
(nước, gỗ,…). Để có 1 tấn xi măng thành phẩm phải sử dụng tới 4500 lít
nước. Sản xuất gạch xây dựng thường sử dụng 180 - 220 kg than, 1,8 - 2,2 m
3

đất hoặc 120 - 150 kg than và 1,2 - 1,5 m
3
đất để tạo ra 1000 viên gạch tùy
theo loại lò sử dụng là lò thủ công hopman hay lò cải tiến tuynen [2, tr.22].
Như vậy công nghệ sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng có ảnh hưởng

rất lớn tới khối lượng tài nguyên sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng.
Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất, ngành này còn là tác nhân gây ra tình
trạng ô nhiễm không khí như: bụi lơ lửng, bụi PM10, các khí độc như SO
2
,
NO
x
, CO,…
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang gặp phải thách thức to lớn
trong việc vừa phải phát triển sản xuất vừa phải tìm kiếm những giải pháp
để hạn chế mức độ ONMT mà ngành gây ra.
* Công nghiệp giấy và sản xuất bột giấy:
Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn ở trình độ thấp so với khu
vực và trên thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy theo
phương pháp kiềm không có thu hồi hóa chất nên khó cải thiện chất lượng và
gây ONMT.
Công nghiệp giấy là ngành sử dụng khối lượng tương đối lớn nguyên
liệu đầu vào như: gỗ, các hóa chất cơ bản, năng lượng, nước. So sánh số
nguyên liệu đầu vào với khối lượng sản phẩm đầu ra có tỷ lệ 10/1.
Quá trình sản xuất giấy và bột giấy đã tạo ra lượng lớn các chất thải từ
nước thải, khí thải cho tới chất thải rắn. Trong các cơ sở sản xuất giấy, nước
thải thường có độ pH trung bình 9 - 11, chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu
cầu oxy hóa học (COD) có thể lên tới 700 mg/l và 2500 mg/l. Hàm lượng chất
rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần so với TCCP, đặc biệt nước thải có chứa nhiều kim

15
loại nặng, dịch đen, phẩm màu, xút và những hợp chất độc hại khác. Hiện nay số
lượng cơ sở sản xuất giấy và bột giấy của Việt Nam đạt tiêu chuẩn môi trường
cho phép chỉ bằng 10% so với số lượng cơ sở sản xuất giấy đang tồn tại. Vì vậy,
tình trạng ONMT do sản xuất giấy đối với Việt Nam hiện nay đang là vấn đề

bức xúc cần phải giải quyết.
* Công nghiệp sản xuất hóa chất:
Công nghiệp hóa chất là ngành sử dụng nhiều nguyên liệu, chủ yếu là
các loại khoáng sản, phế liệu của một số ngành công nghiệp khác. Đây cũng
là ngành sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng và nước. Đặc biệt công nghiệp
hóa chất là ngành ít nhiều có sử dụng tới một số hóa phẩm độc hại. Những tác
động của công nghiệp sản xuất hóa chất tới môi trường chủ yếu là các hóa
chất độc hại.
Trong các lĩnh vực của công nghiệp hóa chất thì sản xuất axit Sunfuaric
có ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường. Trong sản xuất axit Sunfuaric, nếu để
dò rỉ hóa chất, đặc biệt là SO
2
ra ngoài không khí với nồng độ cao có thể gây
ra hiện tượng mưa axit. Lượng nước thải từ quá trình sản xuất axit Sunfuaric
là rất độc hại. Nếu không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật từ khâu thiết kế xây
dựng các cơ sở sản xuất tới đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật thì
quá trình phát triển công nghiệp hóa chất là yếu tố gây ra những tổn thất
nghiêm trọng cho môi trường.
1.1.2. Môi trường
1.1.2.1. Các quan điểm về môi trường
- Quan điểm về môi trường
Môi trường là một lĩnh vực mà rất nhiều ngành khoa học quan tâm tới,
nhất là sau khi hội nghị Stockholm - 1972 diễn ra. Mỗi ngành khoa học
nghiên cứu môi trường ở một khía cạnh khác nhau, vì vậy có rất nhiều quan
điểm khác nhau về môi trường cùng tồn tại:
Thuật ngữ môi trường trong tiếng Anh và tiếng Pháp là “Environment”

16
đều có nghĩa là “cái bao quanh” hay môi trường là hoàn cảnh, điều kiện vật
chất, các yếu tố xung quanh con người.

Theo S.V. Kalesmk (1959, 1970) trong tác phẩm “Các quy luật địa lý
chung trên trái đất” môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lý) chỉ
là một bộ phận của trái đất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất
định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi
trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất
của con người.
Trong tác phẩm “Địa lý hiện tại, tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành
tinh của chúng ta” - Magnard . P. 1980 môi trường được định nghĩa “Môi
trường là tổng hợp ở một thời điểm nhất định - các trạng thái vật lý, hóa học,
sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng có một tác dụng trực tiếp hoặc gián
tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động
của con người” [31, tr.1].
Tuyên ngôn của UNESCO - 1981 nêu rõ “môi trường là toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình trong đó
con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người”.
R. G. Sharme (1988) trong nghiên cứu của mình cho rằng “môi trường
là tất cả những gì bao quanh con người” [31, tr.1].
Tại Việt Nam, trong luật bảo vệ môi trường được thông qua tại kỳ họp
thứ 8 khóa XI ngày 29/11/2005 của quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, điều 1 ghi rõ: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố
vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Nhìn chung, có nhiều cách hiểu khác nhau về môi trường nhưng cách
hiểu phổ biến và thông dụng nhất là khái niệm môi trường trong tuyên ngôn
của UNESCO -1981. Từ khái niệm này, có thể thấy môi trường bao gồm cả

17
môi trường tự nhiên và môi trường do con người tạo ra, giữa chúng có mối
quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.

- Ô nhiễm môi trường (ONMT):
Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam - 2005 định nghĩa “ONMT là sự
biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tính chất môi trường
gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật”.
- Phân loại môi trường:
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng có nhiều cách phân loại môi
trường:
* Theo chức năng: môi trường được phân chia thành:
Môi trường tự nhiên (bao gồm các nhân tố tự nhiên tồn tại khách quan
ngoài ý muốn của con người).
Môi trường xã hội (tổng hợp các quan hệ giữa người với người tạo nên
thuận lợi hay khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng).
Môi trường nhân tạo (bao gồm những nhân tố do con người tạo ra).
* Theo quy mô có thể chia môi trường thành môi trường toàn cầu, môi
trường châu lục, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường vùng
miền, môi trường địa phương.
* Theo thành tố cấu tạo môi trường: môi trường được chia thành môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh vật.
* Theo khu vực cư dân sinh sống môi trường được chia thành môi
trường thành thị, môi trường nông thôn.
1.1.2.2. Vai trò của môi trường đối với phát triển kinh tế xã hội
Mọi hoạt động sống của con người trong đó có hoạt động sản xuất công
nghiệp đều được thực hiện trong một không gian môi trường xác định.
- Môi trường là không gian sống của con người, là nơi chứa đựng mọi
hoạt động sản xuất công nghiệp.

18
Ngay từ khi xuất hiện con người đã có một không gian sống là môi
trường. Để tồn tại và phát triển, càng ngày con người cần phải có một không
gian sống với một phạm vi và chất lượng ngày càng cao.

Đối với công nghiệp, môi trường là nơi thực hiện tổ chức lãnh thổ công
nghiệp, đồng thời môi trường cũng là nơi để các hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, cùng với
sự gia tăng dân số và các hoạt động sản xuất, phạm vi không gian giành cho
các hoạt động của con người đang có xu hướng giảm dần. Vì vậy, không gian
và chất lượng môi trường cho mọi hoạt động trong đó có sản xuất công
nghiệp luôn được quan tâm đặc biệt.
- Môi trường là nơi cung cấp các tài nguyên cần thiết cho đời sống và
hoạt động sản xuất công nghiệp:
Môi trường (môi trường tự nhiên) với các thành phần của mình là điều
kiện thường xuyên và vô cùng cần thiết đối với cuộc sống cũng như đối với
sự phát triển công nghiệp. Các nền sản xuất từ săn bắt hái lượm của thời kỳ
cộng sản nguyên thủy, nền sản xuất nông nghiệp, nền sản xuất công nghiệp
cho tới nền sản xuất hậu công nghiệp đều trực tiếp hay gián tiếp phải sử dụng
các vật liệu và năng lượng của tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu. Tuy nhiên,
số lượng, trữ lượng tài nguyên và mục đích sử dụng tài nguyên phụ thuộc vào
trình độ phát triển của nền sản xuất.
Từ khi xuất hiện công nghiệp như một ngành độc lập cho tới nay, cả thế
giới đã thiết lập cả một nền văn minh công nghiệp. Quá trình CNH đã và đang
diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới thì tài nguyên càng được
sử dụng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức, nhiều mục đích khác nhau.
Tuy nhiên môi trường đang đứng trước một thực trạng cạn kiệt tài
nguyên. Sự cạn kiệt này có thể ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển công
nghiệp trong tương lai. Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới chỉ trong
thập niên 90 của thế kỷ XX số lượng tài nguyên bị khai thác lên tới con số

19
hàng tỷ tấn/ năm. Các nhà khoa học (Nguyễn Đức Cường và cộng sự) đã chỉ
ra trữ lượng khoáng sản thăm dò tới năm 1989 cho phép khai thác trong tương
lai như sau: đồng: 47 năm, kẽm: 24 năm, niken: 25 năm, sắt: 60 năm, boxit:

20 năm,… Từ đó có thể kết luận bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát
triển trong tương lai phải được tính toán cụ thể trong mỗi quá trình sản xuất
[31, tr.11].
- Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất thải của mọi hoạt
động sống trong đó có hoạt động sản xuất công nghiệp:
Trong các hoạt động sống của mình từ khai thác, sản xuất, tiêu dùng
con người luôn lấy các yếu tố cần thiết từ môi trường và trả lại môi trường
những chất phế thải. Trong môi trường, các chất phế thải dưới tác động của vi
sinh vật và các yếu tố khác sẽ bị phân hủy.
Quá trình đô thị hóa với tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng cao
thì khối lượng chất thải được thải vào môi trường ngày càng lớn. Thành phần
chất thải ngày càng phức tạp đặc biệt là sự gia tăng khối lượng chất thải độc
hại có hoạt tính cao từ sản xuất công nghiệp được đưa vào môi trường.
Môi trường có khả năng đồng hóa hay trung hòa các chất thải ô nhiễm,
chuyển hóa các chất thải độc hại sang dạng ít độc hại hoặc không độc hại, từ
loại linh hoạt sang loại kém linh hoạt. Tuy nhiên khả năng tiếp nhận và phân
hủy các chất thải của một khu vực nhất định không phải là vô tận mà nó chỉ
tồn tại ở một giới hạn nhất định hay còn gọi là sức chịu tải của môi trường. Khi
lượng chất thải vượt quá sức chịu tải của môi trường sẽ làm chất lượng môi
trường suy giảm nghiêm trọng. Lúc này môi trường lại là tác nhân gây ảnh
hưởng xấu tới đời sống con người và hoạt động sản xuất công nghiệp.
1.1.2.3. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường cho giám sát phát triển
công nghiệp
Môi trường là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tiến
hành bất kỳ hoạt động sản xuất nào nhất là sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên,

20
trong quá trình phát triển của mình công nghiệp lại là tác nhân đáng kể trong
số những yếu tố tham gia huỷ hoại môi trường, làm ONMT. Năm 1990, câu
lạc bộ Rôma - một tổ chức các nhà khoa học (theo học thuyết Manthuyt)

khuyến cáo rằng: dân số sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân, lương thực, thực
phẩm, hàng hoá công nghiệp sẽ tăng lên theo cấp số cộng; trong khi đó sức
chịu đựng của trái đất chỉ có hạn. Cho tới ngày tài nguyên thiên nhiên cạn
kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, trái đất sẽ hết khả năng chịu đựng,
loài người sẽ đi tới diệt vong.
Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện đồng thời các
giải pháp thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp với các biện pháp hạn chế tác
động tiêu cực để bảo vệ môi trường.
Muốn các giải pháp bảo vệ môi trường phát huy tác dụng một cách hiệu
quả đòi hỏi phải có luật pháp chặt chẽ với hệ thống tiêu chuẩn môi trường cho
giám sát phát triển công nghiệp.
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được
quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Theo luật bảo vệ môi trường - 2005 đã định nghĩa: “Tiêu chuẩn môi
trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định là căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”.
Xây dựng tiêu chuẩn môi trường một mặt dựa trên những quy định đã
được kiểm nghiệm thực tiễn, mặt khác phải có nhiều căn cứ khoa học nhằm
đảm bảo cho tiêu chuẩn môi trường với nhu cầu bảo vệ sinh thái đồng thời
khả thi về mặt kinh tế. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường phản ánh trình độ
khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý, tiềm lực kinh tế - xã hội.
Đối với quá trình giám sát phát triển công nghiệp, hệ thống tiêu chuẩn
môi trường được áp dụng bao gồm:
Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan tới chất lượng không khí:

21
- TCVN 5937: 2005: Chất lượng không khí - tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh.
- TCVN 5939: 2005: Chất lượng không khí - tiêu chuẩn khí thải công

nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan tới chất lượng nước:
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
QCVN 09:2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
QCVN 24:2008/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
Tiêu chuẩn liên quan tới chất lượng đất:
QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của một số kim loại nặng trong đất.
Việc đưa ra những hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho
giám sát phát triển công nghiệp là việc là rất cần thiết. Tuy nhiên, hệ thống
tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường có được đưa vào thực thi, mức độ thực thi,
mức độ hiệu quả, phù hợp lại phụ thuộc rất lớn vào công tác ĐTM.
ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của những
dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai
các dự án đó.
Trong giai đoạn hiện nay, khi sản xuất công nghiệp ngày càng phong
phú và đa dạng thì hệ thống tiêu chuẩn môi trường cho giám sát phát triển
công nghiệp và ĐTM luôn luôn phải được bổ sung và hoàn thiện để tiến tới
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

×